Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về một số vấn đề pháp lý trong thanh toán hợp đồng ngoại thương tại ngân hàng Giải pháp hạn chế rủi ro

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (712.8 KB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT

ĐÀO PHẠM THÙY DUNG

MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ TRONG
THANH TOÁN HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GỊN
THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH PHƯƠNG NAM

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT HỌC
CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH DOANH

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT

ĐÀO PHẠM THÙY DUNG

MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ TRONG
THANH TOÁN HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GỊN
THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH PHƯƠNG NAM



KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT HỌC
Chuyên ngành Luật kinh doanh – Mã số 52380101

Người hướng dẫn khoa học: GVC - ThS. Nguyễn
Triều Hoa


TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015


LỜI CÁM ƠN

Tác giả xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu và Quý thầy cô Trường
Đại học Kinh Tế TP.HCM, đặc biệt là Quý thầy cô ở Khoa Luật đã ln tận
tâm, nhiệt tình truyền đạt kiến thức và những kinh nghiệm quý báu trong suốt
thời gian học tập tại trường.
Tác giả xin gửi đến Cô Nguyễn Triều Hoa và Cô Nguyễn Khánh
Phương lời cám ơn chân thành và sâu sắc. Sự quan tâm, giúp đỡ và hướng dẫn
tận tình của các cơ đã giúp tác giả hồn thành Báo cáo thực tập này.
Tác giả xin cám ơn Ban Giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương
Tín – Chi nhánh Phương Nam đã tạo điều kiện cho tác giả thực tập tại Ngân
hàng.
Tác giả xin cám ơn tập thể các anh chị tại Phịng kinh doanh đã ln
vui vẻ, nhiệt tình giúp đỡ, giải đáp những thắc mắc và tạo ra một không gian
thực tập nghiêm túc, thoải mái giúp tác giả có thể hồn thành Báo cáo thực
tập của mình.
Một lần nữa, tác giả xin gửi đến Quý thầy cơ và tồn thể các anh chị ở
Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn chân
thành nhất.

Xin chân thành cảm ơn!

i


LỜI CAM ĐOAN

“Tơi xin cam đoan khóa luận này là cơng trình nghiên cứu của riêng
tơi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tơi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa
luận này đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong khóa luận đã được
chỉ rõ nguồn gốc”

Tác giả khóa luận

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT
---   ---

PHIẾU ĐIỂM CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Sinh viên thực tập: ĐÀO PHẠM THÙY DUNG. MSSV: 33131023255
Lớp: Luật kinh doanh

Khóa: 16


Hệ: VB2CQ

Đơn vị thực tập: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh
Phương Nam
Thời gian thực tập: Từ 03/08/2015 đến 18/10/2015
Nhận xét chung:
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
Đánh giá cụ thể
(1) Có tinh thần, thái độ, chấp hành tốt kỷ luật đơn vị; đảm bảo thời gian
và nội dung thực tập của sinh viên trong thời gian thực tập
(tối đa được 5 điểm)……………………………….……………..….………
(2) Viết báo cáo giới thiệu về đơn vị thực tập (đầy đủ và chính xác)
(tối đa được 2 điểm)..………………………………………………...……...
(3) Ghi chép nhật ký thực tập (đầy đủ, cụ thể, rõ ràng, và chính xác).
(tối đa được 3 điểm)………………………………………………………..…..…..
Điểm số tổng cộng (1) + (2) + (3)………………………….
Điểm chữ:………………………………..…………………
Tp.HCM, ngày …… tháng 10 năm 2015
Người nhận xét đánh giá

iii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT
---   ---


PHIẾU ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Sinh viên thực tập: ĐÀO PHẠM THÙY DUNG. MSSV: 33131023255
Lớp: Luật kinh doanh

Khóa: 16

Hệ: VB2CQ

Đơn vị thực tập: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh
Phương Nam
Đề tài nghiên cứu:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ TRONG THANH TOÁN HỢP ĐỒNG
NGOẠI THƯƠNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GỊN THƯƠNG TÍN
– CHI NHÁNH PHƯƠNG NAM
Nhận xét chung:
…………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Đánh giá và chấm điểm quá trình thực tập
(1) Có tinh thần thái độ phù hợp, chấp hành kỷ luật tốt (tối đa 3 điểm)..…….
(2) Thực hiện tốt yêu cầu của GVHD, nộp KL đúng hạn (tối đa 7 điểm)……..
Tổng cộng điểm thực tập cộng (1) + (2)……………….
Điểm chữ:…………………………………………………
Kết luận của người hướng dẫn thực tập & viết khóa luận
…………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………
Tp.HCM, ngày …… tháng 10 năm 2015
Người hướng dẫn


GVC – ThS NGUYỄN TRIỀU HOA
iv


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT
---   ---

PHIẾU ĐIỂM CỦA NGƯỜI CHẤM THỨ NHẤT
Sinh viên thực tập: ĐÀO PHẠM THÙY DUNG. MSSV: 33131023255
Lớp: Luật kinh doanh

Khóa: 16

Hệ: VB2CQ

Đơn vị thực tập: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh
Phương Nam
Đề tài nghiên cứu:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ TRONG THANH TOÁN HỢP ĐỒNG
NGOẠI THƯƠNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GỊN THƯƠNG TÍN
– CHI NHÁNH PHƯƠNG NAM
Nhận xét chung:
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………
Đánh giá cụ thể
(1) Điểm quá trình (tối đa 1 điểm)……………………………………….
(2) Hình thức khóa luận (tối đa 1 điểm)………………………………….

(3) Nội dung khóa luận

- Tính phù hợp, thực tiễn và mới của đề tài (tối đa 1 điểm)……..…..
- Phần mở đầu (tối đa 0,5 điểm)…………………………………………
- Phần 1(tối đa 1,5 điểm)………………………………………..………..
- Phần 2 (tối đa 3 điểm)…………………………………………….…….
- Phần 3 (tối đa 1 điểm)……………………………….…………...…….
- Phần kết luận (tối đa 1 điểm)……………………………………..……
Điểm số tổng cộng (1) + (2) + (3)……………………….
Điểm chữ:……………………………………………….
Tp.HCM, ngày …… tháng 10 năm 2015
Người chấm thứ nhất

v


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT
---   ---

PHIẾU ĐIỂM CỦA NGƯỜI CHẤM THỨ HAI
Sinh viên thực tập: ĐÀO PHẠM THÙY DUNG. MSSV: 33131023255
Lớp: Luật kinh doanh

Khóa: 16

Hệ: VB2CQ

Đơn vị thực tập: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh

Phương Nam
Đề tài nghiên cứu:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ TRONG THANH TOÁN HỢP ĐỒNG
NGOẠI THƯƠNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GỊN THƯƠNG TÍN
– CHI NHÁNH PHƯƠNG NAM
Nhận xét chung:
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………
Đánh giá cụ thể
(1) Điểm quá trình (tối đa 1 điểm)……………………………………….
(2) Hình thức khóa luận (tối đa 1 điểm)………………………………….
(3) Nội dung khóa luận

- Tính phù hợp, thực tiễn và mới của đề tài (tối đa 1 điểm)……..…..
- Phần mở đầu (tối đa 0,5 điểm)…………………………………………
- Phần 1(tối đa 1,5 điểm)………………………………………..………..
- Phần 2 (tối đa 3 điểm)…………………………………………….…….
- Phần 3 (tối đa 1 điểm)……………………………….…………...…….
- Phần kết luận (tối đa 1 điểm)……………………………………..……
Điểm số tổng cộng (1) + (2) + (3)……………………..….
Điểm chữ:………………..……………………………….
Tp.HCM, ngày …… tháng 10 năm 2015
Người chấm thứ hai

vi


MỤC LỤC


LỜI NÓI ĐẦU..................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài:.....................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu:................................................................2
3. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu:....................................2
4. Kết cấu đề tài:...........................................................................3


vii


LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trước xu thế tồn cầu hóa, nền kinh tế thị trường của nước ta đã từng
bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Sự giao lưu mua bán hàng hóa giữa
các quốc gia ngày càng được mở rộng. Sự phát triển của hoạt động ngoại
thương góp phần tạo ra những luồng dịch chuyển về hàng hóa và tiền tệ đóng
góp vào sự phát triển chung của thế giới. Kinh doanh xuất nhập khẩu khơng
chỉ đóng vai trị là cầu nối cho giao lưu kinh tế giữa Việt Nam và thế giới mà
còn là động lực phát triển cho các lĩnh vực kinh tế trong nước, góp phần nâng
cao sức cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế. Là một trong những lĩnh vực hoạt
động kinh doanh của ngân hàng thương mại, thanh tốn quốc tế ra đời và phát
triển khơng ngừng như là một tất yếu khách quan. Hoạt động thanh toán quốc
tế là việc trao đổi các hoạt động kinh tế và thương mại giữa các quốc gia làm
phát sinh các khoản thu và chi bằng tiền của nước này đối với một nước khác.
Đó là hoạt động mang tính tồn cầu và chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố.
Tuy nhiên, trong q trình hoạt động của mình, thanh tốn quốc tế khơng chỉ
đơn thuần mang lại những lợi ích kinh tế mà còn phát sinh một số vấn đề
pháp lý có nguy cơ gây ra rủi ro. Rủi ro pháp lý phát sinh trong q trình
thanh tốn hợp đồng ngoại thương cho dù mang yếu tố khách quan hay chủ
quan cũng là hiện tượng khá phổ biến. Nguyên nhân là do sự khác biệt về chủ

thể ký kết, về tập qn, văn hóa, ngơn ngữ, pháp luật...có thể gây ra những tổn
thất cho đất nước, cho ngân hàng và cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh
xuất nhập khẩu.
Bên cạnh đó, thêm một lý do nữa là tác giả đã và đang cơng tác trong
lĩnh vực thanh tốn quốc tế tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín – Chi
nhánh Phương Nam (trước khi sáp nhập là Ngân hàng TMCP Phương Nam –
Sở Giao Dịch) một thời gian tương đối dài nên có một số kinh nghiệm trong
việc nhận diện được các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình thanh tốn.
Xuất phát từ các lý do đó, tác giả đã chọn đề tài ”Một số vấn đề pháp lý
trong thanh toán hợp đồng ngoại thương tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
1


Thương Tín – Chi nhánh Phương Nam” để nghiên cứu. Với mục đích nhận
diện được các vấn đề pháp lý phát sinh, đề tài mong muốn góp phần vào việc
kiểm sốt, khắc phục các rủi ro, nâng cao và hồn thiện các quy định pháp
luật mang lại lợi ích và hiệu quả cho các bên thanh toán.

2. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu đầu tiên của đề tài là nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản
bao gồm cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về thanh toán hợp đồng ngoại thương.
Quan trọng hơn hết là lý luận liên quan đến việc thực hiện hợp đồng như giao
nhận hàng hóa và thanh tốn tiền hàng, phân tích một số quy định pháp luật
điều chỉnh hoạt động thanh toán hợp đồng ngoại thương.
Mục tiêu thứ hai là đi vào phân tích và đánh giá về tình hình thanh tốn
hợp đồng ngoại thương trong các năm gần đây tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn
Thương Tín – Chi nhánh Phương Nam. Trên cơ sở những vấn đề lý luận cơ
bản về thanh toán hợp đồng ngoại thương, tác giả nhận diện được những vấn
đề pháp lý phát sinh trong quá trình thanh toán.
Mục tiêu thứ ba là đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế những rủi ro pháp

lý phát sinh trong thanh toán hợp đồng ngoại thương tại Ngân hàng TMCP
Sài Gịn Thương Tín – Chi nhánh Phương Nam từ việc phân tích, đánh giá
q trình thanh tốn tại cơ quan thực tập.

3. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp
như phân tích, so sánh, tổng hợp, suy luận logic để nghiên cứu làm sáng tỏ
các vấn đề lý luận, nhận diện các vấn đề pháp lý có thể phát sinh trong q
trình thanh tốn, từ đó đưa ra giải pháp hạn chế những rủi ro pháp lý trong
thanh toán hợp đồng ngoại thương tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín
– Chi nhánh Phương Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Tình hình thanh tốn hợp đồng ngoại thương tại
Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín – Chi nhánh Phương Nam trong 3
năm gần đây.
2


4. Kết cấu đề tài:
Phần mở đầu: Lý do chọn đề tài, mục tiêu, phạm vi, ý nghĩa thực tiễn,
kết cấu đề tài.
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về thanh toán hợp đồng ngoại
thương.
Chương 2: Một số vấn đề pháp lý trong thanh toán hợp đồng ngoại
thương tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín – Chi nhánh Phương Nam.
Chương 3: Một số giải pháp hạn chế rủi ro pháp lý trong thanh toán hợp
đồng ngoại thương tại Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín – Chi nhánh
Phương Nam.
Phần kết luận

3



CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ
THANH TOÁN HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG
1.1

Cơ sở lý luận về thanh toán hợp đồng ngoại thương:

1.1.1 Khái niệm hợp đồng ngoại thương:
Quan hệ trao đổi hàng hóa quốc tế ngày càng được phát triển cả về
chiều sâu và chiều rộng. Hoạt động mua bán hàng hóa nói chung và hoạt động
mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng là một lĩnh vực phức tạp địi hỏi phải có
cơ sở pháp lý thể hiện dưới một hình thức nhất định – đó là hợp đồng.
Hợp đồng ngoại thương trước hết là một hợp đồng mua bán hàng hóa
do đó nó có đầy đủ các yếu tố của một hợp đồng mua bán hàng hóa thơng
thường. Trong mọi hợp đồng mua bán bao giờ cũng có ít nhất hai bên chủ thể
là bên bán và bên mua với các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng liên quan đến
việc giao hàng và trả tiền. Tuy nhiên, điểm khác biệt của hợp đồng ngoại
thương so với hợp đồng mua bán hàng hóa thơng thường là yếu tố nước ngồi
có trong hợp đồng bao gồm: chủ thể của hợp đồng, đối tượng của hợp đồng
và đồng tiền thanh toán. Để xác định một hợp đồng mua bán là hợp đồng mua
bán quốc tế, các luật gia thường dựa trên một số tiêu chí sau:
Thứ nhất, hợp đồng mua bán có tính chất quốc tế nếu trụ sở kinh doanh
của bên mua và bên bán được đăng ký tại hai quốc gia khác nhau.
Thứ hai, hợp đồng mua bán có tính chất quốc tế nếu đối tượng của hợp
đồng là hàng hóa phải được giao tại một nước khác với nước mà hàng hóa đó
được tồn trữ hoặc sản xuất ra khi hợp đồng được ký kết.
Thứ ba, đồng tiền thanh toán trong hợp đồng là ngoại tệ đối với một
trong hai bên ký kết.

Ngoài ra, Công ước Viên 1980 của Liên Hiệp Quốc về Hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế cũng đưa ra tiêu chuẩn để xác định tính chất quốc tế của

4


hợp đồng ngoại thương là các bên ký kết hợp đồng có trụ sở thương mại tại
các nước khác nhau.
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm hợp đồng ngoại
thương. Tuy vậy, cho đến nay luật pháp các nước cũng như các điều ước quốc
tế chưa có khái niệm thống nhất về loại hợp đồng này. Do đó, từ các ý phân
tích phía trên có thể khái qt về hợp đồng ngoại thương như sau: Hợp đồng
ngoại thương hay cịn gọi là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là sự thỏa
thuận của bên mua và bên bán giữa hai nước khác nhau, trong đó quy định
bên bán phải cung cấp hàng hóa, chuyển giao các chứng từ có liên quan đến
hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua, cịn bên mua phải thanh
tốn cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa.
1.1.2 Đặc điểm:
Một hợp đồng ngoại thương có những đặc điểm như sau:
• Chủ thể ký kết hợp đồng là các bên có trụ sở thương mại tại các nước
khác nhau. Trường hợp chủ thể ký kết là các bên khơng có trụ sở
thương mại thì sẽ căn cứ vào nơi cư trú của họ, vấn đề quốc tịch của
các bên khơng có ý nghĩa trong việc xác định yếu tố nước ngoài của
hợp đồng ngoại thương, dù người mua và người bán có quốc tịch khác
nhau nhưng nếu việc mua bán được thực hiện trên lãnh thổ của cùng
một quốc gia thì hợp đồng mua bán cũng khơng mang tính chất quốc tế.
• Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa được chuyển từ nước này sang
nước khác.
• Chào hàng và chấp nhận chào hàng có thể được lập ở những nước khác
nhau.

• Đồng tiền tính giá và đồng tiền thanh toán giữa các bên mua bán
thường là ngoại tệ đối với ít nhất một trong các bên ký kết. Các bên có
thể thoả thuận đồng tiền thanh tốn là đồng tiền của bên bán hoặc bên
mua hoặc của một nước thứ ba bất kỳ.
1.1.3 Các nguồn luật áp dụng trong hợp đồng mua bán ngoại thương:
5


Hợp đồng mua bán ngoại thương dù được ký kết dưới bất kỳ hình thức
nào, chi tiết đến đâu cũng khơng thể dự kiến được những vấn đề, những tình
huống phát sinh trong thực tế. Nếu như hợp đồng mua bán trong nước thường
do luật trong nước điều chỉnh thì luật điều chỉnh hợp đồng ngoại thương hết
sức đa dạng và phức tạp. Quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan được quy
định trong hợp đồng có thể được điều chỉnh bởi luật quốc gia, Điều ước quốc
tế về thương mại, tập quán thương mại quốc tế hoặc thậm chí có thể là án lệ.
Luật điều chỉnh hợp đồng ngoại thương bắt buộc các bên phải thực hiện nghĩa
vụ của mình và đó cũng là cơ sở để giải quyết các tranh chấp phát sinh.
1.1.4 Phân loại hợp đồng ngoại thương:
• Căn cứ theo thời gian thực hiện hợp đồng:
+ Hợp đồng ngắn hạn: là loại hợp đồng được ký kết trong thời gian tương
đối ngắn, và sau một lần thực hiện thì hai bên đã hồn thành nghĩa vụ của
mình.
+ Hợp đồng dài hạn: là loại hợp đồng được ký kết và thực hiện trong thời
gian dài, việc giao hàng được tiến hành làm nhiều lần.
• Căn cứ theo nội dung của hợp đồng:
+ Hợp đồng xuất khẩu: là hợp đồng bán hàng cho nước ngoài nhằm thực
hiện việc chuyển giao hàng hóa đó ra nước ngồi.
+ Hợp đồng nhập khẩu: là hợp đồng mua hàng của nước ngồi để đưa
hàng hóa đó vào nước mình nhằm phục vụ cho tiêu dùng trong nước hoặc
phục vụ các ngành sản xuất, chế biến trong nước.

+ Hợp đồng tái xuất khẩu: là hợp đồng xuất khấu những hàng mà trước kia
đã nhập từ nước ngồi, khơng qua tái chế hay sản xuất gì trong nước.
+ Hợp đồng tái nhập khẩu: là hợp đồng mua những hàng hóa do nước
mình sản xuất đã bán ra nước ngoài và chưa qua chế biến gì ở nước ngồi.
• Căn cứ theo hình thức của hợp đồng:
+ Hợp đồng bằng lời nói
6


+ Hợp đồng bằng văn bản
+ Hợp đồng theo hình thức mặc nhiên
1.1.5 Nội dung hợp đồng ngoại thương:
Nội dung của hợp đồng ngoại thương được thể hiện dưới dạng các điều
khoản cụ thể do các bên thỏa thuận về các vấn đề pháp lý liên quan đến việc
thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng. Trong hoạt
động mua bán hàng hóa, các bên có quyền thỏa thuận các nội dung khơng trái
với quy định của pháp luật, phù hợp với nguyên tắc tự do, tự nguyện, thỏa
thuận. Tùy thuộc vào thực tiễn giao kết hợp đồng mà các bên có thể thỏa
thuận nội dung của hợp đồng bao gồm các nội dung về tên hàng, số lượng,
chất lượng, giá cả, thanh toán (thời hạn, địa điểm, phương thức thanh toán),
giao nhận (thời hạn, địa điểm, phương thức giao nhận), bảo hành, chuyển rủi
ro, chuyển quyền sở hữu, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và việc áp dụng
các chế tài trong thương mại, giải quyết tranh chấp và các nội dung khác có
liên quan.1
1.1.6 Thực hiện hợp đồng ngoại thương:
1.1.6.1

Giao, nhận hàng hóa:

Nghĩa vụ giao hàng là nghĩa vụ cơ bản nhất của bên bán theo đó bên

bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng,
chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp
đồng. Ngoài ra, bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thỏa
thuận trong hợp đồng. Nếu các bên có thỏa thuận về việc giao chứng từ thì
bên bán có nghĩa vụ giao chứng từ liên quan đến hàng hóa cho bên mua trong
thời hạn, tại địa điểm và bằng phương thức đã thỏa thuận. Trường hợp khơng
có thỏa thuận cụ thể, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chứng từ liên quan
theo quy định của pháp luật. Tương ứng với nghĩa vụ giao hàng của bên bán
là nghĩa vụ nhận hàng của bên mua. Theo đó, bên mua có nghĩa vụ nhận hàng
theo thỏa thuận và thực hiện những công việc hợp lý để giúp bên bán giao
hàng. Nghĩa vụ nhận hàng của bên mua không chỉ là nghĩa vụ tiếp nhận hàng
1

Phan Huy Hồng (Chủ biên), (2014), Giáo trình pháp luật về thương mại và dịch vụ, NXB Hồng Đức – Hội
Luật Gia, tr.92, 93

7


hóa về mặt thực tế mà cịn là nghĩa vụ thực hiện những công việc hợp lý để
giúp bên bán giao hàng như cung cấp thông tin hỗ trợ việc giao hàng, hướng
dẫn địa điểm và cách thức phù hợp cho việc bốc dỡ hàng hóa, chuẩn bị nhân
sự và cơ sở vật chất sẵn sàng cho việc tiếp nhận hàng hóa... Việc bên mua
khơng tiếp nhận hàng hóa hoặc chậm tiếp nhận hàng hóa khi bên bán giao
hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng cấu thành vi phạm nghĩa vụ nhận hàng
và phải gánh chịu các chế tài tương ứng cho hành vi vi phạm theo thỏa thuận
hoặc theo quy định của pháp luật. 2
Nghĩa vụ giao hàng phù hợp với hợp đồng là nghĩa vụ cơ bản của bên
bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Theo đó, bên bán phải giao hàng theo
thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo

quản và các quy định khác trong hợp đồng. Như vậy, thỏa thuận trong hợp
đồng là căn cứ quan trọng để xác định hàng hóa được giao là hàng hóa phù
hợp với hợp đồng hay không. Trường hợp hợp đồng không có quy định cụ thể
thì hàng hóa được coi là khơng phù hợp với hợp đồng khi hàng hóa đó thuộc
một trong các trường hợp sau: thứ nhất là hàng hóa khơng phù hợp với mục
đích sử dụng thơng thường của các hàng hóa cùng chủng loại; thứ hai là hàng
hóa khơng phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên
bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng; thứ ba là
hàng hóa khơng đảm bảo chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hóa mà
bên bán đã giao cho bên mua; thứ tư là hàng hóa khơng được bảo quản, đóng
gói theo cách thức thơng thường đối với loại hàng hóa đó hoặc khơng theo
cách thức thích hợp để bảo quản hàng hóa trong trường hợp khơng có cách
thức bảo quản thơng thường.3
Bên cạnh đó, bên bán cũng có nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu đối với
hàng hóa. Theo đó, bên bán phải đảm bảo quyền sở hữu của bên mua đối với
hàng hóa đã bán khơng bị tranh chấp bởi bên thứ ba, hàng hóa đó phải hợp
pháp và việc chuyển giao hàng hóa là hợp pháp. Bên bán cũng phải đảm bảo
2

Phan Huy Hồng (Chủ biên), (2014), Giáo trình pháp luật về thương mại và dịch vụ, NXB Hồng Đức – Hội
Luật Gia, tr.94, 95
3
Phan Huy Hồng (Chủ biên), (2014), Giáo trình pháp luật về thương mại và dịch vụ, NXB Hồng Đức – Hội
Luật Gia, tr.99, 100

8


quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa như khơng được bán hàng hóa vi phạm
quyền sở hữu trí tuệ và phải chịu trách nhiệm trong trường hợp có tranh chấp

liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa đã bán. Đồng thời với
nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu đối với hàng hóa, bên bán có nghĩa vụ
chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua. Trừ trường hợp pháp luật
có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, quyền sở hữu được chuyển
từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao.4
1.1.6.2

Thanh tốn tiền hàng:

Trong hợp đồng mua bán hàng hóa, nghĩa vụ thanh tốn tiền hàng nhằm
đổi lại quyền sở hữu hàng hóa phù hợp với hợp đồng thể hiện tính chất của
một hợp đồng song vụ có đền bù. Nghĩa vụ thanh tốn tiền hàng là một trong
những nghĩa vụ cơ bản nhất của bên mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa.
Bên mua phải tuân thủ các phương thức thanh toán, thực hiện việc thanh tốn
theo trình tự thủ tục đã thỏa thuận và theo quy định của pháp luật. Bên mua
thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng với
những nội dung cụ thể về thanh toán như giá cả, trình tự, thủ tục, phương thức
thanh tốn, địa điểm thanh toán, thời hạn thanh toán và các nội dung khác liên
quan đến việc thực hiện thanh toán.5

1.2 Cơ sở pháp lý về thanh toán hợp đồng ngoại thương:
1.2.1 Tổng quan cơ sở pháp lý về thanh toán hợp đồng ngoại thương:
Trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, các hoạt động thương mại phải tuân
theo Luật thương mại và pháp luật có liên quan (Khoản 1 Điều 1 và Khoản 1
Điều 4 Luật thương mại). Tuy nhiên, các bên trong giao dịch thương mại có
yếu tố nước ngồi được thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán
thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập qn thương mại quốc tế đó
khơng trái với các ngun tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam (Khoản 2 Điều
5 Luật thương mại). Ngoài ra, đối với các hoạt động thương mại không được
4


Phan Huy Hồng (Chủ biên), (2014), Giáo trình pháp luật về thương mại và dịch vụ, NXB Hồng Đức – Hội
Luật Gia, tr.129,130
5
Phan Huy Hồng (Chủ biên), (2014), Giáo trình pháp luật về thương mại và dịch vụ, NXB Hồng Đức – Hội
Luật Gia, tr.131,132

9


quy định trong Luật thương mại và trong các luật khác thì áp dụng quy định
của Bộ luật dân sự (Khoản 3 Điều 4 Luật thương mại) vì về mặt nguyên tắc
Bộ luật dân sự được áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi, trừ
trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên có quy định khác (Khoản 3 Điều 2 Bộ luật dân sự).6
Nghĩa vụ thanh tốn hợp đồng mua bán tài sản nói chung được quy
định một cách khái quát tại Điều 438 Bộ luật dân sự 2005, theo đó bên mua
phải trả đủ tiền vào thời điểm và tại địa điểm đã thỏa thuận, nếu khơng có
thỏa thuận thì bên mua phải trả đủ tiền vào thời điểm và tại địa điểm giao tài
sản. Bên cạnh đó, bên mua phải trả lãi kể từ ngày chậm trả theo quy định trừ
trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Nếu như giao vật được coi là nghĩa vụ cơ bản của bên bán thì trả tiền là
nghĩa vụ cơ bản của bên mua. Chỉ khi nào hai nghĩa vụ trên được thực hiện
đúng và đầy đủ, quyền và lợi ích của các bên mới được thỏa mãn. Bên mua có
thể trả tiền vào thời điểm trước hoặc sau khi đã nhận vật tại nơi cư trú, trụ sở
của bên có quyền hay bất cứ nơi nào khác theo sự thỏa thuận giữa các bên về
thời điểm và địa điểm trả tiền. Nếu các bên khơng có thỏa thuận thì theo quy
định của pháp luật bên mua phải thanh toán đầy đủ cho bên bán vào thời điểm
và tại địa điểm bên mua được giao tài sản. Trong trường hợp bên mua chậm
trả tiền so với thời điểm mà các bên đã thỏa thuận, bên mua buộc phải trả lãi

đối với số tiền chậm trả đó theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công
bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh tốn trừ trường hợp
có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Ngồi ra, do hợp đồng ngoại thương là loại hợp đồng mua bán hàng
hóa mà chủ thể ký kết là hai bên mua bán có trụ sở thương mại tại các nước
khác nhau nên nghĩa vụ thanh toán hợp đồng này cịn được điều chỉnh bởi
Luật thương mại 2005, theo đó bên mua có nghĩa vụ thanh tốn tiền mua hàng
và nhận hàng theo thỏa thuận. Bên mua phải tuân thủ các phương thức thanh
toán, thực hiện việc thanh toán theo trình tự, thủ tục đã thỏa thuận và theo quy
định của pháp luật. Bên mua vẫn phải thanh toán tiền mua hàng trong trường
6

Nguyễn Trung Nam, (2010), Việt Nam tham gia Cơng ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế (CISG)Lợi ích và hạn chế, tr.7, 8

10


hợp hàng hóa mất mát, hư hỏng sau thời điểm rủi ro được chuyển từ bên bán
sang bên mua, trừ trường hợp mất mát, hư hỏng do lỗi của bên bán gây ra.
Như vậy, theo quy định của Luật thương mại ngồi nghĩa vụ thanh tốn
tiền hàng bên mua cịn có nghĩa vụ nhận hàng theo thỏa thuận. Bên mua phải
tuân thủ các phương thức thanh toán, thực hiện việc thanh tốn theo trình tự,
thủ tục đã thỏa thuận và theo quy định của pháp luật. Do việc giao dịch, ký
kết và thực hiện hợp đồng ngoại thương giữa các bên ở cách xa về mặt địa lý
nên việc thanh toán phải tuân thủ đúng các phương thức đặc thù về thanh tốn
quốc tế, bên cạnh đó việc thanh tốn này cũng chịu sự điều chỉnh của pháp
luật của một trong hai bên ký kết hoặc nước thứ ba. Khác với các quy định
trong Bộ luật dân sự, Luật thương mại cũng quy định thêm về nghĩa vụ phải
thanh toán tiền mua hàng của bên mua trong trường hợp hàng hoá mất mát,
hư hỏng sau thời điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua, tức là

trong trường hợp việc mất mát, hư hỏng hàng hóa xảy ra sau khi rủi ro chuyển
sang bên mua mà không do lỗi của bên bán gây ra không miễn trừ cho bên
mua nghĩa vụ thanh tốn tiền hàng.
1.2.2 Phân tích một số quy định cụ thể:
1.2.2.1

Giá và phương thức thanh toán:

Giá cả và phương thức thanh toán là một trong những nội dung cơ bản
của hợp đồng ngoại thương. Về nguyên tắc, giá thanh toán trong hợp đồng do
các bên thỏa thuận xuất phát từ nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng. Trường
hợp khơng có thỏa thuận về giá hàng hóa, khơng có thỏa thuận về phương
pháp xác định giá và cũng khơng có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá thì theo
quy định tại Điều 52, 53 Luật thương mại, giá của hàng hóa được xác định
theo giá của loại hàng hóa đó trong các điều kiện tương tự về phương thức
giao hàng, thời điểm mua bán hàng hóa, thị trường địa lý, phương thức thanh
tốn và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá. Trừ trường hợp có thỏa
thuận khác, nếu giá được xác định theo trọng lượng của hàng hóa thì trọng
lượng đó là trọng lượng tịnh. 7 Theo đó, nếu khơng có thỏa thuận thì giá thanh
7

Phan Huy Hồng (Chủ biên), (2014), Giáo trình pháp luật về thương mại và dịch vụ, NXB Hồng Đức – Hội
Luật Gia, tr.133

11


toán sẽ được xác định theo giá của loại hàng hóa đó trong các điều kiện tương
tự về phương thức giao hàng, thời điểm mua bán hàng hóa, thị trường địa lý,
phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến đến giá,

trường hợp nếu giá được xác định theo trọng lượng của hàng hóa thì trọng
lượng đó là trọng lượng tịnh.
Khác với Luật thương mại, theo quy định tại Điều 431 Bộ luật dân sự
thì giá vẫn do các bên thỏa thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu
của các bên, trong trường hợp các bên thỏa thuận thanh toán theo giá thị
trường thì giá được xác định tại địa điểm và thời điểm thanh toán. Đối với tài
sản trong giao dịch dân sự mà Nhà nước có quy định khung giá thì các bên
thỏa thuận theo quy định đó. Các bên cũng có thể thỏa thuận áp dụng hệ số
trượt giá khi có biến động về giá. Thỏa thuận về giá có thể là mức giá cụ thể
hoặc một phương pháp xác định giá, trong trường hợp thỏa thuận mức giá
hoặc phương pháp xác định giá khơng rõ ràng thì giá của tài sản được xác
định căn cứ vào giá thị trường tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng.
Như vậy, ngồi việc thỏa thuận các bên cũng có thể yêu cầu cá nhân
hoặc tổ chức (gọi chung là người thứ ba) xác định giá mua bán, bên cạnh đó
quyền thỏa thuận về giá cả của các bên cũng bị hạn chế trong trường hợp Nhà
nước có quy định về khung giá. Trong trường hợp này, các bên thỏa thuận
trong phạm vi khung giá mà Nhà nước đã quy định, không được thấp hơn
hoặc cao hơn. Căn cứ để định giá mua bán rất đa dạng nhưng chủ yếu là phụ
thuộc vào chất lượng, giá trị nói chung và giá trị sử dụng nói riêng. Tuy
nhiên, các bên cũng có thể thỏa thuận thanh toán theo giá thị trường. Giá thị
trường được xác định tại địa điểm và thời điểm thanh tốn. Để đề phịng khi
có biến động về giá do đồng tiền bị lạm phát thì các bên vẫn có thể thỏa thuận
việc áp dụng hệ số trượt giá. Ngồi ra, giá của hàng hóa cịn có thể được xác
định theo mức giá cụ thể hoặc theo một phương pháp xác định giá. Nếu các
bên trong hợp đồng mua bán có thỏa thuận mức giá hoặc phương pháp định
giá nhưng lại khơng cụ thể rõ ràng thì giá của hàng hóa được xác định căn cứ
vào giá thị trường tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng.

12



Về phương thức thanh tốn thì theo quy định tại Điều 431 Bộ luật dân
sự, phương thức thanh toán cụ thể sẽ phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các
bên. Bên mua có thể giao tiền mua một lần vào thời điểm bên bán giao hàng
hoặc cũng có thể thanh toán làm nhiều lần, các lần thanh toán tiếp theo có thể
tính lãi hoặc khơng. Bên cạnh đó, trong Luật thương mại cũng khơng có bất
kỳ quy định nào về phương thức thanh toán bắt buộc đối với các bên trong
hợp đồng ngoại thương, bên mua chỉ cần tuân thủ các phương thức thanh
toán, thực hiện việc thanh toán theo trình tự, thủ tục đã thỏa thuận và theo quy
định của pháp luật.
1.2.2.2

Địa điểm thanh toán:

Địa điểm thanh toán theo sự thỏa thuận của các bên. Trường hợp khơng
có thỏa thuận về địa điểm thanh tốn cụ thể thì theo Điều 54 Luật thương mại,
bên mua phải thanh toán cho bên bán tại địa điểm kinh doanh của bên bán
được xác định vào thời điểm giao kết hợp đồng, nếu khơng có địa điểm kinh
doanh thì tại nơi cư trú của bên bán. Ngồi ra, bên mua cũng có thể thanh toán
tại địa điểm giao hàng hoặc giao chứng từ, nếu việc thanh toán được tiến hành
đồng thời với việc giao hàng hoặc giao chứng từ. Theo pháp luật doanh
nghiệp Việt Nam, địa điểm kinh doanh là nơi hoạt động kinh doanh cụ thể của
doanh nghiệp được tổ chức thực hiện, địa điểm kinh doanh có thể ngồi địa
chỉ đăng ký trụ sở chính. 8
Như vậy, trong trường hợp khơng có thỏa thuận, bên mua phải thanh
tốn cho bên bán tại nơi hoạt động kinh doanh cụ thể của bên bán, nơi này có
thể là nơi đăng ký trụ sở chính, nếu bên bán khơng có địa điểm kinh doanh cụ
thể thì bên mua có thể thanh tốn tại nơi cư trú của bên bán. Ngoài ra, đối với
trường hợp việc thanh toán được tiến hành đồng thời với việc giao hàng thì
bên mua có thể thanh tốn cho bên bán tại địa điểm giao hàng hoặc giao

chứng từ.
1.2.2.3

Thời hạn thanh tốn:

8

Phan Huy Hồng (Chủ biên), (2014), Giáo trình pháp luật về thương mại và dịch vụ, NXB Hồng Đức – Hội
Luật Gia, tr.134

13


Thời hạn thanh toán theo sự thỏa thuận giữa các bên. Trường hợp
khơng có thỏa thuận thì Điều 55 Luật thương mại quy định bên mua phải
thanh toán cho bên bán vào thời điểm bên bán giao hàng hoặc giao chứng từ
liên quan đến hàng hóa. Bên mua khơng có nghĩa vụ thanh tốn cho đến khi
có thể kiểm tra xong hàng hóa trong trường hợp có thỏa thuận về việc bên
mua kiểm tra hàng hóa trước khi giao. Quy định về thời hạn thanh toán theo
Điều 55 thể hiện sự cân bằng nhất định về lợi ích của các bên theo nguyên tắc
hàng được giao để đổi lại việc thanh toán tiền. Tuy nhiên, trong một số trường
hợp, khi các bên khơng thỏa thuận thời hạn thanh tốn thì việc áp dụng quy
định của pháp luật có thể dẫn đến những bất lợi nhất định, nhất là trường hợp
hợp đồng quy định việc vận chuyển. Bởi vì nếu các bên có thỏa thuận việc
kiểm tra hàng, bên bán thơng thường sẽ hoãn việc giao chứng từ cho đến khi
hàng hóa được chuyển tới địa điểm đến vì bên này bị ràng buộc bởi điều kiện
bên mua khơng có nghĩa vụ thanh tốn cho đến khi có thể kiểm tra xong hàng
hóa. Việc hỗn lại nghĩa vụ thanh tốn cho đến khi hàng được chuyển tới địa
điểm đến có thể phát sinh những hạn chế bất lợi cho bên bán liên quan đến
việc xử lý hàng hóa khi bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán, nhất là trong

trường hợp các bên ở cách xa nhau theo vị trí địa lý. Vì vậy, nếu khơng thỏa
thuận một thời điểm thanh tốn xác định, trong trường hợp hợp đồng có quy
định về việc vận chuyển và kiểm tra hàng hóa, bên bán có thể cân nhắc việc
thỏa thuận một bên thứ ba đại diện cho bên mua thực hiện việc kiểm tra hàng
hóa trước khi hàng được giao cho người vận chuyển và cấp chứng nhận xác
nhận hàng hóa phù hợp với hợp đồng. Bên mua trên cơ sở này có thể thanh
toán cho bên bán khi bên bán giao vận đơn mà khơng nhất thiết phải hỗn
việc thanh tốn cho đến khi hàng được chuyển tới địa điểm đến. Thỏa thuận
như vậy có thể cân bằng lợi ích của các bên.9
Bên cạnh đó, liên quan đến nghĩa vụ thanh tốn đúng hạn của bên mua,
theo quy định tại Điều 306 Luật thương mại, trường hợp bên mua chậm thanh
toán tiền hàng và các chi phí hợp lý khác thì bên bán có quyền yêu cầu trả tiền
lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường
9

Phan Huy Hồng (Chủ biên), (2014), Giáo trình pháp luật về thương mại và dịch vụ, NXB Hồng Đức – Hội
Luật Gia, tr.134,135

14


tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả trừ trường hợp có
thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Pháp luật dân sự khơng có điều khoản cụ thể quy định về thời hạn
thanh toán tuy nhiên theo khoản 3 Điều 432 Bộ luật dân sự về thời hạn thực
hiện hợp đồng mua bán thì nếu các bên khơng có thỏa thuận về thời hạn thanh
tốn thì bên mua phải thanh tốn ngay khi nhận tài sản tức là về nguyên tắc
các bên phải thỏa thuận về thời hạn thanh tốn, nếu khơng có thỏa thuận về
thời hạn này thì bên mua phải thanh tốn cho bên bán ngay khi nhận tài sản.
Điều khoản này cũng hoàn toàn phù hợp và tương đồng với quy định tại Điều

55 Luật thương mại vừa phân tích phía trên.
1.2.2.4

Một số quy định về việc ngừng thanh toán tiền mua hàng:

Theo quy định tại Điều 51 Luật thương mại, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác, bên mua có quyền ngừng thanh toán tiền mua hàng trong những
trường hợp sau:
Một là, bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối thì có quyền
tạm ngừng việc thanh tốn.
Hai là, bên mua có bằng chứng về việc hàng hóa đang là đối tượng bị
tranh chấp thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi việc tranh chấp đã
được giải quyết.
Ba là, bên mua có bằng chứng về việc bên bán đã giao hàng khơng phù
hợp với hợp đồng thì có quyền tạm ngừng thanh tốn cho đến khi bên bán đã
khắc phục sự khơng phù hợp đó.
Trường hợp ngừng thanh toán theo quy định mà bằng chứng do bên
mua đưa ra không xác thực, gây thiệt hại cho bên bán thì bên mua phải bồi
thường thiệt hại đó và chịu các chế tài khác theo quy định.
Ở đây, hành vi lừa dối của bên bán trong hợp đồng được hiểu là hành vi
cố ý, có chủ đích từ trước của bên bán nhằm làm cho bên mua hiểu sai lệch về
chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của hợp đồng nên bên mua
mới xác lập hợp đồng đó. Tuy nhiên, tại khoản 4 Điều 51 cũng có nêu rõ về
trường hợp tạm ngừng thanh tốn vì hàng hóa đang là đối tượng bị tranh chấp
15


×