NGHIÊN CỨU CHỨC NĂNG VÀ DỊCH VỤ CỦA RỪNG NGẬP MẶN
TRỒNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY - NAM ĐỊNH
Hoàng Thị Lan1, Hà Thị Hiền1,2, Nguyễn Thị Kim Cúc1
1
Trường Đại học Thủy lợi
2
Trường Đại học Khánh Hồ
Tóm tắt
Vườn quốc gia Xuân Thủy nằm ở vùng ven biển đồng bằng Sông Hồng, miền Bắc Việt Nam.
Rừng ngập mặn đã được trồng lại tại đây từ năm 1994 cho đến nay với diện tích đạt khoảng 3.100
ha rừng trưởng thành. Hệ sinh thái rừng ngập mặn này đã mang lại nhiều giá trị cho xã hội và
cộng đồng dân cư trong khu vực. Trong nghiên cứu này, chức năng và dịch vụ của rừng ngập mặn
trồng đã được đánh giá định tính và định lượng thông qua phương pháp nghiên cứu phỏng vấn
cấu trúc và bán cấu trúc cộng đồng dân cư, các nhà quản lý và chính quyền địa phương. Việc đánh
giá không chỉ dựa trên những giá trị từ thực tế mà còn dựa trên những giả định trong việc so sánh
tác động giữa kết quả của việc có rừng và khơng có rừng trồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy rừng
ngập mặn trong vùng nghiên cứu có ba giá trị lớn: thứ nhất, rừng ngập mặn mang lại những lợi
ích kinh tế trực tiếp, đăc biệt là đối với những hộ gia đình nghèo trong khu vực - những người sống
dựa vào rừng ngập mặn; thứ hai, rừng ngập mặn có khả năng bảo vệ đê biển, cộng đồng ven biển
và các tài sản của họ, đặc biệt là các tài sản nằm ngồi đê (thuyền bè, đầm tơm) và thứ ba, rừng
ngập mặn như một bể chứa cacbon, giữ vai trị quan trọng trong việc bảo vệ mơi trường và giảm
thiểu phát thải khí nhà kính vào khí quyển.
Từ khóa: Rừng ngập mặn; Chức năng và dịch vụ; Bảo vệ đê biển; Tích lũy cacbon.
Abstract
Research on functions and services of mangroves in Xuan Thuy National Park - Nam Dinh
Xuan Thuy National Park is situated in the coastal zone of the Red River Delta, Northern
Vietnam. These areas have been planted since 1994 to date with nearly 3.100 ha of the mature
forests. This ecosystem has brought significant values to local society and many communities in the
region. In this study, the functions and services of planted mangroves were assessed qualitatively
and quantitatively by structured and semi-structured interviews with communities, managers
and local government. The assessment is based not only on the actual values but also based on
assumptions of comparing the effects between the results of the forest and only the bare land.
The results showed that mangroves have three values: the first, mangroves bring direct economic
benefits, especially for poor households in the commune who often live base on the mangroves;
the second, mangroves have the ability to protect sea dyke, the coastal communities and their,
especially off-dyke assets (boats and shrimp ponds) and the third, mangroves like a carbon sink,
it plays an important role in protecting the environment and reducing greenhouse gas emissions.
Keywords: Mangroves; Functions and services; Sea dyke protection; Carbon sink.
1. Đặt vấn đề
Rừng ngập mặn (RNM) là một phần cấu thành của hệ sinh thái ven biển Việt Nam, là một
trong những hệ sinh thái quan trọng và có năng suất cao nhất ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt
đới [1]. RNM có tác dụng về nhiều mặt như môi trường, xã hội, giá trị kinh tế và đặc biệt trong đó
phải kể đến là giá trị về phòng hộ đê biển, chống xói lở, cố định đất ven biển, ven sơng, hạn chế
gió bão, sóng biển, triều cường, góp phần điều hịa khí hậu. Ellison (1999) đã chứng minh rằng
402
Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
RNM có khả năng thích ứng với mực nước biển tăng từ 12 - 45 cm với chu kì 100 năm trong kỉ
băng hà [2]. Bên cạnh vai trò bảo vệ đường bờ biển, hệ sinh thái RNM còn cung cấp rất nhiều dịch
vụ như củi gỗ, là nơi sinh sản và phát triển của các loài thủy hải sản và rất nhiều các giá trị thương
mại khác [3].
Ở miền Bắc Việt Nam, 17.094 ha RNM đã bị mất trong giai đoạn 1964 - 1997, trong số đó,
chỉ riêng tại lưu vực cửa Sông Hồng đã bị mất đi 4.640 ha RNM trong những năm 1975 - 1991 và
sau đó là khoảng 7.430 ha trong giai đoạn tiếp theo từ 1991 - 1993 [4]. Việc phá RNM đã gây ra
nhiều vấn đề đáng báo động cho môi trường Việt Nam như: hiện tượng xói lở bờ biển, suy giảm
năng suất thủy hải sản ven bờ, gây nguy hiểm cho các phương tiện đánh bắt mùa mưa bão. Nhận
thức được tầm quan trọng của hệ sinh thái RNM tới cuộc sống và an tồn mơi trường vùng ven
biển, cùng với những phát kiến của các nhà khoa học và quản lý, sự hậu thuẫn của chính quyền các
cấp, sự tài trợ của Chính phủ cũng như là các tổ chức trong và ngoài nước, từ những năm 1994,
hoạt động trồng và phục hồi RNM bắt đầu được thực hiện ở đồng bằng Sông Hồng với mục tiêu
ban đầu là bảo vệ đê biển. Ngày nay, trên hầu hết các vùng ven biển đồng bằng Sông Hồng, RNM
đã và đang được phục hồi một cách đầy hứa hẹn và tích cực. Những diện tích này đã và đang đem
lại các giá trị to lớn về nhiều mặt cho xã hội và cộng đồng dân cư trong khu vực. Đặc biệt trong
đó, những giá trị về chức năng và dịch vụ của HST càng được quan tâm hơn khi đây là nguồn cung
cấp sinh kế chủ yếu, nguồn sống, nguồn tăng thu nhập để đảm bảo, nâng cao chất lượng cuộc sống
và sự bình n của người dân nơi ven biển. Ngồi những giá trị về kinh tế và đa dạng sinh học
(ĐDSH) thì RNM cịn giữ vai trị đặc biệt trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu, đóng vai trị
như một lá chắn bảo vệ vùng bờ biển khỏi các tác động của sóng biển, nước biển dâng, các thảm
họa tiềm tàng khác như sóng thần, quan trọng nhất trong đó phải kể đến vai trị như một bể chứa
CO2 của khí quyển và là nguồn carbon vơ cơ, hữu cơ vùng ven biển [5, 6].
RNM ở Vườn quốc gia Xn Thủy có diện tích là 3.100 ha, phân bố ở 5 xã vùng đệm (Giao
Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải), nó được coi là có vai trị vơ cùng quan trọng
trong việc phát triển kinh tế địa phương. RNM hình thành mơi trường tốt cho việc nuôi trồng thủy
sản, khai thác các loại lâm sản (nuôi ong lấy mật, thu lượm thủy sản,...), tạo bãi đẻ, nuôi dưỡng
nguồn lợi thủy sản, bảo vệ đê biển, bảo vệ mơi trường,... Nguyễn Hồng Trí và cộng sự (1998) đã
tính tốn khá đầy đủ giá trị của RNM tại Vườn quốc gia Xuân Thủy như khai thác thủy sản 95,7
USD/ha/năm; nuôi trồng thủy sản 641,89 USD/ha/năm; bảo vệ đất 8,9 USD/ha/năm và bảo vệ bờ
biển là 231,7 USD/ha/năm [7]. Sau đó, Đinh Đức Trường (2010) cũng tiếp tục nghiên cứu về giá
trị dịch vụ của HST này. Theo đó giá trị khai thác thủy sản vùng lõi là 2,9 triệu/ha/năm và tính theo
tỷ giá USD tại thời điểm đó là 156,8 USD/ha/năm, tương tự, các giá trị khác cũng được tính tốn
như ni trồng thủy sản 891,9 USD/ha/năm (16,5 triệu); giá trị phòng hộ đê biển 26,5 USD/ha/
năm (0,49 triệu) và giá trị tích lũy carbon là 33,5 USD/ha/năm (0,62 triệu) [8].
Có thể thấy, giá trị mà RNM mang lại cho cộng đồng dân cư trong khu vực là rất lớn và có ý
nghĩa. Nội dung nghiên cứu này được thực hiện với mong muốn góp phần bổ sung dẫn liệu và mở
rộng thêm về bức tranh lợi ích mà HST này mang lại cho cộng đồng, xã hội.
Bảng 1. Các dịch vụ quan trọng của HST RNM trồng tại Vườn quốc gia Xuân Thủy
Dịch vụ cung cấp
Giá trị thủy sản (giá trị sinh kế)
+ Giá trị khai thác thủy sản.
+ Giá trị nuôi trồng thủy sản.
Giá trị lâm sản ngồi gỗ.
+ Ni ong lấy mật.
Dịch vụ điều tiết
Dịch vụ hỗ trợ
- Duy trì đa dạng
- Giá trị bảo vệ đê
nguồn gen.
biển.
- Giá trị hấp thu CO2. - Cải tạo đất.
- Điều hịa dinh
dưỡng.
Dịch vụ văn hóa
Du lịch sinh thái.
Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
403
Qua nghiên cứu phân tích, HST RNM tại Giao Thủy có nhiều loại giá trị kinh tế quan trọng.
Dựa vào ưu thế, vai trò kinh tế đối với người dân địa phương và ý nghĩa đối với xã hội, trong nội
dung bài báo này, nghiên cứu chọn ra 3 giá trị tiềm năng của RNM đối với cuộc sống cộng đồng,
những lợi ích này bao gồm: giá trị sinh kế (khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản, nuôi ong), giá
trị bảo vệ đê biển và giá trị hấp thu CO2.
2. Địa điểm nghiên cứu
Khu vực Vườn quốc gia Xuân Thủy gồm 5 xã thuộc vùng đệm (Giao Thiện, Giao An, Giao
Lạc, Giao Xuân, Giao Hải) có tổng số dân là hơn 40 nghìn người với diện tích 1.078 km2 [9]. HST
RNM hình thành trên các bãi bồi tại cửa Ba Lạt với diện tích tổng cộng 15.000 ha [10]. RNM ở
Vườn quốc gia Xuân Thủy là thảm thực vật hỗn giao giữa rừng trồng và rừng tái sinh tự nhiên
với ba loài cây chủ yếu Trang (Kandelia obovata), Bần chua (Sonneratia caseolaris) và Đâng
(Rhizophra stylosa). Thơng qua q trình tái sinh tự nhiên và hoạt động trồng bổ sung của chính
quyền địa phương và các tổ chức, diện tích có RNM che phủ của khu vực hiện nay có khoảng
3.100 ha; trải dài dọc khắp toàn bộ 20,7 km đê biển với bề rộng từ 1,0 - 1,5 km (Hình 1).
Hình 1: Bản đồ khu vực nghiên cứu
3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng kết hợp giữa phương pháp đánh giá định tính (phỏng vấn những người
nắm các thơng tin chính, thảo luận nhóm, đi khảo sát thực địa) và phương pháp đánh giá định lượng
(điều tra phỏng vấn các hộ gia đình tại địa phương, những người khai thác ngoài bãi, đánh giá dữ
liệu định lượng). Nghiên cứu thực hiện phỏng vấn theo bảng hỏi với 62 người dân địa phương đại
diện cho 3 nhóm cư dân có sinh kế gắn với rừng ngập mặn gồm: Nhóm 15 người nuôi trồng thủy
404
Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
sản (NTTS), nhóm 39 người khai thác thủy sản ngồi bãi (KTTS) và nhóm 8 người khai thác lâm
sản ngồi gỗ (nuôi ong lấy mật - KTLS). Các cuộc điều tra được tiến hành ở 5 xã vùng đệm của
Vườn quốc gia (Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải) trong 02 đợt phỏng vấn
(12/2020 và 4/2021). Nội dung bảng hỏi tập trung vào việc xác định những giá trị dịch vụ của HST
RNM đối với đời sống người dân địa phương đồng thời đánh giá mức độ quan trọng của nó đối với
họ. Việc phân tích những tác động, đánh giá không những dựa vào những giá trị thực tế mà còn dựa
trên cả những giả định (nếu khơng có rừng trồng thì những kết quả nào được ghi nhận). Các số liệu
được thu thập sau quá trình phỏng vấn từ mẫu bảng hỏi và điều tra thực địa được tổng hợp, mã hóa
và phân tích trên phần mềm Microsoft Excel 2013. Đánh giá về giá trị bảo vệ đê biển (những rủi ro
tránh được) sẽ dựa trên chi phí thiệt hại tránh được khi có các dịch vụ HST bảo vệ, phòng hộ cho
các tài sản có giá trị kinh tế trong vùng. Điểm cốt lõi của phương pháp này là lượng giá các chi phí
tránh được thiệt hại do mất các dịch vụ HST hoặc thay thế chúng. Những chi phí tránh được hay
thay thế đó chính là giá trị của các dịch vụ HST [11]. Trong nghiên cứu này, phương pháp chi phí
thiệt hại tránh được được sử dụng để ước tính giá trị tránh được do bão gây ra bằng cách tính tốn
những thiệt hại trong vùng nghiên cứu khi chưa có RNM. Phân tích giá trị sinh thái sẽ tập trung chủ
yếu vào dịch vụ điều hịa của RNM thơng qua dịch vụ tích lũy carbon bằng phương pháp chuyển
giao lợi ích. Đây là phương pháp lượng giá kinh tế bằng cách chuyển giao những kết quả đánh
giá từ những nghiên cứu trước ở một khu vực này sang một khu vực khác có các điều kiện được
xem là tương đương. Nói một cách khác, phương pháp này được sử dụng để lượng giá các dịch vụ
HST bằng cách chuyển thông tin đã có từ nghiên cứu trước vào trong hồn cảnh và địa điểm khác
nhau. Có một điều nhận thấy rằng, RNM trồng tại Hải Phòng và ở VQG Xuân Thủy có những điểm
tương đồng nhau về vị trí địa lý, chế độ thủy văn, khí hậu và lịch sử hình thành vùng, do vậy nghiên
cứu áp dụng kết quả nghiên cứu carbon lưu trữ thơng qua q trình quang hợp của RNM trồng tại
ven biển Hải Phòng của Vũ Mạnh Hùng và cộng sự (2015). Hệ sinh thái RNM tại Vườn quốc gia
Xuân Thủy là rừng trồng có độ tuổi trung bình hiện nay là 20 năm với Trang (Kandelia obovata)
là loài chiếm ưu thế với hơn 90 % diện tích. Do đó, nghiên cứu cũng sử dụng kết quả của Hà Thị
Hiền (2018) về tích trữ carbon trong RNM Trang trồng tại VQG Xuân Thủy.
4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Giá trị sinh kế từ rừng ngập mặn (giá trị sử dụng trực tiếp)
Tác động tích cực đối với sinh kế mà HST RNM mang đến cho cuộc sống của cộng đồng
dân cư trong khu vực là điều không thể phủ nhận hay bàn cãi. Kết quả điều tra cho thấy, thu nhập
từ việc thu lượm thủy hải sản những năm gần đây (2020 - 2021) đã tăng lên tới 5,4 lần so với thời
điểm trước khi rừng được trồng lại (năm 1994), điều này đặc biệt có ý nghĩa, nhất là đối với những
hộ dân nghèo trong vùng hưởng lợi - những hộ khơng có việc làm và nguồn thu nhập ổn định.
Một giá trị quan trọng khác cần phải được quan tâm trong nội dung này đó là sinh kế mà
RNM đem lại. Theo kết quả phỏng vấn nhóm người KTTS - những người trong độ tuổi từ 42 đến
63 đã gắn bó với HST này từ khi còn là những bãi triều trống và hiện tại vẫn đang trong thời gian
lao động, 82,7 % số người được hỏi cho rằng thu nhập bình quân trên tháng từ việc thu lượm tôm,
cua, cá và một số loài hải sản khác trên mỗi một ha RNM ở thời điểm phỏng vấn 2020 - 2021 đã
tăng từ 3 lần đến 5,4 lần (giá trị này phụ thuộc vào loại nguồn lợi mà họ thu lượm) so với thu nhập
trên các bãi triều (tuy nhiên bản thân họ cũng cho biết, do một số nguyên nhân như ô nhiễm môi
trường, chuyển đổi rừng trồng sang các bãi, ao nuôi nên hầu hết các loại thủy sản mà họ thường
xuyên thu lượm đều giảm từ 50 % - 70 % so với 4 - 5 năm trước đây). Sinh kế được cải thiện, thu
nhập tăng lên, điều này ít nhất cũng có thể thấy được trong cuộc sống của những người dân sống
Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
405
trong vùng được hưởng lợi. Đã có 79 % trong tổng số 62 người được hỏi trong 02 đợt phỏng vấn
trả lời rằng RNM tác động tích cực đến sinh kế và thu nhập của họ; trong khi đó, 21 % cịn lại cho
rằng RNM khơng có ảnh hưởng gì đến kinh tế của họ (Bảng 2).
Bảng 2. Nhận thức và hiểu biết của người dân về RNM
Câu hỏi
Giá trị lựa chọn
Có, ảnh hưởng tích cực
Rừng ngập mặn có tác động đến thu nhập
Có, ảnh hưởng tiêu cực
của gia đình ơng/bà?
Khơng có ảnh hưởng gì
Tăng lên
Năng suất khai thác thủy hải sản sau khi
Giảm đi
có RNM?
Khơng thay đổi
2,5 - 4 lần
3 - 4 lần
Tỷ lệ tăng năng suất? (Quy đổi từ thu
3 - 5 lần
nhập thực)
4 - 6 lần
5 - 8 lần
Giá trị trung bình
3,5 - 5,4 lần
Tổng số
49
0
13
34
0
5
5
7
5
7
10
34
Tỉ lệ %
79,0
0,0
21,0
87,2
0,0
12,8
14,7
20,6
14,7
20,6
29,4
100
Nguồn: Số liệu phỏng vấn trực tiếp năm 2020 - 2021
Ngoài năng suất từ thu lượm thủy hải sản tăng lên thì theo kết quả phỏng vấn các hộ sản xuất
dựa trên tài nguyên của RNM và chính quyền địa phương thì HST RNM cũng tạo điều kiện cho
hoạt động ni trồng thủy sản trên các diện tích nước mặt với giá trị hàng hoá trực tiếp mang lại
cho các hộ nuôi lên tới gần 16,49 triệu USD/năm (5.319 USD/ha/năm) và khoảng 275.000 USD/
năm (89 USD/ha/năm) cho hoạt động nuôi ong lấy mật. Đối với những lợi ích kinh tế trực tiếp
được điều tra từ các hộ dân và thảo luận, kết hợp việc lấy ý kiến từ Ban quản lý Vườn quốc gia
Xuân Thủy, kết quả cho thấy thu nhập trung bình từ hoạt động thu lượm thủ cơng hàng ngày tại
vùng đệm vườn quốc gia của các hộ trong khu vực tại vùng RNM là 10,87 USD (250.000 đồng).
Như vậy với tổng diện tích 3.100 ha RNM trưởng thành trong khu vực, cùng với số lượng người
khai thác và thời gian khai thác thường xuyên trong năm (Bảng 3) thì giá trị lợi ích mang lại là
835.000 USD/năm (269 USD/ha/năm). Con số này so với kết quả ước tính 95,7 USD/ha/năm của
Nguyễn Hồng Trí và cộng sự (1998) [7], của Đinh Đức Trường 156,8 USD/ha/năm [8] là lớn hơn
rất nhiều. Điều này được lý giải là do tại thời điểm của nghiên cứu, RNM ở đây đã trưởng thành
(so với năm 1998 - rừng 4 tuổi và 2010 - rừng 16 tuổi) các chức năng của rừng được hoàn thiện và
phát huy nên nguồn lợi thủy hải sản trở nên phong phú và đa dạng. Ngoài ra, con số này so với 81
USD/ha/năm thu được từ bãi triều trống trước khi có RNM có sự gia tăng rất lớn. Sự khác biệt về
thu nhập này góp phần khẳng định thêm về lợi ích của việc trồng rừng mang lại cho người dân địa
phương. Như vậy, kết quả nghiên cứu này có thể khẳng định một cách tin cậy và chắc chắn về vai
trò của RNM đối với sinh kế của cộng đồng dân cư trong vùng.
Bảng 3. Lợi ích kinh tế trực tiếp từ thu lượm hải sản trong RNM
Nội dung
Thu nhập trung bình/ngày (1000 VNĐ)
Số người khai thác trung bình/ngày
Số ngày khai thác trung bình/tháng
Số tháng khai thác trung bình/năm
Giá trị
250
320
20
12
Thu nhập/năm (1000 VNĐ)
19.200.000 (~835.000 USD)
Nguồn: Số liệu phỏng vấn trực tiếp năm 2020 - 2021
406
Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
4.2. Các giá trị sử dụng gián tiếp
a. Chức năng bảo vệ bờ biển
Trong nhiều năm qua, RNM trong vùng nghiên cứu đã chứng minh được tác dụng của nó
trong việc bảo vệ đê và cộng đồng các xã ven biển. Kết hợp với những biện pháp cơng trình, trồng
rừng ngập mặn được xem là một giải pháp rất hiệu quả trong việc bảo vệ kinh tế, xã hội và cuộc
sống của cộng đồng ven biển, không chỉ bởi chi phí đầu tư thấp mà cịn bởi những lợi ích mà các
cơng cụ khác khó có thể mang lại được (giá trị sinh thái, giá trị kinh tế trực tiếp, giá trị bảo vệ các
tài sản ngoài đê biển, ...).
Một phép so sánh được đưa ra để khẳng định lợi ích bảo vệ đê của RNM đã được xây dựng
trên cơ sở đánh giá những thiệt hại do hai cơn bão có cùng cấp 12 đổ vào Giao Thủy vào năm 1996
và năm 2005 trong bối cảnh khơng có và có RNM bảo vệ. Cụ thể, vào tháng 7/1996 cơn bão số
2 (Frankie) đã gây thiệt hại nghiêm trọng tới dải đê biển dài 2 km ở xã Giao An và chi phí cần để
khắc phục thiệt hại này là 1,6 tỷ đồng (tương đương 70.000 USD giá trị hiện tại). Trong khi đó,
cũng con đê chưa được kiên cố hóa này lại được bảo vệ an tồn bởi dải RNM trong cơn bão số
7 (Damrey) năm 2005 có cùng cấp độ gió với cơn bão năm 1996. Bức tranh về lợi ích bảo vệ đê
của RNM (hay chi phí thiệt hại tránh được) còn được mở rộng và thay đổi đáng kể khi tính đến cả
những tổn thất ngăn ngừa được đối với các trang trại nuôi tôm, đất sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ
tầng. Theo thống kê, cơn bão năm 1996 đã làm mất trắng gần như tồn bộ các diện tích ni trồng
và thiệt hại được ước tính lên tới gần 15 triệu USD, tuy nhiên thiệt hại do cơn bão năm 2005 gây
ra ở đây đã giảm đi rất nhiều khi mức thiệt hại được ghi nhận chỉ cịn 125.000 USD. Như vậy, chi
phí thiệt hại tránh được do tác động bảo vệ của RNM mang lại cho khu vực là gần 14,9 triệu USD
(480,6 USD/ha/năm) [12]. Con số này so với giá trị tính tốn của Nguyễn Hồng Trí và cộng sự
[7] có sự khác biệt đáng kể (480,6 USD so với 231,7 USD), sự khác biệt này là do nghiên cứu đã
ước tính thêm các giá trị gián tiếp được bảo vệ phía trong đê như ao nuôi, đất sản xuất (khi con đê
được bảo vệ an tồn thì các giá trị tài sản trong đê cũng sẽ được bảo vệ).
Một so sánh khác cũng với cơn bão Damrey (cơn bão số 7) khi đổ bộ vào Nam Định tháng
9/2005, trong khi một số tuyến đê tại các địa phương khác trong tỉnh, nơi khơng có RNM bảo vệ,
đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng như đê Thịnh Long (Hải Hậu) vỡ 100 m, đê Nghĩa Phúc (huyện
Nghĩa Hưng) vỡ 300 m và đê biển huyện Nghĩa Hưng bị sạt nghiêm trọng rất khó ứng cứu thì tuyến
đê ven biển Giao Thủy lại hồn tồn được bình n trước sự che chắn, bảo vệ của các dải RNM.
Lợi ích bảo vệ mang lại chính là những giả thiết được đặt ra về mức độ tổn thất do bão gây
ra nếu khơng có những dải RNM. Như đã phân tích ở trên, thiệt hại tránh được do tác động bảo vệ
của RNM giữa hai cơn bão năm 1996 và 2005 là 14,9 triệu USD và giả sử tần suất xuất hiện của
những cơn bão lớn tại Giao Thủy là 10 năm một lần thì lợi ích bảo vệ mang lại hàng năm sẽ là 1,49
triệu USD/năm. Như vậy, lợi ích bảo vệ đê biển tính đến thời điểm khảo sát (2021) sẽ là 35,76 triệu
USD (giả sử RNM bắt đầu bảo vệ đê hiệu quả ở độ tuổi thứ 3 - rừng ba năm tuổi).
Thông qua những lần trao đổi được thực hiện trong quá trình điều tra, đánh giá tại địa
phương với nhiều cấp quản lý, có thể giả định một cách hợp lý rằng, mỗi kilômét chiều dài của đê
biển với dải RNM rộng 1 km phía trước đê sẽ có chức năng bảo vệ các tài sản nằm phía trong đê
tương tự như đê đã được kiên cố hóa. Theo IFRC (2011), các chi phí liên quan đến trồng RNM tại
xã Giao An (Giao Thủy) cho 678 ha là 646.641 USD [12]. Như vậy, chúng ta sẽ có được hàng trăm
ha RNM với dải rộng 1 km phía trước bảo vệ cho đê biển với chỉ 95.375 USD; chi phí này tính ra
chỉ bằng gần một nửa so với chi phí duy tu, bảo vệ hàng năm của một kilômét đê. Đây có thể được
xem là lợi ích kép khi so sánh chi phí và lợi ích của RNM với chi phí và lợi ích của việc thường
Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
407
xuyên nâng cấp hệ thống đê biển. Như vậy, việc kết hợp giữa nâng cấp đê và trồng RNM được cho
là một giải pháp hiệu quả và bền vững cho cộng đồng ven biển nhằm ứng phó với những rủi ro do
thiên tai gây ra, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay.
Ngồi việc bảo vệ đê được an toàn, theo kết quả phỏng vấn một số cán bộ của Ban quản lý
Vườn quốc gia Xuân Thuỷ, trong cơn bão năm 2005, khơng có ghi nhận nào về thiệt hại của các
phương tiện đánh bắt trong vùng đệm vườn quốc gia, trong khi đó cơn bão năm 1996 đã phá hủy
và làm hỏng một số lượng lớn tàu thuyền. Mặc dù không được nêu ra và phân tích trong nội dung
của nghiên cứu do khơng thể định lượng được nhưng vẫn an toàn để đưa ra một kết luận rằng con
số thiệt hại này là rất lớn, đặc biệt là khi tính đến những giá trị tổn thất gián tiếp đi cùng với những
thiệt hại trực tiếp này.
b. Chức năng hấp thụ CO2
Giá trị cacbon được tính bằng cách cộng lượng carbon dự trữ trong cây (lượng cacbon tích
lũy trên mặt đất) và lượng cacbon trong đất, sau đó trừ đi lượng khí CO2 phát thải của rừng thông
qua sự hô hấp của đất [13]. Hà Thị Hiền và cộng sự (2018) đã có một nghiên cứu tồn diện về khả
năng tích lũy và trao đổi cacbon trong RNM trồng tại Vườn quốc gia Xuân Thủy trong 3 năm từ
2016 - 2018. Theo đó, lượng CO2 phát thải từ giao diện đất là 1,75 tấn/ha/năm, ngoài ra lượng
cacbon dự trữ trong cây rừng và dưới đất rừng (18,19 và 20 tuổi tương ứng với giai đoạn từ năm
2016 đến 2018) cũng đã được nghiên cứu và tính tốn [14].
Bảng 4. Lượng cacbon dự trữ trong cây RNM tại VQG Xuân Thủy (tấn/ha)
Tuổi cây
18
19
20
Lá và trụ mầm
9,55
9,95
10,05
Thân và cành
70,40
73,86
77,61
Sinh khối tổng
79,95
83,81
87,66
Carbon sinh khối
35,44
37,15
39,16
Bảng 5. Cacbon tích lũy dưới đất theo thành phần (tấn/ha) của RNM trồng
Tuổi cây
18
19
20
Đất trống (2016)
Đất trống (2017)
Đất trống (2018)
Rễ sống
6,69
7,4
7,37
-
Rễ chết
5,98
7,95
9,34
-
Đất
146,78
151,31
152,31
87,59
89,83
91,14
Carbon tổng số
159,45
166,66
169,02
87,59
89,83
91,14
Nguồn: Hà Thị Hiền, 2018
Từ cacbon tích lũy suy ra hàm lượng CO2 bằng công thức mà nhiều nơi trên thế giới áp dụng
[15, 16] đó là:
Tổng lượng CO2 hấp thụ (tấn/ha) = tổng carbon tích lũy (tấn/ha) × 3,67
3,67 là hằng số chuyển đổi được áp dụng cho tất cả các loại rừng.
Như vậy, theo kết quả nghiên cứu của Hà Thị Hiền (2018), tính đến độ sâu 100 cm, xét cả
lượng cacbon trong đất và trong thực vật ngập mặn cả trên và dưới đất, lượng CO2 trong bãi lầy đất
trống là 315,03 - 328,06 tấn CO2/ha trong khi con số đó là từ 708,82 - 757,60 tấn CO2/ha với RNM
trồng từ 18 - 20 tuổi. Như vậy, với độ tuổi trung bình của RNM trồng trong vùng từ 20 tuổi đến
22 tuổi thì mỗi ha rừng trồng tại Vườn quốc gia Xuân Thủy sẽ hấp thụ được tối thiểu là 757,60 tấn
CO2. Giá một tấn CO2 khí thải (2018) là 20 USD [17] và giá trị thực hiện nay thay đổi trong khoảng
đó thì giá trị quy đổi của mỗi ha rừng trồng 20 tuổi thấp nhất là 15.152 USD/ha/năm, Ngoài ra, mỗi
408
Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
ha RNM trồng còn hấp thụ được 34,47 tấn CO2/ha/năm thơng qua quang hợp tán lá [18] thì giá trị
quy đổi hàng năm của con số này sẽ là 689 USD/ha/năm. Như vậy, tổng giá trị lưu trữ cacbon của
HST RNM trong khu vực nghiên cứu là 15.841 USD/ha/năm. Con số này so với giá trị 33,5 USD/
ha/năm của Đinh Đức Trường (2010) [8] có một khoảng cách vơ cùng lớn. Theo đó, giá trị tích lũy
cacbon mà tác giả Đinh Đức Trường tính tốn mới chỉ thể hiện được một phần thơng qua việc tác
giả mới chỉ tính tốn lượng tích lũy trên mặt đất của rừng bằng phương pháp viễn thám kết hợp đo
đạc tại hiện trường. Trong khi đó, theo kết quả nghiên cứu của Hà Thị Hiền và cộng sự thì lượng
carbon tích lũy chủ yếu của RNM là tích lũy dưới mặt đất (gồm trong đất, trong rễ sống và rễ chết
của cây). Như vậy, kết quả tính tốn giá trị tích lũy carbon trong nội dung nghiên cứu này là đáng
tin cậy để bổ sung thêm cho nguồn dẫn liệu về khả năng tích lũy cacbon của HST RNM. Thêm vào
đó, tuổi rừng trung bình hiện nay tại khu vực là 20 tuổi với Trang (K.obovata) là loài cây trồng chủ
yếu chiếm tới hơn 90 %. Vì vậy, nghiên cứu sử dụng kết quả tính tốn của Hà Thị Hiền và cộng
sự là đủ mang tính đại diện và đủ tin cậy đối với việc ước tính giá trị tích lũy cacbon tại khu vực
nghiên cứu. Và với tổng diện tích là 3.100 ha thì hàng năm RNM trong khu vực sẽ mang lại đến
một khoản tương đương với khoảng 49,1 triệu USD. Như vậy, giá trị tác động về lợi ích bảo vệ là
lớn hơn rất nhiều so với những lợi ích kinh tế trực tiếp.
5. Kết luận
Qua việc phân tích, nghiên cứu đã nhận diện, ước tính về mặt kinh tế của một số giá trị
tiềm năng có ảnh hưởng sâu sắc tới cuộc sống của cộng đồng nơi đây bao gồm: Giá trị trực tiếp là
5.677 USD/ha/năm (từ việc thu lượm là 269,3 USD/ha/năm, nuôi trồng thủy sản 5.319 USD/ha/
năm, nuôi ong 88,7 USD/ha/ năm); giá trị gián tiếp là 16.322 USD/ha/năm (hấp thụ cacbon 15.841
USD/ha/năm, bảo vệ đê biển 481 USD/ha/năm).
Lời cảm ơn: Nhóm nghiên cứu xin được gửi lời cảm ơn tới Ban quản lý Vườn quốc gia
Xuân Thủy đã cung cấp những tài liệu quan trọng trong quá trình khảo sát, đánh giá; cảm ơn những
người dân tại năm xã vùng đệm đã tham gia phỏng vấn với sự tốt bụng, vui vẻ, cởi mở và nhiệt
tình. Trân trọng cảm ơn Quỹ Môi trường Thiên nhiên Nagao, Viện Tài nguyên và Môi trường,
Đại học Quốc gia Hà Nội đã hỗ trợ tài chính cho việc đi thực địa và điều tra thu thập số liệu trong
nghiên cứu. Cuối cùng, nhóm thực hiện gửi lời cảm ơn tới những cộng sự đã giúp đỡ, đồng hành
cùng nhóm trong quá trình phỏng vấn các hộ dân trong vùng nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. P. N. Hong and H.T. San (1993). Mangrove of Vietnam. pp. 10 - 193 (English).
[2].
J. C. Ellison (1999). Impacts of sediment burial on mangroves. Mar. Pollut. Bull., vol. 37, no. 8 12, pp. 420 - 426 (English).
[3]. H. J. Peter (1999). The Biology of Mangroves. Oxford Univ. Press (English).
[4]. T. H. R. Mcnally, A. Mcewin (2011). The potential for mangrove carbon projects in Vietnam. Hanoi.
(English).
[5]. D. M. Alongi (2008). Mangrove forests: Resilience, protection from tsunamis, and responses to global
climate change. Estuar. Coast. Shelf Sci, vol. 76, pp. 1 - 13 (English).
[6]. T. T. R. Osti, S. Tanaka (2009). The importance of mangrove forest in tsunami disaster mitigation.
Disasters, vol. 33, n, pp. 203 - 213 (English).
[7]. Nguyen Hoang Tri, W. N. Adger and P. M. Kelly (1998). Natural resource in mitigating impact: The
Example of Mangrove Restoration in Vietnam. Global Environmental Change, vol.8, no.1, pp 49 - 61
(English).
Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
409
[8]. Đinh Đức Trường (2010). Đánh giá giá trị kinh tế phục vụ quản lý tài nguyên đất ngập nước - Áp dụng
tại vùng đất ngập nước cửa Sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định. Luận án tiến sĩ kinh tế.
[9]. Niên giám thống kê huyện Giao Thủy (2018).
[10]. T. H. Pham and Tuan Sy Mai (2015). Vulnerability to climate change of mangroves in Xuan Thuy
National Park, Vietnam. J. Agric. Biol. Sci., vol. 10, no. 2, pp. 55 - 60. (English).
[11]. T. Vinh (1995). Tree planting Measures to protect Sea Dike Systems in the Central Provinces of
Vietnam. Paper presented at the Workshop on Mangrove Plantation for Sea Dike Protecton (English).
[12]. IFRC (2011). Breaking the waves: Impact analysis of coastal afforestation for disaster risk reduction
in Viet Nam. (English).
[13]. N. T. K. Cúc and Đ. V. Chính (2014). Nghiên cứu chức năng và dịch vụ của rừng ngập mặn trồng xã
Đại Hợp, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng. Khoa học kỹ thuật thủy lợi và môi trường, vol. 44, pp.
134 - 138.
[14]. H. T. Hiền (2018). Nghiên cứu khả năng tích lũy và trao đổi carbon trong rừng ngập mặn trồng tại
Vườn quốc gia Xuân Thủy. Luận án tiến sĩ kỹ thuật.
[15]. N. V. T. Ngơ Đình Quế, Nguyễn Đức Minh, Vũ Tấn Phương, Lê Quốc Huy, Đinh Thanh Giang,
Nguyễn Thanh Tùng (2006). Khả năng hấp thụ CO2 của một số loại rừng trồng chủ yếu ở Việt Nam. www.
fsiv.org.vn.
[16]. Nguyễn Hoàng Trí (2006). Lượng giá kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn nguyên lý và ứng dụng. Nhà
xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
[17]. T. Nga (2018). Chính sách thuế ứng phó với biến đổi khí hậu: Nhìn từ các nước khu vực và thế giới.
.
[18]. C. V. L. Vũ Mạnh Hùng, Đàm Đức Tiến (2005). Nghiên cứu khả năng hấp thụ carbon của rừng ngập
mặn ven biển Hải Phịng. Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ biển, vol 15, p.347 - 354.
Ngày chấp nhận đăng: 10/11/2021. Người phản biện: TS. Phạm Hồng Tính
410
Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên,
bảo vệ môi trường và phát triển bền vững