Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Dấu hiệu định tội, định khung đối với tội buôn lậu và một số vấn đề cần đặt ra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (764.13 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ CONG THƯƠNG

DẤU HIỆU ĐỊNH TỘI, ĐỊNH KHUNG
ĐỐI VỚI TỘI BN UẬU VÀ MỘT SƠ
VẤN ĐỀ CẦN ĐẶT RA
• NGUYỄN ĐỨC THỊNH

TÓM TẮT:

Kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính chức của Tổ chức Thương mại thế giới WTO,
Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới EVFTA, CPTPP thì nhiệm vụ đấu tranh phịng, chống
bn lậu luôn lại càng cam go hơn bao giờ hết và là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu của các lực
lượng chức năng trong công tác bảo vệ trật tự quản lý kinh tế lĩnh vực sản xuất, kinh doanh,
thương mại. Bài viết nhằm phân tích về dấu hiệu định tội và định khung đối vơi tội buôn lậu được
quy định trong Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 và một số vấn đề cần đặt ra đối với việc quy
định và áp dụng tội bn lậu trong thực tiễn phịng, chống đấu tranh đối với hành vi buôn lậu giai
đoạn hiện nay.
Từ khóa: dấu hiệu định tội, định khung hình phạt, tội bn lậu, tội phạm, Bộ luật Hình sự.

1. Khái niệm về hành vi buôn lậu, tội phạm

buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan

buồn lậu
“Buôn lậu" theo từ điển tiếng Việt' là hành vi

vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hằng
hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí q, đá q

bn bán hàng trốn thuế hoặc hàng quốc cấm;


trị giá từ 100.000.000 đồng (trở lên) hoặc dưới

dưới góc độ pháp lý. được xác định là hành vi xuât
khẩu hoặc nhập khẩu hoặc những hàng hóa khơng

100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các
trường hợp (được quy định tại điểm a hoặc điểm b

nộp thuê hợp pháp. Bn lậu là tội phạm có tính
nguy hiểm cao, gây phương hại đến nền kinh tế

khoản 1 Điều 188BLHS).
Như vậy, “Tội bn lậu” có thể được định

của đất nước; xâm phạm đến chính sách quản lý

nghĩa: Là người nào có đủ năng lực trách nhiệm

về ngoại thương và an ninh biên giới của quốc gia.

hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện

“Tội buôn lậu” được quy định đầu tiên trong

hành vi buôn bán trái phép qua biên giới hoặc từ

Chương Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tê
trong BLHS năm 1999 và BLHS nám 2015. Theo
quy định của BLHS năm 2015, được sửa đổi, bổ


khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại
những loại hàng hóa hoặc ngoại tệ, kim khí và đá
q, những vật phẩm có giá trị lịch sử, văn hóa,
mà Nhà nước câm xuất khẩu hay nhập khẩu hoặc

sung năm 201712, tội buôn lậu được hiểu là hành vi

8

SỐ4-Tháng 3/2022


LUẬT

bn bán hàng hóa nói chung qua biên giới mà
trơn thuế và trôn sự kiểm tra của hải quan theo
pháp luật Việt Nam, cần được phát hiện, điều tra
để xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Dấu hiệu định tội, định khung của tội
buôn lậu
2.1. Dấu hiệu định tội
Cũng như bất cứ một tội phạm nào, mặt khách
quan của “tội buôn lậu” là tập hợp tất cả những
biểu hiện bên ngồi của “tội bn lậu” diễn ra
hoặc tồn tại bên ngồi thế giới khách quan mà con
người có thể nhận biết được, cho phép đánh giá
tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành
vi buôn lậu, đồng thời đó cũng là căn cứ để phân
biệt tội phạm buôn lậu với các tội phạm khác.
- Hành vi khách quan của tội buôn lậu

Hành vi khách quan của tội phạm là xử sự của
con người đã gây ra và đe dọa gây ra cho xã hội,
hành vi phạm tội chỉ có thể được biểu hiện qua 2
hình thức đó là hành động hoặc không hành động.
Theo quy định của BLHS năm 2015, mặt khách
quan của “tội buôn lậu" được thể hiện ở hành vi
buôn bán trái phép qua biên giới hoặc từ khu phi
thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại hàng hóa,
tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, các
vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa.
Hành vi bn bán trái phép qua biên giới hoặc
từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại các
mặt hàng nói trên của người phạm tội là hành vi
vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới để
trao đổi trái với các quy định của Nhà nước về xuất
khẩu, nhập khẩu hàng hóa qua biên giới, như: Vận
chuyển hàng hóa qua cửa khẩu mà khơng khai báo
hoặc khai báo hàng hóa một cách gian dối; giấu
giếm hàng hóa, tiền tệ; khơng có giây tờ hợp lệ, sử
dụng các giấy tờ giả mạo của các cơ quan có thẩm
quyền; vận chuyển hàng hóa bí mật, lén lút khơng
qua cửa khẩu để trốn tránh sự phát hiện của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền (Hải quan, Bộ đội biên
phịng, các lực lượng tuần tra, kiểm soát khác,...) So
với quy định BLHS năm 1999, BLHS năm 2015 đã
định lượng giá trị hàng hóa, tiền tệ, kim khí, đá q
phải từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000
đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng rơi vào
lcác trường hợp khác mà điều luật quy định, nhằm


mục đích thu lời bất chính. Hành vi này có thể được
thực hiện bằng đường bộ, đường thủy, đường không
hoặc đường bưu điện. Cụ thể như sau:
+ Hành vi không khai báo thể hiện ở việc
người buôn bán các mặt hàng kể trên qua biên
giới nhưng không thực hiện nghĩa vụ khai báo với
cơ quan nhà nước có thẩm quyền về chủng loại, số
lượng theo đúng quy định, người phạm tội có thể
bằng cử chỉ, lời nói từ chịi thẳng thừng việc khai
báo hoặc không chịu ghi vào tờ khai hải quan theo
các mục của Hải quan yêu cầu,...
+ Khai báo gian dối là hành vi người bn bán
hàng hóa, tiền tệ, kim khí quý, đá quý, vật phẩm
thuộc di tích lịch sử, văn hóa qua biên giới quốc
gia tuy có khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền nhưng sự khai báo đó khơng phù hợp với
thực tế về số’ lượng, chủng loại nhằm đánh lừa các
cơ quan đó. Biểu hiện cụ thể của hành vi này có
thể là: khai không đúng về số lượng, chủng loại;
hàng mới khai là hàng cũ; hàng bị đánh thuế cao
lại khai là loại hàng bị đánh thuế thấp,...
+ Giả mạo giấy tờ là việc người bn bán các
loại hàng hóa, tiền tệ, kim khí quý, đá quý, vật
phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa qua biên giới
quốc gia tuy có xuất trình giấy tờ nhưng đó là giấy
tờ giả mạo. Giây tờ được coi là giả mạo trong
trường hợp giấy tờ được làm giả hoặc giấy tờ của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng có được
bằng con đường gian dơi hoặc được sử dụng khơng
đúng với mục đích cấp nó.

Khơng có giấy tờ hợp lệ được hiểu là khơng có
giây phép xì - nhập khẩu theo hạn ngạch và các
giấy tờ cần thiết khác theo quy định của Nhà nước
hoặc có giây phép xuất - nhập khẩu và các giấy tờ
cần thiết khác nhưng hàng hóa xuất - nhập khẩu
lại khơng đúng với loại hàng hóa quy định trong
giấy phép; hoặc tuy có giấy phép xuất - nhập khẩu
nhưng giấy phép đó lại khơng phải là do người có
thẩm quyền cấp hoặc giấy phép đó là giả mạo.
+ Hành vi trốn tránh sự kiểm soát của Hải quan
hay các cơ quan quản lý cửa khẩu biểu hiện ở việc
đi đường tắt qua biên giới, khơng qua trạm kiểm
sốt, lợi dụng sơ hở của lực lượng chông buôn lậu
đê đưa hàng hóa qua biên giới, tìm cách tẩu tán
hàng hóa khi bị phát hiện.

SỐ 4 - Tháng 3/2022

9


TẠP CHÍ CƠNG THƯ0NG

Ngồi ra, so với BLHS năm 1999, đối tượng của
tội buôn lậu trong BLHS năm 2015 đã loại bỏ đối
tượng là “hàng cấm” và đã làm rõ đối tượng “vật
phẩm thuộc di tích lịch sử văn hóa’’trong BLHS
năm 1999 thành “Di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị
lịch sử văn hóa”. Đối với trường hợp này, hành
vi buôn lậu không cần xác định giá trị là

bao nhiêu.
Trường hợp người vận chuyển thuê qua biên
giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc
ngược lại mà biết rõ mục đích bn bán kiếm lời
của người th mình, cũng sẽ bị xử lý về tội này với
vai trị đồng phạm.
- Hậu quả của tội bn lậu
Đối với hành vi buôn bán qua biên giới hoặc từ
khu phi thuê quan vào nội địa hoặc ngược lại trái
pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim
khí q, đá q thì Điều 188 BLHS năm 2015 có
quy định về hậu quả gây thiệt hại phải có trị giá từ
100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc
dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các
trường hợp: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về
hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong
các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 va
200 của BLHS hoặc đã bị kết án về một trong các
tội này, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm; Tuy
nhiên khơng phải mọi trường hợp mang hàng hàng
hóa. tiền tệ qua biên giới quốc gia đều là hành vi
buôn lậu và cấu thành “tội buôn lậu” (ví dụ như
bn bán hàng hóa qua biên giới mang tính chất
trao đổi, phục vụ đời sống hàng ngày với số lượng
khơng đáng kể thì khơng coi là phạm tội buôn lậu).
Đối với hành vi buôn bán qua biên giới hoặc từ
khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái
pháp luật, vật phạm pháp là di vật, cổ vật thì khơng
quy định hậu quả là dấu hiệu bắt buộc.
Thực tế cho thây hành vi buôn lậu gây ra những

thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất nội địa, gây
thất thu thuế của Nhà nước, gây mất ổn định thị
trường,... Hậu quả tuy khơng chỉ có ý nghĩa quyết
định trong việc định tội mà còn xác định hậu quả,
mối quan hệ nhân quả giữa hành vi buôn lậu và hậu
quả có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết
trách nhiệm hình sự và quyết định hình phạt đơi với
người thực hiện hành vi phạm tội, nếu hậu quả do

10

SỐ4-Tháng 3/2022

hành vi bn lậu gây ra ít nghiêm trọng, nghiêm
trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng
thì người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình
sự theo khung hình phạt có mức tương ứng với hậu
quả đó.
- Các dấu hiệu khách quan khác của tội
bn lậu
Ngồi hành vi khách quan đối với “tội buôn
lậu”, một dấu hiệu khách quan khác có tính chát
bắt buộc của cấu thành tội phạm này đó là địa điểm
thực hiện hành vi phạm tội, nếu thiếu dấu hiệu này
dù một người có hành vi bn bán trái phép hàng
hóa, tiền tệ, kim khí quý, đá quý, vật phẩm thuộc di
tích lịch sử, văn hóa, hàng cấm cũng khơng phải là
hành vi bn lậu.
Điều 153 BLHS năm 1999 quy định“người nào
buôn bán trái phép qua biên giới,„.”, theo đó, địa

điểm phạm tội là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành
“tội bn lậu” đó là “qua biên giới”. Nếu người
phạm tội thực hiện hành vi bn bán trái phép hàng
hóa khơng qua biên giới thì khơng câu thành “tội
bn lậu ” mà tùy từng trường hợp hành vi phạm tội
đó cấu thành “tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển,
buôn bán hàng cấm” (Điều 155 BLHS) hay “tội
kinh doanh trái phép” (Điều 159 BLHS),... Vân đề
đặt ra là cần phải xác định rõ khái niệm biên giới
trong câu thành tội phạm này. Khái niệm"biên
giới "ở đây khơng chỉ được quan niệm máy móc là
đường giáp ranh giữa 2 quốc gia mà còn được hiểu
theo nghĩa rộng là hàng rào biên giới thuế quan,
vùng kiểm soát của Bộ đội biên phòng, An ninh cửa
khẩu, vùng kiểm tra của Hải quan trên tất cả các
tuyến đường (đường bộ, đường thủy, đường hàng
không, đường xe lửa, đường bưu điện quốc tế) ở
mọi khu vực (kể cả các khu chế xuất).
Vì vậy, việc xác định “qua biên giới” khơng có
nghĩa là chỉ căn cứ vào việc xác định hàng hóa đã
qua đường biên giới địa lý hay chưa để xác định
hành vi bn lậu mà cịn căn cứ vào hàng rào kiểm
sốt hàng hóa qua biên giới của các cơ quan quản
lý như: Hải quan sân bay, Hải quan các cửa khẩu
khác. Địa điểm của các cơ quan này có khi là những
địa điểm nằm sâu trong lãnh thổ nước ta do đó,
hành vi bn lậu vẫn xảy ra. Chính vì vậy, để xác
định hàng hóa đã qua biên giới hay chưa nên căn cứ



LUẬT

vào việc hàng hóa đó đã thốt khỏi sự kiểm sốt
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xuất nhập khẩu hàng hóa đó hay chưa? Hàng hóa có thể
là hàng xuất khẩu hoặc hàng nhập khẩu nên cần
phân biệt 2 trường hợp như sau:
+ Đối với hàng nhập khẩu: Chỉ khi nào người
bn lậu đưa hàng hóa qua biên giới quốc gia thì
mới cấu thành “tội bn lậu”. Trường hợp khi hàng
hóa đã nhập vào nội địa mới bị phát hiện nếu có đủ
căn cứ chứng minh là đã nhập trái phép nhằm bn
bán kiếm lời thì cũng cấu thành “tội bn lậu”. Nếu
hàng hóa mới được đưa tập kết đến gần đường biên
giới nhưng chưa vào nước ta thì khơng coi là tội
phạm hồn thành, vì hàng nhập khẩu vẫn cịn đang
nằm ngồi sự kiểm sốt của ta.
+ Đối với hàng xuất khẩu: Khi người phạm tội
đưa hàng hóa qua khu vực kiểm sốt của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền và bị phát hiện thì coi là
thỏa mãn dấu hiệu qua biên giới và bị coi là phạm
tội buôn lậu. Trường hợp người phạm tội đã đưa
hàng hóa trót lọt ra ngồi biên giới sau đó mới bị
phát hiện thì cũng cấu thành tội phạm này.
2.2. Dấu hiệu định khung của tội buôn lậu
BLHS năm 2015 đã mở rộng phạm vi áp dụng
hình phạt tiền đối với tội bn lậu. Hình phạt tiền
được quy định trong các khoản của Điều 188 BLHS
năm 2015 cơ bản theo nguyên tắc: mức phạt tiền sẽ
cao hơn giá trị của vật phạm pháp (trừ di vật, cổ vật,
bảo vật quốc gia); và cao gấp 3 đến 5 lần mức thu

lợi bất chính.
Nếu như BLHS năm 1999 xác định hình phạt
nặng nhất có thể áp dụng đối với hành vi bn lậu
là “tù chung thân” thì BLHS năm 2015 lại xác định
hình phạt nặng nhất có thể áp dụng đối với tội
phạm này là “20 năm tù". Điều này xuất phát từ
chính sách hình sự chung, đó là thu hẹp phạm vi áp
dụng hình phạt tù chung thân, tử hình.
Hình phạt bổ sung được quy định trong khoản 5
Điều 188 BLHS năm 2015: “Người phạm tội cịn có
thể bị phạt tiền từ20.000.000 đồng đến 100.000.000
đồng,cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề
hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05
năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”,
So với trước đây, nếu áp dụng hình phạt tiền là hình
phạt bổ sung thì mức phạt tiền tăng hơn.

về chế tài hình phạt riêng cho pháp nhân thương
mại phạm tội. Có 3 loại hình phạt được xem xét áp
dụng với pháp nhân phạm tội tương ứng với các
mức độ phạm tội khác nhau: phạt tiền, đình chỉ hoạt
động có thời hạn và đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
Điểm khác biệt cơ bản giữa trường hợp cá nhân
phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội đó là
chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự pháp nhân thương
mại khi hàng hố, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí
q, đá q trị giá từ 200 triệu đồng trở lên hoặc di
vật, cổ vật hoặc bảo vật quốc gia; kèm theo đó,
pháp nhân phải bị xử phạt vi phạm hành chính về
hành vi quy định tại Điều 188 hoặc tại một trong

các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 va
200 của BLHS hoặc đã bị kết án về một trong các
tội này, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm; trừ
trường hợp thuộc quy định tại Điều 79 BLHS năm
2015 - đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với pháp
nhân thương mại.
Hình phạt cụ thể như sau:
- Theo quy định tại khoản 1 điều 188 BLHS năm
2015: Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ
khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái
quy định của pháp luật thuộc một trong các trường
hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến
300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03
năm, tức là loại tội ít nghiêm trọng.
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi
quy định tại Điều 188 hoặc tại một trong các điều
189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của
BLHS hoặc đã bị kết án về một trong các tội này,
chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm;
b)
Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.
- Khoản 2 điều 188, quy định thêm 9 tình tiết
tăng nặng đối với người thực hiện hành vi buôn lậu
làm cơ sở tăng nặng trách nhiệm hình sự mà nếu rơi
vào một trong các trường hợp đó, thì bị phạt tiền từ
300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc
phạt tù từ 03 năm đến 07 năm, cụ thể:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng

đến dưới 500.000.000 đồng;
d) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến
dưới 500.000.000 đồng;

SỐ 4- Tháng 3/2022

11


TẠP CHÍ CƠNG THƯƠNG

đ) Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
h) Phạm tội 02 lần trở lên;
i) Tái phạm nguy hiểm.
- Khoản 3 và khoản 4 lấy căn cứ về giá trị vật
phạm pháp hoặc thu lợi bất chính để làm căn cứ
tăng nặng trách nhiệm hình sự với các mức hình
phạt lần lượt là: phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng
đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 7 năm đến
15 năm đối với khoản 3 và phạt tù từ 12 năm đến 20
năm đối với khoản 4. Người phạm tội cịn có thể bị
phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000
đồng, câ'm đảm nhiệm chức vụ, câm hành nghề
hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05
năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Hình phạt đối với pháp nhân thương mại
Phạt tiền
từ 300.000.000

đồng
đến
1.000.000.000 đồng nếu Thực hiện hành vi quy
định tại khoản 1 Điều 188 với hàng hóa, tiền Việt
Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ
200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
hàng hóa trị giá dưới 200.000.000 đồng nhưng là di
vật, cổ vật; hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim
khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến
dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi
phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều 188
hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192,193,
194, 195, 196 và 200 của BLHS hoặc đã bị kết án
về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà
cịn vi phạm; Phạm tội thuộc một trong các trường
hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, h và i tại
khoản 2 Điều 188 BLHS, thì bị phạt tiền từ
1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; Phạm
tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 188,
thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến
7.000.000.000 đồng; Phạm tội thuộc trường hợp
quy định tại khoản 4 Điều 188, thì bị phạt tiền từ
7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc
bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03
năm; Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều
79 của BLHS. thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
Ngồi ra, pháp nhân thương mại cịn có thể bị
phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000
đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một sô


12

SỐ4- Tháng 3/2022

lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01
năm đến 03 năm.
Như vậy, mức hình phạt (cụ thể là hình phạt
tiền) đối với pháp nhân thương mại cao phạm tội
hơn gấp nhiều lần so mức hình phạt đối với cá nhân
phạm tội.
về các tình tiết tăng nặng định khung hình phạt.
Việc xác định các tình tiết tăng nặng khung hình
phạt, so với BLHS năm 1999 nhà làm luật đã lượng
hóa các tình tiết mang tính chất định tính như: “thu
lời bất chính lớn/rất lớn/đặc biệt lớn”. Đồng thời
với đó, nhà làm luật cũng bỏ đi những tình tiết tăng
nặng khác mang tính chất định như: “gây hậu quả
nghiêm trọng/rất nghiêm trọng/đặc biệt nghiêm
trọng”. Tinh tiết tăng nặng “phạm tội nhiều lần”
được quy định cụ thể lại thành “phạm tội từ 2 lần
trở lên”. Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 188 BLHS
năm 2015 đã bổ sung một tình tiết tăng nặng định
khung mới: “Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia”.
Ngoài ra, BLHS năm 2015 đã chuyển tình tiết tăng
nặng “Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh
hoặc hồn cảnh đặc biệt khó khăn khác” vốn thuộc
khoản 2 của Điều 153 BLHS năm 1999 (khung hình
phạt từ 3 năm đến 7 năm tù) quy định sang khoản 4
Điều 188 BLHS năm 2015 (khung hình phạt cao
nhất: từ 12 năm đến 20 năm tù).

Vướng mắc về định tội danh. Từ những phân tích
về dấu hiệu định tội và dấu hiệu định khung hình
phạt cho thấy việc định tội danh trong thực tiễn xét
xử còn nhiều hạn chế, bất cập. Đối với việc xử lý
hành vi buôn lậu hay hành vi bn bán hàng giả
cịn nhầm lẫn về quan niệm và khái niệm, chẳng
hạn /coi/gọi hàng giả là hàng hóa là sai về bản chất
của sự vật, hiện tượng. Điều này làm cho khái niệm
hàng hóa, hàng giả khơng phản ánh đúng bản chất
của hàng hóa và bản chất của hàng giả. Chính điều
này có thể dẫn đến nhận thức và áp dụng pháp luật
(trong đó có quy định của BLHS) khơng được đúng
đắn, chính xác trong thực tiễn. Việc nhận thức các
quy định của BLHS không đúng dẫn đến việc định
tội danh cũng như áp dụng hình phạt đôi với người
phạm tội không đúng trong thực tiễn. Điều này
cũng đặt ra địi hỏi đơi với các cơ quan có thẩm
quyền, trước hết là cơ quan lập pháp và các cơ quan
hướng dẫn, giải thích pháp luật cần rà soát các văn


LUẬT

bản, hủy bỏ hoặc sửa đổi các quy định không phù
hợp để việc áp dụng pháp luật nói chung, áp dụng
quy định của BLHS nói riêng được đúng đắn, chính
xác. Một ví dụ cho thấy, “có thể” do nhận thức chưa
được thống nhất của cơ quan áp dụng pháp luật nên
có trường hợp người phạm tội có hành vi bn bán
(nhập khẩu) thuốc chữa bệnh giả qua biên giới mà

khi xét xử, tòa án đã kết án người phạm tội về tội
buôn lậu’. Tuy nhiên, khi trả lời về những bức xúc
của dư luận về tội danh đôi với người phạm tội
trong vụ án này, có ý kiến cho rằng, “về tội danh,
có ý kiến xử là tội “bn lậu” hay tội “sản xuất,
buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phịng
bệnh”. Có thể thấy, xử tội nào cũng phải thiếu một
vế. Xử tội “bn lậu” thì thiếu vế “hàng giả”, xử
tội “hàng giả” thì thiếu vế “bn lậu". Bởi vậy,
không thể nào trọn vẹn hết4. Quan điểm định danh
tội buôn lậu ở đây là buôn lậu trái phép qua biên
giới và không phụ thuộc hàng giả, hàng kém chất
lượng,... Cịn nếu xử tội hàng giả thì đó là hành vi
buôn bán (trao đổi), những thứ biết rõ là hàng giả
(trong nước) chứ khơng có yếu tố bn lậu qua biên
giới. Rõ ràng đây là yếu tố buôn lậu”5.
3. Những vân đề cần đặt ra đốì với việc quy
định tội bn lậu
Những phân tích trên đây cho thấy, việc quy
định tội bn lậu trong BLHS năm 2015 vẫn cịn
vướng mắc áp dụng trong thực tiễn. Việc nhận thức
các quy định của BLHS không đúng dẫn đến việc
định tội danh cũng như áp dụng hình phạt đối với
người phạm tội khơng đúng trong thực tiễn. Điều
này cũng đặt ra địi hỏi là các cơ quan có thẩm
quyền, trước hết là cơ quan lập pháp và các cơ quan
hướng dẫn, giải thích pháp luật cần rà sốt các văn
bản, hủy bỏ hoặc sửa đổi các quy định không phù
hợp để việc áp dụng pháp luật nói chung, áp dụng
quy định của BLHS nói riêng được đúng đắn, chính

xác. Cụ thể là:

Thứ nhất, cần rà soát, sửa đổi các văn bản luật,
trong đó có các quy định (có tính định nghĩa) về
“hàng giả”. Cụ thể, cần sửa đổi khoản 33 và khoản
34 Điều 2 BLHS theo hướng không coi thuốc giả
không phải là thuốc; dược liệu giả là dược liệu.
Theo đó, khoản 33, 34 Điều 2 BLHS được viết lại
như sau: “Thuốc giả là thứ/những thứ...” (khoản 33);
“Dược liệu giảlà thứ/những thứ khơng có giá trị sử
dụng của dược liệu mà nó mang tên...” (khoản 34).
Thứ hai, cơ quan có thẩm quyền cần có hướng
dẫn cụ thể về việc xác định thời điểm tội phạm
hồn thành đối với tội bn lậu. Tác giả cho rằng,
chỉ cần có căn cứ rõ ràng xác định rằng người phạm
tội đã thực hiện những hành vi cụ thể như: khai báo
gian dối, giả mạo giấy tờ, đang chở hàng lậu qua
biên giới trên biển...hướng tới việc đưa các đôi
tượng của hành vi qua biên giới, hoặc từ khu phi
thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái phép là đã
có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội bn lậu
ở giai đoạn tội phạm hồn thành.
Thứ ba, nhà làm luật cần quy định mức phạt tiền
tôi thiểu ở khoản 2 và khoản 3 Điều 188 BLHS năm
2015 cao hơn rõ rệt so với mức giá trị tối thiểu của
hàng hóa hay vật phạm pháp. Ví dụ, nhà làm luật
có thể xác định mức phạt tiền tôi thiểu cao hơn 1,5
lần so với mức giá trị tối thiểu của hàng hóa hay vật
phạm pháp. Ngồi ra, nhà làm luật cần tạo ra sự
thống nhất trong cách xác định mức hình phạt ở các

khung hình phạt khác nhau. Điều này sẽ giúp tạo ra
tính răn đe cao hơn và tạo nên tính logic hợp lý
trong quy định của điều luật.
Thứ tư, nhà làm luật cân nhắc vấn đề nâng mức
cao nhất của khung hình phạt quy định tại khoản 4
Điều 188 BLHS. Nhà làm luật có thể xem xét giữ
nguyên mức cao nhất của khung hình phạt trong
trường hợp phạm tội này là “tù chung thân” như
quy định trước đây tại khoản 4 Điều 153 BLHS
năm 1999 ■

TÀI LIỆU TRÍCH DẪN VÀ THAM KHẢO:
'Từ điển tiếng Việt Luật học (1999). Nhà xì bản Chính trị Quốc gia - Sự Thật, tr. 123.

2BỘ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật.

SỐ 4 - Tháng 3/2022

13


TẠP CHÍ CƠNG ĨHIOTNG

3Lê Đình (2017). Ngun Tổng giám đốc VN Pharma nhập thuốc trị ung thư giả nhận 12 năm tù. Truy cập tại:
/>
4Linh An (2019). Chánh án TAND TP. Hồ Chí Minh: Vụ VN Pharma như tảng băng chìm chưa nổi lên. Truy cập
tại: />5Ái Chân (2019). Vụ VN Pharma - Hủy toàn bộ bản án sơ thẩm để điều tra lại. Truy cập tại:
.

Ngày nhận bài: 8/9/2021

Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 8/10/2021
Ngày châp nhận đăng bài: 18/10/2021
Thông tin tác giả:

ThS. NGUYỄN ĐỨC THỊNH
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu

SIGNS OF CRIMES AND CRIMINAL SENTENCING
DETERMINATION UNDER THE 2015 PENAL CODE OF VIETNAM
• Master. NGUYEN DUCTHINH
Corruption, Economy and Smuggling
- Related Crime Investigating Police Department
ABSTRACT:
Since Vietnam became the official member of the World Trade Organization (WTO), signed
the new-generation Free Trade Agreement (EVFTA), and the Comprehensive and Progressive
Agreement for Trans-Pacific Partnership (CPTPP), the task of preventing and combating
smuggling in Vietnam has been more difficult than ever. The fight against smuggling has always
been one of the key and leading tasks of the Vietnamese functional forces in protecting the
economic management order. This paper analyzes the signs of crime and criminal sentencing
determination under the 2015 Penal Code of Vietnam. This paper points out some issues relating

to regulations on preventing and combating smuggling in Vietnam.
Keywords: determination of crime, punishment frame, smuggling, crime, the Penal Code.

14

SỐ 4 - Tháng 3/2022




×