sức MẠNH THỊ TRƯỜNG ĐÁNG KẾ VÀ HÀNH VI HẠN CHÉ
CẠNH TRANH LIÊN QUAN ĐÉN QUYÊN SỞ HƯU TRÍ TUỆ
Bùi Thị Hằng Nga**
Tóm tắt: Bài viết phản tích về sức mạnh thị trường đáng kể và hành vi hạn chế cạnh
tranh liên quan đến quyền sở hữu tri tuệ. Qua đó, bài viết chỉ ra những bất cập trong việc
đánh giá tính vi phạm pháp luật cạnh tranh của một hành vi/thỏa thuận cụ thể liên quan
đến quyền sở hữu trí tuệ trong pháp luật Việt Nam và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện.
Abstract: The article analyzes substantial market power and competition
restrictions relating to intellectual property rights. Thereby, it points out shortcomings
in the legal assessment of certain acts/agreements in light of Viet Nam’s competition
laws and intellectual property rights and makes proposals for legal improvement.
1. Đặt vấn đề
Sức mạnh thị trường đáng kể
(significant/substantial market power) là
một thuật ngữ mới được quy định tại khoản
Ị 1 Điều 24 Luật Cạnh tranh năm 2018:
Ị “Doanh nghiệp được coi là cỏ vị trí thống
lĩnh thị trường nếu có sức mạnh thị trường
đáng kế hoặc cỏ thị phần từ Ỉ0°/o trở lên
trên thị trường liên quan ”.
Do đó, việc xác định một chủ thể có
đang sở hữu sức mạnh thị trường đáng kể
hay không là căn cứ quan trọng để đánh giá
xem hành vi của chủ thể đó có vi phạm
pháp luật cạnh tranh hay không. Cụ thể, một
chủ thể thực hiện các hành vi được liệt kê
tại Điều 27 của Luật Cạnh tranh năm 2018
sẽ bị xem là đã thực hiện hành vi vi phạm
pháp luật nếu bản thân doanh nghiệp đó có
sức mạnh thị trường đáng kể.
Có nhiều yếu tố để xem xét, đánh giá
xem một doanh nghiệp có đang sở hữu sức
mạnh thị trường đáng kể hay khơng, trong
đó bao gồm cả quyền sở hữu, quyền sử
đụng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ. Theo
đó, một doanh nghiệp nếu nắm giữ các sáng
chế cơ bàn hay các quyền sở hữu trí tuệ
_____
* TS., Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc
gia Tp. Hồ Chí Minh.
được xem là điều kiện, cơ sở thiết yếu, cần
thiết để gia nhập thị trường đối với một hoạt
động sản xuất kinh doanh thì được xem là
có sức mạnh thị trường đáng kể.
Cách tiếp cận này sẽ khơng khuyến
khích được hoạt động đầu tư, sáng tạo tại
Việt Nam. Bởi lẽ, khi một chủ thể bỏ vốn
đầu tư để có được những kết quả nghiên cứu
nổi bật, tạo lợi thế cạnh tranh trong quá
trình gia nhập thị trường và phát triển kinh
doanh, sản xuất thì có thể bị xem là đã thực
hiện hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh
khi thực thi quyền của mình trên thực tế.
Trong trường hợp này, với quy định hiện
hành, việc chủ thể nắm giữ quyền sở hữu trí
tuệ cơ bản thực hiện hành vi từ chối chuyển
giao quyền sở hữu trí tuệ của mình cho chủ
thể khác là hành vi vi phạm pháp luật cạnh
tranh1. Hay nói cách khác, hành vi từ chối
chuyển giao quyền sờ hữu trí tuệ sẽ bị xem
là hành vi vi phạm mặc nhiên theo quy định
1 Khoản 1 Điều 27 Luật Cạnh tranh năm 2018 quy
định:
“Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm
dụng vị trí độc quyền bị cấm:
c) Hạn chế sàn xuất, phân phối hàng hoá, dịch vụ,
giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật,
công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng”.
39
NHÀ NƯỚC VÀ PHẢPLUẬTSÔ 3/2022
của pháp luật cạnh tranh. Rõ ràng quy định
như vậy là bất hợp lý, không xem xét đến
yểu tố độc quyền hợp pháp của quyền sở
hữu trí tuệ.
2. Sức mạnh thị trường đáng kể dựa
trên quyền sở hữu trí tuệ
Mặc dù là một yếu tố quan trọng để
đánh giá tính bất hợp pháp của hành vi lạm
dụng vị trí thống lĩnh thị trường của chủ thể
theo quy định của Luật Cạnh tranh năm
2018, tuy nhiên, ngay trong quy định của
luật cũng như các văn bản hướng dẫn, các
chuyên gia không đưa ra một định nghĩa rõ
ràng về sức mạnh thị trường đáng kể mà chỉ
đưa ra các tiêu chí cần thiết nhằm xác định
sức mạnh thị trường đáng kể.
Theo đó, sức mạnh thị trường đáng kể
của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp được
xác định dựa vào một số yếu tố sau đây
(khoản 1 Điều 26 Luật Cạnh tranh năm
2018):
... đ) Lợi thế về công nghệ, hạ tầng kỹ
thuật;
e) Quyền sở hữu, nắm giữ, tiếp cận cơ
sở hạ tầng;
g) Quyền sở hữu, quyền sử dụng đoi
tượng quyền sở hữu trí tuệ;...
Các yếu tố trên được hướng dẫn cụ thể
tại Điều 12 Nghị định số 35/2020/NĐ-CP
Quy định chi tiết một số điều của Luật Cạnh
tranh như sau:
... đ) Lợi thế về công nghệ, hạ tầng kỹ
thuật của doanh nghiệp, nhỏm doanh
nghiệp được đánh giả căn cứ vào ưu thế về
công nghệ, hạ tầng kỹ thuật của doanh
nghiệp, nhỏm doanh nghiệp đang sở hữu
hoặc sử dimg cho sản xuất, kinh doanh so
với đôi thủ cạnh tranh;
e) Quyền sở hữu, nắm giữ, tiếp cận cơ
sở hạ tầng được đảnh giá để xác định ưu
thế của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp
so với đôi thủ cạnh tranh căn cứ vào mức
40
độ thiết yếu, khả năng tiếp cận cơ sở hạ
tầng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ;
g) Quyền sở hữu, quyền sử dụng đổi
tượng quyền sở hữu trí tuệ được đảnh giả
đế xác định ưu thế của doanh nghiệp, nhóm
doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh căn
cứ vào mức độ thiết yếu, khả năng tiếp cận
đối tượng quyền sờ hữu trí tuệ của doanh
nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ;...
Hiện nay, có nhiều quan điểm khác
nhau về nội hàm của thuật ngữ sức mạnh thị
trường đáng kể. Tại Hoa Kỳ, theo quan
điểm của Tòa án tối cao, sức mạnh thị
trường đáng kể hay vị trí thống lĩnh là khả
năng doanh nghiệp có sức mạnh để có thể
tăng và duy trì mức giá sản phẩm hoặc dịch
vụ của họ cao hon giá được xác định trong
điều kiện thị trường cạnh tranh thông
thường2. Tại Anh, Cơ quan thương mại
công bằng (Office of Fair Trading - OFT)
xác định: Một chủ thể kinh doanh trên thị
trường không thể đạt được vị trí thống lĩnh
trừ khi nó nắm giữ sức mạnh thị trường
đáng kể3. Đồng thời theo cơ quan này, sức
mạnh thị trường đáng kể hay thống lĩnh thị
trường là khả năng có thể thu lợi nhuận từ
việc tăng và duy trì mức giá cao hơn so với
mức giá trên thị trường cạnh tranh hoặc từ
việc hạn chế sản lượng hoặc chất lượng
dưới mức của thị trường cạnh tranh. Còn
theo Tổ chức Họp tác và phát triển kinh tế
(OECD), sức mạnh thị trường đáng kể hay
2 Thomas G. Krattenmaker, Robert H. Lande, Steven
c. Salop, Monopoly power and market power in
Antitrust Law, Georgetown Law Journal, Vol. 76,
No. p. 241, 1987.
3 Office of Fair Trading, Market definition
understanding Competition law, lis
hing.service.gov.uk/govemment/uploads/system/upl
oads/attachment_data/file/284423/oft403 .pdf, truy
cập ngày 03/12/2021.
sức MẠNH THỊ TRƯỜNG...
vị trí thống lĩnh là khả năng của chủ thể
kinh doanh có thể tăng và duy trì giá cao
hom giá được xác định trong điều kiện thị
trường cạnh tranh thơng thường hoặc từ
việc kiểm sốt sản lượng hay loại trừ cạnh
:ranh để tăng giá4.
Nói tóm lại, sức mạnh thị trường đáng
Ỉể thường được hiểu là sức mạnh thị trường
một mức độ mà doanh nghiệp nắm giữ nó
hơng phải, hoặc ít phải đối mặt với áp lực
éạnh tranh từ các đối thủ khác trên thị
trường, hoặc ít chịu sức ép cho việc gia
phập thị trường từ các đối thủ tiềm năng. Do
đó, doanh nghiệp có thể hoạt động một cách
độc lập, không chịu ràng buộc từ đối thủ
cạnh tranh cũng như từ phía người tiêu
cùng. Qua đó, giúp doanh nghiệp có khả
năng gia tăng lợi nhuận từ việc tăng giá và
duy trì mức giá cao hom giá đã được xác
định trong thị trường cạnh tranh hoặc chất
lượng dưới mức của thị trường cạnh tranh5.
Hiện nay, theo quan điểm của các nhà
nIghiên cứu, đề hiểu một cách đầy đủ thì sức
tiạnh thị trường đáng kể nên được xem xét
dưới hai khía cạnh:
(ỉ) Sức mạnh về giả: Đó là khả năng
doanh nghiệp có khả năng tăng và duy trì
mức giá cao hom giá thị trường hoặc hạn chế
sản lượng, chất lượng thấp hom giá thị
trường nhằm gia tăng lợi nhuận đạt được.
Hay nói cách khác, trong trường hợp này,
doanh nghiệp có sức mạnh thị trường có khả
năng dễ dàng “trục lợi” khách hàng dựa trên
sực mạnh, ưu thế của mình.
4 Jeremy West, Identifying dominance and its abuse,
/>df, !truy cập ngày 02/9/2021.
5 Phùng Văn Thành, Sức mạnh thị trường đáng kể từ
lý thuyết kinh tế đến quy định của pháp luật cạnh
tranh, Bàn tin Cạnh tranh và người tiêu dùng, số
36/2012, tr. 22.
(2 ) Sức mạnh loại trừ: Là sức mạnh mà
thơng qua đó, doanh nghiệp có khả năng
vượt trội trên thị trường để có thể ngăn cản,
kìm hãm; thậm chí loại trừ đối thủ cạnh
tranh gia nhập vào thị trường, tác động đến
cấu trúc cạnh tranh hiện có trên thị trường,
từ đó có thể tăng giá.
Mục đích của pháp luật cạnh tranh là
loại bỏ các hành vi hạn chế cạnh tranh nhằm
xây dựng một môi trường cạnh tranh lành
mạnh. Do đó, việc các chủ thể lạm dụng sức
mạnh thị trường của mình để thực hiện các
hành vi hạn chế cạnh tranh cần được ngăn
cấm nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của
các bên liên quan. Vậy nên, việc xác định
liệu một doanh nghiệp cụ thể có đang nắm
giữ sức mạnh thị trường hay không là một
việc làm quan trọng nhằm đánh giá tính bất
hợp pháp của các hành vi do chính doanh
nghiệp đó thực hiện. Sức mạnh thị trường
trước hết được biểu hiện thông qua thị phần,
là yếu tố quan trọng mà cơ quan quản lý
cạnh tranh cần xác định nhằm đánh giá sức
mạnh thị trường đáng kể hoặc xác định vị trí
thống lĩnh của doanh nghiệp6. Hay nói cách
khác, việc nắm giữ quyền sở hữu, quyền sử
dụng đói tượng quyền sở hữu trí tuệ khơng
thể là căn cứ duy nhất để xác định sức mạnh
thị trường của chủ thể ngay cả trong trường
hợp quyền sở hữu trí tuệ đó là thiết yếu và
khó có khả năng tiếp cận. Vì vậy, phần lạm
dụng sáng chế trong Đạo luật Sáng chế
(1988) của Hoa Kỳ sau đó đã bổ sung thêm
quy định tại Điều 271, cụ thể:
Điều 271(d) yêu cầu bị đơn phải chứng
minh rằng người được cấp bằng sáng chế
cỏ sức mạnh thị trường thay vì mặc nhiên
6 Phùng Văn Thành, Sức mạnh thị trường đáng kế từ
lý thuyết kinh tế đến quy định của pháp luật cạnh
tranh, Bản tin Cạnh tranh và người tiêu dùng, số
36/2012, tr. 23.
41
NHÀ NƯỞC VÀ PHÁP LUẬT SÔ 3/2022
giả định rằng bằng sáng chế trao cho chủ
sở hữu sức mạnh thị trường như trước đổ1.
Thêm vào đó, hướng dẫn về Sở hữu trí
tuệ của Bộ Tư pháp và ủy ban Thương mại
Liên bang Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng, tài sản
trí tuệ chỉ là một hình thức sở hữu và chủ thê
sở hữu các sáng chế có sức mạnh thị trường
hoặc độc quyền chỉ khi họ kiểm soát một thị
phần đáng kể trên thị trường liên quan6.
Do vậy, nếu mặc nhiên cho rằng, việc
sở hữu quyền sở hữu trí tuệ thiết yếu đã
khiến cho chủ sở hữu có được sức mạnh thị
trường đáng kể, mà không cần quan tâm đến
yếu tố thị phần là quy định cứng nhắc,
không phù hợp. Bởi lẽ, với quy định này,
chỉ cần chủ thể đó từ chối chuyển giao
quyền sở hữu trí tuệ của mình cho chủ thể
khác thì sẽ mặc nhiên bị xem là hành vi vi
phạm pháp luật cạnh tranh78910
. Điều này sẽ tác
động tiêu cực đến hoạt động đầu tư sáng tạo
tại Việt Nam. Chúng ta cần phải thừa nhận
rằng, việc nắm giữ đối tượng quyền sờ hữu
trí tuệ và tầm quan trọng của quyền sở hữu
trí tuệ đối với hoạt động sản xuất kinh
doanh chỉ là lợi thế cạnh tranh của doanh
nghiệp chứ khơng mặc nhiên tạo nên sức
mạnh thị trường đáng kể.
Vì lí do đó, theo tác giả, Luật Cạnh
tranh năm 2018 và các văn bản hướng dẫn
nhất thiết phải quy định rằng, yếu tố thị
phần là một tiêu chí quan trọng, bắt buộc
phải có bên cạnh sự cần thiết, quan trọng
của quyền sở hữu trí tuệ khi xác định sức
mạnh thị trường đáng kể của chủ thể nắm
giữ nó. Theo đó, chỉ trường hợp doanh
nghiệp nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ cần
thiết có mức thị phần ít nhất từ 10% trở lên
7 Thomas F. Cotter (2007), Misuse, Scholarship
Repository University of Minnesota Law School, tr.
911.
8 4.V.F. Intellectual Property Issues, p. 92.
9 Xem chú thích 1.
42
trên thị trường liền quanỉ(i thực hiện các
hành vi hạn chế cạnh tranh được liệt kê tại
Điều 27 Luật Cạnh tranh năm 2018 mới bị
xem là chủ thể có sức mạnh thị trường đáng
kể để tiếp tục thực hiện hoạt động điều tra,
xem xét tính bất hợp pháp của các hành vi
ấy theo nguyên tắc lập luận hợp lý; còn nếu
mức thị phần thấp hơn mức này thì khơng
cần thiết phải mở cuộc điều tra.
3. Hành vi hạn chế cạnh tranh liên
quan đến quyền sở hữu trí tuệ
3.1. Tác động của quyền sở hữu trí tuệ
đối với môi trường cạnh tranh
Cạnh tranh là yếu tố quan trọng, quyết
định sự tồn tại và phát triển cùa doanh
nghiệp. Có nhiều cách thức để các doanh
nghiệp cạnh tranh lẫn nhau nhằm giành lấy
các lợi thế cạnh tranh cho mình. Trước sức
ép cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị
trường, các doanh nghiệp phải khai thác, tận
dụng tối đa các nguồn lực hiện có để tạo ra
sức mạnh tổng hợp, hướng tới phát triển ổn
định và bền vững, tạo nên thương hiệu khác
biệt... Đe tạo dựng được điều này, ứng
dụng khoa học công nghệ rất quan trọng. Để
tăng năng lực cạnh tranh phải tăng được
năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
Năng suất lao động và chất lượng sản phẩm
phụ thuộc nhiều vào công nghệ và dây
chuyền thiết bị đang sử dụng, nghĩa là yếu
tố khoa học kỹ thuật.
Cùng với cách mạng cơng nghiệp 4.0
và thời đại của trí tuệ thơng minh, khoa học
cơng nghệ nói chung và các phát minh,
sáng chế nói riêng trở thành nhân tố quan
trọng, tích cực thúc đẩy cạnh tranh giữa
các doanh nghiệp, góp phần nâng cao sức
cạnh tranh cho doanh nghiệp và phát triển
kinh tế quốc gia.
10 Mức thị phần được xác định dựa trên quy định tại
khoản 3 Điều 24 Luật Cạnh tranh năm 2018.
sức MẠNH THỊ TRƯỜNG...
Tuy vậy, xuất phát từ bản chất đặc
trưng cũng như lợi thế mà quyền sở hữu trí
tuệ mang lại cho chù sở hữu, trong quá trình
thực hiện quyền năng được pháp luật thừa
nhận, chủ sở hữu có khuynh hướng lạm
dụng cũng như kéo dài độc quyền sở hữu trí
ptệ nhằm gia tăng lợi ích cho mình. Do đó,
ừong mối tương quan với cấu trúc thị
1rường, tính cạnh tranh của nền kinh tế, hoạt
lộng thực thi quyền sở hữu trí tuệ ngồi tác
lộng tích cực, cịn có ảnh hưởng tiêu cực
tến môi trường cạnh tranh.
Trên thực tế, hoạt động thực thi quyền
Sơ hữu trí tuệ trong nhiều trường hợp có thể
dẫn đến tình trạng độc quyền, hạn chế cạnh
tranh trên thị trường. Bởi lẽ, bản chất của
việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là đảm bảo
độc quyền của chủ sở hữu đối với tài sản trí
tụệ. Vì thế, dù khơng phải là mục đích của
Luật Sở hữu trí tuệ, nhưng hoạt động bảo hộ
qluyền sở hữu trí tuệ ở những khía cạnh nhất
định có khả năng ảnh hưởng đến sự tự do
cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh trên
thị trường. Tác động tiêu cực của quyền sở
hưu trí tuệ có thể xuất phát từ:
(1) Các quy định của pháp luật liên
quan đến việc thừa nhận và bảo vệ sự độc
quyền của nó
Dưới góc độ bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ, tác động tiêu cực của quyền sở hữu trí
tulệ đối với mơi trường cạnh tranh dựa trên
chính các quy định của pháp luật có thể
đựợc thể hiện trong những trường họp sau:
(a) Quy định về cơ chế hết quyền đổi
với quyền sở hữu trí tuệ
Cơ chế hết quyền đối với quyền sở hữu
trí tuệ được cả pháp luật quốc gia lẫn pháp
luạt quốc tế ghi nhận vì đó là phương tiện
cần thiết nhằm cân bằng quyền lợi giữa chủ
sở hữu tài sản trí tuệ và người tiêu dùng,
cộpg đồng nói chung. Cơ chế hết quyền đối
VỚI tài sản trí tuệ quy định rằng, một khi
mọt sản phẩm gắn với tài sản trí tuệ đã được
đưa vào lưu thơng bởi chính chủ sở hữu
hoặc người được chủ sở hữu cho phép, chủ
sở hữu sẽ mất quyền kiểm soát và khai thác
thương mại đối với sản phẩm mang tài sản
trí tuệ đó. Cơ chế hết quyền có ba dạng phổ
biến hiện nay được áp dụng trên thế giới:
- Cơ chế hết quyền quốc gia: Chủ sở
hữu sẽ mất quyền kiểm soát và khai thác
thương mại đối với sản phẩm gắn với tài sản
trí tuệ đă được chính chủ sở hữu hoặc người
được chủ sở hữu cho phép đưa ra thị trường
nội địa. Tuy nhiên, chủ sở hữu sẽ không mất
quyền đối với các sản phẩm mang tài sản trí
tuệ đã được đưa ra thị trường nước ngồi.
Vậy nên, nếu một quốc gia áp dụng cơ chế
này thì hoạt động nhập khẩu song song11
không được chấp nhận.
- Cơ chế hết quyền khu vực: Cơ chế này
tương tự như cơ chế hết quyền quốc gia, tuy
nhiên phạm vi địa lý mà chù sở hữu bị mất
quyền kiểm soát và khai thác thương mại
đối với sản phẩm mang tài sản trí tuệ là
trong một khu vục bao gồm một số quốc gia
nhất định (ví dụ như thị trường của Liên
minh châu Âu). Nhập khẩu song song trong
khu vực này cũng không được chấp nhận.
- Cơ chế hết quyền quốc tế: Cơ chế này
ghi nhận rằng, chủ sở hữu quyền sẽ mất đi
quyền kiểm soát và khai thác thương mại đổi
với sản phẩm mang tài sản trí tuệ đã được
chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho
phép đưa ra thị trường trong nước hoặc nước
11 Nhập khẩu song song là việc tổ chức, cá nhản
nhập khẩu sản phẩm do chinh chủ sở hữu hoặc tổ
chức, cá nhân được chuyến giao quyển sử dụng, kế
cả chuyển giao quyền sử dụng theo quyết định bắt
buộc, người có quyền sử dụng trước đối tượng sở
hữu công nghiệp đã đưa ra thị trường trong nước
hoặc nước ngồi một cách hợp pháp, mặc dù khơng
được sự đồng ý của chủ thế quyền sở hữu công
nghiệp. Điều 18 Thông tư số 11/2015/TT-BKHCN
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điêu
của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013
của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực sở hữu cơng nghiệp.
43
NHÀ NƯỚC VÀ PHẢP LUẬT SƠ 3/2022
ngồi. Trong trường hợp này, nhập khẩu
song song là hoàn toàn được phép.
Như vậy, mặc dù thuyết hết quyền đối
với tài sản trí tuệ có xuất phát điểm nhằm
hạn chế sự độc quyền thái quá của chủ sở
hữu, gián tiếp bảo vệ quyền tự do cạnh
tranh, nhưng vấn đề tác động đến môi
trường cạnh tranh vẫn xuất hiện khi một
quốc gia không áp dụng cơ chế hết quyền
quốc tế, mà thay vào đó là cơ chế hết quyền
quốc gia hoặc hết quyền khu vực.
(b) Hạn chế cạnh tranh thông qua việc
ngăn cản các nghiền cứu phát triển tiếp theo
Trên thực tế, Luật Sở hữu trí tuệ hiện
hành của Việt Nam có quy định bắt buộc
phải chuyển giao quyền sử dụng sáng chế
cho một người khác trong trường hợp người
đó cần vận dụng sáng chế đang được bảo hộ
(sáng chế cơ bản) để nghiên cứu tạo ra một
sáng chế mới (sáng chế phụ thuộc). Tuy
nhiên, trường hợp này chỉ có thể diễn ra nếu
người tạo ra sáng chế phụ thuộc chứng minh
được sáng chế của mình ‘7ạơ ra một bước
tiến quan trọng về kỹ thuật so với sáng chế
cơ bản và có ý nghĩa kinh tế lớn” như yêu
cầu của Điều 137 Luật Sở hữu trí tuệ hiện
hành. Vấn đề là, nếu một người chỉ tạo ra
được những sáng chế mới, mặc dù có cơ chế
hoạt động khác với sáng chế cơ bản, có khả
năng cạnh tranh ngang bằng hoặc thậm chí
cao hơn (nếu như sáng chế mới có cùng
kênh phân phối khai thác thương mại với
sáng chế cơ bản), nhưng khơng mang tính
đột phá và giá trị kinh tế lớn thì người đó
khơng thể buộc chủ sở hữu sáng chế cơ bản
chuyển giao quyền sử dụng sáng chế. Đây
cũng là một yểu tố tăng độc quyền cho chủ
sở hữu sáng chế và làm giảm tính cạnh
tranh trên thị trường.
(2) Hành vi lạm dụng quyền sở hữu trí
tuệ của chủ sở hữu
Tác động tiêu cực đến mơi trường cạnh
tranh của quyền sở hữu trí tuệ cịn có thể
44
xảy ra bởi ý chí chủ quan của chính chủ sở
hữu thơng qua các thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh hoặc các hành vi lạm dụng quyền sờ
hữu trí tuệ gây hạn chế cạnh tranh.
Dưới góc độ điều chỉnh của pháp luật
cạnh tranh, việc thực hiện quyền sở hữu trí
tuệ của chủ sở hữu sẽ bị xem là vi phạm nếu
rơi vào một trong 3 nhóm:
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh;
Lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc
quyền;
Hành vi cạnh tranh không lành mạn
Tuy nhiên, liên quan đến sức mạnh thị
trường đáng kể gắn liền với quyền sở hữu trí
tuệ dưới góc độ cạnh tranh là hành vi lạm
dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền gây
cản trở cạnh tranh; hay nói cách khác, là
hành vi lạm dụng quyền của chủ sở hữu.
Theo đó, chủ sờ hữu quyền sở hữu trí tuệ có
hành vi cố gắng mở rộng việc khai thác vượt
quá giới hạn được cho phép bởi pháp luật sở
hữu trí tuệ và gây hạn chế cạnh tranh.
Đây khơng phải là việc làm dễ dàng, nó
cần phải có các quy định rõ ràng, tạo căn cứ
để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp
dụng khi có những vụ việc cụ thể diễn ra
trên thực tế12*
.
3.2. Xác định hành vi lạm dụng quyển
sở hữu tri tuệ
Việc xem xét nhằm chứng minh hành vi
của chủ thể là kết quả của lạm dụng quyền
sở hữu trí tuệ được thực hiện dựa trên học
thuyết Lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ (A
misuse doctrine).
Được thừa nhận và phát triển bời Tòa án
tại Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ XX, học thuyết
Lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ được đề cập
đến như một cách thức bảo vệ các bên bị cáo
12 Herbert Hovenkamp (2005), IP And Antitrust
Policy: A Brief Historical Overview, University of
Iowa Legal Studies Research Paper Number 05-31,
tr. 3.
sức MẠNH THỊ TRƯỜNG...
3UỘC CÓ hành vi vi phạm độc quyền sáng chế
khi họ chứng minh được chủ sở hữu quyền
sở hữu trí tuệ đã cố gắng mở rộng tính độc
quyền của quyền sờ hữu trí tuệ vượt quá giới
hạn cho phép của pháp luật và gây hạn chế
cạnh tranh13. Dưới góc nhìn của Tịa án, học
thuyết Lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ được
xem như một cơng cụ chống lại các hành vi
sử dụng quyền sở hữu trí tuệ gây hạn chế
cạnh tranh14.
Học thuyết Lạm dụng quyền sở hữu trí
uệ được hình thành và phát triển từ một loạt
các quyết định của Tòa án tối cao tại Hoa Kỳ
vào đầu thế kỷ XX nhằm tra lời cho câu hỏi:
'lLiệu chủ sở hữu quyền sở hữu tri tuệ (bằng
sáng chế) có quyền thực thi bằng sáng chế
chống lại những chủ thể khác hay không?”'5.
Học thuyết này lần đầu tiên được đề cập
vào năm 1917 trong vụ việc Motion Picture
Patents Co. V. Universal Film Mfg. Co.
Công ty Motion Picture Patents (MPP)
là chủ thể được trao quyền khai thác các
sáng chế liên quan đến máy ảnh và máy
chiếu hình ành chuyển động (máy chiếu
phim theo nguyên tắc chuyển động của các
tấm ảnh). Công ty MPP cho phép công ty
precision Machine Company (PMC) được
sản xuất và bán máy móc chứa được sáng
chế này, nhưng kèm theo điều kiện: Tất cả
các mảy được công ty PMC sản xuất và bản
1! Thomas F. Cotter (2007), Misuse, Scholarship
Repository University of Minnesota Law School, tr.
902.
14 “Tại Hoa Kỳ, trong giai đoạn từ 1983-2008 có
khoảng 300 vụ việc liên quan đên hạn chê cạnh
tranh, nhưng chi có 21 vụ việc được Tòa án kết luận
Ỉ lạm dụng quyền sớ hữu trí tuệ" theo Daryl Lim hn Marshall Law School (2014), Patent Misuse
id Antitrust: Rebirth or False Dawn?,Michigan
Telecommunications and Technology Law Review,
ialume 20 I Issue 2, tr. 313.
Thomas F. Cotter (2006), The Procompetitive
terest in Intellectual Property Law, University of
innesota Law School, tr. 499.
phải kèm theo một thông báo: Việc mua và
bán mảy này chi được phép sử dụtng để
chiếu các bức ảnh chuyên động là sản phâm
của các sáng chế đã được bảo hộ bởi văn
bằng sổ 12. ĩ 92 và được cho phép sử dụng
bởi MPP. Hay nói cách khác, MPP đã đặt ra
yêu cầu máy chiếu phim này chi được phép
sử dụng để chiếu các phim do phía MPP
cho phép hoặc chỉ định1617
.
PMC đã sản xuất và bán một trong
những máy được cấp bằng sáng chế cho chủ
sở hữu của Playhouse Seventy-Second
Street (một rạp hát trên đường 72 New
York), kèm theo thông báo cần thiết như
trên. Vào ngày 2/11/1914, cơng ty giải trí
Prague (Prague) đã th rạp hát này và mua
lại chiếc máy này như một phần thiết bị của
rạp hát được cho thuê. Vào thời điểm đó,
cơng ty sản xuất phim Universal (Universal)
đã sản xuất hai bộ phim được cung cấp cho
Prague. Prague đã sử dụng máy này để
chiếu phim do công ty Universal sản xuất.
MPP đã gửi thư phản đối, cáo buộc Prague
vi phạm bằng sáng chế của mình, và sau đó
kiện Universal, Prague, cũng như chủ sở
hữu rạp hát. Tuy nhiên, phía cơng ty
Universal đã phản bác yêu cầu của MPP với
lập luận việc sừ dụng máy chứa đựng sáng
chế không thề bị giới hạn bởi các điều
khoản trong thông báo được dán trên máy
bởi chủ sở hữu bằng sáng chế.
Tòa án đã bác bỏ yêu cầu của MPP với
lập luận,- Không thể sử dụng sảng chế trên
cơng nghệ máy chiếu đế kiếm sốt việc mua
bán phim. Ràng buộc này nằm ngoài phạm
vi của bằng sáng chế'1. Phán quyết này đã
16 Thomas F. Cotter (2007), Misuse, Scholarship
Repository University of Minnesota Law School, tr.
905.
17 Daryl Lim - John Marshall Law School (2014),
Patent Misuse and Antitrust: Rebirth or False Dawn?,
Michigan Telecommunications and Technology Law
Review, Volume 20 I Issue 2, tr. 314.
45
NHÀ NƯỚC VÀ PHẢPLUẬTSĨ 3/2022
đặt nền móng cho học thuyết Lạm dụng
(đầu tiên áp dụng đối với bằng sáng chế, sau
đó mở rộng cho các đối tượng sở hữu trí tuệ
khác) như một cách thiết lập “giới hạn” độc
quyền đối với sáng chế của chủ sở hữu.
Tuy nhiên, phải đến năm 1942, thông
qua phán quyết của vụ việc Morton Salt Co.
V. G.s. Suppiger Co. thì Tịa án tối cao mới
chính thức đưa ra tuyên bố liên quan đến
các khía cạnh cụ thể của học thuyết này18.
Theo đó, phía cơng ty Suppiger - chủ
thể được cấp bằng sáng chế đối với thiết bị
sản xuất muối viên - được sử dụng rộng rãi
trong ngành thực phâm đóng hộp. Sau đó,
phía cơng ty Suppiger chỉ đồng ý cho các
nhà máy đóng hộp thực phẩm thuê hệ thống
thiết bị này với điều kiện các nhà máy đó
phải mua muối từ cơng ty Suppiger.
Cơng ty Morton cũng là một doanh
nghiệp sản xuất và cho thuê máy làm muối
viên. Đồng thời, phía cơng ty Morton cũng
chỉ cho các cơng ty đóng hộp thực phẩm
th máy này với điều kiện họ phải mua
muối được sản xuất bởi các công ty con
của Morton.
Công ty Suppiger đã kiện Morton vi
phạm bằng sáng chế vì đã bán muối cho
khách hàng của họ. Tịa án đã bác bỏ cáo
buộc đó với các lý do:
(1) Bản thân bị đơn (công ty Morton)
không phải là một bên trong thỏa thuận cấp
phép hạn chế;
(2) Việc sử dụng bằng sáng chế đó
khơng vi phạm đạo luật Clayton về chống
độc quyền vì chúng khơng làm giảm đáng
kể sự cạnh tranh hoặc có xu hướng tạo ra sự
độc quyền trên thị trường muối viên;
18 Daryl Lim - John Marshall Law School (2014),
Patent Misuse and Antitrust: Rebirth or False Dawn?,
Michigan Telecommunications and Technology Law
Review, Volume 20 I Issue 2, tr. 315.
46
(3) Máy của bị đon không được sản xuất
trong phạm vi cho phép của bằng sáng chế19.
Đồng thời, Tịa án cũng chỉ ra rằng,
bằng sáng chế khơng thể được sử dụng
nhằm hạn chế cạnh tranh trong việc tiếp cận
các mặt hàng khơng liên quan đến sáng chế.
Điều đó sẽ bị xem là lạm dụng và vi phạm
chính sách cơng. Do đó, nếu cơng ty
Suppiger vẫn muốn kiểm sốt việc mua bán
muối trên thị trường thì họ khơng có quyền
ngăn cản chủ thê khác bán hoặc cho thuê
máy đóng muối viên dù họ đang là chủ sở
hữu bằng sáng chế. Bởi lẽ, độc quyền từ
quyền sở hữu trí tuệ là độc quyền trong giới
hạn và chủ sở hữu không thể sử dụng nó để
hạn chế thương mại.
Cuối cùng, dựa trên ngun tắc cơng
bằng, Tịa án đã lập luận rằng: ‘Têtt cầu của
nguyên đcm bị từ chối bởi họ đã thực hiện
quyền (dù quyền đó được pháp luật bảo vệ
thơng qua việc cấp bằng sảng chế) trái với
lợi ích cơng cộng". Đồng thời, Tòa án cũng
tuyên bố rằng: “Việc sử dụng bằng sáng chế
nhằm mục đích loại bỏ sự cạnh tranh đổi
với các sản phấm không liên quan đến bang
sáng chế có thế bị tước quyền đối với sáng
chế đã được bảo hộ ”20.
Sau phán quyết đó, học thuyết Lạm
dụng quyền sở hữu trí tuệ được thừa nhận
và được sử dụng để chống lại các cáo buộc
vi phạm độc quyền sáng chế hoặc các đối
tượng sở hữu trí tuệ khác. Theo đó, khi một
chủ thể bị khởi kiện (bị đơn) về hành vi vi
phạm độc quyền đối với bằng sáng chế từ
chủ sở hữu sáng chế đó (ngun đơn) và
khơng muốn gánh chịu các chế tài (chấm
19 Daryl Lim - John Marshall Law School (2014),
Patent Misuse and Antitrust: Rebirth or False Dawn?,
Michigan Telecommunications and Technology Law
Review, Volume 20 I Issue 2 tr. 317.
20 Thomas F. Cotter (2006), The Procompetitive
Interest in Intellectual Property Law, University of
Minnesota Law School, tr. 499.
SỬCMẠNH THỊ TRƯỜNG...
dứt hành vi vi phạm và bồi thường thiệt hại
cho nguyên đon), bị đon cần chứng minh
rằng nguyên đon đã có hành vi lạm dụng
quyền sở hữu trí tuệ như sau21:
(i) Thực hiện quyền sở hữu trí tuệ vượt
quá phạm vỉ cho phép của pháp luật sở hữu
trí tuệ (chủ thể đã có hành vỉ lạm quyền)
về nguyên tắc, chủ thể quyền sở hữu trí
tuệ chỉ được phép thực hiện quyền của mình
trong phạm vi và thời hạn bảo hộ theo quy
định của pháp luật. Đồng thời, việc thực hiện
quyền sở hữu trí tuệ cũng khơng được xâm
phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích cơng
cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức,
cá nhân khác cũng như không được vi phạm
các quy định khác của pháp luật có liên quan
(Điều 7 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành).
. .lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ được
hiểu là việc sử dụng quyền sở hữu trí tuệ sai
với nguyên tẳc, mục tiêu mà quyển sở hữu
trí tuệ đề ra ”22.
Do đó, để chứng minh chủ thể có hành
vi lạm quyền, cần phải chứng minh được
rằng, chủ sở hữu đã thực hiện quyền sở hữu
trí tuệ vượt quá phạm vỉ cho phép và hành
vi đó đã xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp
pháp của chủ thể khác bên cạnh lợi ích của
Nhà nước, lợi ích cơng cộng. Đây là một
việc làm khơng phải dễ dàng vì quyền vả lợi
ích hợp pháp của người khác là một thuật
ngữ rất rộng. Hơn nữa, cũng không loại trừ
người khác ở đây chính là người trực tiếp sử
dụng, đồng thời là đối thủ cạnh tranh của
chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ.
Vậy nên, việc xem xét, đánh giá hành vi
của chủ thể có bị xem là lạm quyền sở hữu
21 Daryl Lim (2013), Patent Misuse and Antitrust
Law: Empirical, Doctrinal and Policy Perspectives,
Published By Edward Elgar Publishing Limited, tr.
38-40.
22 Lê Net (2006), Quyền sở hữu trí tuệ (Tài liệu bài
giảng), Nxb. Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh,
ử 210.
trí tuệ hay không phải được đánh giá trong
bối cảnh cụ thể với mối tương quan giữa
quyền tài sản của chủ sở hữu với quyền và
lợi ích của các chủ thể khác.
(ii) Tác động tiêu cực đến mơi trường
cạnh tranh
Tiêu chí thứ hai để xem xét hành vi cụ
thể của chủ thể là hành vi lạm dụng quyền
sở hữu trí tuệ nếu nó gây ra các tác động
loại trừ, làm giảm, sai lệch hoặc cản trở
cạnh tranh trên thị trường. Các hành vi này
bao gồm: Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh,
lạm dụng vị trí thống lình thị trường và lạm
dụng vị trí độc quyền (khoản 2 Điều 3 Luật
Cạnh tranh năm 2018).
Tuy nhiên, xét dưới khía cạnh ý chí của
chủ sở hữu, hành vi bị xem là hành vi lạm
dụng quyền sở hữu trí tuệ chính là các hành
vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc
quyền có được từ quyền sở hữu trí tuệ gây
hạn chế cạnh tranh. Do vậy, xác định sức
mạnh thị trường của chủ thể là một trong
những yêu cầu quan trọng để xác định hành
vi lạm quyền.
Vậy nên, việc áp dụng học thuyết Lạm
dụng quyền sở hữu trí tuệ phải được thực
hiện theo nguyên tắc lập luận hợp lý cho
từng vụ việc, hoàn cảnh, điều kiện nhất
định. Tịa án, các thẩm phán khơng thể đặt
ra các ngun tắc cứng nhắc trong việc xem
xét một hành vi của chủ sở hữu sẽ bị xem là
lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ. Để chứng
minh được điều đó thì các chủ thể cần phải
phân tích, đánh giá 4 yếu tố:
- Có sự mở rộng quyền sở hữu trí tuệ
q mức: Chủ sở hữu tài sản trí tuệ đã thực
hiện các hành vi vượt quá giới hạn đã được
thừa nhận bởi văn bằng bảo hộ và pháp luật
sở hữu trí tuệ;
- Áp đặt điều kiện: Chủ sở hữu đã đưa
ra các yêu cầu như là điều kiện chuyển giao
(cấp phép) quyền sở hữu trí tuệ;
47
NHÀ NƯỚC VÀ PHẢPLUẬTSƠ 3/2022
- CĨ hành vi ép buộc: Chủ sở hữu sử
dụng sức mạnh thị trường, vị trí độc quyền
có được từ quyền sở hữu trí tuệ để ép buộc
người nhận chuyển giao (được cấp phép)
bất đắc dĩ phải chấp nhận các yêu cầu đó
nếu muốn được chuyển giao;
- Khơng có sự biện minh hợp lý: Chủ sở
hữu đã không thể chứng minh được lý do
hợp lý khi đặt ra các yêu cầu đó trong hợp
đồng chuyển giao (cấp phép)23.
Rõ ràng, học thuyết Lạm dụng quyền sở
hữu trí tuệ đóng vai trị quan trọng trong
việc ngăn chặn các hành vi hạn chế cạnh
tranh của chủ sở hữu trong q trình thực thi
quyền sở hữu trí tuệ. Nhưng, điều đó khơng
có nghĩa là bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật
cạnh tranh của chủ sở hữu quyền sở hữu trí
tuệ đều bị xem là hành vi lạm quyền sở hữu
trí tuệ để tước bỏ quyền độc quyền của chủ
sở hữu. Điều này cần được phân tích, đánh
giá một cách cẩn trọng trong mối tương
quan giữa bảo vệ môi trường cạnh tranh lành
mạnh và độc quyền mặc nhiên của quyền sở
hữu trí tuệ. Để đảm bảo việc đó, nhất thiết
trong hệ thống pháp luật quốc gia cần phải
ghi nhận hai nguyên tắc sau:
Một là, cần thừa nhận rằng: Chủ sở hữu
mặc nhiên có quyền độc quyền đối với
quyền sở hữu trí tuệ. Đe bảo vệ sự độc
quyền đó, pháp luật cần cho phép chủ sở
hữu được phép thực hiện một số hành vi
nhất định nhằm loại trừ các hành vi có nguy
cơ xâm phạm đến sự độc quyền hợp pháp
đó của các chủ thể khác, đặc biệt là các đối
thủ cạnh tranh.
Hai là, việc đánh giá hành vi lạm dụng
quyền sở hữu trí tuệ phải được xem xét theo
nguyên tắc lập luận hợp lý thay vì nguyên
tắc vi phạm mặc nhiên.
23 Jeffery B. Fromm and Robert A. Skitol (2003),
Harmonization of the IP Misuse Doctrine and
Antitrust Law: A Call for Help from the Agencies
and Congress, tr. 7.
48
3.3. Điều chỉnh của pháp luật cạnh
tranh đối với hành vi lạm dụng quyền sở
hữu trí tuệ
Điều 27 Luật Cạnh tranh năm 2018
nghiêm cấm trường hợp doanh nghiệp có vị
trí thống lĩnh, vị trí độc quyền thực hiện các
hành vi bị xem là lạm dụng quyền sở hữu trí
tuệ. Theo đó, một doanh nghiệp có thị phần
từ 30% trở lên hoặc có sức mạnh thị trường
đảng kể khi thực hiện các hành vi cụ thể (ấn
định giá bán lại, ràng buộc bán kèm, yêu
cầu chuyển giao ngược...) sẽ bị xem là vi
phạm pháp luật vì đã thực hiện hành vi hạn
chế cạnh tranh và phải gánh chịu các chế tài
theo quy định của pháp luật.
Cách tiếp cận như trên là không hợp lý,
bởi lẽ trong mối tương quan của quyền sở
hữu trí tuệ, việc xác định hành vi vi phạm
pháp luật cạnh tranh của một hành vi cụ thể
của chủ sở hữu thông qua mức thị phần xác
định hoặc sức mạnh thị trường đáng kể là
khơng phù hợp. Với đặc thù là độc quyền,
khó thay thế, doanh nghiệp sở hữu quyền sở
hữu trí tuệ dễ dàng có được vị trí thống lĩnh,
thậm chí độc quyền trên thị trường công
nghệ, thị trường sản phẩm được sản xuất từ
cơng nghệ đó. Đồng thời, với tầm quan
trọng của sáng chế và khả năng thay thế các
yếu tố kỳ thuật thì chủ sở hữu cũng mặc
nhiên có được sức mạnh thị trường đáng kể
theo cách tiếp cận của pháp luật Việt Nam.
Hay nói cách khác, với quy định này của
Luật Cạnh tranh năm 2018, hành vi ấn định
giá bán lại, ràng buộc bán kèm hay chuyển
giao ngược trong hợp đồng chuyển giao
quyền sở hữu trí tuệ sẽ mặc nhiên bị xem là
vi phạm pháp luật cạnh tranh. Quy định này
khá cứng nhắc, chưa tính đến đặc thù cùa
quyền sở hữu trí tuệ cũng như quyền sở hữu
hợp pháp của chủ sở hữu. Do đó, để đảm
bảo quyền hợp pháp của chủ sở hữu tài sản
trí tuệ, sự phù hợp và hiệu quả thực thi của
sửc MẠNH THỊ TRƯỜNG...
pháp luật, cần phải xem xét, đánh giá sự cần
thiết và hợp lý của việc thực hiện các hành
vi cụ thể trong mối tương quan với bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu, cũng
như bảo vệ sự thống nhất, hiệu quả của sáng
chế, kỹ thuật.
Theo đó, dù chù sở hữu quyền sở hữu tri
tuệ có vị trí thống lĩnh, thậm chí là độc
quyền trên thị trường khi thực hiện các hành
vi nêu trên, hành vi của họ không mặc nhiên
bị xem là vi phạm pháp luật cạnh tranh mà
chỉ bị xem là có khả năng gây hạn chế cạnh
tranh. Để kết luận một hành vi có vi phạm
pháp luật cạnh tranh và áp dụng các chế tài
hay không, cơ quan quản lý cạnh tranh cần
phải đánh giá khả năng gây hạn chế cạnh
tranh của các hành vi đó trong mối tương
quan với sự cần thiết thực hiện hành vi, cũng
như các lợi ích (có thể) mà hành vi đó sẽ
mang lại cho thị trường công nghệ, cho
người tiêu dùng trên nguyên tắc lập luận hợp
lý. Trường hợp chứng minh hành vi đó là cần
thiết để bảo vệ độc quyền của chủ sở hữu
hoặc cần thiết để bảo vệ sự đồng bộ, thống
nhất của dây chuyền công nghệ, hành vi này
phải được xem là họp pháp, được phép thực
hiện bất chấp vị trí thống lĩnh, độc quyền hay
sức mạnh thị trường của chủ sở hữu.
Tóm lại, đặt trong mối quan hệ với
quyền sở hữu trí tuệ, việc sử dụng tiêu chí
thị phần liên quan hay sức mạnh thị trường
đáng kể làm tiêu chí duy nhất để đánh giá
các hành vi cụ thể của chủ sở hữu là vi phạm
pháp luật cạnh tranh hay không theo quy
định tại Điều 27 Luật Cạnh tranh năm 2018
là không phù họp. Vậy nên, để đảm bảo
quyền hợp pháp của chủ sở hữu quyền sở
hữu trí tuệ, pháp luật Việt Nam có thề học
tập cách tiếp cận của các quốc gia phát triển
như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, theo đó:
- Đối với các hành vi có khả năng gây
hạn chế cạnh tranh được thực hiện bởi các
doanh nghiệp không có vị trí thống lĩnh (thị
phần thấp hơn 30% hoặc khơng có sức
mạnh thị trường đáng kể) thì mặc nhiên
được thực hiện mà không bị xem là vi phạm
pháp luật cạnh tranh.
- Đối với các doanh nghiệp có vị trí
thống lĩnh, vị trí độc quyền thực hiện các
hành vi có khả năng gây hạn chế cạnh tranh
chỉ bị xem là có nguy cơ thực hiện hành vi
vi phạm pháp luật cạnh tranh và cần được
điều tra, xem xét. Việc xác định hành vi đó
có vi phạm pháp luật cạnh tranh hay khơng
chỉ được khẳng định sau khi có kết quả điều
tra, đánh giá hậu quả gây hạn chế cạnh tranh
của hành vi đó trong mối tương quan với
việc bảo vệ độc quyền hợp pháp của chủ sở
hữu bởi nguyên tắc lập luận hợp lý.
Cụ thể, cơ quan quản lý cạnh tranh cần
thực hiện hoạt động điều tra hai bước: (1)
Hành vi/thỏa thuận đang xem xét có tác
động hoặc khả năng gây tác động hạn chế
cạnh tranh hay không; và (2) Hành vi/thỏa
thuận đó có mang lại lợi ích thúc đẩy cạnh
tranh hay không và liệu tác động thúc đẩy
cạnh tranh của nó có lớn hơn tác động hạn
chế cạnh tranh do nó mang lại hay khơng.
Một hành vi của chủ sở hữu sẽ bị xem là có
tác động hoặc khả năng gây tác động hạn
chế cạnh tranh đáng kể trên thị trường nếu
hành vi đó dẫn đến các hệ quả:
(i) Người nắm quyền (chủ sở hữu quyền
sở hữu trí tuệ) có vị trí thống lĩnh trên thị
trường liên quan;
(ii) Quyền sở hữu trí tuệ là hồn tồn
cần thiết để thực hiện hoạt động kinh tế trên
thị trường thứ cấp;
(iii) Hành vi lạm dụng quyền sở hữu trí
tuệ có tác động bóp méo thị trường thứ cấp;
(iv) Hành vi lạm dụng quyền sở hữu trí
tuệ khơng có cơ sở khách quan cũng như
không nhằm bảo vệ hợp lý độc quyền sở
hữu trí tuệ của chủ sở hữu;
49
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT SÔ 3/2022
(v) Hành vi lạm dụng quyền sở hữu trí
tuệ có tác động tiêu cực đối với việc khuyến
khích đầu tư lâu dài và sáng tạo24.
Đồng thời, hành vi/thỏa thuận của chủ
thể sẽ được xem là có tác động thúc đẩy
cạnh tranh, bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp
của chủ sở hữu khi:
- Góp phần nâng cao sản xuất hoặc
phân phối hàng hóa, hoặc thúc đẩy sự phát
triển kỳ thuật, kinh tể.
- Chia sẻ lợi ích đạt được cho người tiêu
dùng: Các lợi ích kinh tế đạt được phải có
lợi khơng chỉ cho các bên tham gia thỏa
thuận, mà phải được chia sẻ một cách cơng
bằng cho người tiêu dùng. Phần lợi ích
chuyển cho người tiêu dùng có thể được
đánh giá thơng qua việc đánh giá lợi ích cắt
giảm chi phí, mơi trường cạnh tranh, các
yếu tố cung cầu có lợi cho cạnh tranh.
- Khơng áp đặt cho các doanh nghiệp có
liên quan các hạn chế không cần thiết để đạt
được các mục tiêu trên. Theo đó, các hạn
chế (nếu có) do thỏa thuận gây ra là cần
thiết để đạt được các lợi ích kinh tế.
- Không tạo cho các doanh nghiệp này
khả năng loại trừ cạnh tranh đáng kể đối với
các sản phẩm liên quan.
Sau khi đánh giá, cân nhắc các tác động
tiêu cực và tích cực của hành vi đối với mơi
trường cạnh tranh và lợi ích của các chủ thể
liên quan, hành vi của chủ sở hữu sẽ được
xem là họp pháp và được phép thực hiện
nếu nỏ mang lại nhiều lợi ích tích cực horn
dựa trên sự hợp lý của hành vi.
4. Kết luận
24 Để xem xét, đánh giá một hành vi/thỏa thuận có
tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế
cạnh tranh đáng kể của chủ sở hữu quyền sở hữu trí
tuệ, năm (05) câu hỏi khác có thể được phân tích để
bổ sung thêm vào q trình điều tra bao gồm:
1. Liệu răng hành vi hạn chế cạnh tranh có hạn chế
số lượng đầu ra và tảng giá cả hay không;
2. Liệu hành vi hạn chế này là có mục đích hồn
tồn rơ ràng, hay có liên quan tới việc thúc đẩy cạnh
tranh thòng qua việc hợp nhất các nguồn lực kinh tế
hay không;
3. Liệu hành vi hạn chế này có hạn chế số lượng đầu
ra và tăng giá bán hoặc tạo điều kiện cho việc thực
thi sức mạnh thị trường của chủ thể hay không;
4. Liệu hành vi hạn chế này có cần thiết để đạt được
những mục tiêu ùng hộ cạnh tranh đã đặt ra hay
khơng;
5. Liệu những lợi ích mà hành vi hạn chế này mang
lại trong thúc đẩy cạnh tranh có vượt quá được
những nguy cơ phản cạnh tranh mà chúng có thể gảy
ra hay không.
Trong trường hợp đa số các câu trà lời là khơng thì
hành vi ấy khơng bị xem là gây hạn chế cạnh tranh
hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh đáng kể để
bị ngăn cấm theo CỊuy định của pháp luật cạnh tranh,
ngược lại nếu đa số câu trả lời là có thì hành vi đó sẽ
bị xem là vi phạm pháp luật cạnh tranh.
(Theo Khemanit, R. Shyam - 2003, Khuôn khổ cho
việc trỉến khai việc xây dựng chinh sách và luật cạnh
tranh, Ngân hàng Thế giới và OECD, ký tại In Rai,
Qureshi & Saroliya, tr. 20).
50
Sức mạnh thị trường đáng kể là một yếu
tố quan trọng nhằm xác định xem hành vi
của một chủ thể được thực hiện trên thực tế
liệu có phải là hành vi vi phạm pháp luật
cạnh tranh cần được ngăn cấm và loại trừ.
Tuy nhiên, sức mạnh thị trường đáng kể cần
phải được xác định gắn liền với yếu tổ thị
phần của chủ thể chứ không thể chi dựa vào
một hoặc một số yếu tố bao gồm cả việc sở
hữu, quyền sừ dụng quyền sở hữu trí tuệ
như quy định của pháp luật hiện hành. Hay
nói cách khác, đặt trong mối tương quan với
quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu, quyền
sở hữu, sử dụng quyền sở hữu trí tuệ chỉ nên
xem là lợi thế cạnh tranh thay vì sức mạnh
thị trường đáng kể. Do đó, việc xem xét
đánh giá tính vi phạm pháp luật cạnh tranh
của một hành vi/thỏa thuận cụ thể liên quan
đến quyền sở hữu trí tuệ cần đặt trong sự so
sánh giữa tác động tích cực và khả năng gây
hạn chế cạnh tranh của hành vi/thỏa thuận
đó thay vì chỉ dựa trên yếu tố thị phần hoặc
sức mạnh thị trường đáng kể như quy định
hiện hành của Luật Cạnh tranh năm 2018.