Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Báo cáo "Phân loại cấu thanh tội phạm và một số vấn đề về trách nhiệm hình sự " docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.14 KB, 5 trang )


nghiªn cøu - trao ®æi
t¹p chÝ luËt häc sè 4/2003

9




Ths. Cao thÞ oanh *
ới vai trò là cơ sở pháp lí của trách
nhiệm hình sự, là căn cứ pháp lí để
định tội, từ trước đến nay cấu thành tội phạm
(CTTP) luôn là vấn đề được quan tâm
nghiên cứu. Theo quan điểm phổ biến hiện
nay, CTTP được hiểu là tổng hợp những dấu
hiệu chung có tính đặc trưng cho loại tội
phạm cụ thể được quy định trong luật hình
sự. Mặc dù có cùng bản chất pháp lí như vậy
nhưng trong các đạo luật hình sự, CTTP lại
được xây dựng dưới nhiều dạng khác nhau.
Sự khác biệt của chúng đòi hỏi thực hiện
việc phân loại một cách hợp lí, khoa học.
Cho đến nay, CTTP được phân loại theo
nhiều tiêu chí khác nhau như mức độ nguy
hiểm của hành vi phạm tội được CTTP phản
ánh, đặc điểm cấu trúc của CTTP hay cách
thức được nhà làm luật sử dụng quy định
CTTP trong luật hình sự. Việc phân loại
CTTP hay cụ thể hơn là việc xác định đúng
loại cấu thành tội phạm (đặc biệt là đối với


việc phân loại theo hai tiêu chí đầu) có ảnh
hưởng trực tiếp đến vấn đề trách nhiệm hình
sự của những người thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội. Trong nhiều trường hợp,
việc xác định đúng loại CTTP cho phép
chúng ta phân biệt những hành vi là tội phạm
với những hành vi nguy hiểm cho xã hội
nhưng không phải là tội phạm, xác định
nhanh chóng, chính xác giai đoạn thực hiện
tội phạm và hình thức lỗi của tội phạm.
Những hoạt động này lại chính là cơ sở của
việc xác định đúng trách nhiệm hình sự của
những người liên quan. Vì vậy, trong phạm
vi bài viết này chúng tôi phân tích làm sáng
tỏ hơn vấn đề phân loại CTTP, từ đó chỉ ra
một cách khái quát một số nội dung về cơ sở
lí luận cho việc xác định trách nhiệm hình sự
trong trường hợp tương ứng.
Trước hết, theo mức độ nguy hiểm của
hành vi phạm tội được CTTP phản ánh,
CTTP được phân loại thành CTTP cơ bản,
CTTP tăng nặng và CTTP giảm nhẹ. Trong
mối quan hệ này, CTTP cơ bản bao gồm
những dấu hiệu đặc trưng có ở mọi trường
hợp phạm tội của loại tội nhất định thể hiện
tính nguy hiểm của loại tội đó và cho phép
phân biệt loại tội phạm này với loại tội phạm
khác. CTTP tăng nặng và CTTP giảm nhẹ
được xây dựng dựa trên cơ sở CTTP cơ bản,
vì vậy, chúng bao gồm cả những dấu hiệu

của CTTP cơ bản và những dấu hiệu bổ sung
phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội tăng
lên (CTTP tăng nặng) hoặc giảm đi (CTTP
giảm nhẹ) của mỗi loại tội phạm. Như vậy,
có thể khẳng định rằng mọi CTTP tăng nặng
và CTTP giảm nhẹ đều phải có đầy đủ các
dấu hiệu của CTTP cơ bản. Nói cách khác,
tất cả những trường hợp không thoả mãn
V

* Giảng viên Khoa tư pháp
Trường đại học luật Hà Nội


nghiên cứu - trao đổi
10 tạp chí luật học số 4/2003

CTTP c bn ca mt loi ti phm nht
nh thỡ dự cú nhng du hiu lm cho tớnh
nguy him cho xó hi tng lờn (tỡnh tit nh
khung tng nng) hay gim i (tỡnh tit nh
khung gim nh) cng khụng th tho món
CTTP tng nng hay CTTP gim nh ca
loi ti ú. Trng hp ny hnh vi c
thc hin cú th khụng phi l ti phm hoc
l mt ti phm khỏc (nu tho món du hiu
cu thnh ca loi ti phm khỏc). Vớ d:
Trng hp ln u tiờn li dng chc v,
quyn hn la o chim ot ti sn ca
ngi khỏc cú giỏ tr di 500.000 (khụng

thuc trng hp gõy hu qu nghiờm trng)
khụng phm ti la o chim ot ti sn.
Liờn quan n ranh gii gia CTTP c
bn v CTTP tng nng chỳng tụi mun
cp trng hp thc tin hin nay vn cũn
gõy tranh cói xung quanh vic xỏc nh loi
CTTP ỏp dng. õy l trng hp t ra
i vi nhng ti phm c thc hin vi
li c ý m CTTP c bn cú quy nh c th
tỡnh tit nh lng v ng thi cng quy
nh nhng trng hp mc dự khụng tho
món tỡnh tit nh lng nhng li tho món
tỡnh tit khỏc l ó b kt ỏn v nhng ti
nht nh, cha c xoỏ ỏn tớch m cũn vi
phm, mt khỏc trong CTTP tng nng li cú
tỡnh tit nh khung tỏi phm nguy him,
vớ d: CTTP ti trm cp ti sn (iu 138
BLHS). Vn cn xỏc nh õy l nu
ngi thc hin hnh vi quy nh trong
CTTP c bn khụng tho món tỡnh tit nh
lng nhng trc ú ó thuc trng hp
tỏi phm mt ti theo iu lut quy nh,
cha c xoỏ ỏn tớch thỡ s x lớ theo CTTP
c bn hay theo CTTP tng nng? Trờn thc
t mt s c quan t phỏp hng dn cỏc c
quan cp di x lớ nhng trng hp ny
theo CTTP tng nng. Theo quan im ca
chỳng tụi, trng hp ny s khụng th tho
món CTTP c bn nu khụng cng vi tỡnh
tit ó b kt ỏn (dự thuc trng hp tỏi

phm hay trng hp thụng thng), õy l
tỡnh tit hnh vi vi phm tr thnh hnh vi
phm ti cũn tỡnh tit ó tỏi phm ch c
s dng chuyn hoỏ thnh tỏi phm nguy
him nu hnh vi trờn t thõn nú ó
cu thnh ti phm. Nh vy, thc cht õy
l trng hp ch ỏp ng c cỏc yờu cu
ca CTTP c bn m khụng cú thờm tỡnh tit
no cú th chuyn sang CTTP tng nng.
Da vo c im cu trỳc ca CTTP,
CTTP c chia thnh hai loi chớnh l
CTTP vt cht v CTTP hỡnh thc. CTTP
vt cht l CTTP cú cỏc du hiu ca mt
khỏch quan l hnh vi, hu qu v mi
quan h nhõn qu gia hnh vi v hu qu.
i vi du hiu hu qu (v cựng vi nú
l du hiu mi quan h nhõn qu) loi
CTTP ny li c quy nh theo hai mc
khỏc nhau:
1) Hu qu l du hiu bt buc xỏc
nh ti phm hon thnh. loi CTTP ny,
nh lm lut khụng trc tip a du hiu
hu qu vo trong CTTP m hu qu c
quy nh giỏn tip thụng qua cỏch quy nh
v hnh vi phm ti. Vớ d: CTTP ca ti
git ngi, mc dự u khụng cú hu qu
c quy nh trc tip trong CTTP nhng
loi CTTP ny khỏc cn bn vi CTTP hỡnh
thc vỡ trong cỏc CTTP hỡnh thc ch mụ t
du hiu hnh vi (vớ d: Hnh vi dựng v lc

trong ti cp ti sn) m khụng quy nh

nghiªn cøu - trao ®æi
t¹p chÝ luËt häc sè 4/2003

11


dưới dạng hành vi hàm chứa hậu quả. Với
cách quy định như vậy, chỉ khi người phạm
tội thực hiện hành vi và gây ra hậu quả
tương ứng mới thể hiện được đầy đủ bản
chất nguy hiểm của tội phạm và vì vậy mới
được xác định là tội phạm ở giai đoạn hoàn
thành; ngược lại, nếu mới chỉ thực hiện
được hành vi mà hậu quả tương ứng chưa
xảy ra thì chỉ xác định là giai đoạn phạm tội
chưa đạt.
2) Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc để định
tội. Ở dạng CTTP này, nhà làm luật trực tiếp
đưa hậu quả vào các quy định của CTTP với
ý nghĩa là điều kiện xác định những trường
hợp thoả mãn CTTP của loại tội đó, loại trừ
những trường hợp hành vi không cấu thành
tội phạm. Vấn đề này đã được đề cập trong
các sách báo pháp lí hình sự nhưng ở đây
chúng tôi muốn bàn đến dưới góc độ mối
quan hệ của loại CTTP này với vấn đề giai
đoạn thực hiện tội phạm và việc xác định lỗi
đối với tội phạm đó.

Về mặt lí luận, vấn đề giai đoạn thực
hiện tội phạm chỉ được đặt ra đối với lỗi cố ý
trực tiếp, vì vậy, có thể khẳng định chính xác
hơn vế thứ nhất trong nội dung nghiên cứu
nói trên là mối quan hệ của loại CTTP vật
chất mà hậu quả là dấu hiệu bắt buộc để định
tội đối với những tội phạm được thực hiện
với lỗi cố ý trực tiếp. Đây là loại CTTP trong
đó thái độ tâm lí của người phạm tội đối với
hành vi và đối với hậu quả thống nhất với
nhau (hậu quả xảy ra nằm trong dự kiến của
người phạm tội). Những CTTP loại này lại
có thể tồn tại dưới hai dạng sau đây:
1. CTTP mà hậu quả được quy định dưới
dạng tình tiết định lượng. Cách quy định này
được sử dụng trong trường hợp hành vi trong
mặt khách quan của CTTP chứa đựng khả
năng gây ra loại hậu quả có cùng tính chất
nhưng có thể ở các mức độ khác nhau và
giữa chúng tồn tại ranh giới quyết định vấn
đề hành vi được thực hiện có tính nguy hiểm
đáng kể cho xã hội hay không. Ví dụ: CTTP
cơ bản tội cố ý gây thương tích (khoản 1
Điều 104 BLHS) quy định trong trường hợp
thông thường tỉ lệ thương tật gây ra phải từ
11% trở lên. Đối với loại CTTP này vấn đề
các giai đoạn thực hiện tội phạm vẫn được
đặt ra nếu xác định được hậu quả mà người
phạm tội hướng tới phù hợp với hậu quả bắt
buộc để xác định trách nhiệm hình sự cho

giai đoạn phạm tội tương ứng (đối với giai
đoạn chuẩn bị phạm tội: Hậu quả mà người
phạm tội hướng tới phải đủ thoả mãn khung
quy định loại tội là rất nghiêm trọng hoặc
đặc biệt nghiêm trọng; đối với giai đoạn
phạm tội chưa đạt: Hậu quả mà người phạm
tội hướng tới phải là hậu quả mà CTTP quy
định. Ví dụ: Hành vi chuẩn bị cố ý gây
thương tích cho người khác mà tỉ lệ thương
tật từ 61% trở lên; hành vi cố ý gây thương
tích chưa đạt mà tỉ lệ thương tật người phạm
tội mong muốn gây ra từ 11% trở lên).
2. CTTP mà hậu quả được quy định
không phải dưới dạng tình tiết định lượng.
Loại CTTP này được xây dựng trong trường
hợp hành vi khách quan chứa đựng khả năng
gây ra loại hậu quả nhất định không thể phân
chia ở các mức độ khác nhau, hậu quả này
khi xuất hiện mới đủ khả năng làm cho hành
vi được thực hiện trở thành nguy hiểm đáng
kể cho xã hội. Ví dụ: CTTP tội xúi giục
người khác tự sát quy định hậu quả làm


nghiªn cøu - trao ®æi
12 t¹p chÝ luËt häc sè 4/2003

người khác tự sát là dấu hiệu bắt buộc. Đối
với loại CTTP này vấn đề giai đoạn thực
hiện tội phạm được giải quyết như những

trường hợp thông thường.
Ngoài loại CTTP vật chất mà hình thức
lỗi là cố ý như trên, BLHS còn quy định
những CTTP vật chất trong đó thái độ tâm lí
của người phạm tội đối với hành vi và đối
với hậu quả mà CTTP quy định mang tính
bắt buộc không thống nhất với nhau (hậu
quả xảy ra nằm ngoài dự kiến của người
phạm tội). Ví dụ: Trong một số CTTP của
các tội đua xe trái phép, gây rối trật tự công
cộng nhà làm luật quy định dấu hiệu “gây
hậu quả nghiêm trọng” là dấu hiệu bắt buộc
để các hành vi tương ứng là tội phạm. Ở các
CTTP này, người phạm tội không có ý thức
lựa chọn hậu quả được quy định trong CTTP
(khi khả năng đó xảy ra hành vi được thực
hiện có thể thoả mãn dấu hiệu cấu thành của
một tội cố ý khác). Đối với một số CTTP
trong loại CTTP này, trong đó bao gồm cả
những CTTP về các tội chúng tôi nêu trên,
trong các sách báo pháp lí hình sự hiện nay
đa số các ý kiến vẫn khẳng định hình thức
lỗi là cố ý. Theo quan điểm của chúng tôi,
dựa trên lí thuyết về lỗi, trong những trường
hợp này phải xác định hình thức lỗi của tội
phạm là vô ý (trong phạm vi bài viết này
chúng tôi không đề cập vấn đề lỗi đối với
những CTTP quy định dấu hiệu về nhân thân
là tình tiết định tội được quy định ở cùng
khung cơ bản của các điều luật tương ứng).

Khác với CTTP vật chất, ở CTTP hình
thức dấu hiệu duy nhất trong mặt khách quan
là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Loại CTTP
này lại bao gồm:
1) Những CTTP chỉ quy định một hành
vi phạm tội bắt buộc, ví dụ: CTTP tội cướp
tài sản. Đối với những CTTP này vấn đề giai
đoạn thực hiện tội phạm được giải quyết như
những trường hợp thông thường.
2) Những CTTP quy định nhiều hành vi
phạm tội bắt buộc, ví dụ: CTTP tội hiếp
dâm. Đối với những CTTP này vấn đề giai
đoạn thực hiện tội phạm vẫn được đặt ra
nhưng so với những CTTP trên chúng có
điểm khác biệt rõ rệt ở giai đoạn phạm tội
chưa đạt mà cụ thể là giai đoạn phạm tội
chưa đạt đã hoàn thành không tồn tại.
Nguyên nhân của sự khác biệt đó là trong
trường hợp người phạm tội mới thực hiện
được một phần trong số các hành vi được
quy định thì bản thân họ có thể nhận thức rõ
phần hành vi còn lại chưa được thực hiện, do
đó, tội phạm dừng ở giai đoạn phạm tội chưa
đạt chưa hoàn thành; ngược lại, nếu toàn bộ
những hành vi đó đã được thực hiện thì toàn
bộ những dấu hiệu pháp lí cần thiết đã thoả
mãn nên tội phạm được xác định là đã hoàn
thành. Giữa hai khả năng đó không tồn tại
một khả năng trung gian khác.
Ngoài CTTP vật chất và CTTP hình thức

như trên, nhiều nhà khoa học pháp lí hình sự
còn xác nhận sự tồn tại của loại CTTP đặc
biệt: CTTP cắt xén.
(1)
Giống như đối với
CTTP hình thức, ở CTTP cắt xén nhà làm
luật cũng chỉ quy định dấu hiệu bắt buộc
trong mặt khách quan là dấu hiệu hành vi.
Tuy nhiên, điểm khác biệt ở loại CTTP này
là dấu hiệu hành vi được quy định dưới dạng
hoạt động nhằm thực hiện một mục đích
nhất định. Ví dụ: CTTP tội hoạt động nhằm
lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 79

nghiªn cøu - trao ®æi
t¹p chÝ luËt häc sè 4/2003

13


BLHS). Với cách quy định này, hành vi
trong CTTP hàm chứa tất cả những hành vi
cụ thể nhằm đạt được mục đích mà điều luật
quy định (ví dụ: Đối với tội hoạt động nhằm
lật đổ chính quyền nhân dân, tất cả mọi hành
vi phục vụ cho việc thành lập hoặc tham gia
tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
đều là hành vi trong mặt khách quan của tội
phạm). Như vậy, đối với loại CTTP này tội
phạm hoàn thành ngay từ khi một trong số

các hành vi nói trên được thực hiện - vấn đề
giai đoạn thực hiện tội phạm cũng không
được đặt ra. Ngoài quan điểm trên đây, hiện
nay còn có quan điểm khác về loại CTTP cắt
xén với nội dung trong mặt khách quan của
loại CTTP này luật chỉ quy định dấu hiệu
hành vi, không quy định dấu hiệu hậu quả
nhưng hành vi này chỉ là một bộ phận hay
một giai đoạn của hành vi mà người phạm
tội phát triển nhằm thực hiện để gây ra hậu
quả nguy hiểm cho xã hội, đạt được mục
đích đặt ra. Ví dụ: CTTP tội cướp tài sản
(Điều 133 BLHS). Với cách hiểu như vậy về
CTTP cắt xén thì vấn đề giai đoạn thực hiện
tội phạm vẫn có thể được đặt ra.
(2)

Ngoài các cách phân loại CTTP như
trên, một số nhà khoa học pháp lí hình sự
còn phân loại CTTP theo cách thức được nhà
làm luật sử dụng quy định CTTP trong luật
hình sự. Dựa theo tiêu chí này, CTTP được
phân loại thành CTTP giản đơn và CTTP
phức hợp, theo đó CTTP giản đơn chỉ mô tả
một loại hành vi xâm hại tới một khách thể
cụ thể, CTTP phức hợp mô tả hai loại hành
vi hoặc hai hình thức lỗi hoặc hai khách thể
cụ thể trong nội dung CTTP. Ví dụ: Trong
CTTP tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết
người (khoản 3 Điều 104 BLHS) lỗi của chủ

thể đối với thương tích là cố ý còn lỗi đối
với hậu quả chết người lại là vô ý; trong tội
cướp tài sản (Điều 133 BLHS) khách thể của
tội phạm bao gồm hai loại quan hệ xã hội
khác nhau là quan hệ sở hữu về tài sản và
quan hệ nhân thân; trong tội mua bán phụ nữ
(Điều 119 BLHS) hành vi khách quan của
CTTP được hợp thành bởi hai loại hành vi
gắn bó với nhau là hành vi mua và bán phụ
nữ. Việc xác định vấn đề giai đoạn thực hiện
tội phạm đối với các loại CTTP được phân
loại theo tiêu chí này đã được giải quyết
từng phần trong các mục trên.
Tóm lại, mặc dù phân loại CTTP là vấn
đề phức tạp và cho đến nay vẫn còn tồn tại
nhiều quan điểm khác nhau nhưng những
phân tích sơ bộ nêu trên cho thấy trong nhiều
trường hợp việc không thống nhất trong
quan điểm phân loại CTTP cũng như trong
việc xác định bản chất của CTTP cụ thể và
mối quan hệ của các loại CTTP được phân
chia theo cùng một tiêu chí có thể dẫn đến
hiện tượng không thống nhất khi xác định
vấn đề trách nhiệm hình sự. Vì vậy, tiếp tục
nghiên cứu về CTTP là một trong những
công việc cần thiết tạo cơ sở lí luận cho việc
xác định trách nhiệm hình sự trong những
trường hợp cụ thể./.

(1).Xem: Trường đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật

hình sự Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, H. 2002,
tr. 56 - 59.
(2). Xem: Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo
trình luật hình sự Việt Nam (phần chung), Nxb. Đại
học quốc gia, H. 2001, tr. 130 - 133.

×