Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại và một số vấn đề luận giải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (631.76 KB, 5 trang )

NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI

KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH sự THEO YÊU CẦU CÚA BỊ HẠI

VÀ MỘT số vấn đê luận giải

THÁI VIẾT NAM
Trường Đại học cảnh sát nhân dân

Nhận bài ngày 16/01/2022. Sửơ chữa xong 25/01/2022. Duyệt đàng 27/01/2022.

Abstract
Prosecution of criminal cases at the request of the victim is specified in Chapter IX of the 2015 Criminal
Procedure Code, which contains new contents added compared to the 2003 Code on the concept of the victim as
well as applicable laws. Within the scope of this article, the author presents a number of additional issues in order
to clarify the content of the regulation as well as contributes to improving the effectiveness of the application of
this regulation.

Keywords: Prosecution of criminal cases, request of victims, Criminal Procedure Code, clarification.
1. Đặt vấn đề

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đẩu của quá trình giải quyết vụ án hình sự, ở giai đoạn này
cơ quan và người có thẩm quyền xem xét sự việc xảy ra có hay khơng có dấu hiệu của tội phạm để
từ đó quyết định khởi tố hoặc khơng khởi tố vụ án hình sự, làm căn cứ cho những hoạt động tố tụng
tiếp theo. Trong chế định khởi tố vụ án hình sự, ngồi việc giải quyết vụ án theo quy định thơng
thường thì nội dung khởi tố vụ án theo yêu cầu bị hại là một trong các nội dung quan trọng thường
áp dụng trong quá trình giải quyết các vụ án. Nội dung này được pháp điển hóa tại Bộ luật Tố tụng
hình sự năm 1988 đến Bộ luật năm 2003 và hiện nay được quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình
sự năm 2015. Thời gian qua, việc áp dụng nội dung này vào giải quyết các vụ án hình sự đã được
thực hiện một cách đổng bộ với nhiều cơng trình nghiên cứu có những đóng góp nhất định trong
việc hồn thiện chế định này.Tuy nhiên, qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy vẫn cịn có những nội


dung chưa được hiểu một cách đầy đủ. Vì vậy, trong phạm vi bài viết tác giả luận giải thêm một số
vấn để góp phần nâng cao nhận thức và hiệu quả áp dụng trong thời gian tới.
2. Về bị hại và bản chất của khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại
Khác với những quy định trước, hiện nay Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã có sựquy định tiến
bộ về bị hại, theo đó, bị hại khơng chỉ là con người cụ thể mà được định nghĩa gổm: "Cá nhân trực
tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thẩn, tài sản hoặc cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do
tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra" [1 ]. Đây là một quy định tiến bộ của Bộ luật Tố tụng hình sự hiện
hành khi mở rộng khái niệm bị hại không chỉ dùng để chỉ người mà còn gổm cả cơ quan, tổ chức, với
quy định này pháp luật ghi nhận cơ quan, tổ chức cũng là bị hại khi họ trực tiếp bị thiệt hại và cũng
là đối tượng có thể yêu cẩu cơ quan có thẩm quyền xem xét, khởi tố vụ án đối với các vụ án khởi tố
theo yêu cẩu của bị hại. Song về vấn đề này cẩn hiểu rằng, không phải bất kỳ cá nhân, cơ quan, tổ
chức nào cũng là bị hại mà tư cách tố tụng của những chủ thể này được xác lập khi cơ quan có thẩm
quyển tiến hành tố tụng cơng nhận tư cách tố tụng của họ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự
và xác định họ tham gia vào quá trình giải quyết vụ án hình sự với tư cách là bị hại thì lúc này quyển
lợi và nghĩa vụ của họ được đảm bảo giải quyết theo quy định của pháp luật.
Emaiì: csktd/Osthaivietnam. t48@gmail. com

170

GIÁO ĐỤC
rponpp
OxÃHỊI Thá"9 02/2022


NGHKN CỨU TRAO ĐỔI

/

vể chế định khởi tố vụ án hình sự và khởi tố vụ án hình sự theo yêu cẩu của bị hại: Khởi tố vụ án
hình sự là một giai đoạn của quá trình giải quyết vụ án hình sự và được xem là giai đoạn đẩu tiên của

q trình này. Giai đoạn đó bắt đẩu từ khi cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp
nhận nguồn tin về tội phạm và kết thúc khi các cơ quan này ra một trong các quyết định là quyết
định khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự.Trong giai đoạn này, các cơ
quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng cẩn xác định có hay khơng dấu hiệu của tội phạm để khởi
tố vụ án hoặc không khởi tố vụ án hình sự, làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng hình sự. Do
đó, kết quả của giai đoạn trên là cơ sở pháp lý cho các hoạt động tố tụng tiếp theo trong quá trình
giải quyết vụ án hình sự hoặc chấm dứt mọi hoạt động tố tụng hình sự đối với tin báo, tố giác về tội
phạm kiến nghị khởi tố của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trong trường hợp ra quyết định khởi tố vụ án
hình sự cũng đồng nghĩa với việc cơ quan có thẩm quyền đã bắt đầu q trình điều tra đối với vụ
án. Đây là một chế định rất quan trọng, Nhà nước không cho phép bất kỳ cá nhân, cơ quan, tổ chức
nào can thiệp để tội phạm xảy ra mà không bị khởi tố nhưng trên trực tế, khơng ít những vụ án tội
phạm xảy ra vừa xâm phạm trật tự xã hội, vừa gây ra những thiệt hại cho bị hại khơng chỉ về lợi ích
vật chất mà cịn về cả tinh thần hoặc uy tín và việc khởi tố vụ án hình sự trong các trường hợp này
có thể lại gây ra những sự tổn thất khác cho bị hại (nhưtổn thất thêm về mặt tinh thần) [2, tr. 278]. Vì
vậy, nhà làm luật đã xác lập một khả năng, điều kiện để người bị hại cân nhắc, quyết định có yêu cầu
cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xử lý vể mặt hình sự đối với hành vi phạm tội hay khơng.
Với quy định này, nhà làm luật tạo điều kiện cho người phạm tội có cơ hội khắc phục hậu quả do
hành vi phạm tội gây ra, bị hại có thể được đền bù một phần mất mát do tội phạm gây ra, giữ bí mật
được việc đời tư, hạn chế việc gây thêm những tổn thất, mất mát vể mặt tinh thần, danh dự khơng
cần thiết có thể có đối với người bị hại, đổng thời cũng có thể giữ được tình cảm anh em, xóm làng,
họ hàng phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc và cũng có thể hạn chế một phần những áp
lực cơng việc cho các cơ quan tiến hành tố tụng.

Tuy nhiên, về vấn đề này pháp luật cũng chỉ cho phép bị hại được thể hiện ý chí của họ trong
những giới hạn nhất định. Theo đó, khi có yêu cẩu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người
dưới 18 tuổi, người có nhược điểm vé tâm thẩn hoặc thể chất hoặc đã chết ở khoản 1 của những
điểu luật sau đây thì cơ quan có thẩm quyển tiến hành tố tụng mới được khởi tố vụ án hình sự: Điều
134 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; Điểu 135 Tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thẩn bị kích động
mạnh; Điểu 136 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt q

giới hạn phịng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội; Điều 138
Tội vơ ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; Điều 139TỘĨ vơ ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc
hành chính;Điều 141 Tội hiếp dâm; Điều 143Tội cưỡng dâm;Điều 155 Tội làm nhục người khác;Điểu
156 Tội vu khống; Điéu 226Tội xâm phạm quyển sở hữu cơng nghiệp.
Với những quy định này có thể nói rằng, việc đảm bảo quyền con người đã được cụ thể hóa vào
nội dung của luật và đối với những vụ án rơi vào khoản 1 các điều luật nói trên nếu bị hại hoặc người
đại diện của họ (trong trường hợp bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về thể chất
hoặc đã chết) khơng u cầu thì cơ quan có thẩm quyền sẽ khơng khởi tố vụ án hình sự, bên cạnh
nội dung này, quyền của bị hại còn được thể hiện một cách đầy đủ khi pháp luật tố tụng hình sự quy
định thêm cho họ được quyển rút yêu cầu khởi tố. Theo đó, trường hợp người đã u cầu khởi tố
địi rút yêu cẩu thì vụ án phải được đình chỉ, tùy vào từng giai đoạn tố tụng mà thẩm quyền ra quyết
định đình chỉ được giao cho các cơ quan khác nhau thực hiện [3, tr. 467], trừ trường hợp xác định
việc rút yêu cẩu khởi tố là trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người yêu cầu khởi
tố đã rút yêu cầu thì cơ quan có thẩm quyền vẫn tiến hành tó tụng đối với vụ án. Như vậy, có thể nói,
chế định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại đã được quy định tương đối cụ thể nhưng trên
thực tế vẫn có những nội dung cần phải được làm rõ hơn về cách hiểu đối với chế định này.
Tììảnnra/prro GIÁO DỤC
171
Tháng 02/2022


NGHICN CỨU TRAO ĐỔI
3. Một vài vấn đề luận giải về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại

3.1. Yêu cầu cùa bị hại hoặc người đại diện của họ không phải là càn cứ để quyết định khởi tố
hay không khởi tố
Một trong những vấn đề thường gây ra hiểu nhẩm đó là việc hiểu yêu cẩu của bị hại trong trường
hợp này chính là căn cứ để khởi tố vụ án hình sự.Tuy nhiên, đứng ở góc độ nghiên cứu thì đây là một
trong các cách hiểu chưa thực sự cặn kẽ bởi tại Điểu 143 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định:

"Chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm" và dấu hiệu của tội phạm dựa
trên các căn cứ: 1) Tố giác của cá nhân; 2) Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân; 3) Tin báo trên các
phương tiện thông tin đại chúng; 4) Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước; 5) Cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm. Do đó, yêu cẩu khởi tố của bị hại
trong trường hợp này không phải là căn cứ để khởi tố vụ án hình sự mà chỉ là một điều kiện cần thiết
để cơ quan có thẩm quyển xem xét việc khởi tố vụ án mà thơi.Trên thực tế, có nhiều trường hợp mặc
dù bị hại có yêu cầu khởi tố nhưng sự việc khơng có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan có thẩm quyền
vẫn khơng khởi tố vụ án hình sự, do đó u cẩu khởi tố trong trường hợp này chỉ là thủ tục, điểu kiện
bắt buộc phải có thể hiện ý chí của bị hại để cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự và căn cứ
khởi tố vẫn là "đã xác định có dấu hiệu tội phạm".

3.2.

Những trường hợp nào khởi tố vụ án hình sự theo yêu cồu bời người đại diện của bị hại

Theo quy định hiện nay, có 3 trường hợp theo quy định tại Điều 155 là trường hợp bị hại dưới 18
tuổi, bị hại là người có nhược điểm vể tâm thần hoặc thể chất, bị hại đã chết thì người đại diện hợp
pháp của bị hại trong những trường hợp này có quyển yêu cẩu cơ quan có thẩm quyển khởi tố vụ
án hình sự, theo đó:

- Trường hợp thứ nhất: Bị hại là người dưới 18 tuổi, đây là trường hợp được pháp luật quy định
là người chưa thành niên [4], trường hợp người bị hại chưa phát triển một cách đẩy đủ vể thể chất,
tâm, sinh lý, chưa có đủ năng lực để cân nhắc, quyết định các quyển của mình mà pháp luật cho
phép liên quan đến việc khởi tố vụ án hình sự theo u cẩu của họ. Vì vậy, cẩn có người đại diện để
thực hiện những quyền của họ. Người đại diện trong trường hợp này phải là người đã thành niên và
có tư cách đại diện hợp pháp, bao gồm các trường hợp theo pháp luật mà Bộ luật Dân sự quy định
cho cá nhân và trường hợp trên người đại diện thực hiện các quyền của bị hại, trong đó có quyển
u cầu khởi tố vụ án hình sự.
- Trường hợp thứ hai: Bị hại là người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất. Trường hợp này
những người có nhược điểm về tâm thẩn hoặc thể chất là những người khơng bình thường, do đó

họ khơng có năng lực hành vi đẩy đủ nên không thể thực hiện được các quyền mà pháp luật cho
phép liên quan đến việc khởi tố vụ án hình sự theo yêu cẩu của bị hại, vì vậy cẩn thiết phải có người
đại diện thay mặt họ thực hiện các quyền này. Đối với trường hợp trên, cơ quan tiến hành tố tụng
trong thực tiễn áp dụng cần chú ý, xác định bị hại là người có nhược điểm về thể chất về tâm thẩn
thì cần phải xác định mức độ, nhược điểm của họ đến mức nào? Họ có thể nhận thức và thể hiện ý
chí, làm chủ hành vi của mình được hay khơng? Trường hợp nếu như bị hại là người mất năng lực
hành vi hay có nhược điểm về thể chất, tinh thần dẫn đến khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành
vi không thể hiện được ý chí của mình thì trường hợp này mới xem xét việc xử lý theo yêu cẩu của
người đại diện. Còn trường hợp có nhược điểm về thể chất, tinh thần nhưng khơng đáng kể vẫn có
thể nhận thức, điểu khiển hành vi, thể hiện được ý chí của mình thì trong trường hợp này việc giải
quyết được thực hiện theo yêu cẩu của bị hại.
- Trường hợp thứ ba: Bị hại đã chết. Trong trường hợp bị hại đã chết thì người đại diện hợp pháp
của bị hại sẽ thực hiện các quyền của họ được quy định theo pháp luật tố tụng hình sự và các luật
khác có liên quan, trong đó có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự đối với những trường hợp quy
định tại Điểu 155 Bộ luạt Tố tụng hình sự 2015.

GIÁODUC-,

172 w

, 7.T* Tháng 02/2022
©XÃ HƠI


NGHICN CỨU TRAO DỔI
3.3.

J

Bị hại hoặc người đại diện của họ thể hiện yêu câu khởi tố như thế nào


Một trong những vấn để quan tâm là bị hại hoặc người đại diện của họ thể hiện yêu cầu khởi
tố như thế nào đối với những trường hợp khởi tố theo yêu cầu bị hại? về vấn để này, hiện nay tại
Khoản 5, Điểu 7 Thông tư liên tịch số 04/2018/VKSNDTC-BCA-BQP quy định về phối hợp giữa cơ
quan điều tra với viện kiểm sát trong thực hiện một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 để
cập:"Trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu câu của bị hại thì yêu cầu khởi tố của bị hại hoặc người
đại diện của bị hại phải thể hiện bồng vàn bản có chữ ký hoặc điểm chỉ của họ; trường hợp bị hại hoặc
người đại diện của bị hại đến trực tiếp trình bày thì cơ quan điều tra, viện kiểm sát phải lập biên bản ghi
rõ nội dung yêu câu khởi tố để họ ký hoặc điểm chỉ vào biên bản" [5]. Với hướng dẫn trên thì trong mọi
trường hợp bị hại hoặc người đại diện của họ phải thể hiện yêu cầu, ý chí mong muốn việc khởi tố
vụ án hình sự bằng văn bản có chữ ký hoặc điểm chỉ và sau khi cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận yêu
cầu này tiến hành xác minh và xác định vụ việc xảy ra có dấu hiệu của tội phạm sẽ quyết định khởi tố
hay không khởi tố vụ án hình sự nếu vụ án đó thuộc các trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại.

3.4. Có thể rút yêu cầu khởi tố hay khơng? Và nếu bị hại đã rút u cấu thì có thể u cầu khởi
tố lại hay khơng?
Nội dung này trên thực tế cũng là một câu hỏi có nhiều sự thắc mắc, theo đó, hiện nay Bộ luật Tố
tụng hình sự quy định: Nếu bị hại rút yêu cầu khởi tố thì vụ án được đình chỉ. Đây cũng là một điểm
khác biệt so với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003: Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định, nếu
bị hại rút đơn trước khi mở phiên tịa xét xử sơ thẩm thì vụ án được đình chỉ. Bộ luật Tố tụng hình
sự năm 2015 quy định, bị hại rút đơn ở bất kì giai đoạn nào, vụ án đểu phải đình chỉ. Việc quy định
như vậy thể hiện rất lớn ý chí của bị hại đối với việc giải quyết vụ án hình sự. Tuy nhiên, có nhiều
trường hợp trên thực tế vẫn xảy ra đó là, sau khi rút đơn yêu cầu khởi tố thì vì những lý do này hay
lý do khác: chẳng hạn như hai bên thỏa thuận không được việc đền bù thiệt hại, do mâu thuẫn,
xích mích hoặc trong cùng một vụ án nhưng có người đền bù cho bị hại, có người khơng đển bù
sau đó bị hại muốn u cầu khởi tố lại thì có được hay khơng? về nội dung này Bộ luật Tố tụng hình
sự đã quy định: Trường hợp bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì khơng
có quyền u cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cẩu do bị ép buộc, cưỡng bức. Đây cũng chính là giới
hạn mà pháp luật tố tụng hình sự quy định cho việc yêu cẩu và rút yêu cầu khởi tổ đối với các vụ án
khởi tố theo yêu cầu của bị hại và việc quy định như vậy chúng tôi cho rằng là phù hợp với thực tiễn

hiện nay để tránh trường hợp bị hại tùy ý rút đơn yêu cẩu khởi tố, sau đó yêu cầu khởi tố lại làm ảnh
hưởng rất lớn đến quá trình giải quyết các vụ án hình sự của cơ quan và người có thẩm quyền tiến
hành tố tụng.

3.5.

Bị hại có thể bị áp dụng các biện pháp cư&ng chế hay không?

vể nội dung này, hiện nay ở một số vụ án trong quá trình kiểm tra, xác minh nguổn tin về tội
phạm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định trưng cầu giám định đối với bị hại để xác định tỉ lệ
thương tật, tổn thương cơ thể do hành vi phạm tội gây ra... nhưng bị hại vì lý do nào đó khơng hợp
tác (do đường xá xa xơi, do bị mua chuộc, do bị cưỡng bức...) từ chối, không chấp hành mà khơng
vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì bị hại có thể sẽ bị cơ quan và người có thẩm
quyền áp dụng việc dẫn giải đến nơi giám định để tiến hành trưng cầu giám định đối với họ. Với
trường hợp này, điểu tra viên hoặc cấp trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt
động điều tra sẽ ra quyết định dẫn giải, quyết định ghi rõ họ tên, ngày tháng, năm sinh, nơi cư trú
của người bị dẫn giải, thời gian, địa điểm... và việc dẫn giải được thực hiện theo quy định của Bộ
luật Tố tụng hình sự.

4. Kết luận

Như vậy, khởi tố vụ án hình sự là một trong các chế định rất quan trọng của Bộ luật Tố tụng hình
sự, được xem là giai đoạn mở đẩu của quá trình giải quyết vụ án hình sự, giai đoạn này cơ quan và
người có thẩm quyền xác định sự việc xảy ra có hay khơng có dấu hiệu của tội phạm để từ đó quyết

_______ GIÁODUC

Thána
9 Oẽ?/ẽĩO22


. .: HỘI
QxÂ

173


NGHlêN cứu TRAO oổl
định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án, làm tiền để cho các hoạt động tố tụng tiếp theo. Trong thời
gian qua việc áp dụng chế định này vào quá trình giải quyết các vụ án hình sự đã thực sự phát huy
tốt hiệu quả, đảm bảo phát hiện chính xác, xử lý cơng minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không
đê lọt tội phạm, khơng làm oan người vơ tội. Tuy nhiên, vẫn cịn những nội dung nhất định vể vấn
để khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại chưa được nhận thức một cách đầy đủ. Do đó, việc
tìm hiểu đầy đủ vể chê định này sê góp phẩn giảm thiểu những cách hiểu chưa đúng về chế định
khởi tố vụ án hình sự, đặc biệt là các vụ án có sự u cầu khởi tố từ phía bị hại hoặc người đại diện
hợp pháp của họ, từ đó góp phẩn nâng cao nhận thức pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích của các
cá nhân, cơ quan, tổ chức được xác định là bị hại trong quá trình giải quyết vụ án, góp phẩn củng
cố sự nghiêm minh của pháp luật.
Tài liệu tham khảo
[1] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Bộ luật Tố tụng hình sự nám 2015, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật,
Hà Nội.

[2]

Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

[3] Trường Đại học Luật Thành phố Hổ Chí Minh (2018), Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Hổng Đức - Hội Luật gia
Việt Nam, Hà Nội.
[4]

Quốc hội (2015), Bộ Luật Dân sự, Luật số: 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017.


[5] Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Cơng an - Bộ Quốc phịng (2018), Thông tư liên tịch quy định về phối hợp giữa cơ quan điểu tra

và Viện Kiềm sát trong việc thực hiện một số quy định cùa Bộ luật Tố tụng hình sự, số 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 19/10/2018.

MỘT SỐ ĐIỂM MĨI CỦA LUẬT PHONG...
Tiếp theo trang 159

3. Kết luận
Những điểm mới sửa đổi, bổ sung trong Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 sẽ góp phần hồn
thiện các văn bản pháp luật về phòng chống ma túy, tạo thuận lợi cho cơng tác phịng, chống ma
túy của các cơ quan chun trách, đặc biệt là của lực lượng Công an nhân dân trong vai trị chủ trì
cơng tác phịng, chống và kiểm sốt ma túy, từ đó có thể đạt được các mục tiêu theo Chỉ thị của Bộ
Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả cơng tác phịng chống ma túy [2]; các mục tiêu trong
chương trình phịng, chống ma túy giai đoạn 2021-2025 của Thủ tướng Chính phủ như: trên 80%
người nghiện và người sử dụng trái phép chất ma túy có hồ sơ quản lý được tiếp cận dịch vụ tư
vấn, điểu trị, cai nghiện ma túy, hỗ trợ hịa nhập cộng đóng; trên 90% các vụ ma túy được được giải
quyết, xét xử; số điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy được triệt phá tăng 5% so với trước, khơng để
hình thành các điểm, tụ điểm mới; phấn đấu triệt phá 80% điểm nóng vể ma túy; kiểm soát chặt chẽ
100% các loại tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền
chất, xóa bỏ cơ bản và bển vững việc trồng và tái trổng cây có chứa chất ma túy...[6].

Tài liệu tham khảo
[1] Quốc hội (2020), Luật Phòng, chống ma túy, Luật số: 73/2021/QH14 ngày 30/3/2020.

[2] Ban Chấp hành Trung ương (2019), Chì thị sổ 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị vé tăng cường, nâng cao hiệu q cơng tác
phịng, chống và kiềm sốt ma túy.
[3] Bộ Còng an (2021), Tài liệu giới thiệu Luật Phòng, chổng ma túy nám 2021.
[4] Luật Phịng chóng ma túy 2021: Giảm người nghiện sẽ giám nguón 'cầu' về ma túy. Nguón: -giam-nguoi-nghien-se-giam-nguon-cau-ve-ma-tuy-2021 123016112754.htm, truy cập ngày 16/12/2021.
[5] Quốc hội (2008), Luật sửa đổi, bồ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy, Luật số: 16/2008/QH12 ngày 12/06/2008, có

hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009.
[6] Thú tướng Chính phù (2021), QuyẾt định số 1452/QĐ-TTg ngày 31/8/2021 về phê duyệt chương trình phịng chống ma túy giai đoạn
2021-2025.

174

GIÁO DỤC _ .

np/pppp
©XÃ HỘI Tháng 02/2022



×