Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Báo cáo " Vấn đề lao động phục vụ trong cơ quan nhà nước " pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.47 KB, 5 trang )


44 - Tạp chí luật học
nghiên cứu - trao đổi

Nguyễn Xuân Thu *
1. Lao động phục vụ đợc đề cập ở bài
viết này là khái niệm chỉ những ngời lao
động làm việc tại các bộ phận phục vụ, dịch
vụ trong các cơ quan hành chính nhà nớc từ
cấp huyện trở lên; cơ quan đại diện nớc
Cộng hòa XHCN Việt Nam ở nớc ngoài;
các đơn vị sự nghiệp hoạt động bằng kinh phí
do ngân sách nhà nớc cấp; các cơ quan, tổ
chức khác sử dụng kinh phí do ngân sách nhà
nớc cấp nh Văn phòng Chủ tịch nớc, Văn
phòng Quốc hội, Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, Toà án nhân dân tối cao (sau đây gọi
tắt là các cơ quan nhà nớc). Cụ thể là những
ngời lao động làm các công việc sau:
(1)

- Sửa chữa, bảo trì đối với hệ thống cấp
điện, cấp thoát nớc ở công sở, xe ô tô và các
loại máy móc, thiết bị khác đang đợc sử
dụng trong các cơ quan nhà nớc;
- Lái xe;
- Bảo vệ;
- Vệ sinh;
- Trông giữ phơng tiện đi lại của cán bộ,
công chức và khách đến làm việc với cơ
quan;


- Các công việc khác nh nấu ăn tập thể,
tạp vụ, mộc, nề, chăm sóc và bảo vệ cảnh
quan trong cơ quan
2. Trớc đây, phần lớn những ngời lao
động này làm việc trong biên chế nhà nớc,
chịu sự điều chỉnh chung của pháp luật về
cán bộ, công chức nhà nớc. Trong những
năm gần đây, do yêu cầu cấp thiết của việc
nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà
nớc, Nhà nớc ta đ tiến hành nhiều biện
pháp đồng bộ nh hoàn thiện hệ thống pháp
luật, xác định và điều chỉnh lại chức năng,
nhiệm vụ của các cơ quan nhà nớc; xác
định một cách tơng đối rõ ràng, hợp lí mối
quan hệ công tác giữa các cơ quan nhà nớc;
nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ quản lí;
rà soát, sắp xếp và tinh giản biên chế nhà
nớcTrong đó, Nhà nớc đ xác định
phơng án mới phù hợp trong việc sử dụng
lao động phục vụ trong các cơ quan nhà
nớc.
Theo quy định của Nghị quyết số
16/2000/NQ-CP ngày 18/10/2000 của
Chính phủ về việc tinh giản biên chế trong
các cơ quan hành chính nhà nớc, đơn vị
sự nghiệp và Nghị định số 68/2000/NĐ-CP
ngày 17/11/2000 của Chính phủ về việc
thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công
việc trong cơ quan hành chính nhà nớc, đơn
vị sự nghiệp thì lao động phục vụ trong các

cơ quan nhà nớc đợc phân thành 3 nhóm
với 3 hớng giải quyết nh sau:
+ Thứ nhất, vẫn tiếp tục sử dụng trong
biên chế nhà nớc những ngời làm bảo vệ ở
các cơ quan: Văn phòng Chính phủ, ngân
hàng nhà nớc, kho bạc nhà nớc, kho ấn chỉ
hải quan, kho ấn chỉ thuế; lái xe cho các
chức danh quy định tại Điều 5, 6, Quyết định
số 122/1999/QĐ-TTg ngày 10/5/1999, lái xe
* Giảng viên Khoa pháp luật kinh tế
Trờng đại học luật Hà Nội


nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học - 45

chuyên dùng chuyên chở tiền của ngân hàng
nhà nớc, kho bạc nhà nớc.
(2)

Những công việc nói trên có tầm quan
trọng đối với nền kinh tế quốc dân, an ninh,
quốc phòng, đòi hỏi tinh thần trách nhiệm và
ý thức tổ chức kỉ luật cao của những ngời
lao động. Vì thế, việc tiếp tục sử dụng lao
động trong biên chế nhà nớc để thực hiện
những công việc đó là phù hợp.
+ Thứ hai, áp dụng chế độ hợp đồng đối
với tất cả những ngời lao động còn lại (trừ
những đối tợng thuộc nhóm 3), bao gồm

những ngời lao động kí hợp đồng lao động
trớc và sau ngày Nghị định số 25/CP ngày
23/5/1993 của Chính phủ có hiệu lực pháp
luật, nay vẫn tiếp tục làm việc; những ngời
lao động đợc tuyển dụng vào biên chế nhà
nớc trớc và sau ngày Nghị định số 25/CP
có hiệu lực pháp luật (chuyển từ biên chế
sang áp dụng chế độ hợp đồng)
(3)
và những
cá nhân, tổ chức khác khi các cơ quan nhà
nớc có nhu cầu.
Đối với nhóm này cần lu ý một số
vấn đề sau:
- Để giải quyết các công việc phục vụ,
ngoài việc dùng hình thức hợp đồng lao
động, các cơ quan nhà nớc có thể sử dụng
hợp đồng kinh tế, hợp đồng thuê khoán tài
sản, hợp đồng dịch vụ trong đó cần đặc
biệt lu ý đến quyền lợi của những ngời lao
động làm việc theo hợp đồng lao động không
xác định thời hạn tại cơ quan. Ngoài những
quy định ghi trong mẫu hợp đồng lao động
ban hành kèm theo Quyết định số
207/LĐTBXH ngày 02/4/1993, những ngời
lao động này còn đợc hởng các chế độ,
chính sách nh cán bộ, công chức trong cơ
quan nhà nớc, bao gồm đợc áp dụng bảng
lơng hành chính quy định tại Nghị định số
25/CP ngày 23/5/1993 để xếp lơng theo

ngạch; đợc nâng bậc lơng theo thâm niên
quy định; đợc điều chỉnh mức lơng khi
Chính phủ điều chỉnh mức lơng tối thiểu
hoặc theo thang, bảng lơng mới do cải cách
chính sách tiền lơng; đợc tham gia học tập,
bồi dỡng theo yêu cầu của cơ quan; đợc
hởng các chính sách về bảo hiểm x hội,
bảo hiểm y tế; nếu đợc cơ quan cử đi nớc
ngoài thì đợc hởng các quyền lợi nh cán
bộ, công chức
- Cá nhân, tổ chức kí hợp đồng để làm
các công việc phục vụ không thuộc chỉ tiêu
biên chế, quỹ tiền lơng của cơ quan nhà
nớc đó.
- Kinh phí để thực hiện các hợp đồng này
do ngân sách nhà nớc đảm bảo và đợc bố
trí trong dự toán ngân sách nhà nớc hàng
năm giao cho các cơ quan nhà nớc.
+ Thứ ba, cho thôi việc và giải quyết
chế độ thôi việc đối với những ngời lao
động không đủ điều kiện chủ thể (để tiếp
tục hoặc chuyển sang kí hợp đồng lao động)
theo quy định tại mục 1 phần III Thông t
số 15/2001/TT-BTCCBCP ngày 11/4/2001
hớng dẫn Nghị định số 68/CP và những
ngời lao động dôi d sau khi rà soát lại chức
năng, nhiệm vụ và sắp xếp lại lao động phụ
vục trong các cơ quan nhà nớc (tinh giản
biên chế nhà nớc theo Nghị quyết số 16/CP
và Thông t liên tịch số 73/2000/TTLT-

BTCCBCP-BTC ngày 28/12/2000 hớng dẫn
thực hiện Nghị quyết số 16/CP).
(4)
Đối với nhóm này cần lu ý một số
vấn đề sau:
- Cần rà soát, phân loại và xác định chính
xác đối tợng cần giải quyết cho thôi việc.

46 - Tạp chí luật học
nghiên cứu - trao đổi
Chẳng hạn, những ngời lao động tự nguyện
xin thôi việc, không đủ điều kiện chủ thể
giao kết hợp đồng theo nhóm II, ý thức tổ
chức kỉ luật kémthì nên đa vào đối tợng
cho thôi việc.
- Đối với những ngời đang trong thời
gian điều trị, điều dỡng tại bệnh viện có xác
nhận của giám đốc bệnh viện; đang trong
thời gian bị xem xét xử lí kỉ luật hoặc truy
cứu trách nhiệm hình sự; phụ nữ đang mang
thai hoặc đang nuôi con nhỏ dới 12 tháng
tuổi thì cha giải quyết tinh giản biên chế.
- Những ngời là anh hùng, thơng, bệnh
binh đợc xếp hạng; là vợ hoặc chồng liệt sĩ;
có vợ hoặc chồng đ thực hiện chính sách
giảm biên chế lần này; những trờng hợp là
ngời duy nhất phải nuôi sống gia đình; con
liệt sĩ, con thơng binh hạng 1/4 và 2/4
không thuộc diện phải tinh giản biên chế (trừ
trờng hợp họ tự nguyện xin giải quyết chế

độ thôi việc).
- Cần giải quyết đúng và nhanh chóng
chế độ cho những ngời lao động này (chế
độ bảo hiểm x hội, chế độ trợ cấp một lần
do ngân sách nhà nớc chi trả).
(5)

3. Phơng án giải quyết lao động phục vụ
trong các cơ quan nhà nớc nh trên là hợp
lí. Song do rất nhiều lí do chủ quan và
khách quan mà thời gian qua nhiều cơ quan
cha thực hiện hoặc thực hiện cha triệt để
phơng án trên. Vấn đề cấp bách đặt ra hiện
nay là các cơ quan phải làm hết trách nhiệm
của mình, đảm bảo tính nghiêm minh của
pháp luật và góp phần nâng cao hiệu quả
quản lí của Nhà nớc. Để thực hiện có hiệu
quả, theo chúng tôi, các cơ quan nhà nớc
cần thực hiện tốt mấy việc sau đây:
+ Thứ nhất, các cơ quan nhà nớc phải
nghiêm chỉnh thực hiện Nghị quyết số
16/2000/NQ-CP ngày 18/10/2000 và Nghị
định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 về
việc chuyển các lao động phục vụ từ biên chế
nhà nớc sang áp dụng chế độ hợp đồng
(trừ những đối tợng theo quy định vẫn
tiếp tục áp dụng biên chế nhà nớc nh
đ đề cập ở trên).
Khi thực hiện phần việc này, cần phải
phân loại công việc thành hai nhóm tơng

ứng với hai cách giải quyết khác nhau:
- Nhóm những công việc mang tính
thờng xuyên nh lái xe, bảo vệ nên dùng
hình thức hợp đồng lao động để thực hiện
(có thể là hợp đồng lao động xác định thời
hạn từ một năm trở lên hoặc không xác
định thời hạn).
- Nhóm những công việc khác (không
mang tính thờng xuyên) nh sửa chữa, bảo
trì đối với hệ thống cấp điện, cấp thoát nớc,
xe ô tô và các máy móc, thiết bị khác nên
áp dụng rộng ri hình thức hợp đồng dịch vụ.
Cách giải quyết trên sẽ làm gọn nhẹ bộ
phận lao động phục vụ trong các cơ quan nhà
nớc ở mức độ hợp lí, tiết kiệm đợc chi phí
cho lực lợng này đồng thời hiệu quả trong
công việc sẽ cao hơn. Song cần cố gắng sử
dụng những ngời lao động đ từng làm việc
tại cơ quan, hạn chế đến mức thấp nhất việc
tuyển lao động mới để thay thế, tránh ảnh
hởng không tốt đến tình cảm và đời sống
của những ngời lao động đó.
+ Thứ hai, ngoài việc dùng hợp đồng lao
động hay hợp đồng dịch vụ để giải quyết
những công việc phục vụ, dịch vụ theo quy
định đ nêu trên, các cơ quan nhà nớc nên
mạnh dạn áp dụng các hình thức khác (nếu


nghiên cứu - trao đổi

Tạp chí luật học - 47

có hiệu quả hơn), chẳng hạn đấu thầu để giải
quyết. Hình thức này có thể áp dụng cho
những công việc nh trông xe (đối với các
đơn vị có thu tiền trông xe) vệ sinh, nấu ăn
tập thể, dịch vụ căng tin Thực tế thời gian
qua một số cơ quan đ dùng hình thức này
cho thấy hiệu quả khá cao, vừa nâng cao
đợc chất lợng công việc, giảm đợc lực
lợng lao động không cần thiết, làm gọn nhẹ
bộ máy của cơ quan, vừa có thêm thu nhập
cải thiện đời sống cho cán bộ, công chức và
trang trải những công việc khác không nằm
trong chi phí quản lí hành chính do ngân
sách nhà nớc giao (các cơ quan nhà nớc
không phải trả lơng cho lực lợng này mà
lại có thêm nguồn thu từ hoạt động của họ).
Tuy nhiên, khi áp dụng hình thức này cũng
cần lu ý hai vấn đề:
- Cần u tiên cho những ngời lao động
cũ của cơ quan nếu họ có nhu cầu (trong
trờng hợp này không nhất thiết họ phải là
ngời bỏ thầu cao nhất). Sự u tiên này là
cần thiết. Một mặt, nó biểu hiện sự quan tâm
của cơ quan, là một cách ghi nhận công sức
đóng góp của những ngời lao động này đối
với cơ quan trong thời gian qua; mặt khác, nó
phù hợp với thực tế về khả năng tài chính của
những ngời lao động đó so với những cá

nhân, tổ chức khác khi dự thầu. Đây cũng
chính là khó khăn lớn của nhiều cơ quan
hiện nay khi muốn áp dụng hình thức đấu
thầu, bởi ngời lao động của họ phần lớn là
khó khăn, không đủ khả năng cạnh tranh với
những tổ chức, cá nhân khác và điều đó cũng
có nghĩa là ngời lao động sẽ "mất tất cả"
nếu họ không đợc hởng sự u tiên ở mức
độ thích hợp.
- Phải tính toán kĩ mặt trái của hình thức
này. Ví dụ: Trông xe, nấu ăn tập thể, dịch vụ
căng tin dễ rơi vào xu hớng chạy theo lợi
nhuận, mất đi tính phục vụ cần thiết của nó,
làm đảo lộn và gây phiền nhiễu cho cán bộ,
công chức và khách đến liên hệ công tác tại
cơ quan Để hạn chế và tránh tình trạng
này, cơ quan nhà nớc cần phải có những
điều kiện chặt chẽ và hợp lí cho những ngời
dự thầu ngay từ đầu đồng thời phải kịp thời
sửa đổi, bổ sung theo hớng phù hợp hơn
trong quá trình thực hiện. Trong những điều
kiện đó, các cơ quan nhà nớc không nên
quá coi trọng chỉ tiêu về nguồn thu cho cơ
quan mình mà không tính đến đầy đủ những
vấn đề khác nh khả năng phục vụ cán bộ,
công chức, đảm bảo trật tự, mĩ quan, môi
trờng Nếu không tính toán kĩ thì vô hình
trung các cơ quan sẽ biến hình thức này
thành cách kinh doanh kiếm lời theo đúng
nghĩa đen của nó. Và nh vậy thì không chể

chấp nhận đối với một cơ quan nhà nớc.
+ Thứ ba, cơ quan nhà nớc phải thực
hiện triệt để chính sách tinh giản biên chế
nhà nớc, trong đó bao gồm cả những ngời
lao động phục vụ, đặc biệt đối với những cơ
quan, đơn vị có số lợng lao động phục vụ
quá đông, chiếm tỉ lệ quá lớn so với lao động
chính, vợt quá tỉ lệ Nhà nớc quy định.
Song, đây là phần việc đặc biệt khó khăn đối
với các cơ quan nhà nớc, bởi ngoài việc
động chạm, ảnh hởng tới quyền lợi, đời
sống vật chất, tinh thần của nhiều ngời lao
động và gia đình họ, nó còn động chạm tới
nhiều mối quan hệ x hội tế nhị và phức tạp
khác (không loại trừ những mối quan hệ gia
đình, họ tộc), từ đó làm cho lnh đạo các

48 - Tạp chí luật học
nghiên cứu - trao đổi
cơ quan nhà nớc không khỏi băn khoăn, cân
nhắc kĩ lỡng giữa "tình" và "lí", khó tránh
khỏi sự chậm trễ trong quá trình thực hiện tại
đơn vị mình. Vấn đề quan trọng và cần thiết
ở đây là chính lnh đạo cơ quan nhà nớc
phải vợt qua những điều này, tiếp đó là bản
thân họ phải thống nhất quan điểm và đả
thông t tởng cho ngời lao động nhận thức
đợc rằng đây là chủ trơng hợp lí của Nhà
nớc, xuất phát từ yêu cầu khách quan chứ
tuyệt đối không phải là biện pháp xử lí đối

với những ngời lao động vi phạm kỉ luật lao
động. Cơ quan nhà nớc cũng cần lên kế
hoạch thật cụ thể cho vấn đề này, trong đó
cần đặc biệt lu ý tới khâu đánh giá, phân
loại lao động (trong mọi trờng hợp cần đảm
bảo tính công khai, khách quan, dân chủ và
công bằng. Nếu thấy cần thiết có thể trng
cầu ý kiến của những ngời lao động). Trong
việc giảm biên chế cần phải tiến hành theo
từng bớc và làm thành nhiều đợt, tránh tình
trạng làm ồ ạt một lần cho gọn, gây "cú sốc"
đối với ngời lao động và có thể dẫn đến
những phản ứng tiêu cực từ phía ngời lao
động. Bên cạnh việc tuân thủ những quy định
chung của pháp luật về những đối tợng cha
xét giảm hoặc không thuộc diện giảm biên
chế, các cơ quan cần xem xét hoàn cảnh gia
đình, khả năng tìm công việc mới và những
khó khăn khác của ngời lao động và gia
đình họ để việc giải quyết đợc đạt lí, thấu
tình. Ngoài quyền lợi mà ngời lao động
phải thôi việc đợc nhận theo quy định của
pháp luật, trong khả năng của mình, các cơ
quan nhà nớc cũng cần hỗ trợ thêm cho
ngời lao động để họ tháo gỡ những khó
khăn trớc mắt. Đây là phần việc mà bộ
phận tổ chức cán bộ và công đoàn của
các cơ quan phải đảm nhận, làm tốt để có
những ý kiến t vấn kịp thời và chính xác
cho lnh đạo cơ quan.

Thực tế những công việc trên là hết sức
mới mẻ đối với các cơ quan nhà nớc. Với
những ý kiến trên đây, chúng tôi mong rằng
thời gian tới các cơ quan nhà nớc sẽ lựa
chọn cho mình cách thức phù hợp nhất và
làm tốt hơn vấn đề này. Có nh vậy mới đảm
bảo tính hiệu quả trong công việc, gọn nhẹ
trọng tổ chức và nâng cao hiệu quả quản lí
của các cơ quan nhà nớc nói chung./.

(1).Xem: Điều 1, Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày
17/11/2000; Mục 2, phần I, Thông t số 15/2001/TT-
BTCCBCP ngày 11/4/2001
(2).Xem: Điều 3, Nghị định 68/2000/NĐ-CP; Mục 5,
phần I, Thông t số 15/2001/TT-BTCCBCP
(3) Theo khoản 1 Điều 4, Nghị định số 68/2000/NĐ-
CP thì những ngời đ đợc tuyển dụng vào biên chế
nhà nớc trớc ngày Nghị định số 25/CP ngày
23/5/1993 của Chính phủ có hiệu lực, đang làm các
công việc phục vụ thì không chuyển sang thực hiện
chế độ hợp đồng.
Theo mục 5 (5.4), phần I, Thông t số 15/2001/TT-
BTCCBCP thì kể cả những ngời đợc tuyển dụng vào
biên chế nhà nớc trớc ngày Nghị định số 25/CP có
hiệu lực đang làm các công việc phục vụ cũng chuyển
sang áp dụng chế độ hợp đồng (in trong Công báo số
21(1560) ngày 08/6/2001).
Theo chúng tôi, quy định nh Thông t số 15/2001/TT-
BTCCBCP là hợp lí hơn.
(4).Xem: Mục 2, phần II, Nghị quyết số 16/2000/NQ-

CP ngày 18/10/2000; Mục 2, phần II, Thông t liên tịch
số 73/2000/TTLT-BTCCBCP-BTC ngày 28/12/2000
(5).Xem: Mục 4, phần II, Nghị quyết số 16/2000/NQ-
CP; Phần III, Thông t liên tịch số 73/2000/TTLT-
BTCCBCP-BTC.

×