BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
NGÔ MỸ BÍCH TRÂM
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ TRONG HỢP
ĐỒNG CUNG CẤP VÀ LẮP ĐẶT THANG MÁY
CỦA CÔNG TY TNHH THANG MÁY THÁI
DƯƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH DOANH
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
NGÔ MỸ BÍCH TRÂM
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ TRONG HỢP
ĐỒNG CUNG CẤP VÀ LẮP ĐẶT THANG MÁY
CỦA CÔNG TY TNHH THANG MÁY THÁI
DƯƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Chuyên ngành Luật kinh doanh – Mã số 52380101
Người hướng dẫn khoa học: GVC - ThS. Nguyễn
Triều Hoa
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015
LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành khoá luận này, tôi chân thành gửi lời cám ơn đến:
Cô Nguyễn Triều Hoa, Cô Nguyễn Khánh Phương đã tận tình chỉ bảo và
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khoá luận.
Ban giám đốc công ty, các anh /chị trong công ty TNHH Thang Máy Thái
Dương đã giúp tôi hoàn thành khoá luận của mình.
Xin chân thành cảm ơn!
i
LỜI CAM ĐOAN
“Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ
nguồn gốc”
Tác giả khóa luận
(ký và ghi rõ họ tên người cam đoan)
ii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
--- ---
PHIẾU ĐIỂM CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Sinh viên thực tập: NGÔ MỸ BÍCH TRÂM MSSV: 33131021608
Lớp: Luật kinh doanh
Khóa:
16
Hệ: VB2CQ
Đơn vị thực tập: Công ty TNHH Thang Máy Thái Dương
Thời gian thực tập: Từ 03/08/2015 đến 18/10/2015
Nhận xétchung:
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
Đánh giá cụ thể
(1) Có tinh thần, thái độ, chấp hành tốt kỷ luật đơn vị; đảm bảo thời gian
và nội dung thực tập của sinh viên trong thời gian thực tập
(tối đa được 5 điểm)……………………………….……………..….………
(2) Viết báo cáo giới thiệu về đơn vị thực tập (đầy đủ và chính xác)
(tối đa được 2 điểm)..………………………………………………...……...
(3) Ghi chép nhật ký thực tập (đầy đủ, cụ thể, rõ ràng, và chính xác).
(tối đa được 3 điểm)………………………………………………………..…..…..
Điểm số tổng cộng (1) + (2) + (3)………………………….
Điểm chữ:………………………………..…………………
Tp.HCM, ngày …… tháng 10 năm 2015
Người nhận xét đánh giá
iii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
--- ---
PHIẾU ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Sinh viên thực tập: NGÔ MỸ BÍCH TRÂM MSSV: 33131021608
Lớp: Luật kinh doanh
Khóa:
16
Hệ: VB2CQ
Đơn vị thực tập: Công ty TNHH Thang Máy Thái Dương
Đề tài nghiên cứu:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ TRONG HỢP ĐỒNG CUNG CẤP VÀ LẮP
ĐẶT THANG MÁY CỦA CÔNG TY TNHH THANG MÁY THÁI DƯƠNG
Nhận xétchung:
…………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Đánh giá và chấm điểm quá trình thực tập
(1) Có tinh thần thái độ phù hợp, chấp hành kỷ luật tốt (tối đa 3 điểm)..…….
(2) Thực hiện tốt yêu cầu của GVHD, nộp KL đúng hạn (tối đa 7 điểm)……..
Tổng cộng điểm thực tập cộng (1) + (2)……………….
Điểm chữ:…………………………………………………
Kết luận của người hướng dẫn thực tập & viết khóa luận
(Giảng viên hướng dẫn cần ghi rõ việc cho phép hay không cho phép
đưa khóa luận ra khoa chấm điểm)
…………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………
Tp.HCM, ngày …… tháng 10 năm 2015
Người hướng dẫn
GVC – ThS NGUYỄN TRIỀU HOA
iv
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
--- ---
PHIẾU ĐIỂM CỦA NGƯỜI CHẤM THỨ NHẤT
Sinh viên thực tập: NGÔ MỸ BÍCH TRÂM MSSV: 33131021608
Lớp: Luật kinh doanh
Khóa:
16
Hệ: VB2CQ
Đơn vị thực tập: Công ty TNHH Thang Máy Thái Dương
Đề tài nghiên cứu:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ TRONG HỢP ĐỒNG CUNG CẤP VÀ LẮP
ĐẶT THANG MÁY CỦA CÔNG TY TNHH THANG MÁY THÁI DƯƠNG
Nhận xétchung:
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………
Đánh giá cụ thể
(1) Điểm quá trình (tối đa 1 điểm)……………………………………….
(2) Hình thức khóa luận (tối đa 1 điểm)………………………………….
(3) Nội dung khóa luận
- Tính phù hợp, thực tiễn và mới của đề tài (tối đa 1 điểm)……..…..
- Phần mở đầu (tối đa 0,5 điểm)…………………………………………
- Phần 1(tối đa 1,5 điểm)………………………………………..………..
- Phần 2 (tối đa 3 điểm)…………………………………………….…….
- Phần 3 (tối đa 1 điểm)……………………………….…………...…….
- Phần kết luận (tối đa 1 điểm)……………………………………..……
Điểm số tổng cộng (1) + (2) + (3)……………………….
Điểm chữ:……………………………………………….
Tp.HCM, ngày …… tháng 10 năm 2015
Người chấm thứ nhất
v
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT
--- ---
PHIẾU ĐIỂM CỦA NGƯỜI CHẤM THỨ NHẤT
Sinh viên thực tập: NGÔ MỸ BÍCH TRÂM MSSV: 33131021608
Lớp: Luật kinh doanh
Khóa:
16
Hệ: VB2CQ
Đơn vị thực tập: Công ty TNHH Thang Máy Thái Dương
Đề tài nghiên cứu:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ TRONG HỢP ĐỒNG CUNG CẤP VÀ LẮP
ĐẶT THANG MÁY CỦA CÔNG TY TNHH THANG MÁY THÁI DƯƠNG
Nhận xétchung:
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………
Đánh giá cụ thể
(1) Điểm quá trình (tối đa 1 điểm)……………………………………….
(2) Hình thức khóa luận (tối đa 1 điểm)………………………………….
(3) Nội dung khóa luận
- Tính phù hợp, thực tiễn và mới của đề tài (tối đa 1 điểm)……..…..
- Phần mở đầu (tối đa 0,5 điểm)…………………………………………
- Phần 1(tối đa 1,5 điểm)………………………………………..………..
- Phần 2 (tối đa 3 điểm)…………………………………………….…….
- Phần 3 (tối đa 1 điểm)……………………………….…………...…….
- Phần kết luận (tối đa 1 điểm)……………………………………..……
Điểm số tổng cộng (1) + (2) + (3)……………………..….
Điểm chữ:………………..……………………………….
Tp.HCM, ngày …… tháng 10 năm 2015
Người chấm thứ hai
vi
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU..............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu:......................................................................................................2
3. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu.............................................................................2
4. Kết cấu đề tài:.................................................................................................................2
KẾT LUẬN................................................................................................................41
vii
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hợp đồng là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để ràng buộc trách nhiệm
của bên kinh doanh và bên khách hàng vì trong quá trình thực hiện hợp đồng
có rất nhiều tranh chấp có thể phát sinh do các nguyên nhân thường gặp như:
các tranh chấp liên quan đến thiết kế kỹ thuật; tiến trình thực hiện hợp đồng;
các yêu cầu bồi thường thiệt hại do quá trình thực hiện hợp đồng bị chậm trễ,
không đúng thiết kế kỹ thuật hoặc không hàng hóa không bảo đảm chất
lượng; bồi thường trong việc đơn phương chấm dứt hợp đồng thi công lắp đặt
thang máy; yêu cầu liên quan chậm trễ thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo hợp
đồng…
Do đó, nếu các tranh chấp này được dự liệu và đưa ngay vào trong hợp
đồng thì khi phát sinh các bên sẽ có cơ chế giải quyết, nhưng nếu ngược lại
thì sẽ dẫn tới việc giải quyết kéo dài và gây thiệt hại cho các bên.
Chính vì vậy, việc xây dựng hợp đồng chặt chẽ, chi tiết, quy định cụ thể
quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan là hết sức quan trọng và cần
thiết. Đây cũng chính là biện pháp chia sẻ rủi ro giúp các bên góp phần giải
quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng, là động lực để
các bên thực hiện nghĩa vụ của mình cũng như ràng buộc trách nhiệm lẫn
nhau giữa các bên liên quan.
Mặc dù đã nghiên cứu kỹ những quy định pháp luật về hợp đồng trước
khi ký hợp đồng chính thức nhưng Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thang máy
Thái Dương không thể tránh khỏi những sai sót cũng như gặp phải những rủi
ro trong quá trình thực hiện hợp đồng. Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu
và đưa ra các giải pháp để hoàn thiện các quy định về điều khoản của hợp
đồng rất có ý nghĩa về phương diện lý luận và thực tiễn đối với việc thực hiện
hợp đồng sau này tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thang máy Thái Dương.
Và do đó, đề tài: “Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng cung cấp và lắp
đặt thang máy của Công ty TNHH Thang máy Thái Dương” được chọn
làm đề tài nghiên cứu cho Khoá luận Tốt nghiệp.
1
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Trên cơ sở tìm hiểu các quy định của pháp luật về hợp đồng, phân tích
các điều khoản trên hợp đồng cung cấp và lắp đặt thang máy của công ty
TNHH Thang Máy Thái Dương về thời điểm chuyển giao quyền sở hữu,
chuyển giao rủi ro; các điều khoản quy định về bảo hành, bảo trì thang máy;
điều khoản về thanh toán. Và qua thực tiễn quan sát được trong thời gian thực
tập tại công ty, người viết sẽ phân tích các điểm được và chưa được trong hợp
đồng cung cấp và lắp đặt thang máy. Từ đó đưa ra các nhận xét và các giải
pháp nhằm hoàn thiện hơn hợp đồng cung cấp và lắp đặt thang máy của công
ty.
3. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu
3.1 Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp như tìm
kiếm, tập hợp, phân tích, nghiên cứu lí luận kết hợp với thực tiễn
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu các quy định của pháp luật liên quan đến hợp đồng cung cấp
và lắp đặt thang máy, những điều khoản trong hợp đồng mẫu của công ty
TNHH Thang Máy Thái Dương.
4. Kết cấu đề tài:
Ngoài phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục, nội dung
của khóa luận bao gồm:
Phần mở đầu: Lý do chọn đề tài; mục tiêu, phạm vi, ý nghĩa thực tiễn,
kết cấu đề tài.
Chương 1: Những vấn đề lý luận và căn cứ pháp lý về hợp đồng cung
cấp và lắp đặt thang máy.
Chương 2: Một số vấn đề pháp lý trong hợp đồng cung cấp và lắp đặt
thang máy của công ty Thang Máy Thái Dương.
2
Chương 3: Một số giải pháp để hoàn thiện hợp đồng cung cấp và lắp đặt
thang máy tại công ty Thang máy Thái Dương.
Phần kết luận:
3
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ VỀ HỢP
ĐỒNG CUNG CẤP VÀ LẮP ĐẶT THANG MÁY
1.1
Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm
Mua bán hàng hóa là một hoạt động thương mại, trong đó bên bán có
nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua; bên mua có
nghĩa vụ thanh toán cho bên bán và nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo
thỏa thuận 1 . Theo đó hoạt động cung cấp và lắp đặt thang máy là một dạng
của hoạt động mua bán hàng hóa, vì vậy cũng là hoạt động thương mại, bên
bán có nghĩa vụ giao thang máy, lắp đặt thang máy tại nơi bên mua yêu cầu,
chuyển quyền sở hữu thang máy cho bên mua; và bên mua có nghĩa vụ phải
thanh toán tiền cho bên bán.
Hợp đồng cung cấp và lắp đặt thang máy là một loại hợp đồng mua
bán hàng hóa, là loại văn bản có tính chất pháp lý được hình thành trên cơ sở
thỏa thuận một cách bình đẳng, tự nguyện giữa các chủ thể nhằm xác lập,
thực hiện và chấm dứt một quan hệ trao đổi hàng hóa (thang máy).
Trong đó, hàng hóa thang máy là đối tượng của hợp đồng, nó là sản
phẩm của quá trình lao động, được sản xuất ra nhằm mục đích mua bán, trao
đổi nhằm thỏa mãn các nhu cầu di chuyển của xã hội.
1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng cung cấp và lắp đặt thang máy
1.1.2.1
Bản chất của hợp đồng
Hợp đồng cung cấp và lắp đặt thang máy là hợp đồng ưng thuận, có
tính đền bù và là hợp đồng song vụ. Hợp đồng được giao kết tại thời điểm các
bên thỏa thuận xong các điều khoản cơ bản, thời điểm có hiệu lực của hợp
đồng không phụ thuộc vào thời điểm bàn giao thang máy mà phụ thuộc vào
thời điểm hợp đồng đã được giao kết hợp pháp. Bên bán khi thực hiện nghĩa
vụ bàn giao thang máy cho bên mua thì sẽ nhận từ bên mua một khoản tiền
tương đương với giá trị của thang máy theo thỏa thuận, đây là nghĩa vụ của
1
Khoản 8 điều 3 Luật Thương Mại 2005
4
bên mua. Mỗi bên trong hợp đồng cung cấp và lắp đặt thang máy đều bị ràng
buộc bởi nghĩa vụ đối với bên kia, trong hợp đồng cung cấp và lắp đặt thang
máy có hai nghĩa vụ chính mang tính chất qua lại và liên quan mật thiết với
nhau đó là bên bán có nghĩa vụ phải bàn giao thang máy cho bên mua và bên
mua có nghĩa vụ phải thanh toán tiền cho bên bán.
Về bản chất, hợp đồng được tạo ra bởi sự thỏa thuận của các bên, là kết
quả của quá trình thỏa thuận và thống nhất ý chí giữa các bên để làm phát
sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Chỉ những thỏa
thuận được xác lập, thực hiện trên cơ sở thỏa thuận, thống nhất và phù hợp
với ý chí của các bên mới là hợp đồng.
Để một thỏa thuận trở thành một hợp đồng thì thỏa thuận này phải có
hiệu lực ràng buộc giữa các bên. Chính vì lẽ đó, dấu hiệu thứ hai tạo nên bản
chất của hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên nhằm tạo ra một sự ràng
buộc pháp lý, tức là căn cứ theo những điều luật định, hai bên có thể tự thỏa
thuận tạo ra những điều khoản mới trong hợp đồng và cùng nhau tuân thủ
nhưng vẫn trong khuôn khổ pháp luật cho phép.
Do đó, sự thỏa thuận và sự tạo ra một ràng buộc pháp lý là hai yếu tố
cơ bản cấu thành bản chất của hợp đồng cung cấp và lắp đặt thang máy.
1.1.2.2
Mục đích của hợp đồng
Theo bộ luật dân sự thì mục đích của hợp đồng không được quy định rõ
ràng mà chỉ quy định mục đích của sự thỏa thuận là xác lập, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Điều này phần nào cũng thể hiện vai trò
của bộ luật dân sự như là một bộ luật gốc, quy định và chi phối tất cả các loại
hợp đồng.
1.1.2.3
Chủ thể của hợp đồng
Hợp đồng cung cấp và lắp đặt thang máy là một dạng của hợp đồng
mua bán hàng hóa, do đó hợp đồng cung cấp và lắp đặt thang máy được thiết
lập giữa các chủ thể chủ yếu là thương nhân như hợp đồng mua bán hàng hóa.
Luật thương mại 2005 quy định thương nhân bao gồm các tổ chức kinh tế
được thành lập hợp pháp; cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập;
5
thường xuyên và có đăng ký kinh doanh2. Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân
không phải là thương nhân cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng cung
cấp và lắp đặt thang máy. Nếu hoạt động của chủ thể trong hợp đồng không
phải là thương nhân và hoạt động không nhằm mục đích lợi nhuận trong quan
hệ mua bán hàng hóa, và chủ thể này lựa chọn áp dụng Luật thương mại 2005
để điều chỉnh các quan hệ trong hợp đồng thì các bên phải tuân theo Luật
thương mại 2005 theo khoản 3 điều 1 Luật thương mại 2005.
1.1.2.4
Đối tượng của hợp đồng
Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa, vì vậy thang
máy là đối tượng của hợp đồng cung cấp và lắp đặt thang máy, đây là loại tài
sản được phép lưu thông và không nằm trong danh mục bị cấm lưu thông theo
quy định của pháp luật.
Hàng hóa bao gồm tất cả các loại động sản, kể cả động sản được hình
thành trong tương lai và những vật gắn liền với đất đai 3 . Bộ luật dân sự 2005
tại điều 164 và điều 174 có giải thích rõ tài sản và vật bao gồm những gì. Bên
cạnh đó Bộ luật dân sự 2005 cũng nhấn mạnh tới một loại đối tượng đặc biệt,
còn gọi là hàng hóa đặc biệt của hợp đồng mua bán, đó là quyền tài sản. Điều
181 Bộ luật dân sự 2005 có quy định quyền tài sản là quyền trị giá được bằng
tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ.
1.1.3 Sự khác nhau giữa hợp đồng cung cấp và lắp đặt thang máy với các
loại hợp đồng khác
Hợp đồng cung cấp và lắp đặt thang máy về bản chất cũng là một dạng
của hợp đồng mua bán. Tuy nhiên do đối tượng của hợp đồng là thang máy có liên quan đến tính mạng con người – thang máy là thiết bị có yêu cầu
nghiêm ngặt về an toàn theo quy định của pháp luật và phải tuân thủ các quy
định tại Thông tư 05/2014/TT- BLĐTBXH ngày 06/3/2014 về máy, thiết bị,
vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Vì vậy các điều khoản về
kỹ thuật cũng như điều khoản về bảo hành, bảo trì được quy định chi tiết hơn
và cần phải được tuân thủ nghiêm ngặt hơn các loại hợp đồng mua bán hàng
hóa khác.
2
3
Khoản 1 điều 6 Luật thương mại 2005
Khoản 2 điều 3 Luật thương mại 2005
6
Thang máy là một thiết bị chuyên dùng để vận chuyển người, hàng hoá,
vật liệu, ... theo phương thẳng đứng hoặc nghiêng một góc nhỏ hơn 15 độ so
với phương thẳng đứng theo mét tuyến đã định sẵn. Thang máy thường được
sự dụng phục vụ cho việc di chuyển lên xuống trong các khách sạn, tòa nhà
văn phòng, chung cư, bệnh viện, các đài quan sát, tháp truyền hình, trong các
nhà máy, công xưởng, ... Thang máy có một chu kỳ vận chuyển nhỏ, tần suất
vận chuyển lớn, hoạt động liên tục nhất là trong các trung tâm thương mại,
bệnh viện. Thang máy không chỉ được sử dụng cho việc vận chuyển mà nó
còn là một trong những yếu tố làm tăng mức độ tiện nghi của công trình.
Nhiều quốc gia trên thế giới có quy định là đối với các toà nhà cao từ sáu tầng
trở lên đều phải được trang bị thang máy để đảm bảo cho việc đi lại của con
người được thuận tiện, tiết kiệm thời gian và tăng năng suất lao động. Đối với
những công trình đặc biệt như bệnh viện, nhà máy, khách sạn ..., nếu số tầng
nhỏ hơn sáu nhưng do yêu cầu phục vụ vẫn phải được trang bị thang máy.
Với các nhà nhiều tầng có chiều cao lớn thì việc trang bị thang máy là bắt
buộc để việc đi lại trong toà nhà được thuận lợi và dễ dàng hơn.
Thang máy là một thiết bị vận chuyển đòi hỏi tính an toàn nghiêm ngặt,
nó liên quan trực tiếp đến tài sản và tính mạng con người 4, do đó yêu cầu
chung đối với thang máy khi chế tạo, lắp đặt, vận hành, sử dụng và sửa chữa
cần phải được tuân thủ một cách nghiêm ngặt về các yêu cầu kỹ thuật an toàn
được quy định trong các tiêu chuẩn, quy trình.
Để được lắp đặt và sử dụng, thang máy dù sản xuất trong nước hay
nhập khẩu đều phải đáp ứng đủ các yêu cầu sau. Đó là cần phải có đủ hồ sơ
kỹ thuật; hoàn thành các thủ tục về hợp quy, thủ tục nhập khẩu; các bộ phận
chi tiết máy đi kèm phải đồng bộ hoặc chế tạo theo dạng liên kết của nhiều
hãng, nhiều quốc gia thì phải đảm bảo các đặc tính kỹ thuật theo yêu cầu của
hãng thang máy đứng tên, đặc biệt cần phải chú ý đến các bộ phận chi tiết
quan trọng như: cáp thép, xích chịu tải, đường ray dẫn hướng cho cabin và đối
trọng, puly dẫn động, dẫn hướng, hệ thống phanh điều khiển, dừng tầng, hệ
thống hãm an toàn, các cơ cấu khống chế an toàn, tín hiệu bảo vệ, hệ thống
điều khiển...
4
/>
7
Tất cả các bộ phận hợp thành của thang máy điện phải có chứng nhận
về chất lượng và nơi chế tạo.
1.2
Cơ sở pháp lý
1.2.1 Lược sử hình thành và phát triển của chế định pháp lý về hợp đồng
tại Việt Nam
1.2.1.1
Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1989
Tại Việt Nam, sau khi hai miền Bắc Nam thống nhất, hòa bình được lập
lại trên cả nước, ngày 10/03/1975 Nhà nước đã ra nghị định 54/CP ban hành
Điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế. Ngày 25/09/1989 Hội đồng nhà nước ban
hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế thay thế cho nghị định 54/CP, đây là cột
mốc quan trọng, đánh dấu việc cơ chế quản lý kinh tế chuyển từ kế hoạch hóa
tập trung sang cơ chế quản lý kinh tế thị trường.
Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1989 là giai đoạn trước đổi mới kinh
tế, là những cơ sở đầu tiên làm nền cho việc ra đời một chế định pháp lý hoàn
chỉnh về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại sau này.
Sau thành công của cuộc Cách mạng tháng tám năm 1945, chính phủ
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ưu tiên dành nhiều chính sách, pháp luật
để khuyến khích phát triển, khôi phục nền kinh tế. Do yếu tố hoàn cảnh lịch
sử, các quy định pháp luật về hợp đồng kinh tế ra đời sớm hơn so với các quy
định về hợp đồng dân sự. Ngày 10/04/1956, Thủ tường chính phủ đã ban
hành điều lệ tạm thời về hợp đồng kinh doanh kèm theo nghị định số
735/TTG. Theo bản điều lệ đó, hợp đồng giữa các đơn vị kinh tế với nhau
được gọi chung là hợp đồng kinh doanh, được kí kết trên nguyên tắc tự
nguyện, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia hợp đồng.
Trong lĩnh vực dân sự, ngày 22/05/1950 chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số
77/SL cho phép áp dụng các quy định của pháp luật dân sự thuộc chế độ cũ
trong các quan hệ dân sự. Có thể thấy từ năm 1959 cho tới khi pháp lệnh về
hợp đồng dân sự năm 1991, ở miền bắc Việt Nam không hề có văn bản pháp
luật riêng nào điều chỉnh quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực dân sự.
Ngày 04/01/1960, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nghị định số
04/TTg ban hành điều lệ tạm thời về hợp đồng kinh tế thay cho điều lệ tạm
8
thời về hợp đồng kinh doanh (1956). Điều lệ này được áp dụng trong một thời
gian khá dài ở miền bắc Việt Nam và chỉ hết hiệu lực vào năm 1975, khi nghị
định số 54/CP ngày 10/03/1975 quy định điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế
được ban hành.
Bản điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế được xem là bản điều lệ chính
thức đầu tiên về hợp đồng kinh tế. Điều 1 trong Điều lệ chỉ rõ ”phải khớp với
lợi ích chung của nền kinh tế quốc dân, gắn liền công tác quản lý của nhà
nước với sự tự chịu trách nhiệm của các tổ chức kinh tế cơ sở”. Điều lệ ra đời
với mục đích giúp nhà nước thực hiện kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân,
củng cố chế độ hạch toán kinh tế, tăng cường quản lý kinh tế nên thực chất
bản chất của việc thực hiện hợp đồng không phải là sự tự nguyện của các bên
mà do kỷ luật của nhà nước.
Lúc này chủ thể tham gia ký kết hợp đồng kinh tế chỉ bao gồm các tổ
chức quốc doanh, các tổ chức công ty hợp doanh, các cơ quan quản lý nhà
nước, các đơn vị bộ đội, các tổ chức xã hội, hợp tác xã, các tổ chức sản xuất
tiểu thủ công nghiệp và thủ công nghiệp được phép kinh doanh và có tài
khoản tại ngân hàng. Nhà nước thể hiện rõ sự can thiệp của mình vào quan hệ
hợp đồng giữa các bên tham gia ký kết. Ví dụ như: hợp đồng kinh tế được
điều chỉnh hoặc hủy bỏ khi chỉ tiêu kế hoạch nhà nước do cấp có thẩm quyền
giao được điều chỉnh hoặc hủy bỏ (điều 15). Các bên phải chấp hành giá cả
của nhà nước, nếu chưa có giá quy định thì các bên ký kết đực phép tính giá
thỏa thuận đồng thời báo cáo cơ quan có thẩm quyền xin duyệt giá (điều 13).
Như vậy trong giai đoạn này, vấn đề hợp đồng trong lĩnh vực kinh tế,
thương mại ở Việt Nam không thể hiện đúng bản chất của hợp đồng là dựa
trên cơ sở thỏa thuận tự nguyện, phản ánh mối quan hệ hàng hóa – tiền tệ mà
thực chất nó chỉ là một dạng công cụ để các tổ chức kinh tế xã hội chủ nghĩa
thực hiện các kế hoạch của nhà nước giao. Mặc dù được hình thành từ khá
sớm, ngay từ khi pháp luật còn chưa có quy định chung dành cho pháp luật
hợp đồng dân sự, thế nhưng nó lại chỉ mang tính mệnh lệnh hành chính cứng
nhắc, theo ý chí của nhà nước. Nội dung quy định vẫn còn sơ sài, hình thức
văn bản có giá trị pháp lý thấp.
1.2.1.2
Giai đoạn từ năm 1989 đến hết năm 2005
9
Ngày 25/09/1989, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế đã được đã được ban
hành với những thay đổi cơ bản về tư tưởng và nội dung so với các điều lệ về
hợp đồng kinh tế trước đây. Tuy nhiên trên thực tế, trong những năm đầu sau
khi Pháp lệnh hợp đồng kinh tế được ban hành vẫn còn nhiều hợp đồng kinh
tế được ký kết theo chỉ tiêu, pháp lệnh. Về nguyên tắc chung, các hợp đồng
này không thể áp dụng pháp lệnh hợp đồng kinh tế, vì thế ngày 16/01/1990
hội đồng bộ trưởng đã ban hành quyết định số 18/HĐBT về việc ký kết và
thực hiện hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh. Và ngày 29/04/1991, hội
đồng nhà nước ban hành pháp lệnh hợp đồng dân sự để điều chỉnh các mối
quan hệ có yếu tố tài sản được thiết lập giữa các tổ chức, cá nhân nhằm mục
đích sinh hoạt, tiêu dùng. Để hoàn thiện việc xây dựng thể chế kinh tế thị
trường, hàng loạt những văn bản pháp luật kinh tế ra đời. Như bộ luật dân sự
1995, bộ luật hàng hải Việt Nam 1990, Luật hàng không dân dụng Việt Nam
1991, Luật thương mại 1997, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000...
Pháp lệnh hợp đồng kinh tế đã làm thay đổi nhận thức về bản chất của
hợp đồng kinh tế. Hợp đồng kinh tế lúc này không còn là công cụ để thực
hiện các chỉ tiêu, kế hoạch của nhà nước như trước mà nó chính là sự thỏa
thuận của các bên ký kết trên cơ sở thỏa thuận tự nguyện, vì lợi ích kinh tế
của các bên tham gia hợp đồng. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế quy định quyền
và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng dựa trên nguyên tắc tự
nguyện, cùng có lợi, bình đẳng (điều 3); ký kết hợp đồng kinh tế là quyền của
các đơn vị kinh tế (điều 4). Trong pháp lệnh hợp đồng kinh tế, nguyên tắc tự
do hợp đồng thể hiện sâu đậm và rõ nét bản chất đích thực của hợp đồng kinh
tế, tạo cơ sở nền tảng cho những quan hệ kinh tế phát triển trong giai đoạn
đầu của nền kinh tế thị trường hàng hóa nhiều thành phần.
Về vấn đề chủ thể, bên cạnh những chủ thể như xí nghiệp quốc doanh,
hợp tác xã tồn tại từ trước, lúc này đối tượng chủ thể đã được mở rộng thêm
như cá nhân có đăng ký kinh doanh (điều 2), những người làm công tác khoa
học, kỹ thuật, nghệ nhân, hộ kinh tế gia đình, hộ nông dân, ngư dân cá thể
(điều 42), các tổ chức và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam (điều 43).
Chế độ trách nhiệm tài sản do vi phạm hợp đồng cũng được pháp lệnh hợp
đồng kinh tế quan tâm và chú trọng hơn.
10
Pháp lệnh hợp đồng kinh tế bảo đảm các quan hệ kinh tế được thiết lập
trên cơ sở các đơn vị kinh tế được tự do trong hoạt động sản xuất kinh doanh
nhằm đẩy mạnh sản xuất và lưu thông hàng hóa trên thị trường. Điều này
cũng là cột mốc quan trọng trong sự thay đổi về bản chất của hợp đồng kinh
tế cũng như bước phát triển cơ bản của pháp luật về hợp đồng kinh tế trong
thời kỳ đổi mới.
Tuy vậy, pháp lệnh hợp đồng kinh tế vẫn còn một số bất cấp, hạn chế
như là quy định về xử lý hậu quả của hợp đồng kinh tế vô hiệu và các quy
định về hợp đồng kinh tế còn thể hiện sự cứng nhắc, chưa có được sự bao
quát hết các trường hợp vô hiệu trong thực tiễn, quy định về xử lý hậu quả
hợp đồng kinh tế vô hiệu không có khả năng bảo vệ quyền lợi của người ngay
tình. Pháp lệnh cũng không cho phép người được ủy quyền ký hợp đồng kinh
tế có thể ủy quyền lại cho người khác ký hợp đồng, không quy định các điều
kiện có hiệu lực của hợp đồng kinh tế trong khi lại chỉ liệt kê một số trường
hợp hợp đồng kinh tế vô hiệu toàn bộ, do vậy bỏ sót nhiều căn cứ có thể dẫn
đến hợp đồng kinh tế vô hiệu như: hợp đồng kinh tế được ký kết có dấu hiệu
giả tạo, đe dọa, nhầm lẫn, cưỡng bức... Thực tiễn áp dụng quy định về xử lý
tài sản khi hợp đồng kinh tế vô hiệu cũng còn nhiều vướng mắc. Vấn đề khi
các bên không hoàn trả được hiện vật mà trả bằng tiền thì phải tính theo giá
ghi trong hợp đồng hay giá thị trường tại điểm thanh toán bị bỏ lửng. Ngay cả
việc định nghĩa thế nào là thu nhập bất hợp pháp cũng chưa được làm rõ. Quy
định thiệt hại phát sinh các bên phải chịu đồng nghĩa với việc thiệt hại xảy ra
cho bên nào, bên đó tự gánh chịu mà không phụ thuộc vào lỗi là không phù
hợp và không công bằng vì trong thực tế, nhiều trường hợp hợp đồng kinh tế
bị vô hiệu chỉ do lỗi của một bên gây ra.
Pháp lệnh hợp đồng kinh tế còn quy định sơ sài về thủ tục giao kết hợp
đồng kinh tế, nhất là giao kết qua phương thức giao dịch gián tiếp như là ký
hợp đồng bằng công văn, tài liệu giao dịch. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế chỉ có
duy nhất điều 11 quy định về vấn đề này, vì vậy có nhiều nội dung liên quan
đến thủ tục giao kết hợp đồng không được rõ ràng. Pháp lệnh hợp đồng kinh
tế chưa trả lời được vấn đề như khi nào hợp đồng kinh tế ký gián tiếp được
coi là hình thành và có giá trị pháp lý, thời hạn có hiệu lực của đề nghị giao
11
kết hợp đồng là khi nào, thế nào là đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề
nghị giao kết hợp đồng.
Các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng kinh tế cũng chưa được quy
định đầy đủ. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế không có quy định cụ thể về chế tài
hủy, đình chỉ hoặc buộc thực hiện đúng hợp đồng. Quan hệ giữa phạt hợp
đồng và bồi thường thiệt hại không rõ, mức phạt bị khống chế trong khung
phạt từ 2-12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm là quá cứng nhắc, nhiều
trường hợp khó áp dụng, ảnh hưởng đến quyền tự do thỏa thuận của các bên,
không thể hiện được tính răn đe của chế tài này. Căn cứ miễn, giảm trách
nhiệm do bên thứ ba bị vi phạm hợp đồng kinh tế với bên vi phạm nhưng bên
thức ba không phải chịu trách nhiệm tài sản là không hợp lý, không đúng với
tính chất chịu trách nhiệm trực tiếp của các bên tham gia hợp đồng.
1.2.1.3
Giai đoạn từ năm 2006 đến nay
Giai đoạn này bắt đầu từ lúc Quốc hội thông qua bộ luật dân sự sửa đồi
– Luật dân sự 2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 thay thế cho Luật dân sự
1995 và Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989. Bên cạnh đó, Quốc hội còn
thông qua Luật thương mại 2005, trong đó có rất nhiều quy định về hợp đồng
trong hoạt động kinh doanh của các thương nhân. Luật thương mại năm 2005
cũng có hiệu lực từ ngày 01/01/2006, thay thế cho Luật thương mại năm
1997. So với Bộ luật dân sự 1995, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 và Luật
thương mại 1997 thì Bộ luật dân sự 2005 và Luật thương mại 2005 có nhiều
quy định mới, tiến bộ hơn trong việc điều chỉnh pháp luật đối với hợp đồng
nói chung và hợp đồng trong hoạt động kinh doanh nói riêng.
Bộ luật dân sự 2005 đã thay đổi quan niệm về hợp đồng trong lĩnh vực
thương mại. Khái niệm hợp đồng kinh tế không còn được sử dụng, mọi loại
hợp đồng dù được các thương nhân ký kết với nhau nhằm phục vụ cho mục
đích kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận hay các cá nhân ký kết với nhau nhằm
phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng đều được gọi chung là hợp đồng dân
sự. Trong từng lĩnh vực cụ thể, các hợp đồng dân sự được ký kết để phục vụ
cho hoạt động kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận có thể được phân biệt thành các
loại hợp đồng riêng như hợp đồng mua bán, hợp đồng vận chuyển, hợp đồng
xây dựng, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng tín dụng...
12
Bộ luật dân sự 2005 đã thống nhất điều chỉnh pháp luật đối với hợp
đồng trong lĩnh vực thương mại. Pháp luật về hợp đồng trong thương mại là
tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc được nhà nước
thừa nhận điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh từ việc ký kết và thực hiện
hợp đồng phục vụ hoạt động thương mại, tìm kiếm lợi nhuận. Trước ngày
01/01/2006, pháp luật về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại được chia ra
thành hai lĩnh vực riêng biệt: pháp lệnh hợp đồng kinh tế điều chỉnh các quan
hệ hợp đồng được coi là hợp đồng kinh tế, Bộ luật dân sự 1995 điều chỉnh các
quan hệ hợp đồng được coi là hợp đồng dân sự. Từ ngày 01/01/2006, Bộ luật
dân sự năm 2005 đã thống nhất điều chỉnh pháp luật đối với mọi quan hệ hợp
đồng, trong đó có hợp đồng trong lĩnh vực thương mại.
1.2.2 Khung văn bản pháp lý điều chỉnh hợp đồng cung cấp và lắp đặt
thang máy
1.2.2.1
Bộ luật dân sự
Bộ luật dân sự 2005 có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 quy định những
vấn đề như bản chất của hợp đồng và các nguyên tắc giao kết hợp đồng; điều
kiện, thủ tục giao kết hợp đồng và các trường hợp hợp đồng vô hiệu; đại diện
và ủy quyền kí kết hợp đồng; sửa đổi, bổ sung, chuyển giao quyền và nghĩa
vụ theo hợp đồng, chấm dứt thanh lý hợp đồng; các biện pháp bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ hợp đồng; thực hiện hợp đồng; trách nhiệm do vi phạm hợp
đồng.
1.2.2.2
Luật chuyên ngành
Luật chuyên ngành có những quy định riêng về từng loại hợp đồng
trong từng lĩnh vực cụ thể, đặc thù. Luật thương mại 2005 là nguồn quan
trọng điều chỉnh các giao dịch thương mại giữa các thương nhân với nhau và
với các bên có liên quan nhằm triển khai hoạt động kinh doanh. Luật chuyên
ngành thường quy định những vấn đề như điều kiện về chủ thể của hợp đồng,
hình thức của hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên, chế tài hợp đồng. Về
nguyên tắc áp dụng pháp luật thì luật chuyên ngành luôn được ưu tiên áp
dụng trước luật chung. Nếu các quy định trong luật chuyên ngành không được
13
đề cập hoặc có quy định nhưng không đầy đủ thì khi đó mới áp dụng các quy
định của luật chung để giải quyết. Trong trường hợp luật chung và luật
chuyên ngành cùng quy định về một vấn đề thì ưu tiên áp dụng luật chuyên
ngành.
1.2.2.3
Thói quen và tập quán thương mại
”Thói quen trong hoạt động thương mại là quy tắc xử sự có nội dung rõ
ràng được hình thành và lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các
bên, được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của
các bên trong hợp đồng thương mại” 5. Theo điều 12 Luật thương mại 2005,
trừ trường hợp có thỏa thuận khác, các bên được coi là mặc nhiên áp dụng
thói quen trong hoạt động thương mại đã được thiết lập giữa các bên đó mà
các bên đã biết hoặc phải biết nhưng không được trái với quy định của pháp
luật. Với các trường trường hợp các bên ký kết hợp đồng mà không thỏa
thuận cụ thể thì có thể áp dụng theo thói quen trong hoạt động thương mại đã
hình thành giữa các bên.
1.2.3 Các quy định của pháp luật liên quan đến hợp đồng cung cấp và
lắp đặt thang máy
1.2.3.1
Nguyên tắc ký kết hợp đồng
Hợp đồng được ký kết theo nguyên tắc: tự nguyện, bình đẳng, thiện chí,
hợp tác, không trái pháp luật và đạo đức xã hội và các thỏa thuận phải được
ghi trong hợp đồng.
Hợp đồng cung cấp và lắp đặt thang máy là một trong những hợp đồng
dân sự nên hợp đồng này cũng có những nguyên tắc ký kết giống với nguyên
tắc giao kết hợp đồng dân sự. Trong đó có hai nhóm nguyên tắc chính là:
- Nhóm nguyên tắc thứ nhất: tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp
tác. Những nguyên tắc này được xác định dựa trên cơ sở bản chất
pháp lý của hợp đồng. Một hợp đồng cung cấp và lắp đặt thang
máy được hình thành trên cơ sở ý chí của các chủ thể tham gia và
ý chí đó phải hoàn toàn tự nguyện để đảm bảo khi hợp đồng có
hiệu lực thì hoàn toàn phù hợp với ý chí đích thực của các bên.
5
Khoản 3 điều 3 Luật thương mại 2005
14