Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Một số vấn đề pháp lý về doanh nghiệp nhà nước theo luật doanh nghiệp 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (873.53 KB, 7 trang )

NGHiiN CỨU TRAO DỔI

J

MỘT SỐ VẨN DÉ PHÁP LÝ VÊ DOANH NGHIỆP NHÀ NUttC
THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2020

PHẠM THỊ HỔNG TÂM
Khoa Luật Kinh tế, Trường Đại học Phan Thiết
TRẦN LINH HUÂN
Khoa Luật Thưưng mại, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh

Nhận bài ngày 17/01/2022. Sửa chữa xong 24/01/2022. Duyệt đăng 26/01/2022.

Abstract
The 2020 Business Law has officially been adopted by the Congress with 10 chapters, 218 articles and
enforceable from 01/01/2021. With the aim of creating favorable business environment, the sustainable
development of enterprises, the 2020 Enterprise Law has focused on radical investment concerns with many
progressive regulations, including the problem of improving state-owned enterprises. From that fact, the article
focuses on analyzing, evaluating and clarifying some new points of the 2020 Enterprise Law in regulations on
state-owned enterprises on the basis of comparison with the 2014 Enterprise Law.

Keywords: State enterprises, new points, business law.
1. Đặt vấn đề
Cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là chủ
trương lớn của Đảng và Chính phủ.Tại Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Hội nghị Trung
ương 5 khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN đã chỉ rõ các quan điểm
chỉ đạo: "DNNN hoạt động theo cơ chế thị trường, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí đánh giá chủ
yếu, tựchủ, tự chịu trách nhiệm, cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh
tế khác theo quy định của pháp luật; bảo đảm công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của
DNNN"1. Đồng thời, Nghị quyết số 97/NQ-CP ngày 02/10/2017 của Chính phủ cũng đã giao Bộ Kế


hoạch và Đầu tư nghiên cứu để quy định tại Luật Doanh nghiệp về nội dung này. Xuất phát từ yêu
cẩu đó, Luật Doanh nghiệp 2020 đã đưa ra nhiều quy định mới và tiến bộ điểu chỉnh về loại hình
DNNN trên cơ sở thể chế hóa đẩy đủ quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết số 12-NQ/TW. Đây được xem
là bước tiến quan trọng trong việc đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN trên cơ sở khắc phục được
những hạn chế, bất cập đã tổn tại trong Luật Doanh nghiệp 2014. Do đó, việc xác định được những
điểm mới trong quy định pháp luật điều chỉnh về DNNN là điều rất cần thiết trong giai đoạn hiện
nay bởi đây là cơ sở nền tảng quan trọng để các chủ thể hiểu và áp dụng được các quy định này trên
thực tế một cách hiệu quả.

2. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước
Trong Luật Doanh nghiệp 2020 đã có sự thay đổi vể khái niệm DNNN so với Luật Doanh nghiệp
2014. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014: "DNNN là doanh nghiệp do Nhờ nước nâm giữ
100% vốn điều lệ"2, tuy nhiên theo quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020 thì “DNNN bao gồm các
doanh nghiệp do Nhà nước nám giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyển biểu quyết theo
quy định tại Điều 88 của Luật này’’3. Như vậy, theo cách định nghĩa của Luật Doanh nghiệp 2014 thì
1) Tờ trình số 533/TT-CP ngày 18/10/2019 cùa Chính phù về Luật Doanh nghiệp sửa đồi, tr.5-6.
2) Khoản 8 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014.
3) Khoản 11 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020.

Email:

Théngoaaoae

137


NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI

.


DNNN được hiểu là doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ nhưng trong Luật Doanh
nghiệp 2020 thì khái niệm DNNN đã được sửa đổi theo nguyên tắc phân chia các loại doanh nghiệp
có sở hữu nhà nước theo mức độ sở hữu khác nhau. Cụ thể, Luật Doanh nghiệp 2020 đã xác định rõ
DNNN gồm:

(i) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điểu lệ. Theo đó, những doanh nghiệp được
xem là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ trong trường hợp này là bao gồm:
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điểu lệ là công ty mẹ
của tập đồn kinh tế nhà nước, cơng ty mẹ của tổng cơng ty nhà nước, cơng ty mẹ trong nhóm cơng
ty mẹ - công ty con; công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước
nắm giữ 100% vốn điều lệ4.

(ii) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phẩn có quyền
biểu quyết. Theo đó, những doanh nghiệp được xem là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên
50% vốn điểu lệ hoặc tổng số cổ phẩn có quyển biểu quyết trong trường hợp này bao gồm: Công
ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn
điều lệ, tổng số cổ phẩn có quyền biểu quyết là cơng ty mẹ của tập đồn kinh tế, công ty mẹ của
tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm cơng ty mẹ - cơng ty con; công ty trách nhiệm hữu
hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn
điều lệ, tổng số cổ phẩn có quyển biểu quyết5.

Như vậy, với cách định nghĩa của Luật Doanh nghiệp 2020, để được xem là DNNN thì doanh
nghiệp này phải do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn
điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết và được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phẩn, công
ty trách nhiệm hữu hạn. Sự thay đổi trong cách quy định về khái niệm DNNN này vừa phù hợp, bám
sát với tinh thần chỉ đạo của Nghị quyếtTrung ương 5 về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu
quả DNNN6, vừa đa dạng hóa các loại hình DNNN để thu hút các nhà đẩu tư chiến lược với nguồn
vốn dổi dào cũng như góp phẩn quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu kiểm soát chặt chẽ, hiệu
quả hơn việc sử dụng vốn Nhà nước trong các DNNN. Bởi khi nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều
lệ sẽ cho phép DNNN hoạt động dưới các loại hình đa dạng hơn bao gổm Công ty trách nhiệm hữu

hạn một thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và Công ty cổ phần7. Điểu
này sẽ giúp DNNN có cơ hội thực hiện các kênh huy động vốn đa dạng, tiếp cận nhanh chóng các
nguồn lực từ khu vực tư nhân để thực hiện và phát triển các mục tiêu của doanh nghiệp. Đồng thời,
việc giữ tỷ lệ sở hữu trên 50% vốn điểu lệ cũng đã đủ bảo đảm quyền chi phối trực tiếp việc ra các
quyết định thông thường (chỉ yêu cẩu tỷ lệ trên 50%) và chi phối gián tiếp việc ra một số các quyết
định khằc (yêu cau tỷ lệ 65%) của DNNN.
3. Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên
So với Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Doanh nghiệp 2020 đã bỏ đi quy định thành viên Hội đồng
thành viên phải làm việc theo chế độ chuyên trách8. Đổng thời, thay vào đó "trừ Chủ tịch Hội đồng
thành viên, thành viên khác của Hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc, Tổng giám đốc cơng ty đó
hoặc cơng ty khác khơng phải là doanh nghiệp thành viên theo quyết định của cơ quan đại diện chủ sở
hữu"9. Việc Luật Doanh nghiệp 2020 bỏ đi quy định thành viên Hội đồng thành viên tại các DNNN
phải làm việc theo chế độ chuyên trách là cần thiết bởi quy định này không rõ ràng, khó áp dụng
4) Khoản 2 Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020.

5) Khoản 2 Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020.
6) Nguyễn Diệp, “Sở hũu 50% vốn điều lệ, nhà nước sẽ mất quyết chi phối trong doanh nghiệp”, truy cập ngày 10/01/2022.
7) Điều 89 Luật Doanh nghiệp 2020.
8) Xem thêm tại khoán 2 Điều 90 Luật Doanh nghiệp 2014.
9) Khoản 5 Điều 93 Luật Doanh nghiệp 2020.

138

GIÁODUC___
©XÃHỘI

Tháng02/2022


NGHIÌN CỨU TRAO ĐỔI

thống nhất trên thực tế10. Ngồi ra, theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, về nguyên tắc một
cá nhân sẽ được bổ nhiệm làm chủ tịch Hội đổng thành viên hoặc thành viên Hội đồng thành viên
tại các DNNN với thời hạn không quá 05 năm và không quá 02 nhiệm kỳ tại một công ty nhưng nếu
cá nhân này đã có trên 15 năm làm việc liên tục tại cơng ty đó trước khi được bổ nhiệm lần đẩu thì sẽ
khơng bị ràng buộc bởi quy định giới hạn 02 nhiệm kỳ. Đây là điểm mới và tiến bộ của Luật Doanh
nghiệp 2020 so với Luật Doanh nghiệp 2014, quy định này giúp tận dụng, phát huy được năng lực
của những nhân sự có nhiều gắn bó, cống hiến tại doanh nghiệp.
vể tiêu chuẩn và điều kiện đối với thành viên Hội đồng thành viên tại DNNN, Luật Doanh nghiệp
2020 đã quy định bổ sung thêm các đối tượng không được xem xét bổ nhiệm vào Hội đồng thành
viên. Theo đó, ngồi các trường hợp được quy định tại Điểu 92 Luật Doanh nghiệp 2014 thì những
đối tượng thuộc các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 cũng
sẽ khơng được bổ nhiệm vào vị trí thành viên Hội đồng thành viên tại các DNNN. Việc Luật Doanh
nghiệp 2020 mở rộng thêm các đối tượng không được xem xét bổ nhiệm vào vị trí thành viên Hội
đồng thành viên tại các DNNN nêu trên là cần thiết, bởi điều này giúp loại bỏ được những trường
hợp không đáp ứng được các tiêu chuẩn, năng lực, sức khỏe hoặc có khả năng mang lại những nguy
cơ rủi ro cho DNNN nếu để họ tham gia vào việc quản lý, điều hành các doanh nghiệp này. Ngoài ra,
vể vấn để cách chức Chủ tịch và thành viên khác của Hội đổng thành viên, Luật Doanh nghiệp 2020
cũng quy định rõ đối với trường hợp Chủ tịch hoặc thành viên khác của Hội đồng thành viên bị truy
tố và bị buộc tội thì người này chỉ bị cách chức khi bị Tịa án kết án và bân án, quyết định của Tòa án
đã có hiệu lực pháp luật11. Cách quy định này cụ thể, rõ ràng, hợp lý và thuyết phục hơn so với cách
quy định của Luật Doanh nghiệp 201412 bởi một người chỉ được xem là có tội khi có quyết định hoặc
bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

4. Chủ tịch cơng ty
Chế định Chủ tịch cơng ty được ghi nhận trong mơ hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên. Nếu DNNN khơng có Hội đồng thành viên thì phải có Chủ tịch cơng ty. Chủ tịch cơng ty là chức
danh có quyển lực, có chức năng và nhiệm vụ khác hồn tồn với Chủ tịch Hội đồng thành viên
của DNNN có Hội đồng thành viên13. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, Chủ tịch công ty
tại các DNNN do cơ quan đại diện chủ sở hữu bổ nhiệm theo quy định của pháp luật, có nhiệm kỳ
khơng q 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại. Mỗi cá nhân chỉ được bổ nhiệm vào vị trí Chủ tịch

cơng ty không quá 02 nhiệm kỳ, tuy nhiên điều này không áp dụng đối với trường hợp người được
bổ nhiệm đã có trên 15 năm làm việc liên tục tại cơng ty đó trước khi được bổ nhiệm lần đầu14. Việc
Luật Doanh nghiệp 2020 quy định không giới hạn 02 nhiệm kỳ đối với người được bổ nhiệm đã có
trên 15 năm làm việc liên tục tại cơng ty đó trước khi được bổ nhiệm lần đẩu là một quy định mới
và tiến bộ so với LDN 2014. Bởi quy định này cho phép DNNN tận dụng và phát huy năng lực của
những nhân sự có nhiều gắn bó, cống hiến tại doanh nghiệp. Hơn nữa, con số 15 năm là khoảng thời
gian đủ lâu để một người tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng trong công việc cũng như chứng minh sự
tận tụy, trung thành vì lợi ích của doanh nghiệp và có thể giao nhiệm vụ quản lý doanh nghiệp trong
nhiều nhiệm kỳ nếu họ vẫn tiếp tục được tín nhiệm. Ngoài ra, khi thị trường lao động của khối tư
nhân mang lại nhiều cơ hội hấp dẫn về mức lương, cơ hội thăng tiến thì đây được xem là một điểm
cộng của Luật Doanh nghiệp 2020 khi mở ra cái nhìn mới về tính ổn định đặc biệt là đối với cấp lãnh
đạo, điểu hành tại các DNNN.
Bên cạnh đó, theo Luật Doanh nghiệp 2020, Chủ tịch cơng ty do Nhà nước nắm giữ 100% vốn
10) Bộ Kế hoạch và Đầu tư, “Bàn thuyết minh chi tiết về dự án Luật Doanh nghiệp sửa đổi ban hành kèm theo Báo cáo so 7900/BC-BKUĐT ngày 25 tháng 10 năm 2019”, tr.28.
11) Điểm b khoản 2 Điều 94 Luật Doanh nghiệp 2020.
12) Điểm b khoản 2 Điều 93 Luật Doanh nghiệp 2014.
13) Trường Đại học LuậtTP. Hồ Chi Minh (2016), “Giáo trình Pháp luật về chù thể kinh doanh”,NXB Hồng Đức -Hội luật gia Việt Nam, tf.224.
14) Khoản 1 Điều 99 Luật Doanh nghiệp 2020.

ĩhónnrơorơp GIÁO DỤC
Tháng 02/2022
Qxà ráội 139


NGHlêN CỨU TRAO ĐỔI

k

điều lệ ngoài thực hiện các trách nhiệm được quy định tại Điểu 83 Luật Doanh nghiệp 2014 thì cịn
phải có trách nhiệm thơng báo kịp thời, đẩy đủ, chính xác cho chủ sở hữu cơng ty về doanh nghiệp

mà mình làm chủ hoặc có cổ phẩn, phẩn vốn góp chi phối và doanh nghiệp mà người có liên quan
của mình làm chủ, cùng sở hữu hoặc sở hữu riêng cổ phẩn, phần vốn góp chi phối15. Điều này khác
so với Luật Doanh nghiệp 2014, bởi tại khoản 4 Điều 83 Luật Doanh nghiệp 2014 chỉ quy định Chủ
tịch cơng ty có trách nhiệm: "Thơng báo kịp thời, đầy đủ và chính xác cho cơng ty về doanh nghiệp
mà họ và người có liên quan của họ làm chủ sở hữu hoặc có cổ phẩn, phần vốn góp chi phối". Việc
Luật Doanh nghiệp 2020 quy định bắt buộc Chủ tịch cơng ty phải có trách nhiệm thơng báo kịp
thời, đầy đủ, chính xác cho chủ sở hữu công ty theo như quy định tại khoản 4 Điểu 83 Luật Doanh
nghiệp 2020 là một quy định mới so với Luật Doanh nghiệp 2014. Quy định này đảm bảo sự quản
lý, giám sát kịp thời, hiệu quả của chủ sở hữu đối với DNNN cũng như bản thân Chủ tịch cơng ty để
từ đó giúp xác định, kiểm sốt và hạn chế được các vấn đề rủi ro, thất thốt có khả năng xảy ra tại
DNNN trước các nguy cơ bị chi phối từ những mối quan hệ có liên quan.
5. Giám đốc, Tổng giám đốc
Giám đốc, Tổng giám đốc có vị trí quan trọng trong việc điểu hành hoạt động kinh doanh hằng
ngày của doanh nghiệp. Để nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp 2014
đã có quy định về tiêu chuẩn và điểu kiện để một người được bổ nhiệm làm Giám đốc hoặc Tổng
giám đốc DNNN.

Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phẩn có quyển
biểu quyết và cơng ty con của DNNN hoạt động dưới hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn hai
thành viên trở lên hoặc công ty cổ phẩn thì địi hỏi Giám đốc hoặc Tổng giám đốc khơng chỉ đáp
ứng tiêu chuẩn, điều kiện về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công
ty; không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp 2020 mà cịn khơng
được là người có quan hệ gia đình của người quản lý cơng ty, Kiểm sốt viên của cơng ty và cơng
ty mẹ; người đại phẩn vốn góp của doanh nghiệp, người đại diện phẩn vốn nhà nước tại công ty và
công ty mẹ16.

Đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ tồn tại dưới hình thức cơng ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên, để được bổ nhiệm vào vị trí Giám đốc hoặc Tổng giám đốc,
ngồi việc đáp ứng các điều kiện được ghi nhận trong Luật Doanh nghiệp 2014 thì địi hỏi cịn phải
đáp ứng thêm các điều kiện được quy định bổ sung thêm trong Luật Doanh nghiệp 2020. Theo đó,

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải là người có trình độ chun mơn, kinh nghiệm trong quản trị
kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của công ty; không thuộc các đối tượng
được quỵ định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020; khơng phải là người có quan hệ gia
đình của người đứng đẩu, cấp phó của người đứng đẩu cơ quan đại diện chủ sở hữu, thành viên Hội
đổng thành viên, Chủ tịch cơng ty, Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc và Kế tốn trưởng của cơng
ty, Kiểm sốt viên cơng ty thì mới được xem xét bổ nhiệm. Như vậy, có thể thấy rằng Luật Doanh
nghiệp 2020 đã mở rộng đối tượng không được xem xét bổ nhiệm cũng như khơng bắt buộc ứng
viên phải có trình độ chun mơn, kinh nghiệm "thực tế" trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh
vực, ngành, nghề kinh doanh của công ty như Luật Doanh nghiệp 2014 mà chỉ cẩn có trình độ
chun mơn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh
của công ty là được.
Như vậy, so với Luật Doanh nghiệp 2014, các tiêu chí và điểu kiện để xem xét bổ nhiệm một
người vào vị trí Giám đốc hoặc Tổng giám đốc về cơ bản là giống với các tiêu chuẩn, điểu kiện được
quy định cụ thể trong Luật Doanh nghiệp 201417. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2020 đã có sự quy
định mở rộng hơn vể các đối tượng không được xem xét bổ nhiệm vào vị trí Giám đốc hoặc Tổng
15) Khoản 4 Điều 83 Luật Doanh nghiệp 2014.
16) Xem thêm tại khoản 3 Điều 64 Luật Doanh nghiệp 2020 và khoản 5 Điều 162 Luật Doanh nghiệp 2020.
17) Điều 100 Luật Doanh nghiệp 2014.

,

140

GIÁO DUC _ ,

7. jZ Tháng 02/2022
@XÃ HỘI


NGHIÊN CỨU TAAO ĐỔI


giám đốc. Theo đó, ngồi các đối tượng được quỵ định tại Điểu 100 Luật Doanh nghiệp 2014; đối
tượng là người có quan hệ gia đình của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại
diện chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch cơng ty, Phó Tổng giám đốc, Phó giám
đốc và Kế tốn trưởng của cơng ty, Kiểm sốt viên cơng ty; Luật Doanh nghiệp 2020 cịn bổ sung
thêm những đối tượng thuộc trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp
2020 cũng không được xem xét bổ nhiệm vào vị trí Giám đốc hoặc Tổng giám đốc tại các DNNN.
Việc Luật Doanh nghiệp 2020 mở rộng thêm các đối tượng không thuộc trường hợp được xem xét
bổ nhiệm vào vị trí Giám đốc hoặc Tổng giám đốc như trên là cần thiết, bởi điều này giúp sàng lọc,
lựa chọn được những ứng cử viên đáp ứng được các tiêu chuẩn, năng lực, sức khỏe để đảm bảo việc
điều hành doanh nghiệp hiệu quả trên cơ sở hạn chế được những rủi ro tiểm ẩn có khả năng xảy ra.

6. Thành viên Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, để thực hiện chức năng này Hội đồng quản trị có
tồn quyền nhân danh cơng ty để quyết định và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ
những thẩm quyền của Đại hội đổng cổ đông. Hội đổng quản trị có từ 3 đến 11 thành viên tùy vào
điều lệ công ty quy định, thành viên Hội đổng quản trị phải đáp ứng đẩy đủ các điểu kiện do pháp
luật quy định. Theo quỵ định của Luật Doanh nghiệp 2020, đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm
giữ trên 50% vốn điểu lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết và cơng ty con của DNNN tồn
tại dưới hình thức cơng ty cổ phẩn ngoài những điều kiện được quy định tại khoản 1,2, 3 Điểu 155
thì cịn địi hỏi thành viên Hội đổng quản trị khơng được là người có quan hệ gia đình của Giám
đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác của cơng ty; của người quản lý, người có thẩm quyền bổ
nhiệm người quản lý công ty mẹ18. Như vậy, theo nội dung quy định này, để đáp ứng tiêu chuẩn và
điểu kiện làm thành viên Hội đồng quản trị tại các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn
điều lệ hoặc tổng số cổ phẩn có quyển biểu quyết và công tỵ con của DNNN dưới hình thức cơng ty
cổ phần thì địi hỏi ứng viên không phải là vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ
chổng, bố vợ, mẹ vợ, con đẻ, con nuôi, con rể, con dâu, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị
dâu, em dâu, anh ruột của vợ, anh ruột của chồng, chị ruột của vợ, chị ruột của chổng, em ruột của
vợ, em ruột của chồng của Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty, hoặc của

người quản lý, người có thẩm quyển bổ nhiệm người quản lý cơng ty mẹ. Từ quy định trên có thể
thấy rằng, so với Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Doanh nghiệp 2020 đã có sự quy định mở rộng hơn
về đối tượng được xem là người có quan hệ gia đình, theo đó đối tượng được xem là người có quan
hệ gia đình khơng chỉ là "vợ, chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột,
chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu" mà còn bao gổm cả các đối tượng là "bố chồng, mẹ
chồng, bố vợ, mẹ vợ, con rể, con dâu, anh ruột của vợ, anh ruột của chồng, chị ruột của vợ, chị ruột
của chổng, em ruột của vợ, em ruột cùa chổng". Thực tế, thời gian qua đã xảy ra trường hợp các đối
tượng tận dụng kẽ hở của pháp luật trong việc chưa bao quát hết những người được xem là có quan
hệ gia đình để xác lập, thực hiện các hợp đồng, giao dịch gây thất thốt cho DNNN. Vì vậy, việc mở
rộng thêm các đối tượng được xem là người có quan hệ gia đình trong trường hợp này là cần thiết
và phù hợp bởi điều này sẽ giúp hạn chế được tình trạng thành viên Hội đồng quản trị nói riêng và
người đóng vai trị quản lý nói chung có thể thơng đổng với những người có quan hệ gia đình nêu
trên để trục lợi hoặc gây ảnh hưởng tiêu cực đến DNNN.

7. Ban kiểm soát, tiêu chuẩn điều kiện của Kiểm soát viên và Trưởng Ban kiểm sốt

Ban kiểm sốt đóng vai trị quan trọng và là một bộ phận khơng thể thiếu trong các DNNN với
chức năng là giám sát công việc quản lý, điểu hành tại các doanh nghiệp này. So với Luật Doanh
nghiệp 2014, vấn đề thành lập Ban kiểm soát được quy định trong Chương IV vể DNNN của Luật
Doanh nghiệp 2020 có nhiều thay đổi nhất định. Theo quy định tại khoản 1 Điều 102 Luật Doanh
nghiệp 2014 thì: "Cán cứ quy mơ củơ cơng ty, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định bổ nhiệm 01 Kiềm
18) Điềm d khoán 1 Điều 155 Luật Doanh nghiệp 2020.

_______ GIÁODUC ,

Tháng 02/2022

rsyr,:?! 141
©XÃ HỘI



L

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI

soát viên hoặc thành lập Ban kiểm soát gồm 03 đến 05 Kiểm soát viên. Nhiệm kỳ Kiểm sốt viên khơng
q 05 năm và được bổ nhiệm lợi nhưng mỗi cá nhân chỉ được bổ nhiệm làm Kiểm sốt viên của một
cơng ty khơng q 02 nhiệm kỳ". Tuy nhiên, theo quỵ định tại khoản 1 Điểu 103 Luật Doanh nghiệp
2020 thì "Căn cứ quy mơ của công ty, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập Ban kiểm sốt
có từ 01 đến 05 Kiểm sốt viên, trong đó có Trưởng Ban kiểm sốt. Nhiệm kỳ Kiểm sốt viên khơng q
05 năm và có thể được bổ nhiệm lại nhưng không quá 02 nhiệm kỳ liên tục tại cơng ty đó. Trường hợp
Ban kiểm sốt chỉ có 01 Kiểm sốt viên thì Kiểm sốt viên đó đồng thời là Trưởng Ban kiểm sốt và phải
đáp ứng tiêu chuẩn của Trưởng Ban kiểm soát." Như vậy, Luật Doanh nghiệp 2020 đã quy định bắt
buộc phải thành lập Ban kiểm sốt và Ban này có thể có từ 01 đến 05 Kiểm sốt viên và khơng còn
áp dụng cơ chế như Luật Doanh nghiệp 2014 đưa ra đó là có thể bổ nhiệm 01 Kiểm sốt viên hoặc
thành lập Ban kiểm soát từ 03 đến 05 Kiểm sốt viên.
Đặc biệt, Luật Doanh nghiệp 2020 đã có sự quỵ định cụ thể, rõ ràng hơn vể vấn để thành lập Ban
kiểm sốt đối với các loại hình DNNN. Cụ thể, theo quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật Doanh nghiệp
2020, đối với DNNN tồn tại dưới hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì
bắt buộc phải thành lập Ban kiểm sốt19. Ban kiểm sốt có từ 01 đến 05 Kiểm sốt viên, nhiệm kỳ
Kiểm sốt viên khơng q 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại. Trường hợp Ban kiểm sốt chỉ có 01
Kiểm sốt viên thì kiểm sốt viên đó đồng thời là Trưởng Ban kiểm sốt và phải đáp ứng tiêu chuẩn
của Trưởng Ban kiểm soát. Bên cạnh đó, đối với DNNN tồn tại dưới hình thức công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên cũng bắt buộc phải thành lập Ban kiểm soát. Cơ cấu tổ chức, chế độ làm
việc, tiêu chuẩn, điều kiện, miễn nhiệm, bãi nhiệm, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của Ban kiểm
soát trong mơ hình DNNN này sẽ được thực hiện tương ứng theo quy định tại Điều 65 Luật Doanh
nghiệp 2O2O20. Đây là những quy định mới so với Luật Doanh nghiệp 2014 và phù hợp với yêu cẩu
đổi mới tổ chức quản trị, kiểm soát DNNN. Quy định này đã khẳng định vai trị của Ban kiểm sốt
trong q trình kiểm tra, giám sát hoạt động của DNNN, từ đó góp phần đảm bảo yêu cẩu quản trị
chặt chẽ nhằm kiểm sốt được các vấn đề rủi ro có thể xảy ra tại các doanh nghiệp này. Tương tự,

đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điểu lệ hoặc tổng số cổ phấn có quyển
biểu quyết và cơng ty con của DNNN tồn tại dưới hình thức công ty cổ phần cũng phải thành lập Ban
kiểm soát theo như quy định tại Chương V Luật Doanh nghiệp 2020. Tuy nhiên, so với Luật Doanh
nghiệp 2014, đối với Kiểm sốt viên trong cơng ty cổ phẩn do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều
lệ hoặc tổng số cổ phẩn có quyển biểu quyết, Luật Doanh nghiệp 2020 khơng u cẩu bắt buộc phải
là kiểm tốn viên hoặc kế tốn viên. Điều này là hồn tồn phù hợp bởi lẽ nếu u cầu Kiểm sốt
viên trong cơng ty do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ phải là kiểm toán viên hoặc kế toán
viên là chưa thật sự phù hợp bởi thực tế để tìm được đủ số lượng thành viên Ban kiểm soát là kiểm
tốn viên hoặc kế tốn viên là điểu khơng hề dễ dàng đối với doanh nghiệp. Bởi thực tế hiện nay hầu
hết những người có trình độ chun mơn về kế toán viên hoặc kiểm toán viên thường hướng đến
việc lựa chọn hành nghề trong các đơn vị kiểm toán hơn là làm Kiểm sốt viên. Do đó, đã gây ra rất
nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thành lập Ban kiểm soát trên cơ sở đáp ứng được u
cầu của Luật Doanh nghiệp 2014. Chính vì vậy, việc Luật Doanh nghiệp 2020 sửa đổi lại điều kiện
này theo hướng chỉ yêu cẩu về điểu kiện chuyên môn tương đương với kiểm tốn viên hoặc kế tốn
viên, mà khơng địi hỏi là người đã có chứng chỉ hành nghề là điểu cẩn thiết bởi điều này vừa giúp
doanh nghiệp giải quyết khó khăn nêu trên nhưng cũng khơng làm giảm hiệu lực của quy định do
vẫn phải đáp ứng u cầu về chun mơn.

Bên cạnh đó, về vấn đề tiêu chuẩn và điều kiện đối với Ban kiểm soát và Trưởng Ban kiểm soát
được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020 cũng được mở rộng hơn so với LDN 2014. Theo đó,
19) Cụ thể, tại khoản 2 Điều 54 Luật Doanh nghiệp 2020 đã quy định: “Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trờ lên là DNNN theo
quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này và công ty con cùa DNNN theo quy định tại khoán 1 Điều 88 cùa Luật này phải thành
lập Ban kiêm sốt: các trường hợp khác do cơng ty quyết định."
20) Khoản 2 Điều 79 Luật Doanh nghiệp 2020.

142

02/2022



NGHICN CỨU TRAO DỔI
vể trình độ chun mơn và kinh nghiệm làm việc thì Luật Doanh nghiệp 2020 địi hỏi thành viên
Ban kiểm soát và Trưởng Ban kiểm soát phải "có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các
chun ngành về kinh tế, tài chính, kế tốn, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành
phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc;
trưởng Ban kiểm sốt phải có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc". Như vậy, vể trình độ chun
mơn, so với Luật Doanh nghiệp 2014 thì Luật Doanh nghiệp 2020 địi hỏi thành viên Ban kiểm soát
và Trưởng Ban kiểm soát "phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên" thuộc một trong các chuyên
ngành theo quy định chứ không chỉ dừng lại ở việc "được đào tạo" như trong Luật Doanh nghiệp
2014. Bên cạnh đó, về chuyên ngành đào tạo, ngồi các chun ngành về kinh tế, tài chính, kế tốn,
kiểm tốn, luật, quản trị kinh doanh thì Luật Doanh nghiệp 2020 còn mở rộng cho phép thêm ở
"các chuyên ngành phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp" chứ khơng nhất thiết
phải bó hẹp trong phạm vi một trong các chuyên ngành nêu trên như quy định trong Luật Doanh
nghiệp 2014. Về kinh nghiệm công tác, đối với Trưởng Ban kiểm sốt, Luật Doanh nghiệp 2020 chỉ
địi hỏi có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc mà khơng địi hỏi phải liên quan đến chun ngành
tài chính, kế tốn, kiểm tốn, luật, quản trị kinh doanh được đào tạo như trong quy định tại Luật
Doanh nghiệp 2014. Ngồi ra, Kiểm sốt viên và Trưởng Ban kiểm sốt khơng được là người quản
lý của cơng ty và là người quản lý tại các doanh nghiệp khác. Mặt khác, theo Luật Doanh nghiệp
2020, một cá nhân có thể đồng thời được bổ nhiệm làm Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm sốt viên của
khơng q 04 DNNN mà khơng địi hỏi phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan đại diện chủ
sở hữu như theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014. Nhưvậy, so với Luật Doanh nghiệp 2014,
Luật Doanh nghiệp 2020 đã có sự quy định rõ ràng, phù hợp, cụ thể và chặt chẽ hơn, điểu này là cần
thiết bởi cách quy định này sẽ giúp đáp ứng được các yêu cầu trong vấn đề kiểm soát DNNN trên cơ
sở khắc phục được những vấn để cịn thiếu sót, hạn chế, bật cập như đã tổn tại trong Luật Doanh
nghiệp 2014.

8. Kết luận
Từ những nội dung phân tích nêu trên có thể thấy rằng Luật Doanh nghiệp 2020 bên cạnh sự kế
thừa Luật Doanh nghiệp 2014 thì cũng đã đưa ra được nhiều quy định mới và tiến bộ điều chỉnh về
DNNN. Điểu này có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi thông qua các quy định này, Luật Doanh nghiệp

2020 khơng chì đáp ứng được yêu cầu thể chế hóa tinh thần Nghị quyếtTrung ương 5 vể nâng cao
hiệu quả hoạt động của DNNN mà cịn góp phẩn vào việc khắc phục kịp thời những vấn đề còn hạn
chế, bất cập trong quy định pháp luật hiện hành về DNNN.Tuy nhiên, để các quy định mới này được
triển khai, áp dụng hiệu quả trên thực tế thì địi hỏi Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan cẩn phải
tiếp tục rà sốt, sửa đổi, bổ sung những quy định khơng cịn phù hợp, đồng thời phải nhanh chóng
xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể vể các điều luật điểu chỉnh vể DNNN trên cơ sở
phù hợp với tinh thần tại Nghị quyết trung ương 5.
Tài liệu tham khảo
[1] Luật Doanh nghiệp 2020.
[2] Chính phù, rờ trình sổ 533/TT-CP ngày ì8/10/2019 của Chinh phủ vê Luật doanh nghiệp sửa đổi.
[3] Bộ Kế hoạch và Đáu tư, Bản thuyết minh chi tiết về dự án Luật Doanh nghiệp sửa đổi ban hành kèm theo Báo cáo số 7900/BC-BKHĐT

ngày 25 tháng 10 năm 2019.
[4] Nguyên Diệp, (21/5/2020), Sở hữu 50% vốn điều lệ, nhà nước sẽ mát quyết chi phối trong doanh nghiệp". Nguồn: 13226.html, truy cập ngày 10/01/2022.
[5] Trường Đại học Luật TP. Hó chí Minh (2016), Giáo trình Pháp luật về chủ thề kinh doanh, NXB Hóng Đức - Hội Luật gia Việt Nam.

Thdinr, np/pnpp

Tháng 02/2022

GlÁODỤC
QXÀ

143



×