DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT
GIẢI THÍCH
PMC
Cơng ty Cổ phần Dược phẩm Pharmacity
PĐT
Phịng Đào tạo
TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
VND
Việt Nam đồng
Trang iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Tình hình nhân sự tại Pharmacity giai đoạn 2017-2019 ................................ 24
Bảng 3.2 Cơ cấu lao động tại Pharmacity giai đoạn 2017-2019 ...................................25
Bảng 3.3 Quy trình tổ chức 01 khóa đào tạo tại Pharmacity .........................................43
Bảng 3.4 Thống kê số khóa đào tạo và số giờ đào tạo tại Trung tâm Đào tạo
và
hệ thống E-learning .........................................................................................................46
Bảng 3.5 Thống kê tình hình đào tạo Dược sĩ bán hàng tại Trung tâm Đào tạo của PMC
ở TP.HCM .......................................................................................................................46
Bảng 4.1 Quy trình khắc phục lỗi của hệ thống E-learning ...........................................51
Bảng 4.2 Quy trình xử lí tài liệu khơng dùng tới ...........................................................56
Trang v
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Các sản phẩm thuộc dịng sản phẩm “Dược phẩm” tại PMC ...........................4
Hình 1.2 Các sản phẩm thuộc dịng sản phẩm “Chăm sóc sức khỏe” tại PMC ..............5
Hình 1.3 Các sản phẩm thuộc dịng sản phẩm “Chăm sóc cá nhân” tại PMC ................5
Hình 1.4 Các sản phẩm thuộc dịng sản phẩm “Chăm sóc sắc đẹp” tại PMC .................5
Hình 1.5 Các sản phẩm thuộc dịng sản phẩm “Bách hóa gia đình” tại PMC.................6
Hình 1.6 Các sản phẩm mang thương hiệu Pharmacity ...................................................6
Hình 1.7 Các cột mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của PMC ....7
Hình 1.8 Cơ cấu tổ chức tại Cơng ty Pharmacity.............................................................8
Hình 1.9 Cơ cấu tổ chức phịng Đào tạo ........................................................................10
Hình 2.1 Trình tự xây dựng một chương trình đào tạo ..................................................19
Hình 3.1 Lộ trình thăng tiến của Dược sĩ bán hàng tại Pharmacity .............................. 27
Hình 3.2 Phịng Training 01 tại Trung tâm Đào tạo của Pharmacity ............................ 31
Hình 3.3 Phịng Training 02 tại Trung tâm Đào tạo của Pharmacity ............................ 31
Hình 3.4 Phòng Training 03 tại Trung tâm Đào tạo của Pharmacity ............................ 32
Hình 3.5 Phịng Training 09 tại Trung tâm Đào tạo của Pharmacity ............................ 32
Hình 3.6 Giao diện của ứng dụng CLS trên điện thoại ..................................................34
Hình 3.7 Giao diện của ứng dụng CLS trên máy tính....................................................34
Hình 3.8 Giao diện bài giảng và bài kiểm tra sau mỗi bài học trên E-learning ............35
Hình 3.9 Giao diện của các kì thi trên trang web “daotao.pharmacity.vn” ...................36
Hình 3.10 Điểm thi trắc nghiệm của học viên lớp 37, 38 thi môn Dược lý nâng cao ngày
29/11/2019 được cập nhật trên trang web “daotao.pharmacity.vn” .............................. 37
Hình 3.11 Biểu mẫu đánh giá đào tạo tại Trung tâm Đào tạo của PMC .......................38
Hình 3.12 Lộ trình đào tạo Dược sĩ bán hàng tại Pharmacity .......................................38
Trang vi
MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ...........................................................i
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN ............................................................ ii
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................v
DANH MỤC HÌNH .........................................................................................................vi
MỤC LỤC...................................................................................................................... vii
LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PHARMACITY
...........................................................................................................................................3
1.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Dược phẩm Pharmacity......................3
1.1.1 Thơng tin chung .............................................................................................. 3
1.1.2 Tầm nhìn, giá trị cốt lõi và mục tiêu của Công ty ..........................................3
1.1.3 Lĩnh vực hoạt động .........................................................................................4
1.1.4 Quá trình hình thành và phát triển ..................................................................7
1.2 Cơ cấu tổ chức ........................................................................................................7
1.2.1 Cơ cấu tổ chức chung của Công ty .................................................................7
1.2.2 Cơ cấu tổ chức của Phịng đào tạo tại PMC .................................................10
1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2011-2019 .........11
1.4 Định hướng chiến lược của Công ty giai đoạn 2019-2021 .................................11
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
.........................................................................................................................................13
2.1 Khái niệm đào tạo nguồn nhân lực ......................................................................13
2.1.1 Nguồn nhân lực ............................................................................................. 13
2.1.2 Đào tạo nguồn nhân lực ................................................................................13
2.2 Mục đích, vai trị của đào tạo nguồn nhân lực .....................................................14
2.2.1 Mục đích........................................................................................................14
2.2.2 Vai trị của đào tạo ........................................................................................14
2.3 Các hình thức đào tạo nguồn nhân lực.................................................................15
Trang vii
2.3.1 Đào tạo trong cơng việc ................................................................................15
2.3.2 Đào tạo ngồi cơng việc................................................................................17
2.4 Quy trình đào tạo nguồn nhân lực........................................................................18
2.4.1 Xác định nhu cầu đào tạo..............................................................................20
2.4.2 Xác định mục tiêu đào tạo ............................................................................21
2.4.3 Lựa chọn đối tượng đào tạo ..........................................................................21
2.4.4 Xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo .............21
2.4.5 Dự tính chi phí đào tạo..................................................................................21
2.4.6 Lựa chọn và đào tạo giáo viên ......................................................................21
2.4.7 Đánh giá chương trình và kết quả đào tạo ....................................................22
2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo nguồn nhân lực ...........................................22
2.5.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp ............................................................ 22
2.5.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp ............................................................ 23
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO DƯỢC SĨ BÁN HÀNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PHARMACITY ...............................................24
3.1 Tổng quan về tình hình nhân sự tại Cơng ty Pharmacity trong giai đoạn 20172019............................................................................................................................. 24
3.1.1 Tình hình nhân sự .........................................................................................24
3.1.2 Cơ cấu lao động ............................................................................................ 24
3.2 Đặc điểm của hoạt động đào tạo tại Pharmacity..................................................26
3.2.1 Đặc điểm nguồn nhân lực ngành Dược ........................................................26
3.2.2 Lộ trình và thời gian thăng tiến đối với Dược sĩ ..........................................27
3.2.3 Vai trị của cơng tác đào tạo tại Pharmacity .................................................28
3.3 Thực trạng công tác đào tạo Dược sĩ bán hàng của PMC ...................................28
3.3.1 Nguyên tắc đào tạo........................................................................................28
3.3.2 Phân loại đào tạo ...........................................................................................29
3.3.3 Hình thức đào tạo ..........................................................................................30
3.3.4 Đánh giá sau đào tạo .....................................................................................35
3.3.5 Lộ trình đào tạo Dược sĩ bán hàng ............................................................... 38
3.3.6 Thống kê các khóa đào tạo Dược sĩ bán hàng tại Pharmacity .....................39
3.3.7 Tình hình giảng viên phụ trách đào tạo tại PMC .........................................42
Trang viii
3.3.8 Ngân sách đào tạo .........................................................................................43
3.3.9 Quy trình thực hiện đào tạo nội bộ Công ty .................................................43
3.3.10 Kết quả triển khai các lớp đào tạo .............................................................. 45
3.4 Đánh giá về tình hình thực hiện cơng tác đào tạo Dược sĩ bán hàng tại Công ty
Cổ phần Dược phẩm Pharmacity ...............................................................................47
3.4.1 Ưu điểm:........................................................................................................47
3.4.2 Nhược điểm ...................................................................................................49
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC ĐÀO TẠO DƯỢC SĨ
BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM PHARMACITY .................51
4.1 Khắc phục sự cố và hoàn thiện hệ thống E-learning ...........................................51
4.2 Rút ngắn chương trình đào tạo Level 1 tại Trung tâm Đào tạo...........................53
4.3 Cải thiện số lượng giảng viên ..............................................................................55
4.4 Phòng Đào tạo cần đưa ra quy định trong phòng thi ...........................................55
4.5 Xử lí tài liệu khơng dùng tới một cách triệt để ....................................................56
KẾT LUẬN .....................................................................................................................59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................60
Trang ix
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Ngày nay, mặc dù công nghệ phát triển vượt bậc thế nhưng con người vẫn được xem
là trung tâm của sự phát triển, góp phần quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với ngành bán lẻ và Pharmacity – chuỗi nhà thuốc
được xem là lớn nhất hiện nay là một ví dụ điển hình. Tại Pharmacity, bộ phận Nhân sự
đã và đang khẳng định vai trị cực kì quan trọng của mình trong việc quản lý đội ngũ
nhân viên. Quản lý con người góp phần không nhỏ vào việc thành bại trong các chiến
lược, mục tiêu phát triển lâu dài của Công ty trong tình hình cạnh tranh khốc liệt như
hiện nay. Việc chiêu mộ được những nhân tố tài năng là chưa đủ mà các nhà quản trị
nhân sự cần thực hiện các chương trình đào tạo nhằm củng cố, nâng cao kiến thức cũng
như các nghiệp vụ chuyên môn cho các nhân viên ở Cơng ty nói chung và đội ngũ Dược
sĩ bán hàng nói riêng – lực lượng được xem là đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của
Pharmacity. Đào tạo đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển khối tài sản vơ giá của
Cơng ty, đó chính là con người, nhất là trong thời điểm Pharmacity đang trên đà phát
triển mạnh mẽ như hiện nay. Đây cũng chính là lí do tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu
“Hồn thiện cơng tác đào tạo Dược sĩ bán hàng tại Công ty Cổ phần Dược phẩm
Pharmacity” làm báo cáo thực tập.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Dựa trên các cơ sở thực tiễn để tìm hiểu về quy trình đào tạo, hình thức thực hiện
các chương trình đào tạo Dược sĩ bán hàng tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Pharmacity
- Tiến hành phân tích, đánh giá kết quả giảng dạy và xác định điểm mạnh, điểm yếu
trong công tác đào tạo Dược sĩ bán hàng.
- Đề xuất một số giải pháp giúp hồn thiện cơng tác đào tạo Dược sĩ bán hàng tại
Công ty Cổ phần Dược phẩm Pharmacity.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các hoạt động đào tạo tại Trung tâm đào tạo thuộc Công ty
Cổ phần Dược Phẩm Pharmacity tại địa chỉ 248A Nơ Trang Long, phường 12, quận
Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
Trang 1
- Phạm vi nghiên cứu
+ Về khơng gian: với tính chất tổng quát của khối Chiến lược của Tổng Công ty
và quy mô rộng trên khắp cả nước, để đảm bảo được tính chi tiết và chiều sâu của đề
tài; tác giả sẽ giới hạn trong công tác đào tạo tại Trung tâm Đào tạo thuộc Công ty Cổ
phần Dược phẩm Pharmacity tại thành phố Hồ Chí Minh.
+ Về thời gian: giai đoạn 2017 - 2019
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu:
+ Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua các quan sát công tác đào tạo thực tế
tại Trung tâm Đào tạo
+ Dữ liệu thứ cấp được thu thập gồm các số liệu thống kê liên quan đến tình
hình nhân sự, kết quả đào tạo trong giai đoạn 2017-2019
- Phương pháp phân tích dữ liệu: dựa vào những dữ liệu đã thu thập được để phân
tích, sau đó đưa ra nhận xét.
- Phương pháp tổng hợp dữ liệu: từ những dữ liệu đã được phân tích, tác giả tiến
hành tổng hợp và đưa ra kết luận.
5. Kết cấu các chương của báo cáo
+ Chương 1: Giới thiệu về Công ty Cổ phần Dược phẩm Pharmacity
+ Chương 2: Cơ sở lí luận về cơng tác đào tạo nguồn nhân lực
+ Chương 3: Thực trạng công tác đào tạo Dược sĩ bán hàng tại Công ty Cổ phần
Dược phẩm Pharmacity
+ Chương 4: Một số giải pháp hồn thiện cơng tác đào tạo Dược sĩ bán hàng tại
Công ty Cổ phần Dược phẩm Pharmacity
Trang 2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM
PHARMACITY
1.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Dược phẩm Pharmacity
1.1.1 Thông tin chung
- Tên Công ty: Công ty Cổ phần Dược phẩm Pharmacity
- Tên tiếng anh: PHARMACITY PHARMACY JOINT STOCK COMPANY
- Tên viết tắt: PMC
- Ngày thành lập: 05/05/2011
- Mã số thuế: 0311770883 – Ngày đăng ký: 05/05/2012
- Người đại diện theo pháp luật: Christopher Randy Stroud – CEO
- Trụ sở chính: 248A Nơ Trang Long, phường 12, quận Bình Thạnh, TP.HCM
- Thơng tin liên lạc:
+ Điện thoại: 18006821
+ Email:
+ Website: www.pharmacity.vn
+ Facebook: Pharmacity Supper Drugstore
- Logo Cơng ty:
1.1.2 Tầm nhìn, giá trị cốt lõi và mục tiêu của Cơng ty
- Tầm nhìn: “Pharmacity là chuỗi nhà thuốc tiện lợi nhất, nơi bạn trao trọn niềm tin
và sức khỏe”
- Giá trị cốt lõi: “Đam mê – Chính trực – Dữ liệu tích hợp – Văn hóa phục vụ - Trải
nghiệm khách hàng”
Trang 3
+ Đam mê: Nhiệt huyết và cam kết trong mọi việc chúng ta làm
+ Chính trực: Thành thật, trung thực và nói gì làm nấy, thơng báo cho những
người có liên quan biết ngay khi nhận ra mình khơng thể làm được điều mình nói, và
chịu trách nhiệm xử lý hậu quả để khôi phục khả năng làm việc hiệu quả.
+ Dữ liệu tích hợp: Chúng tơi đưa qua quyết định dựa trên dữ liệu phân tích nội
bộ, xu hướng thị trường và phản hồi của khách hàng để làm đường dẫn cho sự cải tiến
liên tục
+ Văn hóa phục vụ: Đối xử với khách hàng bằng một thái độ thân thiện và cố gắng
giải quyết vấn đề của họ một cách hiệu quả nhất
+ Trải nghiệm khách hàng: Chúng tôi cam kết tạo sự ngạc nhiên và thú vị cho mỗi
khách hàng
- Mục tiêu 10.11.21 (là mục tiêu đạt được vào 10/11/2021): “Chúng tôi tuyên bố
tổng giá trị của Công ty đạt 10.000 tỷ đồng với 1.000 cửa hàng trong vòng 1.000 ngày
tới”
1.1.3 Lĩnh vực hoạt động
Pharmacity là chuỗi nhà thuốc tiện lợi không chỉ tập trung và kinh doanh các mặt
hàng về dược phẩm mà còn kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng. Các dịng sản phẩm
chính của Công ty bao gồm:
Dược phẩm
Thuốc điều trị các triệu
Thuốc ho cho người lớn
chứng dị ứng
Thuốc điều trị & phòng
ngừa sỏi tiết niệu
Hình 1.1 Các sản phẩm thuộc dịng sản phẩm “Dược phẩm” tại PMC
(Nguồn: www.pharmacity.vn)
Trang 4
Sản phẩm chăm sóc sức khỏe
Máy đo huyết áp bắp tay
Yến chưng hồng sâm
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Microlife
Finest
& bổ sung năng lượng Forza
Hình 1.2 Các sản phẩm thuộc dịng sản phẩm “Chăm sóc sức khỏe” tại PMC
(Nguồn: www.pharmacity.vn)
Sản phẩm chăm sóc cá nhân
Phấn rơm sảy cho em bé
Muối tắm sữa Abone Spa
Lăn khử mùi dành cho nữ
Pigeon
Vitamin C
dạng sáp Secret
Hình 1.3 Các sản phẩm thuộc dịng sản phẩm “Chăm sóc cá nhân” tại PMC
(Nguồn: www.pharmacity.vn)
Sản phẩm chăm sóc sắc đẹp
Serum chống nắng và
Mặt nạ lụa sạch nhờn
Tăm bông kháng khuẩn
dưỡng ẩm Bioré
Butybuty Esculin
Sakura Shower TB10
Hình 1.4 Các sản phẩm thuộc dịng sản phẩm “Chăm sóc sắc đẹp” tại PMC
Trang 5
(Nguồn: www.pharmacity.vn)
Sản phẩm bách hóa gia đình
Gừng sấy tắc mật ong
Trà bí đao Wonderfarm
Nam Xanh
Đèn pin Toshiba Led
KFL-G BF-1
Hình 1.5 Các sản phẩm thuộc dịng sản phẩm “Bách hóa gia đình” tại PMC
(Nguồn: www.pharmacity.vn)
Bên cạnh đó, Pharmacity cịn phát triển cho mình những sản phẩm mang thương
hiệu của Pharmcity.
Viên ngậm thảo dược,
Khẩu trang than hoạt tính
Thực phẩm hỗ trợ điều trị
giảm ho đau rát họng
Pharmacity
bệnh gout Pharmacity
Pharmacity
Hình 1.6 Các sản phẩm mang thương hiệu Pharmacity
(Nguồn: www.pharmacity.vn)
Trang 6
1.1.4 Quá trình hình thành và phát triển
Hình 1.7 Các cột mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của PMC
(Nguồn: Phòng Đào tạo Pharmacity)
Được thành lập vào tháng 11/2011, Pharmacity được xem là một trong những chuỗi
nhà thuốc bán lẻ hiện đại đầu tiên tại thị trường Việt Nam, luôn hướng đến mục tiêu
nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho mỗi khách hàng.
Hiện nay Pharmacity đã có các nhà thuốc rải khắp các quận thành tại TP.HCM và
các tỉnh thành khác như Hà Nội, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Cần Thơ, … hướng mục tiêu đến
năm 2020 đạt được 200 cửa hàng bán lẻ thuốc tây và thực phẩm chức năng cũng như
các sản phẩm tiện ích khác tại TP.HCM.
Đến nay Pharmacity đã hồn thành được mục tiêu năm 2020 (trước thời hạn 1 năm)
và đã tuyên bố mục tiêu mới đến ngày 10/11/2021 (Mục tiêu 10.11.21) đồng thời cũng
đẩy nhanh các kế hoạch để có thể hồn thành mục tiêu trước thời hạn.
1.2 Cơ cấu tổ chức
1.2.1 Cơ cấu tổ chức chung của Công ty
Công ty Cổ phần Dược phẩm Pharmacity là một Công ty có quy mơ lớn được dẫn
dắt bởi Chris Blank. Hiện tại, tính đến thời điểm 31/12/2019 số lượng nhân viên làm
việc tại Công ty đã lên đến hơn 1000 nhân viên.
Trang 7
CEO
Retail
Store
Operation
Commercial
E-commerce
Operation
Trade
Marketing
Marketing
Supply
Chain
Legal
F&A
BI
HR
IT
Project
Hình 1.8 Cơ cấu tổ chức tại Cơng ty Pharmacity
(Nguồn: Báo cáo Phát triển bền vững của PMC 2018)
Trang 8
Công ty Cổ phần Dược phẩm Pharmacity đứng đầu là CEO (Giám đốc điều hành),
có tất cả 8 phịng ban, gồm:
- Retail (Bán lẻ): bao gồm tất cả các hoạt động liên quan tới việc vận hành hàng hóa
từ khâu đầu vào đến tay người tiêu dùng. Bộ phận Retail bao gồm bộ phận Store
Operation (Điều hành cửa hàng) gồm tất cả những hoạt động ở cửa hàng.
- Commercial (Thương mại): kiểm soát các hoạt động liên quan đến mảng thương
mại của Cơng ty. Trong đó bao gồm 4 bộ phận nhỏ làm việc và báo cáo trực tiếp:
+ E-commerce Operation (Thương mại điện tử): kiểm soát các hoạt động mua bán
sản phẩm trên trang web của Công ty.
+ Trade Marketing (Marketing tại điểm bán): đảm bảo triển khai mọi hoạt động
tổ chức, chiến lược ngành hàng và thương hiệu tại các cửa hàng Pharmacity
+ Marketing: bao gồm các hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng
để tạo ra sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
+ Supply Chain (Chuỗi cung ứng): bao gồm chuỗi hoạt động từ việc vận chuyển
nguyên liệu cho đến khi thành thành phẩm và đến tay người tiêu dùng.
- Legal (Pháp lý): chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến pháp luật
- F&A (Finance and Accounting – Tài chính và Kế tốn): bao gồm các hoạt động
trong các lĩnh vực về cơng tác tài chính, quản lý, báo cáo các chi phí và phân tích hoạt
động kinh tế.
- BI (Business Intelligence): bao gồm các hoạt động phân tích tình hình kinh doanh
để đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp cho Công ty.
- HR (Human Resource – Nhân sự): chịu trách nhiệm về các hoạt động liên quan đến
nhân sự tại Công ty.
- IT (Information Technology – Công nghệ thông tin): bao gồm các hoạt động đảm
bảo cơ sở hạ tầng về kỹ thuật công nghệ thông tin cho các hoạt động trong Công ty.
- Project (Dự án): bao gồm các hoạt động phát triển thêm các cửa hàng trên toàn
quốc.
Trang 9
1.2.2 Cơ cấu tổ chức của Phòng đào tạo tại PMC
Hình 1.9 Cơ cấu tổ chức phịng Đào tạo
(Nguồn: Báo cáo Phát triển bền vững của PMC 2018)
Phòng Đào tạo là phòng ban thuộc bộ phận Nhân sự, được chia làm 2 bộ phận nhỏ
hơn là bộ phận Kế hoạch và Đào tạo (Planning and Training Team) và bộ phận Chuyên
viên Đào tạo (Training Executive Team)
- Bộ phận Kế hoạch và Đào tạo: bao gồm các hoạt động giảng dạy và biên soạn các
chương trình học phù hợp với trình độ học viên và cập nhật các kiến thức mới nhất.
Trong đó bao gồm:
+ Pharmaceutical Trainers (Giảng viên đào tạo Dược): chịu trách nhiệm về tất các
kiến thức Dược lý từ cơ bản đến chuyên sâu, trực tiếp đứng lớp giảng dạy Level 3, 4 và
các lớp đào tạo Dược sĩ khu vực.
+ Coaching Trainers (Giảng viên đào tạo): chịu trách nhiệm về việc giảng dạy
Level 1, 2 và các kĩ năng cần thiết ở cửa hàng.
- Bộ phận Chuyên viên đào tạo: chịu trách nhiệm các khóa học diễn ra theo đúng kế
hoạch, giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động đào tạo, bao gồm các vị trí:
+ Training Supervisor (Giám sát đào tạo): giám sát, điều phối hoạt động đào tạo
để đảm bảo các buổi đào tạo diễn ra theo đúng kế hoạch, tổng kết và báo cáo về tình
hình đào tạo tại Trung tâm.
Trang 10
+ Training Officer (Chuyên viên đào tạo): bao gồm các hoạt động xuyên suốt quá
trình đào tạo từ việc mở lớp đào tạo đến thông báo kết quả của học viên đến từng cửa
hàng.
1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2011-2019
Trong giai đoạn mới thành lập từ 2011 đến 2014, PMC tập trung vào đầu tư các sản
phẩm ngành dược. Tuy nhiên từ 2015 trở về sau PMC đã liên tục đầu tư vào các sản
phẩm hàng tiêu dùng và thực phẩm chức năng. Nhận ra được tiềm năng trong việc đầu
tư các sản phẩm này, PMC đã đẩy mạnh hơn trong việc phát triển chuỗi nhà thuốc tiện
lợi và mở rộng thị trường kinh doanh.
❖ Thuận lợi:
Chưa có chuỗi nhà thuốc nào tại Thành phố Hồ Chí Minh bán đa dạng các sản phẩm
như Pharmacity, chính vì sự tiện lợi này đã thu hút rất nhiều khách hàng. Và đặc biệt là
tất cả các hàng hóa được bán tại Pharmacity đều có hóa đơn, giấy tờ chứng minh nguồn
gốc rõ ràng, khiến khách hàng rất yên tâm.
Với hệ thống hơn 250 cửa hàng được phân bố dày đặc và hợp lý trên địa bàn TP.HCM
và các tỉnh thành khác như Đà Nẵng, Hà Nội, Biên Hòa, Đồng Nai, … sẽ là một lợi thế
nhằm thúc đẩy mơ hình chuỗi nhà thuốc nhà tiện lợi.
❖ Bất lợi:
Việc nghiên cứu và sản xuất ra các nhãn hàng riêng một phần làm cho quá trình phát
triển của PMC chậm một nhịp so với các đối thủ cạnh tranh khác.
1.4 Định hướng chiến lược của Công ty giai đoạn 2019-2021
Giai đoạn 2019 – 2021 là giai đoạn mà Công ty vừa đặt ra mục tiêu mới để tiếp tục
giữ vững sứ mệnh “Mau hết bệnh, đến Pharmacity” bằng các Dược sĩ bán hàng có
chun mơn cao và đi kèm với “Dịch vụ khách hàng vượt trội” tại Công ty.
Theo định hướng của chiến lược này, sau khi đạt được được mục tiêu 10.11.21,
Pharmacity sẽ “Tuyên bố tổng giá trị Công ty đạt 10.000 tỷ đồng với 1.000 cửa hàng”
và giữ vị trí số 1 trong thị trường nhà thuốc tiện lợi tại Việt Nam.
Điều này là khả thi bởi dựa trên các nền tảng vững chắc mà PMC đã gầy dựng từ
trước đến nay, bao gồm:
Trang 11
+ Đội ngũ các cấp lãnh đạo giàu kinh nghiệm, có tầm nhìn tổng quan về chiến
lược xuất sắc đồng thời có tập thể đội ngũ nhân viên chăm chỉ, nhiệt huyết, sáng tạo.
+ Hệ thống các công nghệ sản xuất, vận hành và khối bán lẻ vượt trội hơn so với
các đối thủ cùng ngành.
+ Luôn hướng đến các thành tựu mới hơn được khách hàng, người lao động, cổ
đơng cơng nhận. Từ đó nhận được sự tin tưởng từ khách hàng.
+ Đáp ứng được các nhu cầu về vật chất và tinh thần của đội ngũ nhân viên.
+ Đóng góp tích cực cho cộng đồng xã hội.
Trang 12
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN
NHÂN LỰC
2.1 Khái niệm đào tạo nguồn nhân lực
2.1.1 Nguồn nhân lực
Có rất nhiều khái niệm về nguồn nhân lực. Theo Liên Hợp Quốc thì “Nguồn nhân
lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con
người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước”. Hoặc theo tạp chí
Lý luận chính trị (2014):
Nguồn nhân lực là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia
lao động. Nguồn nhân lực được biểu hiện trên hai mặt: về số lượng đó là tổng số
những người trong độ tuổi lao động làm việc theo quy định của nhà nước và thời gian
lao động có thể huy động được từ họ; về chất lượng, đó là sức khoẻ và trình độ chun
mơn, kiến thức và trình độ lành nghề của người lao động.
2.1.2 Đào tạo nguồn nhân lực
Theo Nguyễn Vân Điềm & Nguyễn Ngọc Quân (2007):
Đào tạo (hay còn được gọi là đào tạo kỹ năng) được hiểu là các hoạt động học tập
nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ
của mình. Đây chính là q trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về
cơng việc của mình, giúp nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao đơng, để thực hiện
nhiệm vụ lao động có hiệu quá hơn.
Carrel và cộng sự (được trích dẫn bởi Trần Kim Dung, 2011) cũng tán thành quan điểm
cho rằng có hai loại đào tạo: đào tạo chung và đào tạo chuyên. Đào tạo chung được áp
dụng để nhân viên có được những kỹ năng có thể sử dụng mọi nơi. Ví dụ nâng cao khả
năng đọc, viết, tính tốn, … có thể ích lợi cho nhân viên trong mọi công việc. Đào tạo
chuyên được áp dụng giúp cho nhân viên có được các thông tin va kỹ năng chuyên biệt,
áp dụng chung cho cơng việc của mình tại nơi làm việc. Khái niệm đào tạo được sử dụng
trong trường hợp các nhân viên (không phải là các quản trị gia) học tập, lĩnh hội được
các kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật. Bên cạnh đó các chương trình đào tạo chỉ chú trọng lên
nhiều nhóm kỹ năng hoặc nhiều vấn đề rộng hơn. Ví dụ chương trình đào tạo cho các
Trang 13
nhân viên điều hành máy in là chú trọng lên các vấn đề giúp cho người điều hành nắm
được các kỹ thuật mới nhất về tốc độ và mức độ chính xác trong khâu in ấn.
2.2 Mục đích, vai trị của đào tạo nguồn nhân lực
2.2.1 Mục đích
Đào tạo được coi là một trong các yếu tố cơ bản nhằm đáp ứng các mục tiêu chiến
lược của tổ chức. Trong các tổ chức, vấn đề đào tạo được áp dụng nhằm:
- Trực tiếp giúp nhân viên thực hiện công việc tốt hơn, đặc biệt khi nhân viên không
đáp ứng được các yêu cầu công việc hoặc khi nhân viên nhận công việc mới.
- Cập nhật các kĩ năng, kiến thức mới cho nhân viên, giúp họ có thể áp dụng thành
công vào các thay đổi công nghệ, kỹ thuật trong doanh nghiệp.
- Đào tạo giúp nhân viên có được những kỹ năng cần thiết cho các cơ hội thăng tiến
và sau này cùng với các chương trình phát triển sẽ tạo cơ hội cho nhân viên có thể thay
thế được các cán bộ quản lý, chuyên môn khi cần thiết.
- Thỏa mãn nhu cầu phát triển cho nhân viên. Bởi khi nhân viên được trang bị những
kỹ năng chuyên môn cần thiết sẽ kích thích họ làm việc tốt hơn, đạt được nhiều thành
thích tốt hơn, họ có xu hướng mong muốn được trao thêm những nhiệm vụ có tính thách
thức cao hơn, có nhiều cơ hội thăng tiến hơn.
2.2.2 Vai trò của đào tạo
❖ Đối với doanh nghiệp:
- Nâng cao năng suất lao động, hiệu quả thực hiện công việc.
- Giảm bớt sự giám sát vì người lao động được đào tạo là người có khả năng tự giám
sát.
- Nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức.
- Duy trì được chất lượng của nguồn nhân lực.
- Tạo điều kiện thuận lợi để áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào quản lý doanh nghiệp, từ
đó doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh riêng của mình.
❖ Đối với người lao động:
- Tạo ra được sự gắn bó giữa người lao động và doanh nghiệp.
- Tạo ra tính chuyên nghiệp của người lao động
- Tạo ra sự thích ứng giữa người lao động và công việc hiện tại
Trang 14
- Đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng học hỏi của người lao động
- Tạo cho người lao động có cách nhìn, cách tư duy mới trong cơng việc, dựa vào nền
tảng được đào tạo có thể phát huy tính sáng tạo của người lao động trong công việc.
2.3 Các hình thức đào tạo nguồn nhân lực
2.3.1 Đào tạo trong công việc
Đào tạo trong công việc là các phương pháp đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc, trong
đó người học sẽ học được những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc thông qua
thực tế thực hiện công việc và thường là dưới sự hướng dẫn của những người lao động
lành nghề hoặc các quản lý có nhiều năm kinh nghiệm.
➢ Ưu điểm:
- Thường không yêu cầu một không gian hay những trang thiết bị riêng biệt đặc thù.
- Có ý nghĩa thiết thực vì học viên được làm việc và có thu nhập trong khi học.
- Khơng tốn nhiều thời gian đào tạo
- Học viên có thể thực hiện những gì mà tổ chức mong đợi ở họ sau quá trình đào tạo
kết thúc
- Tạo điều kiện cho học viên được làm việc cùng với những đồng nghiệp trong tương
lai của họ và bắt chước những hành vi lao động của những đồng nghiệp.
➢ Nhược điểm:
- Lý thuyết được trang bị khơng có hệ thống
- Học viên có thể bắt chước những kinh nghiệm, thao tác khơng tiên tiến của người
dạy.
❖ Các điều kiện để đào tạo trong công viêc đạt hiệu quả là:
- Đảm bảo chất lượng giảng viên, phải đáp ứng được yêu cầu về trình độ chun mơn,
mức độ thành thạo trong cơng việc và có khả năng truyền thụ tốt.
- Chương trình đào tạo phải được tổ chức bài bản, hợp lí.
Đào tạo trong công việc bao gồm các phương pháp:
2.3.1.1 Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc
Đây là phương pháp phổ biến nhất, áp dụng được cho hầu hết các công nhân sản xuất
và một số công việc quản lý. Học viên sẽ được người dạy giới thiệu và giải thích mục
Trang 15
tiêu về cơng việc, sau đó sẽ quan sát, trao đổi, học hỏi và làm thử dựa theo sự hướng
dẫn chi tiết và giám sát chặt chẽ của người dạy cho đến khi có thể làm thành thạo.
2.3.1.2 Đào tạo theo kiểu học nghề
Phương pháp này được thực hiện để dạy một nghề hồn chỉnh cho cơng nhân. Sau
khi được học các lý thuyết trên lớp, học viên sẽ được đưa đến nơi làm việc để thực hiện
các công việc từ cơ bản cho đến khi thành thạo tất cả các kỹ năng của nghề dưới sự
hướng dẫn của công nhân lành nghề trong một vài năm. Đây là phương pháp thông dụng
ở Việt Nam.
2.3.1.3 Kèm cặp và chỉ bảo
Phương pháp này thường dùng cho các cán bộ quản lý và các nhân viên giám sát.
Thông qua sự kèm cặp, chỉ bảo của những người quản lý giỏi hơn, học viên có thể học
được những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc hiện tại và công việc trong tương
lai. Có ba cách để kèm cặp, bao gồm:
+ Kèm cặp bởi người lãnh đạo trực tiếp
+ Kèm cặp bởi một cố vấn
+ Kèm cặp bởi người quản lý có nhiều kinh nghiệm hơn
2.3.1.4 Luân chuyển và thuyên chuyển công việc
Phương pháp này dùng để chuyển người quản lý từ công việc này sang công việc
khác để nhằm cung cấp cho họ những kinh nghiệm làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau
trong tổ chức. Việc học hỏi, thu thập kinh nghiệm, kiến thức trong quá trình luân chuyển
và thuyên chuyển cơng việc giúp họ có khả năng thực hiện được những cơng việc cao
hơn trong tương lai. Có ba cách để luân chuyển và thuyên chuyển công việc, bao gồm:
+ Chuyển đối tượng đào tạo đến nhận cương vị quản lý ở một bộ phận khác trong
tổ chức những vẫn với chức năng và quyền hạn như cũ.
+ Người quản lý được cử đến nhận cương vị công tác mới ngồi lĩnh vực chun
mơn của họ.
+ Người quản lý được bố trí ln chuyển cơng việc trong phạm vi nội bộ một nghề
chuyên môn.
Trang 16
2.3.2 Đào tạo ngồi cơng việc
Đào tạo ngồi cơng việc là phương pháp đào tạo mà trong đó học viên được tách khỏi
sự thực hiện các công việc thực tế.
➢ Ưu điểm:
- Có thể đào tạo với quy mơ lớn và phạm vi rộng
- Học viên tiếp nhận kiến thức một cách có hệ thống
➢ Nhược điểm:
- Chi phí đào tạo cao
- Cần đầu tư trang thiết bị
- Mất nhiều thời gian
- Nhiều tình huống mơ phỏng ở lớp học khơng sát với thực tế.
Đào tạo ngồi cơng việc bao gồm các phương pháp:
2.3.2.1 Tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp
Phương pháp này được sử dụng đối với những nghề tương đối phức tạp, hoặc các
cơng việc có tính đặc thù, yêu cầu đào tạo một lượng học viên lớn và đảm bảo về mặt
chất lượng. Chương trình đào tạo được xây dựng nhằm giúp học viên học tập có hệ
thống hơn, gồm hai phần: lý thuyết và thực hành. Phần lý thuyết được giảng dạy chủ
yếu từ các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật. Phần thực hành được tiến hành ở các xưởng thực tập
dưới sự hướng dẫn của các kỹ sư hoặc công nhân lành nghề.
2.3.2.2 Cử đi học ở các trường chính quy
Ở phương pháp này, người lao động được doanh nghiệp cử đến các trường dạy nghề
hoặc quản lý do các bộ, ngành hoặc trung ương tổ chức để học tập. Mặc dù người học
được trang bị tương đối đầy đủ các kiến thức về lý thuyết và thực hành nhưng lại tốn
nhiều thời gian lẫn kinh phí đào tạo.
2.3.2.3 Các bài giảng, các hội nghị hoặc các hội thảo
Phương pháp này có thể được tổ chức tại doanh nghiệp hoặc ở một hội nghị bên
ngoài, có thể được tổ chức riêng hoặc kết hợp với các chương trình khác. Học viên sẽ
học được các kiến thức, kinh nghiệm thực tế cần thiết thông qua hoạt động thảo luận
theo từng chủ để dưới sự hướng dẫn của người lãnh đạo nhóm.
Trang 17
2.3.2.4 Đào tạo theo kiểu chương trình hóa, với sự trợ giúp của máy tính
Đây là phương pháp đào tạo kỹ năng hiện đại mà hiện nay nhiều công ty trên thế giới
đang sử dụng. Đối với phương pháp này, học viên chỉ cần thực hiện theo các hướng dẫn
của máy tính đã được thiết lập sẵn các chương trình đào tạo. Người lao động có thể được
đào tạo rất nhiều kỹ năng mà khơng cần có người dạy.
2.3.2.5 Đào tạo theo phương thức từ xa
Phương pháp đào tạo này không bắt buộc người dạy và người học trực tiếp gặp nhau
tại một thời điểm, vị trí nhất định mà sẽ thơng qua phương tiện nghe nhìn trung gian
như: sách, băng hình, băng tiếng, đĩa CD và VCD, Internet. Nhờ có sự phát triển của
khoa học cơng nghệ thơng tin mà các phương tiện trung gian này trở nên đa dạng hơn.
2.3.2.6 Đào tạo theo kiểu phịng thí nghiệm
Phương pháp đào tạo này bao gồm các cuộc hội thảo học tập trong đó có sử dụng các
kỹ thuật như: bài tập tình huống, diễn kịch, mơ phỏng trên máy tính, trò chơi quản lý
hoặc là các bài tập giải quyết vấn đề. Cách đào tạo này giúp người học thực tập giải
quyết các tình huống giống như trên thực tế.
2.3.2.7 Mơ hình hóa hành vi
Đây cũng là phương pháp diễn kịch nhưng các vở kịch được thiết kế sẵn để mơ hình
hóa các hành vi hợp lý trong các tình huống đặc biệt.
2.3.2.8 Đào tạo kỹ năng xử lý công văn, giấy tờ
Với phương pháp này, học viên sẽ nhận được một loạt các tài liệu, các bản ghi nhớ,
các báo cáo, tường trình, lời dặn dị của cấp trên và các thơng tin khác mà một người
quản lý có thể nhận được khi vừa tới nơi làm việc. Thông qua phương pháp đào tạo này,
người quản lý sẽ học được cách xử lí và ra các quyết định nhanh chóng trong cơng việc
hằng ngày của mình.
2.4 Quy trình đào tạo nguồn nhân lực
Trang 18
Xác định nhu cầu đào tạo
Lựa chọn đối tượng đào tạo
Xây dựng chương trình đào tạo và
lựa chọn phương pháp đào tạo
Đánh giá lại nếu cần thiết
Các quy trình đánh giá được xác định phần nào bởi sự có
thể đo lường được các mục tiêu
Xác định mục tiêu đào tạo
Lựa chọn và đào tạo giáo viên
Dự tính chi phí đào tạo
Thiết lập quy trình đánh giá
Hình 2.1 Trình tự xây dựng một chương trình đào tạo
(Nguồn: Quản trị nhân lực – Ths. Nguyễn Văn Điềm &
PGS. TS Nguyễn Ngọc Quân)
Trang 19