Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất nông nghiệp để tập trung đất đai trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam Những vấn đề pháp lý và thực tế đặt ra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (707.82 KB, 7 trang )

LUẬT

GĨP VĨN BẰNG GIÁ TRỊ QUYỀN sử DỤNG
ĐẤT NƠNG NGHIỆP ĐÊ TẬP TRUNG ĐẤT ĐAI
TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
Ở VIỆT NAM - NHỮNG VẤN ĐÈ PHAP lý
VÀ THỰC TẾ ĐẶT RA
• NGƠ THỊ HỒNG ÁNH

TĨM TẮT:
Góp vốn bằng quyền sử đụng đất nơng nghiệp ở Việt Nam hiện nay cịn nhiều bất cập, hệ
thống pháp luật hiện hành về góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp chưa thể hiện cụ
thể, chưa đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường, lợi ích của người sử dụng đất, của Nhà nước
và cộng đồng doanh nghiệp trong việc thực hiện quyền năng này còn hạn chế; còn nhiều rào
cản đối với q trình tích tụ và tập trung đất đai trong sản xuất nông nghiệp. Do vậy, tác giả
nghiên cứu quy định pháp luật hiện hành về vấn đề góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông
nghiệp để phát triển sản xuất, những vấn đề thực tiễn đặt ra và đề xuất một số kiến nghị nhằm
hoàn thiện quy định pháp luật đất đai hiện hành về góp von bằng quyền sử dụng đất để phát
triển sản xuất.
Từ khóa: góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp, sản xuất nơng nghiệp, tích tụ, tập
trung đất đai.

1. Pháp luật đất đai hiện hành về vấn đề góp
vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp để
phát triển sản xuất
So với các giao dịch khác như chuyển đổi,
chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, thừa kế
quyền sử dụng đất được quy định ngay từ Luật
Đất đai 1993, song góp vốn bằng quyền sử dụng
đất nói chung và quyền sử dụng đất nơng nghiệp
nói riêng được chính thức quy định từ Luật Đất


Ỉi sửa đổi, bổ sung năm 1998. Điều này mở ra cơ
i mới cho người nông dân trong việc thay đổi
duy và nhận thức trong sản xuất nông nghiệp,
ip vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp
p tục được ghi nhận, ngày càng có xu hướng

mở rộng và hợp lý hơn trong Luật Đất đai 2003
và Luật Đất đai 2013.

Theo đó, muốn thực hiện quyền góp vốn để
thực hiện hoạt động đầu tư bằng quyền sử dụng
đất nông nghiệp, trước tiên cần đáp ứng và tuân
thủ nghiêm chinh các quy định chung quy định tại
khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 với 4 điều
kiện: (1) Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
(2) Đất khơng có tranh chấp, (3) Đất khơng thuộc
diện kê biên để đảm bảo thi hành án và (4) Đất
phải trong thời hạn sử dụng đất. Bên cạnh đó, các
chủ thể sử dụng đất nơng nghiệp khi thực hiện
góp vốn hợp tác đầu tư bằng quyền sử dụng đất
phải đáp ứng các điều kiện riêng.

SỐ 12-Tháng 5/2021

75


TẠP CHÍ CƠNG ĨHliữNG

Cụ thể, với phạm vi chun đề nghiên cứu góp

vốn hợp tác đầu tư bằng quyền sử dụng đất với
mục đích tích tụ, tập trung đất đai để phát triển
nông nghiệp nên chuyên đề chỉ nghiên cứu chủ
thể góp vốn bằng quyền sử dụng đất nơng nghiệp
là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nơng
nghiệp. Theo đó, hộ gia đình, cá nhân được Nhà
nước giao đất nông nghiệp trong hạn mức không
phải trả tiền sử dụng đất; được Nhà nước cho
thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian
thuê; được Nhà nước công nhận quyền sử dụng
đất; đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng,
nhận tặng cho, nhận thừa kế (Khoản 1 Điều 179);
hoặc thuê đất, thu tiền thuế đất một lần cho cả
thời gian thuê (điểm a Khoản 2 Điều 180) được
quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất để hợp
tác đầu tư kinh doanh. Có thể thấy, nếu so sánh
với chủ thể là tổ chức sử dụng đất trong quan
hệ góp vốn thì hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất
nơng nghiệp có cơ hội nhiều hơn trong việc góp
vốn bằng quyền sử dụng đất của mình.

Nguồn gốc sử dụng đất của hộ gia đình, cá
nhân sử dụng đất phong phú và đa dạng hơn,
khơng chỉ đất có được từ hình thức giao, thuê
trả tiền một lần cho cả thời gian thuê hay từ việc
nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ người
khác mà quyền sử dụng đất nơng nghiệp cịn có
được từ việc Nhà nước cơng nhận quyền sử dụng
đất, được nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử
dụng đất. (quyền này không đặt ra đối với chủ

thể là tổ chức trong nước hay tổ chức nước ngoài
hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi).
Với quyền tiếp cận đất đai mở rộng, cơ hội cho
việc dùng quyền sử dụng đất để góp vốn hợp tác
đầu tư cũng rộng lớn hơn.

Cùng với đó, pháp luật đất đai hiện hành cũng
quy định chủ thể nhận góp vốn bằng quyền sử
dụng đất nông nghiệp để sản xuất nông nghiệp
bao gồm: Tổ chức kinh tế, doanh nghiệp liên
doanh. Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành
lập và hoạt động theo quy định của pháp luật
Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên
hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện
hoạt động đầu tư kinh doanh. Doanh nghiệp liên

76 SỐ 12-Tháng 5/2021

doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên
họp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp
đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính
phù nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
Chính phủ; Hoặc doanh nghiệp do doanh nghiệp
có vốn đầu tư hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài
trên cơ sở hợp đồng liên doanh.

Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo
hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Mỗi
bên liên doanh chịu trách nhiệm trong phạm vi
phần vốn cam kết vào vốn pháp định của doanh

nghiệp. Với sự tham gia góp vốn, liên kết, liên
doanh để sản xuất sẽ thúc đẩy việc xây dựng và
phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, nhằm

thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng
nghiệp nơng thơn, như: đẩy mạnh cơ giới hóa,
quy trình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao
vào sản xuất nông nghiệp thuận lợi hơn.
Việc sản xuất trên quy mô lớn, mang tính hàng
hóa sau khi tích tụ ruộng đất thơng qua nhận góp
vốn bằng quyền sử dụng đất sẽ góp phần ứng
dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, tập trung
nguồn vốn, nguồn nhân lực. Đối với lao động,

việc làm, thu nhập của người nơng dân sau khi
góp vốn và liên kết sản xuất với doanh nghiệp,
người dân vẫn sản xuất trên ruộng của mình nên
khơng ảnh hưởng nhiều đến lao động và việc
làm. Trong khi đó, thu nhập chắc chắn tăng cao
hơn so với trước do hiệu quả của quá trình tập
trung đất đai và phát triển sản xuất ở quy mô lớn,
năng suất hiệu quả sản xuất cao hơn.

Bên cạnh đó, nhận góp vốn bằng quyền sử
dụng đất là phương thức tích tụ tập trung đất
nơng nghiệp phù hợp với kinh tế thị trường.
Thơng qua góp vốn bằng quyền sử dụng đất,
người nơng dân có thể tham gia vào các tổ chức
kinh tế, tận dụng những ưu thế về khoa học
cơng nghệ, thị trường, uy tín của họ để tham gia

sản xuất có hiệu quả. Quyền sử dụng đất được
tham gia góp vốn, một mặt giúp cho người dân
khơng có thế mạnh kinh te vẫn có thể tham gia
hợp tác sản xuất - kinh doanh, một mặt giúp
doanh nghiệp huy động được quỹ đất, mở rộng
các nguồn vốn đầu tư.


LUẬT

2. Những khó khăn, bất cập và rào cản
trong quá trình thực hiện pháp luật về góp
vốn bằng quyền sử dụng đất nơng nghiệp ảnh
hưởng tới qua trình tích tụ và tập trung đất

góp vốn của hộ gia đình, cá nhân để phát triển
sản xuất.
Thứ ba, trên thực tế, phương thức góp vốn có
những khó khăn và rủi ro cho nông dân nếu việc

Thứ nhất, Luật Đất đai 2013 không cho phép
chủ thể hộ gia đình, cá nhân thuê đất trả tiền thuê
đất hàng năm có quyền góp vốn bàng quyền sử
dụng đất là một thiệt thòi lớn đối với họ trong
quá trình sử dụng đất, điều này đã và đang hạn
chế quyền của chủ thể thuê đất trả tiền thuê đất
hàng năm. Thực tế cho thấy, đối tượng thuê đất
theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm chủ
yếu là hộ gia đình, cá nhân, bởi lẽ do sự hạn chế
về năng lực tài chính, hộ gia đình, cá nhân ít có

khả năng th đất theo hình thức trả tiền một
lần cho cả thời gian thuê. Vì vậy, quy định hiện
hành chỉ cho phép người sử dụng đất thuê đất,
trả tiền thuê đất hàng năm được góp vốn bằng
tài sản thuộc sở hữu của minh gắn liền với đất
Itiạn chế các chủ thể này trong việc tiếp
ỵc số vốn lớn để đầu tư, mở rộng quy mơ
ít - kinh doanh. Thêm vào đó, chủ thể là
iử dụng đất, thuê đất theo hình thức trả
tg nãm khơng được góp vốn bằng quyền
ị đất, nhưng lại được thực hiện việc góp
các giao dịch khác bằng các tài sản khác
ở hữu của mình trên đất. Thực chất, quy
y đã lặp lại sự bất hợp lý trong Luật Đất
7 về nghiêm cấm việc mua bán, chuyển

quản trị không minh bạch, nông dân không được
tham gia vào quá trình sản xuất - kinh doanh
hoặc phía doanh nghiệp tăng vốn điều lệ làm
giảm tỷ lệ von góp của nơng dân sẽ dẫn đến tinh
trạng chuyển đổi sang phương thức tích tụ đất
đai vào tay doanh nghiệp... Hiện nay, việc góp
vốn bằng quyền sử dụng đất cịn lúng túng, chưa
rạch rịi giữa các hình thức góp vốn bằng quyền
sử dụng đất mà bên góp vốn chuyển giao tồn
bộ quyền sử dụng đất cho bên nhận góp vốn với
hình thức hợp tác kinh doanh trong một thời hạn
nhất định; chính sách bảo vệ quyền lợi các bên
góp vốn chưa rõ ràng; còn lúng túng trong việc
xử lý các quyền và nghĩa vụ liên quan khi dự án

đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh bị chấm
dứt hoặc nhà đầu tư bị giải thể, bị phá sản; Còn
tồn tại các quy định chồng chéo mâu thuẫn giữa
Luật Đất đai và Luật Doanh nghiệp, Luật Dân

t đai nhưng lại cho phép mua bán tài sản,
1 trúc khác hoặc cây lâu năm có trên đất
iao. Tạo cơ hội cho những giao dịch đất

Chính sách bảo vệ quyền lợi của bên góp vốn
chưa rõ ràng, đầy đủ. Theo pháp luật đầu tư, góp
vốn có nhiều hình thức đa dạng, trong đó, góp
vốn bằng quyền sử dụng đất làm thay đổi chủ
thể sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ đối với đất đó là trường hợp góp vốn hình thành pháp nhân
mới. Với hình thức này, quyền sử dụng đất nơng
nghiệp của hộ gia đình, cá nhân sau khi góp vốn
khơng cịn mà được chuyển sang cho chủ thể mới

hình núp dưới danh nghĩa mua bán, góp
sản gắn liền với đất.

sự.
Thứ tư, thiếu các quy định cụ thể về quy trình,
thủ tục góp vốn gây khó khăn, lúng túng cho các
bên khi tham gia góp vốn, gây tâm lý thiếu an
tồn cho bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất

nơng nghiệp.

là một trong các loại hình doanh nghiệp, hợp tác

xã theo quy định của Luật Doanh nghiệp hoặc
Luật Hợp tác xã. Lúc này, quyền và nghĩa vụ đối
với đất góp vốn khơng thuộc về chủ thể cũ là hộ

gia đình, cá nhân mà hoàn toàn phụ thuộc vào
chủ thể được thành lập mới sau góp vốn.

Ở phương thức góp vốn khác, hộ gia đình, cá
SỐ 12-Tháng 5/2021

77


TAP CHÍ CỒNG ĨHÚĨNG

nhân dùng quyền sử dụng đất nơng nghiệp hợp
pháp của mình để hợp tác, liên kết với các chủ
thể khác nhằm phát triển sàn xuất, chia lợi nhuận
theo hiệu quả đầu tư được tính trên cơ sở tỷ lệ
% của giá trị vốn góp. ở hình thức góp vốn này
khơng làm thay đổi chủ thể sử dụng đất, không
làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của chủ thể sử
dụng đất đối với Nhà nước và với chù thể khác đó là hình thức góp vốn khơng hình thành pháp

nhân mới. Với các phương thức nêu trên cho
thấy có sự khác biệt hồn tồn về địa vị, tư cách
chủ thể, quyền và nghĩa vụ của các bên trong
quá trình góp vốn; quy trình và thủ tục góp vốn
và vấn đề giải quyết hậu quả của hoạt động góp
vốn hợp tác khơng thành cơng là hồn tồn khác


nhau. Vì vậy, đòi hỏi chúng phải được quy định
cụ thể, đầy đủ và chặt chẽ cho các phương thức
này.

Hiện nay, việc quy định chung một loại hồ
sơ và trình tự, thủ tục đáng ký biến động đối với
trường hợp góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà
khơng phân biệt rạch rịi giữa các hình thức góp
vốn bằng quyền sử dụng đất sẽ dẫn đến trường
hợp hoặc do người sử dụng đất khơng am hiểu
pháp luật hoặc do trình độ, cách tiếp cận vấn đề
khi xử lý hồ sơ của cán bộ, công chức sẽ làm mất
quyền sừ dụng đất cùa bên góp vốn.
Trên thực tế, phần lớn người nơng dân khơng
mặn mà với hình thức này vì chưa thấy rõ lợi ích,
trong khi nếu tiếp tục sản xuất như hiện nay, có
thể duy trì được mức sống tối thiểu. Ngồi ra,
phía doanh nghiệp cũng đối mặt với những rủi ro
bởi sự phá vỡ hợp đồng tùy tiện phía người dân.

3. Một số đề xuất, kiến nghị về hoàn thiện
pháp luật và nâng cao hiệu quả về góp vốn
bằng quyền sử dụng đất nơng nghiệp
Thứ nhất, hồn thiện quy định về chủ thế góp
vốn bang quyển sử dụng đất nơng nghiệp.

Đe đàm bảo quyền cho các hộ gia đình, cá
nhân có quyền sử dụng đất nơng nghiệp có nhiều
cơ hội hơn trong việc góp vốn để tranh thù nguồn

vốn, mở rộng cơ hội đầu tư, cần hoàn thiện các
quy định của pháp luật về chủ thể góp vốn quyền

78 SỐ 12-Tháng 5/2021

sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sau:

Một là, mở rộng chủ thể góp vốn bằng quyền
sử dụng đất nơng nghiệp, bao gồm cả người sử
dụng đất được Nhà nước cho thuê đất trả tiền
thuê đất hàng năm nhằm đảm bảo khả năng khai
thác, phát huy giá trị kinh tế của thửa đất cũng
như nhu cầu của các chủ thể.
Hai là, quy định rõ trường hợp hộ gia đình, cá
nhân sử dụng đất thuê của tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân không phải là đất trong khu công nghiệp,
khu chế xuất, cụm công nghiệp, khu công nghệ
cao, trong quá trinh sử dụng đất có được quyền
góp vốn hợp tác kinh doanh hay không? Hiện
pháp luật đất đai hiện hành không quy định cụ
thể vấn đề này mà dẫn chiếu sang quy định của
pháp luật dân sự, trong khi pháp luật dân sự
không điều chỉnh các vấn đề cụ thể về quyền góp
vốn bằng quyền sử dụng đất nơng nghiệp của các
hộ gia đình, cá nhân.

Thứ hai, hồn thiện quy định về quyển và ng­
hĩa vụ cùa các bên trong quan hệ góp vốn bằng
qun sử dụng đất nơng nghiệp.


về vấn đề này có nhiều thực tế đặt ra cần phải
được quy định cụ thể đề giải quyết có hiệu quả.
Cụ thể như sau:
Một là, pháp luật hiện hành chưa quy định về
việc giải quyết quyền lợi cho bên thứ ba trong
quan hệ góp vốn. Theo đó, giải quyết quyền lợi
giữa ba bên trong trường hợp bên góp vốn đã
chuyển nhượng (để thừa ke) cho bên thứ ba, cịn
bên nhận góp vốn đã tiến hành đầu tư một nguồn
kinh phí nhất định trên phần diện tích đất được
góp vốn với kế hoạch phát triển ổn định và lâu

dài, thực sự là bài tốn khó khi bên thứ ba khơng
muốn tiếp tục duy trì việc góp vốn này nữa. Cách
tối ưu nhất trong trường hợp này là hồn trả cho
bên thứ ba khơng phải là giá trị quyền sử dụng
đất đã góp ban đầu mà trả bằng một tài sản khác
có giá trị tương đương hoặc trả bằng tiền. Nhưng
giá trị được hoàn trả cho bên thứ ba lúc này sẽ
tương đương với giá trị quyền sử dụng đất lúc
góp vốn ban đầu hay lúc rút vốn cũng là một
vướng mắc, vì giá trị quyền sừ dụng đất sẽ thay
đổi theo thời gian, dù tăng hay giảm giá trị cũng


LUẬT

ảnh hưởng đến quyền lợi của một bên. Trong
trường họfp này chỉ có thể hai bên cùng nhau
thỏa thuận để bảo đảm lợi ích của mình nhưng

phải trên tinh thần hỗ trợ và hợp tác chặt chẽ để
giải quyết thỏa đáng, nếu khơng đạt được thỏa
thuận thì kiện tụng, tranh chấp là vấn đề khơng
thể tránh khỏi.

Hai là, hồn thiện các quy định về xác định
giá trị vốn góp, các trường hợp một trong các

bên không thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng
họp đồng, trong trường hợp pháp nhân góp vốn
bị phá sản.
Những vấn đề này pháp luật đất đai hiện
hành chưa quy định rõ nên đối với hộ gia đình,
cá nhân trực tiếp sản xuất nơng nghiệp chưa n
tâm để góp vốn; họ khơng biết quyền và lợi ích
của mình sẽ được xác định, đảm bảo như thế nào
trong q trình góp vốn và khi có sự cố xảy ra
như phá sản, chấm dứt trước thời hạn góp vốn.
Điều này cũng là rào cản lớn trong quan hệ góp
vốn.

Nghiên cứu các nội dung trong Dự thảo nghị
định về tích tụ và tập trung đất đai để phát triển
nông nghiệp cho thấy, đã bố sung các quy định
về đảm bảo tỷ lệ góp vốn, các trường hợp nhà
đầu tư thực hiện không đúng hợp đồng, phá sản;
quy định về khôi phục lại đất nông nghiệp để
bàn giao cho người sử dụng đất... Tuy nhiên,
việc bổ sung này lại chưa giải quyết được triệt
để vấn đề khi thiếu các quy định về phân loại

các hình thức góp vốn, các quy trình và thủ
tục góp vốn, vấn đề giải quyết hệ quả của việc
chấm dứt góp vốn trong các trường hợp cụ thể.
Để các quy định khơng cịn chồng chéo và các
quy định trong Dự thảo Nghị định thực sự có ý
nghĩa pháp lý, cần bổ sung quy định phân loại
nồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký biến động đối
với trường họp góp vốn bằng quyền sử dụng đất
giữa các hình thức góp vốn. Từ đó, tạo điều kiện
cho việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất được
minh bạch, đảm bảo quyền lợi họp pháp, chính
dạng của tất cả các bên. Ngồi ra, cần xây dựng

cnính sách bảo vệ nơng dân như bảo tồn tỷ lệ
vẩn góp trong doanh nghiệp, hỗ trợ pháp lý khi

doanh nghiệp giải thể, phá sản; xây dựng chính
sách hồ trợ doanh nghiệp nhận góp vốn bằng các
chính sách thuế, phí, lệ phí.
Thứ ba, hồn thiện các quy định về chấm dứt
góp vốn bằng quyền sử dụng đất nơng nghiệp
cùa hộ gia đình, cá nhân.
Một là, quy định cụ thể chế tài xử phạt trong
trường hợp bên nhận góp vốn khơng thực hiện
nghĩa vụ của mình đối với bên góp vốn khi chấm
dứt góp vốn. Vì khi chấm dứt góp vốn, bên nhận
góp vốn phải làm thủ tục xóa đăng ký góp vốn
và sang tên cho bên góp vốn để cơ quan nhà
nước có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất đã cấp cho bên nhận góp vốn

để chỉnh lý hoặc cấp lại giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất mới cho bên góp vốn. Nếu bên nhận
góp vốn trì hỗn thực hiện thủ tục xóa đăng ký
góp vốn hoặc khơng hợp tác với bên góp vốn để
tiến hành các thủ tục cần thiết thì tranh chấp sẽ

xảy ra. Hiện nay, chưa có quy định của pháp luật
về giải quyết trường hợp này. Cơ chế duy nhất là
khiếu kiện ra tòa án.
Hai là, qui định cụ thể trách nhiệm của bên
đưa ra yêu cầu chấm dứt góp vốn đối với bên kia
trong trường hợp chấm dứt góp vốn trước thời
hạn để tránh tranh chấp khi quyền sử dụng đất
đang là đối tượng thực hiện một giao dịch đảm

bảo với bên thứ ba.

Ba là, quy định cụ thể về bồi thường thiệt
hại trong trường hợp chấm dứt góp vốn do bị
Nhà nước thu hồi đất do lỗi bên góp vốn và có
gây ra thiệt hại cho bên nhận góp vốn, thiệt hại
này sẽ do bên góp vốn góp chịu trách nhiệm
và ngược lại. Bổ sung quy định xử phạt trong
trường hợp bên phải chịu trách nhiệm đối với
thiệt hại không thực hiện việc đền bù thiệt hại.
Bổn là, đối với các trường hợp chấm dứt góp
vốn khác cần quy định cụ thể việc giải quyết hậu
quả của việc chấm dứt góp vốn đó như thể nào
trong từng trường hợp cụ thể, trách nhiệm và lợi
ích của các bên với nhau sẽ được xử lý ra sao.

Đất đai là một loại tài sản có giá trị lớn và
là một trong những cách thức khả thi giúp các

SỐ 12-Tháng 5/2021

79


TẠP CHÍ CƠNG THtftfNG
nhà đầu tư có vốn để phát triển hoạt động sản
xuất, mở rộng quy mô kinh doanh và có thể làm
giàu trên đất. Việc Nhà nước ngày càng mở rộng
quyền năng cho chủ thể sử dụng đất, đặc biệt là
quyền góp vốn quyền sử dụng đất, trong đó có đất
nơng nghiệp đã góp phần thúc đẩy nền sản xuất
trong nước phát triển; Đồng thời, thu hút được
nguồn vốn lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài cho
phát triển nền sản xuất nông nghiệp theo hướng
hiện đại, nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả
trong sản xuất nông nghiệp.
Pháp luật đất đai hiện nay đã quy định cụ thể
quyền góp vốn quyền sử dụng đất cho từng chủ
thể sử dụng đất phù hợp với hình thức sử dụng đất

và đối với các loại đất cụ thể. Tuy vậy, cùng với
quá trinh phát triển kinh tế, các quan hệ pháp luật
đất đai luôn vận động phức tạp; cùng với đó, chủ
trương của tích tụ và tập trung đất đai nhằm chú
trọng trong tới phát triển sản xuất nông nghiệp


theo xu hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cho
thấy, các quy định của pháp luật hiện hành về góp
von quyền sử dụng đất nơng nghiệp cịn nhiều
khoảng trống. Những quy định chưa phù hợp
cần được nghiên cứu, sửa đổi, hoàn thiện và việc
nghiên cứu nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật về
góp vốn bằng quyền sử dụng đất có ý nghĩa quan
trọng, góp phần hồn thiện pháp luật về đất đai
nói chung ở Việt Nam«

TÀI LIỆU TRÍCH DẲN:
1 Điểm h khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai 2013.
2 Khoản 1 Điều 169 Luật đất đai 2013.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Quốc hội (2013), Luật Đất đai năm 2013.
2. Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp năm 2014.
3. Chu Văn Cáp (2017), Những tác động của q trình tích tụ, tập trung ruộng đất và giải pháp, Tạp chí Cộng sàn,
số 897 (tháng 7 năm 2017).

4. Đỗ Kim Chung (2018). Tích tụ và tập trung đất đai: Cơ sở lý luận và thực tiễn hàng hóa ở Việt Nam, Khoa Kinh
tế và phát triển Nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Tạp chí Khoa học Nơng nghiệp Việt Nam, số 4, ư.
412-424.
5. Nguyễn Cúc (2017). “Tích tụ và tập trung đất đai nhàm nâng cao năng lực cạnh tranh, hướng đến một nền nơng
nghiệp hiện đại”, Tạp chí Cộng sản số 896 (tháng 6 năm 2017).
6. Nguyễn Đình Bồng, Nguyễn Thị Thu Hồng (2017), Một số vấn đề tích tụ, tập trung đất đai trong phát triển nông
nghiệp và nông thôn hiện nay. Truy cập tại: />mot-so-van-de-ve-tich-tu%2C-tap-trung-dat-dai-trong-phat-trien-nong-nghiep-va-nong-thon-hien-nay.aspx
7. Nguyễn Minh Sơn, Bùi Thị Thùy Linh (2016), Hồn thiện hệ thống chính sách, pháp luật thúc đẩy tích tụ, tập
trung đất đai phục vụ phát triển nông nghiệp. Truy cập tại: />8. Phạm Dũng (2017), “Tích tụ, tập trung ruộng đất ở Việt Nam trong điều kiện mới: Những vấn đề lý luận và thực
tiễn”, Tạp chi Cộng sản, so 896.


9. Hà Phương (2019), Tích tụ, tập trung ruộng đất và đổi mới hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp ở đồng
bằng Bắc Bộ trong điều kiện mới. Truy cập tại: />
10. Phan Quý (2017), Kinh nghiệm tích tụ ruộng đất ở Hà Nam. Truy cập tại: />11. Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Tun Quang (2017). Thực trạng tình hình tích tụ, tập trung đất đai hiện
nay. Truy cập tại: />
80 Số 12-Tháng 5/2021


LUẬT
Ngày nhận bài: 5/4/2021
Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 22/4/2021
Ngày chấp nhận đăng bài: 6/5/2021

Thông tin tác giả:
ThS. NCS. NGƠ THỊ HỊNG ÁNH
Trường Đại học Kỹ thuật Cơng nghiệp - Đại học Thái Nguyên

CAPITAL CONTRIBUTION IN THE FORM
OF AGRICULTURAL LAND USE RIGHTS TO ACCUMULATE
LAND FOR AGRICULTURAL PRODUCTION
DEVELOPMENT IN VIETNAM:
LEGAL AND PRACTICAL ISSUES
• Ph.D' student. Master, NGO THI HONG ANH
University of Economics, Technology for Industries, Thai Nguyen University
ABSTRACT:

Capital contribution in the form of agricultural land use rights in Vietnam has revealed many
shortcomings. Vietnam’s regulations on this kind of capital contribution are not clear and do
not meet requirements of the market. The interests of land users, the State and the enterprise
are limited in this type of capital contribution. In addition, there are still many barriers to the

land accumulation and concentration in agricultural production. This study examines current
regulations on capital contribution in the form of agricultural land use rights for agricultural
production development and practical issues relating to this capital contribution type. Based
on the study’s findings, some recommendations are proposed to improve the effectiveness of
regulations on this issue.
Keywords: agricultural land use rights as in-kind capital contribution, agricultural production,
land accumulation and concentration.

SỐ12-Tháng 5/2021

81



×