Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Chính vì thê tôi chọn hoa văn trên kimono của nhật bản (một điểm đặc trưng trên trang phục kimono) làm điểm nhấn trên trang phục dạo phố của mình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.31 MB, 67 trang )

Phần Mở Đầu
1. Lý Do Chọn Đề Tài
Nhật Bản, đất nước của nền công nghiệp hiện đại, của nền văn hố lâu đời.Người Nhật
khơng ngừng phấn đấu để trở nên hoàn hảo, trở thành người thứ nhất và đạt được
những thứ tốt nhất.Ngun nhân của những thành cơng đó một phần nằm ở tính cách
của người Nhật, một phần nữa nằm ở truyền thống văn hoá lâu đời của người Nhật.
Người Nhật đã thừa hưởng một nền văn hố vơ cùng đặc sắc, mặc dù đã chịu nhiều
ảnh hưởng của văn hố Trung Hoa, Triều Tiên và Mơng Cổ nhưng vẫn mang một bản
sắc riêng.Người Nhật ăn mặc rất cẩn trọng và có suy tính. Thực tế, các mẫu trang phục
của người Nhật giờ đây được công nhận là thuộc về vương quốc thời trang cao cấp.
Nhiều nhà tạo mẫu đã giành được những giải thưởng quốc tế. Trang phục của người
Nhật đã trãi qua một chặn đường phát triển dài từ bộ Kimono. Kimono chính là một
trong những niềm tự hào của Nhật Bản, nó gần như trở thành biểu tượng của đất nước
xứ phù tang này. Nghệ thuật làm Kimono thật đặc sắc và chỉ có bàn tay của nghệ nhân
Nhật Bản mới có thể tạo nên một chiếc Kimono cực kỳ lộng lẫy và sang trọng với các
họa tiết, hoa văn và các biểu tượng thiên nhiên khác, phản ánh tình yêu thiên nhiên
của người Nhật Bản.
Nhìn chung xu hướng thời trang hiện nay mang xu hướng tự do không theo khuôn
phép.Với phong cách hiện đại và vẫn mang nét cổ điển trang phục năm nay đặc biệt
hơn với các chi tiết hoạ tiết cầu kỳ trên trang phục. Chính vì thế tơi chọn hoa văn trên
kimono của nhật bản (một điểm đặc trưng trên trang phục kimono) làm điểm nhấn trên
trang phục dạo phố của mình.
2. Mục Đích Nghiên Cứu
2.1

Xu hướng xã hội

Với xu hướng xã hội hiện nay, con người ngày càng có nhu cầu cao hơn trong vấn đề
mặc đẹp. “Đẹp” nhưng vẫn phải hợp mốt, hợp thời trang. Thời trang thể hiện ở chỗ
mọi người đều có xu hướng tiến tới một hình thức trang phục chung, song cái chung ở
đây là một khái niệm tương đối. Xưa, sự khác nhau trong trang phục phản ánh đẳng


cấp của các nhóm người, cho biết vị trí xã hội, giá trị của cải mà một người chiếm
hữu. Nay, sự khác nhau trong trang phục cho biết người mặc thuộc cộng đồng nào,
làm nghề gì và thuộc văn hóa nào. Theo thời gian , ranh giới giữa các giai cấp, các
đẳng cấp xã hội bị xoá nhồ đi cùng với q trình dân chủ hóa nhưng đặc trưng xã hội
của trang phục thì vẫn cịn và ngày càng thể hiện sinh động. Sở dĩ ngày nay tất cả các
trang phục đều hướng về một phong cách chung bởi vì mọi người đều hướng tới một

1


thị hiếu thẩm mỹ chung, một “tâm hồn” chung của xã hội. Cái chung này ln phản
ánh đặc tính của dân tộc.
Mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng, phản ánh nội dung bên trong của cả cộng đồng
xã hội đó. Như thế mặc dù có tính thực dụng, phổ cập lại dễ thay đổi theo thời gian,
nhưng trang phục vẫn mang giá trị văn hóa của mỗi thời đại, mỗi dân tộc.
2.2

Xu hướng thẩm mỹ

Nhiệm vụ chung của mọi ngành nghệ thuật là sáng tạo ra cái đẹp. Cái đẹp là một phạm
trù thẩm mỹ thuộc tính nhân sinh. Trước cái đẹp con người thấy tin yêu cuộc sống vì
cái đẹp tạo nên những tình cảm tươi sáng, hân hoan, làm tăng thêm sức mạnh, khát
vọng sống, gợi niềm cảm phục, tạo nên tâm trạng phấn khởi trong cơng việc.Nhà tư
tưởng cổ Hy Lạp Pitago đã nói “ cái gì hồn thiện thì cái đó hài hồ. Cái gì hài hồ thì
cái đó đẹp”. Từ đó chúng ta có thể thấy rằng một trang phục đẹp là khi trang phục đó
hài hồ với người mặc, và ngược lại người mặc hài hoà với trang phục, người mặc
trang phục hài hồ với mơi trường tự nhiên và mơi trường xã hội.
Thời trang là một nghệ thuật bởi nó gắn liền với cái đẹp. Nó “ chuyển tải” cái đẹp
khơng phải trong ý niệm trừu tượng mà ở cách thức biểu hiện cụ thể. Ở thời đại xã hội
tiến bộ , nhu cầu thẩm mỹ ngày một cao hơn, quần áo phải phong phú, đa dạng , phải

kết hợp chặt chẽ giữa tính sử dụng và tính thẩm mỹ. Chính vì thế mà ngành cơng
nghiệp may mặc phải thoả mãn cả hai nhu cầu trên của khách hàng sao cho chúng vừa
bền, vừa tốt , giá cả phải chăng mà lại đẹp và thực sự đem đến cho người tiêu dùng
cảm hứng khi diện những trang phục đó.
3. Đối tượng nghiên cứu
Ngày nay xu hướng thẩm mỹ của giới tiêu dùng trẻ ngày càng cao,họ biết cách ăn mặc
đẹp hơn, biết chon cho mình một phong cách riêng .
Với đồ án tốt nghiệp này, tôi tthể hiện đề tài trang phục dạo phố dành cho thanh thiếu
niên tuổi từ 18 đến 25. Đây là lứa tuổi trẻ trung và năng động nhất. Ở các lứa tuổi này
các bạn đã định hình cho mình một phong cách và gu thẩm mỹ nhất định. Đối với tôi,
người làm thời trang phải biết sáng tạo, cập nhật những phong cách mới. Nâng cao
tính thẩm mỹ cho người tiêu dùng. Để định hướng phong cách ăn mặc thì nhà thiết kế
là người tiên phong. Chính họ chứ khơng ai khác sẽ phải giới thiệu xu hướng thời
trang mới để công chúng chọn lựa. Vẫn biết việc này sẽ là rất khó. Thời trang cần thiết
nhất vẫn là cập nhật về mặc suy nghĩ, kiến thức và cả công nghệ. Không chỉ bay bổng
sáng tạo, đến nay những nhà thiết kế đã biết định hướng sản phẩm để thỏa mãn nhu
cầu của người tiêu dùng.
Với đà tăng trưởng của kinh tế, thời trang cũng có những bước phát triển song hành.
Hàng loạt cửa hiệu kinh doanh trang phục với đủ kiểu dáng, kích cỡ, màu sắc phục vụ
cho nhiều đối tượng tùy vào độ tuổi, thu nhập lẫn gu thẩm mỹ ăn mặc.

2


CH ƯƠNG 1

NGHIÊN CỨU
Nghiên Cứu Xu Hướng Mốt
1. Xu hướng mốt thế giới
Thời trang thường là sự lặp lại. Tuy nhiên, từ cái nền sẵn có, các nhà thiết kế đã "thổi"

vào đó những ý tưởng mới lạ.
Những năm gần đây xu hướng ăn mặc ngày càng đơn giản, màu vàng hoàng tộc vẫn
thống trị trong năm 2006. Vải ánh kim đã xuất hiện vào nhiều mùa trước nhưng vẫn chưa
có dấu hiệu chấm dứt. kiểu áo đầm xoè , quần lưng cao, hay những chiếc quần lửng ôm đã
được yêu thích trong năm 2006 và sẽ tiếp tục được yêu chuộng trong đầu năm 2007.
Thời trang năm 2006 đi vào xu hướng tạo ra các mảng màu, các hình khối táo bạo và sặc
sỡ. Sự pha trộn giữa các họa tiết mang âm hưởng châu phi và các bông hoa lớn làm tăng
hiệu quả bắt mắt. Các hãng thời trang đi đầu trong xu hướng này là Gucci, Calvin Klein,
Christian Lacroix…

3


Ngoài ra, sau bộ phim hồi ức một Geisha đã dấy lên phong trào mặc Kimono trên khắp
thế giới. Người ta bắt gặp khắp nơi những chiếc áo choàng theo kiểu kimono, những dải
lưng thêu hoa… Paco Rabanne, Lanvin là những tên tuổi đang đi theo xu hướng mang
đậm phong cách nhật bản này.

Có thể nói thời trang có tính kế thừa. nếu năm
2006, phong cách Nouveau Riches sặc sỡ thống
lĩnh thì sang năm 2007, phong cách cổ điển , mang
dáng dấp của nhà quý tộc xưa lên ngôi thay vào
các kiểu trang phục búp bê dễ thương là những
kiểu dáng của những năm thập niên 60, rất đơn
giản trong đường nét thiết kế. Sử dụng tối đa công
nghệ hiện đại trong việc tạo chi tiết trang trí (mẫu
kết hoa văn, thêu, in…) và những đường cắt cúp
tạo nhiều hình dáng mới lạ cho trang phục giúp
người mặc trở thành một quý bà lộng lẫy, sang
trọng, quyến rũ nhưng đơn giản và thanh lịch sẽ là

tiêu chí cho trang phục của phái đẹp trong năm
2007.

4


Mẫu hoa văn trên vải năm nay sẽ là một
sự kết hợp hài hoà giữa những hoạ tiết
mềm mại, tự nhiên và phương pháp sản
xuất thủ công như ngày xưa. Và vì thế
hàng thủ cơng như vẽ , thêu tay ngày
càng chiếm ưu thế bởi sự tinh tế khác biệt
hẳn so với các loại sản xuất kiểu công
nghiệp đại trà.

Hoạ tiết lập thể , kết cườm và đính đá lấp lánh vẫn tiếp tục “
làm mưa làm gió” với những đường nét mang đậm bản chất
dân gian truyền thống.
Sau một thời gian dài rộn ràng với quá nhiều màu sắc sôi
nổi, thiết kế ấn tượng, kết hợp đủ loại hoa văn, con người
dường như muốn tĩnh lại để tìm về với thiên nhiên thanh
bình.
Những phụ kiện bằng chất liệu thơ , tự nhiên với thiết kế
trang nhã, ấn tượng được ưa chuộng. Vì thế chẳng có gì ngạc
nhiên khi gỗ, vỏ sò… sẽ trở thành phụ liệu phổ biến trong
ngành sản xuất trang sức, phụ kiện.

Tuy nhiên , thế giới thời trang sẽ không buồn tẻ, “cơn sốt vàng” đánh dấu sự trở lại của
phong phong cách ánh kim của những năm 60,80. Ánh vàng kim hoặc ánh bạc sẻ làm tươi
5



tắn những ngày hè rực rỡ cũng như sưởi ấm mùa đơng giá băng.bên cạnh đó, màu tím,
màu đỏ tươi cũng được nhiều nhà thiết kế sử dụng trong năm nay.

Năm 2007, thay thế cho những chiếc mũ xinh xắn sẽ là kiểu buộc khăn, ấn tượng nhưng
không kém phần nữ tính.

Nhìn chung xu hướng thời trang trong năm nay trên cả 4 kinh đô thời trang lớn nhất của
thế giới dường như cân bằng nhau về những mẫu mốt dành cho năm 2007. Riêng về kinh
đô thời trang Paris , ngồi những mẫu mốt đời thường cịn có những mẫu mốt hơi bị “biến
dạng” một chút, có lẽ chỉ để trình diễn thơi chứ khơng thể áp dụng vào cuộc sống hằng
ngày.
Đáng lẽ những bộ trang phục bằng len thong thường dùng làm những chiếc áo khoác cho
mùa thu / đơng thì lại được trình diễn phơ trương phơi bày những cánh tay và đơi chân,
màu sắc thì là một màu ảm đạm.
Nhưng với mỗi một xu hướng đón đầu cho một năm mới sẽ luôn là sự trở lại của những
cái gì có trước đó.

6


Những Xu Hướng Thời Trang Thế Giới Năm 2007

Đầm Búp Bê
Năm nay những chiếc đầm lửng. được nhấn bằng
những chiếc nơ xinh xắn ngay vòng eo hay những
đường xếp , nhún nằm ở trên thân áo.

Quần Lửng:

Quần lửng ngắn trên gối, kết hợp với áo dài hay áo ôm đều
tạo cho người mặc sự tự tin và đáng yêu.
Quần Short Ngắn

7


Nơ Xinh
Những chiếc nơ xinh xắn được thắt trên eo áo, hay cổ áo…
tạo một sự mới lạ và nét đẹp cổ điển.

Quần Lưng Cao, ống Rộng

Váy Thắt Eo
Kiểu váy liền với một chiếc dây lưng thắt ở phần eo. với kiểu
váy này nên chọn thắt lưng đồng màu hoặc nếu thích nổi bật
hơn

8


Váy Hoa, Đầm Hoa

Quần bó

9


Váy ngắn
Những chiếc váy ngắn để lộ đôi chân

dài trắng ngần.trông thật quyến rũ

Bảng Xu Hướng Màu Của Thế Giới

10


2. Xu hướng mốt việt nam
Trong những năm gần đây , thời trang Việt Nam khơng có những biến đổi lớn , năm 2006
sự trỗi dậy của các nhà thiết kế trong nước khiến cho thị trường thời trang Việt Nam sơi
động hơn, song vẫn chưa có một hướng đi riêng nào .
Thời gian qua trước sự tấn công ào ạt của thời trang Hàn Quốc, Nhật, Trung Quốc, thời
trang Việt Nam dường như khơng có chổ đứng trên sân nhà. Trong khi đó , xu hướng thời
trang mang đậm phong cách Việt dường như khơng thấy “tăm hơi” ngồi hình ảnh áo dài
truyền thống.
Việt Nam khơng có xu hướng thời trang mà chỉ chạy theo trào lưu, điều này là có thật!
giới sành điệu có tiền thì chạy theo phong cách Châu Âu. Người thu nhập trung bình theo
xu hướng đồ cơng sở, tự nhiên. Cịn một bộ phận thì chạy theo thời trang Hàn Quốc,
Trung Quốc. Ngồi áo dài ra thì Việt Nam khơng có trào lưu nào mang đậm chất Việt.
Tuy nhiên với một nền thời trang mong muốn trở thành một ngành công nghiệp hiện nay
chỉ với giá trị truyền thống của tà áo dài sẽ không đủ sức vực dậy phong cách, xu hướng
riêng.

Xu hướng thời trang ở năm 2006 Việt Nam
ảnh hưởng rất nhiều phong cách thời trang
Nhật Bản, Hàn Quốc…đó cũng là xu hướng
chung của thế giới đang quay về với thời
trang Châu Á, thời trang Việt đơn giản hơn,
không rườm rà như những năm trước. những
trang phục được làm từ hàng dệt kim rất được

ưa chuộng. Màu sắc trong năm 2006 có vẻ
trầm hơn, khơng tươi như mọi năm như màu
tím trầm đậm hay màu xanh trầm như lá bồ
đề, màu xám ngay cả màu xanh nguyên thuỷ
cũng wash cho trầm xuống.

11


Nếu các năm trước dạng áo ren rất được ưa chuộng thì mốt
năm 2006 là kiểu áo dài qua mơng, hơi rộng, thắt nơ vải hoặc
các loại dây nịt cách điệu to bảng ngang eo. Dây nịt được
chọn là kiểu rất đơn giản bằng gỗ hay bằng da bóng. Loại áo
này mặc cùng với kiểu quần jean hoặc quần lửng ôm sát
chân. chất lệu chủ yếu là vải cotton, vải thơ, những loại vải
đập dập, có độ xếp nếp…tạo sự thống mát, nét nhìn hiện
đại, trẻ trung . Theo nhận định của các nhà thiết kế phong
cách thời trang 2006 sẽ còn kéo dài đến tận năm 2007.

Bứơc sang năm 2007, khơng chỉ
có cạnh tranh mà cịn khốc liệt rất nhiều so với những năm
trước vì Việt Nam đã gia nhập Wto và thời trang may mặc là thị
trường bị ảnh hướng nhiều nhất. Nếu như trào lưu năm 2006 là
thời trang búp bê của những thập niên 50 -60 mà trong năm
2007 vãn còn đang rất hơp mốt. Thời trang năm 2007 là bản sao
của thập niên 60-80, váy sẽ có dáng vừa, khơng rộng và khơng
q ơm. Màu sắc sẽ theo hướng lập thể , tươi sáng hoặc những
màu pha trộn trên cùng một trang phục, màu sắc với tơng trắng
vàng..chất liệu voan , mình vải mát, giữa năm 2007 vải bóng
được ưa chuộng hơn.


12


Bảng Xu Hướng Màu Của Việt Nam

KẾT CẤU CHUNG XU HƯỚNG MỐT

13


CH ƯƠNG 2

NỘI DUNG

1 . Lịch Sử Phát Triển Kimono Nhật Bản
1.1 Trang Phục Thời Kỳ JOMON Và YAYOI
 Trang phục nhật bản thời kỳ Jomon và Yayoi rất đơn giản. Đó chỉ là mảnh vải khoét
một lổ thủng ở giữa để chui vào đầu gọi là Kantoe. Cũng như các cư dân nguyên thuỷ
khác, người dân thời jomon đã biết da động vật, lông chim, vỏ cây…làm chất liệu chính
cho trang phục. Tuy nhiên khái niệm trang phục thời kỳ này đơn giản chỉ là vật dung để
quấn quanh người, giúp cơ thể thích nghi với điều kiện mơi trường thiên nhiên. Lúc này
chưa có sự phân biệt rõ rệt về giới tính trong trang phục.
 Các nhà chép sử trung quốc viết rằng “ vào giưã thế kỷ III, người nhật đã biết trồng
dâu nuôi tằm, kéo sợi” . Bên cạnh đó kỹ thuệt dệt đã xuất hiện. Từ những di tích thuộc
quần đảo Kyushu có niên đại từ cuối thời Jomon đầu thời Yayoi, các nhà khảo cổ đã phát
hiện dược một số mảnh gốm có hoa văn dây thừng , gợn sóng, mảnh gốm có vết vải dệt,
hình ảnh tựa như ngọn lửa đang bùng lên, tượng trưng cho quyền lực cuả trời đất. Bên
cạnh đó cịn có các vật dụng cuả nghề dệt như dọi se chỉ, các mảnh khung dệt bằng gỗ…
quần áo được dệt bằng gai hoặc bằng vỏ cây từ trước đó.

 Nhìn chung người dân Yayoi cả nam lẫn nữ đều mặc quần bó sát, được buộc ở eo
bằng một sợi dây bện để giữ lưng quần và mặc áo ngắn với tay áo hình ống. Các này
có cổ hình chữ “V” hoặc cổ thuyền được tìm thấy nơi các bức vẽ trên vávh đá. Chiếc áo
được trang trí bằng cách vẽ hoa văn hoặc các sợi chỉ viền thành đường cong.

14


1.2

Trang phục thời kỳ YAMATO(năm 300-550)

 Hình thức trang phục đầu thời kỳ Kofun theo kiểu hoàng thân Shotoku. Đây là loại aó
có kiểu dáng trung quốc với phần than trên rộng, vạt aó dài xuống cả hai bên, dây đai
lưng được thắt nút và bỏ thịng xuống phía trước.
 Trang phục cuả phụ nữ trong triều đình cũng chịu ảnh hưởng rất lớn từ Trung Quốc.
họ mặc áo ngắn và xiêm dài rũ xuống, xẻ tà ở phía trước và xịe ra hai bên hơng. Chiếc áo
cuả phụ nữ thời Kofun có ống tay trịn và gồm hai loại cổ áo: cổ áo cao gọi là Marukubio
hay Aekubi, loại cổ thấp gọi là Tarikubi hay Sagekubi. Phần ngực áo và phần eo có buộc
hai nút vải. Sự kết hợp giữa áo và váy trong trang phục cuả phụ nữ thời kỳ này được gọi
là Kinumo. Càng về sau Kinumo trở nên rộng hơn, được trang trí sinh động với họa tiết
hoa văn hình cỏ cây. Nếu nam giới mặc quần hakama thì nữ giới có chiếc váy xếp li từ
phần eo trở xuống còn gọi là Mo, thân trên mặc Kinu bỏ ra ngồi. Khăn chồng (Hire)
được khốc nhẹ trên vai và thả dài xuống tay áo tạo vẻ đẹp đầy nữ tính cho người sử
dụng.
 Đặt biệt thân trước cuả áo có vạt trái xếp chồng lên trên vạt phải giống như trang
phục trung quốc. Như vậy, tục mặc áo dài có vạt trái xếp lên trên khác với việc mặc áo dài
chui cổ thời Jomon và Yayoi. Do chịu ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc về sử phân tầng
giai cấp nên trang phục thời kỳ này có sự phân biệt giữa trang phục triều đình và trang
phục thường dân.


1.3

Kimono cuối thời kỳ YAMATO đến thời kỳ NARA(550-794)

 Từ thế kỷ thứ VI đến thế kỷ thứ VII là thời kỳ các nghề thủ công phát triển và đặt
dưới sự bảo trợ cuả triều đình. Sự phát triển cuả kỷ thuật dệt vào thế kỷ thứ VIII chịu
nhiều ảnh hưởng cuả trung hoa. Năm 655 dưới triều thiên hoàng Kotoku , một xưởng dệt
gọi là Oribe No Tsukasa được thành lập. Các tỉnh thuộc vùng Kinari quản lý các hộ
chuyên dệt Oriki và nhuộm Someko Do Oribe Shi. Đến năm 712, Nhật Bản có rất nhiều
loại vải được dệt như: Nishiki (gấm thêu), Aya (vải hoa), Kinu ( lụa), Ashiginu (đũi thô)
và đặc biệt là vải thêu kim tuyến…

15


 Phải nói rằng kỹ thuật dệt và nhuộm thời kỳ này được cải tiến, phần nhuộm chủ yếu
lấy từ thảo mộc, dùng tro củi làm chất căn màu. Người ta tạo ra rất nhiều màu khác nhau,
song những sắc màu được dùng chủ yếu là đỏ, cam, vàng, và nâu thẩm. phương pháp
nhuộm có Rokechi,Kyokechi, mỗi kiểu nhuộm thể hiện hoa văn đầy màu sắc phong phú,
đa dạng và rực rỡ. Có thể phân thành các loại hoa văn hình hoa lá, động vật và cảnh vật.
Trong nhiều mẫu hoa văn có nhiều mẫu chịu ảnh hưởng của Trung Hoa.
 Đến năm 719 triều đình Nara chính thức ban sắc lệnh “ thiên hạ bách tính hữu nhậm”
( buộc tất cả thần dân phải mặc aó vạt phải cài lên trên như người Trung Hoa). Chiếc áo
Kinu thời trước phủ ra ngồi váy, nay được dắt vào trong, cịn cổ áo Kinu có thêm hai dải
lụa buộc bên ngồi… Nói chung trang phục thời kỳ này phỏng theo chiếc áo bào cổ trịn
cuả nhà đường, chiếc áo khốc Kaginu phủ bên ngồi váy là hình ảnh rõ rệt nhất cuả yếu
tố văn hoá thời đường Trung Quốc. Váy Mo thời kỳ này được may rộng và xếp nếp.
Someobi sặc sỡ được thắt ở phần giữa áo và váy rồi thả dài xuống.


1.4

kimono thời kỳ HEIAN(792 – 1192)

 Từ cuối thời kỳ Kofun đến đầu thời kỳ Heian, kỹ thuật nhuộm , dệt nhanh chóng
được phát triển và đạt đến trình độ cao. Trang phục thời kỳ này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ
văn hoá Trung Hoa với nhiều lớp váy áo cầu kỳ và sự phối hợp màu sắc , hoa văn phức
tạp. Đời sống trang phục cũng bắt đầu có sự phân hố rõ rệt như: tầng lớp q tộc trong
triều đình mặc những áo dài rộng lê thê được gọi là Sokutai. Tay áo (Osode) rộng và gần
như mở ra ở cuối cổ tay. Kiểu cách mặc áo dài này là bên trong mặc một bộ đồ lót với tay
áo nhỏ hơn gọi là Kosode.
 Khi nghiên cưú trang phục Nhật Bản , ngay từ thời kỳ đầu trang phục Nhật Bản đã có
hình dáng giống Kimono, nhưng đến thời Heian mới xuất hiện từ Kimono (“Ki” từ
“Kinu” nghiã là “mặc”; “Mono” nghiã là “đồ”)
 Trong những dịp long trọng, phụ nữ trong triều đình Heian mặc cùng lúc nhiều chiếc
Kimono chồng lên nhau, sắc màu của từng áo nổi bật thể hiện ở cổ , ở đầu tay áo, và vạt
áo, người ta gọi là Juni-Hitoe gồm 12 lớp. Sự cầu kỳ cuả áo có lẽ làm cho bước đi trở nên
chậm rãi và phong thái trong quí phái hơn. Đồng thời , những lớp áo dày cũng giúp cho
người mặc được ấm áp hơn vào muà đông lạnh giá.
16


 Bộ Juni-Hitoe trang phục cuả phụ nữ cung đình với các lớp áo Kimono thật sự được
mặc có thể ít hoặc nhiều hơn con số này, có khi lên tới 20 lớp áo và cân nặng tới 8kg, phụ
nữ ở tầng lớp thấp hơn triều đình, thuộc các gia đình giàu có hay quan lại điạ phương thì
cũng mặc theo kiểu trang phục của phụ nữ cung đình nhưng đơn giản hơn gọi là
Karaginu. loại y phục này thường chỉ phối khoảng 3 màu, mỗi màu có thể có 5 đến 7 lớp
áo.
 Từ thế kỷ thứ XI loại áo Karaginu chỉ còn khoảng 5 lớp nhằm giúp người mặc có thể
đi lại dễ dàng hơn, loại áo có tên là Kasane Uchiki. Nhìn chung, màu sắc trang phục phụ

nữ q tộc thường có 5 màu chính gồm: màu tím, màu hồng nhạt cuả hoa anh đào, hoa
mai, màu đỏ rực cuả núi lửa, và màu vàng cam của lá Momiji.
 Vào cuối thời Heian tầng lớp thị dân mặc các kiểu áo được thiết kế với kiểu tay áo
rộng, còn thường dân chỉ được mặc váy và áo Kosode tay hẹp khi lao động, đi chơi, họ
mặc áo Nagasode với tay áo rộng hơn váy được may bằng vải thô nhuộm màu… Muà hè
người NHật chỉ mặc một lớp áo váy , cịn m đơng số lớp áo được tăng lên theo dộ lạnh.
về màu sắc , nữ thường dân nhuộm màu chàm đơn giản hay các gam màu sẩm. Có thể đây
là thời kỳ chuyển tiếp dẫn đến những biến đổi mới trong trang phục cuả người Nhật nói
chung và phụ nữ Nhật Bản nói riêng.

1.5

Kimono thời kỳ KANAKURA-MUROMACHI (1192-1573)

 Trang phục thời kỳ này tuy mô phỏng theo kiểu triều phục cuả phụ nữ quí tộc Heian
nhưng được đang giản hoá để giúp người mặc dễ di chuyển hơn. Nếu trong thời
Kamakura chỉ có giới q tộc mới được sử dụng trang phục bằng tơ lụa thì đến thời
Muromachi việc dung tơ lụa đã phổ biến trong dân chúng. Hình ảnh phụ nữ thường dân
mặc Kosode hay Kazuki bằng tơ lụa trong các phiên chợ hay lễ hội ngày càng phổ biến.
Kosode và Kazuki của thường dân được dệt bằng lụa với nhiều loại hoa văn như hoa văn
có sọc, caro, hoa cỏ, đặc biệt là hoa văn có hình khối,…
- Thời này phụ nữ mặc Ichimega và Tsubori bằng vải bông thô, thân áo rộng, tay
áo may hẹp, thắt lưng được buộc gọn bằng chỉ mảnh, tóc dài được buộc lại ở sau gáy, đầu
đội nón, chân đi dép cổ Zori.
17


- Ngồi ra trang phục cịn được phân loại theo nghề nghiệp như trang phục cuả
người bán quạt, người bán cá , người bán chỉ… Những người dân thường bắt đầu mặc
trang phục Dobuku, một loại áo khoác ngắn giống như Haori. Trang phục dobuku bắt

nguồn từ y phục của người bán dạo, nhưng vào cuối thời Muromachi, được các tầng lớp
cao hơn mặc ở nhà.

1.6

Kimono thời kỳ AIZUCHI MOMOYAMA (1574 – 1600)

 Trong thời kỳ này trang phục nhật có hai khuynh hướng: mơt bên là sự lộng lẫy cuả
giới quý tộc cung đình và một bên là sự đơn giản, tiện dụng của giới võ sĩ. Lúc đầu trang
phục cuả giới quý tộc được coi là chuẩn mực đối với tầng lớp thường dân, nhưng dần dần
trang phục cuả giới thường dân cũng đã có sự thu hút, tác động, ảnh hưởng trở lại giới
quý tộc. Đặc biệt thời Muromachi, trang phục Kosode của phụ nữ nhật bản được hình
thành. đến thế kỷ XVI, Kosode trở thành trang phục phổ biến đối với phụ nũ mọi tầng
lớp. Vào những dịp long trọng hay trong các nghi lễ , phụ nữ thượng lưu thường khốc áo
Uchikake bên ngồi áo Kosode và vẫn để lộ bờ vai cùng cổ áo Kosode. Kosode bằng lụa
thêu dành cho phụ nữ trong các gia đình võ sĩ, quý tộc và loại Kosode bằng vải bong hay
lụa thô dành cho phụ nữ thường dân.
 Trang phục phụ trong thời kỳ này được phân biệt về loại hình, chất liệu, và hoa văn
theo địa vị xã hội của người mặc. Tuỳ theo phẩm tước của phụ nữ quý tộc mà áo
Uchikake hay Kazuki có những kiểu khác nhau. Điều này đã kích thích sự phát triển trong
nghề dệt ở nhật. Chủ yếu là phương pháp dệt hoa văn nổi. Đối với Kosode của thường
dân thì việc sử dụng vải nhuộm màu được ưa chuộng hơn. nhiều loại màu nền khác nhau
như: xanh nhạt, hồng, hồng mai, mơ nhạt, hạt dẻ, da cam, đen… kết hợp với nhuộm hoa.
Các chất liệu may trang phục cũng đa dạng như Aya( vải hoa), gấm thời đường, gấm kiểu
Nhật, lụa thời đường, lụa thô, kim sa, vải thêu kim tuyến…và còn nhiều cách thức thể
hiện khác nhau như: khâu, lược, vẽ, thêu..
 Bố trí hoa văn trên phục thời kỳ này có nhiều loại khác nhau như Himoyo (hoa văn
tập trung từng khối), Katasuno Moyo (hoa văn tập trung ở vai aó và gấu áo), Chirashi
Moyo (hoa văn rải trên trang phục), Katamikaeri Moyo (hoa văn tập trung một bên thân
áo), Dan Moyo (hoa văn xếp thành các dãy nằm ngang)

18


 trang phục thời kỳ này thể hiện màu sắc với những gam màu đậm dành cho nam giới
và màu sắc thanh nhã, diụ dành cho phụ nữ. Kosode đã trở thành trang phục cơ bản được
mặc cho cả nam lẫn nữ giới. KOSODe có nghĩa là “cánh tay nhỏ”, chỉ ra rằng nó có cánh
tay hẹp, thân áo rộng, độ chùng cuả vạt áo nhiều hơn và chiều cao của cổ áo lộ rõ hơn.
Ngoài ra độ dài của cổ áo, độ rộng của từng vạt áo cũng lớn hơn. Khi mặc Kosode, người
ta để lộ cổ tay và một phần ngực áo mặc bên trong.
 Thắt lưng cũng là một điểm khác biệt. Obi thời Momoyama có bản nhỏ như một dây
vải mảnh, được quấn quanh hông hai vịng. Tuy nhiên người Nhật cón có cách thắt trang
trí Obi thành nhiêù nút hình hoa gọi là Hanamusubi. Hai mép của Obi (thắt lưng) rũ
xuống một cách mềm mại tự nhiên chứ không giấu vào trong như ngày nay.
 Trong những dịp lễ hội người phụ nữ có thể mặc những áo yếm Hakoseko nhỏ ở giữa
phần áo trước ngực. Các lễ phục Kosode và Uchikake (áo nghi lễ m đơng có từ thời đó)
nay trở thành trang phục truyền thống cuả cô dâu.

1.7

Kimono thời EDO (1630 – 1867)

 Trong đời sống trang phục, đây là thời kỳ trang phục của người Nhật có những biến
đổi đa dạng, phong phú với những qui định tỉ mỉ về tầng lớp, nghề nghiệp, tuổi tác.
 Trong giai đoạn này những người võ sĩ Samurai đã thay đổi trang phục. Một loại áo
khơng có tay được giới lao động rất thích trong thời kỳ Muromachi và Momoyama. đến
thời kỳ Edo được đổi thành trang phục Kanushimo, mặc khác bên ngoài áo Kimono và
cùng với áo Hakama thành một bộ nghi lễ cuả các Samurai hạng cao. Trong các nghi thức
chính thức thì vạt áo Hakama được để xòe ra trên sàn nhà. Vào những ngày thường thì vạt
áo này được may sát vào hông. Bộ lễ phục bao gồm áo Kimono, Kamishimo và Hakama.
Lễ phục này về sau được các học giả và người giàu có mặc. Nói chung việc mặc trang

phục Kosode đã được mọi người nhanh chóng chấp nhận vào cuối triều đại Edo, qua các
cung nữ , các cô gái hầu rượu và các nghệ sĩ trên sân khấu Kabuki. kiểu trang phục này
thể hiện sự kết hợp trang phục có tay áo hình ống cuả người nơng dân và Kosode cuả giai
cấp thượng lưu.

19


 Thời kỳ này tầng lớp thị dân không muốn ăn mặc như những quy tắc võ sĩ đạo
Samurai mà họ thích tạo ra những kiểu mốt mới. Phụ nữ thuộc giới bình dân ảnh hưởng
trang phục của các Geisha (các vũ nữ) đó là những bộ Kimono rực rỡ với các đai Obi to
bản được thắt một cách lới lỏng theo mốt Darai-Musubi. Bộ Furisode này thêu chỉ kim
tuyến tồn thân, có tay áo dài, rất rộng, là trang phục thường dành cho thiếu nữ độc thân.
 Dần dần có xu hướng phụ nữ nhật đều mặc mợt kiểu trang phục gần giống nhau. Bộ
Uchikake với kiểu rất cầu kỳ khơng cịn dành riêng cho phụ nữ thuộc dịng dõi quý tộc
mà cho mọi tầng lớp xã hội.

1.8

kimono thời MEIJI đến nay.

 Trước làn sóng Âu Á ào ạt, người ta chọn trang phục theo kiểu phương tây làm đồng
phục cho quân đội, cảnh sát và nhân viên bưu điện. Đất nước tràn ngập bởi nhiều kiểu áo
quần cuả phương tây, đặc biệt là chiếc váy dài và quần dài, các nữ sinh thường mặc
những bộ quần áo được may theo kiểu kết hợp giữa trang phục truyền thống cuả Nhật với
kiểu trang phục phương tây.
 Trang phục Kimono cuả phụ nữ thời kỳ này dựa vào chiều cao cuả người mặc , được
thắt lại ở phần eo với một dây đai nơ. Vạt áo được cắt cao lên, tay áo ngắn lại. người phụ
nữ có thể mặc Kimono với bộ Hakama và mang giày cao gót.
 Dây đai Obi ngắn lại và cách thắt Obi đơn giản hơn. một trong những mốt obi thông

dụng nhất là Obi Taiko Musubi hay còn gọi là “vòng trống”.
 Năm 1926 từ thời đại Showa trang phục cuả người Nhật ảnh hưởng mạnh mẽ cuả
phương tây đó là âu phục.phụ nữ nhật rất u thích âu phục vì nó gọn nhẹ, đơn giản. trong
cái tất bật cuả cuộc sống hiện đại, những phiền toái cuả việc mặc Kimono càng trở nên
nổi trội vì vậy Kimono đã và đang dần dần bị lãng quên.
 Ngày nay phụ nữ Nhật thường mặc Kimono vào những dịp lễ quan trọng, rất nhiều
phụ nữ ở mọi lứa tuổi mặc những bộ Komono thật đẹp với các kiểu hoa văn và màu sắc
sặc sỡ.

20


2.

Phân Loại Kimono

 Tuỳ theo tuổi tác của người mặc
mà màu sắc được chú ý rất nghiêm ngặt,
những màu có gốc sáng, đặt biệt là màu
đỏ, được dùng cho trẻ em và phụ nữ chưa
chồng.
 Màu sắc Kimono thường để biểu
thị cho các mùa trong năm, ngoài ra mỗi
một tầng lớp trong xã hội cũng có một loại
màu áo Kimono riêng.
 Đối với người dân thường, khi mặc
Kimono vào các dịp lễ tết, họ phải đeo
một mảnh vải nhỏ có trang trí con dấu
riêng của gia đình ở tay áo.
 Khoảng từ 30 đến 100 ngày sau

khi đứa bé chào đời, gia đình và người
thân mang đứa trẻ đến đền thờ để làm một
nghi lễ nhỏ. Khi đứa trẻ được mặc một
chiếc kimono, bên dưới là màu trắng, bên
trên là màu sáng (thường là màu đỏ) nếu là bé gái, hoặc màu đen nếu là bé trai.
Ngoài ra, vào ngày lễ Shichigogan (15/11) các bé trai và bé gái cũng được mặc
Kimono.
 Đối với những người bước sang tuổi 20, vào ngày lễ thành nhân ( ngày thứ
2 của tuần thứ 2 trong tháng 1), họ cũng buộc phải mặc Kimono.

21


Có thể chia kimono thành các loại sau:
 Furisode: Là loại áo chỉ dành riêng cho
những cô gái chưa chồng. Tay áo rất dài và rộng (
thường dài từ 95 đến 115 cm). Thời xưa, các cô
gái thường vẫy vẫy ống tay áo để bày tỏ tình yêu
với các chàng trai.

 Furisode là một Kimono dùng để đi lễ,
dành cho các cơ gái cịn độc thân. Furisode có
màu

sắc

tươi

sáng và thường
làm bằng lụa tốt.


 Một trong những điểm đặc biệt của
furisode là ống tay áo của nó.

 Furisode dùng để mặc trong những ngày lễ lớn như khi đi dự tiệc trà hay đi dự
đám cưới. Giá của một chiếc Furisode tuỳ thuộc vào chất liệu vải, kiểu dáng và tay nghề
của người may. Một chiếc Furisode thường có giá là
15.000$

 Yukata: là một loại Kimono làm bằng cotton bình
thường, dùng để mặc trong mùa hè. Yukata thường mang
màu sắc cực kỳ sáng. Cách thiết kế đơn giản của Yukata là
để các cơ gái nhật có thể mặc mà khơng cần sự giúp đỡ.
22


 Ngày nay, Yukata thường dùng để mặc trong ngày Bon-Odori ( ngày hội truyền
thống của nhật vào mùa hè ), và các cuộc hội hè. Hơn nữa, Yukata còn được sử dụng
rộng rãi trong các quán trọ truyền thống của Nhật.
 Yukata được ưa chuộng bởi chất liệu vải cotton nhẹ nhàng. vải đã được cách điệu
đi từ mẫu vải có kẻ sọc ngang truyền thống. Chiếc thắt lưng cotton của Yukata cũng rất
tiện dụng cho ngày thường và đồ mặc ban
đêm.
 Trong những ngày hội và ngày kỉ
niệm sự kiện chung, Yukata thường được
mặc với một chiếc thắt lưng rộng hơn,
quấn quanh eo và gấp lại ở đọan cuối.
thong thường hơn, Yukata được mặc với
một thắt lưng Obi ( thắt lưng thêu ), đi
cùng với một đôi xăng đan gỗ và một

chiếc ví.
 Những cơ gái và phụ nữ nhật rất thích những dịp được mặc Yukata của họ. ngày
nay khơng có nhiều cơ hội phù hợp để mặc những bộ quần áo truyền thống sặc sở như
vậy. thời xa xưa, áo Yukata chỉ dùng để mặc ở nhà sau khi vừa tắm xong. Ngày nay, áo
Yukata rất được ưa chuộng ( cả đàn ông lẫn phụ nữ đều có thể mặc).
 Hầu hết yukata được làm từ vải cotton. Theo truyền thống xưa, Yukata chỉ có hai
kiểu là trắng – xanh đen hoặc xanh đen - trắng, nhưng một vài năm trở lại đây Yukata đã
được thiết kế với nhiều màu sắc nổi bật hơn.
 Houmongi: Khi một phụ nữ Nhật Bản kết hôn, cha
mẹ thường mua cho con gái họ một chiếc Kimono khác,
chiếc Houmongi. Houmongi sẽ thay thế vị trí của Furisode.
Houmongi là Kimono đi lễ của những người phụ nữ đã có
chồng.

23


 Loại Kimono này thường được dùng trong khi đi dự một đám cưới hay tiệc trà nào
đó.
 Khi đón tiếp một cuộc viếng thăm trang trọng, người phụ nữ sẽ mặc áo Houmongi
(áo Kimono dùng để tiếp khách).
 Tomesode: Với những người phụ nữ đã kết hôn, họ sẽ khơng bao giờ được mặc áo
Furisode, dù cho họ có li dị chồng đi
chăng nữa. thay vào đó, họ sẽ mặc áo
Tomesode, một dạng áo kimono với tay
áo ngắn hơn. Áo Tomesode thường có
màu đen, thường được đính gia huy tượng
trưng cho họ tộc, đây là dạng áo kimono
chỉ mặc vào các dịp lễ trang trọng ( như là
đám cưới hay đám tang của họ hàng).


 Những áo Tomesode nhiều màu khác cũng có thể mặc vào các dịp lễ trang trọng
trên ( nhưng những chiếc áo này không được đính gia huy vả lại khi nhắc đến Tomesode
thì đa số người Nhật cho rằng nó phải là màu đen).
 Tomesode có nền áo màu đen để đối lập với màu trắng của chiếc Shiromaku
(Kimono cưới) mà cô dâu mặc. Tuy nhiên, chiếc thắt lưng thêu và nửa dưới của
Tomesode có màu sắc sặc sỡ và sáng để tỏ rõ rằng loại
Kimono này được mặc trong một dịp vui.
 Mofuku: Chỉ được dùng để đi dự đám tang của họ
hàng gần. tồn bộ chiếc Kimono này có màu đen. Dù rằng
Tomesode và Mofuku không đắt giá bằng một chiếc
Furisode, nhưng giá mỗi chiếc Tomesode hay Mofuku là
khoảng 8.000$.

24


 Shiromaku: Một cô gái Nhật làm đám cưới theo
truyền thống thì sẽ mặc loại Kimono rực rỡ, tráng lệ nhất.
Loại Kimono này được gọi là Shiromaku. Đa số mọi người
chỉ thuê loại Kimono này bởi nó chỉ được sử dụng một ngày,
tuy nhiên, giá cho thuê của một chiếc Shiromaku cũng lên tới
5.000$.

 Nếu bạn để ý kỹ thì bạn có thể thấy ngay rằng chiếc Shirimaku rất dài, dài đến
chạm đất. Những chiếc váy cưới trắng thuyền thống của phương tây thường có đi váy
hay một tấm lục rất dài, rủ dài ra sau. Cịn Shiromaku thì khơng giống như vậy.
Shiromaku dài và tỏ trịn ra. Chính vì vậy, cơ dâu phải có sự giúp đỡ của một người đi
kèn theo mới có thể đi lại trong chiếc Kimono này. Màu trắng này thượng trưng cho sự
tinh khiết của cô dâu cả về thể xác lẫn tinh thần.


 Tsumugi: Dành cho các tầng lớp
nông dân và thường dân.

25


×