Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

THIẾT KẾ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC CÁP CÀ GIANG - TP PHAN THIẾT TỈNH BÌNH THUẬN CÔNG SUẤT 15000 MỸNGÀY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 122 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA MÔI TRƯỜNG & BẢO HỘ LAO ĐỘNG
NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC CẤP CÀ
GIANG – THÀNH PHỐ PHAN THIẾT
TỈNH BÌNH THUẬN
CƠNG SUẤT: 15.000 M3/NGÀY

SVTH : ĐÀO HẢI DƯƠNG
MSSV : 811755B
LỚP : 08MT1N
GVHD : ThS. LÊ VIỆT THẮNG

TP.HỒ CHÍ MINH, Tháng 12/2008


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA MÔI TRƯỜNG & BẢO HỘ LAO ĐỘNG
NGÀNH KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC CẤP CÀ
GIANG – THÀNH PHỐ PHAN THIẾT –
TỈNH BÌNH THUẬN
CƠNG SUẤT: 15.000M3/NGÀY

SVTH



:

ĐÀO HẢI DƯƠNG

MSSV

:

811755B

LỚP

:

08MT1N

Ngày giao nhiệm vụ luận văn : 19/10/2008
Ngày hoàn thành luận văn

: 18/12/2008

TP.HCM, Ngày 18 tháng 12 năm 2008
Giảng viên hướng dẫn 2

ThS. LÊ VIỆT THẮNG


DANH MỤC HÌNH – SƠ ĐỒ


Sơ đồ 1: Sơ đồ cấp nước trực tiếp sau khi khử trùng ........................................ Trang 22
Sơ đồ 2: Sơ đồ xử lý nước bằng lọc chậm .................................................................... 22
Sơ đồ 3: Sơ đồ lọc trực tiếp .......................................................................................... 22
Sơ đồ 4: Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước truyền thống ................................... 23
Sơ đồ 5: Sơ đồ dây chuyền xử lý nước có màu, mùi, vị................................................ 23
Sơ đồ 6: Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý cho phương án 1 ...................................... 28
Sơ đồ 7: Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý cho phương án 2 ...................................... 29


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Quy mô đất đai ........................................................................................Trang 8
Bảng 2: Tiêu chuẩN dùng nước .................................................................................... 24
Bảng 3: Nhu cầu dùng nước ......................................................................................... 25
Bảng 4: Liều lượng phèn để xử lý nước ....................................................................... 33
Bảng 5: Tốc độ trung bình của dòng nước đi lên trong lớp cặn lơ lửng ....................... 44
Bảng 6: Trị số K và α phụ thuộc vào tỉ số L/H 0 ........................................................... 46
Bảng 7: Tốc độ rơi của cặn ........................................................................................... 46
Bảng 8: Cường độ rửa và thời gian rửa lọc ................................................................... 51
Bảng 9: Tốc độ lọc làm việc ở chế độ bình thường và tăng cường ............................... 52
Bảng 10: Chiều cao lớp đỡ ........................................................................................... 53


LỜI CẢM ƠN
-----Từ lâu, Người xưa đã truyền dạy: “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng
cây”. Bên cạnh sự cố gắng của bản thân, những kiến thức quý giá mà em lĩnh h ội
được hôm nay là nhờ cơng sức giúp đỡ và sự quan tâm dìu dắt, chỉ bảo của nhiều
người, đặc biệt là trong thời gian hơn 3 tháng thực tập vừa qua.
Nhân dịp này, em xin trân trọng gửi đến Ban Giám hiệu và toàn thể thầy cô
Khoa Môi trường & Bảo hộ lao động của trường Đại học Tôn Đức Thắng, đặc

biệt là thầy Lê Việt Thắng lòng biết ơn sâu sắc nhất. Trong suốt thời gian qua, em
đã được sự quan tâm giúp đỡ của các Thầy cơ, nhất là sự tận tình hư ớng dẫn
của thầy Lê Việt Thắng ngay từ khi em bắt đầu thực hiện cho đến khi luận văn
tốt nghiệp này được hoàn thành.
Em cũng xin g ửi lời cảm ơn trân thành nhất tới Ban Giám đốc công ty cổ
phần đầu tư và xây dựng cấp thoát nước, Các cơ chú, anh chị ở các phịng ban
nói chung và Chi nhánh tư vấn thiết kế nói riêng. Hơn 3 tháng thực tập ở công ty,
em đã đư ợc Quý công ty cùng Các cô chú, anh chị tạo mọi điều kiện tốt nhất để
thực tập và hoàn thành đúng thời hạn luận văn tốt nghiệp này. Trong thời gian thực
tập ở đây, em đã có dịp học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế trong cơng tác kế
tốn và đây sẽ là những hành trang quý giá giúp em sau này bước vào nghề vững
vàng hơn.
Một lần nữa em xin trân thành cảm ơn và gửi đến Quý thầy cô lời chúc sức
khoẻ cùng lời chúc thành công; gửi đến Quý công ty lời chúc thắng lợi hơn nữa
trong tương lai.
Sinh viên thực hiện
Đào Hải Dương


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA MÔI TRƯỜNG & BẢO HỘ LAO ĐỘNG


Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng 12 năm 2008

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
GVHD


: ThS. Lê Việt Thắng

Đơn vị công tác: Trường Đại học Tôn Đức Thắng - Khoa Môi trường & BHLĐ
Nhận xét đề tài :
“Thiết kế trạm xử lý nước cấp Cà Giang – Thành phố Phan Thiết – Tỉnh Bình Thuận
cơng suất 15.000m3/ngày” thực hiện.

I.

Nhận xét về nội dung, ý nghĩa đề tài

....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
II. Nhận xét về đạo đức, tác phong, tinh thần làm việc của Sinh viên
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................


....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
III. Kết luận
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
IV. Đánh giá điểm (điểm lẻ 0,5)
Điểm số .............................................Điểm chữ .........................................................................
Cán bộ hướng dẫn

ThS. LÊ VIỆT THẮNG


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ............................................................................... Trang 3
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................ 3
1.2. Mục tiêu ............................................................................................................. 3
1.3. Nội dung luận văn.............................................................................................. 3
1.4. Phương pháp thực hiện ...................................................................................... 3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ PHAN THIẾT............................................ Trang 4
2.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................... 4
2.2. Đặc điểm khí hậu, địa hình, thuỷ văn ................................................................ 4
2.3. Các đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................................ 4
2.4. Hiện trạng sử dụng đất và cơ sở hạ tầng ........................................................... 5
2.5. Định hướng phát triển ........................................................................................ 6

2.6. Hiện trạng về hệ thống cấp nước tại thành phố Phan Thiết .............................. 6
2.7. Định hướng phát triển ........................................................................................ 8
2.8. Hiện trạng về hệ thống cấp nước tại thành phố Phan Thiết ............................ 11
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CÁC QUÁ TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC CẤP ........
..................................................................................................................... Trang 14
3.1. Mục đích của q trình xử lý ........................................................................... 14
3.2. Các quá trình xử lý nước cấp cho sinh hoạt .................................................... 14
3.3. Các sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước .................................................. 22
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ........................... Trang 25
4.1. Xác định nhu cầu dùng nước ........................................................................... 25
4.1.1. Phạm vi phục vụ ...................................................................................... 25
4.1.2. Tiêu chuẩn dùng nước – Nhu cầu dùng nước ......................................... 25
4.1.3. Nhu cầu dùng nước ................................................................................. 26
4.2. Lựa chọn nguồn nước ...................................................................................... 26
4.2.1. Nước mặt ................................................................................................. 26
4.2.2. Nước ngầm .............................................................................................. 26
4.2.3. Lựa chọn nguồn nước ............................................................................. 27
4.3. Đề xuất dây chuyền công nghệ ........................................................................ 27
4.3.1. Các thông số chất lượng nguồn nước cấp ............................................... 27
4.3.2. Đề xuất các dây chuyền công nghệ xử lý ............................................... 28
4.3.2.1. Phương án 1 ......................................................................................... 28
4.3.2.2. Phương án 2 ......................................................................................... 29
CHƯƠNG 5: TÍNH TỐN THIẾT KẾ CÁC CƠNG TRÌNH ĐƠN VỊ .............
..................................................................................................................... Trang 30
5.1. Tính tốn thiết kế các cơng trình theo phương án 1 ........................................ 30
5.1.1. Cơng trình thu – Trạm bơm cấp 1 .......................................................... 30
5.1.1.1. Cơng trình thu .................................................................................... 31
5.1.1.2. Trạm bơm cấp 1 ................................................................................. 34
5.1.2. Cơng trình chuẩn bị dung dịch phèn và vơi............................................ 34
5.1.2.1. Phèn nhôm ......................................................................................... 34

1


5.1.2.2. Vôi ..................................................................................................... 39
5.1.3. Bể trộn đứng .......................................................................................... 42
5.1.4. Cụm xử lý: Phản ứng – Lắng – Lọc ...................................................... 45
5.1.4.1. Bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng ........................................................ 45
5.1.4.2. Bể lắng ngang ................................................................................... 48
5.1.4.3. Bể lọc nhanh phổ thông .................................................................... 53
5.1.5. Bể lắng nước rửa lọc............................................................................... 64
5.1.6. Khử trùng nước ....................................................................................... 66
5.1.7. Bể chứa nước sạch .................................................................................. 68
5.1.8. Kho hố chất ........................................................................................... 69
5.1.8.1. Tính tốn lượng vơi ........................................................................... 69
5.1.8.2. Tính tốn lượng phèn ........................................................................ 69
5.1.9. Nhà Clo ................................................................................................... 70
5.1.10. Hồ lắng bùn .......................................................................................... 70
5.1.11. Trạm bơm cấp 2 .................................................................................... 72
5.2. Tính tốn thiết kế các cơng trình theo phương án 2 ........................................ 74
5.2.1. Cụm lắng lọc........................................................................................... 74
5.2.2. Các công trình khác ................................................................................ 91
CHƯƠNG 6: TÍNH TỐN KINH TẾ ..................................................... Trang 92
6.1. Vốn đầu tư cho phương án 1 ........................................................................... 92
6.2. Vốn đầu tư cho phương án 2 ........................................................................... 97
6.3. So sánh giữa các phương án - Chọn phương án tối ưu ................................... 99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. Trang 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

2



CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Thành phố Phan Thiết được biết đến như là một trung tâm du lịch nổi tiếng của
miền Trung nói riêng và cả nước nói chung với những bãi biển tuyệt đẹp. Sự phát triển
của tiềm năng du lịch đồng thời kéo theo sự phát triển của về mọi mặt kinh tế, đời
sống, xã hội, và tất yếu là nhu cầu sử dụng nước sạch cũng tăng theo. Để tạo cơ sở cho
việc phát triển các ngành kinh tế, khai thác tốt các tiềm năng sẵn có của địa phương,
từng bước cải thiện và nâng cao đời sống của người dân, thành phố Phan Thiết đã đầu
tư cải tạo nâng công suất hệ thống cấp nước 20.000m 3/ngày, nhằm đáp ứng nhu cầu
thành phố đến năm 2010. Tuy nhiên, do quy mô phát triển về mọi mặt đã thay đổi lớn
hơn, nhu cầu về nước sạch cũng tăng so với tính tốn ban đầu. Với hệ thống đang được
cải tạo nâng cấp thì chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu dùng nước của người dân. Vì vậy, để
đảm bảo cung cấp đầy đủ nước sạch cho mọi nhu cầu của thành phố trong giai đoạn
phát triển trước mắt cần thiết phải nâng công suất hệ thống thêm 15.000m3/ngày.
1.2. Mục tiêu
Thiết kế trạm xử lý nước cấp Cà Giang đạt tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh nước ăn
uống của Bộ Y tế; nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu về nước sạch cho thành phố Phan
Thiết đến năm 2015 (với 85% dân số nội thị và 75% dân số ngoại thị được cấp nước).
1.3. Nội dung luận văn
• Tổng quan về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội khu vực xây dựng trạm xử lý
nước cấp.
• Tổng quan về các phương pháp xử lý nước cấp và các sơ đồ công nghệ xử lý.
• Đề xuất các phương án về cơng nghệ xử lý nước cấp.
• Tính tốn các cơng trình đơn vị.
• So sánh lựa chọn phương án tối ưu.
• Khái tốn giá thành xây dựng, giá thành xử lý nước.
1.4. Phương pháp thực hiện
• Phương pháp tổng hợp thơng tin

• Phương pháp nghiên cứu các tài liệu về kỹ thuật, phương pháp xử lý nước cấp.
• Phương pháp tốn.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA THÀNH PHỐ PHAN THIẾT
2.1. Vị trí địa lý
Thành phố Phan Thiết là thành phố trực thuộc tỉnh Bình Thuận, cách thành phố
Hồ Chí Minh 200km về phía Bắc có toạ độ địa lý:
• 108000’10” đến 108021’30” kinh độ Đơng.
• 10042’10” đến 11000’00” vĩ độ Bắc.
2.2. Đặc điểm khí hậu
Phan Thiết có khi hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng nhiều của khí hậu
đại dương, nhiệt độ cao quanh năm và chia 2 mùa rõ rệt.
• Mùa khơ kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 với đặc điểm khơ nóng và ít mưa.
• Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 , thường có mưa lớn gây ngập úng và
lũ lụt.
Các đặc trưng chủ yếu của khí hậu Phan Thiết như sau (số liệu thống kê năm 2001):


Nhiệt độ khơng khí:


Nhiệt độ trung bình hàng năm là: 27,70C.




Nhiệt độ cao nhất trung bình là: 310C.



Nhiệt độ thấp nhất trung bình là: 23,50C.



Độ ẩm khơng khí trung bình là: 80%.



Lượng mưa trung bình năm là: 1.059mm.



Số giờ nắng trong năm là: 2.562 giờ.



Gió chủ đạo theo 2 hướng chính:


Gió Đơng từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau.



Gió Tây từ tháng 6 đến tháng 10.

2.3. Đặc điểm hải văn và thuỷ văn

2.3.1.Thuỷ văn
Thành phố Phan Thiết có 2 con sơng chảy qua:
• Sơng Cà Ty: bắt nguồn từ núi Ông chảy qua thành phố đổ ra biển tại cửa
Thương Chánh. Sơng có diện tích lưu vực khoảng 820 km 2 với chiều dài 65km.
• Sơng Cái Phan Thiết (sơng Phú Hải) : bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh chảy
qua phí Bắc thành phố đổ ra vịnh Phú Hải. Sơng có chiều dài 87km với diện
tích lưu vực khoảng 1050km2.
4


• Ngồi ra, trong thành phố cịn có suối Cát chảy qua phía Nam nhập vào sơng
Cà Ty và sơng Cầu Sở Muối chảy ra phía Bắc nhập vào sơng Cái Phan Thiết.
2.3.2. Hải văn
Chế độ triều vùng biển Phan Thiết là chế độ nhật triều không đều.
2.4. Đặc điểm địa hình, địa chất cơng trình và địa chất thuỷ văn
2.4.1. Đặc điểm địa hình
Nằm trong vùng đồng bằng duyên hải miền Trung, thành phố được kiến tạo bởi bồi
tích sơng biển, địa hình có dạng đồng bằng xen lẫn trung du và cồn cát. Hướng dốc
chính về phía sơng, biển có độ dốc từ 0,002 đến 0,05. Địa hình các khu vực phổ biến
như sau:
• Khu vực thành phố cũ và khu dự kiến phát triển thành phố phía Bắc và phía Tây
ven đường tránh (quốc lộ 1A mới): nhìn chung địa hình khu vực thấp và bằng
phẳng, cao độ từ 0,7 đến 4 m.
• Khu vực phía Nam thành phố thuộc xã Tiến Lợi, Tiến Thành có độ dốc địa hình
< 10 %. cao độ từ 2 đến 84 m.
• Khu vực từ thành phố cũ đến Hịn Rơm nằm dọc 2 bên tỉnh lộ 706 đi phường
Mũi Né:
 Đoạn từ thành phố cũ đến Đền Đá Ông Địa, địa hình dạng sườn đồi, độ dốc
<5%, cao độ từ 5 đến 50 m.
 Đoạn từ Đền đá Ông Địa đến suối Tiên địa hình 2 bên đường bằng phẳng,

cao độ từ 6 đến 9 m.
 Đoạn từ Suối Tiên đến Hòn Rơm trừ 2 khu vực Mũi Né và Hịn Rơm, cao
độ địa hình từ 6 đến 23 m.
2.4.2. Đặc điểm địa chất
Phan Thiết nằm gần cửa sông Cà Ty, sông này đã tạo thành đồng bằng phù sa rộng
trên nền đá phần lớn thuộc loại sa thạch và sét kết, lớp phù sa dày khoảng 15 đến 20m.
Về phía Tây, Đơng và vùng tiếp giáp với biển có những đụn cát đỏ độ dày đặc trưng từ
40 m đến 50 m.
2.4.3. Địa chất thuỷ văn
Hiện nay chưa có cơng tác điều tra nghiên cứu nào về địa chất thuỷ văn cho khu
vực thành phố Phan Thiết, vì vậy khơng có cơ sở để đánh giá. Tuy nhiên, với 1 số ít số
liệu hiện có cho thấy tại vùng phía Tây và Đơng thành phố có tầng chứa nước là cát đỏ
có bề dày từ 0,6 m đến 42 m, với hệ số dẫn nước thường rất thấp từ 1 đến 20m3/ngày.

5


2.5. Các đặc điểm kinh tế - xã hội
Thành phố Phan Thiết là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật,
dịch vụ, du lịch và là đầu mối giao lưu kinh tế quan trọng của tỉnh Bình Thuận.
2.5.1. Cơ cấu hành chính của thành phố Phan Thiết: gồm 14 phường và 4 xã
• 14 phường gồm có: Đức Thắng, Mũi Né, Hàm Tiến, Phú Trinh, Phú Hải, Phú
Thuỷ, Xuân An, Thanh Hải, Phú Tài, Bình Hưng, Hưng Long, Đức Nghĩa, Lạc
Đạo, Đức Long.
• 4 xã gồm có: Thiện Nghiệp, Phong Nẫm, Tiến Lợi, Tiến Thành.
2.5.2. Các điều kiện kinh tế
Hiện nay, thành phố đã và đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ
trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng du lịch – dịch vụ và công nghiệp – xây dựng.
2.5.2.1. Công nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp
Nhìn chung cơng nghiệp cịn nhỏ bé, nghèo nàn, phân tán trong khu vực nội thị,

chủ yếu là các ngành cơ khí, vật liệu xây dựng, may mặc và cơng nghiệp phục vụ nghề
biển như: xí nghiệp may, ô tô vận tải, đông lạnh, xí nghiệp gỗ, nông sản, nước mắm,
khai thác thuỷ sản…
2.5.2.2. Thươmg mại dịch vụ du lịch
Hệ thống thương mại dịch vụ và du lịch của tỉnh phần lớn đều nằm trong trên
địa bàn thành phố. Phan Thiết có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt là nghỉ
mát và tắm biển. Du lịch Phan Thiết đã và đang phát triển mạnh đúng với tiềm năng
sẵn có của mình.
2.5.2.3. Nơng nghiệp
Hiện nay thành phố Phan Thiết đang có chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế,
giảm tỷ trọng nông nghiệp. Sản lượng 1 số ngành sản xuất nông nghiệp của Thành phố
trong năm 2001 đạt được như sau:
+ Lúa: 3.837 tấn.
+ Khoai lang: 180 tấn.
+ Khoai mì: 2.930 tấn.
+ Rau xanh: 1.217 tấn.
2.6. Hiện trạng sử dụng đất và cơ sở hạ tầng
Tổng diện tích tự nhiên của Thành phố là 20.585,67 ha, trong đó diện tích đất tự
nhiên nội thành chiếm 4.349,60 ha. Diện tích xây dựng đơ th ị trong nội thành là
1.191,4 ha, chỉ tiêu bình qn 84 m2/người, trong đó đất dân dụng là 58 m2/người.

6


2.6.1. Nhà ở
Tổng diện tích nhà ở hiện nay khoảng 1.186.380m2 sàn, trong đó nhà kiênố c
chiếm 71,3%, nhà cấp 4 là 28,7%, chỉ tiêu bình quân đầu người 6,4m2 sàn /người.
2.6.2. Giáo dục đào tạo
Cơ sở trường lớp hiện nay đã đáp ứng được những nhu cầu học tập cơ bản:
• Thành phố có 2 trung tâm dạy nghề, 1 trường Trung học Y tế, 1 trường Trung

học Sư phạm và 1 số trung tâm đào tạo bồi dưỡng…
• Về giáo dục phổ thơng thành phố có 3 trường Trung học phổ thông, 8 trường
Trung học cơ sở, 24 trường Tiểu học và 20 trường mẫu giáo.
2.6.3. Y tế
Trên địa bàn thành phố có:


1 bệnh viện đa khoa tỉnh quy mơ 500 giường.



1 bệnh viện y học dân tộc 170 giường.



3 trung tâm y tế.

Ngồi ra, các phường xã và lực lượng cơng an, qn đội đều có trạm xá.
2.6.4. Các cơ quan hành chính
Ngồi các cơ quan hành chính ủc a thành phố thì các cơ quan hành chính của tỉnh
cũng như trụ sở các cơ quan đại diện đều đóng trên địa bàn thành phố.
2.6.5. Cơng trình văn hố
Thành phố có nhà bảo tàng Hồ Chí Minh (chi nhánh Bình Thuận), khu di tích văn hố
– lịch sử Dục Thanh, nhà truyền thống các lực lượng vũ trang tỉnh, nhà văn hoá thành
phố, nhà văn hoá thiếu nhi, 2 rạp chiếu bóng và 1 rạp hát 6.000 chỗ, thư viện tỉnh…
2.6.6. Cơng trình thể dục thể thao, cơng viên cây xanh
2.6.6.1. Thể dục thể thao
Thành phố có 1 nhà thi đấu đa năng 1.500 chỗ, 1 sân vận động 5.000 chỗ, 1 câu
lạc bộ TDTT và 1 sân golf 18 lỗ.
2.6.6.2. Cơng viên cây xanh

Thành phố có 9 vườn hoa trung tâm và 1 số vườn hoa nhỏ ở các phường với diện
tích tổng cộng là 3,6 ha. Ngồi ra, mặt nước sơng Cà Ty cũng góp phần vào hệ thống
không gian xanh, cải thiện điều kiện khí hậu và cảnh quan chung của tồn thành phố.
2.6.7. Giao thơng
Thành phố Phan Thiết có hệ thống đường bộ với tổng chiều dài 85km, trong đó
đường nhựa là 46km, phần còn lại là đường đá và cấp phối.
7


2.6.8. Nguồn điện
Thành phố đang được cấp điện từ các nguồn điện sau:
• Lưới điện quốc gia 110KV khu vực duyên hải miền Trung bằng đường dây nổi
110KV Đa Nhim – Tháp Chàm – Phan Thiết dài 137km thông qua trạm biến áp
110/22/15KV – 1x25MVA + 15/35KV-1 x 6300KVA Hàm Liên.
• Nguồn điện tại chỗ từ nhà máy Diezel Hàm Liên với công suất phát thực tế
3.000KV.
2.7. Định hướng phát triển
Là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Bình Thuận và với vị trí thuận lợi trong khu vực, thành
phố Phan Thiết phải được xây dựng, phát triển để đạt được các chức năng chính sau:
• Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật và là đầu mối giao
lưu kinh tế quan trọng của tỉnh.
• Là một trong những đơ thị cửa ngõ Sài Gịn, là đầu mối giao thông đường bộ và
đường cắt của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các vùng Bắc và Tây
Ngun.
• Là trung tâm du ịch
l của tỉnh Bình Thuận và là điểm du lịch hấp dẫn của khu
vực và cả nước.
2.7.1. Quy mô dân số
Dựa trên hiện trạng dân số và chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2020, dự báo
dân số của thành phố theo các giai đoạn quy hoạch như sau:

2.7.1.1. Tính đến năm 2015
- Dân số toàn thành phố : 235.000 người.
- Dân số nội thị: 188.000 người.
- Dân số ngoại thị: 47.000 người.
2.7.1.2. Tính đến năm 2020
- Dân số tồn thành phố: 282.000 người.
- Dân số nội thị: 230.000 người.
- Dân số ngoại thị: 52.000 người.

8


2.7.2. Quy mô đất đai
Theo các giai đo ạn phát triển quy hoạch, quy mô sử dụng đất của thành phố như sau:
Bảng 1. Quy mô đất đai
STT

Loại đất

Tiêu chuẩn (m2/người)
Năm 2005

Năm 2020

1

Đất dân dụng, nội thị.

76,5


80,0

2

Đất công nghiệp kho bãi

8,0

10,0

3

Đất giao thông đối ngoại

3,7

4,4

2.7.3. Định hướng phát triển đô thị thành phố Phan Thiết đến năm 2020
Trong quy hoạch phát triển đến năm 2020, thành phố tập trung giải quyết những
bất hợp lý trong vấn đề phát triển đô thị, cải tạo cái cũ kết hợp với xây dựng mới, từng
bước hồn thiện đi lên thành một đơ thị văn minh hiện đại. Theo quy hoạch thành phố
sẽ mở rộng theo hai hướng chính:
• Hướng về Mũi Né theo trục Tỉnh lộ 706 Phan Thiết đi Mũi Né thuộc xã
Hàm Thắng và 2 phường Mũi Né, Phú Hải.
• Hướng phát triển về phía Tây, Tây Bắc đến tuyến tránh Quốc Lộ 1A thuộc
xã Phong Nẫm và Tiến Lợi.
2.7.3.1. Cơ cấu phân khu chức năng
Khu vực các phường nội thị hiện nay là khu đơ thị chính của thành phố, bao gồm
các khu chức năng chính như khu trung tâm tỉnh, trung tâm thành phố, các khu dân cư,

khu công nghiệp, cơng viên, vui chơi giải trí.
Khu vực từ Phan Thiết đi Mũi Né, phường Mũi Né sẽ chú trọng khai thác biển
nước sâu tại Hòn Rơm. Khu vực này hình thành một khu cơng nghiệp cảng, dịch vụ
cảng và một phần nhỏ công nghiệp chế biến hải sản mang tính chất truyền thống.
2.7.3.2. Các khu đơ thị
Theo quy hoạch thành phố Phan Thiết, dự kiến đến năm 2020 sẽ chia làm 5 khu
đơ thị chính:
 Khu đơ thị 1: Nằm ở cửa ngõ phía Nam thành phố. Các trung tâm hành chính,
chính trị của thành phố nằm ở khu vực này.
 Khu đô thị 2: Nằm ở cửa ngõ phía Bắc thành phố. Các trung tâm hành chính,
chính trị của tỉnh nằm trong khu vực này.
 Khu đô thị 3: Nằm ở cửa ngõ phía Tây thành phố. Khu công nghiệp tập trung
Phan Thiết, bệnh viện Đa khoa, trường đại học,…nằm trong khu vực này.
9


 Khu đô thị 4: Nằm bên sông Cái Phan Thiết. Các k hu du lịch – văn hoá, sân
golf, vui chơi giải trí nằm tại đây.
 Khu đơ thị 5: thuộc xã Phú Hải là đơ thị có tính chất đặc trưng là du lịch và
nghỉ mát.
Ngoài ra, thành phố cịn có các khu đơ thị được cải tạo nâng cấp thuộc phường
Mũi Né, nơi đây có cảng nước Hòn Rơm và cũng là trung tâm du lịch thương mại của
thành phố.
2.7.3.3. Các khu công nghiệp – kho tàng
Dự kiến phân bố 3 khu cơng nghiệp chính và các công nghiệp, cảng nằm rải rác
trong nội thị.
 Khu công nghiệp tập trung Phan Thiết nằm tại phía Bắc ngã tư tuyến tránh
quốc lộ 1A và quốc lộ 28 (thuộc khu đơ thị 3) với các loại hình cơng nghiệp: cơ
khí,vật liệu xây dựng, giày da, may mặc, chế biến hoa quả...
 Khu công nghiệp Phú Hải – Hàm Thắng, nằm phía Đơng – Bắc thành phố

(thuộc khu đơ thị 4) với các loại hình cơng nghiệp: chế biến hải sản, nước mắm,
muối, đóng sửa tàu thuyền.
 Khu cơng nghiệp Mũi Né, loại hình cơng nghiệp: cảng vận tải, cảng cá, du
lịch,chế biến hải sản truyền thống.
2.7.3.4. Khu dân cư
 Cải tạo nâng cấp các khu hiện có.
 Giải toả các khu nhà tạm, nhà xây dựng trái phép... ven sông, ven biển.
 Khai thác triệt để quỹ đất hiện có.
 Cải tạo nâng cấp và xây dựng mới các khu dân cư đặc trưng của thành phố
Phan Thiết như khu dân cư làng chài tại Mũi Né.
2.7.3.5. Khu hành chính
 Trung tâm hành chính, chính trị của tỉnh, các cơ quan ban ngành của tỉnh giữ
nguyên vị trí như hiện nay (phía Bắc sơng Cà Ty), được cải tạo nâng cấp.
 Trung tâm hành chính của thành phố, các cơ quan ban ngành của thành phố
cũng được giữ nguyên vị trí (phía Nam sơng Cà Ty), được cải tạo nâng cấp.
2.7.3.6. Du lịch, nghỉ mát
 Cải tạo nâng cấp các khu hiện có.
 Hình thành mới 1 s ố khu du lịch từ đồi Lầu Ơng Hồng đến Mũi Né, Hịn
Rơm.
 Hình thành mới 1 số khu du lịch – nghỉ mát, lâm viên tại xã Tiến Thành.
10


2.7.3.7. Hạ tầng kỹ thuật
Các cơ sở hạ tầng (giao thơng, điện, cấp thốt nước...) là một trong những yếu tố
quan trọng, tiền đề cho việc xây dựng và phát triển thành phố. Vì vậy cũng được đầu
tư xây dựng đảm bảo đáp ứng nhu cầu của thành phố trong từng giai đoạn phát triển.
2.8. Hiện trạng về hệ thống cấp nước tại thành phố Phan Thiết
Thành phố Phan Thiết có một hệ thống cấp nước cơng suất 12.000m3/ngày được xây
dựng từ năm 1990. Hệ thống này chỉ đáp ứng được một phần rất hạn chế nhu cầu dùng

nước của thành phố (khoảng 43l/người/ngày). Từ thực tế đó, với sự hỗ trợ của Nhà nước,
thành phố đã đầu tư cải tạo nâng công suất của hệ thống này lên 20.000m3/ngày bằng
nguồn vốn vay của Ngân hàng Phát triển Châu á (ADB), nhằm cải thiện điều kiện cấp
nước hiện tại và đáp ứng cho nhu cầu của thành phố trong giai đoạn phát triển trước mắt
(đến năm 2010) với mục tiêu 70% dân số được cấp nước (tiêu chuẩn 170l/người.ngày).
Hiện nay, việc đầu tư cải tạo nâng công suất hệ thống cấp nước thành phố Phan Thiết lên
20.000m3/ngày đã hoàn tất với quy mơ các cơng trình:
2.8.1. Nguồn nước thơ
Nguồn nước thô đề xử lý cấp nước cho thành phố là nguồn nước mặt từ sông
Cà Ty và hồ Cà Giang.
2.8.2. Đường ống nước thô tự chảy
Nước thô từ hồ Cà Giang được đưa về hồ nước tại nhà máy bằng đường ống bê
tông cốt thép D800 và mương bê tông cốt thép B800.
2.8.3. Các trạm bơm nước thô đầu nguồn
Tại đập Phú Hội (sơng Cà Ty) có 2 trạm bơm nước thơ:
• 01 trạm sử dụng nhà bao che hiện có đã thay mới các bơm và thiết bị điện.
• 01 trạm được xây dựng mới hoàn toàn.
Tại khu vực nhà máy xử lý đã được đầu tư cải tạo, xây mới nâng cơng suất lên
20.000m3/ngày có các cơng trình:
1. Hồ nước thơ
Hồ nước này có dung tích 100.000m3, tiếp nhận nguồn nước thô từ các trạm bơm
đầu nguồn và đường ống tự chảy từ hồ Cà Giang về.
2. Trạm bơm nước thô
Đưa nước thô từ hồ lên các cụm xử lý. Trạm được lắp đặt 06 bộ bơm trong đó:
 03 bộ bơm có các đặc tính kỹ thuật: Q = 33,4l/s; H = 7m.
 03 bộ bơm có các đặc tính kỹ thuật: Q = 100,31l/s; H = 7m.

11



3. Cụm xử lý
Cụm xử lý hiện có cơng suất 12.000m3/ngày xây dựng vào năm 19 90, hiện đã
được đầu tư cải tạo hoàn chỉnh. Cụm xử lý bao gồm các bể phản ứng, bể lắng ngang,
bể lọc nhanh được xây dựng hợp khối bằng bê tông cốt thép.
Cụm xử lý mới: cụm này có cơng suất thiết kế 8.000m3/ngày. Cụm này cũng bao
gồm bể phản ứng, bể lắng ngang, bể lọc nhanh được xây dựng hợp khối bằng bê tơng
cốt thép.
4. Bể chứa
Tại nhà máy xử lý có hai bể chứa:
 Bể chứa 1.500 m3 được xây dựng năm 1990.
 Bể chứa 3.500 m3 vừa được xây dựng xong để đáp ứng quy mô công suất
20.000m3/ngày.
5. Trạm bơm 2
Trạm bơm 2 hiện có của nhà máy đã được đầu tư thay thế các thiết bị, đảm bảo
hoạt động với công suất 20.000m3/ngày. Trong trạm đã lắp đặt các máy bơm:
 04 bộ bơm nước sạch có các đặc tính kỹ thuật: Q = 134l/s; H = 36m.
 01 bộ bơm gió rửa lọc có các đặc tính kỹ thuật: Q = 750m3/h; H = 5m.
 01 bộ bơm nước rửa lọc có các đặc tính kỹ thuật: Q = 410m3/h; H = 15m.
6. Mạng lưới chuyển tải phân phối
Hiện tại mạng lưới chuyển tải phân phối của thành phố đã được đầu tư cải tạo,
lắp đặt mới đảm bảo khả năng hoạt động theo quy mô công suất 20.000m 3/ngày bao
gồm:
Đường ống chuyển tải phân phối
 Ống D500: L = 980m.
 Ống D400: L = 280m.
 Ống D300: L = 7.680m.
 Ống D250: L = 2.300m.
 Ống D200: L = 13.650m.
 Ống D150: L = 24.850m.
 Ống D100: L = 17.275m.

Đài nước: hiện có 2 đài nước, một đài có dung tích 300m3, một đài có dung tích
600m3 bằng bê tơng cốt thép. Ngồi ra thành phố Phan Thiết mới xây dựng một đài
nước 150m3 tại Lầu Ơng Hồng, trên đường đi Mũi Né.

12


∗ Đánh giá chung
Hệ thống cấp nước của thành phố Phan Thiết đã được đầu tư cải tạo nâng công
suất lên 20.000m3/ngày. Nhìn chung tồn ộb hệ thống đang ở trong tình trạng
hoạt động tốt, hiệu quả.

13


CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ CÁC QUÁ TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC CẤP
3.1. Mục đích của q trình xử lý
Mục đích của quá trình xử lý nước cấp là:
3.1.1. Cung cấp số lượng nước đầy đủ và an tồn về mặt hố học, vi trùng học để
thoả mãn các nhu cầu về ăn uống sinh hoạt, dịch vụ, sản xuất công nghiệp và phục vụ
hoạt động của các đối tượng dùng nước.
3.1.2. Cung cấp nước có chất lượng tốt, ngon, khơng chứa các chất gây vẩn đục,
gây ra màu, mùi, vị của nước.
3.1.3. Cung cấp nước có đủ thành phần khống chất cần thiết cho việc bảo vệ sức
khoẻ của người tiêu dùng.
3.1.4. Để thoả mãn các yêu cầu nêu trên thì nước sau khi xử lý phải có các chỉ tiêu
chất lượng thoả mãn “Tiêu chuẩn vệ sinh đối với chất lượng nước cấp cho ăn uống và
sinh hoạt”.
3.2. Các quá trình xử lý nước cấp cho sinh hoạt

3.2.1. Hồ chứa và lắng sơ bộ
Chức năng của hồ chứa và lắng sơ bộ nước thô (nước mặt) là: tạo điều kiện thuận
lợi cho các quá trình tự làm sạch như: lắng bớt cặn lơ lửng, giảm lượng vi trùng do tác
động của các điều kiện môi trường, thực hiện các phản ứng oxy hố do tác dụng của
oxy hồ tan trong nước, làm nhiệm vụ điều hồ lưu lượng giữa dịng chảy từ nguồn
vào và lưu lượng tiêu thụ do trạm bơm nước thô bơm cấp cho nhà máy xử lý nước.
3.2.2. Song chắn và lưới chắn
Song chắn và lưới chắn đặt ở cửa dẫn nước vào cơng trình thu làm nhiệm vụ loại trừ
vật nổi, vật trôi lơ lửng trong dòng nước để bảo vệ các thiết bị và nâng cao hiệu quả làm
sạch của các cơng trình xử lý. Vật trơi và vật lơ lửng trong nước có thể có kích thước
như các que tăm nổi, hoặc nhành cây con khi đi qua máy bơm vào các cơng trình xử lý
có thể bị tán nhỏ hoặc thối rữa làm tăng hàm lượng cặn và độ màu của nước.
3.2.3. Bể lắng cát
Ở các nguồn nước mặt có độ đục lớn hơn hoặc bằng 250mg/l sau lưới chắn, các hạt
cặn lơ lửng vơ cơ, có kích thước nhỏ, tỷ trọng lớn hơn nước, cứng, có khả năng lắng
nhanh được giữ lại ở bể lắng cát.
Nhiệm vụ của bể lắng cát là tạo điều kiện tốt để lắng các hạt cát có kích thước lớn
hơn hoặc bằng 0,2mm và tỷ trọng lớn hơn hoặc bằng 2,6, để loại trừ hiện tượng bào
mòn các cơ cấu chuyển động cơ khí và giảm lượng cặn nặng tụ lại trong bể tạo bông
và bể lắng.
14


3.2.4. Xử lý nước tại nguồn bằng hoá chất
Xử lý nước tại nguồn bằng hoá chất (thường là nước trong hồ chứa, trong kênh dẫn
nội đồng và ở khu vực quanh cơng trình thu nước sơng có vận tốc dịng chảy rất nhỏ
trong một thời gian dài của năm) để hạn chế sự phát triển của rong, rêu, tảo và vi sinh
vật nước, để loại trừ màu, mùi, vị do xác vi sinh vật chết gây ra. Hoá chất thường dùng
là sunfat đồng (CuSO 4 ) liều lượng thường dùng mỗi đợt xử lý có thể từ 0,12 đến
0,3mg/l. Liều lượng và quãng thời gian giữa 2 lần xử lý phụ thuộc vào thành phần của

nước thô như nồng độ loại vi sinh vật và rêu tảo, nhiệt, độ kiềm và hàm lượng CO 2
trong nước.
3.2.5. Làm thoáng
Nhiệm vụ của cơng trình làm thống trong dây chuyền độ cơng nghệ xử lý nước là:
• Hồ tan oxy từ khơng khí vào nước để oxy hoá sắt hoá trị II, mangan hoá trị II
thành sắt hoá trị III, mangan hoá trị IV tạo thành các hợp chất hydroxit sắt hoá
trị III Fe(OH) 3 và hydroxit mangan hoá trị IV Mn(OH) 4 kết tủa dễ lắng đọng để
khử ra khỏi nước bằng lắng và lọc.
• Khử khí CO 2 , H 2 S có trong nước, làm tăng pH của nước, tạo điều kiện thuận
lợi và đẩy nhanh q trình oxy hố và thuỷ phân sắt và mangan, nâng cao năng
suất của các cơng trình lắng và lọc trong quy trình khử sắt và mangan.
• Q trình làm thống tăng hàm lượng oxy hồ tan trong nước, nâng cao thế oxy
hố khử của nước để thực hiện dễ dàng các quá trình oxy hố các chất hữu cơ
trong q trình khử màu và mùi của nước.
Có 2 phương pháp làm thống:
• Đưa nước vào trong khơng khí: cho nước phun thành tia hay thành màng chảy
trong khơng khí ở các dàn làm thoáng tự nhiên, hay cho nước phun thành tia và
màng mỏng trong các thùng kín rồi thổi khơng khí vào thùng như ở các dàn làm
thống cưỡng bức.
• Đưa khơng khí vào nước : dẫn và phân phối khơng khí nén thành các bọt nhỏ
theo dàn phân phối đặt ở đáy bể chứa nước, các bọt khí nổi lên, nước được làm
thoáng (thường áp dụng trong nước thải).
Trong kỹ thuật xử lý nước cấp, áp dụng các dàn làm thoáng theo phương pháp 1 và
các thiết bị làm thoáng hỗn hợp giữa 2 phương pháp trên: làm thoáng bằng máng tràn
nhiều bậc và phun trên mặt nước. Đầu tiên tia nước tiếp xúc với khơng kh í, sau khi
chạm mặt nước, tia nước kéo theo các bọt khí đi sâu vào khối nước trong bể tạo thành
các bọt nhỏ nổi lên.

15



Hiệu quả của q trình làm thống phụ thuộc vào:
• Chênh lệch nồng độ (hay còn biểu thị bằng chênh lệch áp suất riêng phần) của
khí cần trao đổi trong 2 pha khí và nước, độ chênh nồng độ biểu thị thực tế
bằng cường độ tưới nếu dùng dàn làm thống tự nhiên, hoặc bằng tỷ lệ
gió/nước nếu dùng dàn làm thống cưỡng bức.
• Diện tích tiếp xúc giữa 2 pha khí và nước, diện tích tiếp xúc càng lớn q trình
trao đổi khí diễn ra càng nhanh.
• Thời gian tiếp xúc giữa 2 pha khí và nước trong cơng trình, thời gian tiếp xúc
càng lớn mức độ trao đổi càng triệt để.
• Nhiệt độ của mơi trường, nhiệt độ tăng lợi cho q trình khử khí ra khỏi nước
và bất lợi cho q trình hấp phụ và hồ tan khí vào nước và ngược lại.
• Bản chất khí được trao đổi.
3.2.6. Clo hố trước hay cịn gọi là clo hố sơ bộ
Clo hố sơ bộ là q trình cho clo vào nước trước bể lắng và lọc, mục đích của clo
hố sơ bộ là:
• Kéo dài thởi gian tiếp xúc để tiệt trùng khi nguồn nước bị nhiễm bẩn nặng.
• Oxy hố sắt hồ tan ở dạng hợp chất hữu cơ, oxy hố mangan hồ tan để tạo
thành các kết tủa tương ứng.
• Oxy hố các chất hữu cơ để khử màu.
• Trung hồ amoniac thành cloamin có tính chất tiệt trùng kéo dài.
Clo hố sơ bộ cịn có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của rong, rêu trong bể phản
ứng tạo bông cặn và bể lắng, phá huỷ tế bào cùa các vi sinh sản ra chất nhầy nhớt trên
mặt bể lọc, làm tăng thời gian của chu kỳ lọc. Tuy vậy clo hoá sơ bộ cũng có các
nhược điểm sau:
• Tiêu tốn lượng clo gấp 3 đến 5 lần lượng clo dùng để khử trùng nước sau bể
lọc, làm tăng giá thành nước xử lý.
• Gần đây các nhà dịch tễ học phát hiện ra phản ứng của clo với các chất hữu cơ
hoà tan trong nước tạo ra hợp chất trihalomothene là chất gây ra bện h ung thư
cho người sử dụng nước, vì vậy khơng nên áp dụng quy trình clo hố sơ bộ cho

các nguổn nước mặt chứa nhiều chất hữu cơ.
3.2.7. Quá trình khuất trộn hố chất
Mục đích cơ bản của q trình khuấy trộn hố chất là tạo ra điều kiện phân tán
nhanh và đều hố chất vào tồn bộ khối lượng nước cần xử lý. Q trình trộn phèn địi
hỏi phải trộn nhanh và đều phèn vào nước xử lý, vì phản ứng thuỷ phân tạo nhân keo
16


tụ diễn ra rất nhanh thường nhỏ hơn một phần mười giây, nếu không trộn đều và trộn
kéo dài sẽ không tạo ra được các nhân keo tụ đủ, chắc và đều trong thể tích nước, hiệu
quả lắng sẽ kém và tốn phèn, các loại hố chất khác địi hỏi trộn đều cịn thời gian trộn
địi hỏi ít nghiêm ngặt hơn trộn phèn. Việc lựa chọn điểm cho hoá chất vào để trộn đều
với nước xử lý căn cứ vào tính chất và phản ứng hố học tương hỗ giữa các hoá chất
với nhau, giữa hoá chất với các chất có trong nước xử lý theo quy trình cơng nghệ
được chọn để quyết định.
3.2.8. Quá trình keo tụ và phản ứng tạo bơng cặn
Mục đích của q trình keo tụ và tạo bông cặn là tạo ra các tác nhân có khả năng
dính kết các chất làm bẩn nước ở dạng hồ tan lơ lửng thành các bơng cặn có khả năng
lắng trong các bể lắng và dính kết trên bề mặt hạt của lớp vật liệu lọc với tốc độ nhanh
và kinh tế nhất.
Khi trộn đều phèn với nước xử lý lập tức xảy ra các phản ứng hoá học và lý hoá tạo
thành hệ keo dương phân tán đều trong nước, khi được trung hoà, hệ keo dương này là
các hạt nhân có khả năng dính kết với các keo âm phân tán trong nước và dính kết với
nhau để tạo thành các bơng cặn, do đó q trình tạo nhân dính kết gọi là q trình keo
tụ, q trình dính kết cặn bẩn và nhân keo tụ gọi là q trình phản ứng tạo bơng cặn.
Trong kỹ thuật xử lý nước thường dùng phèn nhôm Al 2 (SO 4 ) 3 , phèn sắt FeCl 3 ,
Fe 2 (SO 4 ) 3 và FeSO 4 để keo tụ nước. Ở Việt Nam thường chỉ dùng phèn nhôm vì sản
xuất , vận chuyển, pha chế định lượng đơn giản. Các loại phèn sắt tuy có hiệu quả keo
tụ cao, nhưng sản xuất, vận chuyển và định lượng phức tạp nên ít được sử dụng. Hiệu
quả của q trình keo tụ phụ thuộc vào điều kiện khuấy trộn (càng nhanh càng đều

càng tốt), phụ thuộc vào nhiệt độ của nước (nhiệt độ càng cao càng tốt), phụ thuộc vào
pH của nước (pH để keo tụ bằng phèn nhôm nằm trong khoảng từ 5,7 đến 6,8), phụ
thuộc vào độ kiềm của nước (độ kiềm của nước sau khi pha phèn cịn lại ≥ 1mđlg/l).
Hiệu quả của q trình tạo bơng cặn phụ thuộc vào: cường độ và thời gian khuấy
trộn để các nhân keo tụ và cặn bẩn va chạm và dính kết vào nhau nếu là keo tụ trong
mơi trường thể tích, phụ thuộc vào độ đục của nước thơ và nồng độ cặn đã được dính
kết từ trước nếu la keo tụ trong lớp vật liệu lọc.
Để tăng cường q trình tạo bơng cặn thường cho vào bể phản ứng tạo bông cặn
chất trợ keo tụ polymer, khi hoà tan vào nước polyme sẽ tạo liên kết lưới loại anion
nếu trong nước nguồn thiếu ion đối (ion âm như SO 4 2-…) hoặc loại trung tính nếu
thành phần ion và độ kiềm của nước nguồn thoả mãn điều kiện keo tụ.
3.2.9. Quá trình lắng
Lắng là quá trình giảm hàm lượng cặn lơ lửng trong nước nguồn bằng các
biện pháp sau:
17


• Lắng trọng lực trong các bể lắng, khi đó các hạt cặn có tỷ trọng lớn hơn nước ở
chế độ thuỷ lực thích hợp, sẽ lắng xuống đáy bể.
• Bằng lực ly tâm tác dụng vào các hạt cặn, trong các bể lắng ly tâm và xiclon
thuỷ lực.
• Bằng lực đẩy nổi do các bọt khí dính bám vào hạt cặn ở các bể tuyển nổi. Cùng
với việc lắng cặn, q trình lắng cịn làm giảm được 90 ÷ 95% vi trùng có trong
nước do vi trùng ln bị hấp phụ và dính bám vào các hạt bơng cặn trong q
trình lắng.
Có 3 loại cặn cơ bản thường gắn liền với quá trình lắng trong xử lý nước như sau:
• Lắng các hạt cặn phân tán riêng rẽ, trong quy trình lắng hạt cặn khơng thay đổi
hình dáng, độ lớn, tỷ trọng, trong xử lý nước thiên nhiên thường là cặn khơng pha
phèn và cơng trình l ắng thường gọi là lắng sơ bộ để giảm độ đục của nước nguồn.
• Lắng các hạt cặn dạng keo phân tán, trong xử lý nước thiên nhiên gọi là lắng

cặn đã được pha phèn. Trong quá trình lắng các hạt cặn có khả năng dính kết
với nhau hình thành các bơng cặn lớn, và ngược lại các bơng cặn lớn có thể bị
vỡ ra thành các mảnh nhỏ hơn nên trong khi lắng các bơng cặn thường bị thay
đổi kích thước, hình dạng và tỷ trọng.
• Lắng các hạt cặn dạng đã đánh phèn có khả năng dính kết với nhau như loại cặn
nêu trong điểm 2 nhưng với nồng độ lớn, thường lớn hơn 1000mg/l, với nồng
độ cặn lớn do tuần hoàn lại cặn, do tạo ra lớp cặn lơ lửng trong bể lắng, các
bông cặn này tạo thành đám mây cặn liên kết với nhau và dính kết để giữ lại các
hạt cặn bé phân tán trong nước.
Trong thực tế xử lý nước thường phải lắng cặn loại 2 và loại 3. Các yế u tố ảnh
hưởng đến quá trình lắng cặn keo tụ là:
• Kích thước, hình dáng và tỷ trọng của bơng cặn.
• Độ nhớt và nhiệt độ của nước.
• Thời gian lưu nước trong bể lắng.
• Chiều cao lắng cặn (chiều cao lớp nước trong bể lắng).
• Diện tích bề mặt của bể lắng.
• Tải trọng bề mặt của bể lắng hay tốc độ rơi của hạt cặn.
• Vận tốc dịng nước chảy trong bể lắng.
• Hệ thống phân phối nước vào bể và hệ máng thu đều nước ra khỏi bể lắng.
Hiệu quả lắng phụ thuộc rất nhiều vào kết quả làm việc của bể tạo bông cặn, bể tạo
bông cặn tạo ra các hạt cặn to, bền, chắc và càng nặng thì hiệu quả lắng càng cao.
18


×