Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện quy định của pháp luật vê bảo lưu quyền sở hữu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 12 trang )

NGHIÊN CỬU- TRAO ĐÓ!

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẨN TIẾP TỤC NGHIÊN cứu ĐỂ hoàn thiện
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÉ BẢO Lưu QUYỀN sở HỮU
PHẠM VĂN TUYẾT *

Tóm tắt: Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015 quy định về bảo lưu quyền sở hữu theo hai góc độ:
vừa là quyền luật định của bên bán trong mua trả chậm, trả dần; vừa là một biện pháp bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ. Vĩ thế, quy định của pháp luật về quyền của các bên trong biện pháp bảo lưu với quyền
của các bên trong họp đỏng nhiều khi trùng lặp và còn khá nhiều bất cập. Bài viết nhằm đưa đến nhận
thức chung về bảo lưu quyền sở hữu, biện pháp bảo lưu để xác định các vẩn đề liên quan đến bảo lưu
quyền sớ hữu dưới góc độ là quyền mặc định với bảo lưu quyền sở hữu dưới góc độ là một biện pháp
bảo đảm. Qua đó, nhằm xác định rõ khải niệm về biện pháp bảo lưu quyền sở hữu; hiệu lực đối kháng,
đối tượng dùng để bảo đám, quyền và nghĩa vụ của các bên trong biện pháp bảo lưu quyền sở hữu.
Từ khoá: Bảo lưu quyền sờ hữu; biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ; hiệu lực đối kháng;
quyển truy đòi tài sàn

Nhận bài: 20/6/2021

Hoàn thành biên tập: 28/3/2022

Duyệt đăng: 28/3/2022

SEVERAL UNRESOLVED ISSUES ON TITLE RETENTION

Abstract: The 2015 Civil Code of Vietnam regulates title retention under two perspectives: a lawprovided right of the seller in purchases by deferred payment or payment in instalments; or a type of
security for performance of obligations. Therefore, regulations on parties’ right in title retention and
parties’ right in contracts remain overlapping and conflicting. This article presents the general
understanding of tittle retention and types of retention to determine issues related to title retention as
a law-provided right and title retention as a form of security. Thereby, this article will clearly define
the definition of title retention; its antagonistic effects, the objects used for security, the rights and


obligations ofparties in title retention.
Keywords: Title retention; type of security for performance of obligations; effectiveness; right to
reclaim assest

Received: June 2ơh, 2021; Editing completed: Mar 28th, 2022; Acceptedfor publication: Mar 28th, 2022

1. Nhận thức chung về bảo lưu quyền
sử hữu
Theo nghĩa chung thì bảo lưu là giữ lại
như cũ và được sử dụng trong nhiều trường
hợp như bảo lưu kết quả học tập, bào lưu ý
* Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội
E-mail:

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 3/2022

kiến trong một cuộc họp, bảo lưu điều ước
quốc tế... Theo đó, bảo lưu quyền sở hữu
được hiểu là người có quyền sở hữu đối với
một tài sản đã bán được giữ lại quyền sở hữu
dù tài sản đã được chuyển giao cho người
mua. Bảo lưu quyền sở hữu đã được quy
định trong Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005
dưới dạng là quyền của bên bán tài sản trong
29


NGHIÊN cứu- TRAO ĐƠI

trường hợp bên mua chưa thanh tốn tiền

mua với mục đích là thơng qua việc bảo lưu
này, buộc bên bán phải thanh toán đầy đủ
tiền mua. Cụ thể khoản 1 Điều 461 Bộ luật
quy định: “Các bên có thể thoả thuận về
việc bên mua trả chậm hoặc trả dân tiên
mua trong một thời hạn sau khi nhận vật
mua; bên bán được bảo lưu quyền sở hữu
của mình đối với vật bán cho đến khi bên
mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thoả
thuận khác
Bảo lưu quyền sở hữu là một hoạt động
hoặc là quyền được hoạt động của chủ sở
hữu tài sản để giữ lại quyền sở hữu về mặt
pháp lí đối với tài sản đã bán. Nghĩa là, trong
hợp đồng mua bán tài sản mà bên bán thực
hiện quyền bảo lưu thì bên bán vẫn là chủ sở
hữu của tài sản mặc dù tài sản đã được
chuyển giao cho bên mua. Trong thực tế,
hoạt động bảo lưu quyền sở hữu của bên bán
nhằm hướng tới việc hạn chế, kiểm soát sự
định đoạt, chuyển giao tài sản đó của bên
mua nên việc bảo lưu thường được bên bán
thực hiện thông qua phương thức: giữ lại
giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu đối với tài
sản đã bán và không làm thủ tục sang tên
chủ sở hữu đối với tài sản đó cho bên mua.
BLDS năm 2005 chưa xác định bảo lưu
quyền sở hữu là một trong các biện pháp bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự mà chỉ xác
định đó là một trong các quyền của bên bán

trong các trường hợp mua trả chậm, trả dần.
Tuy nhiên, do bảo lưu quyền sở hữu có tính
chất tương tự như biện pháp bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ nên trước khi BLDS năm 2015
được ban hành đã có quan điểm cho rằng
30

bảo lưu là một trong các “biến thể” của biện
pháp bảo đảm: “Bảo lưu quyền sở hữu đối
với vật bán được đặt ra trong các hợp đồng
mua bán mà bên mua trả chậm, trả dần tiền
mua tài sán .
Trong thực tế, để cạnh tranh lẫn nhau
giữa các nhà kinh doanh và tăng cường sức
mua của người tiêu dùng nhằm thúc đẩy q
trình chu chuyển hàng hố, các nhà kinh
doanh nghĩ đến việc bán hàng hoá trong điều
kiện cho phép người mua trả chậm, trả dần
tiền mua trong một thời hạn nhất định. Tuy
nhiên, bên bán hàng hoá rất dễ gặp rủi ro khi
đã giao hàng hoá mà tiền chưa thu đủ. Vì
vậy, bên bán phải tìm ra và thoả thuận với
bên mua biện pháp nào đó để bên mua buộc
phải trả hết tiền trong thời hạn đã thoả thuận.
Theo đó, biện pháp được các bên lựa chọn là
bên bán được bảo lưu quyền sở hữu đối với
vật bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền.
Ghi nhận thực tế trên và để có cơ sở
pháp lí điều chỉnh, giải quyết các quan hệ
này, Điều 461 BLDS năm 2005 đã quy định:

“Các bên có thể thoả thuận về việc bên mua
trả chậni hoặc trả dần tiền mua trong một
thời hạn sau khỉ nhận vật mua; bên bản
được bảo lưu quyển sở hữu của mình đối với
vật bán cho đến khỉ bên mua trả đủ tiền, trừ
trường hợp có thoả thuận khác
Đây được coi là biện pháp bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán tài
sản mà bên được bảo đảm là bên bán tài sản
với quyền kiểm soát lưu thông tài sản (vốn là
1 Phạm Văn Tuyết, Lê Kim Giang (Chủ biên), Hoàn
thiện chế định bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự,
Nxb. Dân trí, Hà Nội, 2015, tr. 6.

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 3/2022


NGHIÊN CỬU- TRAO ĐÓI

một trong các quyền của bên nhận thế chấp
tài sản). Quyền này trong hợp đồng mua trả
chậm trả dần cũng như trong thế chấp tài sản
là quyền pháp định và chỉ được giải trừ khi
có sự thoả thuận khác giữa các bên. Tuy
nhiên, quyền kiểm soát lưu thông tài sản
trong thế chấp tài sản chỉ là quyền pháp định
đối với tài sản thế chấp không phải là hàng
hố ln chuyển trong q trình sản xuất
kinh doanh, cịn trong mua trả chậm, trà dần,
không được luật thực định quy định rõ. Bởi

vậy, có một số câu hỏi được đặt ra là bên bán
được thực hiện việc bảo lưu quyền sở hữu
đối với vật bán là loại tài sản gì hay tất cả?
Việc bảo lưu quyền sở hữu được thực hiện
như thế nào?
Thực tiễn cho thấy, việc bảo lưu quyền
sở hữu đối với vật bán chỉ có ý nghĩa là một
biện pháp bảo đảm cho việc trả tiền mua
trong các giao dịch mua trả chậm, trả dần
những tài sản phải đăng kí quyền sở hữu, bởi
đối với loại tài sản này, bên mua chỉ có thể
đăng kí được quyền sở hữu đối với tài sản
khi có sự đồng ý của bên bản. Khi chưa trả
đủ tiền mua, chưa đăng kí được quyền sở
hữu nên khơng thể định đoạt được tài sản.
Trong các trường hợp này, quyền bảo lưu
được thực hiện bằng cách bên bán sẽ không
thực hiện việc đăng kí, sang tên đối với tài
sản cho bên mua nếu họ chưa trả đủ tiền.
Chẳng hạn, Công ti kinh doanh ô tô X mua
một loạt xe hơi và đăng kí quyền sở hữu
mang tên Công ti để bán trả chậm, trả dần.
Khách hàng A mua một xe trả chậm, trả dần
trong thời hạn 3 năm từ 20/10/2013 đến
29/10/2016 với số tiền trả trước là 50%.
TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 3/2022

Theo đó, khách hàng nhận xe và sử dụng
như một chủ sở hữu nhưng đứng tên trong
đăng kí xe vẫn là Công ti X. Trong thời gian

này, khách hàng A không thể bán xe đó cho
người khác hoặc dù có bán cũng không thể
thực hiện được các thủ tục bắt buộc dù Cơng
ti X khơng cần có bất kì động thái nào23
.
Ngồi ra, có tác giả xác định: '‘Bảo lưu
quyền sở hữu là biện pháp bảo đảm mới, lần
đầu tiên được BLDS năm 2015 quy định tại
chế định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
BLDS năm 2005 tuy có đề cập bảo lưu quyền
sở hữu nhưng ở góc độ của họp đồng dân
sự, chứ khơng nhìn nhận như một biện pháp
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ giống như
BLDS năm 2015,,?l', hoặc “bảo lưu quyền sở
hữu không phải là một vẩn đề mới trong
BLDS năm 2015. Nội dung pháp lí này đã
được quy định trong BLDS năm 2005 nhưng
với tư cách là một điều khoản trong họp
đồng mua bán tài sản ”4.
Trong một tác phẩm khoa học của mình,
D. Legeais cũng nhận định: Ban đầu bảo lưu
quyền sở hữu đã được phân tích trên cơ sở
các cơ chế của quan hệ nghĩa vụ dân sự. Khi
bàn về tính chất bảo đảm của bảo lưu quyền
2 Phạm Văn Tuyết, Lê Kim Giang (Chủ biên), tlđd,
tr. 9, 10.
3 Hồ Quang Huy, “Nhận diện khía cạnh pháp lí về
bào lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài sản”, Tạp chí
Tồ án nhân dãn điện tử, />bai-viet/phap-luat/nhan-dien-khia-canh-phap-lycua-bien-phap-bao-luu-quyen-so-huu-cam-giu-taisan-trong-blds-nam-2015, truy cập 12/02/2019.
4 Đoàn Thị Phương Diệp, “Bản chất pháp lí của hợp

đồng mua bán tài sàn với các thỏa thuận đặc biệt”,
Tạp chi Nghiên cứu lập pháp, số 02+03 (258+259),
tháng 2/2014, tr. 69 - 73.

31


NGHIÊN cứu - TRA o ĐĨI

sở hữu, ơng thơng tin rằng có quan điểm coi
bảo lưu quyền sở hữu là một biện pháp bảo
đảm đích thực vì nó có tất cả các đặc tính
chính của biện pháp bảo đảm nhưng đa số
quan điểm không coi bảo lưu quyền sở hữu
là một biện pháp bảo đảm. Tuy nhiên, với
lần sửa đổi vào năm 2006, BLDS Pháp đã
ghi nhận bảo lưu quyền sở hữu là một biện
pháp bảo đảm đích thực, được quy định tại
các điều 2367, 23685.
Ở Việt Nam, nội dung bảo lưu đã được
quy định trong các văn bản pháp luật trước
đó nhưng đều được xác định theo góc độ là
quyền của bên bán trong các hợp đồng mua
bán tài sản mà bên mua chưa thanh toán hết
tiền mua mặc dù đã nhận được tài sản mua
nhưng với góc độ là một biện pháp bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ thì BLDS năm 2015 là
văn bản luật đầu tiên của nước ta quy định
về bảo lưu quyền sở hữu. Sau một thời gian
có hiệu lực thi hành, quy định về biện pháp

bảo lưu quyền sở hữu trong Bộ luật này bộc
lộ một số điểm bất cập.
2. Những bất cập trong quy định của
pháp luật hiện hành về bảo lưu quyền
sở hữu
2.1. về khái niệm biện pháp bảo lưu
quyền sở hữu
Khi quy định về biện pháp bảo lưu
quyền sở hữu, BLDS năm 2015 chỉ xác định:
Trong hợp đồng mua bán, quyền sở hữu tài
5 D.Legeais, Suretés et garanties du credit, LGDJ
2008 (Dần theo: Đỗ Văn Đại, “Vật quyền bào đảm:
Kinh nghiệm của nước ngồi cho Việt Nam”, Tạp
chí khoa học pháp lí Việt Nam, số 01 (86)/2015, tr.
57 -65.

32

sản có thể được bên bán bảo lưu cho đến khi
nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ.
Các khoản 1, 2 Điều 331 BLDS quy định:
Bảo lưu quyền sở hữu phải được lập thành
văn bản riêng hoặc được ghi trong hợp đồng
mua bán và Nghị định số 21/2021/NĐ-CP
ngày 19/3/2021 của Chính phủ quy định thi
hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 22)
cũng khơng có hướng dẫn và giải thích gì
khác. Tuy nhiên, với quy định của BLDS
năm 2015 được hiểu là biện pháp bảo lưu

quyền sở hữu chỉ hình thành thơng qua thoả
thuận của các bên (thuật ngữ “có thể” và
hình thức “phải lập thành văn bản” cho
chúng ta cách hiểu này).
Do các văn bản pháp luật chưa có khái
niệm chuẩn về bảo lưu quyền sở hữu nên
còn khá nhiều lúng túng khi xác định thế nào
là bảo lưu quyền sở hữu, thế nào là quyền
bảo lưu, khi nào bảo lưu là một biện pháp
bảo đảm và khi nào là quyền luật định của
bên bán tài sản.
Từ nhận thức chung về bảo lưu và bảo
lưu quyền sở hữu có thể hiểu các thuật ngữ
ưên như sau: 1) Bảo lưu quyền sở hữu là việc
bên bán với tư cách là chủ sở hữu vẫn giữ lại
quyền sở hữu của mình đối với tài sản mặc dù
tài sản đó đã được chuyển giao cho bên mua
theo hợp đồng mua bán tài sản. 2) Quyền bảo
lưu là quyền được lưu lại (giữ lại) quyền sở
hữu đối với tài sản đã chuyển giao cho người
mua. 3) Theo quy định của BLDS năm 2015
thì “đường biên” để có thể phân biệt đâu là
bảo lưu quyền sở hữu với góc độ là một biện
pháp bảo đảm thực hiện nhĩa vụ, đâu là bảo
TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 3/2022


XGHỈÊy CÚI’ - TRAo ĐOI

lưu quyền sở hữu với góc độ là quyền pháp

định của bên bán còn hết sức mong manh và
mơ hồ. Có tác giả đã đặt ra câu hỏi: “Trong
BLDS năm 2015, bảo lưu quyền sở hữu
không chỉ được xác định là quyền pháp định
gắn với hợp đồng mua bán trả chậm, trả dần
mà còn được coi là một biện pháp bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ. vẩn đề đặt ra là khi bảo
lưu quyền sở hữu được xác định là một biện
pháp bảo đảm thì quyền của bên bán trong
hợp đồng mua bán tài sản có sự thay đổi gì
so với quyền của bên bán khi bảo lưu quyền
sở hữu được coi là một quyền pháp định?”6.
Cũng chính tác giả này xác định: “... cho dù
bảo lưu chi là một quyền pháp định gắn liền
với hợp đồng mua bán trả chậm, trả dần hay
là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ thì quyền và nghĩa vụ của các bên cũng
khơng có sự thay đổi. Thậm chí, mục đích
của bảo lưu quyền sở hữu trong hai trường
hợp này củng hồn tồn giống nhau, đó là
buộc bên mua phải thanh toán hết số tiền
mua tài sản theo thoả thuận ”7'.
Tính bảo đảm của các biện pháp bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ được thể hiện hoặc
là thông qua chức năng dự phòng thay thế
(dùng giá trị tài sản bảo đảm để thay thế giá
trị của nghĩa vụ bị vi phạm hoặc thông qua
việc thực hiện công việc của bên bảo đảm
để thay thế nghĩa vụ bảo đảm khi nghĩa vụ


6 Nguyễn Văn Hợi, “Tính chất bảo đảm ưong biện
pháp bảo lưu quyền sở hữu”, Kỉ yếu Hội thảo khoa
học: Chế định các biện pháp bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ trong Bộ luật Dân sự năm 2015, Trường
Đại học Luật Hà Nội, ngày 26/12/2017, tr. 72.
7 Nguyễn Văn Hợi, tlđd, tr. 73.

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 3/2022

đó chưa được thực hiện khi đã hết thời hạn
thực hiện hoặc thực hiện không đúng theo
thoả thuận) hoặc là thông qua chức năng tác
động (buộc bên có nghĩa vụ phải thực hiện
nghĩa vụ).
Với những vấn đề đã được đề cập ở trên,
có thể xác định khái niệm cụ thể hơn về bảo
lưu quyền sở hữu với góc độ là một biện
pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
2.2. về đối tượng dùng để bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ dân sự
Trong khi Điều 331 BLDS năm 2015 xác
định: “Trong họp đồng mua bán, quyền sở
hữu tài sản có thể được bên bán bảo lưu cho
đến khi nghĩa vụ thanh tốn được thực hiện
đầy đủ” thì Nghị định số 21 lại xác định đối
tượng dùng để bảo đảm nghĩa vụ thanh toán
là tài sản bán (khoản 2 Điều 8).
Sự vênh nhau giữa Nghị định số 21 với
BLDS năm 2015 về vấn đề này trước hết là
do chưa có độ chuẩn xác về lí thuyết vật

quyền nói chung và vật quyền sở hữu nói
riêng, dẫn đến có sự lẫn giữa “quyền đối với
tài sản” và “tài sản”. Quyền sở hữu tài sản là
một loại vật quyền (còn gọi là vật quyền sở
hữu), trong đó xác định chủ sở hữu được
quyền bằng hành vi của mình tác động trực
tiếp đến tài sản để thực hiện quyền chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt của mình đối với tài
sản (quyền đối vật) mà hồn tồn khơng phải
là tài sản. Nói cụ thể hơn thì trong quyền sở
hữu, tài sản chỉ là đối tượng tác động của vật
quyền (quyền đối vật).
Dù quyền sở hữu bao gồm ba quyền đối
vật (quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền
định đoạt) và BLDS năm 2015 đã quy định

33


NGHIÊN cứu- TRAO ĐĨI

“quyền sở hữu tài sản có thể được bên bán
bảo lưu” nhưng quy định này đặt trong hoàn
cảnh là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng đã
được bên bán chuyển giao thực tế cho bên
mua theo hợp đồng mua bán tài sản, theo đó
bên mua thực hiện các quyền này như một
chủ sở hữu đối với tài sản. Bởi vậy, cái mà
bên bán có thể giữ lại (lưu lại) nhằm buộc
bên mua phải thanh toán tiền mua chỉ có thể

là quyền định đoạt về mặt pháp lí với biểu
hiện cụ thể là quyền ngăn cản sự định đoạt
tài sản bán đối với bên mua và để giữ được
quyền này thì bên bán thực hiện việc giữ lại
giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, không
trước bạ sang tên cho đến khi bên mua thực
hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh tốn. Vì vậy, có
thể xác định đối tượng dùng để bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ trong biện pháp bảo lưu
là một quyền đối vật nhưng quyền đó phải
được thực hiện thông qua hoạt động của bên
nhận bảo lưu (bên bán) với mục đích buộc
bên mua phải thực hiện nghĩa vụ thanh tốn.
Suy cho cùng thì đối tượng dùng để bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ trong biện pháp bảo lưu
phải là hoạt động mang tính đối kháng về
quyền giữa bên mua và bên bán.
về lí thuyết nói chung thì đối tượng
được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là
cái mà thơng qua đó có thể bảo đảm rằng
nghĩa vụ chắc chắn phải được thực hiện và
theo đó, quyền lợi của bên nhận bảo đảm
chắc chắn được giải quyết. Vì thế, việc dùng
cái gì để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thường
hướng tới một trong ba câu hỏi: 1) Nó có
thay thế được lượng tài chính do nghĩa vụ bị
vi phạm khơng? 2) Nó có thể thay người có
34

nghĩa vụ để thực hiện nghĩa vụ hay khơng?

3) Nó có thể buộc người có nghĩa vụ phải
thực hiện nghĩa vụ hay khơng? Mặt khác,
quan hệ bảo đảm là một quan hệ nghĩa vụ và
tính chất tài sản của quan hệ nghĩa vụ cho
thấy chỉ có lợi ích vật chất mới bảo đảm cho
một lợi ích vật chất khác nên đối tượng của
biện pháp bảo đảm chỉ có thể là tài sản hoặc
một hoạt động mang đến lợi ích nhất định
hay hoạt động mà vì nó, bên có nghĩa vụ
buộc phải thực hiện nghĩa vụ.
Theo đó, trong trường hợp thuộc về câu
hỏi thứ nhất thì đối tượng dùng để bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ chỉ có thể là tài sản (lấy
lượng tài chính này thay thế cho lượng tài
chính do nghĩa vụ bị vi phạm, vì vậy chỉ
dùng tài sản để bảo đảm trong các biện pháp
sau: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc,
kí cược, kí quỹ) và đương nhiên, trong
những trường họp này thì tài sản bảo đảm
phải là tài sản của bên bảo đảm. Trong
trường họp thuộc về câu hỏi thứ hai thì đối
tượng dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
là một công việc nhất định mà khi cơng việc
đó được thực hiện sẽ mang đến cho người
nhận bảo đảm một lợi ích nhất định. Người
bảo đảm phải thay người được bảo đảm thực
hiện công việc mà người đó đã cam kết trước
người nhận bảo đảm nên công việc được
thực hiện là cái được dùng để bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ trong biện pháp bảo lãnh và

đương nhiên, người phải thực hiện cơng việc
thay cho người có nghĩa vụ được bảo đảm
phải là bên nhận bảo đảm. Trong trường hợp
thuộc về câu hỏi thứ ba thì đối tượng dùng
để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là một hoạt
TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 3/2022


NGHIÊN CỬU-TRAO ĐỐI

động nhất định để buộc bên có nghĩa vụ phải
thực hiện nghĩa vụ cùa họ. Đó chính là hoạt
động bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản
bán của bên bán.
Trong bảo lưu quyền sở hữu, hoạt động
mà theo đó buộc bên mua phải thanh tốn
đầy đủ tiền mua, chính là giữ lại quyền sở
hữu đối với tài sản đã bán. Hoạt động này do
chính bên bán/bên nhận bảo đảm thực hiện.
Như vậy, cái mà thơng qua đó để bên mua
tài sản buộc phải thanh toán tiền mua khơng
phải là tài sản, bởi theo ngun lí chung thi
tài sản bảo đảm phải thuộc sở hữu của bên
bảo đảm trong khi tài sản mua bán có bảo
lưu quyền sở hữu là tài sản của bên bán/bên
nhận bảo đảm, đồng thời cũng không phải là
công việc được thực hiện bởi giữ lại quyền
sở hữu là hoạt động của bên nhận bảo
lưu/bên nhận bảo đảm mà không phải là
công việc mà bên bảo đảm phải thực hiện

trước bên nhận bảo đảm.
Trong mua bán tài sản mà người mua trả
chậm, trả dần tiền mua, các bên vẫn có thể
lựa chọn những biện pháp bảo đảm khác để
cho bảo đảm cho nghĩa vụ thanh toán của
bên mua mà đối tượng dùng để bảo đảm là
tài sản nhưng đương nhiên tài sản đó phải
thuộc sở hữu của bên bảo đảm. Chẳng hạn
như kí quỳ thanh tốn hoặc cầm cố, thế chấp
mà theo đó bên mua dùng tài sản thuộc
quyền sở hữu của mình để bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ thanh toán. Tài sản dùng để
bảo đảm ưong những trường hợp này mới
thật sự là lượng tài chính dự phịng để bù
đắp lợi ích vật chất cho bên bán khi bên mua
không thực hiện nghĩa vụ thanh tốn tiền
TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 3/2022

mua. Vì vậy, trong trường hợp các bên áp
dụng biện pháp bảo lưu quyền sở hữu kèm
theo hợp đồng mua bán mà đối tượng dùng
để bảo đảm là “tài sản bán” như khoản 2
Điều 8 Nghị định số 21 đã xác định là bất
cập bởi tài sản bán trong hợp đồng mua trả
chậm, trả dần khơng mang tính chất là lượng
tài chính dự phịng.
Mục đích chính của việc bảo lưu là để
người mua tài sản phải thanh toán đầy đủ
tiền mua, nếu muốn được nhận chuyển giao
quyền sở hữu đổi với tài sản mua bán nên

bên bán là bên thực hiện quyền bảo lưu tài
sản và bên mua là bên phải chấp nhận việc
bảo lưu đó. Vì vậy, cần xác định đối tượng
dùng đế bảo đảm trong biện pháp bảo lưu
quyền sở hữu là một hoạt động đối kháng
quyền (bên bán không chuyển quyền sở hữu
cho bên mua khi bên mua chưa thanh toán
đủ tiền mua; chỉ khi nào quyền được thanh
toán của bên bán được đáp ứng đầy đủ thì
bên bán mới thực hiện chuyển giao quyền sở
hữu đối với tài sản bán và khi đó, bên mua
mới đạt được sự trọn vẹn về quyền sở hữu
đối với tài sản đã mua).
Vì vậy, đối tượng được dùng trong bảo
lưu quyền sở hữu không phải là “tài sản bán”
mà là hoạt động đối kháng quyền. Nói cách
khác, trong bảo lưu quyền sở hữu người bán
lưu lại một vật quyền đối với tài sản.
Mặt khác, pháp luật về bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ dân sự cần phải xác định toàn
bộ các đối tượng được dùng để bảo đảm cho
việc thực hiện nghĩa vụ theo từng biện pháp
bảo đảm cụ thể (pháp luật hiện hành mới chỉ
xác định về tài sản bảo đảm, trong khi có

35


XGHIỀA Cl I - TRA o ĐÕ!


nhiều loại đối tượng khác nhau dùng để bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ).
2.3. về hiệu lực đổi kháng của biện pháp
bảo lưu quyền sở hữu
Theo quy định của pháp luật thì trước
hết, "biện pháp bảo đảm chi phát sinh hiệu
lực đối khảng với người thứ ba trong trường
hợp họp đồng bảo đảm đã có hiệu lực pháp
luật" (khoản 1 Điều 23 Nghị định số 21),
tiếp theo "bảo lưu quyền sở hữu phát sinh
hiệu lực đối kháng với người thứ ba kê từ
thời điểm đãng kí” (khoản 3 Điều 331 BLDS
năm 2015).
Những quy định trên của pháp luật về
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho thấy biện
pháp bảo lưu quyền sở hữu chỉ có hiệu lực
đối kháng khi hợp đồng bảo lưu có hiệu lực
pháp luật (vì biện pháp bảo lưu hình thành từ
sự thoả thuận giữa các bên hay nói cách khác
là từ một hợp đồng bảo lưu quyền sở hữu) và
chi phát sinh hiệu lực đối kháng khi đã đăng
kí. Đồng thời, thời điểm phát sinh hiệu lực
đối kháng là thời điểm đăng kí.
Tuy nhiên, quy định này sẽ dẫn đến sự
lẫn lộn giữa quyền bảo lưu dưới góc độ là
quyền của bên nhận bảo đảm trong một biện
pháp bảo đảm với quyền bảo lưu dưới góc
độ là quyền mặc định của bên bán trong các
trường hợp mua trả chậm, trả dần với quyền
bảo lưu8.


8 Khoản 1 Điều 453. Mua trả chậm, trả dần quy định:
“Các bên có thể thoả thuận về việc bên mua trả
chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau
khi nhận tài sản mua. Bên bán được bảo lưu quyển
sở hữu đối với tài sản bán cho đen khi bền mua trả
đủ tiền, trừ trường hợp có thoả thuận khác

36

Theo quy định tại Điều 453 BLDS năm
2015, khi các bên có thoả thuận về việc bên
mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong
một thời hạn sau khi nhận tài sản mua thì
bên bán đương nhiên có quyền bảo lưu đối
với tài sản đã bán. Điều này đồng nghĩa với
việc quyền bảo lưu xuất hiện ngay cả khi
khơng có thoả thuận và vì vậy, bên bán vẫn
có quyền địi lại tài sản đó trước sự chiếm
hữu của người thứ ba bởi tài sản bán mặc dù
đã giao cho người mua nhưng quyền sở hữu
về mặt pháp lí vẫn thuộc về bên bán nhưng
quyền đòi lại tài sản này khơng phải hình
thành từ một biện pháp bảo đảm mà hình
thành từ quy định của pháp luật về sở hữu
nên quyền đó chỉ giới hạn trong các trường
hợp đã được pháp luật về sở hữu quy định9.
Chẳng hạn, bên A (bên bán) đã giao tài sản
cho bên B (bên mua) trong một hợp đồng
mua trả chậm, trả dần, nếu người thứ ba

chiếm hữu tài sản đó thì bên A với tư cách là

9 Điều 167. Quyền đòi lại động sản khơng phải đăng
kí quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tinh:
“Chủ sớ hữu có quyền địi lại động sản khơng phái
đăng kí quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình
trong trường họp người chiếm hữu ngay tình có
được động sản này thơng qua hợp đơng khơng có
đền bù với người khơng có quyền định đoạt tài sản;
trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì
chủ sở hữu có quyền địi lại động sản nếu động sản
đó bị lav cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị
chiếm hữu ngồi ỷ chí của chủ sở hữu
Điều 168. Quyền địi lại động sản phải đăng kí
quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm
hữu ngay tình:
“Chủ sớ hữu được địi lại động sàn phải đáng kí
quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiêm
hữu ngay tình, trừ trường hợp quy định tại khoản 2
Điều 133 của Bộ luật này ”.

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 3/2022


NGH/ÊN (ít - TRA o ĐĨI

chủ sở hừu của tài sản vẫn có quyền địi lại
tài sản đó từ người thứ ba.
Tuy nhiên, quyền được ưu tiên thanh
toán khi tài sản bị xử lí để thực hiện nghĩa vụ

khơng phải là quyền mặc nhiên của bên bán
mà quyền ưu tiên đó phải xác định theo quy
định của pháp luật về bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ. Chẳng hạn, bên A ('bên bán) đã
giao tài sản cho bên B (bên mua) trong một
hợp đồng mua trả chậm, trả dần và bên B
dùng tài sản đó để thế chấp bảo đảm nghĩa
vụ trả nợ vay thì bên nhận thế chấp sẽ được
ưu tiên thanh toán trước nếu biện pháp thế
chấp đã được đăng kí. Trong trường hợp các
bên trong mua bán đã thoả thuận xác lập về
biện pháp bảo lưu quyền sở hữu và biện pháp
đó đã đăng kí thi quyền ưu tiên thanh toán
được xác định theo thứ tự thời điểm phát sinh
hiệu lực đối kháng đối với người thứ ba của
biện pháp bảo lưu và biện pháp thế chấp.
Như vậy, cần phải xác định quyền đối
kháng với người thứ ba xuất hiện cả trong
bảo lưu dưới góc độ là quyền mặc định và
dưới góc độ là một biện pháp bảo đảm
nhung với căn cứ hình thành và nội dung
khác nhau. Cụ thể, dưới góc độ là quyền mặc
nhiên thì bên bán tài sản chỉ có quyền địi lại
tài sản nhưng nếu bên bán là bên nhận bảo
đảm trong biện pháp bảo lưu quyền sờ hữu
thì sẽ có thêm quyền ưu tiên thanh tốn được
xác định theo thứ tự nói trên. Mặt khác, nếu
như quyền đòi lại tài sản của bên bán trong
trường hợp khơng có thoả thuận về biện
pháp bảo lưu được xác định theo pháp luật

về sở hữu thì quyền truy đòi tài sản của bên
nhận bảo lưu quyền sở hữu được xác định
TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 3/2022

theo pháp luật về biện pháp bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ.
Tính đối kháng với người thứ ba trong
quyền bảo lưu mặc định chỉ là quyền đòi lại
tài sản nhưng theo quy định tại khoản 2 Điều
297 BLDS năm 2015 thì tính đối kháng với
người thứ ba trong các biện pháp bảo đảm
bao gồm quyền được truy đòi tài sản (hay
còn gọi là quyền theo đuổi). Bởi thế, quyền
truy đòi trong biện pháp bảo lưu quyền sở
hữu có nội hàm rộng hon quyền đòi lại tài
sản bởi quyền truy đòi bao hàm cả quyền
giám sát, kiểm sốt lưu thơng tài sản đó nên
bên nhận bảo lưu có quyền địi lại tài sản
ngay cả khi bên mua dùng tài sản đó để bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ.
Với việc phân tích trên và để có sự rạch
ròi giữa quyền bảo lưu mặc định của bên bán
trong mua trả chậm, tra dần và quyền của
bên nhận bảo lưu trong biện pháp bảo lưu
quyền sở hữu, pháp luật cần có quy định cụ
thể về nội dung của hiệu lực đối kháng của
biện pháp bảo lun.
2.4. về quyền và nghĩa vụ của các bên
trong biện pháp bảo lưu quyền sở hữu
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong

biện pháp bảo lưu được BLDS năm 2015
quy định như sau: Trường hợp bên mua
khơng hồn thành nghĩa vụ thanh tốn cho
bên bán theo thoả thuận thì bên bán có
quyền địi lại tài sản. Bên bán hoàn trả cho
bên mua số tiền bên mua đã thanh toán sau
khi trừ giá trị hao mòn tài sản do sử dụng.
Trường hợp bên mua làm mất, hư hỏng tài
sản thì bên bán có quyền yêu cầu bồi thường
thiệt hại (Điều 332); bên mua tài sản được sử
37


NGHIÊN CỨU - TRA o ĐÓI

dụng tài sản, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản
trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu có hiệu
lực và phải chịu rủi ro về tài sản trong thời
hạn bảo lưu quyền sở hữu, trừ trường họp có
thoả thuận khác (Điều 333).
Quy định trên của BLDS năm 2015 được
Nghị định số 21 hướng dẫn thêm: Trường
hợp bên mua phải trả lại tài sản mua cho bên
bán do vi phạm nghĩa vụ thanh toán nhưng
tại thời điểm hoàn trả, giá trị tài sản lớn horn
giá trị tài sản ban đầu do bên mua hoặc bên
thứ ba đã đầu tư làm tăng giá trị tài sản thì
bên bán phải hồn lại giá trị chênh lệch cho
người đã đầu tư vào tài sản. Việc đầu tư vào
tài sản mua phải phù hợp với quy định tại

khoản 5 Điều 20 Nghị định này. Bên mua
không phải chịu trách nhiệm về hao mòn tự
nhiên của tài sản được bảo lưu quyền sở hữu
(Điều 41).
về quyền và nghĩa vụ của các bên trong
họp đồng mua bán tài sản cũng đã được
BLDS năm 2015 quy định: Bên bán chịu rủi
ro đối với tài sản trước khi tài sản được giao
cho bên mua, bên mua chịu rủi ro đối với tài
sản kể từ thời điểm nhận tài sản, trừ trường
họp có thoả thuận khác hoặc luật có quy
định khác (khoản 1 Điều 441).
Biện pháp bảo lưu được đặt ra bên cạnh
mọi hợp đồng mua bán tài sản hay chỉ cần
đặt ra trong một số trường hợp mua bán cụ
thể? Để trả lời câu hỏi này thì cần nhận thức
rằng, việc bảo lưu quyền sở hữu chỉ phải
nghĩ đến và chỉ cần đặt ra trong trường hợp
bên mua tài sản đã nhận tài sản mua nhưng
chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh tốn
tiền mua. Những trường hợp này được hình
38

thành trong thực tế có thể là do thoả thuận
trong hợp đồng mua bán tài sản mà theo đó
bên bán là người phải thực hiện nghĩa vụ
giao tài sản trước (hợp đồng đã xác định
bên nào phải thực hiện nghĩa vụ trước); có
thể là do thoả thuận trong hợp đồng mua
bán tài sản, theo đó bên mua sau một thời

hạn nhất định, kể từ thời điểm nhận tài sản
mua mới phải thanh toán tiền mua (trả
chậm); có thể là do thồ thuận trong họp
đồng mua bán tài sản, theo đó bên mua phải
thanh tốn tiền mua theo các kì hạn trong
một thời hạn nhất định, sau khi nhận tài sản
(trả dần). BLDS năm 2015 cũng có quy
định về quyền và nghĩa vụ của các bên
trong mua trả chậm, trả dần như sau: Các
bên có thể thoả thuận về việc bên mua trả
chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời
hạn sau khi nhận tài sản mua. Bên bán được
bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản bán
cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường
họp có thoả thuận khác. Hợp đồng mua trả
chậm hoặc trả dần phải được lập thành văn
bản. Bên mua có quyền sử dụng tài sản mua
trả chậm, trả dần và phải chịu rủi ro trong
thời gian sử dụng, trừ trường hợp có thoả
thuận khác (Điều 453).
Như vậy, có thể thấy với các quy định
trên của luật hiện hành thì quyền và nghĩa vụ
của các bên trong biện pháp bảo lưu quyền
sở hữu khơng khác gì với quyền và nghĩa vụ
(vốn là quyền, nghĩa vụ mặc định) của các
bên trong hợp đồng mua bán tài sản. Mặt
khác, quyền địi lại tài sản đã bán cũng có
thể thực hiện thông qua việc tuyên bố hủy
hợp đồng khi bên mua vi phạm nghĩa vụ
TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 3/2022



NGHIÊN CỨU - TRA o ĐĨI

thanh tốn10 nên cần xác định sự khác nhau
về quyền này trong trường hợp hợp đồng
mua bán khơng có biện pháp bảo lưu kèm
theo và trường hợp hợp đồng có biện pháp
bảo lưu quyền sở hữu. Theo đó, nếu hợp
đồng khơng có biện pháp bảo lưu quyền sở
hữu thì bên bán chỉ có quyền địi lại tài sản
đã bán khi hợp đồng mua bán đó vơ hiệu
hoặc đã bị hủy bỏ thì khi quyền sở hữu được
bảo lưu, bên bán có quyền địi lại tài sản
ngay cả khi hợp đồng đó có hiệu lực và
khơng bị hủy bỏ.
Trong thực tiễn đời sống, do tính chất
kinh tế và yếu tố lợi nhuận nên thông
thường, khi đã bán một tài sản thì người bán
khơng hướng tới việc đòi lại tài sản đã bán,
đặc biệt là mua bán tài sản trong các giao
dịch thương mại thì lợi nhuận là yếu tố được
đặt lên hàng đầu nên người bán chỉ hướng
tới việc người mua phải trả đủ tiền. Bởi thế,
trong trường hợp người mua không thực hiện
đầy đủ nghĩa vụ thanh tốn thì bên bán
hướng tới việc u cầu bên mua phải thực
hiện nghĩa vụ thanh toán và yêu cầu bồi
thường thiệt hại do việc không thực hiện
nghĩa vụ thanh tốn gây ra (thường thì bên

bán thực hiện quyền này thơng qua thủ tục
tranh chấp hợp đồng do có sự vi phạm nghĩa
vụ từ hợp đồng) mà hoàn toàn khơng hướng
tới việc địi lại tài sản. Vì vậy, quy định về
quyền đòi lại tài sản của bên nhận bảo lưu
(bên bán) là vô nghĩa và thiếu thực tiễn,
giảm giá trị thúc đẩy đối với sự phát triển
của các giao dịch hàng hoá, thương mại.
10 Xem thêm: Điều 423 và 427 BLDS năm 2015.

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 3/2022

Cần xác định thêm rằng việc thực hiện
các thủ tục để chuyển giao quyền sở hữu đối
với tài sản bán cho bên mua là một trong các
nghĩa vụ của bên bán nhưng bên bán có
quyền hỗn thực hiện nghĩa vụ này nếu bên
mua chưa thực hiện nghĩa vụ thanh toán khi
đã đến thời hạn phải thực hiện (theo quy
định tại khoản 2 Điều 411 BLDS năm 2015,
bên phải thực hiện nghĩa vụ sau có quyền
hỗn thực hiện nghĩa vụ đến hạn nếu bên
thực hiện nghĩa vụ trước chưa thực hiện
nghĩa vụ của mình khi đến hạn). Nếu bên
bán chỉ có quyền hỗn nghĩa vụ này khi bên
mua vi phạm nghĩa vụ thanh tốn thì quyền
bảo lưu xuất hiện ngay cả khi bên bán chưa
đến thời hạn phải thực hiện nghĩa vụ.
3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện
quy định của pháp luật về biện pháp bảo

lưu quyền sở hữu
3.1. về khải niệm biện pháp bảo lưu
Cần xây dựng khái niệm về biện pháp
bảo lưu quyền sở hữu với nội hàm của một
biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được
hình thành từ sự thoả thuận giữa các bên và
xác định được các bên thơng qua yếu tố gì để
bảo đảm nghĩa vụ thanh toán. Cụ thể, khái
niệm được định nghĩa như sau: “Bảo lưu
quyền sở hữu là sự thoả thuận giữa các bên
trong hợp đồng mua bán tài sản, theo đó bên
bán được quyền giữ lại quyền sở hữu đối với
tài sản bán đã giao cho bên mua cho đến khi
bên mua đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh
toán tiền mua tài sản”.
3.2. về đoi tượng dùng để bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ
Đối tượng dùng để bảo đảm thực hiện
39


NGHIÊN cứư - TRA o ĐÕI

nghĩa vụ bao gồm nhiều loại khác nhau
nhưng pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ chỉ quy định về tài sản bảo đảm. Đe cụ
thể hon về từng biện pháp bảo đảm có đối
tượng dùng để bảo đảm là gì, pháp luật về
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cần xác định
như sau:

- Tài sản bảo đảm: Dùng để bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ trong các trường hợp bên
bảo đảm thoả thuận với bên nhận bảo đâm
về việc bên bảo đảm sẽ thông qua tài sản
thuộc sở hữu của mình đế bảo đảm cho việc
thực hiện nghĩa vụ, bao gồm các biện pháp:
cầm cổ, thế chấp, đặt cọc, kí cược, ki quỳ.
- Cơng việc phải thực hiện: Dùng để bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ trong các trường hợp
mà bên bảo đảm đã cam kết trước bên nhận
bảo đảm về việc thực hiện một công việc
nhất định thay cho bên có nghĩa vụ được bảo
đảm: bão lãnh11.
- Hoạt động đối kháng quyền: Dùng để
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong các trường
hợp bên có quyền muốn thơng qua hoạt động
đó để áp chế, buộc bên có nghĩa vụ phải thực
hiện nghĩa vụ của họ, bao gồm các biện pháp:
Bảo lưu quyền sở hữu, cầm giữ tài sản11
12.
11 Trong bảo lãnh, khi bên được bào lãnh vi phạm
nghĩa vụ được bảo lãnh thì bên bào lãnh phải thực
hiện nghĩa vụ đó trước bên nhận bảo lãnh vì đã cam
kết. Tuy nhiên, người bảo lãnh có thực hiện đúng
cam kết hay khơng lại nằm ngồi ý chí cùa bên
nhận bào lãnh. Vi vậy để khắc phục tình trạng này,
BLDS nàm 2015 đã có quy định tại khoản 3, Điều
336 như sau: “Các bên có thế thỏa thuận sử dụng
biện pháp bảo đảm bằng tài sản đế bảo đàm thực
hiện nghĩa vụ bảo lãnh

12 Ngồi ra, có thể thơng qua uy tín để bảo đảm cho việc
thực hiện nghĩa trong trường hợp đặc biệt (tin chấp).

40

3.3. về hiệu lực đối kháng của biện pháp
bảo lưu quyền sở hữu
Nội dung hiệu lực đối kháng của biện
pháp bảo lưu quyền cần được xác din’h cụ
thể theo hướng sau:
- Bên nhận bảo lưu có u cầu tun bố
vơ hiệu đối với hợp đồng mua bán tài sản mà
tài sản mua bán đó chính là tài sản bán trong
hợp đồng mua bán có biện pháp bảo lưu
quyền sở hữu nhưng bên mua chưa thực hiện
đầy đủ nghĩa vụ thanh toán;
- Bên nhận bảo lưu được đòi lại tài
sản từ người thứ ba do người mua chuyển
giao khi chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
thanh toán;
- Bên nhận bảo lưu được quyền ưu tiên
thanh toán theo quy định của pháp luật về
biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
3.4. Quy định về quyền và nghĩa vụ của
các bên trong bảo lưu quyên sở hữu
Mục đích của bảo lưu là hướng tới việc
bên mua phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
thanh toán nên quyền và nghĩa vụ của các
bên trong biện pháp bảo lưu quyền sở hữu
phải xác định theo hướng lợi ích mà bên

nhận bảo lưu có được và hậu quả mà bên bảo
lưu phải gánh chịu, cụ thể như sau:
- Bên nhận bão lưu (bên bán) được
quyền không thực hiện nghĩa vụ chuyển
giao quyền sở hữu đối với tài sản đã bán
cho bên mua từ thời điểm hợp đồng mua
bán được xác lập và có hiệu lực cho đến
thời điểm bên mua đã thực hiện xong nghĩa
vụ thanh tốn;

(Xem tiếp trang 50)
TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 3/2022



×