Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử trong tuyên ngôn thế giới về quyền con người và trong pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1018.91 KB, 8 trang )

số 06/2021 - Năm thứ mười sáu

PHÁP LUẬT THẾ GIỚI_________ —____________ <«

9ỈỊỊÍ)ề Vílật

NGUN TẮC BÌNH đang, khơng phân biệt Đốl xử trong tuyên ngôn
THÊ'GIỚI VỀ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Phạm Hữu Nghị'

Tóm tắt: Sự kiện Liên hợp quôc thông qua Tuyên ngôn the giới ve quyền con người vào tháng
12 năm 1948 là một sự kiện vĩ đại của nhãn loại. Một trong những giá trị noi bật cùa Tuyên ngôn
là đã khẳng định mạnh mẽ ngun tẳc bình đằng, khơng phản biệt đối xử. Bài viết này khải lược
quá trình soạn thảo nguyền tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử trong Tuyên ngôn thế giới về
quyền con người năm 1948; phân tích các nội dung cùa ngun tắc bình đắng, khơng phản biệt
đối xử trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948 và trong Công ước quốc tế về các
quyền dân sự, chính trị năm 1966; nêu sự the hiện nguyên tắc bình đẳng, khơng phân biệt đối xứ
trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.

Từ khóa: Bình đẳng, ngun tắc bình đẳng, khơng phân biệt đối xử.
Nhận bài: 10/5/2021; Hồn thành biên tập: 14/6/2021; Duyệt đăng: 17/6/2021.

Abstract: The event that the United Nations passes the Universal Declaration ofHuman Rights
on December, 1948 is a great event of humankind. One of outstanding values of the Declaration
is strongly affirming principle ofequality, non-discrimination. This article briefly mentions process
ofdrafting principle ofequality, non-discrimination in the Universal Declaration ofHuman Rights
in 1948; analyzes contents of the Principle of equality, non-discrimination in the Universal
Declaration ofHuman Rights in 1948 and in the international Convention on civil, political rights
in 1966; mentions the expression of principle of equality, non-discrimination in Vietnam’s
Constitution and laws.
Keywords: Equality, principle of equality, non-discrimination.


Date of receipt: 10/5/2021; Date of revision: 14/6/2021; Date of approval: 17/6/2021.
1. Quá trình soạn thảo ngun tắc bình
đẳng, khơng phân biệt đối xử trong Tun
ngơn thế giói về quyền con người năm 1948
Điều 7 Tuyên ngôn thê giới vê quyên con
người năm 1948 khẳng định: “Mọi người đều
bình đăng trước pháp luật và được pháp luật bảo
vệ một cách binh đẳng mà khơng có bất kỳ sự
phân biệt nào. Mọi người đều có quyền được
bảo vệ một cách bình đẳng chống lại bất kỳ sự
phân biệt đối xử nào vi phạm bản Tuyên ngôn
này, và chống lại bất kỳ sự kích động phân biệt
đối xừ nào như vậy”1
2.
Đe đi đến được ghi nhận chính thức trong

Tuyên ngôn thế giới về quyền con người nguyên
tắc bình đẳng, khơng phân biệt đoi xứ như trích
dẫn trên đày, đã trải qua một quá trình soạn thảo,
tranh luận, phản biện rất SÔI động, lý thú, nhiều
khi khá gay cấn. Đã có nhiều phiên họp của ủy
ban soạn thảo, ủy ban nhân quyền, Đại hội đồng
bàn về nguyên tắc này. Các quốc gia cũng đưa ra
nhiều ý kiến binh luận, đóng góp. Trước các ý
kiến sửa đổi phưong án, chủ tọa các phiên họp
đã lấy phiếu biểu quyết để quyết định có chấp
nhận ỷ kiến nêu ra hay khơng.
Trong suốt q trình soạn thảo, Điều 7
Tun ngơn thế giới về quyền con người được


1 Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Viện Nhà nước và Pháp luật, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
2 All are equal before the law and are entitled without any discrimination to equal protection of the law. All are entitled
to equal protection against any discrimination in violation of this Declaration and against any incitement to such
discrimination.

0


HỌC VIỆN Tư PHÁP

diễn đạt dưới nhiều hình thức và cũng có nhiều
thay đổi. Việc nó có nằm trong Tuyên ngơn hay
khơng, nếu có thì “bình đẳng” thật sự có nghĩa
như thế nào, vẫn còn là một vấn đề gây tranh
cãi. Vì thế, q trình chuẩn bị soạn thảo cịn
nhiều điều không rõ ràng và cho đến nay ý nghĩa
và phạm vi chính xác của những nguyên tấc mà
điều khoản bảo vệ vẫn là vấn đề gây tranh cãi
trong giới học giả, cụ thể là các khái niệm “bình
đẳng trước pháp luật”, “được pháp luật bảo vệ
một cách bình đẳng”, “bảo vệ chống lại phân
biệt đối xử”3.
Một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất
đó là liệu “bình đẳng trước pháp luật” có được
xếp vào cùng với nguyên tắc chung về không
phân biệt đối xử (Điều 2 đoạn 1) hay khơng; liệu
“bình đẳng trước pháp luật” có liên kết chặt chẽ
với khái niệm chung về không phân biệt đối xử
mà hồn tồn nằm trong điều khoản chung về
khơng phân biệt đối xử hay khơng; hay liệu khái

niệm “bình đẳng trước luật” có tạo nên một
nguyên tắc riêng biệt, bổ sung vào nguyên tắc
không phân biệt đối xử hay không? Trước hết,
khái niệm không phân biệt đối xử rõ ràng phải
mang đặc tính pháp lý bằng việc khẳng định
rằng binh đẳng có nghĩa là “bình đẳng trước

pháp luật”4.
Dự thảo đầu tiên của Bộ luật Nhân quyền
Quốc tế do Ban thư ký đưa ra có câu: “Khơng ai
phải chịu phân biệt đối xử bất kể về chủng tộc,
giới tính, ngơn ngữ, tơn giáo hay niềm tin chính
trị. Mọi người phải được hường quyền bình
đẳng đầy đủ trước pháp luật như đã đề ra trong
Bộ luật Nhân quyền này”. Ở thời điểm khởi đầu
này, khơng phân biệt đối xừ và bình đẳng trước
pháp luật là hai khái niệm gắn liền với nhau.

Khái niệm bình đẳng trước pháp luật đã mang

lại đặc tính pháp lý cho khái niệm không phân
biệt đối xừ5.
Tại kỳ họp thứ nhất, ủy ban Soạn thảo đã
đưa ra phương án sừa đổi như sau:
Mọi người đều được hường tất cả các quyền
và sự tự do như quy định trong Tuyên ngơn này,
khơng có bất kỳ sự phân biệt nào, chang hạn, về
chủng tộc, giới tỉnh, ngôn ngữ, tôn giáo, quan
diêm chinh trị hay quan đỉêm khác, tình trạng
tài sản, nguồn gốc dán tộc, xã hội.

Bản thảo Tuyên ngôn thế giới về quyền con
người tiếp đó được đưa ra xem xét tại kỳ họp
thứ hai của ủy ban Nhân quyền họp từ ngày 02
đến 17/12/1947. Trong báo cáo trình lên ủy
ban, Nhóm Cơng tác về Tun ngơn đã đưa ra

phương án:
1. Mọi người đều được quyển hưởng tất cả
các quyên và sự tự do như được quy định trong
Tuyên ngôn này, khơng phân biệt chủng tộc, giới
tính, ngơn ngữ, tơn giáo, tư tưởng chính trị, tình
trạng tài sản, nguồn gốc dân tộc, xã hội.
2. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật
bát kê địa vị hay chức vụ, và được pháp luật bào
vệ một cách bình đăng chong lại bất kỳ sự phân
biệt đối xử tùy tiện nào vi phạm Tuyên ngôn này.
Từ đây, các cuộc tranh luận về thực chất bắt
đầu trong toàn thể ủy ban. Sau khi thảo luận,
tranh luận, một phương án sửa đổi được đưa ra:
1. Mọi người đều được quyền hường tất cả
các quyền và tự do như được quy định trong
Tuyên ngôn này, không phân biệt chủng tộc, bao
gồm cả màu da, giới tính, ngơn ngữ, tôn giáo,
quan diêm chỉnh trị và quan diêm khác, tình
trạng tài sán, nguồn gốc dãn tộc hoặc xã hội.
2.
Mọi người đều bình đắng trước pháp luật

3 Cách viết lúc bấy giờ tập trung chủ yếu vào ý nghĩa và phạm vi cùa Điều 26 tương đương trong Công ước quốc tế


về quyền dân sự, chính trị.
4 Thậm chí ngay cả trước khi Bộ luật nhân quyền quốc tế được quyết định là chi bao gồm Tuyên ngôn, hay công ước,

hay cả hai (Xem tài liệu Liên Hợp Quốc E/CN.4/SR.25), ngun tắc bình đẳng về các quyền và khơng phân biệt đối
xử được nói đến trong các nghị quyết của Đại hội đồng, ví dụ Nghị quyết 44(1), 56(1), 96(1) và 103(1). G. Alfredsson
và A. Eide (eds), Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền, tr. 153-186. © 1999 Kluwer Law International, in tại Hà Lan.
5 Xem tài liệu Liên Hợp Quốc E/CN.4/AC.1/3, Phần phụ lục và bổ sung 1.


số 06/2021 - Năm thứ mười sáu

9ỉfií|ề Vuật
bất kê địa vị hay chức vụ, và được pháp luật bảo
vệ một cách bình đẳng chống lại sự phân biệt
đối xử tùy tiện hoặc chống lại bất kỳ’ sự kích
động phân biệt đối xử nào mà vi phạm Tuyên
ngôn này.
Tại kỳ họp thứ ba của ủy ban Nhân quyền
nhiêu thành viên đã của ủy ban như Pháp, Án
Độ, Anh, Mỹ, Chi Lê, Trung Quốc, Lebanon,
Nam Tư, Ghana, Hàn Quốc đã tham gia tranh
luận, nêu ý kiến. Phiên bản cuối cùng của
nguyên tắc bình đẳng, khơng phân biệt đối xứ

được Uy ban Nhân quyên đưa ra là:
Tát cả mọi người đều bình đẳng trước pháp
luật và đều được hướng sự bảo vệ bình đẳng của
pháp luật mà khơng có bất kỳ phản biệt đối xử
nào nhằm chong lại bất kỳ sự phân biệt đối xử
nào vi phạm Tuyên ngôn này và chống lại bất

kỳ hành động xúi giục nào nhằm gây ra những
phân biệt đoi xử như vậy.
Phương án trên đây được đưa ra xem xét tại
ủy ban thứ ba của Đại hội đồng liên hợp quốc.
Tại ủy ban này, đại diện các nước Nam Phi,
Mehico, Philippines, Hy Lạp, úc, Anh,
Venezuela nêu ra nhiều ý kiến tranh luận, góp ý.
Thí dụ, đại diện của úc đã đề xuất nên đưa cụm
từ “và sự bảo vệ binh đẳng” vào sau cụm từ “sự
bảo vệ cùa pháp luật” để bảo đảm tính minh bạch
của quy định. Đề xuất của úc đã được thông qua
với 34 phiếu thuận, 1 phiếu chống và 2 phiếu
trắng6, ủy ban thứ ba đã bỏ phiếu (45 phiếu
thuận, 1 phiếu chống, 8 phiếu trắng) cho phương
án:
Tất cà mọi người đều bình đắng trước pháp
luật và đêu được hưởng sự bảo vệ bình đẳng của
pháp luật mà khơng có bất kỳ sự phân biệt đổi
xử nào và sự bảo vệ bình đẳng chổng lại bất kỳ’
sự phân biệt đối xử nào vi phạm Tun ngơn này
và chống lại bất kỳ kích động phân biệt đối xử

nào như vậy.

Với nội dung như trên (lúc đó là Điều 6)
được đưa ra xem xét tại Tiểu ban sổ 4 của ủy
ban thứ ba. Tiểu ban số 4 của ủy ban thứ ba
được thành lập để xem xét tổng thể Tuyên ngôn
thế giới về quyền con người chỉ dựa trên sự sắp
xếp, tính tương thích, đồng nhất và văn phong.


Tiêu ban đã lập ra nhóm ngơn ngữ gồm 5 thành
viên, mỗi thành viên sừ dụng một thứ tiếng

chính thức đê kiêm tra và bảo đảm sự tương ứng
chính xác của vãn bản trong năm ngơn ngơn ngữ
chính thức tại Liên hợp quốc7. Đây là cơng việc
rât cần thiết tạo ra một bước hoàn thiện quan
trọng cho Điều 6. Phương án sau khi đã chỉnh
sửa được thể hiện như sau:
Tât cả mọi người đều bình đắng trước pháp
luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình
đang mà khơng có bất kỳ sự phân biệt đổi xử
nào. Mọi người đều có quyền được bảo vệ một
cách bình đằng chổng lại bất kỳ sự phân biệt đối
xử nào vi phạm Tun ngơn này, và chổng lại
bât kỳ’ kích động phân biệt đối xừ nào như vậy.
Cuôi cùng, Dự thảo Tuyên ngôn thế giới về
quyên con người đã được đưa ra phiên họp toàn
the của Đại hội đồng Liên hợp quốc vào ngày
10/12/1948. Điều 8 và Điều 9 (trong Dự thảo
lúc đó) đã được đồng thuận thơng qua nhưng
được đánh số lại theo thứ tự thành Điều 7 và
Điều 8 sau khi thơng qua đề xuất cùa nước Anh
xóa bỏ Điều 3 (“Các quyền đã được nêu ra trong

Tuyên ngơn này áp dụng một cách bình đẳng đối
với tất cã cư dân cùa các vùng lãnh thổ quàn
thác và tự trị”) và thay vào đó là bổ sung khoản
2 của Điều 2.

Do mối liên hệ về lịch sử soạn thảo của Điều
2 đoạn 1, Điều 7 và Điều 8, văn bản được ban
hành như sau:
Điêu 2, đoạn 1: Mồi người đều có quyền
được hưởng tất cả các quyền và tự do nêu ra
trong bản Tuyên ngôn này mà không có bất kỳ

6 Gudmundur Alfredsson và Asbjom Eide (Chủ biên): Tuyên ngôn quốc tế nhãn quyền 1948- Mục tiêu chung cùa
nhãn loại, Nxb Lao động- Xã hội, Hà Nội- 2011, tr. 181.
7 Gudmundur Alfredsson và Asbjom Eide (Chủ biên): Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948- Mục tiêu chung cùa

nhân loại, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội- 2011, tr. 182.


HỌC VIỆN Tư PHÁP

Sự phân biệt đối xừ dưới bất kỳ hình thức nào
như chủng tộc, màu da, giới tính, ngơn ngữ, tơn
giáo, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác,
nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành
phần xuất thân hay các địa vị khác.
Điều 7: Mọi người đều bình đẳng trước pháp

luật và được pháp luật bảo vệ một cách bình
đẳng mà khơng có bất kỳ sự phân biệt nào. Mọi
người đều có quyền được bảo vệ một cách bình
đẳng chống lại bất kỳ sự phân biệt đối xừ nào vi
phạm bản Tuyên ngôn này, và chống lại bât kỳ
sự kích động phân biệt đối xử nào như vậy.
Điều 8: Mọi người đều có quyền được các

tịa án quốc gia có thẩm quyền bào vệ bằng các
biện pháp hữu hiệu để chống lại những hành vi
vi phạm các quyền cơ bản của họ mà đã được
hiến pháp hay luật pháp công nhận.
2. Nội dung của nguyên tắc bình đẳng,
khơng phân biệt đối xử trong Tun ngơn thế
giói về quyền con người năm 1948 và trong
Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính
trị năm 1966
Nguyên tắc bình đẳng, khơng phân biệt đối
xử được ghi nhận trong các Điều 1, 2, 6, 7, 8
Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm
1948; các Điều 2, 3, 16 và 26 Công ước quốc tế
về các quyền dân sự, chính trị năm 1966.
Đây cũng chính là quyền bình đẳng trước
pháp luật, khơng bị phân biệt đối xử. Nó đã trở
nguyên tắc cơ bàn của luật nhân quyền quốc tế.
Bởi vậy, có thể nói, nội dung của nguyên tắc này
được đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp trong tất cả
các vãn kiện quốc tế về quyền con người.
Nội dung của nguyên tắc bao gồm ba khía
cạnh liên kết với nhau (mà đôi khi được đề cập
như các quyền hàm chứa (unenumerated rights),
đó là: (i) Khơng bị phân biệt đối xử, (ii) Được
thừa nhận tư cách con người trước pháp luật, và
(iii) Có vị thế bình đẳng trước pháp luật và được
pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng8.
Quy định về nguyên tắc - quyền quan trọng
này đầu tiên được đề cập trong các Điều 1, 2,


6, 7, 8 Tuyên ngôn thế giới về quyền con
người năm 1948, sau đó, được tái khẳng định
trong các Điều 2, 3, 16 và 26 Cơng ước quốc
tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966, cụ
thể như sau:
về khía cạnh thứ nhất, Điều 1 Tuyên ngôn
thế giới về quyền con người nêu rõ, mọi người
sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân
phẩm và các quyền... Điều 2 Tuyên ngôn thế

giới về quyền con người quy định, mọi người
đều được hưởng tất cả các quyền và tự do... mà
khơng có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về
chủng tộc, màu da, giới tính, ngơn ngữ, tơn giáo,
quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn
gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất
thân hay các địa vị khác.
Điều 2 Tuyên ngôn thế giới về quyền con
người cấm phân biệt đối xử dựa trên địa vị chính
trị, pháp lý của quốc gia hoặc lãnh thổ, bất kể là
lãnh thổ độc lập, uỷ trị, quản thác, chưa được tự
quàn hay đang phải chịu bất kỳ hạn chế nào
khác về chủ quyền. Hai điều kể trên cùa Tuyên
ngôn thế giới về quyền con người được nhắc lại
và cụ thể hóa trong các Điều 2 và 3 Công ước
quốc tế về các quyền dân sự, chính trị nãm 1966.
Theo Điều 2 Cơng ước quốc tế về các quyền dân

sự, chinh trị năm 1966 xác lập trách nhiệm: Các
quốc gia thành viên Công ước cam kết tôn trọng

và bảo đảm cho mọi người trong phạm vi lãnh
thổ và thẩm quyền tài phán của mình các quyền

đã được cơng nhận trong Cơng ước mà khơng
có bất kỳ sự phân biệt nào về chủng tộc, màu
da, giới tính, ngơn ngừ, tơn giáo, quan diêm
chính trị hoặc quan điếm khác, nguồn gốc dân
tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân

hoặc địa vị khác (Khoản 1).
Các Khoản 2 và 3 Điều 2 Công ước quốc tế
về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 ghi
nhận nghĩa vụ cùa các quốc gia thành viên phải
tiến hành các biện pháp cần thiết... nhằm thực
hiện các quyền được công nhận trong Công ước
và bảo đàm rằng bất cứ người nào bị xâm phạm

8 Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội: Giáo trình Lý luận và Pháp luật về quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội, 2011, ư. 191.

©


số 06/2021 - Năm thứ mười sáu

9ỈỊỊt)ề Vllột
các quyền và tự do như được công nhận trong
Công ước đều nhận được các biện pháp khắc
phục hiệu quả, cho dù sự xâm phạm này là do

hành vi của những người thừa hành công vụ
gây ra...
Điều 3 Công ước quốc tế về các quyền dân
sự, chính trị năm 1966 chú ý đến bình đẳng
giữa nam và nữ, theo đó, các quốc gia thành
viên Cơng ước cam kết bảo đảm quyền bình
đẳng giữa nam và nữ trong việc thực hiện tất cả
các quyền dân sự và chính trị như Cơng ước đã

quy định.
về khía cạnh thứ hai, Điều 6 Tun ngơn thế
giới về quyền con người quy định: Mọi người
đều có quyền được công nhận tư cách là con
người trước pháp luật ở mọi nơi. Quy định này
được tái khẳng định nguyên văn trong Điều 16
Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị

năm 1966.
về khía cạnh thứ ba, Điều 7 Tuyên ngôn thế
giới về quyền con người khẳng định: Mọi người
đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật
bảo vệ một cách bình đẳng mà khơng có bất kỳ
sự phân biệt nào... Điều 8 Tuyên ngôn thế giới
về quyền con người cụ thể hóa quy định ở Điều
7 bằng ghi nhận: Mọi người đều có quyền được
các tồ án quốc gia có thẩm quyền bảo vệ bằng
các biện pháp hữu hiệu để chống lại những hành
vi vi phạm các quyền cơ bản của họ mà đã được
hiến pháp hay pháp luật quy định.
Điều 26 Công ước quốc tế về các quyền dân

sự, chính trị năm 1966 tái khẳng định hai quy
định kể trên của Tuyên ngôn thế giới về quyền
con người, đồng thời nêu rõ, về mặt này, pháp
luật phải nghiêm cấm mọi sự phân biệt đối xử và
bảo đảm cho mọi người sự bảo hộ bình đẳng và
có hiệu quà chổng lại những phân biệt đối xử về
chủng tộc, màu da, giới tính, ngơn ngữ, tơn giáo,
quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, nguồn
gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất

thân hoặc các địa vị khác. Bên cạnh những khía

cạnh đã nêu cụ thể trong các quy định ở, ủy ban
Nhân quyền (Human Rights Committee - cơ
quan giám sát thực hiện Công ước quốc tế về
các quyền dân sự, chính trị năm 1966 của Liên
hợp quốc), trong Bình luận chung số 18 thơng
qua tại phiên họp lần thứ 37 năm 1989 của ủy
ban đã phân tích về ý nghĩa và nội hàm của
quyền này một cách khá chi tiết, ở đây xin tóm
tắt những điểm chính như sau9:

Thứ nhất, khơng phân biệt đối xử, bình
đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ
một cách bình đẳng đóng vai trị là cơ sở và
ngun tắc chung trong việc bảo vệ tất cả các
quyền con người. Các quốc gia thành viên có
trách nhiệm bảo đảm quyền này cho mọi người
có mặt trên lãnh thổ nước mình, bất kể người đó
là cơng dân nước mình, người khơng quốc tịch

hay người nước ngồi, bất kể các yếu tố dân tộc,
chủng tộc, quốc tịch, giới tính, ngơn ngừ, tơn
giáo, quan điểm chính trị, thành phần xã hội, tài
sản hay bất kỳ yểu tố nào khác (đoạn 1).
Thứ hai, Điều 26 Công ước quốc tế về các
quyền dân sự, chính trị năm 1966, khơng chỉ cho
phép tất cả mọi người có vị thế bình đẳng trước
pháp luật và được pháp luật bảo vệ một cách
bình đẳng, mà cịn nghiêm cấm các quốc gia
thành viên ban hành bất kỳ quy định pháp luật
nào có tính chất phân biệt đối xử (đoạn 1).

Thứ ba, quyền khơng bị phân biệt đối xử,
bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo
vệ một cách bình đẳng phải được áp dụng trong
mọi tình huống, kể cả trong tình trạng khẩn cấp
của quốc gia được quy định ở Điều 4 Công ước
quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966
(đoạn 2).

Thứ tư, quyền khơng bị phân biệt đối xử,
bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo
vệ một cách bình đẳng mang tính chất khái qt,
thể hiện trong nhiều bối cảnh, có mối liên hệ với
việc thực hiện các quyền con người khác, cụ thể
như với quyền được bình đẳng trước tịa án (các

9 Các binh luận chung của ủy ban Nhân quyền HRC được trích ở đây là theo: http://www2.
ohchr.org/english/bodies/hrc/comments.htm và theo cuốn Gudmundur Alfredsson và Asbjom Eide (Chủ biên): Tuyên
ngôn quốc tế nhân quyền 1948- Mục tiêu chung của nhân loại, Nxb Lao động- Xã hội, Hà Nội- 2011, tr. 185- 189.


©


HỌC VIỆN Tư PHÁP

Khoản 1 và 3 Điều 14 Côhg ước quốc tế về các
quyền dân sự, chính trị năm 1966), quyền được
tham gia vào đời sống cùa cộng đồng (Điều 25
Công ước quốc tể về các quyền dân sự, chính trị

năml966)... (đoạn 2).
Thứ năm, các quốc gia thành viên có quyền
tự quyết định các biện pháp thích hợp để thực
hiện quyền này, tuy nhiên, trong nhiều trường
hợp, cần phải có những hành động chủ động (ví
dụ như: để bảo đảm sự bình đẳng về quyền và
trách nhiệm của vợ và chồng nêu trong Khoản 4
Điều 24 Công ước quốc tế về các quyền dân sự,
chính trị năm 1966...) (đoạn 5).
Thứ sáu, trên thực tế Công ước quốc tế về
các quyền dân sự, chính trị năm 1966, khơng
đưa ra định nghĩa về sự phân biệt đối xử, tuy
nhiên, theo ủy ban Nhân quyền, thuật ngữ này
được hiểu là bất kỳ sự phân biệt, loại bỏ, hạn
chế hay thiên vị nào thực hiện dựa trên bất kỳ
yếu tố nào như: chủng tộc, màu da, giới tính,
ngơn ngữ, tơn giáo, quan điểm chính trị hay
quan điểm khác, quốc tịch hay thành phần xã
hội, tài sản, nguồn gốc hay các vị thế khác, mà

có mục đích hoặc có tác động làm vơ hiệu hóa
hay làm suy giảm sự thừa nhận, thụ hưởng hay
thực hiện các quyền và tự do của tất cả mọi
người trên cơ sở bình đẳng (đoạn 7). Cũng theo
ủy ban, trong các bối cảnh có liên quan, các
định nghĩa về sự phân biệt đối xử về chủng tộc
nêu ở Điều 1 Cơng ước quốc tế về xóa bỏ mọi
hình thức phân biệt đối xử về chủng tộc, và về
phân biệt đổi xử chống lại phụ nữ nêu ở Điều 1
Công ước về xóa bị tất cả các hình thức phân
biệt đối xử chống lại phụ nữ sẽ được áp dụng
(đoạn 6).

Thứ bảy, quyền bình đẳng khơng có nghĩa là
áp dụng một kiểu đối xử cho mọi đối tượng
trong cùng một tình huống (tức cào bằng), và
khơng phải mọi sự khác biệt về đối xử đều tạo
nên sự phân biệt đối xử. Nếu sự đối xử khác biệt
được xác định dựa trên các điều kiện hợp lý,
khách quan và nhằm mục đích để đạt được sự
bình đẳng thì khơng bị coi là trái với Công ước
quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966
(các đoạn 10 và 13).

©

3. Ngun tắc bình đẳng, khơng phân biệt
đối xử trong pháp luật Việt Nam
Hiến pháp đầu tiên năm 1946 cho đến Hiến
pháp năm 2013 đều long trọng ghi nhận nguyên

tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử.
Điều 6 Hiến pháp năm 1946 khẳng định: Tất
cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi
phương diện: chính trị, kinh tế, văn hố. Theo
Điều thứ 18 Hiến pháp năm 1946, tất cả công
dân Việt Nam, từ 18 tuổi trở lên, không phân
biệt gái trai, đều có quyền bầu cừ, trừ những
người mất trí và những người mất công quyền.
Điều 22 Hiến pháp năm 1959 ghi nhận cơng
dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ đều bình
đẳng trước pháp luật. Trong lình vực bầu cử,

cơng dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ,
khơng phân biệt dân tộc, nịi giống, nam nữ,
thành phần xã hội, tơn giáo, tín ngưỡng, tình
trạng tài sản, trình độ vãn hố, nghề nghiệp, thời
hạn cư trú, từ mười tám tuổi trở lên đều có
quyền bầu cử, từ hai mốt tuổi trở lên đều có
quyền ứng cử, trừ những người mất trí và những
người bị Toà án hoặc pháp luật tước quyền bầu
cử và ứng cừ (Điều 23 Hiến pháp năm 1959).

Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ cộng hồ có
quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh
hoạt chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội và gia
đình. Cùng việc làm như nhau, phụ nữ được
hưởng lương ngang với nam giới. Nhà nước bảo
đảm cho phụ nữ công nhân và phụ nữ viên chức
được nghỉ trước và sau khi đẻ mà vẫn hưởng
nguyên lương (Điều 24 Hiến pháp năm 1959).

Hiến pháp năm 1980 tiếp tục khẳng định tại
Điều 55: “Mọi cơng dân đều bình đẳng trước
pháp luật. Cơng dân khơng phân biệt dân tộc,
nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng tơn giáo,
trình độ văn hố, nghề nghiệp, thời hạn cư trú,
từ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và
từ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có thể được bầu
vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, trừ
những người mất trí và những người bị pháp
luật hoặc Tồ án nhân dân tước các quyền đó
(Điều 56 Hiến pháp năm 1980).
Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận trong Điều
16 ngun tắc bình đẳng, khơng phân biệt đối


số 06/2021 - Năm thứ mười sáu

9ỉní|ề Vuật
xừ với hai khoản: 1. Mọi người đều bình đẳng
trước pháp luật. 2. Khơng ai bị phân biệt đối xử
trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn
hóa, xã hội. Như vậy quyền bình đẳng trước
pháp luật được thừa nhận cho tất cả mọi người
đang có mặt trên lãnh thổ nước Việt Nam, khơng
phân biệt có quốc tịch hay khơng có quốc tịch.
Hiến pháp năm 2013 khẳng định: Cơng dân
nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có
chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng
giới (Khoản 1 Điều 26) và nghiêm cấm phân
biệt đối xử về giới (Khoản 3 Điều 26). Nam,

nữ có quyền kết hơn, ly hơn; hơn nhân theo
nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một
chồng, vợ chồng binh đẳng, tôn trọng lẫn nhau
(Khoản 1 Điều 36).
Điều 35 Hiến pháp năm 2013 nghiêm cấm
phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sừ dụng
nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu.
Nguyên tắc không chi được khẳng định
trong Hiến pháp mà cịn được cụ thể hóa văn

bản pháp luật chuyên ngành. Trong tư pháp hình
sự, nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật được
quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 3 Bộ luật hình
sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017; Điều
9 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Trong quan
hệ dân sự, tố tụng dân sự, nguyên tắc này được
thể hiện trong Điều 8 Bộ luật dân sự năm 2015,
Điều 8 Bộ luật tố tụng dân sự và một số điều
luật khác có liên quan.
Trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội,
nguyên tắc này được quy định tại các Điều 2
Luật bầu cừ Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội
đồng nhân dân năm 2015, theo đó, mọi cơng dân
đều bình đẳng về các quyền bầu cử, ứng cử và
quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã

hội. Trong quan hệ gia đình, Luật hơn nhân và
gia đình năm 2014 quy định về quyền bình đẳng
giữa vợ và chồng trong mọi vấn đề trong quan
hệ gia đình cũng như quyền bình đẳng giữa con

trai, con gái... Trong quan hệ kinh doanh
thương mại, Điều 5 của Luật doanh nghiệp năm
2014, Điều 10 Luật thương mại năm 2005 đều
khẳng định địa vị pháp lý và nguyên tấc đối xử
binh đẳng giữa các doanh nghiệp và các thương

nhân thuộc mọi thành phần kinh tế. Đặc biệt, về
vấn đề giới, Quốc hội đã ban hành Luật bình
đẳng giới năm 2006.
Việt Nam khơng những tun bố ngun tắc
bình đăng, khơng phân biệt đối xừ mà cịn ln
quan tâm tạo các điều kiện cần thiết để công dân
được hưởng quyền bình đẳng và khơng bị phân
biệt đối xử. Có thể minh chứng từ lĩnh vực bình
đẳng giới và bảo đảm quyền của phụ nữ; quyền
của người khuyết tật và các đối tượng dễ bị tổn
thương khác trong xã hội.
Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng xây
dựng và phát triên các chính sách, chương
trình nhăm thúc đây bình đẳng giới, tạo điều
kiện đê đảm bảo quyền của phụ nữ. Trong thời
gian vừa qua, Việt Nam đã đạt được một số
thành tựu quan trọng trong việc thúc đẩy
quyên phụ nữ như: xây dựng và ban hành các
văn bản pháp quy thể hiện ngun tắc về bình
đẳng giới và khơng phân biệt đối xử theo quy
định của Luật bình đẳng giới năm 2006 và
Công ước CEDAW; lồng ghép binh đẳng giới
trong việc xây dựng và thực thi pháp luật; ban
hành Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới

giai đoạn 2011-2020 và Chương trình quốc gia
vê bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015 với

mục tiêu nâng cao nhận thức, thu hẹp khoảng
cách về giới và nâng cao vị thế của phụ nữ;
tích cực thực hiện các sáng kiến quốc tế và khu
vực nhằm thúc đẩy việc bảo vệ quyền của phụ
nữ và chống phân biệt đối xử đối với phụ nữ.
Bộ luật lao động sửa đổi được Quốc hội thông
qua tháng 6/2012 quy định tăng thời gian nghỉ
thai sản cùa lao động nữ từ 4 tháng lên thành
6 tháng. Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới
và tiến bộ của phụ nữ được tập trung triển khai
ở những vùng và khu vực có sự bất bình đẳng
và nguy cơ bất bình đẳng cao, góp phần ngăn
chặn, đẩy lùi tình trạng bn bán phụ nữ và
bạo lực trong gia đình, tạo điều kiện để phụ nữ
tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ,
đáp ứng u cầu cơng việc, nhiệm vụ. Chính
phủ cũng triển khai các giải pháp trong việc
thực thi pháp luật cũng như hợp tác quốc tế
nhăm vượt qua những thách thức chủ yếu liên

©


HỌC VIỆN Tư PHÁP

quan tới nhận thức về bình đẳng giới; xố bỏ


bạo lực giới và bạo lực gia đình; khoảng cách
giữa pháp luật và thực tiễn (việc làm, thu
nhập, địa vị xã hội...). Tỷ lệ nữ tham gia Quốc
hội khóa xin (2011-2016) đạt 24,4%, đua Việt

Nam nằm trong nhóm nước có tỉ lệ nữ đại biếu
Quốc hội cao ờ khu vực và thế giới (đứng thứ
43/143 nước trên thế giới và thứ 2 trong
ASEAN). Phụ nữ đảm nhiệm nhiều vị trí lãnh
đạo chủ chốt của đất nước như Chủ tịch Quốc
hội, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc
hội, Bộ trưởng; Thứ trưởng. Tì lệ lao động có
việc làm là nữ giới chiếm 49%. Tính đến hết
năm 2011, ti lệ phụ nữ biết chữ là 92%; 80%
trẻ em gái ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc
thiểu số được đi học đúng tuổi. Ti lệ nữ sinh
viên chiếm trên 50%; 30,53% Thạc sỹ và
17,1% Tiến sỹ là nữ giới. Nỗ lực bảo đảm bình
đàng giới của Việt Nam đã được quốc tế ghi
nhận: theo xếp hạng năm 2012 của Liên hợp
quốc về chỉ số bất bình đẳng giới (G1I), Việt
Nam xếp thứ 47/187 quốc gia, so với vị trí
58/136 quốc gia năm 2010. Việt Nam nghiêm
túc triển khai thực hiện Cơng ước quốc tế về
xố bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ
nữ (CEDAW) trên cả phương diện thúc đẩy
hoàn thiện luật pháp và tổ chức triển khai thực
hiện trong thực tiễn.
Đối với người khuyết tật, chính sách
chung của Nhà nước là khuyến khích, tạo điều

kiện thuận lợi cho người khuyết tật thực hiện
bình đẳng về các quyền về chính trị, kinh tế,
văn hố, xã hội và phát huy khả năng của họ
để ổn định đời sống, hoà nhập cộng đồng,
tham gia các hoạt động xã hội. Người khuyết

tật được Nhà nước và xã hội trợ giúp chăm
sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng, tạo việc
làm phù hợp và được hưởng các quyền khác
theo quy định của pháp luật.
Việt Nam đã ký Công ước về quyền của
người khuyết tật năm 2008 và hoàn thành thủ
tục phê chuẩn trong năm 2014, cũng như đang
nỗ lực xây dựng và hồn thiện luật pháp, chính
sách nhằm thúc đẩy quyền của người khuyết

e

tật. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đồ án
Trợ giúp người khuyết tật giai đoạn từ năm
2012 đến nãm 2020 nhằm đẩy mạnh thực hiện
các chính sách trợ giúp người khuyết tật theo
quy định của Luật người khuyết tật, đồng thời
thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam về
7 lĩnh vực ưu tiên trong Thập kỷ thứ II Thiên
niên kỷ Biwako về người khuyết tật khu vực
châu Á - Thái Bình Dương. Đề án chia làm 2
giai đoạn với những chi tiêu cụ thể nhằm thúc
đẩy sự hòa nhập của người khuyết tật trong
các lĩnh vực y tế, giáo dục, lao động, xây


dựng, giao thông, công nghệ thơng tin, văn
hóa, thể thao, pháp lý... Bên cạnh đó, Chính
phủ cũng triển khai một loạt các chính sách trợ
giúp người khuyết tật như đề án trợ giúp phục
hồi chức năng cho người tâm thần; tham gia
và thực hiện các sáng kiến của quốc tế và khu
vực; tăng cường sự tham gia của người khuyết
tật và bảo vệ quyền của người khuyết tật; hồ
trợ thành lập các tổ chức tự lực của người
khuyết tật; trợ giúp đào tạo nghề và tạo việc
làm; cải thiện khả năng tiếp cận và sử dụng
các cơng trình văn hố, cơng cộng và các dịch
vụ xã hội cơ bản khác của người khuyết tật.
Sự kiện Tuyên ngôn thế giới về quyền con
người được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông
qua tháng 12 năm 1948, trong đó có khẳng
định mạnh mẽ ngun tấc bình đẳng, khơng
phân biệt đối xử đã thể hiện sự thắng lợi của
cuộc đấu tranh kiên trì, bền bỉ của cả nhân loại
vì những giá trị cao cả của tự do, nhân phẩm
và quyền con người.
Hiến pháp của các quốc gia trên thế giới đều
long trọng tuyên bố nguyên tắc này. Sau việc
tuyên bố trong đạo luật cơ bản, cơng việc cịn
khó khăn hơn nhiều đó là thực hiện ngun tắc
bình đẳng, quyền bình đẳng trước pháp luật,
khơng bị phân biệt đối xử trong thực tiễn cuộc
sống. Việt Nam đã và đang thực hiện tốt các cam
kết quốc tế, trong đó có cam kết bảo đảm quyền

bình đẳng của tất cả mọi người trước pháp luật,
không bị phân biệt đối xử trong đời sống chính
trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội./.



×