Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Một số vấn đề pháp lý về chào bán chứng khoán ra công chúng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 121 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT




PHẠM THỊ THANH HƯƠNG





MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ
VỀ CHÀO BÁN CHỨNG KHOÁN RA CÔNG CHÚNG
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC








HÀ NỘI – 2010







ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT



PHẠM THỊ THANH HƯƠNG



MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ
VỀ CHÀO BÁN CHỨNG KHOÁN RA CÔNG CHÚNG
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC

Chuyên ngành : Luật quốc tế
Mã số : 60 38 60


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. Nông Quốc Bình



HÀ NỘI - 2010



MỤC LỤC



Trang

Trang phụ bìa


Lời cam đoan


Mục lục


Danh mục các chữ viết tắt


Danh mục các bảng


MỞ ĐẦU
1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÀO BÁN CHỨNG
KHOÁN RA CÔNG CHÚNG
8
1.1.
Khái niệm chung
8

1.1.1.
Khái niệm về chứng khoán và thị trường chứng khoán
8
1.1.2.
Khái niệm về chào bán chứng khoán ra công chúng
18
1.2.
Vai trò và đặc điểm của hoạt động chào bán chứng khoán
ra công chúng
21
1.2.1.
Vai trò của hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng
21
1.2.2.
Các đặc điểm cơ bản của hoạt động chào bán chứng khoán
ra công chúng
22
1.2.2.1.
Chủ thể chào bán chứng khoán ra công chúng
22
1.2.2.2.
Phạm vi và đối tượng chào bán chứng khoán
28
1.2.2.3.
Về cách thức chào bán chứng khoán
29
1.2.2.4.
Về pháp luật điều chỉnh
30
1.2.2.5.

Các hình thức chào bán chứng khoán
31
1.3.
Tæ chøc quèc tÕ c¸c ñy ban chøng kho¸n (iosco)
32
1.3.1.
Sự hình thành, phát triển của IOSCO
32
1.3.2.
Các nguyên tắc của IOSCO
33
1.3.3.
Các nguyên tắc của IOSCO đối với hoạt động chào bán
chứng khoán ra công chúng
36
1.3.3.1.
Nguyên tắc về hoạt động công bố thông tin của tổ chức
phát hành
36
1.3.3.2.
Nguyên tắc đối xử công bằng
37
1.3.3.3.
Nguyên tắc kế toán, kiểm toán theo thông lệ quốc tế
38
1.3.4.
Việt Nam và IOSCO
38

Chương 2: PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHÀO BÁN CHỨNG

KHOÁN RA CÔNG CHÚNG TRONG TƯƠNG QUAN
SO SÁNH VỚI QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CỦA MỘT
SỐ NƯỚC
42
2.1.
Khung pháp lý của một số nước và của Việt Nam về chào
bán chứng khoán ra công chúng
42
2.1.1.
Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động chào bán chứng khoán
ra công chúng của một số nước
42
2.1.1.1.
Nhóm văn bản pháp luật chung về chứng khoán và thị
trường chứng khoán
42
2.1.1.2.
Nhóm văn bản pháp luật chuyên ngành về chứng khoán và
thị trường chứng khoán
43
2.1.2.
Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động chào bán chứng khoán
ra công chúng của Việt Nam
47
2.2.
Một số nội dung cơ bản của pháp luật về chào bán chứng
khoán ra công chúng của Việt Nam và một số nước
51
2.2.1.
Phương thức quản lý đối với hoạt động chào bán chứng

khoán ra công chúng
51
2.2.2.
Điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng
57
2.2.3.
Thủ tục thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng
65
2.2.3.1.
Cơ chế quản lý nhà n-ớc đối với hoạt động chào bán chứng
khoán ra công chúng
65
2.2.3.2.
H s ng ký cho bỏn chng khoỏn ra cụng chỳng
74
2.3.
Mt s nhn xột v phỏp lut cho bỏn chng khoỏn ra
cụng chỳng ca Vit Nam so sỏnh vi phỏp lut ca mt s
nc
78
2.3.1.
V h thng phỏp lut
78
2.3.2.
V mt s ni dung c bn ca phỏp lut cho bỏn chng
khoỏn ra cụng chỳng
80

Chng 3: THC TRNG THC THI PHP LUT V CHO
BN CHNG KHON RA CễNG CHNG TI VIT

NAM V MT S XUT NHM HON THIN
PHP LUT V CHO BN CHNG KHON RA
CễNG CHNG
82
3.1.
Thc trng thc thi phỏp lut v cho bỏn chng khoỏn ra
cụng chỳng ti Vit Nam
82
3.2.
Mt s xut hon thin quy nh phỏp lut Vit Nam v
cho bỏn chng khoỏn ra cụng chỳng phự hp vi lut
phỏp v thụng l quc t
90
3.2.1.
Yờu cu hon thin h thng phỏp lut v cho bỏn chng
khoỏn ra cụng chỳng
90
3.2.2.
Mt s xut, gii phỏp c th
92
3.2.2.1.
Hon thin nhúm vn bn phỏp lut chuyờn ngnh v cho
bỏn chng khoỏn ra cụng chỳng
92
3.2.2.2.
Hon thin nhúm vn bn phỏp lut chung v cho bỏn
chng khoỏn ra cụng chỳng
101

KT LUN

108

DANH MC MT S CễNG TRèNH TC GI THAM GIA
110

DANH MC TI LIU THAM KHO
111




DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

SGDCK
: Sở giao dịch chứng khoán
TTCK
: Thị trường chứng khoán
UBCKNN
: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước




Danh môc c¸c b¶ng

Sè hiÖu
b¶ng
Tªn b¶ng
Trang
2.1

So sánh về đặc điểm của hoạt động chào bán chứng khoán
ra công chúng và hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ
31
2.2
Bảng so sánh các cơ chế quản lý nhà nước đối với hoạt
động chào bán chứng khoán ra công chúng
65


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Thị trường chứng khoán (TTCK) đang ngày càng đóng vai trò là kênh
dẫn vốn, huy động vốn quan trọng trong phát triển kinh tế. Đề án phát triển thị
trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 do Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt đã đặt ra mục tiêu tổng quát, đó là phải:
Phát triển nhanh, đồng bộ, vững chắc thị trường vốn Việt
Nam, trong đó thị trường chứng khoán đóng vai trò chủ đạo; từng
bước đưa thị trường vốn trở thành một cấu thành quan trọng của thị
trường tài chính, góp phần đắc lực trong việc huy động vốn cho đầu
tư phát triển và cải cách nền kinh tế; từng bước nâng cao khả năng
cạnh tranh và chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế [10].
Luật Chứng khoán được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006
đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong việc xây dựng khung pháp
lý cho hoạt động của TTCK Việt Nam nói chung và hoạt động phát hành,
chào bán chứng khoán huy động vốn của các loại hình doanh nghiệp nói
riêng. Với phạm vi điều chỉnh rộng, Luật Chứng khoán quy định hoạt động
chào bán chứng khoán ra công chúng của các đối tượng là công ty cổ phần,
công ty trách nhiệm hữu hạn, các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài chuyển đổi thành công ty cổ phần tạo ra sự thống nhất
trong quản lý nhà nước đối với hoạt động chào bán chứng khoán ra công
chúng. Lần đầu tiên tại Luật Chứng khoán đã quy định cho phép các doanh
nghiệp Việt Nam được chào bán chứng khoán huy động vốn trên TTCK quốc
tế. Với quy định này, một mặt mở ra kênh huy động vốn vô cùng quan trọng
cho doanh nghiệp Việt Nam; mặt khác, cũng tạo điều kiện cho các nhà đầu tư
nước ngoài được tham gia góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam, phù
hợp với các cam kết của Việt Nam trong hội nhập thị trường vốn quốc tế.

2
Tuy nhiên, thực tế thi hành pháp luật về chứng khoán và TTCK trong
thời gian qua cho thấy pháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng đã
bộc lộ nhiều điểm hạn chế, vướng mắc, gây khó khăn cho các doanh nghiệp
trong quá trình chào bán chứng khoán huy động vốn, cụ thể như: Luật Chứng
khoán mới chỉ giới hạn điều chỉnh về hoạt động chào bán chứng khoán ra
công chúng, chưa quy định thế nào là hoạt động phát hành riêng lẻ. Các quy
định về khái niệm, về điều kiện, thủ tục chào bán chứng khoán ra công chúng
hiện nay chưa rõ ràng và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Mặc dù pháp luật
đã bước đầu điều chỉnh về hoạt động chào bán chứng khoán ra nước ngoài
song mới chỉ dừng lại ở các quy định mang tính nguyên tắc đòi hỏi phải có
những quy định hướng dẫn cụ thể về điều kiện, về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư
nước ngoài và ngay cả việc giải quyết xung đột pháp luật khi doanh nghiệp
Việt Nam tiến hành chào bán chứng khoán ra nước ngoài hay doanh nghiệp
nước ngoài chào bán chứng khoán tại Việt Nam.
Việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về chào bán chứng khoán ra công
chúng phải được tiến hành trên cơ sở tổng hợp, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn
hoạt động của TTCK Việt Nam và dựa trên cơ sở ứng dụng một cách khoa
học của quá trình nghiên cứu kinh nghiệm về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn
của thế giới vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Trước những yêu cầu của lý luận và thực tiễn nêu trên, việc nghiên

cứu luận văn với đề tài "Một số vấn đề pháp lý về chào bán chứng khoán ra
công chúng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước" là một đòi
hỏi mang tính cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao.
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề này ở Việt Nam và ý nghĩa lý luận
của đề tài
Mặc dù trong quá trình xây dựng Luật Chứng khoán và các văn bản
hướng dẫn thi hành, cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK là
Bộ Tài chính (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN)) đã có một số

3
nghiên cứu riêng lẻ liên quan đến việc chào bán chứng khoán ra công chúng
song những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở mức độ các vấn đề mang tính
nguyên tắc. Hiện nay, cũng chưa có một đề tài nào nghiên cứu toàn diện về
nội dung này, đặc biệt là dưới góc độ so sánh với quy định pháp luật về chào
bán chứng khoán ra công chúng của một số nước để rút ra kinh nghiệm cho
Việt Nam. Các văn bản, tài liệu về kinh nghiệm của nước ngoài trong hoạt
động chào bán chứng khoán ra công chúng hầu hết đều chưa được dịch ra
tiếng Việt. Do vậy, việc nghiên cứu luận văn với đề tài "Một số vấn đề pháp
lý về chào bán chứng khoán ra công chúng theo pháp luật Việt Nam và
pháp luật một số nước" là thực sự cần thiết, góp phần xây dựng và hoàn thiện
các quy định pháp luật của Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài luận văn hướng đến các mục tiêu sau:
- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của pháp luật về
chào bán chứng khoán ra công chúng;
- Nghiên cứu pháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng của
một số nước nhằm rút ra cơ sở lý luận và bài học cho việc quy định vấn đề
này tại Việt Nam;
- Đánh giá, phân tích thực trạng thực thi pháp luật về chào bán chứng
khoán ra công chúng tại Việt Nam; phân tích những mặt bất cập, hạn chế của

pháp luật Việt Nam về chào bán chứng khoán ra công chúng để từ đó đề xuất
một số giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm khuyến khích phát
triển hoạt động này trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài được giới hạn trong khuôn khổ nghiên cứu, so sánh một số nội
dung cơ bản của pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước như Hoa Kỳ,
Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan… về hoạt động chào bán chứng khoán ra

4
công chúng (về phương thức quản lý đối với hoạt động chào bán chứng khoán
ra công chúng, về điều kiện, thủ tục chào bán chứng khoán ra công chúng);
đánh giá tính tương thích của pháp luật Việt Nam với pháp luật các nước nêu
trên và với các nguyên tắc của Tổ chức quốc tế các Ủy ban Chứng khoán
(IOSCO) trong hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng; tìm hiểu và
phân tích thực trạng thực thi pháp luật về chào bán chứng khoán ra công
chúng tại Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định
pháp luật của Việt Nam về hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng.
5. Cơ sở pháp lý và thực tiễn của đề tài
* Cơ sở pháp lý
- Tổng thể các quy phạm pháp luật của Việt Nam về chào bán chứng
khoán ra công chúng: Luật Chứng khoán năm 2006 và Nghị định số
14/2007/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của
Luật Chứng khoán đặt trong mối quan hệ hài hòa tổng thể với hệ thống pháp
luật có liên quan của Việt Nam, đặc biệt là Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư,
- Pháp luật về chứng khoán và TTCK của một nước trên thế giới gồm:
Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan…
- Các nguyên tắc của IOSCO trong hoạt động chào bán chứng khoán
ra công chúng.
* Cơ sở thực tiễn
- Các báo cáo thường niên về hoạt động của TTCK; các báo cáo tổng

kết công tác của UBCKNN.
- Các chương trình, Đề án phát triển thị trường vốn của Việt Nam
trong đó có TTCK.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình xây dựng luận văn này, tác giả đã sử dụng nhiều
phương pháp nghiên cứu để xử lý các vấn đề đặt ra, cụ thể đó là:

5
- Phương pháp đọc tài liệu, trích lọc và tổng hợp: Đây là phương pháp
nghiên cứu chủ đạo và được sử dụng xuyên suốt quá trình xây dựng luận văn
này. Phương pháp này có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nghiên cứu và
giải quyết các vấn đề đặt ra tại Chương 1 của luận văn. Trên cơ sở đọc,
nghiên cứu, tổng hợp các tài liệu trong và ngoài nước, tác giả đã khái quát hóa
một số vấn đề có tính lý luận chung về chứng khoán và TTCK, về chào bán
chứng khoán ra công chúng, về các nguyên tắc của IOSCO về hoạt động chào
bán chứng khoán ra công chúng, góp phần hướng tới mục tiêu làm sáng tỏ cơ
sở lý luận của pháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng.
- Cũng giống với phương pháp đọc tài liệu, trích lọc và tổng hợp,
phương pháp so sánh và phân tích cũng được tác giả sử dụng một cách triệt để
tại luận văn này. Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp này mang lại hiệu quả
cao nhất khi xử lý các vấn đề đặt ra tại Chương 2 của luận văn. Thông qua so
sánh một số nội dung cơ bản của pháp luật về chào bán chứng khoán ra công
chúng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước như Hoa Kỳ, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan…, luận văn đã làm rõ những điểm
giống và khác nhau cơ bản giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước
để từ đó phân tích, đánh giá, rút ra các nhận xét về hệ thống pháp luật về chào
bán chứng khoán ra công chúng của Việt Nam.
- Nếu như ở tại Chương 1 và Chương 2 của luận văn chỉ sử dụng một
số phương pháp nghiên cứu nhất định thì tại Chương 3 của luận văn lại là sự
kết hợp nhuần nhuyễn của tổng hợp các phương pháp nghiên cứu bao gồm rà

soát thống kê, trích lọc, so sánh, phân tích và tổng hợp. Việc kết hợp các
phương pháp nghiên cứu này tại Chương 3I, một chương có thể nói là quan
trọng nhất của luận văn này, đã đem lại một số kết quả chính cho luận văn này
đó là: đánh giá được thực trạng thực thi pháp luật về chào bán chứng khoán ra
công chúng tại Việt Nam, nêu bật những điểm vướng mắc, hạn chế của hệ
thống pháp luật này tại Việt Nam, từ đó luận văn đưa ra một số đề xuất nhằm
hoàn thiện pháp luật về chào bán chứng khoán ra công chúng của Việt Nam.

6
7. Những đóng góp mới của luận văn
Với việc tập trung nghiên cứu một lĩnh vực mới, chưa được nghiên
cứu sâu tại Việt Nam, đó là một số vấn đề pháp lý về chào bán chứng khoán
ra công chúng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước, luận văn đã
có một số đóng góp nhất định, cụ thể như sau:
Thứ nhất, từ việc phân tích về các khái niệm, định nghĩa về chứng khoán
và TTCK cũng như các đặc điểm cơ bản của TTCK, tác giả đã chỉ rõ một số
điểm khác biệt giữa TTCK thời kỳ sơ khai và TTCK trong nền kinh tế hiện
đại, đồng thời đưa ra định nghĩa về chứng khoán và TTCK xuất phát từ bản
chất và các đặc điểm của TTCK.
Thứ hai, luận văn đã khái quát hóa một số vấn đề lý luận về chào bán
chứng khoán ra công chúng, phân tích, làm rõ các đặc điểm của hoạt động
chào bán chứng khoán ra công chúng thông qua việc so sánh những điểm
giống và khác nhau cơ bản giữa hoạt động chào bán chứng khoán ra công
chúng và hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ.
Thứ ba, luận văn đã nghiên cứu đúc kết được một số đặc điểm cơ bản
của khung pháp lý điều chỉnh hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng
của Việt Nam và một số nước trên thế giới; chỉ rõ những điểm giống và khác
nhau cơ bản giữa quy định pháp luật của Việt Nam và của một số nước về
chào bán chứng khoán ra công chúng để từ đó, đánh giá tính tương thích, sự
phù hợp của pháp luật Việt Nam với pháp luật các nước cũng như với thông

lệ quốc tế về chào bán chứng khoán ra công chúng.
Thứ tư, luận văn đi sâu phân tích thực trạng thực thi pháp luật về chào
bán chứng khoán ra công chúng tại Việt Nam trong thực tiễn, chỉ rõ những
điểm vướng mắc, bất cập trong hệ thống pháp luật của Việt Nam về chào bán
chứng khoán ra công chúng.
Thứ năm, luận văn đưa ra một số đề xuất hoàn thiện các văn bản pháp
luật chung về chứng khoán và TTCK và các văn bản pháp luật chuyên ngành

7
về chứng khoán và TTCK, đặc biệt là Luật Chứng khoán. Các đề xuất này
vừa có tính thời sự, vừa có tính ứng dụng cao trong thực tiễn do hiện nay
Quốc hội đang xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán nhằm khắc phục
các vướng mắc, hạn chế trong quy định hiện hành, đáp ứng yêu cầu đặc thù và
thực tế của hoạt động chứng khoán và TTCK cũng như xu thế hội nhập với
TTCK các nước và khu vực.
Với các đóng góp có tính mới nêu trên, tác giả cho rằng luận văn vừa
mang giá trị thời sự, có thể dùng làm tài liệu nghiên cứu cho các cán bộ trong
ngành chứng khoán trong hành trang tri thức hội nhập kinh tế quốc tế, vừa có
giá trị ứng dụng trong thực tiễn.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về chào bán chứng khoán ra công chúng.
Chương 2: Pháp luật Việt Nam về chào bán chứng khoán ra công chúng
trong tương quan so sánh với quy định pháp luật của một số nước.
Chương 3: Thực trạng thực thi pháp luật về chào bán chứng khoán ra
công chúng tại Việt Nam và một số đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về
chào bán chứng khoán ra công chúng.




8
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ CHÀO BÁN CHỨNG KHOÁN RA CÔNG CHÚNG

1.1. KHÁI NIỆM CHUNG
1.1.1. Khái niệm về chứng khoán và thị trƣờng chứng khoán
Hiện nay có rất nhiều cuốn sách cũng như công trình khoa học nghiên
cứu về lịch sử hình thành và phát triển của TTCK. Theo Từ điển Bách khoa
toàn thư Việt Nam, TTCK ra đời từ thế kỷ 17 và vai trò của nó ngày càng được
nâng cao cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản [44]. Tuy nhiên, có nhiều
tài liệu nghiên cứu cho rằng, TTCK ban đầu xuất hiện vào giữa thế kỷ 15 ở
Phương Tây một cách rất tự phát và sơ khai. Lúc đầu chỉ là một nhóm nhỏ các
thương gia thường tụ tập lại tại các quán cà phê để trao đổi mua bán các vật
phẩm hàng hóa, sau đó tăng dần và hình thành một khu chợ riêng. Cuối thế kỷ
15, khu chợ trở thành "thị trường" và hình thành nên các quy tắc có giá trị bắt
buộc chung cho mọi thành viên tham gia "thị trường". Phiên chợ riêng đầu
tiên được diễn ra năm 1453 tại gia đình Vanber ở Bruges (Bỉ) để trao đổi,
mua bán kỳ phiếu nước ngoài hay các loại giấy tờ có giá khác. Tại đây, người
ta treo một bảng hiệu hình ba túi da với một từ tiếng Pháp là "Bourse", có
nghĩa là "Mậu dịch thị trường" hay "Sở giao dịch" [15, tr. 25].
Thị trường thời kỳ sơ khai này có một số đặc điểm cơ bản đó là:
- Thị trường được hình thành một cách tự phát với sự tham gia của các
nhà đầu cơ, chưa có sự tham gia của công chúng đầu tư.
- Hoạt động của thị trường chưa có sự quản lý bởi cơ quan nhà nước
cũng như chưa có sự điều chỉnh bởi hệ thống pháp lý nào. Trong quá trình
giao dịch mua bán, các thành viên thống nhất với nhau các quy ước và dần
dần những quy ước này trở thành những nguyên tắc chung có tính bắt buộc
đối với các thành viên tham gia thị trường.


9
- Các giao dịch được diễn ra ở ngoài trời; phương thức giao dịch rất đơn
giản với những ký hiệu giao dịch bằng tay và có thư ký nhận lệnh của khách hàng.
- Hàng hóa giao dịch trên thị trường đơn giản và ít chủng loại, chỉ bao
gồm kỳ phiếu nước ngoài, khế ước nợ và trái phiếu Chính phủ, được gọi
chung là chứng khoán.
Chứng khoán thời kỳ này được hiểu đơn giản là loại tài sản mang lại
thu nhập cho người sở hữu và khi cần người sở hữu có thể bán để thu tiền về.
Chứng khoán có đầy đủ các đặc trưng của tài sản, đó là các quyền chiếm hữu, sử
dụng và định đoạt. Tuy nhiên, biểu hiện của các quyền năng trên rất khác nhau,
tùy thuộc vào mục đích của người sở hữu chứng khoán và loại chứng khoán.
Thị trường chứng khoán càng ngày càng phát triển đến mức không thể
thiếu trong nền kinh tế của các nước theo cơ chế thị trường. Ở các nước có
nền kinh tế phát triển, mỗi TTCK lại có nhiều Sở giao dịch chứng khoán
(SGDCK) khác nhau. Ví dụ như ở Mỹ, TTCK Mỹ xuất hiện từ năm 1792
nhưng đến năm 1800, SGDCK đầu tiên mới được thành lập và sau đó hàng
loạt các SGDCK được thành lập trên khắp nước Mỹ. Hai SGDCK lâu đời
nhất và nổi tiếng nhất Mỹ là SGDCK NewYork (NYSE) (nay đổi tên là
NYSE Euronext) và SGDCK NASDAQ. Tại Nhật có 8 SGDCK trong đó lớn
nhất là các SGDCK Tokyo, Osaka, Nagoya, Kyoto…[15, tr. 28-30].
TTCK ngày nay cũng có nhiều tên gọi khác nhau phụ thuộc vào
từng loại hình TTCK và từng quốc gia như: Security Market, Stock Market,
Stock Exchange…
Vậy TTCK là gì? TTCK trong nền kinh tế hiện đại có gì khác so với
thị trường chứng khoán thời kỳ sơ khai trước đây?
Có nhiều khái niệm về TTCK. Giáo trình TTCK - Trường Đại học
Ngoại thương đưa ra định nghĩa về TTCK đó là "một thị trường mà ở nơi đó
người ta mua bán, chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích
kiếm lời" [26]. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia lại đưa ra khái niệm "Thị


10
trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán các loại
chứng khoán. Việc mua bán được tiến hành ở hai thị trường sơ cấp và thứ
cấp, do vậy thị trường chứng khoán là nơi chứng khoán được phát hành và
trao đổi" [45]. Giáo trình Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và TTCK do
Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán - UBCKNN biên
soạn mặc dù qua nhiều lần chỉnh sửa nhưng TTCK vẫn được định nghĩa là
"nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng
khoán, qua đó thay đổi các chủ thể nắm giữ chứng khoán" [15, tr. 33].
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ tin học, các
phương thức giao dịch trên TTCK đã được cải tiến ngày càng hiện đại, chuyển
dần từ giao dịch thủ công kết hợp với máy vi tính sang sử dụng hoàn toàn hệ
thống giao dịch điện tử. Do vậy, TTCK không còn chỉ là một nơi, một địa điểm
nhất định mà tại đó chứng khoán được giao dịch, mua đi bán lại từ người này
sang người khác. TTCK còn có thể là bất cứ hình thức nào tập hợp người mua
và người bán chứng khoán và chuyển giao quyền sở hữu chứng khoán.
Theo Luật Chứng khoán Việt Nam, khái niệm về TTCK đã được
mở rộng, theo đó,"thị trường giao dịch chứng khoán là địa điểm hoặc hình
thức trao đổi thông tin để tập hợp lệnh mua, bán và giao dịch chứng
khoán" [20, khoản 18 Điều 6].
Mặc dù vậy, các định nghĩa mới chỉ ra được mặt hình thức của TTCK
mà chưa chỉ ra được bản chất của TTCK. Xét về mặt bản chất, TTCK là nơi
tập trung và phân phối các nguồn vốn tiết kiệm. Để huy động vốn cho đầu tư,
những người thiếu vốn phát hành ra các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái
phiếu. Những người có vốn nhàn rỗi thay vì đầu tư vào máy móc thiết bị, nhà
xưởng để sản xuất hàng hóa hay cung cấp dịch vụ thì sẽ đầu tư vào các chứng
khoán được phát hành bởi những người cần huy động vốn. Như vậy, thông
qua TTCK, nguồn vốn được dẫn trực tiếp từ người cung vốn sang người cầu
vốn mà không phải qua bất kỳ tổ chức trung gian nào. Thông qua TTCK,

những người có chứng khoán có thể mua đi, bán lại các chứng khoán đã được

11
phát hành theo giá cả thị trường sau một thời gian nhất định nhằm mục đích
kiếm lời. Tuy nhiên, việc mua bán, trao đổi các chứng khoán thực chất chỉ là sự
thay đổi các chủ sở hữu nắm giữ các chứng khoán đó, còn giá trị thực của
chứng khoán lại được biểu hiện dưới dạng các nguồn vốn như tiền mặt, tư liệu
sản xuất, sản phẩm, bán thành phẩm… tồn tại trong tổ chức phát hành chứng
khoán đó và giá trị này có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc hiệu quả của hoạt động
kinh doanh, sản xuất của tổ chức phát hành. Vì vậy, Các Mác còn gọi "chứng
khoán" mua bán trên thị trường là "tư bản giả" [25, tr. 11-12]. Do đó, bản chất
của TTCK không chỉ phản ánh các quan hệ mua, bán chứng khoán mà còn
biểu hiện quyền sở hữu và quyền sử dụng các nguồn vốn trong các tổ chức
phát hành dưới dạng tư liệu sản xuất và vốn bằng tiền. Như vậy, TTCK là nơi
mua, bán các quyền sở hữu vốn dưới dạng các chứng khoán [25, tr. 12].
Về bản chất, TTCK ngày nay không có gì khác so với thời kỳ sơ khai
trước đây nhưng lại có nhiều đặc điểm riêng biệt thể hiện sự phát triển ngày
càng cao của TTCK.
Trước đây, nói đến thị trường nói chung hay TTCK nói riêng, người ta
thường hình dung đến một địa điểm hay một không gian nhất định và tại đấy
người ta có thể mua hay bán các loại hàng hóa, các loại chứng khoán nhất
định. Ngày nay, với sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin và thương
mại điện tử, việc mua, bán chứng khoán được thực hiện thông qua nhiều
phương tiện hiện đại như điện thoại, fax, internet…mà không cần một địa
điểm cụ thể nào cả.
Ở giai đoạn đầu, TTCK có tổ chức đơn giản, không có sự quản lý của
cơ quan quản lý nhà nước, hoạt động của TTCK chỉ được điều chỉnh bởi các
quy tắc do thành viên thị trường đặt ra mà không phải là các quy định pháp lý
do nhà nước ban hành. Ngày nay, TTCK có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, phức tạp,
có cơ quan quản lý điều hành. Hoạt động của TTCK phải tuân theo những

quy tắc nhất định do pháp luật từng nước quy định và phải phù hợp với quy
luật khách quan của nền kinh tế thị trường cũng như thông lệ quốc tế.

12
Về khái niệm "chứng khoán", cùng với sự phát triển của TTCK, khái
niệm "chứng khoán" cũng ngày càng mở rộng. Trước đây, Luật Chứng khoán
của nhiều nước, đặc biệt là các nước theo hệ thống luật lục địa/luật La mã,
đưa ra khái niệm "chứng khoán" theo nghĩa hẹp với một danh mục cụ thể các
công cụ. Những danh mục này giới hạn một cách rõ ràng quy mô của Luật,
nhưng cũng tạo ra khả năng linh hoạt nhất định để đáp ứng sự phát triển, thay
đổi của thị trường tài chính. Theo đó, một loạt các công cụ tài chính, bao gồm
cả các công cụ có độ rủi ro cao, không được điều chỉnh.
Mức độ và tốc độ thay đổi của thị trường tài chính trong vòng hai thập
kỷ qua đã gia tăng đáng kể yêu cầu phải có một định nghĩa linh hoạt hơn về
chứng khoán. Điều này được thể hiện trong công cuộc cải cách thị trường tài
chính ở nhiều quốc gia trong 10 năm vừa qua. Công cụ chứng khoán luôn
được thay đổi và có xu hướng ngày càng phát triển, đa dạng các loại sản
phẩm, đặc biệt là sản phẩm phái sinh. Do vậy, pháp luật của nhiều nước,
ngoài việc quy định các chứng khoán mang tính phổ biến, dễ xác định (như cổ
phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ…) còn quy định các nguyên tắc, bản chất của
chứng khoán để trên cơ sở đó cơ quan quản lý có căn cứ điều chỉnh linh hoạt
đối với các loại sản phẩm mới.
Ví dụ như tại Đạo Luật chứng khoán năm 1933 của Hoa Kỳ, tại
phần 2(a) đưa ra khái niệm về chứng khoán theo cách thức liệt kê, theo đó
"Thuật ngữ "chứng khoán" có nghĩa là bất cứ giấy tờ, cổ phiếu, cổ phiếu quỹ,
công cụ chứng khoán tương lai, trái phiếu, giấy nợ, bằng chứng về công nợ,
chứng nhận về lợi ích hay tham gia bất cứ thỏa thuận chia sẻ lợi nhuận nào,
chứng chỉ tín thác - cầm cố, chứng nhận hay đăng ký tham gia thành lập tổ
chức, cổ phiếu chuyển đổi, hợp đồng đầu tư, chứng nhận bỏ phiếu, chứng
nhận đặt cọc về chứng khoán, lợi ích không thể phân chia liên quan đến dầu,

khí hay bất cứ quyền gì về khoáng sản, bất cứ quyền mua, bán, hợp đồng
chứng khoán hai chiều, quyền mua hay đặc quyền đối với chứng khoán,
chứng nhận tiền gửi, hay nhóm các chỉ số hoặc chỉ số chứng khoán (bao gồm

13
bất cứ lợi ích liên quan hay trên cơ sở các giá trị đó), hoặc bất cứ quyền mua,
bán, hợp đồng chứng khoán hai chiều, quyền mua hay đặc quyền về chứng
khoán quốc gia liên quan đến ngoại tệ, hoặc nói chung là bất cứ lợi ích hay
công cụ nào được hiểu là "chứng khoán", hoặc bất cứ chứng chỉ lợi ích hay sự
tham gia, kể cả tạm thời, dưới dạng giấy biên nhận, giấy bảo lãnh, hay chứng
quyền, quyền mua hay quyền đặt mua những công cụ nói trên.
Tại Nhật Bản, Luật công cụ tài chính và Sở giao dịch (FIEL) thay thế
cho Luật Chứng khoán và Sở giao dịch năm 2007, kế thừa phiên bản trước,
Điều 2 (Định nghĩa thuật ngữ) FIEL cũng đưa ra một danh mục các sản phẩm
điều chỉnh - chứng khoán và công cụ phái sinh - tuy nhiên đã mở rộng phạm
vi điều chỉnh ra đối với hơn 20 chứng khoán bao gồm trái phiếu Kho bạc, trái
phiếu công ty, chứng chỉ cổ phiếu, chứng chỉ quyền lợi/lợi ích đối với quỹ tín
thác. Ngoài những công cụ được liệt kê trong danh mục, câu cuối cùng của
Điều 2 cho phép bao quát các chứng khoán hay chứng chỉ khác nếu "cần thiết
để đảm bảo lợi ích hay để bảo vệ nhà đầu tư".
Luật về chứng khoán và Sở giao dịch của Hàn Quốc, Chương 1, Điều 2
(Định nghĩa thuật ngữ) trong phiên bản sửa đổi năm 2002 quy định: Thuật
ngữ "chứng khoán" trong luật này có nghĩa là những công cụ dưới đây: Trái
phiếu Chính phủ; Trái phiếu chính quyền địa phương; Trái phiếu phát hành
bởi công ty được thành lập theo Đạo luật cụ thể; Trái phiếu công ty; Các
chứng chỉ tham gia/đóng góp phát hành bởi công ty được thành lập theo Đạo
luật cụ thể; Chứng chỉ cổ phiếu hay các công cụ đại diện cho quyền mua ưu
tiên; Các chứng chỉ hay công cụ do doanh nghiệp nước ngoài phát hành, có
cùng bản chất với các công cụ được liệt kê từ khoản 1 đến khoản 6 Điều này;
Chứng chỉ lưu ký chứng khoán phát hành bởi đối tượng được quy định trong

Nghị định (Presidential Decree) trên cơ sở chứng chỉ/công cụ gốc do doanh
nghiệp nước ngoài phát hành…, và Các chứng chỉ/công cụ khác được quy
định trong Nghị định (Presidential Decree) có tính chất tương tự hay liên quan
đến các công cụ liệt kê từ khoản 1 đến khoản 8 Điều này.

14
Ở Việt Nam, trước năm 1998, chưa có khái niệm "chứng khoán" mà
chỉ có các khái niệm về "cổ phiếu" và "trái phiếu". Các khái niệm này ra đời
năm 1993 cùng với sự ra đời của Luật Công ty cho phép doanh nghiệp được
phép phát hành cổ phiếu và trái phiếu để huy động vốn. Nhằm khuyến khích
việc huy động các nguồn vốn trung và dài hạn trong nước và nước ngoài,
ngày 11/7/1998, Chính phủ đã ban hành Nghị định 48/1998/NĐ-CP về chứng
khoán và TTCK. Tại văn bản này, khái niệm "chứng khoán" lần đầu tiên được
xuất hiện và được định nghĩa "là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận
các quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với tài sản
hoặc vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán bao gồm: cổ phiếu; trái phiếu;
chứng chỉ quỹ đầu tư và các loại chứng khoán khác".
Chứng khoán, theo định nghĩa tại Luật Chứng khoán Việt Nam năm
2006, là:
Bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người
sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng
khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc
dữ liệu điện tử, bao gồm các loại: (1) cổ phiếu; (2) trái phiếu; (3)
chứng chỉ quỹ; (4) quyền mua cổ phần; (5) chứng quyền; (6) quyền
chọn mua, quyền chọn bán; (7) hợp đồng tương lai; (8) nhóm
chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán [20, khoản 1 Điều 6].
Luật Chứng khoán Việt Nam năm 2006 đưa ra định nghĩa về 7 loại
chứng khoán trong số 8 loại chứng khoán nêu trên, cụ thể như sau:
- Cổ phiếu: Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích
hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát

hành (khoản 2 Điều 6). Cổ phiếu được phát hành khi công ty cổ phần huy
động vốn để thành lập công ty hoặc trong khi công ty cổ phần huy động thêm
vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Số vốn đó được chia thành
nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Người sở hữu cổ phiếu gọi là cổ đông.

15
- Trái phiếu: Ngoi c phiu, trỏi phiu cú th c phỏt hnh vay
vn phc v cho vic m rng, phỏt trin hot ng sn xut kinh doanh ca
doanh nghip hoc cho nhu cu chi tiờu ca Chớnh ph. Trỏi phiu cú th do
cụng ty trỏch nhim hu hn hoc cụng ty c phn phỏt hnh. Ngi nm gi
trỏi phiu l ch n ca t chc phỏt hnh, c gi l trỏi ch v khụng cú
quyn s hu cụng ty nh nhng c ụng. Trỏi phiu là loại chứng khoán xác
nhận quyền và lợi ích hợp pháp của ng-ời sở hữu đối với một phần vốn nợ của
tổ chức phát hành (khoản 3 Điều 6).
- Chứng chỉ quỹ đầu t-: là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu
của nhà đầu t- đối với một phần vốn góp của Quỹ đại chúng (khoản 4 Điều 6).
- Quyền mua cổ phần: là loại chứng khoán do công ty cổ phần phát
hành kỡm theo đợt phát hành cổ phiếu bổ sung, nhằm đảm bảo cho cổ đông
hiện hữu quyền mua cổ phiếu mới theo những điều kiện đã đ-ợc xác định
(khoản 5 Điều 6).
- Chứng quyền: là chứng khoán đ-ợc phát hành phát hành cùng với
việc phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu -u đãi, cho phép ng-ời sở hữu chứng
khoán đ-ợc quyền mua một khối l-ợng cổ phiếu phổ thông nhất định theo
mức giá đã đ-ợc xác định tr-ớc trong thời kỳ nhất định (khoản 6 Điều 6).
- Quyền chọn mua, quyền chọn bán: là quyền đ-ợc ghi trong hợp đồng
cho phép ng-ời mua lựa chọn quyền mua hoặc quyền bán một số l-ợng chứng
khoán đ-ợc xác định tr-ớc trong khoảng thời gian nhất định với mức giá đ-ợc
xác định tr-ớc (khoản 7 Điều 6).
- Hợp đồng t-ơng lai: là cam kết mua hoặc bán các loại chứng khoán,
nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán nhất định với một số l-ợng và

mức giá nhất định vào ngày xác định tr-ớc trong t-ơng lai (khoản 8 Điều 6).
Mc dự mi nc u a ra cỏc nh ngha khỏc nhau v chng
khoỏn, tựy thuc vo trỡnh phỏt trin ca th trng cng nh nng lc
qun lý ca mi nc nhng v bn cht chng khoỏn l cỏc loi giy t cú

16
giá hoặc là bằng chứng xác nhận quyền lợi ích hợp của người nắm giữ đối với
một loại tài sản nhất định mà để trở thành chứng khoán phải đáp ứng các điều
kiện sau: (1) Là bằng chứng xác nhận quyền sở hữu đối với tài sản đó; (2) Có
khả năng giao dịch và (3) Được pháp luật thừa nhận.
Chứng khoán bao gồm 5 nhóm chính là cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ
quỹ đầu tư, các công cụ chuyển đổi và các công cụ phái sinh. Căn cứ vào tính
chất các chứng khoán được giao dịch, TTCK có thể được chia thành thị
trường cổ phiếu, trái phiếu và thị trường các công cụ phái sinh.
- Thị trường cổ phiếu là thị trường nơi các cổ phiếu được phát hành và
giao dịch. Thị trường cổ phiếu gồm có thị trường cổ phiếu sơ cấp và thị
trường cổ phiếu thứ cấp.
- Thị trường trái phiếu là thị trường nơi các trái phiếu được phát hành
và giao dịch, thị trường trái phiếu cũng gồm có thị trường trái phiếu sơ cấp và
thị trường trái phiếu thứ cấp.
- Thị trường các công cụ phái sinh bao gồm thị trường các hợp đồng
tương lai, chứng quyền, các quyền chọn mua, chọn bán…
Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn, TTCK được chia thành hai
thị trường: thị trường phát hành (thị trường sơ cấp) và thị trường giao dịch
(thị trường thứ cấp).
- Thị trường chứng khoán sơ cấp là nơi các chứng khoán lần đầu tiên
được phát hành. Việc phát hành chứng khoán trên thị trường sơ cấp nhằm huy
động vốn cho tổ chức phát hành, qua thị trường này những nguồn vốn nhàn
rỗi trong công chúng và các tổ chức kinh tế xã hội có thể chuyển thành vốn
đầu tư dài hạn cho tổ chức phát hành chứng khoán.

- Thị trường chứng khoán thứ cấp là nơi mua đi bán lại các chứng
khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp vì vậy còn gọi là thị trường
giao dịch. Việc phát hành chứng khoán đem lại cho chính phủ và các công ty

17
những nguồn vốn lớn, nhưng sẽ không thể tiếp tục phát hành ngày càng nhiều
loại chứng khoán nếu việc huy động vốn chỉ dừng lại ở việc sở hữu chứng
khoán. Nếu những người nắm giữ chứng khoán có thể dễ dàng chuyển nhượng
chứng khoán để thu hồi vốn bất kỳ khi nào họ muốn thì họ sẵn sàng tiếp tục mua
chứng khoán mỗi khi có nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để đầu tư. Khi chứng
khoán đã có đủ hai công dụng là tính sinh lãi và tính dễ chuyển nhượng - tức là
tính thanh khoản - thì mới thực sự trở thành hàng hóa. Vì vậy xuất hiện nhu cầu
cần có cơ chế mua bán chứng khoán trên thị trường, cơ chế này là thị trường
mua bán lại các chứng khoán đã phát hành - thị trường thứ cấp [27, tr. 12-14].
Giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có mối quan hệ tương tác
gắn bó chặt chẽ với nhau. Nếu không có thị trường sơ cấp thì không có hàng
hóa để lưu thông trên thị trường thứ cấp. Có thị trường sơ cấp nhưng chưa có
thị trường thứ cấp thì cũng chưa có TTCK. TTCK chỉ ra đời sau khi đã có thị
trường thứ cấp, nếu không có sự tồn tại của thị trường thứ cấp thì thị trường
sơ cấp cũng khó có thể phát triển và hoạt động có hiệu quả. Thị trường sơ cấp
tạo ra hàng hóa cho thị trường thứ cấp; thị trường thứ cấp phát triển, có tính
thanh khoản cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn ở thị trường
sơ cấp và định giá chứng khoán theo cơ chế thị trường.
Xuất phát từ bản chất và các đặc điểm của chứng khoán và TTCK, có
thể rút ra định nghĩa về chứng khoán và TTCK như sau: Chứng khoán là các
loại giấy tờ có giá hoặc bằng chứng xác nhận quyền lợi ích hợp của người
nắm giữ đối với một loại tài sản nhất định và được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thừa nhận nó là chứng khoán, cho phép giao dịch trên thị trường
chứng khoán. Còn TTCK là nơi huy động và phân phối các nguồn vốn cho
các doanh nghiệp, các ngành, các khu vực của nền kinh tế quốc dân, là nơi

diễn ra các hoạt động mua và bán chứng khoán hoặc là bất cứ một hình thức
nào tập hợp những người mua và bán để giao dịch chứng khoán theo các
nguyên tắc của thị trường nhằm mục đích kiếm lời.

18
1.1.2. Khái niệm về chào bán chứng khoán ra công chúng
Khái niệm về chào bán chứng khoán ra công chúng là vấn đề vô cùng
quan trọng, nó xác định phạm vi quản lý của nhà nước, xác định ranh giới
giữa một bên là được coi là chào bán chứng khoán ra công chúng và một bên
được coi là chào bán chứng khoán riêng lẻ.
Chào bán chứng khoán riêng lẻ là việc chủ thể phát hành chào bán
chứng khoán của mình trong phạm vi một số người nhất định (thông thường
là cho các nhà đầu tư có tổ chức, các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp
(các ngân hàng thương mại, công ty cho thuê tài chính, các tổ chức kinh
doanh bảo hiểm, tổ chức kinh doanh chứng khoán…) có ý định nắm giữ
chứng khoán một cách lâu dài chứ không phát hành rộng rãi ra công chúng
đầu tư như đối với hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng. Còn chào
bán chứng khoán ra công chúng là việc chào bán trong đó chứng khoán có thể
chuyển nhượng được bán rộng rãi ra công chúng cho một số lượng lớn người
đầu tư nhất định (trong đó phải dành một tỷ lệ cho các nhà đầu tư nhỏ) và
khối lượng phát hành phải đạt một mức nhất định.
Việc phân biệt chào bán chứng khoán riêng lẻ và chào bán chứng
khoán ra công chúng là để xác định những người phát hành rộng rãi ra công
chúng phải là những công ty có chất lượng cao, hoạt động sản xuất kinh
doanh tốt, nhằm bảo vệ cho công chúng đầu tư nói chung, nhất là những nhà
đầu tư nhỏ thiếu hiểu biết. Đồng thời, đây cũng là điều kiện để xây dựng một
TTCK an toàn, công khai và có hiệu quả.
Dưới góc độ kinh tế thì hoạt động chào bán chứng khoán bao gồm các
hoạt động chính là chào mời, bán và phát hành chứng khoán cho công chúng.
Các chủ thể muốn huy động vốn trên TTCK thì phải tiến hành các hoạt động

chào mời các nhà đầu tư góp vốn bằng cách mua cổ phiếu, trái phiếu hay các
chứng chỉ do các chủ thể đó phát hành. Còn dưới góc độ pháp luật, chào bán
chứng khoán là một chế định pháp luật gồm tæng hîp c¸c quy ph¹m ph¸p luËt

×