Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

QUAN NIỆM CỦA NHO GIÁO VỀ GIA ĐÌNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN NGƯỜI ĐỒNG TÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (593.48 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1
Chương 1. GIA ĐÌNH TRONG NHO GIÁO ........................................................................ 5
1.1. Gia đình trong Nho giáo Trung Hoa ............................................................................ 5
1.1.1. Quan niệm về chữ “hiếu” và trách nhiệm “nối dõi tơng đường” ....................... 5
1.1.2. Vai trị của gia đình ................................................................................................ 5
1.2. Gia đình trong xã hội Việt Nam xưa và nay ................................................................ 6
1.2.1. Trong xã hội phong kiến ........................................................................................ 6
1.2.2. Trong thời đại ngày nay ......................................................................................... 7
Chương 2. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC QUAN NIỆM VỀ GIA ĐÌNH TRONG NHO
GIÁO ĐẾN NGƯỜI ĐỒNG TÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ........................................... 8
2.1. Đồng tính là gì? .............................................................................................................. 8
2.2. Ảnh hưởng của các quan niệm Nho giáo về gia đình đến những người đồng tính từ
xưa đến nay............................................................................................................................ 9
KẾT LUẬN.............................................................................................................................. 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 15



1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Với bề dày văn hóa – lịch sử hơn 1000 năm, Việt Nam là quốc gia ln gìn
giữ được nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp dù đã trải qua vô số thăng trầm trong
quá trình dựng nước, giữ nước, phát triển và hội nhập. Mỗi cá nhân, mỗi gia đình
là một tế bào của xã hội, đóng vai trị quyết định đến sự vận động của cả dân tộc.
Rất nhiều học thuyết, tư tưởng đã góp phần hình thành nên cách suy nghĩ, nếp
sống qua nhiều thế hệ, mà Nho giáo là một học thuyết không thể thiếu.
Tuy không phải là một tơn giáo chính thức nhưng tầm ảnh hưởng của Nho


giáo đến văn hóa Việt Nam là khơng thể phủ nhận. Nho học là một bộ phận cấu
thành triết học Trung Quốc cổ trung đại, đóng vai trị quan trọng trong việc trở
thành hệ tư tưởng độc tôn của chế độ phong kiến, nó chuyên đi sâu giải quyết
những vấn đề thực tiễn chính trị - đạo đức của xã hội với nội dung bao trùm là vấn
đề con người. Khi du nhập vào Việt Nam, Nho giáo đã dần thích nghi và ngày
càng phát triển mạnh mẽ.
Nho giáo rất đề cao và coi trọng gia đình, coi gia đình tồn tại như một bộ
phận của thượng tầng kiến trúc. Mọi sự yên ổn trong cả nước đều bắt nguồn từ sự
yên ổn trong mỗi gia đình. Nước hưng thịnh bắt nguồn từ mỗi gia đình. Nho giáo
đặt ra cho mỗi người con trai trước hết phải tu thân, tề gia, ra trị quốc, sau mới đến
bình thiên hạ. Theo tư tưởng này, mối quan hệ dị tính chiếm được vị trí độc tơn
trong xã hội Việt Nam. Quan niệm “nối dõi tông đường” là một trong những đặc
trưng của hệ tư tưởng này, là nguyên nhân chính để bác bỏ quan hệ đồng tính, đề


2

cao vai trị của sinh đẻ, thậm chí dẫn đến hệ lụy “trọng nam khinh nữ” trong văn
hóa Á Đơng nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng.
Ngày nay, khi bước vào thời kì hội nhập và trao đổi văn hóa, những tư tưởng
truyền thống đã ít nhiều được thay đổi và cải thiện. Tuy nhiên, xã hội Việt Nam
vẫn là một xã hội độc tôn mối quan hệ dị tính. Nhiều người đồng tính khơng thể
sống thật với bản dạng giới của chính mình, chịu áp lực từ tư tưởng “nối dõi tông
đường” cực đoan, bị bạo lực dưới nhiều hình thức bởi những lề thói phong kiến
và bảo thủ. Trong giai đoạn quốc tế hóa, tồn cầu hóa như hiện nay, quan niệm về
gia đình trong Nho giáo nếu được loại bỏ những yếu tố tiêu cực sẽ giúp đề cao vai
trị của gia đình, giúp xây dựng nền móng vững chắc cho sự phồn vinh của xã hội;
đồng thời cho phép những người đồng tính được tự do sống thật với bản thân và
cống hiến hết mình cho xã hội.
Vì vậy, tơi chọn đề tài “Quan niệm về gia đình trong Nho giáo và ảnh hưởng

của nó đến người đồng tính tại Việt Nam” là tiểu luận 30% mơn Triết học trong
chương trình cao học ngành Tốn Giải tích.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Quan niệm trọng nam khinh nữ và những bình luận xung quanh nó khơng cịn
q mới, nhất là trong thời kì bình đẳng giới nhận được nhiều sự quan tâm và ủng
hộ như hiện nay. Tuy nhiền vấn đề đồng tính vẫn cịn khá mới và thậm chí khó
chấp nhận với nhiều người, kể cả thế hệ trẻ. Có nhiều cơng trình nghiên cứu chỉ
ra rằng quan hệ đồng tính là hoàn toàn tự nhiên, cần được xem là ngang bằng với
quan hệ dị tính; ngược lại cũng có nhiều ý kiến phản bác rằng đồng tính là trái với
quy luật, không củng cố được quan niệm “nối dõi tông đường” và cần được bác
bỏ.


3

Năm 2014, Quốc hội Việt Nam thông qua việc bỏ điều khoản “cấm kết hơn
giữa những người cùng giới tính” (Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2000) và thay
thế bằng quy định “không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”
(Điều 8, Khoản 2 về điều kiện kết hơn, Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014).
Đây là một bước tiến mới, ngầm công nhận quan hệ đồng tính, tuy nhiên vẫn chưa
thực sự cơng nhận về mặt pháp lí do cịn rất nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận.
Nói chung, đây là đề tài cịn mới, vẫn còn gây nhiều tranh cãi và chưa thực
sự tìm được giải pháp chung.
3. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài
- Mục đích:
+ Góp phần nâng cao nhận thức về quan niệm về gia đình của Nho giáo
cũng như đóng góp hiểu biết về đồng tính trong thời xưa và nay.
+ Đánh giá ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của quan niệm đối với nhận thức
về đồng tính tại Việt Nam hiện nay
- Nhiệm vụ:

+ Làm rõ quan niệm về gia đình trong Nho giáo
+ Phân tích ảnh hưởng của quan niệm trên đối với người đồng tính tại Việt
Nam hiện nay
4. Cơ sở và phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Cơ sở lý luận: Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về Nho
giáo; những chính sách, chiến lược xây dựng con người mới của Nhà nước…


4

- Cơ sở thực tiễn: thực tế vai trò của gia đình và ý kiến của cộng đồng về
đồng tính
- Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng tổng hợp phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử đồng thời sử dụng các
phương pháp nhận thức khoa học như: phân tích, tổng hợp; quy nạp, diễn dịch;
lơgíc - lịch sử…
5. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến hệ
tư tưởng Nho giáo và muốn có thêm góc nhìn về quan hệ đồng tính.
6. Kết cấu của đề tài
Ngồi phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo đề tài bao gồm: 2 chương
và 4 tiết.


5

Chương 1.
GIA ĐÌNH TRONG NHO GIÁO
1.1. Gia đình trong Nho giáo Trung Hoa

1.1.1. Quan niệm về chữ “hiếu” và trách nhiệm “nối dõi tông đường”
Trong quan niệm của Nho giáo, sợi dây thiêng liêng ràng buộc con người
từ khi con người mới sinh ra chính là tình cảm, tình nghĩa giữa cha mẹ và con cái.
Do đó, Nho giáo đặt ra yêu cầu đầu tiên, cơ bản đối với mỗi một con người trong
cuộc sống của mình là, con cái phải hiếu thảo với cha mẹ. Theo Nho giáo, “hiếu”
là nết đầu trong trăm nết, là gốc rễ của tất cả đức hạnh.
Trong đạo Nho, Hiếu kinh là một luận thuyết nói về lịng hiếu thảo. Việc
hiếu kính cha mẹ được xem như là đạo hiếu. Con cái phải đối xử tốt với cha mẹ,
chăm sóc cha mẹ, hỗ trợ vật chất cho cha mẹ, thờ cúng tổ tiên. Hơn nữa, con cái
có hiếu là phải biết lo lắng cho chính bản thân mình để cho cha mẹ bớt đi phần lo
ấy và nên mang lại danh thơm tiếng tốt cho cha mẹ và tổ tiên. Đạo Nho cũng có
quan niệm ba điều bất hiếu là không vâng lời cha mẹ, khơng chăm lo học hành và
khơng có con nối dõi. Trong đó, khơng có con nối dịng dõi là bất hiếu lớn nhất
(bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại). Theo quan niệm này, người đàn ông bắt buộc
phải tiếp nối sinh mệnh của dòng họ bằng cách lập gia đình và sinh con trai; cịn
người phụ nữ khơng sinh được quý tử là có lỗi với nhà chồng.
1.1.2. Vai trị của gia đình
Nho giáo cho rằng, gia đình có vị trí quan trọng trong sự ổn định của xã hội.
Vì vậy, những hành vi ứng xử và giao tiếp của mỗi thành viên trong gia đình được
Nho giáo quy định chặt chẽ, phụ thuộc vào danh phận mỗi người. Mạnh Tử nói:
“Gốc của thiên hạ là đất nước, gốc của đất nước là gia đình, gốc của gia đình là
bản thân”. Theo các nhà Nho, nếu gia đình có tơn ti trật tự thì xã hội sẽ có kỉ cương


6

và ngược lại, nếu đạo đức gia đình bị đảo lộn thì xã hội sẽ rối ren. Từ đó các nhà
Nho chủ trương đề cao vai trò của giáo dục đạo đức gia đình.
Nho giáo hình thành gia đình với phụ quyền gia trưởng và trọng nam khinh
nữ. Nho giáo nguyên thủy là đề cao gia đình phụ quyền, “quyền huynh thế phụ”

để củng cố chế độ phong kiến truyền tử. Từ quan điểm huyết thống, Nho giáo đòi
hỏi sự gắn bó chặt chẽ giữa những thành viên trong cùng một gia đình, một dịng
họ. Những nghi thức ứng xử hàng ngày, những lời răn dạy của cha ông với những
gia huấn, gia ngữ được lưu truyền đến các đời con cháu.
1.2. Gia đình trong xã hội Việt Nam xưa và nay
1.2.1. Trong xã hội phong kiến
Giống như Nho giáo Trung Quốc, Nho giáo Việt Nam cũng đề cao vai trị
của gia đình: “nhà tức là cái nước nhỏ, nước tức là cái nhà lớn”. Nho giáo Việt
Nam cũng xây dựng một hệ thống gia đạo với các chuẩn mực đạo đức cơ bản.
Trong quan hệ về cha con, Nho giáo Việt Nam đặc biệt coi trọng đức hiếu. “Hiếu”
là tơn kính, phụng dưỡng cha mẹ, khi cha mẹ qua đời việc tang phải chu đáo và
điều này được thể hiện rõ trong các bộ luật thời phong kiến. Nho giáo Việt Nam
cũng kịch liệt phê phán tội bất hiếu, thậm chí pháp luật quy đó là một tội rất nặng.
Tuy nhiên, quan niệm về gia đình của Nho giáo Việt Nam có nhiều biến đổi
so với Nho giáo Trung Quốc. Thứ nhất, tính gia trưởng trong gia đình của Nho
giáo Việt Nam không khắc nghiệt như của Nho giáo Trung Quốc. Thứ hai, nếu
như chữ “hiếu” của Nho giáo Trung Quốc chỉ bó hẹp trong phạm vi gia đình thì
chữ hiếu của Nho giáo Việt Nam đã mở rộng ra phạm vi toàn xã hội. Thứ ba, địa
vị của người phụ nữ trong gia đình được Nho giáo Việt Nam đánh giá cao hơn so


7

với Nho giáo Trung Quốc. Sự biến đổi này thể hiện đặc trưng trong văn hóa người
Việt đó là tư duy linh hoạt và mang đậm tính nhân văn.
Mặc dù vậy, trong nền văn hoá truyền thống Việt, giai cấp phong kiến đã
thiết chế các chuẩn mực xã hội rất chặt chẽ bắt đầu từ gia đình và từ gia đình mở
rộng đến dịng họ. Con cái lớn khi dựng vợ gả chồng phải xem tông, xem giống,
phải môn đăng hộ đối. Khi cưới hỏi mọi sự quyết định đều do cha mẹ, ông bà
quyết định và phải đảm bảo mọi nề nếp, gia phong, mọi thủ tục hôn lễ. Gia đình

trong nền văn hố truyền thống bị kìm kẹp bởi một hệ thống các chuẩn mực về
dòng họ, về thế hệ, về giới tính, về nghề nghiệp, thiếu vắng hẳn một hệ chuẩn cơ
bản là tình u giới tính và sự dân chủ trong các quan hệ huyết tộc. Kiểu gia đình
trong nền văn hố truyền thống là kiểu gia đình gia trưởng, kiểu gia đình tuân thủ
các cơ sở tư tưởng của Nho giáo, con cái phải hiếu thảo với cha mẹ, vợ phải chung
thuỷ với chồng, em phải phục tùng anh.
1.2.2. Trong thời đại ngày nay
Đầu thế kỷ XX, khi hệ tư tưởng tư sản vào Việt Nam, gia đình trong các
thành phố bắt đầu được chuyển động. Một cuộc đấu tranh giữa gia đình cũ và gia
đình mới bắt đầu. Kiểu gia đình đặt trên cơ sở tình u được nhen nhóm và xuất
hiện những gia đình mới. Những tư tưởng quan trọng về việc hình thành một kiểu
gia đình mới của Mác - Ăngghen, Lênin đã được Đảng ta áp dụng vào thực tiễn
nền văn hố Việt Nam. Coi gia đình là một tế bào xã hội, coi phụ nữ có thiên chức
to lớn cả đối với xã hội và gia đình, Đảng ta chủ trương xố bỏ kiểu gia đình gia
trưởng, xây dựng gia đình một vợ một chồng, phụ nữ có quyền bình đẳng với nam
giới trong cả gia đình và xã hội. Sự bình đẳng này được đạo đức và pháp luật của
Nhà nước bảo trợ. Có thể nói bộ mặt, tính chất, cơ cấu gia đình Việt Nam dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã có một chuyển biến rất sâu sắc.


8

Chương 2.
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC QUAN NIỆM VỀ GIA ĐÌNH TRONG NHO
GIÁO ĐẾN NGƯỜI ĐỒNG TÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Đồng tính là gì?
Đồng tính là một trong những thuật ngữ chỉ LGBT - gồm đồng tính nữ
(Lesbian), đồng tính nam (Gay), song tính (Bisexual), chuyển giới (Transgender)
- đây chính là thuật ngữ mơ tả xu hướng tình dục của một người, cụ thể là khi họ
bị thu hút bởi những người có cùng giới tính, u người cùng giới, ví dụ nam u

nam, nữ u nữ. Ngồi ra, người song tính là sự mơ tả một người là nam giới hoặc
nữ giới đều bị thu hút bởi cả hai giới, người vơ tính là người khơng có cảm xúc
với bất kỳ giới tính nào.
Ở thời kỳ xa xưa, khi y học chưa phát triển, xã hội chưa hiện đại như ngày
nay thì những người thuộc cộng đồng LGBT nói chung và người đồng tính nói
riêng có thể bị coi là mắc bệnh tâm thần, mọi người không công nhận đây là một
giới tính mà nghĩ là những người có vấn đề về thần kinh. Nhưng kể từ ngày
15/7/1990 Liên Hiệp Quốc công bố LGBT không phải là một bệnh tâm thần - một
cột mốc đáng nhớ với những người thuộc cộng đồng LGBT bởi họ đã chính thức
được thừa nhận, được tự do sống với chính mình và được coi là một trong những
cộng đồng của nhân loại.
Trong những năm gần đây, trên thế giới, cộng đồng LGBT ngày càng phát
triển mạnh mẽ, ở Châu âu, một số nước như Hà Lan, Tây Ban Nha,... đã chấp
nhận hôn nhân đồng tính và coi đó là hơn nhân hợp pháp. Năm 2014, Quốc hội
Việt Nam thông qua việc bỏ điều khoản “cấm kết hơn giữa những người cùng giới
tính” (Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2000) và thay thế bằng quy định “không
thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” (Điều 8, Khoản 2 về điều


9

kiện kết hơn, Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014). Đây thực sự là một niềm
hạnh phúc lớn lao của cộng đồng người đồng tính. Mặc dù theo pháp luật hiện
hành thì "kết hơn giữa những người cùng giới tính" vẫn là hành vi khơng được
phép nhưng kể từ đây, người đồng tính có quyền được sống với cảm xúc và con
người mình, được yêu thương và chung sống với người mình yêu thương.
2.2. Ảnh hưởng của các quan niệm Nho giáo về gia đình đến những người
đồng tính từ xưa đến nay.
Trong xã hội xưa
Như đã biết, đạo Nho đến với nước ta từ rất sớm và được trở thành một

trong những thuyết làm người quan trọng nhất trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc.
Tuy nguyên lý của Nho giáo khơng trực tiếp bài xích quan hệ đồng tính, nhưng
với tư tưởng " gia đình là cốt yếu của xã hội ", Nho giáo hình thành xã hội độc tơn
dị tính và có cái nhìn khơng thiện cảm với những mối quan hệ khơng có khả năng
gây dựng nịi giống. Đi đơi là tư tưởng "đàn ơng là trụ cột", Nho giáo có cái nhìn
rất khắt khe đối với đồng tính nam.
Thiên hướng tính dục đa dạng đã có từ rất lâu, nhưng dưới sự chi phối của
lễ giáo, đặc điểm xã hội, văn hố, mà ít được ghi lại hay thừa nhận. Tra soát lại
lịch sử, ta thấy khơng ít những câu chuyện về đồng tính luyến ái được ghi lại: Năm
1351, Đại Việt sử ký tồn thư chép có vỏn vẹn một dịng "ở Nghệ An có người
con gái biến thành người con trai". Vào thời Lê Thánh Tơng, tương truyền có vụ
án hai người đàn bà ngủ với nhau. Năm 1499, Đại Việt Sử ký tồn thư lại chép
hồng tử Lê Tn thơng minh đĩnh ngộ, học rộng, sức mạnh hơn hẳn người thường
nhưng hay thích mặc quần áo con gái nên dù là con trưởng nhưng không được
truyền ngôi. Ngôi vua thuộc về người em Túc Tông, nhưng Túc Tông mất sớm,


10

Lê Tuấn cũng là em Lê Tuân lên làm vua, tức vua Lê Uy Mục, mở ra thời kỳ tăm
tối của nhà Lê sau này.
Như vậy, trong xã hội xưa khơng hề thiếu những câu chuyện về đồng tính
luyến ái, mà thơng qua sử sách ghi chép lại, ta có thể thấy họ thường bị xử phạt,
bị đối đãi thiếu cơng bằng, khơng được trọng dụng chỉ vì là người đồng tính.
Trong xã hội ngày nay
Những thói quen và định kiến về gia đình trong hệ tư tưởng Nho giáo, cụ
thể như quan niệm sinh con nối dõi và độc tơn dị tính là một thách thức rất lớn mà
cộng đồng người đồng tính phải đối mặt, đặc biệt là đồng tính nam.
Theo Nguyễn và cộng sự (2012), về vai trị và chức năng xã hội, việc kết
đơi đồng tính được nhìn nhận là một nguy cơ đe dọa hơn nhân dị tính “truyền

thống”, với niềm tin rằng người dị tính có thể muốn biến thành đồng tính để tránh
mâu thuẫn trong hơn nhân dị tính. Cặp đơi đồng tính cũng bị cho là khơng làm
trịn các chức năng cơ bản của gia đình như sinh con và ni dạy con. Niềm tin
rằng trẻ con cần cả bố và mẹ để phát triển tồn diện cho thấy đồng tính bị chối bỏ
ở Việt nam do văn hóa chú trọng vai trò giới, thuyết nhị nguyên về âm – dương,
và nối dõi dịng giống. Quan điểm nối dõi tơng đường cố hữu trong việc dạy về
các giá trị của gia đình tại Việt Nam nhấn mạnh vai trò của việc sinh đẻ và ni
dạy con. Các gia đình có con đồng tính thường phải chịu sự xấu hổ và chế nhạo
của cộng đồng vì khơng biết ni dạy con đúng cách, và những người con này có
thể sẽ buộc phải kết hơn để giữ thể diện cho gia đình. Một nghiên cứu của iSEE
chỉ ra rằng người đồng tính nam ở Việt Nam có xu hướng chịu áp lực về hơn nhân
dị tính nhiều hơn đồng tính nữ bởi kỳ vọng của gia đình. Điều này xảy ra vì tầm


11

quan trọng của việc nối dõi dòng giống và đàn ơng được xem là người dịng máu
của gia đình – một quan điểm cố hữu của Nho giáo.
Trong môi trường giáo dục, những người đồng tính rất dễ trở thành nạn
nhân của bạo lực học đường. Họ có thể bị bạo lực về thể xác, xúc phạm bằng lời
nói, thậm chí là quấy rối tình dục vì xu hướng giới tính q khác biệt so với phần
đơng mọi người. Khơng những thế, ngay cả những người thân cũng có cái nhìn
tiêu cực đối với người đồng tính, họ khơng chấp nhận con cháu mình mang xu
hướng tình dục khác thường. Những hành động vơ tình và cố tình của người thân
đã khiến nhiều người đồng tính bị tổn thương và khơng dám sống thật với con
người của mình.
Nhiều người coi đồng tính luyến ái là khơng bình thường, thậm chí là bệnh
hoạn. Lướt qua một vài bài viết về đồng tính trên các trang mạng xã hội, ta khơng
khó để thấy những bình luận tiêu cực. Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy bị tổn thương,
kinh ngạc, giận dữ, mắc cỡ hoặc hoang mang khi biết con mình đồng tính. Một số

người tìm cách thay đổi con mình, trong khi một số người khác thì khơng quan
tâm đến con nữa. Một số bài báo cịn sử dụng các ngơn ngữ tạo kỳ thị trong nội
dung hoặc tiêu đề để gây sự hiếu kỳ, giật gân, câu khách như: bêđê, bóng; thế giới
thứ 3/giới tính thứ 3; xăng pha nhớt,...
Tuy nhiên, khơng chỉ có những hiện trạng tiêu cực. Bên cạnh sự phát triển
của cộng đồng LGBT trên toàn thế giới, cộng đồng LBGT Việt Nam cũng đang
từng bước phát triển lớn mạnh. Đây là chỗ dựa tinh thần dành cho những người
đồng tính tại đất nước cịn nhiều định kiến như Việt Nam, giúp họ tự tin thể hiện
cá tính và xu hướng tình dục của bản thân mình. Khơng thể phủ nhận rằng trong
thế kỷ 21, mọi người đã có cái nhìn tích cực hơn với những người đồng tính tại


12

nước ta. Thời gian qua, Việt Nam đã tích cực và chủ động thực hiện các khuyến
nghị đã chấp thuận theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát về quyền con người
(UPR) chu kỳ III, trong đó bao gồm những khuyến nghị liên quan đến việc chống
bạo lực và phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới. Hiến
pháp năm 2013 của Việt Nam đã khẳng định nguyên tắc chống phân biệt đối xử.
Việt Nam cũng đã có nhiều bước đi bổ sung, cập nhật ban hành mới chính sách,
pháp luật nhằm bảo đảm tốt hơn ngun tắc này, trong đó có những chính sách,
pháp luật với người đồng tính, song tính, chuyển giới. Theo Công văn 4132/BYTPC năm 2022 về chấn chỉnh công tác khám bệnh, chữa bệnh đối với người đồng
tính, song tính và chuyển giới - Bộ Y tế chỉ đạo: “Khi tổ chức khám, chữa bệnh
cho người đồng tính, song tính, chuyển giới phải bình đẳng, tơn trọng về giới tính,
khơng phân biệt đối xử, kì thị đối với các đối tượng này; khơng coi đồng tính, song
tính, chuyển giới là một bệnh; không can thiệp, ép buộc điều trị đối với các đối
tượng này, nếu có chỉ là hỗ trợ về tâm lý và do người có hiểu biết về bản dạng giới
thực hiện.” Hiện nay, rất nhiều nhóm, tổ chức của người đồng tính thực hiện các
dự án, chương trình, hoạt động sơi nổi, mạnh mẽ nhằm mục đích nâng cao nhận
thức xã hội về LGBT. Trong đó, các hoạt động đấu tranh đòi những quyền mà

người đồng tính đáng được hưởng như người dị tính: hơn nhân đồng giới, thay đổi
thông tin trên CMND, giấy tờ liên quan khi chuyển giới, được sinh con, nhận con
nuôi, v.v… Nhiều sự kiện được diễn ra để ủng hộ người đồng tính, nhiều người dị
tính sẵn sàng tìm hiểu và tiếp nhận, nâng cao nhận thức về đồng tính bất kể khoảng
cách thế hệ và tư tưởng. Nhiều người đồng tính là người nổi tiếng, được cộng đồng
ủng hộ và tơn vinh những đóng góp của họ cho q trình phát triển, hội nhập của
đất nước.


13

Rõ ràng, trong xã hội hiện đại ngày nay, tuy vẫn cịn nhiều rào cản nhưng
người đồng tính đã có nhiều cơ hội để sống thật với bản thân mình hơn, được nhìn
nhận, được cống hiến hết mình cho xã hội.


14

KẾT LUẬN
Không ai chối cãi được rằng Nho giáo đã tham gia một phần rất lớn vào sự
hình thành diện mạo và văn hóa của dân tộc Việt Nam. Rất nhiều truyền thống tốt
đẹp như yêu nước, nhân nghĩa, hiếu thảo,… đã được kế thừa và phát huy qua nhiều
đời. Từ Nho giáo chuyển sang chủ nghĩa Mac – Lênin là một cuộc đấu tranh cách
mạng lâu dài, một biến chuyển lớn từ hệ tư tưởng duy tâm sang duy vậy, từ tôn ti
trật tự gia trưởng sang dân chủ. Tất nhiên, rất nhiều điểm trong Nho giáo đã trở
nên cổ hủ, lạc hậu, kìm hãm quá trình phát triển của dân tộc ta, nhưng nếu có thể
chọn lọc loại bỏ những tư tưởng cực đoan và tiếp tục phát huy các truyền thống
tốt đẹp thì Nho giáo vẫn sẽ đóng góp phần khơng nhỏ cho q trình hội nhập của
Việt Nam.
Hiện nay, cùng với sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta, cùng sự phối hợp

của các cơ quan đồn thể, vai trị của gia đình vẫn giữ vị trí rất quan trọng, tuy
nhiên đã có sự thay đổi đáng kể về tư tưởng. Gia đình vẫn là cái nôi của xã hội, là
yếu tố đặc biệt quan trọng trong hình thành đạo đức, lí tưởng cho con trẻ. Tuy
nhiên, những người con trong gia đình đã có quyền tự do, quyền được sống đúng
với sở thích, với đam mê, với con người thật của mình. Đương nhiên vẫn cịn đâu
đó những tư tưởng cũ về “đàn ơng là trụ cột”, về “nối dõi tông đường”, nhưng
chắc chắn rằng với tốc độ hội nhập chóng mặt cùng những chỉ đạo sáng suốt của
Đảng và Nhà nước ta, xã hội Việt Nam sẽ ngày càng có những cái nhìn cởi mở
hơn về người đồng tính. Họ sẽ được đối xử ngang bằng với người dị tính, có quyền
hạnh phúc, quyền tự do sống thật với chính mình.


15

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công văn 4132/BYT-PC năm 2022 về chấn chỉnh công tác khám bệnh, chữa
bệnh đối với người đồng tính, song tính và chuyển giới (Cơng văn)
2. Luật Hơn nhân và Gia đình năm 2014 (Luật)
3. Tư tưởng Nho giáo về gia đình và việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam
hiện nay, Tạp chí Triết học, số 10 (173), tháng 10 - 2005. (Tạp chí)
4. Người Việt xưa có đồng tính luyến ái khơng?, Việt Nam Quốc Sử Quán
(Sách lịch sử)
5. Nguyễn Thị Diệu Huyền (2022), Ngày nay mọi người nghĩ gì về giới
LGBT?, Hà Nội. (Tạp chí)
6. Ánh Trinh (2022), Bước qua ranh giới những định kiến về LGBT: Hạnh
phúc khi được là chính mình!, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân
văn. (Phỏng vấn)




×