Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MỖI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.55 MB, 102 trang )

TỔNG LIÊN ĐỒN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƠN ĐỨC THẮNG

KHOA MƠI TRƯỜNG VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG


KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO VÀ ĐỀ XUẤT
BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN HỒNG LÂM
Lớp

:

08MT1D

MSSV

:

082184B

Khố

:

12


Giảng viên hướng dẫn: Th.S PHẠM ANH ĐỨC

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2012


TỔNG LIÊN ĐỒN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƠN ĐỨC THẮNG

KHOA MƠI TRƯỜNG VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG


KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO VÀ ĐỀ XUẤT
BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN HỒNG LÂM
Lớp

:

08MT1D

MSSV

:

082184B


Khố

:

12

Giảng viên hướng dẫn: Th.S PHẠM ANH ĐỨC
Xác nhận của Giảng viên hướng dẫn
(Ký tên và ghi rõ họ tên)


LỜI CẢM ƠN

Qua khoảng thời gian học tập trên giảng đường đại học, dưới sự chỉ bảo từ quý
Thầy, Cô trong Khoa Môi Trường và Bảo hộ lao động đã giúp em tích lũy được một
lượng kiến thức tương đối đầy đủ về chun ngành để có thể hồn thành khóa luận
tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn thầy: Th.S Phạm Anh Đức - trợ lý trư ởng khoa Môi
trường và BHLĐ, trường đại học Tôn Đức Thắng đã tận tình hướng dẫn, cung cấp
kiến thức giúp em phát huy hết khả năng để hồn thành những cơng việc được giao.
Đồng thời em vô cùng biết ơn các thầy cô giảng viên khoa Môi trường và BHLĐ đã
định hướng, truyền đạt kinh nghiệm là động lực giúp em thực hiện đề tài đã chọn.
Ngoài ra em ũcng c ảm ơn sự giúp đỡ của anh Phùng Hoàng Vân – cán bộ Sở
TNMT Tp.HCM, anh Quốc Bảo – phòng Quản lý kỹ thuật xây dựng KCN Tân Tạo
đã tạo điều kiện thu thập số liệu, tài liệu trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Một lần nữa xin cảm ơn tất cả bạn bè và gia đình ln ln sát cánh trong mọi thời
điểm khó khăn nhất và tự hào là một phần trong tập thể đó./.
Trân trọng!
Tp.HCM, ngày 27 tháng 12 năm 2012


i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................. iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................ vi
Chương 1

MỞ ĐẦU ..............................................................................................1

1.1. TÍNH CẤP THIẾT .............................................................................................1
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................2
1.3. PHẠM VI THỰC HIỆN.....................................................................................2
1.4. NỘI DUNG THỰC HIỆN ..................................................................................2
1.4.1.

Thu thập và tổng hợp thông tin, dữ liệu .........................................................2

1.4.2.

Phân tích, đánh giá .........................................................................................2

1.4.3.

Đề xuất các phương án ...................................................................................3

1.5. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN .........................................................................3
1.5.1.


Phương pháp thu thập thông tin, số liệu ........................................................3

1.5.2.

Phương pháp tổng hợp thông tin ....................................................................3

1.5.3.

Phương pháp xử lý số liệu..............................................................................3

1.5.4.

Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia ...................................................3

1.5.5.

Phương pháp phân tích hệ thống ....................................................................3

1.6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ........................................................4
1.6.1.

Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................4

1.6.2.

Ý nghĩa khoa học ...........................................................................................4

Chương 2


TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO.....................5

2.1. SỰ HÌNH THÀNH KHU CƠNG NGHIỆP TÂN TẠO ....................................5
2.1.1.

Hồ sơ pháp lý .................................................................................................5

2.1.2.

Chủ đầu tư ......................................................................................................5

2.1.3.

Thời gian đăng ký hoạt động .........................................................................6

2.1.4.

Diện tích và các phân khu chức năng ............................................................6

2.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ....................................................................................7
2.2.1.

Vị trí địa lý .....................................................................................................7

2.2.2.

Địa hình – Thổ nhưỡng ..................................................................................8

2.2.3.


Khí hậu – Thủy văn ........................................................................................8
ii


2.3. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN .............................................................................10
2.3.1.

Cơ sở hạ tầng................................................................................................10

2.3.2.

Ngành nghề đầu tư .......................................................................................13

2.3.3.

Các sản phẩm hiện hữu ................................................................................14

2.3.4.

Định hướng phát triển ..................................................................................14

Chương 3

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TẠI

KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO .........................................................................15
3.1. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU CƠNG NGHIỆP TÂN TẠO ...............15
3.1.1.

Vị trí các điểm quan trắc chất lượng môi trường .........................................15


3.1.2.

Hiện trạng môi trường nước.........................................................................19

3.1.3.

Hiện trạng mơi trường khơng khí.................................................................32

3.1.4.

Hiện trạng chất thải rắn ................................................................................35

3.2. ĐÁNH GIÁ CƠNG TÁC KIỂM SỐT Ơ NHIỄM TẠI KHU CƠNG
NGHIỆP TÂN TẠO ..................................................................................................38
3.2.1.

Các vấn đề về an tồn trong khu công nghiệp .............................................38

3.2.2.

Về quản lý chất thải rắn ...............................................................................39

3.2.3.

Quản lý nguồn nước .....................................................................................42

3.2.4.

Công tác quản lý khác ..................................................................................56


3.3. NHẬN THỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ................................................57
3.3.1.

Về đăng ký sổ chủ nguồn thải ......................................................................58

3.3.2.

Về tình hình đấu nối nước thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung ......58

3.3.3.

Về xử lý khí thải ơ nhiễm.............................................................................58

Chương 4

ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT...................................60

4.1. CÁC BIỆN PHÁP VỀ MẶT KỸ THUẬT .......................................................60
4.1.1.

Cải thiện công nghệ xử lý nước thải ............................................................60

4.1.2.

Xây dựng trạm quan trắc tự động nước thải đầu vào ...................................62

4.1.3.

Quản lý và xử lý chất thải nguy hại .............................................................64


4.1.4.

Mơ hình “Trung tâm trao đổi chất thải”.......................................................71

4.1.5.

Kiểm sốt ơ nhiễm khơng khí ......................................................................76

4.2. CÁC BIỆN PHÁP VỀ MẶT QUẢN LÝ .........................................................79
4.2.1.

Hồn thiện hệ thống quản lý đối với cơ quan quản lý Nhà Nước ...............79

4.2.2.

Hoàn thiện hệ thống quản lý đối với ban quản lý khu công nghiệp Tân Tạo ..
......................................................................................................................80

KẾT LUẬN .............................................................................................................. 83
iii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BOD 5

Nhu cầu Oxy sinh hóa trong 5 ngày

BQL


Ban quản lý

BVMT

Bảo vệ môi trường

CB-CNV

Cán bộ công nhân viên

CLMT

Chất lượng mơi trường

COD

Nhu cầu Oxy hóa học

CTNH

Chất thải nguy hại

CTR

Chất thải rắn

DN

Doanh nghiệp


HEPZA

Ban quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp Tp.HCM

HTXL

Hệ thống xử lý

KCN

Khu công nghiệp

KCX

Khu chế xuất

KPH

Khơng phát hiện

PCCC

Phịng cháy chữa cháy

QCVN

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

QLMT


Quản lý môi trường

Sở TNMT

Sở Tài nguyên môi trường

TSS

Tổng hàm lượng cặn lơ lửng

SXSH

Sản xuất sạch hơn

TCVN

Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia

XLNT

Xử lý nước thải

iv


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Quy hoạch phân khu chức năng...................................................................6
Bảng 2.2 Thống kê ngành nghề và số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trong khu

công nghiệp Tân Tạo .................................................................................................13
Bảng 3.1 Vị trí các điểm quan trắc chất lượng nước mặt .........................................15
Bảng 3.2 Vị trí các điểm quan trắc chất lượng khơng khí xung quanh.....................16
Bảng 3.3 Thành phần các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt khu công
nghiệp Tân Tạo .........................................................................................................24
Bảng 3.4 Hệ số lưu lượng nguồn thải K f ..............................................................2525
Bảng 3.5 Tình hình phát sinh chất thải rắn ...............................................................35
Bảng 3.6 Thống kê tình hình phát sinh chất thải rắn nguy hại từ một số doanh
nghiệp trong KCN Tân Tạo.......................................................................................36
Bảng 3.7 Khối lượng và thành phần CTNH đang lưu trữ của Công ty Tân Tạo ..3737
Bảng 3.8 Nhận diện các mối nguy hại ..................................................................3939
Bảng 4.1 Thử nghiệm liều lượng hóa chất keo tụ .....................................................61
Bảng 4.2 Thơng số kỹ thuật lò đốt rác FBE .............................................................. 69

v


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Sơ đồ vị trí khu cơng nghiệp Tân Tạo..........................................................7
Hình 2.2 Nhà xưởng và đường nội bộ KCN Tân Tạo...............................................11
Hình 2.3 Đường điện cao thế ....................................................................................12
Hình 2.4 Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia vào các loại hình kinh doanh sản xuất tại khu
cơng nghiệp Tân Tạo .................................................................................................14
Hình 3.1 Sơ đồ quan trắc mơi trường khu cơng nghiệp Tân Tạo .............................18
Hình 3.2 Ngập úng do mưa và triều cường ...............................................................19
Hình 3.3 Rạch Nước Lên đoạn đầu khu cơng nghiệp Tân Tạo và cầu đường C ......20
Hình 3.4 Diễn biến giá trị pH nguồn nước mặt.........................................................20
Hình 3.5 Diễn biến nồng độ tổng chất rắn lơ lửng nguồn nước mặt ........................21
Hình 3.6 Diễn biến nồng độ nhu cầu oxy sinh hóa nguồn nước mặt ........................21
Hình 3.7 Diễn biến nồng độ nhu cầu oxy hóa học nguồn nước mặt .........................22

Hình 3.8 Diễn biến nồng độ Nito, Photpho tổng nguồn nước mặt ...........................22
Hình 3.9 Diễn biến nồng độ Crom III nguồn nước mặt ............................................23
Hình 3.10 Diễn biến giá trị Coliforms nguồn nước mặt ...........................................23
Hình 3.11 Diễn biến nồng độ TSS nước thải sau xử lý ............................................26
Hình 3.12 Diễn biến nồng độ BOD 5 nước thải sau xử lý .........................................26
Hình 3.13 Diễn biến nồng độ COD nước thải sau xử lý ...........................................27
Hình 3.14 Diễn biến nồng độ Nito, Photpho tổng nước thải sau xử lý .....................27
Hình 3.15 Diễn biến nồng độ Amoni nước thải sau xử lý ........................................28
Hình 3.16 Diễn biến nồng độ Clo nước thải sau xử lý .............................................28
Hình 3.17 Diễn biến nồng độ Cianua nước thải sau xử lý ........................................29
Hình 3.18 Diễn biến nồng độ oxit Cr (VI) nước thải sau xử lý ................................29
Hình 3.19 Diễn biến nồng độ oxit Cr (III) nước thải sau xử lý ................................29
Hình 3.20 Diễn biến nồng độ oxit kẽm nước thải sau xử lý .....................................30
vi


Hình 3.21 Diễn biến nồng độ oxit Niken nước thải sau xử lý ..................................30
Hình 3.22 Diễn biến nồng độ oxit sắt nước thải sau xử lý........................................30
Hình 3.23 Diễn biến giá trị Coliforms nước thải sau xử lý.......................................31
Hình 3.24 Tình hình phát sinh tiếng ồn ....................................................................32
Hình 3.25 Diễn biến nồng độ bụi trong khơng khí ...................................................32
Hình 3.26 Diễn biến nồng độ khí SO 2 trong khơng khí............................................33
Hình 3.27 Diễn biến nồng độ khí NO X trong khơng khí ..........................................33
Hình 3.28 Diễn biến nồng độ khí CO trong khơng khí .............................................33
Hình 3.28 Diễn biến nồng độ hơi chì trong khơng khí .............................................34
Hình 3.30 Diễn biến nồng độ các hợp chất hữu cơ bay hơi trong khơng khí ...........34
Hình 3.31 Bảng tun truyền trong KCN Tân Tạo ...................................................38
Hình 3.32 (a, b) các cơng trình xử lý bùn .............................................................4041
Hình 3.33 Hiện trạng lưu trữ bùn ..............................................................................41
Hình 3.34 Hiện trạng quản lý chất thải rắn ...............................................................42

Hình 3.35 Tóm tắt sơ đồ cơng nghệ trạm xử lý nước thải tập trung .........................43
Hình 3.36 Trạm bơm .................................................................................................44
Hình 3.37 Máy lọc rác ...............................................................................................45
Hình 3.38 Bể điều hịa ...............................................................................................45
Hình 3.39 Máy thổi khí bể điều hịa ..........................................................................46
Hình 3.40 Bể trung hịa và keo tụ .............................................................................46
Hình 3.41 Thùng chứa hóa chất ................................................................................47
Hình 3.42 Bơm định lượng .......................................................................................47
Hình 3.43 Bồn pha và tiêu thụ polymer ....................................................................48
Hình 3.44 Bể lắng cặn và tách dầu ............................................................................48
Hình 3.45 Cần gạt váng bọt.......................................................................................49
Hình 3.46 Bể Mul®Tech...........................................................................................49
Hình 3.47 Máy thổi khí bể Mul®Tech......................................................................50
Hình 3.48 Đập tràn răng cưa .....................................................................................50
vii


Hình 3.49 Bể khử trùng .............................................................................................53
Hình 3.50 Điều khiển tự động trạm XLNT ...............................................................54
Hình 3.51 Tủ điều khiển............................................................................................54
Hình 3.52 Cột khói tại một nhà máy trong KCN ..................................................5959
Hình 4.1 Sơ đồ cơng nghệ cải thiện xử lý nước thải .................................................62
Hình 4.2 Quy trình xử lý chất thải nguy hại .............................................................66
Hình 4.3 Sơ đồ cơng nghệ lị đốt rác nguy hại FBE .............................................6767
Hình 4.4 Sơ đồ chuyển hóa, xử lý chất thải ..............................................................69
Hình 4.5 Mơ hình trung tâm trao đổi chất thải..........................................................73
Hình 4.6 Bổ sung vị trí quan trắc chất lượng khơng khí xung quanh .......................77
Hình 4.7 Đốt rác tự phát trong khu cơng nghiệp Tân Tạo ........................................81
Hình 4.8 Đổ rác bừa bãi trong khu cơng nghiệp Tân Tạo ........................................82
Hình 4.9 Hành lang cây xanh ....................................................................................82


viii


Chương 1

MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT
Chúng ta khơng thể phủ nhận rằng các KCN đã đóng vai trị quan tr ọng trong quá
trình phát triển kinh tế - xã hội, là nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng công
nghiệp, tăng khả năng thu hút vốn đầu tư trong và ngồi nước vào phát triển cơng
nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động.
Trước những tín hiệu tích cực trên, khơng chỉ riêng Tp.HCM mà trên khắp Việt
Nam những năm trở lại đây, các KCN liên tục được hình thành và rất nhiều dự án
xây dựng KCN đã được phê duyệt. KCN Tân Tạo là 1 trong số 14 KCX-KCN đang
hoạt động trên địa bàn TP.HCM, với hàng trăm dự án đầu tư, thu hút hàng ngàn lao
động về làm việc, tạo ra kim ngạch xuất khẩu lớn, đóng góp tích cực cho sự phát
triển kinh tế xã hội của thành phố.
Các KCN là nơi tập trung sản xuất, chuyển hóa nguồn tài nguyên thành sản phẩm
và chất thải. Điều này có nghĩa khi đ ẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp thì
lượng chất thải sẽ phát sinh nhiều hơn, nguồn tài nguyên sẽ bị suy giảm ngày một
nhanh chóng tạo sức ép to lớn và là nguyên nhân làm suy thối chất lượng mơi
trường theo đà phát triển cơng nghiệp, một thực trạng chung của các KCN tại nước
ta. Thực tế nội tại mỗi KCN cũng có những vấn đề mâu thuẫn là thực hiện mục tiêu
tăng cường sản xuất công nghiệp, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế…song vẫn phải
đảm bảo chất lượng môi trường, sức khỏe con người và hơn hết là nguồn tài nguyên
cho thế hệ mai sau.
Đã có nhiều bài học cho các nước vì q coi trọng tăng trưởng kinh tế nhanh, tạo
được sự bứt phá lớn, song đã ph ải trả giá đắt về việc làm cạn kiệt và suy thối
nguồn tài ngun, gây ơ nhiễm môi trường trầm trọng. Do vậy, đảm bảo sự hài hồ

giữa lợi ích kinh tế và mơi trường là một bài tốn khó nhưng khơng thể khơng thực
hiện được vì mục tiêu phát triển bền vững, cái đích mà bất kỳ quốc gia nào cũng
muốn hướng đến. Và đó cũng là mục đích mà đề tài “Đánh giá hiện trạng môi
trường khu công nghiệp Tân Tạo và đề xuất biện pháp kiểm soát” muốn hướng
đến: cải thiện chất lượng mơi trường tại các KCN nói chung và tại KCN Tân Tạo
nói riêng, bằng việc xây dựng hệ thống các giải pháp nhằm kiểm sốt ơ nhiễm đảm
bảo cho một nền công nghiệp “sạch” trong tương lai.

1


1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Khảo sát và đánh giá hiện trạng môi trường, công tác quản lý hiện hành của BQL
KCN Tân Tạo.
Đề xuất các biện pháp kiểm soát ô nhiễm, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến mơi
trường. Góp phần hồn thiện cơng tác quản lý tại KCN Tân Tạo.
1.3. PHẠM VI THỰC HIỆN
Đối tượng nghiên cứu: Hiện trạng môi trường KCN Tân Tạo và các giải pháp kiểm
sốt.
Phạm vi nghiên cứu: KCN Tân Tạo, Quận Bình Tân, Tp.HCM
Thời gian nghiên cứu: 3 tháng, từ 19/09/2012 đến 19/12/2012.
1.4. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1.4.1. Thu thập và tổng hợp thơng tin, dữ liệu
Tìm hiểu về KCN Tân Tạo, bao gồm: Thơng tin về chủ đầu tư, vị trí địa lý; Cơ sở
hạ tầng kỹ thuật; Hệ thống các chính sách thu hút đầu tư và một số vấn đề khác có
liên quan.
Tìm hiểu hệ thống các văn bản luật liên quan đến công tác quản lý tại KCN, từ đó
đánh giá hiệu quả thực hiện các quy định tại KCN Tân Tạo, những vấn đề cịn tồn
tại như: cơng tác kiểm tra giám sát cơ sở hạ tầng, quản lý CTR…
Thu thập những kết quả quan trắc chất lượng môi trường tại KCN Tân Tạo như: môi

trường nước (nước mặt, nước thải), mơi trường khơng khí xung quanh, và tình hình
phát sinh chất thải rắn.
1.4.2. Phân tích, đánh giá
Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường KCN Tân Tạo như: Chất lượng nước
mặt khu vực xung quanh KCN (rạch Nước Lên)…, chất lượng mơi trường khơng
khí xung quanh, tình hình phát sinh tiếng ồn và các vấn đề liên quan đến chất thải
rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp và nguy hại phát sinh trong quá trình sản
xuất.
Đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống XLNT tập trung như: Sơ đồ công nghệ,
công suất thiết kế, các thông số chất lượng để đánh giá hiệu suất của hệ thống và so
sánh với QCVN hiện hành.

2


Đánh giá mơ hình quản lý chung tại KCN Tân Tạo như: Thực trạng công tác điều
hành quản lý cũng như một số khó khăn, thuận lợi trong việc hạn chế ô nhiễm.
1.4.3. Đề xuất các phương án
Nghiên cứu ứng dụng mơ hình trung tâm traođ ổi chất thải tại KCN Tân Tạo, đề
xuất một trung tâm trao đổi chất thải ngay tại KCN nhằm giảm rủi ro trong quá trình
vận chuyển, đáp ứng nhanh các nhu cầu và phục vụ công tác tái chế, tái sử dụng
nhằm mục tiêu phát triển nền công nghiệp xanh, sạch.
Đề xuất biện pháp quản lý CTNH đúng quy định và nghiên cứu các phương án xử
lý thích hợp đem lại hiệu quả cao nhất thỏa mãn cả yếu tố kinh tế và môi trường.
Đề xuất xây dựng bể keo tụ kết hợp lắng để xử lý nước thải chưa đạt chuẩn và có
thể nâng cao chất lượng nước thải sau xử lý.
1.5. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
1.5.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu
Khảo sát hiện trạng, tìm kiếm, thu thập số liệu thông qua hồ sơ, tài liệu của các báo
cáo, kế thừa các kết quả, cơng trình nghiên cứu thực tiễn của các đề tài khoa học,

các chương trình có liên quan.
1.5.2. Phương pháp tổng hợp thông tin
Tổng hợp các thông tin có được và bằng sử dụng một số phương pháp thống kê để
phục vụ công tác lưu trữ và truyền tải thông tin. Đồng thời nghiên cứu các văn bản
pháp lý, các tài liệu, số liệu có liên quan đến nội dung của đề tài.
1.5.3. Phương pháp xử lý số liệu
Phân tích các số liệu, dữ liệu có được, nhằm tiến hành chọn lọc, đánh giá và phân
loại sao cho số liệu ấy đặc tả được hết tính chất và đặc tính vốn có của nó một cách
dễ hiểu, dễ thể hiện thơng qua các bảng biểu, mơ hình.
1.5.4. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia
Trong quá trình thực hiện đề tài, việc sai sót là khó có thể tránh khỏi. Vì vậy để
giảm thiểu những sai sót ấy cần những hướng dẫn từ những người có kinh nghiệm,
am hiểu những lĩnh vực có liên quan.
1.5.5. Phương pháp phân tích hệ thống
Để đánh giá tính phù hợp, hay khả năng có thể áp dụng một phương án nào đó, ta
cần xét đến tính khả thi của vấn đề trước khi tiến hành trong thực tiễn…giúp hạn
3


chế hoặc loại bỏ những mặt bất lợi dựa vào những chương trình phịng tránh trư ớc
khi triển khai thực hiện một dự án.
1.6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1.6.1. Ý nghĩa thực tiễn
Góp phần vào việc giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc hiện nay tại KCN Tân
Tạo, giúp BQL khắc phục những sai sót trong quản lý chất thải từ đó có kế hoạch
xây dựng những chương trình QL cụ thể.
Là cơ sở để áp dụng hệ thống các phương án, giải pháp kiểm soát toàn diện phù hợp
cho các KCN, khu chế xuất, cụm cơng nghiệp trên địa bàn Tp.HCM nói riêng và
trên khắp Việt Nam nói chung.
Ngồi ra đề tài cịn góp phần vào công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên

thiên nhiên, hướng đến một nền công nghiệp phát triển bền vững và thân thiện hơn
với môi trường.
1.6.2. Ý nghĩa khoa học
Là nguồn tài liệu quý giá phục vụ cho những cơng trình nghiên cứu sau này.

4


Chương 2

TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO
Trong chương này sẽ tổng quan các thông tin về đối tượng nghiên cứu như về sự
hình thành KCN Tân Tạo (hồ sơ pháp lý, chủ đầu tư, thời gian hoạt động, diện tích
và các phân khu chức năng); về điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, địa hình – thổ
nhưỡng, khí hậu – thuỷ văn) và tình hình phát tri ển của KCN (cơ sở hạ tầng, các
ngành nghề thu hút đầu tư, các dịch vụ hiện có trong KCN, kế hoạch phát triển
trong tương lai).
Các thông tin sẽ cung cấp cơ sở thực tiễn cho việc hình thành các giải pháp ngăn
ngừa ô nhiễm ở các chương tiếp theo…
2.1. SỰ HÌNH THÀNH KHU CƠNG NGHIỆP TÂN TẠO
2.1.1. Hồ sơ pháp lý
KCN Tân Tạo là một trong những KCN tập trung đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí
Minh. Được thành lập theo Quyết định số 906/TTg ngày 30/11/1996 (Khu Hiện
Hữu) và Quyết định số 752/QĐ-TTg ngày 16/08/2000 (Khu Mở Rộng) của Thủ
tướng Chính phủ.
2.1.2. Chủ đầu tư
Cơng ty Cổ Phần đầu tư công nghiệp Tân Tạo – ITACO
(gọi tắt là Công ty Tân Tạo) được thành lập theo giấy
phép số 3192/GP-TLDN ngày 04/12/1996 của Ủy Ban
Nhân Dân Tp.HCM.

Địa chỉ: Lô 60, Đường số 2, Phường Tân Tạo A, KCN
Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại:
Fax:
Email:

(+84.8) 37505171/2/3/4 – 37508235/6

(+84.8) 37508237
Website:

www.tantaocity.com

Chức năng, nhiệm vụ: Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN, cho thuê
hoặc bán nhà xưởng do Công ty xây dựng, kinh doanh các dịch vụ trong KCN, theo
dõi vấn đề môi trường trong KCN và một số lĩnh vực đầu tư khác.

5


2.1.3. Thời gian đăng ký hoạt động
Dự kiến trong 50 năm;
Khu Hiện Hữu: bắt đầu từ năm 1997; Khu Mở Rộng: bắt đầu từ năm 2000.
2.1.4. Diện tích và các phân khu chức năng
Tổng diện tích KCN: 444 ha. Trình bày trong bảng sau:
Bảng 2.1 Quy hoạch phân khu chức năng
Khu Hiện Hữu (181,8 ha)

Khu Mở Rộng (262,25 ha)


Tỷ lệ đất đã cho thuê: 100%

Tỷ lệ đất đã cho thuê: còn 10,6 ha đất cho thuê

Đất xây dựng nhà xưởng sản xuất: 100 Đất xây dựng xí nghiệp cơng nghiệp: 141,18 ha
ha
Đất xây dựng cơng trình phụ trợ: 4 ha

Đất xây dựng trung tâm cơng trình cơng cộng:
5,85 ha

Cây xanh tập trung: 50 ha

Đất cây xanh: 19,29 ha

Giao thông: 22 ha

Giao thông: 67,05 ha

Kho tàng, bãi nguyên vật liệu, phế liệu: Đất xây dựng kho bãi: 2,78 ha
5,8 ha
Hành lang an toàn điện: 23,33 ha
Đất dành cho xử lý rác và vệ sinh môi trường:
2,77 ha
Mật độ xây dựng trong từng khu chức năng
Khu sản xuất, nhà máy, kho hàng: 60%

Khu dịch vụ công cộng: 40%;

Tầng cao xây dựng

Khu sản xuất, nhà máy, kho tàng: 1 ÷ 2 Khu dịch vụ cơng cộng: 1 ÷ 3 tầng
tầng
Hệ số sử dụng đất
Khu sản xuất, nhà máy, kho hàng: 0,48 ÷ Khu dịch vụ công cộng: 1,2
0,72

Nguồn: Tổng quan khu công nghiệp Tân Tạo, Hepza.

6


2.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.2.1. Vị trí địa lý

Hình 2.1 Sơ đồ vị trí khu cơng nghiệp Tân Tạo
KCN Tân Tạo nằm ở phía Tây TpHCM, thuộc phường Tân Tạo A, quận Bình Tân.
Với chiều dài mặt tiền 3,5 km chạy dọc theo Quốc lộ 1A. Đây là con đường huyết
mạch nối từ Nam ra Bắc, đi về các tỉnh miền Tây Nam Bộ, hiện nay đã đư ợc mở
rộng 60 m. Là địa điểm đầu mối quan trọng cho việc phát triển kinh tế, giao thông
của các tỉnh miền Tây, gần khu dân cư, lực lượng lao động tại chỗ dồi dào và có thể
cung cấp nơi ăn ở cho CB-CNV cũng như việc phát triển đặc khu kinh tế và thương
mại của Thành phố .
Cách trung tâm Thành Phố khoảng 15 km, cách sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 12
km, cách cảng Sài Gòn khoảng 17 km.
KCN Tân Tạo được giới hạn bởi:
- Phía Đơng là xa lộ vành đai Quốc lộ 1A giới hạn bởi hành lang cách ly tuyến điện
500 KV, đoạn từ cầu An Lập đến ngã tư Bà Hom;
- Phía Tây là đường Nguyễn Cửu Phú, trung tâm có rạch Nước Lên (chảy vào sơng
Chợ Đệm tại cảng Phú Định);
- Phía Bắc là Tỉnh lộ 10 nối liền khu vực Quận 6 với KCN Lê Minh Xuân hướng đi

huyện Đức Hoà tỉnh Long An, và tiếp giáp với khu tái định cư hoán đổi đất;

7


- Phía Nam là nơi giao nhau giữa xa lộ vành đai và rạch Nước Lên tại cầu An Lập
và tuyến đường Trần Đại Nghĩa.
Trong tương lai, theo kế hoạch phát triển của thành phố Hồ Chí Minh, KCN Tân
Tạo có những thuận lợi sau:
Nằm cạnh vùng đơ thị mới phía Tây – Nam thành phố; Cạnh tuyến đường Xuyên Á
và cao tốc Sài Gòn – Trung Lương; Gần ga và tuyến đường sắt metro (dự kiến).
2.2.2. Địa hình – Thổ nhưỡng
Gần phía Bắc khu đất có kênh thuỷ lợi (kênh Lương Bèo) cắt ngang, là tuyến thốt
nước chính của lưu vực phía Đơng xa lộ vành đai để đổ vào rạch Nước Lên và chia
thành 2 khu vực:
Khu vực phía Bắc kênh Lương Bèo có địa hình tương đ ối cao, độ cao trung bình
khoảng 1,8 m;
Khu vực phía Nam kênh Lương Bèo với độ cao trung bình là 1,0 – 1,7 m. cao độ
phần ngập nước trung bình là 0,2 m;
Nhìn chung KCN Tân Tạo thuộc địa phận phường Tân Tạo nên có địa hình tương
đối thấp so với các phường khác trong Quận, tuy nhiên địa chất khu vực này là dạng
đất cứng thích hợp để xây dựng các cơng trình và đầu tư cơ sở hạ tầng cho KCN.
Về thổ nhưỡng chủ yếu là đất phù sa và đất phèn, đất thịt chiếm tỷ lệ khá nhỏ và
phân bố rời rạc.
2.2.3. Khí hậu – Thủy văn
Nằm trên địa bàn Tp.HCM, điều kiện khí hậu thuỷ văn quận Bình Tân mang các đặc
tính đặc trưng của Tp.HCM như: Khí hậu ơn hồ, mang tính chất khí hậu cận nhiệt
đới, gió mùa của vùng đồng bằng hằng năm có hai mùa õr r ệt là mùa khơ và mùa
mưa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 05 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến
tháng 04 năm sau.

2.2.3.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình năm: 27,9oC;
Nhiệt độ cao nhất ghi nhận được: 31,6oC;
Nhiệt độ thấp nhất ghi nhận được: 26,5oC;
Biến thiên nhiệt độ giữa ngày và đêm từ 5 -10oC;

8


Nhiệt độ khơng khí cao thường ghi nhận được vào khoảng giữa mùa khô và mùa
mưa (tháng 3 đến tháng 5);
Nhiệt độ khơng khí trên 29oC thường xảy ra khơng quá 13 - 20 ngày/tháng;
Nhiệt độ thấp hơn 29oC không quá 10 - 17 ngày/tháng.
2.2.3.2. Độ ẩm tương đối
Độ ẩm khơng khí cũng như nhi ệt độ khơng khí là một trong những yếu tố tự nhiên
ảnh hưởng trực tiếp đến các q trình chuyển hóa và phát tán các chất ơ nhiễm trong
khí quyển
Độ ẩm tương đối cao nhất: 82 – 86% (ghi nhận được vào các tháng mùa mưa);
Độ ẩm tương đối thấp nhất: 40 – 65% (ghi nhận được vào các tháng mùa khơ);
Độ ẩm trung bình năm: 78%.
2.2.3.3. Lượng bốc hơi nước
Lượng bốc hơi trong năm khá lớn, chiếm 51,3% lượng mưa trung bình năm, lư ợng
bốc hơi trong các tháng nắng là 5 - 6 mm/ngày, trong các tháng mưa là 2 - 3
mm/ngày. Do lượng bốc hơi trong mùa khô khá cao nên lượng nước mặt bị giảm
đáng kể làm gia tăng độ phèn và độ mặn ở các vùng trũng.
Lượng bốc hơi cao nhất ghi nhận được: 1.398 mm/năm;
Lượng bốc hơi thấp nhất ghi nhận được: 1.216 mm/năm;
Lượng bốc hơi trung bình: 1.279,4 mm/năm.
2.2.3.4. Chế độ mưa
Chế độ mưa cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt, khi mưa rơi sẽ cuốn theo

bụi và các chất ơ nhiễm có trong khí quyển cũng như các chất ô nhiễm trên mặt đất
nơi nước mưa chảy tràn qua, đổ ra hệ thống thoát nước, các kênh rạch.
Lượng mưa hàng tháng cao nhất: 337 mm vào tháng 9;
Lượng mưa hàng tháng thấp nhất: 7 mm vào tháng 2;
Số ngày mưa cao nhất trong một tháng: 22 ngày;
Lượng mưa cao nhất ghi nhận được: 2.247,7 mm/năm;
Lượng mưa thấp nhất ghi nhận được: 1.654,3 mm/năm;
Lượng mưa trung bình năm: 1.989 mm;
Số ngày mưa hàng năm: 162 ngày/năm;
9


Mùa mưa chiếm khoảng 80 - 85% tổng lượng mưa.
2.2.3.5. Bức xạ mặt trời
Tp.HCM nằm ở vĩ độ thấp, vị trí mặt trời ln cao và ít thay đổi qua các tháng trong
năm, do vậy chế độ bức xạ rất phong phú và ổn định.
Tổng lượng bức xạ trong năm : 142 – 152 Kcal/cm2;
Lượng bức xạ cao nhất : 15,69 Kcal/cm2;
Lượng bức xạ thấp nhất : 11,37 Kcal/cm2.
2.2.3.6. Nắng
Số giờ nắng trung bình năm: 2.488 giờ;
Số giờ nắng cao nhất (từ tháng 1 đến tháng 3): 12,4 giờ/ngày;
Số giờ nắng thấp nhất (từ tháng 6 đến tháng 9): 5,5 giờ/ngày.
2.2.3.7. Gió
Trong vùng có 3 hướng gió chính (Đơng Nam, Tây Nam và Tây) lần lượt xen kẽ
nhau từ tháng 5 đến tháng 10. Khơng có hướng gió nào chiếm ưu thế. Tốc độ gió
chênh lệch từ 2,1 – 3,6 m/s (gió Tây); từ 2,4 – 3,7 m/s (gió Đơng).
2.3. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN
2.3.1. Cơ sở hạ tầng
Cơng ty Tân Tạo bắt đầu triển khai và xây dựng ISO 9002:1994 vào năm 2001 và

xây dựng ISO 14001 vào đầu năm 2003. Đây là thời kì chuyển đổi mạnh mẽ
phương pháp quản lý mới theo tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng và môi
trường. Tiêu chuẩn ISO 14001 đã xây dựng hoàn tất và được cấp giấy chứng nhận
trong năm 2003. Sau khi xây dựng và áp dụng hệ thống ISO 14001, công ty đã tăng
được thị phần và doanh thu, sử dụng hợp lý các nguồn lực, nâng cao chất lượng sản
phẩm, giảm giá thành, nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng. Từ đó, khách hàng tin
tưởng hơn và xây dựng được các biện pháp cải tiến.
Về cấu trúc khu vực nhà xưởng có thiết kế chung như sau:
Diện tích xưởng xây dựng: 1.000 – 1.200 m2; Trang bị hệ thống phịng cháy chữa
cháy cho tồn xưởng; Chiều cao xưởng: 12 m; Nền bê tông, mái lợp tôn, tường cao
8 m trong đó tường gạch 3,5 m và bằng tôn 4,5 m.

10


2.3.1.1. Hệ thống đường nội bộ
Xây dựng hệ thống đường riêng biệt gồm đường chính và đường phụ được quy
hoạch đạt tiêu chuẩn quốc tế và xây dựng hoàn chỉnh với tải trọng lớn, giúp giao
thông vận chuyển trong KCN được an toàn và kết nối với hệ thống giao thông các
trục giao thông đối ngoại như Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Cửu Phú.
Khu Hiện Hữu:
- Hệ thống trục chính: Rộng: 12 - 15 m; Số làn xe: 4
- Hệ thống giao thông trục nội bộ: Rộng: 17 - 20 m; Số làn xe: 4
Khu Mở Rộng:
Đường trung tâm có lộ giới 30m, đường số 11 (từ đường Tân Tạo đến đường Trần
Đại Nghĩa), đường Tân Tạo (từ đường số 7 đến đường số 11), đường 5B đều có lộ
giới 30 m. Đường Tân Tạo (từ đường số 7 đến cuối rạch phía bắc), đường số 4,
đường số 7, đường số 8, đường số 9, đường số 10, đường số 11 từ đường Tân Tạo
đến đường Nước Lên) có lộ giới 20 m. Lộ giới đường 5A là 18,5 m; Đường Nước
Lên lộ giới 16 m.


Hình 2.2 Nhà xưởng và đường nội bộ KCN Tân Tạo
2.3.1.2. Cơng trình thốt nước
Có 2 hệ thống riêng biệt được thiết kế và xây dựng hồn thiện gồm hệ thống thốt
nước mưa và hệ thống thoát nước thải.
2.3.1.3. Mạng lưới điện
Được cấp điện từ trạm biến áp 110/15 KV Chợ Lớn, trạm biến áp Phú Lâm và hệ
thống điện cung cấp riêng cho các KCN (điện áp ổn định trong khoảng 5%). Ngồi
ra, cơng ty Tân Tạo liên doanh với nước ngoài xây dựng một nhà máy phát điện độc
lập tại KCN hiện đang được triển khai thực hiện. Nhà máy điện độc lập cùng với

11


mạng lưới điện quốc gia sẽ đảm bảo cung cấp điện đầy đủ và ổn định nhu cầu sử
dụng điện cho KCN.

Hình 2.3 Đường điện cao thế
2.3.1.4. Nguồn nước cấp
Là KCN đầu tiên trong thành phố được cung cấp từ hệ thống nước máy của Thành
phố. Hai nhà máy cung cấp nước chính là: nhà máy nước ngầm Bình Trị Đông với
lưu lượng 12.000 m3/ngày và nhà máy nước ngầm Hóc Mơn.
2.3.1.5. Trạm xử lý nước thải và hệ thống ống dẫn
Phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng trên thế giới và đảm bảo yêu cầu theo luật định.
2.3.1.6. Hệ thống thông tin liên lạc
KCN Tân Tạo được thiết lập mạng lưới viễn thông hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế,
đáp ứng đầy đủ và nhanh chóng nhu cầu thơng tin liên lạc trong nước và quốc tế của
các nhà đầu tư.
Hiện đại phục vụ nhu cầu truyền thông đa dịch vụ từ truyền dữ liệu, internet, điện
thoại, fax …

2.3.1.7. Kho ngoại quan
Với quy mơ diện tích 64.000 m2 trong đó có 24.000 m2 có mái che tạo điều kiện
thuận lợi cho các hoạt động xuất nhập khẩu của các nhà máy.
2.3.1.8. Các tiện ích khác
Ngân hàng, bảo hiểm, trạm phòng cháy chữa cháy, trạm y tế, trung tâm kho vận,
trạm biến áp, nhà ăn cho công nhân, hồ bơi, sân tennis, đào tạo dạy nghề,…
12


2.3.2. Ngành nghề đầu tư
Các ngành nghề đầu tư vào KCN Tân Tạo chủ yếu là các ngành nghề như: cơng
nghiệp cơ khí; điện, điện tử; dệt, may, nhuộm; da giày; chế biến nơng sản, lương
thực thực phẩm; hố mỹ phẩm; dụng cụ y tế; chế biến gỗ, giấy, nhựa, cao su, thuỷ
tinh; vật liệu xây dựng, thực phẩm và các ngành dịch vụ…
Theo số liệu thống kê hiện tại có khoảng 236 DN đăng ký hoạt động tại KCN Tân
Tạo. Các ngành nghề đầu tư vào KCN Tân Tạo được liệt kê theo bảng sau:
Bảng 2.2 Thống kê ngành nghề và số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trong khu
công nghiệp Tân Tạo
STT

Ngành nghề sản xuất

Số lượng doanh nghiệp

1

Giấy và bao bì

16


2

Cơ khí, gia cơng vật liệu

31

3

May mặc, may túi xách, giày…

17

4

Dệt, nhuộm, thuộc da

13

5

Điện – điện tử

11

6

Dược phẩm

04


7

Hàng gia dụng và văn phòng phẩm

11

8

Chế biến gỗ, sản phẩm gỗ, trang trí nội ngoại thất

16

9

Xây dựng, vật liệu xây dựng

04

10

Xi mạ, điện phân

06

11

Sản phẩm nhựa, cao su

17


12

Hóa chất

07

13

Kim loại

09

14

Chế biến thủy sản, thức ăn gia súc

13

15

Thực phẩm bánh kẹo, nước giải khát

12

16

Thuốc lá

03


17

Các ngành nghề dịch vụ

34

Tổng cộng

224

(Nguồn: Danh mục các nhà đầu tư, 2012)

13


Trong KCN Tân Tạo tập trung khá đầy đủ các ngành nghề kinh doanh sản xuất.
Trong đó:
Cơng nghiệp cơ khí chẳng hạn như: gia công vật liệu, sản xuất phụ tùng xe máy, ốc
vít, khn mẫu;
Cơng nghiệp hố chất như: mực in, chất tẩy rửa và hóa mỹ phẩm;
Các ngành nghề dịch vụ khác như kinh doanh dịch vụ kho bãi, dịch vụ vận tải, tín
dụng-ngân hàng và một số dịch vụ khác.
2.3.3. Các sản phẩm hiện hữu
Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng trong KCN Tân Tạo; Cho thuê đất đã
xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp, dân dụng, giao thông;
Dịch vụ giao nhận hàng hoá và dịch vụ cho thuê kho bãi; Xây dựng các cơng trình
điện đến 35 KV;
Dịch vụ truyền số liệu, truyền tin điện tử, truy cập từ xa và các phương thức khác;
Cung cấp dịch vụ truy cập internet (ISP), internet (OSP); Các dịch vụ lưu trữ và
cung cấp thông tin; Dịch vụ tư vấn pháp luật thực hiện các thủ tục về đầu tư, ưu đãi

đầu tư; Làm thủ tục xuất nhập khẩu và nhận ủy thác xuất nhập khẩu, ngoại thương,
bảo hiểm, ngân hàng, chuyển giao công nghệ; Dịch vụ giới thiệu đối tác đầu tư.
2.3.4. Định hướng phát triển
2.3.4.1. Khu vực Hiện Hữu
Triển khai thu phí bảo vệ môi trường; Đồng thời tiếp tục công tác quản lý, giám sát
thường xuyên. Diễn tập ứng phó với sự cố cháy nổ.
2.3.4.2. Khu vực Mở Rộng
Thực hiện quan trắc môi trường KCN để giám sát và báo cáo chất lượng môi trường
định kỳ; Tiếp tục phủ xanh các tuyến đường, khu vực công cộng trong KCN;
Xây dựng tiêu chuẩn xả thải và các tiêu chuẩn khác về chất thải rắn và vệ sinh môi
trường cho các nhà đầu tư vào khu Mở Rộng;
Vận hành, giám sát trạm XLNT tập trung cho khu Mở Rộng, hoàn chỉnh lấp đầy
100% diện tích cho thuê tại khu Mở Rộng;
Triển khai và kế thừa các hoạt động hữu ích mà KCN đã áp d ụng thành công ở khu
Hiện Hữu.

14


Chương 3

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
TẠI KHU CÔNG NGHIỆP TÂN TẠO
Để giải quyết các vấn đề về môi trường, trước tiên cần phải đánh giá hiện trạng môi
trường và công tác quản lý tại KCN Tân Tạo. Vấn đề này sẽ được trình bày trong
chương 3, làm cơ sở cho các đề xuất giải pháp kiểm sốt, ngăn ngừa ơ nhiễm. Nội
dung trình bày bao gồm: Các vấn đề liên quan đến môi trường ở KCN như nhận
thức về môi trường của các DN, hiện trạng mơi trường nước, khơng khí, hiện trạng
chất thải rắn, chất thải nguy hại, quy hoạch cây xanh và phòng chống, khắc phục
các sự cố mơi trường.

3.1. HIỆN TRẠNG MƠI TRƯỜNG KHU CƠNG NGHIỆP TÂN TẠO
3.1.1. Vị trí các điểm quan trắc chất lượng mơi trường
3.1.1.1. Vị trí quan trắc chất lượng nước mặt
Nguồn nước mặt chính của KCN Tân Tạo là Rạch Nước Lên chảy vào sông Chợ
Đệm. Nguồn nước này hiện ơ nhiễm nghiêm trọng và khơng có giá trị khai thác sử
dụng cho mục đích cấp nước, tưới tiêu hay ni trồng thủy hải sản.
Kết quả phân tích chất lượng nước được lấy tại 7 vị trí như bảng sau:
Bảng 3.1 Vị trí các địa điểm quan trắc chất lượng nước mặt
Ký hiệu

Vị trí trên rạch Nước Lên

Kinh độ

Vĩ độ

NM1

Đoạn tiếp giáp với đường A

106°35'15"

10°44'55"

NM2

Đoạn giao nhau giữa đường số 10 và đường số 9

106°35'23"


10°44'47"

NM3

Đầu đường Nước Lên trước trạm XLNT

106°35'27"

10°44'37"

NM4

Cầu đường C, sau trạm XLNT

106°35'30"

10°44'15"

NM5

Đầu đường 10

106°35'39"

10°43'58"

NM6

Đoạn giữa đường 1A


106°35'53"

10°43'50"

NM7

Đoạn đường 1A và cầu An Lập

106°36'06"

10°43'46"

Vị trí ký hiệu NM1 đoạn đầu nằm trước KCN: Để đánh giá chất lượng nước rạch
Nước Lên trước khi chảy vào KCN Tân Tạo, những tác động từ các nguồn gây ô
nhiễm do hoạt động sinh hoạt của khu dân cư và các cơ sở sản xuất phía đầu nguồn.
Là cơ sở để so sánh, đánh giá sự thay đổi chất lượng khi chịu sự tác động từ hoạt
động kinh doanh sản xuất của các DN tại đây.

15


×