Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG NÁM CỦA DỊCH CHIẾT THÔ TỪ CÂY TRÂM ỎI (Laufana camare) VÀ CÂY ĐẬU BIẾC (Clitoria ternatea)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 53 trang )

TỔNG LIÊN ĐỒN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƠN ĐỨC THẮNG
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG
***000***

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG NẤM
CỦA DỊCH CHIẾT THƠ TỪ CÂY TRÂM ỔI
(Lantana camara) VÀ CÂY ĐẬU BIẾC
(Clitoria ternatea)

Giảng viên hướng dẫn:
TS. TRẦN THỊ DUNG

Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN XUÂN CẦM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 1/2011


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được sự giúp đỡ, những lời động
viên chia sẻ từ nhiều người.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Tôn Đức Thắng, Ban
chủ nhiệm Khoa Khoa học ứng dụng và Bộ môn Công nghệ sinh học, cùng tất cả
quý thầy cô đã truyền đạt kiến thức cho tơi trong suốt q trình học tại trường.
Xin gửi lịng biết ơn đến cơ TS. Trần Thị Dung đã tận tình hướng dẫn, truyền
đạt kinh nghiệm, kiến thức quý báu và tạo mọi điều kiện để em hoàn thành đề tài
này.


Gửi lời cảm ơn tới cô Thuấn, cô Hải phụ trách phịng thí nghiệm Vi sinhHố sinh trường Đại học Tôn Đức Thắng đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện trong quá
trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến các bạn lớp 06SH đã chia sẻ cùng tôi
những vui buồn trong thời gian học cũng như hết lịng hỗ trợ, giúp đỡ tơi trong thời
gian thực tập.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Xuân Cầm


TĨM TẮT
Nguyễn Xn Cầm, Trường Đại học Tơn Đức Thắng. Tháng 1/2011, với tên
đề tài “ Khảo sát hoạt tính kháng nấm của dịch chiết thô từ cây Trâm ổi (Lantana
camara) và cây Đậu biếc (Clitoria ternatea)”, được sự hướng dẫn của TS. Trần Thị
Dung. Đề tài đã được thực hiện tại phịng thí nghiệm Vi sinh- Trường Đại học Tôn
Đức Thắng. Thời gian nghiên cứu từ tháng 11/2010 đến tháng 1/2011.
Mục đích đề tài:
-

Xác định và so sánh hoạt tính kháng nấm của dịch chiết thơ từ lá và thân cây
trâm ổi; lá, thân và hạt cây đậu biếc.

-

Khảo sát ảnh hưởng của các dung môi chiết khác nhau đến khả năng kháng
nấm bệnh.
Phương pháp nghiên cứu:
Thí nghiệm thực hiện trên hai loại cây Trâm ổi và cây Đậu biếc được bố trí
theo kiểu hồn tồn ngẫu nhiên:
+ Thí nghiệm khảo sát khả năng kháng 5 loại nấm của dịch chiết thô cây
trâm ổi (gồm 3 nghiệm thức) và cây đậu biếc ( gồm 4 nghiệm thức) với 3 lần

lặp lại.
+ Thí nghiệm khảo sát hiệu quả của các loại dung môi chiết xuất dịch cây
trâm ổi và đậu biếc đến khả năng kháng 5 loại nấm bệnh với 4 nghiệm thức,
3 lần lặp lại.
Qua thực nghiệm , chúng tôi đạt được một số kết quả sau:
+ Dịch chiết thô từ lá cây trâm ổi và từ hạt cây đậu biếc cho hiệu quả kháng
nấm cao hơn so với những bộ phận khác của cây khi tiến hành khảo sát.
+ Dung môi ethanol, acetone chiết dịch lá trâm ổi cho hiệu quả kháng nấm
cao hơn so với hexan.
+ Dung môi hexan dùng để chiết hạt đậu biếc cho hiệu quả kháng nấm tương
đối cao hơn so với dung môi nước, ethanol và acetone.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục chữ viết tắt ................................................................................................. i
Danh mục bảng .......................................................................................................... ii
Danh mục hình .......................................................................................................... iv
Danh mục biểu đồ ...................................................................................................... v
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................1
1.2 Mục đích và phạm vi đề tài: .............................................................................. 2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về cây trâm ổi .................................................................................. 3
2.1.1 Vị trí phân loại thực vật .................................................................................. 3
2.1.2 Nguồn gốc, phân bố ........................................................................................ 3
2.1.3 Đặc điểm thực vật học của cây trâm ổi ........................................................... 3
2.1.4 Thành phần hoá học ........................................................................................ 4
2.1.5 Tác dụng dược tính ......................................................................................... 4
2.2 Giới thiệu về cây đậu biếc................................................................................. 4

2.2.1 Vị trí, phân loại thực vật ................................................................................. 4
2.2.2 Nguồn gốc, phân bố ........................................................................................ 4
2.2.3 Đặc điểm thực vật học của cây đậu biếc ......................................................... 5
2.2.4 Thành phần hố học ........................................................................................ 5
2.2.5 Tác dụng dược tính ........................................................................................ 5
2.3 Giới thiệu các loại nấm sử dụng trong nghiên cứu ....................................... 5
2.3.1 Phân loại và đặc điểm sinh học của nấm Sclerotium spp. .............................. 5
2.3.2 Phân loại và đặc điểm sinh học của nấm Fusarium oxysporum ....................... 6
2.3.3 Phân loại và đặc điểm sinh học của nấm Rhizotonia solani ............................. 6
2.3.4 Phân loại và đặc điểm sinh học của nấm Phytophthora capsici ....................... 7


2.4 Một số nghiên cứu về dịch chiết từ cây trồng có ảnh hưởng đến khả năng
kháng nấm bệnh ...................................................................................................... 8
2.4.1 Nghiên cứu về cây trâm ổi ............................................................................... 8
2.4.2 Nghiên cứu về cây đậu biếc ............................................................................. 9
2.4.3 Một số nghiên cứu khác ................................................................................... 9
CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Vật liệu, hố chất và thiết bị thí nghiệm ...................................................... 11
3.1.1 Vật liệu nghiên cứu ......................................................................................... 11
3.1.2 Thiết bị, dụng cụ thí nghiệm ........................................................................... 11
3.1.3 Hố chất và mơi trường thí nghiệm ............................................................... 11
3.2 Phương pháp thí nghiệm ............................................................................... 11
3.2.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát khả năng kháng 5 loại nấm của dịch chiết thô cây
trâm ổi ...................................................................................................................... 11
3.2.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát khả năng kháng 5 loại nấm của dịch chiết thô cây
đậu biếc .................................................................................................................... 13
3.2.3 Thí nghiệm 3: Khảo sát hiệu quả của các loại dung môi chiết xuất dịch cây
trâm ổi và đậu biếc đến khả năng kháng 5 loại nấm bệnh ....................................... 14
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Kết quả khảo sát hoạt tính kháng nấm gây bệnh cây của dịch chiết thơ cây
trâm ổi ..................................................................................................................... 17
4.1.1 Hoạt tính ức chế sinh trưởng nấm Fusarium spp. .......................................... 17
4.1.2 Hoạt tính ức chế sinh trưởng nấm Sclerotium spp. ........................................ 18
4.1.3 Hoạt tính ức chế sinh trưởng nấm Fusarium oxysporum ............................... 19
4.1.4 Hoạt tính ức chế sinh trưởng nấm Rhizotonia solani ...................................... 19
4.1.5 Hoạt tính ức chế sinh trưởng nấm Phytophthora capsici .............................. 20
4.2 Kết quả khảo sát hoạt tính kháng nấm gây bệnh cây của dịch chiết thô cây
đậu biếc .................................................................................................................. 21
4.2.1 Hoạt tính ức chế sinh trưởng nấm Fusarium spp. .......................................... 21
4.2.2 Hoạt tính ức chế sinh trưởng nấm Sclerotium spp. ........................................ 22
4.2.3 Hoạt tính ức chế sinh trưởng nấm Fusarium oxysporum .............................. 24
4.2.4 Hoạt tính ức chế sinh trưởng nấm Rhizotonia solani ..................................... 25


4.2.5 Hoạt tính ức chế sinh trưởng nấm Phytophthora capsici .............................. 26
4.3 Kết quả khảo sát hiệu quả của các loại dung môi chiết xuất tác động đến
khả năng kháng 5 loại nấm bệnh .......................................................................... 28
4.3.1 Hiệu quả của các loại dung môi chiết xuất tác động đến khả năng ức chế sinh
trưởng nấm Fusarium spp. ....................................................................................... 28
4.3.2 Hiệu quả của các loại dung môi chiết xuất tác động đến khả năng ức chế sinh
trưởng nấm Sclerotium spp. ..................................................................................... 29
4.3.3 Hiệu quả của các loại dung môi chiết xuất tác động đến khả năng ức chế sinh
trưởng nấm Fusarium oxysporum ............................................................................ 30
4.3.4 Hiệu quả của các loại dung môi chiết xuất tác động đến khả năng ức chế sinh
trưởng nấm Rhizotonia solani .................................................................................. 31
4.3.5 Hiệu quả của các loại dung môi chiết xuất tác động đến khả năng ức chế sinh
trưởng nấm Phytophthora capsici ............................................................................ 32
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận ............................................................................................................ 34

5.2 Đề nghị.............................................................................................................. 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
NT:

nghiệm thức

ĐC:

đối chứng

PGA :

Potato Glucose Agar

HQ

:

hiệu quả kháng nấm

Ltr

:

dịch chiết lá trâm ổi

Ttr


:

dịch chiết thân trâm ổi



:

dịch chiết lá đậu biếc



:

dịch chiết thân đậu biếc



:

dịch chiết hạt đậu biếc

NSC :

ngày sau cấy

ĐKTN:

đường kính tản nấm


[++] :

dịch chiết cây hạn chế nấm tốt

[+]

:

dịch chiết cây hạn chế nấm ở mức trung bình

[-]

:

dịch chiết cây khơng hạn chế được nấm

i


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Đường kính tản nấm và hiệu quả kháng nấm của dịch chiết thô từ lá, thân
cây trâm ổi đến nấm Fusarium spp. ......................................................................... 17
Bảng 4.2. Đường kính tản nấm và hiệu quả kháng nấm của dịch chiết thô từ lá, thân
cây trâm ổi đến nấm Sclerotium spp. ...................................................................... 18
Bảng 4.3. Đường kính tản nấm và hiệu quả kháng nấm của dịch chiết thô từ lá, thân
cây trâm ổi đến nấm Fusarium oxysporum .............................................................. 19
Bảng 4.4. Đường kính tản nấm và hiệu quả kháng nấm của dịch chiết thô từ lá, thân
cây trâm ổi đến nấm Rhizotonia solani .................................................................... 20

Bảng 4.5. Đường kính tản nấm và hiệu quả kháng nấm của dịch chiết thô từ lá, thân
cây trâm ổi đến nấm Phytophthora capsici .............................................................. 21
Bảng 4.6. Đường kính tản nấm và hiệu quả kháng nấm của dịch chiết thô từ lá,
thân, hạt cây đậu biếc đến nấm Fusarium spp. ....................................................... 22
Bảng 4.7. Đường kính tản nấm và hiệu quả kháng nấm của dịch chiết thô từ lá,
thân, hạt cây đậu biếc đến nấm Sclerotium spp. ...................................................... 23
Bảng 4.8. Đường kính tản nấm và hiệu quả kháng nấm của dịch chiết thô từ lá,
thân, hạt cây đậu biếc đến nấm Fusarium oxysporum ............................................. 24
Bảng 4.9. Đường kính tản nấm và hiệu quả kháng nấm của dịch chiết thô từ lá,
thân, hạt cây đậu biếc đến nấm Rhizotonia solani ................................................... 26
Bảng 4.10. Đường kính tản nấm và hiệu quả kháng nấm của dịch chiết thô từ lá,
thân, hạt cây đậu biếc đến nấm Phytophthora capsici ............................................. 27
Bảng 4.11 Tổng hợp hiệu quả hạn chế nấm từ các dịch chiết của cây trâm ổi và cây
đậu biếc .................................................................................................................... 28
Bảng 4.12. Hiệu quả kháng nấm của các dịch chiết thô sử dụng dung môi chiết
xuất khác nhau đến nấm Fusarium spp. .................................................................. 29
Bảng 4.13. Hiệu quả kháng nấm của các dịch chiết thô sử dụng dung môi chiết
xuất khác nhau đến nấm Sclerotium spp. ................................................................. 30
Bảng 4.14. Hiệu quả kháng nấm của các dịch chiết thô sử dụng các dung môi chiết
xuất khác nhau đến nấm Fusarium oxysporum ........................................................ 30

ii


Bảng 4.15. Hiệu quả kháng nấm của các dịch chiết thô sử dụng các dung môi chiết
xuất khác nhau đến nấm Rhizotonia solani .............................................................. 31
Bảng 4.16. Hiệu quả kháng nấm của các dịch chiết thô sử dụng các dung môi chiết
xuất khác nhau đến nấm Phytophthora capsici ....................................................... 32

iii



DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Cây trâm ổi ................................................................................................. 3
Hình 2.2. Lá và hoa cây đậu biếc ............................................................................... 4
Hình 4.1. Tơ nấm Fusarium spp. trên mơi trường PGA có các loại dịch chiết từ cây
trâm ổi sau 8 ngày nuôi cấy....................................................................................... 17
Hình 4.2. Tơ nấm Sclerotium spp. trên mơi trường PGA có các loại dịch chiết từ
cây trâm ổi sau 5 ngày ni cấy. ............................................................................... 18
Hình 4.3. Tơ nấm Fusarium oxysporum trên mơi trường PGA có các loại dịch chiết
từ cây trâm ổi sau 6 ngày ni cấy. ........................................................................... 19
Hình 4.4. Tơ nấm Rhizotonia solani trên mơi trường PGA có các loại dịch chiết từ
cây trâm ổi sau 5 ngày nuôi cấy. ............................................................................... 20
Hình 4.5. Tơ nấm Phytophthora capsici trên mơi trường PGA có các loại dịch
chiết từ cây trâm ổi sau 7 ngày ni cấy ................................................................... 21
Hình 4.6. Tơ nấm Fusarium spp. trên mơi trường PGA có các loại dịch chiết từ cây
đậu biếc sau 8 ngày ni cấy..................................................................................... 22
Hình 4.7. Tơ nấm Sclerotium spp. trên mơi trường PGA có các loại dịch chiết từ
cây đậu biếc sau 5 ngày ni cấy. ............................................................................. 24
Hình 4.8. Tơ nấm Fusarium oxysporum trên mơi trường PGA có các loại dịch chiết
từ cây đậu biếc sau 6 ngày ni cấy. ......................................................................... 25
Hình 4.9. Tơ nấm Rhizotonia solani trên mơi trường PGA có các loại dịch chiết từ
cây đậu biếc sau 5 ngày nuôi cấy .............................................................................. 26
Hình 4.10. Tơ nấm Phytophthora capsici trên mơi trường PGA có các loại dịch
chiết từ cây đậu biếc sau 7 ngày nuôi cấy ................................................................. 27

iv



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Tác dụng kháng nấm Fusarium spp. của dịch chiết lá trâm ổi và thân
đậu biếc từ các dung môi khác nhau ......................................................................... 29
Biểu đồ 4.2 Tác dụng kháng nấm Sclerotium spp. của dịch chiết lá trâm ổi và thân
đậu biếc từ các dung môi khác nhau. ........................................................................ 30
Biểu đồ 4.3 Tác dụng kháng nấm Fusarium oxysporum của dịch chiết lá trâm ổi và
thân đậu biếc từ các dung môi khác nhau. ................................................................ 31
Biểu đồ 4.4 Tác dụng kháng nấm Rhizotonia solani của dịch chiết lá trâm ổi và thân
đậu biếc từ các dung môi khác nhau. ........................................................................ 32
Biểu đồ 4.5 Tác dụng kháng nấm Phytophthora capsici của dịch chiết lá trâm ổi và
thân đậu biếc từ các dung môi khác nhau. ................................................................ 33

v


CHƯƠNG 1.

MỞ ĐẦU


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: TS. TRẦN THỊ DUNG

1.1 Đặt vấn đề
Xu thế dùng thiên nhiên để giải quyết các vấn đề về sức khoẻ là rất hợp lý, điều
này đặc biệt đúng trong bảo vệ thực vật. Các loại thuốc trừ sâu “nhân tạo” hiện đang
được sử dụng chủ yếu để kiểm sốt bệnh thực vật và các lồi gây hại ngày càng
biểu hiện những tác động tiêu cực đối với sức khoẻ con người và cả mơi trường. Vì
vậy việc xuất hiện một loại thuốc trừ sâu sinh học mới, an toàn hơn và là một sản

phẩm của tự nhiên đang nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ.
Trong thiên nhiên, cây cỏ có rất nhiều chủng loại mà vào thời điểm này người ta
vẫn chưa nghiên cứu hết. Trong đó, nhiều lồi có dược tính đã và đang được ứng
dụng nhiều trong y học và các lĩnh vực khác như mỹ phẩm. Ngoài ra, việc sản xuất
các chế phẩm sinh học từ các lồi cây cỏ có hoạt tính sinh học ứng dụng trong nông
nghiệp cũng là vấn đề cần quan tâm nhưng chưa được nghiên cứu nhiều.
Ở nước ta trong những năm gần đây việc sử dụng các biện pháp phòng trừ nấm
bệnh và vi khuẩn gây bệnh cho cây trồng đã được đưa ra nhưng hiệu quả chưa cao.
Vấn đề sử dụng thuốc hóa học tuy có hiệu quả nhưng có nhược điểm làm tăng khả
năng kháng thuốc, tiêu diệt các thiên địch có ích, để lại dư lượng thuốc trong thực
phẩm và gây ô nhiễm môi trường. Việc sử dụng các biện pháp sinh học như sử dụng
thuốc trừ sâu sinh học được chiết từ vi khuẩn Bacillus thuringiensis (Bt), hiện đang
được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Chất Bt thường được phun trực tiếp vào
thực vật nhằm bảo vệ chúng chống lại nhiều loại cơn trùng gây hại. Ngồi ra, việc
sử dụng các gen mã hố các protein có tác động tiêu diệt sâu bệnh cấy vào thực vật
giúp bảo vệ cây trồng mà không cần phun thuốc. Tuy nhiên, các biện pháp này
tương đối phức tạp và tốn kém. Do đó, việc nghiên cứu sử dụng các lồi cây có
hoạt tính kháng nấm để phòng trừ bệnh hại cho cây trồng sẽ được ứng dụng nhiều
hơn. Từ những xuất phát trên chúng tơi thực hiện đề tài ”Khảo sát hoạt tính kháng
nấm của dịch chiết thô từ cây trâm ổi (Lantana camara) và cây đậu biếc (Clitoria
ternatea)”.

SVTH: NGUYỄN XUÂN CẦM

Trang 1


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: TS. TRẦN THỊ DUNG


1.2 Mục đích và phạm vi đề tài:
-

Xác định và so sánh hoạt tính kháng nấm của dịch chiết thơ từ lá và thân cây
trâm ổi; lá, thân và hạt cây đậu biếc ứng dụng trong sản xuất các chế phẩm
sinh học phòng trừ bệnh hại cây trồng.

-

Khảo sát ảnh hưởng của các dung môi chiết khác nhau đến khả năng kháng
nấm bệnh, từ đó đánh giá hiệu quả tối ưu của từng dung môi chiết xuất cho
từng bộ phận, cây trồng.

SVTH: NGUYỄN XUÂN CẦM

Trang 2


CHƯƠNG 2.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: TS. TRẦN THỊ DUNG

2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÂY TRÂM ỔI ( Lantana camara)
2.1.1 Vị trí phân loại thực vật

Giới : Plantae
Bộ

: Lamiales

Họ

: Verbenaceae

Chi

: Lantana

Loài : L. camara
Hình 2.1: Cây trâm ổi
2.1.2 Nguồn gốc, phân bố
Trâm ổi (Lantana camara), có nguồn gốc từ các nước Trung Mỹ, sau phổ
biến khắp các vùng nhiệt đới.
Tại Việt Nam, cây được trồng làm cảnh hoặc mọc hoang dại.
2.1.3 Đặc điểm thực vật học của cây trâm ổi
Cây trâm ổi (Lantana camara), cịn gọi là bơng ổi, cây hoa ngũ sắc, trâm hôi,
cây hoa cứt lợn, tứ thời, tứ quý (tên gọi tại vùng Quảng Bình) là một lồi thực vật
thuộc họ Cỏ roi ngựa.
Trâm ổi là loài cây nhỏ, nhiều cành ngang, có lơng và gai ngắn quặp về phía
dưới.
Lá: hình bầu dục, nhọn, mặt lá xù xì, mép lá có răng cưa; mặt trên có lơng
ngắn cứng, mặt dưới lông mềm hơn; phiến lá dài 3-9cm, rộng 3-6cm; cuống lá
ngắn, phía trên cuống có dìa.
Hoa: khơng cuống, nhiều giống màu trắng, vàng, vàng cam, tím hay đỏ mọc
thành bơng dạng hình cầu; hoa có lá bắc hình mũi giáo. Đài hình chng, có hai

mơi. Tràng hình ống có bốn thùy khơng đều.
Quả: hình cầu, màu đỏ nằm trong lá đài, chứa hai hạch cứng, xù xì.
Phát triển:
Cây trâm ổi phát tán bằng hạt giống nhờ các loại chim mang đi và một khi
đến một khu vực nào đó, chúng dễ mọc và phát triển rất nhanh chóng. Trâm ổi có
thể sinh sơi đến mức mà người ta khó diệt được hoàn toàn. Tại Nouvelle Calédonie,

SVTH: NGUYỄN XUÂN CẦM

Trang 3


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: TS. TRẦN THỊ DUNG

cây mọc hoang đến mức chính phủ ra lệnh diệt hết lồi cây này dù chỉ giữ một gốc
làm cảnh cũng không được phép.
2.1.4 Thành phần hoá học
Lá trâm ổi chứa các hợp chất triterpenes và lantadenes A và B, trong đó acid
lantanolic, acid lantic, glycoside triterpenes, flavonoid aglycones có tác dụng chống
oxy hố rõ rệt.
Ngồi ra, cây trâm ổi cịn được sử dụng để nghiên cứu các hoạt chất chống
nấm, chất kháng khuẩn và một số thuốc trừ sâu nguồn gốc thảo mộc do chất độc
triterpenes trong lá, chất latanin trong hạt xanh.
2.1.5 Tác dụng dược tính
Lá trâm ổi có tác dụng: hạ sốt cao: lá trâm ổi từ 10 - 20 gr sắc uống.
- Lá tươi giã nhỏ đắp trị: mụn nhọt, mưng mủ, ngứa lở da và trị chàm.
Ngoài ra, lá trâm ổi cịn có tác dụng trị viêm họng hạt theo bài thuốc “trâm khương
gia muối hạt”

2.2 GIỚI THIỆU VỀ CÂY ĐẬU BIẾC (Clitoria ternatea)
2.2.1 Vị trí phân loại thực vật
Giới

: Plantae

Ngành : Magnoliophyta
Lớp

: Magnoliopsida

Bộ

: Fabales

Họ

: Fabaceae

Chi

: Clitoria

Lồi

: C.ternatea
Hình 2.2. Lá và hoa cây đậu biếc

2.2.2 Nguồn gốc, phân bố
Cây đậu biếc thuộc loài liên nhiệt đới. Ở Việt Nam cây thường mọc hoang ở

bờ rào. Cây cũng được trồng ở các vườn gia đình để làm cảnh, leo giàn hiên nhà. Có
nơi trồng rất nhiều dùng làm cây phân xanh, cây che phủ đất và cải tạo đất. Cây
chịu nắng và hạn, được trồng bằng hạt. Ra hoa từ tháng 6 đến tháng 8, kết quả từ
tháng 9 đến tháng 11. Cây còn phân bố ở Ấn Độ, Srilanca...

SVTH: NGUYỄN XUÂN CẦM

Trang 4


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: TS. TRẦN THỊ DUNG

2.2.3 Đặc điểm thực vật học của cây đậu biếc
Cây thảo leo, cuốn nhờ thân, mọc khá cao; lá kép lông chim lẻ, có 5 - 7 lá
nhỏ, màu xanh bóng mềm, có lông rải rác cả hai mặt.
Hoa: màu xanh lơ, hồng hoặc trắng (tùy theo các chủng) mọc đơn độc ở
nách lá, có hai lá bắc con hình trịn. Đài liền nhau hình ống, cánh tràng có cờ lớn
màu xanh biếc với đốm lớn ở giữa màu vàng cam.
Quả: màu hung có lơng, hình dải, thắt lại ở các đốt; hạt dẹt có điểm màu lục
và màu đen, có rốn rộng và cong.
2.2.4 Thành phần hố học
Bộ phận chứa dược tính của cây đậu biếc là hạt và rễ. Trong thành phần của
hạt chứa các acid amin và một loại dầu dùng làm thuốc tẩy. Rễ có vị chát, đắng,
chứa các chất có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, gây xổ, làm dịu và săn da.
2.2.5 Tác dụng dược tính
Ở một số quốc gia, rễ và hạt cây đậu biếc được dùng làm thuốc, ở liều cẩn
thận có tác dụng giải nhiệt. Tại Indonesia, dùng trị bệnh lao phổi, đau ngực, ho và
viêm lở ngoài da. Tại Philippines, người ta nghiền hạt pha thành thuốc gây xổ có

hiệu quả nhanh, lá dùng đắp chữa mụn mủ ngoài da. Ở Ấn Độ, người ta còn dùng
cây trị nọc rắn cắn.
( />2.3 GIỚI THIỆU CÁC LOẠI NẤM SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU
2.3.1 Phân loại và đặc điểm sinh học của nấm Sclerotium spp.
Nấm Sclerotium spp. gây bệnh héo rũ gốc mốc trắng ở đậu phộng được phân
loại như sau:
Ngành : Fungi
Lớp: Mycelia starilia
Giống: Sclerotium,
Loài: Sclerotium spp.
Nấm Sclerotium spp. có sợi nấm trắng phát triển, đa bào, hạch non màu
trắng, hạch già màu nâu, tương đối trịn đồng đều có đường kính 1-2 mm. Nấm
Sclerotium spp. là loại nấm đa thực, phạm vi ký chủ rộng, phá hại trên nhiều loại

SVTH: NGUYỄN XUÂN CẦM

Trang 5


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: TS. TRẦN THỊ DUNG

cây rồng khác nhau trong đó có nhiều loại cây trồng quan trọng như thuốc lá, khoai
tây, cà, đậu…
Nấm Sclerotium spp. phần lớn có nguồn gốc trong đất, trong tàn dư của cây
bệnh, trong phân rác. Nó cịn tồn tại trong nơng phẩm như ở củ khoai tây & đậu
phộng. Nấm Sclerotium spp. trực tiếp xâm nhập qua vết thương ở biểu bì mà phát
triển thành đám sợi trắng ở cổ rễ, gốc thân làm mô bệnh bị thối mục và làm cây chết
khô.

Bệnh héo rũ phát triển mạnh ở điều kiện canh tác có nhiệt độ tương đối cao,
ẩm ướt, làm cây sinh trưởng kém. Bệnh tồn tại trong suốt quá trình phát triển của
cây, nhưng ở mỗi giai đoạn phát triển thể hiện bệnh khác nhau, với các loại hình
bệnh héo rũ khác nhau.
2.3.2 Phân loại và đặc điểm sinh học của nấm Fusarium oxysporum.
Ngành:

Fungi

Lớp:

Sordariomycetes

Giống:

Fusarium

Loài:

Fusarium oxysporum

Khả năng gây bệnh:
Nấm bệnh lây lan nhờ gió, mưa và kể cả các hoạt động của con người, nấm
bệnh cũng có thể lan truyền qua hạt giống. Đây là lồi nấm có thể tồn tại rất lâu
trong đất, tàn dư cây trồng. Do vậy bệnh thường gây hại nặng ở những ruộng nhiễm
bệnh vụ trước. Điều kiện nhiệt độ từ 18 – 340C, ẩm độ cao thích hợp cho nấm phát
triển. Bón phân khơng cân đối, thừa đạm, thiếu lân hoặc kali làm cây yếu dễ nhiễm
bệnh. Dùng phân chuồng khơng ủ hoai sẽ có nhiều nguồn bệnh làm bệnh phát sinh
nhiều. Bệnh cũng gây hại nặng ở ruộng khơng thốt nước. Nấm gây bệnh xâm nhập
qua các vết thương ở rễ hoặc trên thân do q trình chăm sóc hoặc bị cơn trùng cắn

phá.
2.3.3 Phân loại và đặc điểm sinh học của nấm Rhizotonia solani
Nấm Rhizotonia solani gây bệnh lở cổ rễ ở bông, đậu, dưa chuột, được phân
loại như sau:
Ngành: Fungi (nấm)
Lớp: Mycelia starilia (nấm trơ)
SVTH: NGUYỄN XUÂN CẦM

Trang 6


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: TS. TRẦN THỊ DUNG

Giống: Rhizotonia
Lồi: R. solani
Nấm Rhizotonia solani có hai chu kì phát triển là sợi nấm và nấm hạch. Sợi
nấm trong mô bệnh lúc đầu khơng màu, sau có màu nâu vàng. Sợi nấm đa bào, phân
nhánh tương đối thẳng góc, chỗ phân nhánh hơi thắt nhỏ giáp ngay đó có một màng
ngăn ngang, kích thước 8-13µm.
Hạch nấm hình dạng khơng đều, bề mặt thơ, màu nâu đỏ. Bào tử hậu ít gặp
vì chỉ xuất hiện khi có độ ẩm cao.
Nhiệt độ thích hợp 17-28oC, ở nhiệt độ 30oC nấm sinh trưởng kém. Nấm sinh
trưởng tốt trong phạm vi pH rộng 3,4-9,2, thích hợp nhất ở pH 6-7. Nấm Rhizotonia
solani là nấm bán hoại sinh, có tính đa thực, do vậy có khả năng gây bệnh ở nhiều
loại cây trồng. Sợi nấm, hạch nấm tồn tại ở dạng tàn dư cây bệnh, ở trong đất. Nó
có thể sống hoại sinh một thời gian dài tới vài ba năm.
2.3.4 Phân loại và đặc điểm sinh học của nấm Phytophthora capsici
Nấm Phytophthora capsici gây bệnh chết nhanh trên cây ớt, chết chậm (thối

rễ) trên cây hồ tiêu, được phân loại như sau:
Giới: Chromalveolata
Ngành: Heterokontophyta
Lớp: Oomycetes
Bộ: Peronosporales
Họ: Pythiaceae
Giống: Phytophthora
Lồi: P.capsici
Đặc điểm hình thái:
Các dạng bào tử của nấm Phytophthora:
Túi bào tử: là một cấu trúc sinh dưỡng mà đôi khi chúng được xem như là
bào tử vô tính. Túi bào tử nảy mầm trực tiếp trên mơi trường giàu dinh dưỡng,
nhiều nước tự do và nhiệt độ cao.
Động bào tử: hình thành trong điều kiện mơi trường giàu dinh dưỡng, nhiều
nước tự do và nhiệt độ thấp 15-18oC. Chúng là những bào tử có vách mỏng hình
bầu dục, có thể bơi bằng hai lơng roi theo đường xoắn ốc với độ lớn của đường bơi
SVTH: NGUYỄN XUÂN CẦM

Trang 7


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: TS. TRẦN THỊ DUNG

khoảng 26-70 µm. Động bào tử được sinh ra trong mỗi túi bào tử. Khi tiếp xúc với
một bề mặt thích hợp thì nó sẽ biến đổi thành dạng trịn, mất hai lơng roi, nhanh
chóng tiết ra một tế bào vách, hình thành một ống mầm để xâm nhiễm vào cây và
bắt đầu sinh trưởng sợi nấm.
Bào tử noãn: là bào tử hữu tính, hình thành do sự kết hợp của các túi giao tử

được gọi là túi đực và túi noãn. Sterol là thiết yếu cho sự hình thành bào tử nỗn.
Bào tử noãn được xem như là một cấu trúc nghỉ. Khi gặp điều kiện khơng
thích hợp thì chúng sẽ đi vào giai đoạn nghỉ. Khi điều kiện thuận lợi trở lại cho sự
nảy mầm, chúng sẽ hình thành sợi nấm sau đó là hình thành túi bào tử và động bào
tử.
Chalmydospore: là một cấu trúc nghỉ vơ tính, là những tế bào sinh dưỡng
được hình thành bên trong sợi nấm hoặc ở chóp của sợi nấm. Khi nhiệt độ khoảng
15oC chúng sẽ hình thành vách dày để có thể tồn tại.
Khả năng gây bệnh:
Động bào tử tấn công đầu rễ bằng một chất kích thích kết hợp với tính di
động bằng hai lơng roi, chúng sẽ bơi trong nước tìm những đầu rễ đang sinh trưởng,
kết nang, lây nhiễm mô rễ non và mẫn cảm. Động bào tử chỉ di chuyển được một
khoảng ngắn và mẫn cảm với điều kiện khơ hạn.
Túi bào tử có thể xâm nhiễm trực tiếp vào mơ ký chủ hoặc từ một túi bào tử
hình thành nhiều động bào tử.
Đặc điểm phát sinh gây hại của nấm:
Nấm phát sinh gây hại trong phổ nhiệt độ rộng 12-300C. Bệnh phát triển gây
hại mạnh khi thời tiết nóng ẩm và đất ướt, lượng mưa lớn hay tưới nước quá mức,
nhất là khi trên ruộng đã có cây bị bệnh thì đây là điều kiện để bệnh lây lan ra cả
ruộng, vì du động bào tử của nấm gây bệnh có thể bơi được trong nước.
2.4 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ DỊCH CHIẾT TỪ CÂY TRỒNG CÓ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG KHÁNG NẤM BỆNH
2.4.1 Nghiên cứu về cây trâm ổi
Trần Thị Dung (2009) đã tiến hành khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của dịch
chiết từ cây trâm ổi: ngồi tự nhiên, cây in vitro và mơ sẹo in vitro. Kết quả cho
thấy cả ba loại dịch chiết của cây trâm ổi: ngoài tự nhiên, cây in vitro và mô sẹo in
SVTH: NGUYỄN XUÂN CẦM

Trang 8



Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: TS. TRẦN THỊ DUNG

vitro đều có khả năng kháng các loại vi khuẩn Escherichia coli, Staphylococcus
aureus, Pseudomonas aeruginosa.
2.4.2 Nghiên cứu về cây đậu biếc
Segenet Kelemu, chuyên gia bệnh học thực vật và là người phụ trách nhóm
nghiên cứu về finotin ở Trung tâm Nơng nghiệp Nhiệt đới đặt tại Colômbia (CIAT)
cho biết phát hiện một loại protein thực vật có các thuộc tính sinh học kháng lại các
loài gây hại như nấm và các vi khuẩn có thể sẽ mở ra triển vọng mới trong kiểm
sốt dịch bệnh và các loài gây hại ở cây trồng. Theo các nhà khoa học, protein này
được chiết ra từ hạt của một loại cây họ đậu nhiệt đới có tên khoa học là Clitoria
ternatea – và đối với nông dân, đây có thể được xem là giải pháp rẻ tiền và dễ thực
hiện trong q trình kiểm sốt dịch bệnh ở cây trồng.
Kelemu đã công bố nghiên cứu trong phịng thí nghiệm của mình về những
ảnh hưởng của finotin đối với các bệnh ở đậu tương, cây lúa và một số loài cây ăn
quả nhiệt đới.
2.4.3 Một số nghiên cứu khác
Cây neem
Bên cạnh những tác động chính lên sâu bọ gây hại, neem còn được nghiên
cứu trên nhiều đối tượng gây hại khác như vi sinh, kí sinh trùng, nấm bệnh…và cho
nhiều kết quả hứa hẹn. Gần đây, neem được tìm hiểu những phương cách tác động
lên nấm và các bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mùa màng, neem đã được
chứng minh có hoạt tính diệt nấm và có thể được áp dụng rộng như là thuốc diệt
nấm tự nhiên trong nông nghiệp [11].
Dịch chiết neem bảo vệ hạt của cây đậu tằm kháng lại các nấm gây bệnh nghiêm
trọng như: Rhizoctonia solani, Sclerotium rolfsii và Sclerotinia sclerotiorum, nó
làm giảm sự phát triển của nấm Fusarium oxysporum. Bã dầu neem khi trộn với đất

thì hồn tồn tiêu diệt sự phát triển của nấm Rhizoctonia solani (Singh và cộng
sự,1980) [11].
Dầu neem tách chiết từ nhân hạt neem cũng có tính chất tiêu diệt nấm. Theo
nghiên cứu của Bộ Nơng nghiệp Mỹ cho thấy sử dụng dầu neem thành công trong
việc diệt nấm gây bệnh trên thực vật [11].

SVTH: NGUYỄN XUÂN CẦM

Trang 9


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: TS. TRẦN THỊ DUNG

Hoạt tính kháng nấm từ lá neem cũng được quan tâm bởi nhóm nghiên cứu
S.Singh, thử nghiệm trên nấm gây bệnh rỉ sét ở đậu phộng, hai limonoid: nimonol
và isoeldenin cũng được chứng minh là có hoạt tính diệt nấm mạnh. Nó làm giảm
khả năng sinh trưởng và sinh bào tử của nấm curvularia lunata, kiểm sốt thành
cơng bệnh đốm sần ở quả họ bầu bí gây ra bởi hai loại nấm Fusarium equiseti và
Fusarium semitectum và giảm vết bệnh ở củ khoai tây gây ra bởi hai loại nấm
Aspergillus flavus và A. niger [12].
Cây Bạch hoa xà (Plumbago zeylanica L.)
Nguyễn Long Thuận (2009) đã thực hiện đề tài “Nuôi cấy mô và khảo sát
hoạt tính kháng nấm của cây Bạch hoa xà (Plumbago zeylanica L.)”. Kết quả cho
thấy dịch chiết của cây Bạch hoa xà có khả năng hạn chế nấm Corynespora
cassicola, Ceratocystis sp, Fusarium moniliforme, riêng phần dịch chiết từ rễ có khả
năng hạn chế nấm mạnh hơn thân, lá.
Cây rau diếp xoắn (Cichorium intybus)
Nghiên cứu tại ĐH Ferrara (Italia) ghi nhận dịch chiết từ rễ Cichorium

intybus có khả năng ức chế sự tăng trưởng của một số nấm gây bệnh trên thực vật
(phytopathogens) và cả trên nấm Trichophyton tonsurans var. sulfareum (gây bệnh
ngồi da nơi người). Hoạt tính này được xác định là do ở các lactone loại
sesquiterpene : 8-deoxylactucin và 11, beta, 13-dihydrolactucin.

SVTH: NGUYỄN XUÂN CẦM

Trang 10


CHƯƠNG 3.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU


Khóa Luận Tốt Nghiệp

GVHD: TS. TRẦN THỊ DUNG

3.1 VẬT LIỆU, HỐ CHẤT VÀ THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM
3.1.1 Vật liệu nghiên cứu:
- Thân và lá của cây trâm ổi (Lantana camara) và cây đậu biếc (Clitoria
ternateae) được thu hái từ tự nhiên làm nguồn nguyên liệu để chiết dịch thô khảo
sát hoạt tính kháng một số nấm gây bệnh cho cây trồng.
-

Năm chủng nấm bệnh Fusarium spp., Sclerotium spp., Fusarium

oxysporum, Rhizoctonia solani và Phytophthora capsici do Viện Sinh học Nhiệt

đới Tp. Hồ Chí Minh và Chi nhánh Cơng ty TNHH Gia Tường tỉnh Bình Dương
cung cấp.
3.1.2 Thiết bị, dụng cụ thí nghiệm:
- Tủ cấy vô trùng, máy đo pH, cân điện tử, autoclave, tủ lạnh, tủ ấm, tủ sấy.
- Que cấy, đèn cồn, dao, bercher, erlen, ống nghiệm, đĩa petri, pipet, ống
đong, giá đựng ống nghiệm,…
3.1.3 Hố chất và mơi trường thí nghiệm:
- Hố chất: ethanol 80%, acetone, hexan.
- Mơi trường nuôi cấy nấm: môi trường PGA.
+ Khoai tây 300g
+ Glucose

20g

+ Agar

20g

+ Nước cất 1000 mL
+ pH 6.8
3.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.2.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát khả năng kháng 5 loại nấm bệnh của dịch chiết
thô cây trâm ổi.
+Phương pháp tiến hành thí nghiệm:
Thí nghiệm được bố trí hồn tồn ngẫu nhiên gồm 3 nghiệm thức, mỗi
nghiệm thức là 1 đĩa petri, 3 lần lặp lại.
 3 nghiệm thức thí nghiệm gồm:
NT1 (ĐC)

: dung môi ethanol


NT2

: dịch chiết lá cây trâm ổi

NT3

: dịch chiết thân cây trâm ổi

SVTH: NGUYỄN XUÂN CẦM

Trang 11


×