Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

TIỂU LUẬN môn đàn TRANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 22 trang )

TIỂU LUẬN MÔN:

ĐÀN TRANH

Họ và tên: Nguyễn Kiều Xuân
Mã số sinh viên: CS170967
ÐTR102.11.B1
Giảng viên hướng dẫn: Phạm Duy Phương.

Nguyễn Kiều Xuân. CS170967


MỤC LỤC:
I. NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG:
1. Sáo trúc.

Trang 2-4

2. Đàn nhị.

Trang 5-8

3. Đàn tranh.

Trang 9-13

II. CÁC LOẠI ĐÀN CÓ CÙNG HỌ HÀNG VỚI ĐÀN TRANH VIỆT NAM:
1. Guzheng.
2. Koto.

Trang 14-15



3. Gayageum

III. THỂ LOẠI ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG:
1. Đờn ca tài tử Nam Bộ.

Trang 16-

2. Ca trù.

Trang 17-

17
18

IV. Theo em, nguyên nhân tại sao trong xã hội hiện nay, nhạc cụ dân tộc lại
khơng được nhiều người biết đến? Từ đó hãy trình bày giải pháp để đưa nhạc cụ
dân tộc đến gần hơn với công chúng, nhất là các bạn trẻ. (Trang 18-19)

1
Nguyễn Kiều Xuân. CS170967


I. NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG:
Nhạc cụ truyền thống là tài sản quý của cộng đồng các dân tộc Việt Nam,
là một bộ phận của di sản văn hóa Việt Nam, có vai trị to lớn trong sự nghiệp
dựng nước và giữ nước. Qua quá trình lịch sử, các thế hệ đã gìn giữ và chuyển
giao cho con cháu bảo tồn, phát huy một kho tàng di sản văn hóa được kết tinh từ
đời sống tinh thần phong phú, tiếp tục sáng tạo những giá trị văn hóa mới trong
cuộc sống đương đại. Dưới đây là một số loại nhạc cụ tiêu biểu và được sử dụng

phổ biến của người dân Việt Nam.

1. Sáo trúc:

a. Nguồn gốc và cấu tạo:
Khơng có tài liệu nào ghi rõ về thời gian xuất hiện cụ thể của sáo trúc. Tuy
nhiên dựa vào các bức tranh được khắc trên đá, các truyền thuyết, và các câu
chuyện tôn giáo (Ấn Độ, Trung Quốc, Việt nam) ta có thể suy đốn sáo trúc xuất
hiện vào thời kì cổ đại. Loại sáo trúc ban đầu được làm từ một ống lau sậy ruột
rỗng, khi có gió hoặc luồng hơi đi vào sẽ tạo độ rung, phát ra âm thanh. Nhờ vào
sự cải tiến sáng tạo của các nghệ nhân mà từ một ống lau sậy đơn giản đã biến
thành một cây sáo trúc có thể hịa tấu, độc tấu, và trở thành một môn nghệ thuật
như tại thời điểm này.
Vật liệu để làm loại nhạc cụ này là trúc hoặc tre có đường kính khoảng
1.5cm và chiều dài 30cm. Thân ống được khoét một lỗ thổi có lưỡi gà, và có 6
hoặc 10 lỗ bấm.

2
Nguyễn Kiều Xuân. CS170967


b. Cách sử dụng (cách chơi) sáo trúc:
- Các tư thế chơi sáo trúc:
+Với tư thế đứng : Đứng thẳng, hai bàn chân cách nhau khoảng 15 – 20
cm, hai chân thẳng đều, mắt nhìn thẳng về phía trước.
+Với tư thế ngồi : Lưng thẳng, hai chân không nên vắt chéo.
- Nguyên tắc phát âm của sáo trúc:
+ Sáo gồm 7 nốt: Đồ – C, Rê – D, Mi – E, Pha – Fa, Sol – G, La – A, Si –
B. Các nốt được bấm như hình sau, trong đó lỗ đen là bịt kín cịn lỗ trắng là
mở ngón tay ra.


c. Các kỹ thuật căn bản được sử dụng khi diễn tấu (biểu diễn):
- Lấy hơi : Đây là kỹ thuật đầu tiên, rất quan trọng. Biết cách lấy hơi thì hơi
khoẻ, thổi được dài, thổi sáo khơng mệt. Cách lấy hơi này được gọi là lấy hơi
bụng.
3
Nguyễn Kiều Xuân. CS170967


- Vuốt hơi : là thổi hơi làm cho âm thanh nào đó cao dần lên hay thấp dần
xuống, đưa ngón tay lần lượt mở từ một nốt thấp lên cao hoặc từ cao xuống thấp
sẽ tạo cho người nghe một âm thanh mềm mại, lả lướt.
- Láy : còn gọi là luyến hơi tức là thổi một hơi liền trong khi ngón tay bấm
nhiều lỗ, có tác dụng làm cho nét nhạc mềm mại, nối liền nhau, không bị ngắt
quãng.
- Rung : có nghĩa là thổi hơi từ trong cuống họng đưa ra từ mạnh đến nhẹ và
từ nhẹ đến mạnh, liên tục để cho âm thanh nghe như gợn sóng và thoang thoảng.
d. Sáo trúc được sử dụng trong các loại hình âm nhạc nào?
Sáo trúc được sử dụng phổ biến trong các loại hình âm nhạc. Ví dụ như: nhã
nhạc cung đình Huế, chèo, dân ca, trữ tình,..... Hiện nay những nghệ sĩ sáo trúc
có thể sử dụng sáo trúc trong những bản nhạc trẻ sôi động, những bản nhạc có
giai điệu hào hùng bi tráng.

4
Nguyễn Kiều Xuân. CS170967


2. Đàn nhị:

a. Nguồn gốc và cấu tạo:

Đàn nhị là nhạc cụ thuộc bộ dây, vì cấu tạo đặc trưng có 2 dây nên
gọi là đàn nhị. Có xuất xứ từ Ấn Độ và vùng Trung Á, được du nhập vào Trung
Quốc từ thế kỷ I đến thế kỷ III sau công nguyên từ người Hồ, trong thời kỳ thịnh
đạt của "Con đường tơ lụa". Đàn xuất hiện ở Việt Nam khoảng thế kỷ X. Ngoài
người Kinh, nhiều người dân tộc thiểu số trên thế giới cũng sử dụng rộng rãi nhạc
cụ này như Thái Lan, Campuchia, Nhật Bản, Hàn Quốc,... Đàn nhị cịn có những
tên
gọi
khác
nhau
như
đàn
líu
theo
cách
gọi
của
người Kinh, người Mường gọi là Cò Ke và người miền Nam gọi bằng một cái tên
dân dã là Đàn Cị.
Loại đàn nhị thơng dụng hiện nay có những bộ phận chính như sau:
– Ống nhị (bát nhị): là một bầu cộng hưởng nhằm khuếch đại âm thanh của
đàn. Ống nhị có hình dạng giống như một bông hoa rau muống. Một đàu được bịt
5
Nguyễn Kiều Xuân. CS170967


bằng da rắn hay da kỳ đà, còn đầu kia thì xịe ra như hoa rau muống đang nở và
khơng bị bịt gì. Ống nhị thường được làm bằng gỗ cứng, dài 13,8cm.
– Cần nhị (cán nhị): cần nhị cắm xuyên qua ống nhị, dài khoảng 75,5cm.
Cần nhị có dáng thẳng, đến gần đầu cán thì uốn mềm mại như ngã về phía ngược

hướng với ống nhị, trong bóng dáng uyển chuyển như một chú cị lã.
– Trục dây: có 2 trục nhị, gắn xuyên qua cần nhị và nằm cùng hướng với
ống nhị. Vặn trục làm dây căng hay chùn mà cho âm thanh ra cao hay trầm.
– Dây nhị: chính là 2 dây đàn, thường làm bằng tơ, nilong hoặc kim loại.
Dây bằng kim loại cho ra âm thanh rõ ràng. Dây tơ và nilong cho ra âm thanh mềm
mại, dịu dàng hơn. Trong 2 dây, có 1 dây nhỏ nằm ở ngoài, và dây lớn nàm ở
trong.
– Cử nhị (cái suốt, khuyết nhị): là một vòng bằng đồng hoặc bằng tơ, đặt
giữa cần đàn, có thể trượt lên xuống. Hai dây đàn sẽ xuyên qua vòng này trước khi
buộc vào ngựa đàn trên bát nhị. Hai dây đàn không chạy song song, thẳng từ trục
nhị tới ngựa đàn mà sẽ bị cử nhị này bóp lại gần sát nhau. Cử nhị càng kéo lên phía
đầu
cần
nhị
thì
âm
thanh
càng
trầm

ngược
lại.
– Cung vĩ: có hình dạng như cung nỏ. Phần cứng uốn cong làm từ tre, gỗ.
Phần dây dùng để cọ xát với dây đàn tạo ra âm thanh làm bằng tơ, lông đi ngựa.
Vì 2 dây đàn khá sát nhau, nên phải luồng cung vĩ vào giữa 2 dây đàn.

6
Nguyễn Kiều Xuân. CS170967



b. Cách sử dụng (cách chơi) đàn nhị:
- Các tư thế chơi đàn nhị
+ Tư thế ngồi: hai ống chân dựng thẳng, úp hai bàn chân xuống, bầu cộng
hưởng để ngang, mặt bầu cộng hưởng lể lọt xuống giữa 2 đùi khoảng phần mười,
phần cịn lại nằm phía trên đùi, lỗ loa bầu cộng hưởng phải để hở: khi cần tiếng
nhỏ
thì
kẹp
đùi
chân
phải
vào
dây
đàn
dưới
con
ngựa.
+ Tư thế ngồi giường ván: ngồi xếp bàn trịn, bàn chân bên phải để ngửa,
ống chân bên trái đè lên giữa bầu cộng hưởng, cần đàn để thẳng, bầu cộng hưởng
để ngang, mặt bịt da của đan để lên bàn chân về phía ngón chân, ngón chân cái để
sát dưới con ngựa để điều khiển tiếng to nhỏ bằng cách ấn nhẹ ngón chân vào con
ngựa.
+Tư thế đứng: bầu cộng hưởng đàn được đặt ngang thắt lưng.

- Nguyên tắc phát âm của đàn nhị
+ Âm vực của đàn nhị trong khoảng 3 quãng 8. Nét độc đáo của đàn nhị ở
chỗ tạo ra các sắc thái âm thanh bằng cách dùng đầu gối bịt một phần ở miệng bát
nhị (khi ngồi ghế cao) hoặc dùng ngón cái bàn chân tác động lên đầu bịt da rắn của
bát nhị khi ngồi dưới chiếu), việc này sẽ giúp âm thanh đàn lúc vang xa, trong sáng
hay nghe u tối, gãy gọn để diễn tả nhiều loại tâm trạng của con người.

+ Ngoài ra cách lên dây đàn cũng tạo ra âm thanh đạc trưng cho đàn nhị. Có
thể lên dây ở quãng 3, quãng 4, quãng 5 và quãng 6, nhưng thông dụng nhất là quãng 5.
Canh cử nhị nằm khoảng 1/3 cần đàn tính từ đầu đàn, sau đó dây nhỏ lên
E5, dây lớn lên C5.

c. Các kỹ thuật căn bản được sử dụng khi diễn tấu Đàn nhị:
– Kỹ thuật tay phải: đây là tay cầm cung vĩ, người chơi càng điêu luyện càng
điều khiển lực chạm và kéo tạo ra âm thanh mềm mại, bay bỏng, quyến luyến hay mạnh
mẽ, dứt khoát. Một số kỹ thuật tay phải như:
+ Cung vĩ rời: người chơi cầm cung vĩ kéo các nốt nhạc, nốt này rời nút
kia. Tức là không luyến.
7
Nguyễn Kiều Xuân. CS170967


+ Cung vĩ liền: người chơi cầm cung vĩ kéo các nốt nhạc quyện từ nốt này
sang nốt kia như chúng ta luyến láy trong giọng hát.
+ Cung vĩ ngắt: người chơi dùng cung vĩ kéo các nốt dứt khoát, gãy gọn.
+ Cung vĩ rung: người chơi dùng cung vĩ kéo qua lại liên tục một nốt nhạc.
Thường dùng để diễn tấu các tình huống cao trào, vui vẻ, khẩn cấp.
– Kỹ thuật tay trái: là cách bấm ngón tay vào dây đàn để tạo ra các nốt nhạc.
Một số kỹ thuật tay trái như:
+ Ngón rung: bấm nhẹ liên tục vào dây để tạo ra độ ngân rung mềm mại
như giọng hát.
+ Ngón vuốt: vuốt từ dưới lên trên hoặc ngược lại trên dây đàn để âm thanh
thêm mềm mại.
+ Ngón nhấn: làm âm thanh cao thêm, thường là 1 cung.
+ Ngón láy (ngón vỗ): ngón cái bấm vào một nốt trên dây đàn, ngón trỏ sẽ
ấn thả liên tục nào nốt cao hơn cận kề nốt ngón cái. Thường diễn tả sự ngậm ngùi,
quyến luyến không nỡ rời xa.

+ Bật dây: dùng ngón tay khều khều vào dây đàn tạo ra âm thanh.

d. đàn nhị được sử dụng trong các loại hình âm nhạc nào?
Đàn nhị đóng vai trị quan trong trong nghệ thuật hát Xẩm. Ngồi ra còn
được sử dụng trong dàn nhã nhạc, phường bát âm, chầu văn, tài tử và dàn nhạc
tổng hợp. Ngày nay, đôi khi đàn nhị xuất hiện trong dàn nhạc rock, pop để tăng
màu sắc cho âm thanh.

8
Nguyễn Kiều Xuân. CS170967


2. Đàn tranh:

a. Nguồn gốc và cấu tạo:
Đàn tranh còn được gọi là đàn thập lục hay đàn có trụ chắn, là nhạc cụ
truyền thống của người phương Đơng, có xuất xứ từ Trung Quốc. Du nhập vào
nước ta khoảng thế kỷ IX – XI. Được đưa vào phục vụ nhạc lễ trong cung đình từ
thời nhà Trần ( khoảng thế kỷ thứ XIII ).
Cấu tạo của đàn tranh gồm có:
 Hộp đàn: Hình hộp dài, chiều dài khoảng 110cm, đầu đàn hẹp khoảng
13cm, cuối đàn rộng khoảng 20cm.
 Mặt đàn: Mặt đàn Tranh vồng lên tượng trưng cho vòm trời làm bằng gỗ
xốp, nhẹ.
 Thành đàn: Làm bằng gỗ trắc, mun hoặc cẩm lai hoặc gỗ gụ.
 Ðáy đàn: Dưới đáy đàn ở đầu rộng, phía tay phải người đánh đàn có một
lỗ thốt âm hình bán nguyệt để lắp dây, ở giữa đàn có 1 lỗ hình chữ nhật
để cầm đàn khi di chuyển và ở đầu hẹp có một lỗ trịn nhỏ để treo đàn.
 Cầu đàn: Ở đầu rộng, một cầu đàn bằng gỗ, hơi nhô lên và uốn cong theo
mặt đàn có các lỗ nhỏ xếp hàng ngang có nạm hoặc cẩn kim loại để xỏ

dây.
 Ngựa đàn: Trên mặt đàn có nhạn (ngựa đàn) tương ứng với số dây, các con
nhạn để đỡ dây đàn và có thể di chuyển được để điều chỉnh độ cao thấp
9
Nguyễn Kiều Xuân. CS170967


của dây. Đầu các con nhạn ở vị trí đỡ các dây đàn thường được gắn thêm
xương hoặc đồng.
 Trục đàn: Ở đầu hẹp đàn Tranh có các trục đàn để lên dây, trục đàn đặt trên
mặt đàn còn để giữ một đầu dây xếp hàng chéo do độ ngắn dài của dây, tạo
âm thanh cao thấp, trục đàn tốt thường được làm bằng gỗ Trắc, gôc Cẩm Lai
hoặc gỗ gụ.
 Dây đàn: Dây đàn bằng thép hoặc inox với các cỡ dây khác nhau để phù hợp
với tầm âm của cây đàn.
 Móng gảy: Ðàn Tranh đàn bằng móng gảy thường được làm bằng đồi mồi,
Inox.

b. Cách sử dụng (cách chơi) đàn tranh:
Các tư thế chơi đàn:
 Tư thế đứng đàn: phù hợp khi biểu diễn trên sân khấu
 Tư thế ngồi trên ghế: đây là tư thế chơi đàn thông dụng nhất, phù hợp khi tập đàn
ở nhà, khi biểu diễn trên sân khấu.
 Tư thế ngồi trên sàn: thường dùng khi biểu diễn các loại hình âm nhạc truyền
thống như: Đờn ca tài tử, Ca Huế, Chèo,...
Đàn Tranh Việt Nam được lên dây theo hệ thống Ngũ cung (1 quãng 8 chỉ
có 5 nốt nhạc), đây là hệ thống thang âm truyền thống của âm nhạc dân tộc Việt Nam.

10
Nguyễn Kiều Xuân. CS170967



Tầm cữ cao độ của đàn tranh chia làm 3 âm khu:
 Âm khu trầm: tiếng đàn trầm đục.
 Âm khu trung: tiếng đàn trong trẻo.
 Âm khu cao: tiếng đàn réo rắt.
Để qui định trường độ của âm thanh, người ta dùng các hình nốt khác
nhau. Và mối tương quan độ dài giữa chúng là: nốt đứng trước có giá trị gấp
đôi nốt đứng sau.

11
Nguyễn Kiều Xuân. CS170967


Nếu nốt nhạc có đáu chấm vơi phía sau:

c. Các kỹ thuật căn bản được sử dụng khi diễn tấu (biểu diễn):
 Ngón Á: là một lối gảy rất phổ biến của Ðàn Tranh, đây là cách
gảy lướt trên hàng dây xen kẽ các câu nhạc, thường ngón Á hay ở
vào phách yếu để chuẩn bị vào một phách mạnh đầu hay cuối câu
nhạc.
 Á xuống: theo lối cổ truyền, Á xuống là gảy liền các âm liền bậc,
từ một âm cao xuống các âm thấp, tức là sử dụng ngón cái của tay
phải lướt nhanh và đều qua các hàng dây, từ cao xuống thấp.
 Á lên: là kỹ thuật lướt qua hàng dây, nhưng vuốt bằng ngón 2 hoặc
ngón 3 từ một âm thấp lên các âm cao.
 Song thanh: 2 nốt cùng phát ra một lúc, song thanh truyền thống
chỉ dùng quãng 8, các nhạc sĩ hiện đại còn kết hợp dùng các quãng
khác.
12

Nguyễn Kiều Xuân. CS170967


 Ngón vê: là sử dụng ngón tay phải ngón 2 hoặc kết hợp ngón 1-2; 1-3; 12-3, gảy trên dây liên tục và các ngón khác phải khum trịn, cổ tay kết hợp
với ngón tay đánh xuống, hất lên đều đặn. Khi vê đầu móng gảy khơng
nên đặt q sâu xuống dây sẽ tạo tiếng đàn không đều đặn, êm ái.
c. Đàn tranh được sử dụng trong các loại hình âm nhạc nào?
Đàn tranh được dùng để độc tấu, hòa tấu, đệm hát và tham gia ở những dàn
nhạc tài tử Việt Nam, các dàn nhạc dân tộc tổng hợp quốc tế. Có thể sử dụng đàn
tranh để chơi nhiều loại hình âm nhạc. Chẳng hạn như: nhã nhạc cung đình Huế, ca
Huế, dân ca, nhạc trữ tình, nhạc Quốc tế, nhạc hiện đại,.....

13
Nguyễn Kiều Xuân. CS170967


II. CÁC LOẠI ĐÀN CÓ CÙNG HỌ HÀNG VỚI ĐÀN TRANH VIỆT NAM:

Guzheng (Trung Quốc)

Guzheng - Đàn tranh TQ là một trong những thứ nghệ thuật tinh hoa nhân loại,
mang đến cho chúng ta một cảm giác vô tận, không thể giải thích được, một vẻ đẹp của
âm nhạc cổ điển Trung Hoa.
Đàn tranh guzheng (hay còn gọi là đàn cổ tranh) có xuất xứ từ trung hoa có lịch sử
hơn 2500, Trong giai đoạn phát triển, đàn tranh có rất nhiều loại khác nhau, có loại 12,
13, 18 hoặc 23, 25 dây. Ở mỗi một khu vực có số lượng dây đàn khác nhau.
Đàn tranh Trung Quốc (đàn cổ tranh), đây là loại nhạc cụ truyền thống có xuất xứ
lâu đời từ Trung Quốc. Đàn Cổ Tranh còn được biết đến là một nhạc cụ dân tộc cổ đại,
có nguồn gốc từ nền văn hóa lâu đời Trung Hoa và có lịch sử từ hơn 2.500 năm. Đàn
tranh thuộc họ dây, chi gảy. Ngoài khả năng hưởng thụ âm nhạc, người chơi đàn phải

thành tạo và uyển chuyển ngón tay, những quãng vuốt trên các dây và gảy dây. Bên
cạnh đó, đàn tranh cịn có thể dùng cho cả dạng vĩ kéo hay dùng que gõ. Đàn tranh là
loại nhạc khí dùng để độc tấu, hịa tấu, đệm hát nhạc dân ca, kết hợp với C-pop, nhạc Âu
Mỹ,…

Koto (Nhật Bản)

Koto là một loại đàn Tam thập lục. Nó đã từng được dùng như một nhạc khí chính
trong dàn nhạc thính phịng, chơi theo lối nhạc cổ truyền Nhật Bản. Chiều dài của koto
14
Nguyễn Kiều Xuân. CS170967


vào khoảng 180 cm. Một cây đàn koto truyền thống có 13 dây, được căng ngang qua 13
thanh ngựa đàn có thể dịch chuyển được ở suốt dọc chiều dài đàn. Người chơi điều
chỉnh âm cơ bản của đàn bằng cách di chuyển 13 ngựa đàn này trước khi chơi.
Các sử gia cho rằng Koto ra đời vào khoảng thế kỉ 15 – 13 TCN ở Trung Quốc. Ban
đầu đàn chỉ có 5 dây, sao đó tăng lên 12, và cuối cùng là 13 dây. Đó là đàn koto 13 dây
được du nhập vào Nhật trong thời Nara (710- 794). Thời gian đầu, loại đàn này chỉ được
chơi trong cung đình, sau đó nó được chơi chủ yếu bởi những nhạc cơng mù (hầu hết
những dịng nhạc Nhật tiền cận đại đều được những nhạc công mù, thầy tu và người
trong hoàng cung chơi).

Gayageum (Hàn Quốc)

Gayageum là một truyền thống Hàn Quốc gảy với 12 dây. Nó có lẽ là nhạc cụ
truyền thống Hàn Quốc được biết đến nhiều nhất. Nó có nguồn gốc từ Trung Quốc
guzheng và liên quan đến cơng cụ châu Á khác, trong đó có Nhật Bản koto , Mông Cổ
yatga , Việt đàn tranh.
So với các nhạc cụ khác, đàn tranh 12 dây Gayageum vốn là nhạc cụ được người

Hàn Quốc ưa thích từ xa xưa, nên âm nhạc cũng sớm được biến tấu đa dạng. Dây đàn
cũng được cải tiến từ chất liệu tơ lụa thành dây kim loại, nên loại đàn này được gọi là
Cheolgayageum (đàn tranh dây sắt). Dần dần xuất hiện các loại đàn 13 dây, 15 dây, 17 dây,
21 dây, đến giờ có cả đàn tranh 25 dây sắt. Đàn tranh Gayageum 25 dây có thể tạo ra
nhiều âm thanh hơn so với đàn tranh Gayageum truyền thống, nên thuận tiện cho diễn tấu
các sáng tác mới.

15
Nguyễn Kiều Xuân. CS170967


III. THỂ LOẠI ÂM NHẠC TRUYỀN THỐNG:
1. Đờn ca tài tử nam bộ:

a. Nguồn gốc ra đời
Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ là loại hình nghệ thuật trình
diễn phổ biến ở miền Nam Việt Nam, ra đời vào cuối thế kỷ XIX,
Đờn ca tài tử là nghệ thuật của đờn (đàn) và ca, do những người
bình dân Nam bộ sáng tác để hát chơi sau những giờ lao động vất
vả của người dân vùng miệt vườn, sông nước, với lối sống cần cù,
phóng khống, cởi mở, bình dị mà nghĩa hiệp, can trường. Chữ “tài
tử” có nghĩa là người chơi nhạc có biệt tài, giỏi về cổ nhạc. Lúc
đầu chỉ có đờn, sau xuất hiện thêm hình thức ca nên gọi là đờn ca.
b. Môi trường diễn tấu
Người miền Nam coi Đờn ca tài tử là sinh hoạt văn hóa tinh thần khơng
thể thiếu trong các dịp lễ hội, tết, giỗ, cưới,sinh nhật, họp mặt. Những người
thực hành Đờn ca tài tử Nam Bộ luôn tôn trọng, quý mến, học hỏi nhau tài
nghệ, văn hóa ứng xử, đạo đức, góp phần gắn kết cộng đồng, xã hội, cùng
hướng tới giá trị “chân, thiện, mỹ”.
Đến nay, Đờn ca tài tử Nam Bộ vẫn được thực hành ở mọi lúc, mọi nơi:

trong lễ hội, ngày giỗ, cưới, sinh nhật, họp mặt,… Khán giả có thể cùng tham
gia thực hành, bình luận và sáng tạo lời mới. Đối với người phương Nam,
Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ là một loại hình sinh hoạt văn hóa tinh thần
khơng thể thiếu và là di sản văn hóa phi vật thể quý giá của cộng đồng. Hoạt
động văn hóa cộng đồng này đang góp phần phục vụ du lịch bền vững ở địa
phương, duy trì sự đa dạng văn hóa của quốc gia và quốc tế.
c. Các nhạc cụ được dùng trong loại hình âm nhạc đó
Nhạc cụ tham gia trình diễn gồm: đàn kìm, đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn bầu, đàn
cò, sáo, tiêu, song loan và hai nhạc cụ của phương Tây là violon và ghi ta, đã
16
Nguyễn Kiều Xuân. CS170967


được "cải tiến" - violon được lên dây quãng 4, cịn ghita được kht phím lõm, để
tăng sự nhấn nhá trong điệu đàn.
d. Tên các bài bản (bản nhạc) được dùng trong loại hình âm nhạc đó
Dạ cổ hồi lang của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu; các điệu(hơi) : Bắc, Hạ (nhạc),
Xuân, Ai, Oán…

2. Ca trù:

a. Nguồn gốc ra đời
Nhiều tài liệu cho rằng, nguồn gốc ca trù có từ đời nhà Lý và làng Lỗ Khê (Hà
Nội) được coi là cái nơi ca trù Việt Nam. Cũng có tài liệu khác cho rằng ca trù xuất hiện
từ đời Lê (thế kỷ 15), mà cây đàn đáy do Đinh Lễ sáng chế.
b. Mơi trường diễn tấu
Thoạt đầu nó có lối hát như chèo, phục vụ lễ hội cúng tế ở chốn đình trung, về sau
việc tế lễ ở đình làng mai một thì người ta mang ca trù vào trong nhà, rồi trở thành thể
loại thính phịng.


17
Nguyễn Kiều Xn. CS170967


c. Các nhạc cụ được dùng trong loại hình âm nhạc đó
Ca trù có 4 nhạc cụ: đàn đáy, cỗ phách, cặp sênh và trống chầu. Đây là các nhạc cụ
cơ bản để đệm cho đào nương hát, múa. Không có đàn đáy, khơng có cỗ phách khơng
thể có âm hưởng Ca trù. Âm hưởng đặc sắc của Ca trù chỉ sinh ra khi có sự tham gia của
hai nhạc cụ có tính chun biệt này. Người ta khơng tìm thấy sự tham gia của hai nhạc
cụ này trong bất kỳ hình thứ nghệ thuật cổ truyền nào khác.
d. Tên các bài bản (bản nhạc) được dùng trong loại hình âm nhạc đó
Tương tiến tửu - (Quách Thị Hồ), Lời thề non nước – (Quách Thị Hồ), Người Đẹp
Không Thấy Lần Hai – (Quách Thị Hồ).

IV. Theo em, nguyên nhân tại sao trong xã hội hiện nay, nhạc cụ dân tộc lại
khơng được nhiều người biết đến? Từ đó hãy trình bày giải pháp để đưa nhạc cụ
dân tộc đến gần hơn với công chúng, nhất là các bạn trẻ.
Thế kỉ XXI- nơi mà mọi người quay cuồng với guồng quay công việc, nơi mà mọi
người cố gắng sống nhanh để theo kịp với thời đại và trót lãng quên đi những giá trị
truyền thống của dân tộc, trong đó có các loại nhạc cụ dân tộc. Tuy nhiên, đi ngược lại
sự hối hả của xã hội, tại đại học FPT, lớp nhạc cụ dân tộc như một chuyến tàu thời gian
đưa sinh viên tìm về với cội nguồn ơng cha. Sau khoảng thời gian trải nghiệm môn đàn
tranh tại đây, từng tiếng đàn cất lên mang đến cho tôi bao điều suy ngẫm.
Cùng với sự phát triển không ngừng nghỉ của xã hội, con người ngày càng có
những nhu cầu giải trí cao hơn. Sự bùng nổ của cơng nghệ, nhiều loại hình giải trí khác
nhau ra đời chiếm trọn trái tim giới trẻ. Bên cạnh đó, những loại nhạc cụ hiện đại hơn ra
đời cũng dần chiếm vị thế trong lòng người dân, dần dần khiến họ lãng quên những giá
trị truyền thống. Không chỉ vậy, tư tưởng “sính ngoại” cũng là ngun nhân khơng nhỏ
khiến cho nhạc cụ dân tộc ít được biết đến hơn.
Vậy thì chúng ta có thể làm gì để cứu nhạc cụ dân tộc khỏi bờ vực bị lãng quên?

Điều đầu tiên, là một sinh viên của trường Đại học FPT- nơi giảng dạy nhạc cụ dân tộc
như một môn bắt buộc, tôi cảm thấy rằng việc đưa môn nhạc cụ dân tộc Việt Nam vào
giảng dạy là vô cùng ý nghĩa. Việc đưa nhạc cụ dân tộc vào giảng dạy giúp cho sinh
viên nhận thức rằng âm nhạc Việt Nam vô cùng phong phú, giúp sinh viên biết được giá
trị trân quý của những gì gọi là tinh hoa, văn hóa. Việc đưa nhạc cụ dân tộc vào chương
trình học tập của sinh viên còn giúp cho sinh viên biết đến và giữ gìn những nhạc cụ của
dân tộc Việt nam, khơng để nhạc cụ dân tộc Việt Nam rơi vào quên lãng.
18
Nguyễn Kiều Xuân. CS170967


Khơng chỉ có vậy, các đài truyền hình, giải trí thậm chí các cơ quan ban ngành
cần khai thác sâu hơn tiềm năng của nhạc cụ dân tộc để đưa nó đến gần hơn với người
dân. “Mưa dầm thấm đất”, tôi tin chắc rằng qua sự tuyên truyền rộng rãi, nhận thức về
nhạc cụ dân tộc sẽ một lần nữa in sâu vào trí nhớ người dân Việt Nam.
Đàn tranh nói riêng và các loại nhạc cụ dân tộc nói chung, cũng có những sự cải
tiến nhất định để phù hợp với thời đại. Hiện giờ các loại nhạc cụ dân tộc như sáo trúc
hay đàn tranh có thể biểu diễn nhiều thể loại âm nhạc hiện đại hơn, thậm chí là các bài
nhạc nước ngồi, phù hợp với giới trẻ hơn.
Nhạc cụ dân tộc, những chứng nhân của lịch sử, minh chứng cho sự phát triển văn
hóa của Việt Nam ta, cần được giữ gìn và phát huy với con cháu đời sau. Bản thân là
một sinh viên, tôi thấy tơi cũng cần có trách nhiệm tun truyền những kiến thức, ý
nghĩa và những triết lý sâu sắc mà ông cha ta muốn gửi gắm qua các loại nhạc cụ dân
tộc cũng như các bài nhạc.

END.

Link hình ảnh:
/>
/>

19
Nguyễn Kiều Xuân. CS170967


/>C3%AC%20qu%C3%A3ng%20d%C3%A2y%20d%C3%A0i%20h%C6%A1n.
/> /> />
/>
/>C3%AC%20qu%C3%A3ng%20d%C3%A2y%20d%C3%A0i%20h%C6%A1n.

Link các bài viết được dùng làm tư liệu tham khảo:
/> /> />C3%AC%20qu%C3%A3ng%20d%C3%A2y%20d%C3%A0i%20h%C6%A1n.
/> />
20
Nguyễn Kiều Xuân. CS170967


/>BA%B1ng,do%20%C4%90inh%20L%E1%BB%85%20s%C3%A1ng%20ch%E1%BA%BF.
/>%20t%C3%ADnh%20chuy%C3%AAn%20bi%E1%BB%87t%20n%C3%A0y.
/> />0h%E1%BB%8D%20h%C3%A0ng%20v%E1%BB%9Bi,Ti%C3%AAn%29%E2%80%A6%2
0II.%20H%E1%BB%87%20th%E1%BB%91ng%20d%C3%A2y%20c%E1%BB%A7a%20%
C4%91%C3%A0n%20tranh

21
Nguyễn Kiều Xuân. CS170967



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×