Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

NHỮNG RỦI RO DẪN ĐẾN TRANH CHẤP TRONG VIỆC XUẤT KHẨU HẠT TIÊU ĐEN SANG HÀN QUỐC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 16 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

~~~~~~*~~~~~~

THÔNG LỆ TRONG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI :

DỰ ÁN KẾT THÚC HỌC KỲ ĐẦU NĂM 2022
GVHD:

THS. NGÔ THỊ HẢI XUÂN

Thành viên nhóm 7:
Võ Thị Mỹ Dung
Nguyễn Thị Quế Thanh
Nguyễn Đình Tuấn

33201020287
33201020230
33201020099





TP. Hồ Chí Minh – 2022


ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÓNG GÓP CỦA CÁC THÀNH VIÊN NHĨM 7



STT

Họ và tên

MSSV

Nhiệm vụ

Mức độ
đóng góp
(100%)

1

Võ Thị Mỹ Dung

33201020287

Mục 1,2,3, Tổng hợp

32%

2

Nguyễn Thị Quế Thanh

33201020230

Mục 1,2,3, Kết luận


33%

3

Nguyễn Đình Tuấn

33201020099

Mục 1,2,3, Mở đầu

35%


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .........................................................................................................................................................4
NỘI DUNG CHÍNH ...............................................................................................................................................5
1. Phân tích những lợi thế và hạn chế khi doanh nghiệp xuất, nhập khẩu của Việt Nam giao thƣơng với
thế giới .....................................................................................................................................................................5
1.1. Những lợi thế....................................................................................................................................................5
1.2. Những hạn chế .................................................................................................................................................6
2. Phân tích những yêu cầu pháp lý trong hoạt động xuất khẩu hạt tiêu đen ..................................................7
2.1. Điều ƣớc quốc tế: Hiệp định thƣơng mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) ....................................7
2.2. Thông lệ quốc tế: Hợp đồng hạt tiêu đen sấy Hàn Quốc – Việt Nam .........................................................9
2.3. Luật quốc gia: các thủ tục pháp lý liên quan xuất khẩu Hạt Tiêu đen sấy của Việt Nam ..................... 10
3. Phân tích 2 rủi ro pháp lý có thể dẫn đến tranh chấp trong hoạt động mua bán hạt tiêu đen khi xuất
khẩu sang Hàn Quốc ........................................................................................................................................... 11
3.1. Rủi ro khi lập và ký hợp đồng xuất nhập khẩu ......................................................................................... 11
3.2. Các rào cản kỹ thuật .................................................................................................................................... 12
3.3 Những biện pháp để phòng tránh rủi ro trong xuất khẩu hàng hóa ............................................................ 14

KẾT LUẬN .......................................................................................................................................................... 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................................... 16


LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế tồn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ ở khắp nơi trên thế giới, sự chuyên môn được
quan tâm và ứng dụng mạnh mẽ trong các ngành nghề. Bên cạnh đó các nước đều mở cửa nền kinh tế
để phát huy được lợi thế so sánh của mình.
Việt Nam có xuất phát điểm từ một nước nông nghiệp, tuy nhiên dưới sự lãnh đạo sáng suốt của
Đảng và Nhà nước với những bước đi đúng đắn và đón đầu xu thế, Việt Nam hiện nay dần có chỗ đứng
trên thị trường thế giới và được ví như “con Rồng” của châu Á.
Bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, chế biển thủy sản...
các sản phẩm nông nghiệp cũng được chú trọng để phát huy được lợi thế của mình. Một trong những
mặt hàng tiêu biểu và mang lại giá trị kinh tế lớn cho Việt Nam đó là Hạt Tiêu. Hạt tiêu nay đã trở
thành một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những năm gần đây, góp phần
khơng nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Theo Hiệp Hội Hồ Tiêu Việt Nam cho
biết thì Việt Nam vẫn đầu về xuất khẩu hạt tiêu chiếm 60% thị phần hồ tiêu của thế giới, trong khi đó
Brazil đứng thứ 2.
Theo như thống kê thì hạt tiêu đứng vị trí thứ năm các sản phẩm nông sản xuất khẩu chủ lực với
kim ngạch xuất khẩu năm 2020 là 661 tr.USD giảm so với năm 2019 là 7.5%. Tuy nhiên trong 5 tháng
đầu năm 2021 thì kim ngạch xuất khẩu của hạt tiêu tăng 25.2 % so với cùng kỳ năm 2019 với kim
ngạch xuất khẩu là 387 tr.USD
Sản phẩm của ngành ngày càng đa dạng, chất lượng ngày càng nâng cao, sức cạnh tranh trên thị
trường quốc tế ngày càng cao, tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước.
Với sự phát triển không ngừng của ngành nông sản trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới đầy
biến động. Đặc biệt trong những năm gần đây, mặc dù cả thể giới bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19
nhưng Việt Nam xuất khẩu nông sản của chúng ta vẫn tăng trưởng mạnh với giá trị xuất khẩu đạt 41,2
tỷ USD năm 2020 và 22,83 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2021. Đây có thể coi là một kỳ tích.
Để đạt được những kỳ tích đó thì việc chọn thị trường là vô cùng quan trọng. Hàn Quốc là một
những đối tác thương mại đứng 3 và nước nhập khẩu hạt tiêu số 1 của Việt Nam. Thêm vào đó là tận

dụng mối quan hệ hợp tác song phương và đa phương giữa Việt Nam và Hàn Quốc, cụ thề là Hiệp định
Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA), hơn nữa nhu cầu nhập khẩu của Hàn Quốc là rất lớn. Chính vì thế
nhóm chúng ta đã chọn sản phẩm là hạt tiêu và xuất khẩu sang Hàn Quốc để tận dụng được những lợi
thế của mình. Tuy nhiên, hạt tiêu của Việt Nam vẫn cịn gặp nhiều khó khăn và thách thức như về sự
hiểu biết thị trường, pháp lý và thậm chí cả về con người.

4


NỘI DUNG CHÍNH
1. Phân tích những lợi thế và hạn chế khi doanh nghiệp xuất, nhập khẩu của Việt Nam giao
thƣơng với thế giới
Việt Nam cũng đã và đang đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đưa đất nước
cũng như là nền kinh tế tiếp cận được với những nền kinh tế phát triển tạo điều kiện cho chúng ta bắt
kịp được với tốc độ phát triển của thế giới. Việt Nam cũng là nước nông nghiệp đang phát triển, trình
độ khoa học và cơng nghệ còn nhiều hạn chế. Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của
kinh tế và xã hội. Để đẩy mạnh và phát triển nền công nghiệp hóa hiện đại hóa chúng ta cần phải đi tắt
đón đầu trong việc tiếp cận với khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ
thuật. Xu hướng tồn cầu hóa và quốc tế hóa đang diễn ra với một tốc độ nhanh chóng và có tác động
sâu sắc tới mọi đời sống kinh tế, văn hóa chính trị của một quốc gia. Hội nhập kinh tế quốc tế là một
điều tất yếu khơng chỉ riêng ở Việt Nam mà cịn tất cả các nước trên thế giới.
Để đi và đón đầu với xu thế này, Đảng và Nhà Nước đã không ngừng nổ lực phấn đấu với quan
điểm của chúng ta là: “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác đáng tin cậy trong cộng đồng quốc tế”. Và
điều này đã được chứng minh rằng Việt Nam không chỉ ký các Hiêp định song phương và đa phương
với nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á, Châu Á hay trên thế giới. Tiêu biểu là Việt Nam đã ký kết
và hiện tại đang thực thi 12 AFTA như ASEAN-AEC, ASEAN - Ấn Độ, ASEAN- Australia, Việt
Nam- Hàn Quốc, Việt Nam- Nhật Bản, EVFTA, CPTPP...
Việc chúng ta ký kết nhiều Hiệp định thương mại và tham gia nhiều tổ chức kinh tế sẽ là một cơ
hội lớn, mở ra nhiều tiềm năng để kinh tế Việt Nam sánh vai cũng với các cường quốc năm Châu trên
thế giới và từ đó thúc đẩy hợp tác giao lưu thương mại giữa các nước thế giới được xích lại gần nhau

hơn. Tuy nhiên, chúng ta xuất phát điểm là một đất nước đi lên từ chiến tranh, nền kinh tế nông nghiệp
là chủ yếu, cơ chế chính sách của Đảng và Nhà Nước cịn nhiều hạn chế cho nên cũng tạo ra những khó
khăn cho Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong hoat động ngoại thương của mình.
1.1. Những lợi thế
Kể từ năm 1986 cho đến nay, chặng đường đổi mởi nền kinh tế của Việt Nam đầy gian nan và
thử thách. Chúng ta cũng đạt được nhiều những thành tựu đáng kể và từ đó để Việt Nam bước vào thời
kỳ hợp tác hữu nghị toàn diện, sâu rộng và phát triển mạnh mẽ hơn. Việt Nam tham gia tích cực đàm
phán và ký nhiều Hiệp định thương mại khơng chỉ trong khu vực và trên tồn thế giới. Và cũng là
thành viên của nhiều tổ chức phi chính thức và chính thức. Tạo cơ sở và tiền đề để nền kinh tể của
chúng ta có thê tiếp cận với nền kinh tế thị trường đầy biến động.
Đầu tiên là Việt Nam cũng như các doanh nghiệp có nhiều cơ hội tham gia vào nền kinh tế toàn
cầu và thúc đẩy thương mại giữa các thành viên trong cùng một cộng động. Điều đáng nói nhất và được
hưởng lợi nhất là ưu đãi thuế quan. Các nước là thành viên tham gia đều được hưởng các ưu đãi về giá
cả bao gồm: cắt giảm hoặc giảm thuế quan, khi các hiệp định FTA được ký kết. Việc Việt Nam và Hàn
Quốc đã ký kết Hiệp định FTA Việt Nam - Hàn Quốc góp phần thúc đẩy mối quan hệ giữa hai nước
trong việc hợp tác cũng như phát triển kinh tế của nước ta. Việt Nam hiện đang là đối tác đầu tư nước
ngoài đứng thứ 3 sau Mỹ và Trung Quốc tại Hàn Quốc.
Tiếp đến là làm tăng tỷ lệ nội địa hoá trong nước. Việc để hưởng được những ưu đãi trong xuất
khẩu đi các thị trường nước ngồi thì vấn đề chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của các sản phẩm
hàng hóa là điều bắt buộc. Nhiều qui định khắt khe và chặt chẽ về quy tắc xuất xứ trong các Hiệp định
đặc biệt các FTA thế hệ mới ưu tiên sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước để thay thế các nguyên phụ
liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Bởi vậy, mà sẽ giảm sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu và
sẽ tăng tỷ lệ nội địa hóa cho sản phẩm. Từ đó mà sản xuất hiệu quả và tăng tính cạnh tranh cho các
doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh đó cũng tạo dược giá trị cao cho xuất khẩu.
5


Một điều khơng thể khơng nhắc đến đó là cải tiến về khoa học công nghệ kỹ thuật. Chúng ta tham
gia nhiều tổ chức và ký kết nhiều FTA sẽ là một lợi thế cho Việt Nam có thể tiếp cận với những nền
công nghệ tiên tiến mới để từ đó ứng dụng vào sản xuất và nâng cao hiệu quả về mặt năng suất góp

phần giảm các chi phí sản xuất và từ đó giúp sản phẩm có tính cạnh tranh hơn. Những qui định về các
qui tắc xuất xứ, tiêu chuẩn kỹ thuật, và môi trường đối với hàng hóa xuất khẩu sẽ góp phần cho Việt
Nam thúc đẩy các doanh nghiệp tích cực cải tiến sản xuất, cải tiến qui trình, trao đổi cơng nghệ khoa
học tiên tiến trên thế giới để từ đó tạo ra những sản phẩm có tính khác biệt và có giá thành rẻ hơn. Việc
tham gia các tổ chức thương mại sẽ giúp cho Việt Nam xây dựng lại các tiêu chuẩn kỹ thuật mới phù
hợp với những tiêu chuẩn trong qui định và thông lệ quốc tế.
Lợi thế cho các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ được hưởng ưu đãi thuế, tăng tính cạnh tranh,
tiếp thu và ứng dụng các cơng nghệ tiên tiến trên thế giới vào cho doanh nghiệp mình mà cịn nâng cao
năng lực cạnh tranh. Bằng cách nếu các doanh nghiệp hiểu được những cơ hội, mặt tích cực của từng
Hiệp định hay tổ chức thì có thể áp dụng và tuân thủ theo những qui định đó như việc ưu đãi thuế quan,
nguồn gốc xuất xứ hay những rào rản thuế quan hay phi thuế quan để từ đó nán cao năng lực cạnh tranh
của mình ngay cả khi trong khu vực và trên thế giới.
Lợi thế tiếp theo là tạo cho các doanh nghiệp phát triển chuỗi cung ứng. Giúp cho việc tận dụng
tối đa các ưu đãi về thuế quan các nước thành viên tham gia đều phải đảm bảo những tiêu chuẩn khắt
khe về chất lượng hàng hóa xuất khẩu. Có như vậy thì mới thúc đẩy các doanh nghiệp phải xây dựng
và cải thiện chuỗi cung ứng của mình từ việc lên thiết kế sản phẩm, nguyên liệu, phụ liệu hay phân
phối sản phẩm tại các nước thành viên.
Ngoài ra sẽ là lợi thế cho các doanh nghiệp khi mà Việt Nam tích cực tham gia vào tổ chức
thương mại trên thế giới khi có xảy ra tranh chấp về nhãn hiệu, thương hiệu hay gian lận nguồn gốc
xuất xứ sẽ có thể kiện theo trình tự của các vụ kiện thương mại và sẽ được các trung tâm hỗ trợ xúc tiến
của VCCI hướng dẫn về trình tự, thủ tục của một vụ kiện thương mại.
1.2. Những hạn chế
Bên cạnh những lợi thế mà các doanh nghiệp Việt Nam có được nhờ sự tích tham gia các Hiệp
hội, tổ chức thương mại thì cũng sẽ có những hạn chế nhất định cho những doanh nghiệp này.
Như chúng ta đã biết, Việt Nam đã ký và đang thực thi hơn 12 FTAs, là thành viên của nhiểu tổ
chức thương mại trong khu vực và trên thế giới điều này cũng có nghĩa mở ra nhiều cơ hội tiềm năng
để các doanh nghiệp thúc đẩy xúc tiến hợp tác thương giữa nước thành viên. Tuy nhiên, theo khảo sát
của VCCI cho các doanh nghiệp Việt Nam có tơi 69% các doanh nghiệp chưa nghe nhiều và chỉ biết sơ
bộ về một số Hiệp định như CPTPP. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc hoạt động kinh xuất nhập
khẩu của doanh nghiệp mình.

Hạn chế về mặt hiểu biết sâu và rộng về nội dung của từng Hiệp định để áp dụng đúng theo từng
điều khoản của các Hiệp định. Chặng hạn như: vấn đề về quy tắc xuất xứ, các yêu cầu về kỹ thuật. Đây
cũng là một trong những mặt thách thức lớn và còn khá nhiều hạn chế đối các doanh nghiệp Việt Nam.
Nhiều doanh nghiệp vẫn còn chưa hiểu đủ và đúng về quy định nguồn gốc xuất xứ của các sản phẩm
trong đó có một số sản phẩm là mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất khẩu đi như may mặc, thủy
sản...cho nên thường hay bị vướng vào nhiều vụ kiện thương mại khơng đáng có. Thường những vụ
kiện về việc lẩn tránh hay giân lận thương mại thường hay bị điều trần cùng với Trung Quốc đặc biệt là
mặt hàng may mặc.
Hạn chế nữa là về năng lực quản lý của cơ quan nhà nước, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện, bổ
sung các chính sách nhằm giúp cho việc đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trong nước nhằm
giúp cho việc cải thiện năng lực cạnh tranh. Hiện tại, về kết cấu hạ tầng của nhà nước còn hạn chế, đặc
biệt là hạ tầng phát triển kinh tế và xuất nhập khẩu hàng hóa.
6


Cũng có thể kể đến nữa đó là về mặt hạn chế công nghệ khoa học kỹ thuật. Chúng ta cũng đã biết
rất nhiều doanh nghiệp đang đi đầu trong việc áp dụng các thành tựu của công nghệ vào sản xuất tuy
nhiên con số này rất còn nhỏ và ít. Còn khá nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa phát triển tốt trong
lĩnh vực cơng nghiệp, hiệu suất cịn thấp, sử dụng công nghệ cũ. Nhằm đáp ứng được các yêu cầu về
công nghệ, các doanh nghiệp Việt Nam nên đầu tư vào cơng nghệ, cũng như máy móc hiện đại, thiết bị
tiên tiến hơn. Tuy nhiên việc này cũng đặt ra nhiều thử thách với doanh nghiệp Việt Nam.
Việc mở rộng quan hệ hợp tác và ký kết các Hiệp định đã giúp cho việc mở ra cho chúng ta nhiều
cơ hội về đầu tư vốn nước ngoài vào Việt Nam tạo ra sự cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp
vốn FDI và doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, các nhà đầu tư có nguồn nước ngồi họ sẽ có thế
mạnh về tài chính, cơng nghệ và thị trường. Điều này gây áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp
trong nước về giá cả và chất lượng sản phẩm. Kết quả của nhiều thương vụ bạc tỷ hay việc hàng loạt
các sản phẩm đình đám của Việt Nam bị biến mất ngay tại chính thị trường trong nước.
Hạn chế tiếp theo nữa là liệu rằng các doanh nghiệp trong nước có đáp ứng được các tiêu chuẩn
về môi trường, lao động. Đây là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp khi Việt Nam tham gia
các FTA thế hệ mới vì các FTA thế hệ sẽ dưa ra những cam kết riêng cho lao động. Tuy nhiên, việc áp

dụng và chuyển các tiêu chuẩn về lao động này là một điều hạn chế và khó khăn đối với các doanh
nghiệp sản xuất của Việt Nam và cần một khoảng thời gian dài để làm việc đó. Do đó, để được hưởng
các ưu đãi là thử thách lớn với chúng ta. Ngoài ra, các vấn đề môi trường liên quan đến thương mại đã
được đưa vào các cam kết ràng buộc trong các hiệp định thương mại tự do và ràng buộc các nước thành
viên thông qua việc sử dụng các cơng cụ kinh tế.
Ngồi ra cùng một số hạn chế khác mà các doanh nghiệp Việt Nam cần khắc phục như chưa nắm
rõ được các qui trình và thủ tục xin giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ. Chưa nắm rõ được nhũng
thông tin được hưởng ưu đãi thuế quan cho từng lịnh vực hàng hóa và sản phẩm cụ thể mà doanh
nghiệp mình quan tâm.
2. Phân tích những yêu cầu pháp lý trong hoạt động xuất khẩu hạt tiêu đen
2.1. Điều ƣớc quốc tế: Hiệp định thƣơng mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA)
Giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã có hơn 30 năm quan hệ hợp về nhiều lĩnh vực như văn hóa,
chính trị, giáo dục…trong đó có hoạt động thương mại. Kể từ khi Việt Nam ký kết các Hiệp định song
phương và đa phương giữa Asean- Hàn Quốc, Việt Nam- Hàn Quốc đã giúp hoạt động thương mại
giữa hai nước ngày càng tăng trưởng mạnh.

Như chúng ta đã biết, hiện nay Hàn Quốc là đối tác thương mại song phương đứng thứ 3 sau Mỹ
và Trung Quốc. Việt Nam và Hàn Quốc đã đạt tổng giá trị xuất nhập khẩu khoảng 80 tỷ đô la Mỹ. Kể
từ khi đại dịch Covid-19 đã được kiểm sốt trên tồn cầu thì hoạt động ngoại thương giữa hai nước có
7


sự tăng trưởng đáng kể. Trong hai tháng đầu năm 2022, tổng giá trị xuất nhập đạt khoảng 13,8 tỷ đô la
Mỹ, tăng 19,03% so với cùng kỳ năm 2021. Trong năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch
Covid 19 nhưng Hàn Quốc vẫn nhập khẩu một khối lượng hàng nông sản của Việt Nam. Tuy nhiên tỷ
lệ trong xuất khẩu các mặt hàng như nông sản, thủy sản mới chiếm 3.2% đạt khoảng 3,8 tỷ đô la Mỹ.
Do đó mà tiềm năng cho thị trường này là rất lớn. Thêm vào đó, Việt Nam và Hàn Quốc đã có ký kết
song phương và đa phương cho nên các doanh nghiệp Việt Nam nên biết tận dụng những lợi thế này để
xuât khẩu những mặt hàng chủ lực của chúng ta sang thị trường này. Đáng chú ý nhất là mặt hàng hạt
tiêu đen sấy khơ có mã HS là 09041120.

Việt Nam là một quốc gia sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu nổi tiếng trên thế giới với sản lượng
chiếm 40% và thị phần xuất khẩu chiếm 60%. 95% hạt tiêu của Việt Nam dành cho xuất khẩu còn lại
5% là tiêu thụ trong nước. Mặc dù, hạt tiêu của chúng chịu sự cạnh tranh so với hạt tiêu của Malaysia
và Thái Lan nhưng giá trị xuất khẩu của hạt tiêu của Việt Nam vẫn tăng trưởng đều.
Để phát huy được tiềm năng của thị trường này, cũng như tận dụng được lợi thế từ Hiệp định
thương mại tự do Việt Nam- Hàn Quốc(VKFTA) thì các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh
nghiệp xuất khẩu hạt tiêu đen sấy khô sang Hàn Quốc cần phải hiểu rõ những nội dung và qui định của
Hiệp định này. Từ đó, để xây dựng giá cả, lên hợp đồng phù hợp với thị trường Hàn Quốc.
Để được hưởng tối đa ưu đãi từ Hiệp định các doanh nghiệp xuất khẩu hạt tiêu cần phải làm đầu
tiên đó là hoàn thiện bộ hồ sơ để được hưởng thuế ưu đãi khi xuất khẩu hạt tiêu là 0%. Do đó mà các
doanh nghiệp muốn xuất được mặt hàng này cần phải hoàn thiện bộ hồ sơ theo form C/O do Tổng Cục
Hải Quan của Việt Nam cấp. Bởi lý do nào đó mà doanh nghiệp vẫn cịn làm hồ sơ giả của cơ quan
chức năng như giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ, scan chữ ký và con dấu. Cũng như nhiều doanh
nghiệp không lưu trữ hồ sơ khai báo nên khi bị các cơ quan hải quan tại Hàn Quốc có nghi ngờ về
nguồn gốc xuất xứ gốc của lơ hàng thì sẽ khơng báo cáo được. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến các lơ
hàng đó có được thơng quan hay khơng hay có thể là bị dình chỉ thơng quan, gây ảnh hưởng xấu đến uy
tín của doanh nghiệp cũng như là Việt Nam. Như thế sẽ gây một tiền lệ xấu và gặp khó khăn cho các
doanh nghiệp khác khi xuất khẩu các loại sản phẩm từ hạt tiêu sang Hàn Quốc.
Các doanh nghiệp của Việt Nam thường mắc phải những sai lầm như không sử dụng cùng ngôn
ngữ chung với nước xuất khẩu đến để mô tả sản phẩm gây nên nên hiểu lầm, tem khơng đầy đủ thơng
tin, … những điều trên có thể gây hiểu sai mã hàng, sử dụng sai mã HS. Với hàng nông sản, việc công
ty Việt Nam gian dối pha lẫn sản phẩm trong nước với hàng Trung Quốc; nơng sản trái vụ kém chất
lượng; khơng giải trình được nguồn gốc xuất xứ cụ thể; ... Điều này gây bất lợi cho doanh nghiệp Việt
Nam khi xuất khẩu, tăng sự nghi ngờ cho cơ quan hải quan nước nhập khẩu, có thể mất ưu thế hưởng
ưu đãi thuế quan.
Khi xuất khẩu sang thị trường này cũng cần phải hiểu rõ về các quy định về nhãn hiệu của hàng
hóa. Khi dán nhãn hiệu của hàng hóa thì nên ghi bằng tiếng Hàn hoặc tiếng Anh. Tên nước xuất xứ
phải ghi “made in” hoặc “product of” tùy thuộc vào loại sản phẩm hàng hóa mà có cách hướng dẫn ghi
cụ thể.
Một điều nữa cũng có thể ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động xuất khẩu hạt tiêu sấy khô sang

Hàn Quốc đó là các giấy tờ về chứng nhận y tế (Health certificate) bởi vì thị trường này rất khó tính,
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cao và rất khắt khe trong việc kiểm tra dự lượng thực vật, vi sinh và
kháng sinh. Tuy nhiên, ở thị trường này họ lại không bắt buộc người sản xuất phải trồng hạt tiêu theo
tiêu chuẩn nào. Cho nên các doanh nghiệp xuất khẩu hay bị dối ở khâu này. Sản phẩm đang được bảo
hộ tại thị trường Hàn Quốc là hạt tiêu cho nên tính cạnh tranh khá cao: khơng chỉ với hàng nước ngoài
như Trung Quốc, Thái Lan, Indo mà còn cả các doanh nghiệp Việt trong nước. Các hàng rào kỹ thuật
cũng hạn chế và gây khó khăn cho các doanh nghiệp của chúng ta xuất khẩu. Việc xin C/O hay HC hay
8


công bố thành phần, tạp chất ghi trong hợp đồng là rất quan trọng vì giúp doanh nghiệp cam kết được
chất lượng của sản phẩm như về tính an tồn đạt chuẩn theo tiêu chuẩn của cơ quan có thẩm quyền cấp.
Cung cấp đầy đủ giấy tờ sẽ giúp cho việc xuất khẩu hạt tiêu của doanh nghiệp Việt Nam được dễ
dàng hơn và tránh được những điều xảy ra khơng đáng có.
2.2. Thơng lệ quốc tế: Hợp đồng hạt tiêu đen sấy Hàn Quốc – Việt Nam
a. Điều khoản số lượng
Khi ký kết hợp đồng, các bên cần phải thống nhất về đơn vị tính số lượng của hàng hóa bởi vì
trong kinh doanh quốc tế, có rất nhiều loại hệ thống đo lường khác nhau. Do đó cần lưu ý trong quá
trình giao kết hợp đồng với nhau.
b. Điều khoản tiêu chuẩn chất lượng
Trong hợp đồng cần thống nhất về tiêu chuẩn của hạt tiêu đen. Hiện nay, tiêu chuẩn được áp
dụng đối với tiêu xuất khẩu như sau:
Tiêu đen thơng thường 550g/lít

Hạt tiêu đen FAQ 500g/lít

550g / lít

550g / lít


Độ ẩm

12,5%

13%

Phụ gia

0,5%

1%

Khơng bị

Khơng bị

Mật độ lơ lớn

Nhiễm cơn trùng hoặc nấm mốc
c. Điều khoản đóng gói hàng hóa

Về các đóng gói hàng hóa các bên cần thỏa thuận với nhau về chất lượng bao bì, giá cả bao bì
cũng như là phương thức cung ứng bao bì. Ngồi ra, cịn thỏa thuận về kỹ mã hiệu cho hàng hóa như
viết bằng sơn hay bằng mực khơng phai, có kích thước như thế nào, dễ đọc khơng, độ đậm nhạt của ký
hiệu, …
d. Incoterms
Thông lệ quốc tế là những qui tắc, những chuẩn mực, … được nhiều nước, tổ chức và cộng đồng
sử dụng. Trong đó có rất nhiều các tập quán như tập quán giao, nhận hay việc giải quyết tranh chấp đã
được sử dụng trong các hợp đồng thương mại. Hiện nay việc sử dụng tập quán giao nhận như
Incoterms trong các hợp đồng mua bán giữa các nước trên thế giới là khá phổ biến. Nhấn mạnh rằng

đây phải là luật mà là các tập quán trong kinh doanh thương mại quốc tế cho nên nó khơng có tính bắt
buộc. Tuy nhiên, khi cả hai đã lựa chọn và áp dụng một trong các điều khoản của Incoterms và đưa vào
nội dung của hợp đồng thì các qui tắc, qui định này sẽ có hiệu lực. Nó trở thành một luật bất thành văn
được tất cả nước là thành viên sử dụng.
Incoterms là chuẩn mực thống nhất các tập quán phổ biến liên quan đến nghĩa giữa các bên trong
việc mua bán thương mại quốc tế. Bởi vậy, khi xác định Incoterms theo điều khoản nào E, F, C, D mà
hai bên lựa chọn để cho thấy nghĩa vụ của mình trong việc mua bán thương mại được qui định rõ trong
hợp đồng.
Incoterms sẽ qui định rõ nghĩa vụ quan trọng mà mỗi bên cần phải thực hiện như về việc giao
nhận, các loại chi phí cơ bản, vận chuyển sẽ thuộc về ai, chi phí về thủ tục thơng quan, thời điểm
9


chuyển giao rủi ro hàng hóa từ người bán sang người mua… Cụ thể ở trường hợp mà nhóm lựa chọn đó
là sản phẩm hạt tiêu đen sấy khơ xuất khẩu sang Hàn Quốc HS code 09041120.
Lựa chọn Incoterms nào là một câu hỏi lớn đối với nhiều các doanh nghiệp Việt Nam, điều khoản
được áp dụng sẽ rất quan trọng, ảnh hưởng đến các chi phí và giá thành của hạt tiêu chào hàng với đối
tác sao cho phù hợp với mức giá có thể ký hợp đồng với đối tác. Nếu bạn chọn Incoterms theo khoản F
cụ thể là FOB thì giá bán đã bao gồm tồn bộ chi phí vận chuyển lơ hàng ra cảng, thuế xuất khẩu và
thuế làm thủ tục xuất khẩu. Tức là phía doanh nghiệp chỉ chị các chi phí vận chuyển từ kho của mình
đến Cảng Cát Lái và người mua sẽ phải thanh tốn khi hàng hóa đã được đặt trên boong tàu, chú ý rằng
chi phí này đã bao gồm chi phí làm thủ tục thơng quan cho sản phẩm. Người mua khơng có nghĩa vụ
phải trả tiền vận chuyển cước đường biển và chi phí bảo hiểm. Sau khi hàng hóa đã được đặt lên boong
tàu thì lúc này việc chuyển giao rủi ro cũng đã được xác định thể. Nghĩa là sau khi hạt tiêu đã được đặt
lên boong tàu dưới sự định doạt của người mua thì mọi rủi ro sẽ đều do người mua chịu.
Về việc hình thức thanh tốn sẽ được hai bên thỏa thuận và được xác định ở mục thanh tốn và
hình thức thanh toán. Việc chọn phương thức thanh toán nào là một yếu tố rất quan trọng, Chọn hình
thức thanh tốn trong hợp đồng cũng còn phụ thuộc vào đối tác này là lần đầu tiên hay là đã là đối tác
lâu năm. Trong phương thức thanh toán hợp đồng thương mại quốc tế có nhiều hình thức thanh tốn
như chuyển tiền, thư tín dụng L/C, ghi sổ, thu hộ … Mỗi hình thức đều có những rủi ro riêng. Chúng ta

có thể lấy một ví dụ gần đây nhất của 100 container xuất khẩu hạt điều đi EU theo phương thức thu hộ.
Nên lựa chọn phương thức thanh toán nào phù hợp và an toàn để ghi rõ trong điều khoản thanh tốn
trong hợp đồng. Từ đó tránh được những sự vụ khơng đáng có như trường hợp trên. Để tránh tình trạng
lừa đảo này trong kinh doanh, các doanh nghiệp nên tìm hiểu, điều tra nhanh đối tác của mình thơng
qua bạn cùng ngành hoặc có thể nhờ sợ giúp đỡ từ lãnh sự quán, thương vụ Việt Nam tại nước sở tại.
Thêm vào đó, trong hợp đồng mua bán hạt tiêu giữa Việt Nam và Hàn Quốc cũng phải nêu rõ
phần Penalty cũng cần phải nêu rõ nghĩa vụ của từng bên nếu không thực hiện đúng như hợp đồng thì
phải có mức phạt hay biện pháp gì.
Hiểu được nội dung của Incoterms sẽ giúp cho bạn xây dựng được một bản hợp đồng chặt chẽ và
rõ ràng. Nêu bật được nghĩa vụ giao hàng và nhận hàng của từng bên. Rồi sự chuyển giao rủi ro từ
người bán sang người mua và hình thức thanh tốn theo điều khoản nào …
2.3. Luật quốc gia: các thủ tục pháp lý liên quan xuất khẩu Hạt Tiêu đen sấy của Việt Nam
a. Thuế xuất khẩu và mã HS CODE cho mặt hàng hạt tiêu đen sấy
Hạt tiêu đen được quy định thuộc nhóm mã HS: 09041120 và là mặt hàng khơng có thuế xuất
khẩu và khơng có thuế VAT hàng xuất khẩu.
b. Thủ tục hải quan
Yêu cầu doanh nghiệp xuất, nhập khẩu hàng hóa cần nộp một bộ hồ sơ chứng từ. Bắt buộc phải
có:



Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp xuất, nhập khẩu cho cơ quan hải quan.

Tùy thuộc vào hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu được đề cập, cơ quan chức năng có thể yêu cầu
các tài liệu bổ sung sau:
Các giấy tờ cần thiết để nhập khẩu hàng hóa bao gồm:





Vận đơn
Tờ khai hàng hóa nhập khẩu
Giấy phép nhập khẩu (đối với hàng hóa hạn chế)
10












Giấy chứng nhận xuất xứ
Lệnh giải phóng hàng hóa
Hóa đơn thương mại
Tờ khai hải quan nhập khẩu
Báo cáo kiểm tra
Bảng kê hàng hóa
Lệnh giao hàng (đối với hàng hóa nhập khẩu qua cảng biển)
Tiêu chuẩn kỹ thuật / giấy chứng nhận sức khỏe
Biên lai xử lý thiết bị đầu cuối

Các giấy tờ cần thiết để xuất khẩu hàng hóa bao gồm:











Tờ khai Hải quan Xuất khẩu Điện tử (E-Form HQ / 2015 / XK)
Vận đơn
Hợp đồng
Giấy chứng nhận xuất xứ
Hóa đơn thương mại
Tờ khai hải quan xuất khẩu
Giấy phép xuất khẩu
Bảng kê hàng hóa
Tiêu chuẩn kỹ thuật

Các lơ hàng xuất khẩu có thể được hồn thành thủ tục trong cùng 1 ngày. Cịn các lơ hàng nhập
khẩu có thể chiếm thời gian làm thủ tục từ 1-3 ngày để kiểm tra đối với hàng nguyên container (FCL);
hoặc ít hơn hàng container (LCL) và tương ứng.
Các doanh nghiệp Việt Nam nếu thường xuất, nhập khẩu cùng loại hàng hóa trong thời gian cố định
được ghi trong cùng hợp đồng có thể dùng 1 tờ khai hải quan để thực hiện các thủ tục liên quan. Tờ
khai hải quan có thể được nộp dưới dạng điện tử
3. Phân tích 2 rủi ro pháp lý có thể dẫn đến tranh chấp trong hoạt động mua bán hạt tiêu đen khi
xuất khẩu sang Hàn Quốc
3.1. Rủi ro khi lập và ký hợp đồng xuất nhập khẩu
Hạt tiêu là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Để có được những đơn
hàng xuất đi là cả một sự nỗ lực phần đấu không ngừng nghỉ của các doanh nghiệp. Việc xuất khẩu hạt
tiêu đã thu về cho Việt Nam hàng tỷ đô la Mỹ.

Việt Nam tham gia ký kết các FTA mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu cho doanh nghiệp trong nước.
Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp cịn gặp khó khăn và hạn chế khi bơi ra biển lớn. Cụ thể, khi làm ăn với
nước ngồi, nhiều cơng ty Việt Nam chưa thẩm định năng lực của đối tác hoặc thiếu kinh nghiệm xem
xét kỹ các điều khoản trong hợp đồng, dẫn đến nhiều vụ kiện, tranh chấp. Đây là một trong rủi ro lớn
trong hoạt động xuất nhập khẩu.
Nguồn từ Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) cho biết đến nay đã tiếp nhận và giải
quyết hơn 1500 sự việc, hơn 50% vụ kiện dính đến hợp đồng mua bán xuất, nhập khẩu. Điều này có thể
thấy rằng việc kiểm tra và thẩm định năng lực từ đối tác nước ngoài hay kiểm tra kỹ lưỡng các hợp
đồng thương mại chưa đươc kỹ lưỡng. Từ đó, khi xảy ra bất kỳ một vấn đề nào đó, thường các đối tác
nước ngoài sẽ căn cứ theo các điều đã được hai bên thỏa thuận rõ ràng. Kết quả của các cuộc giải quyết
tranh chấp đa phần người bị thiệt sẽ là các doanh nghiệp của Việt Nam.
11


Các điều khoản ký kết trong hợp đồng xuất nhập khẩu sẽ ghi rõ từng mục cụ thể như các tiêu
chuẩn, qui cách bảo quản, số lượng, giá, điều kiện giao hàng, hình thức thanh tốn… Đây là những
điều khoản cơ bản trong một hợp xuất nhập khẩu hàng hóa quốc tế. Thực tế, nhiều doanh nghiệp khi ký
kết hoặc đàm phán trong hoạt động xuất nhập khẩu thường do thiếu kiến thức hoặc có thể chưa hiểu kỹ
về Incoterms hoặc có thể là về trình độ ngoại ngữ kém. Nên thường rất hay gặp rủi ro những rủi ro
không đáng có.
Có rất nhiều rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, tuy nhiên lớn nhất vẫn là về việc
thanh toán. Đa phần các doanh nghiệp Việt Nam khi ký hợp đồng thường sẽ khơng tìm hiểu kỹ về đối
tác. Ví dụ điển hình của việc này là doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu Dứa đông lạnh qua Mỹ. Theo
yêu cầu của doanh nghiệp Việt Nam, phía Mỹ căn cứ theo hợp đồng là thanh toán qua nội dung email.
Tuy nhiên xác minh lại bên nhận tiền là doanh nghiệp Trung Quốc, chứ không phải Việt Nam. Trong
hợp đồng phía Mỹ, nội dung khơng ghi đơn vị thụ hưởng. Có nghĩa là bất cứ đơn vị nào cũng có thể
được nhận tiền. Cịn hợp đồng phía Việt Nam có ghi đơn vị thụ hưởng chính là tên doanh nghiệp ký
hợp đồng. Do chỉ có 1 bên ghi đầy đủ thông tin nên doanh nghiệp Việt Nam thua kiện.
Một vụ gần đây nhất dó là vụ 100 container xuất khẩu sang thị trường Châu Âu nên tìm hiểu thật
kỹ đối tác trước khi ký hợp đồng để tránh được những tranh chấp, rủi ro khơng đáng có.

Quay trở lại với việc xuất khẩu Hạt Tiêu sang thị trường Hàn Quốc, ngoài yếu tố rủi ro trong hợp
đồng như không rõ đối tác là ai khi lần đầu giao dịch hay thanh tốn bằng hình thức nhờ thu hộ L/C
khách khơng trả tiền hàng. Bên cạnh đó thì rủi ro về giá và số lượng giao hàng có đúng như điều khoản.
Như chúng ta đã biết, hạt tiêu là chỉ thu hoạch theo mùa mà giá cũng thay đổi theo mùa vụ thu mua.
Nhìn chung, giá trị xuât khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm có sự tăng mạnh. Tuy
nhiên, theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, giá phân bón gần đây tăng 2 lần so với thời điểm này năm
2021, chi phí lao động và xăng dầu… đã thâm hụt lợi nhuận của nông dân trồng tiêu. Bên cạnh đó chi
phí logistics ở mức cao trong nhiều tháng đã gây ảnh hưởng đến chi phí hoạt động doanh nghiệp. Hơn
nữa, đơn xin thu phí cảng biển vào tháng 4 năm 2022 của Tp HCM đã khiến sự việc trở nên tồi tệ hơn
và làm tăng khó khăn cho doanh nghiệp. Hiện nay hạt tiêu của Việt Nam đang phải cạnh tranh không
chỉ ở ngay chính trên sân nhà như Thái Lan, Indonesia và ở thế giới thì Brazil- nước sản xuất hạt tiêu
lớn thứ 2. Ngồi ra, việc Trung Quốc kiên quyết theo chính sách “Covid Zero” điều này làm chuỗi
logictics trong nước bị gián đoạn và còn ảnh hưởng đến giá tiêu Việt Nam trong tương lai khi tiêu được
xuất sang Việt Nam. Một số lơ hàng đang cịn tồn ở cửa cửa khẩu có thể được bán lại cho thị trường
trong nước để hạn chế lỗ, sẽ tác động đến giá tiêu hiện tại. Ngồi ra, tình trạng khơng cho lưu thơng tàu
có thể trở nên tồi tệ hơn sau khi Trung Quốc ngăn chặn và hạn chế. vì sẽ bùng nổ khối lượng hàng hóa
vận chuyển, gây nhiều áp lực lên tỷ giá giao ngay. Thêm vào đó áp lực về giá cả xăng dầu dẫn đến việc
tăng giá các dịch vụ vận chuyển tăng cao. Dự báo, diễn biến chiến sự giữa Nga- Ukraina vẫn còn hết
sức phức tạp dẫn đến giá xăng có thể tăng cao và chi phí vận chuyển tăng cao. Nhiều doanh nghiệp,
khơng có đủ tài chính nên có thể khơng đủ nguồn lực để mua đủ hàng chế biến và sản xuất theo đúng
số lượng đã ghi trong hợp đồng. Điều này dẫn tới việc là hàng hóa khơng giao đúng số lượng.
3.2. Các rào cản kỹ thuật
Việt Nam và Hàn Quốc trong thương mại có nhiều cơ hội phát triển khi cùng hợp tác và hưởng
lợi từ các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương. Ngoài ra, cơ cấu xuất, nhập khẩu có
tính bổ sung với nhau và ít có hình thức cạnh tranh trực tiếp.
Người dân Hàn Quốc trong 5 năm trở lại đây có xu hướng chọn thực phẩm được chế biến nhanh,
gọn, đơn giản thay thế những bữa ăn cầu kỳ quen thuộc. Xu hướng an toàn thực phẩm, bảo vệ môi
trường được quan tâm cho nên khi đóng gói bao bì thì nên hạn chế tối đa sử dụng các nguyên liệu từ
nhựa.
12



Cũng theo thơng tin từ phía Hàn Quốc, từ ngày áp dụng PLS (hệ thống quản lý danh mục thuốc
bảo vệ thực vật) trên tất cả các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm khi nhập vào nước này. Đặc biệt
triển khai hệ thống này trên các loại hạt và traí cây được áp dụng từ 31/12/2016. Trong PLS, cần phải
chú ý đến qui tắc đồng nhất nghĩa là áp dụng mức 0,01 mg/kg hoặc ít hơn cho tất cả các loại thuốc trừ
sâu ngoại trừ những loại thuốc đã qui định hạn mức dư lượng tối các chất bảo vệ thực vật (MRL) tại
Hàn Quốc.
Tại Hàn Quốc, thuốc trừ sâu chưa được cấp phép hay chưa có thơng tin thì tiêu chuẩn cho phép là
<0,01mg/kg. Là thách thức cao đối với các nước, trong đó có Việt Nam.
Bên cạnh việc áp dụng hệ thống quản lý dư lượng của thuốc bảo vệ thực vật thì Hàn Quốc cịn có
thêm rất nhiều các văn phịng kiểm sốt chất lượng hàng hóa ở các khu bán bn lớn. Thêm vào đó từ
ngày 01/7/2019, MFDS - Bộ An toàn thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc- không cho phép nhập
nguyên liệu nhựa có thành phần PET. Đồng thời nhà nhập khẩu phải xuất trình giấy chứng nhận đạt
tiêu chuẩn từ đơn vị sản xuất là không dùng nhựa nhiệt dẻo tái chế.
Tất cả hàng hóa muốn thơng quan thì đều phải giám định để khẳng định một lần nữa các sản
phẩm hàng hóa của mình đáp ứng được những tiêu chuẩn và qui cách mà Hàn Quốc qui định.
Tùy vào từng loại sản phẩm khác nhau sẽ có những hình thức giám định khách nhau. Dưới đây là
các hình thức:
-

-

-

-

Kiểm tra hồ sơ:
o Gồm nguyên liệu thô, thực phẩm dùng để nghiên cứu, thực phẩm tinh chế và gia
vị ăn được.

o Thông qua hồ sơ thông báo nhập khẩu sẽ kiểm tra tên của sản phẩm, nguyên liệu,
chất phụ gia được phép, sản phẩm có ghi tiếng Hàn Quốc.
o Thời gian cần là 2 ngày.
Giám định cảm quan:
o Mặt hàng không phải là ngun liệu thơ cho thực phẩm. Khơng có tiêu chí và tiêu
chuẩn đối với thực phẩm. Hoặc mặt hàng xác định cần tiến hành giám định cảm
quan khi kiểm tra hồ sơ.
o Xác định qua hình thức, mùi vị, tính chất sản phẩm và hồ sơ lưu giám định trước
đó.
o Thời gian cần là 3 ngày.
Giám định chi tiết:
o Thực phẩm nhập lần đầu và nghi ngờ có thành phần gây hại. Sản phẩm của cùng
doanh nghiệp được lấy mẫu ngẫu nhiên được xác định là chưa đạt chất lượng, sản
phẩm được đánh giá có nguy cơ trong quá trình giám định cảm quan.
o Giám định bằng các phương pháp vật lý, hóa học và vi sinh.
o Thời gian cần là 10 ngày.
Giám định lấy mẫu ngẫu nhiên:
o Ngẫu nhiên chọn nguyên liệu thô của các loại thực phẩm tự làm hoặc thực phẩm
cùng loại của chung 1 doanh nghiệp.
o Xác định qua hình thức, mùi vị, tính chất sản phẩm và hồ sơ lưu giám định trước
đó.
o Thời gian cần là 3 ngày.

Đây là những phân tích rủi ro về rào cản kỹ thuật đối với hàng nông sản của Việt Nam đi Hàn
Quốc sẽ phải đối mặt. Cho nên nhiều khi ký hơp đồng nhưng do các sản phẩm của chúng ta không đủ
tiêu chuẩn để xuất khẩu dẫn đến việc giao hàng trễ hoặc hàng không thể thơng quan vì lý do kiểm tra
chất lượng sản phẩm và cuối cùng là nguy cơ hàng bị trả lại là rất lớn.
13



3.3 Những biện pháp để phòng tránh rủi ro trong xuất khẩu hàng hóa
Trong hoạt động thương mại hàng hóa quốc tế, có rất nhiều những rủi ro khơng chỉ mang tính
khách quan và chủ quan. Những rủi ro này sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng của doanh nghiệp, hình ảnh,
lòng tin của đối tác hay nhiều hơn là về kinh tế, thậm chí đơi bên có thể kiện nhau ra tòa án thương mại
để giải quyết những tranh chấp. Để hạn chế được những rủi ro khơng đáng có này thì nhóm đã đề ra
một số biện pháp sẽ giúp cho doanh nghiệp Việt Nam chủ động hơn và nhập cuộc một cách tự tin khi
làm việc với các đối tác nước ngồi nói chung và Hàn Quốc nói riêng.
Đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, thường hay thụ động trong các hợp đồng quốc tế cụ thể
là ít để ý đến hợp đồng thương mại mà thường sẽ lấy các hợp đồng từ đối tác, trong khi hợp đồng mẫu
của đối tác chủ yếu là có lợi cho đối tác. Các nhân viên xuất nhập khẩu có thể thiếu chuyên môn, kiến
thức về xuất nhập khẩu…. Các doanh nghiệp có thể cho các bạn nhân viên thường xuyên được tập
huấn các nghiệp vụ, kiến thức pháp luật thương mại và đặc biệt là về Incoterms. Từ đó mà sẽ có nhiểu
kiến thức chun mơn sâu thì lên hợp đồng và xem xét các điều khoản khoản trong hợp đồng cụ thể và
chi tiết do vậy mà sẽ tránh được những rủi ro khơng đáng có.
Các doanh nghiệp Việt Nam nên dành quyền soạn thảo hợp đồng hoặc kiểm sốt hợp đồng để từ
đó hiểu hơn về nghĩa vụ trách nhiệm của mỗi bên trong hợp đồng.
Một điều nữa nên nâng cao nhận thức và tìm hiểu đối tác là nước ngoài- khách hàng đầu tiên ký
hợp đồng cần phải tìm hiểu thật kỹ về tính pháp nhân, chủ thể củ hợp đồng có thể nhờ vào các cơng ty
khác tại Hàn Quốc có cùng ngành kinh doanh hay có thể nhờ vào Thương Vụ Việt Nam tại Hàn Quốc.
Từ thương vụ 100 container hạt điều về điều khoản hợp đồng trong thanh toán quốc tế bằng
phương thức thanh toán nhờ thu nghĩa là trả tiền nhận chứng từ D/P. Nhưng rủi ro đã xảy ra toàn bộ
chứng từ đã bị thất lạc khi chuyển qua Ý hay nói cách khác phía doanh nghiệp cảu Việt Nam đã mất
hồn tồn kiểm sốt tồn bộ lơ hàng khi chưa nhận được thanh toán. Do việc thất lạc chứng từ gốc nên
các chủ hàng của doanh nghiệp Việt Nam không thể chứng minh được lơ hàng điều đó là của doanh
nghiệp mình. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp Việt Nam khi ký kết hợp đồng thương mại quốc tế có
thể tính đến các phương thức thanh tốn có độ an tồn cao hơn như tín dụng khơng hủy ngang
(Irrevocable Letter of Credit).
Ngoài ra các doanh nghiệp cũng nên tận dụng các phương án từ ngân hàng mặc dù có hơi tốn phí
dịch vụ tuy nhiên nó cũng đem lại những phương thức thanh tốn an tồn hơn. Phương thức thanh toán
quốc tế chẳng hạn như thanh toán biên mậu, dịch vụ tra cứu giao dịch thanh toán quốc tế qua SWIFT

GPI ...
Phía cơ quan Nhà Nước, cụ thể là Thương vụ Việt Nam tại các nước sở tại thường xuyên cập
nhập các thông tin liên quan đến hoạt động thương mại, thay đổi luật, đưa ra những khuyến cáo về rủi
do mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Từ đó, sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều thông tin hơn
trong việc lựa chọn đối tác thương mại và đưa ra những quyết định đúng đắn.

14


KẾT LUẬN
Hiện nay tình hình kinh tế các quốc gia đang có dấu hiệu khả quan sau khi người dân các nước
được đồng loạt tiêm vắc xin phòng ngừa dịch bệnh Covid-19. Nhiều quốc gia đã mở cửa nền kinh tế trở
lại, khơi phục đường vận chuyển hàng hóa với quốc tế, đồng thời cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp
hồ tiêu Việt Nam hợp tác kinh doanh, xuất khẩu và thuận lợi về thủ tục.
Trong kinh doanh, chúng ta có thể thấy cho dù các doanh nhân trao đổi, giao thương sản phẩm
nào thì việc nắm vững thơng lệ, luật lệ và điều ước quốc tế là vô cùng quan trọng và không thể thiếu
trên thị trường quốc tế. Đặc biệt trong thời kỳ tồn cầu hóa, vai trị của các điều luật trên càng được
khẳng định trong việc điều hòa giữa các mối quan hệ kinh doanh.
Nội dung của các điều luật trên là những nguyên tắc đã được hình thành, xây dựng trên cơ sở quy
định quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết, bắt nguồn từ yếu tố cơ bản là bình đẳng và tự nguyện được
pháp luật cơng nhận, có giá trị ràng buộc đối với các bên tham gia.
Nếu có tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa trên thị trường quốc tế liên quan đến
việc các điều khoản được quy định hoặc không được quy định đầy đủ trong hợp đồng thì các doanh
nhân chỉ cần dựa vào những điều ước, thông lệ, luật lệ đã được ghi và ký kết được các quốc gia cơng
nhận. Điều này có nghĩa là các bên tham gia mua và bán có cơng nhận sự việc đúng hay sai thì các điều
luật Quốc tế vẫn mặc định được áp dụng. Những điều luật này đóng vai trị rất quan trọng trong việc
điều chỉnh hợp đồng ngoại thương.
Sau khi nghiên cứu và tìm hiểu tài liệu trong quá trình làm bài tiểu luận đã giúp nhóm chúng tơi
rút ra được bài học là trước khi muốn thâm nhập, mở rộng kinh doanh ra một thị trường quốc gia mới,
điều đầu tiên quan trọng là phải nghiên cứu kỹ về thị trường đó, ngơn ngữ giao tiếp, tập quán sống, văn

hóa kinh doanh, pháp luật, các Hiệp Định kinh tế được ký kết giữa các quốc gia với nhau và các điều
luật đã được công nhận …. Sẽ là sự thuận lợi lớn trong tương lai cho chúng tôi khi nắm vững các điều
này.
Nhờ những kiến thức đã được học được từ Trường Đại Học UEH đã giúp chúng tôi biết cách ứng
dụng vào thực tế. Nâng cao nhận biết về tầm quan trọng của môn Thông Lệ Quốc Tế trong việc tiến ra
thị trường thế giới và đồng thời phát triển kinh tế nước nhà.

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trung tâm thương mại quốc tế (ITC). Thông tin chung về thị trường xuất khẩu tiềm năng mặt hàng
hồ tiêu, 08/01/2018. Truy cập tại:
/>2. luatlongphan.vn. Điều khoản cơ bản trong hợp đồng xuất khẩu tiêu, 01/12/2021. Truy cập tại:
/>3. TS. Trần Thị Thu Hiền. Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu hàng hóa việt nam khi tham gia các
fta thế hệ mới, 2022. Truy cập tại: />4. truongchinhtri.kontum.gov.vn. Những lợi ích kinh tế quốc gia của Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu
hóa và hội nhập quốc tế, 2022. Truy cập tại: />5. Nguyễn Minh Phong. Dấu ấn tích cực trên hành trình đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam,
10/01/2022. Truy cập tại: />6. Thanh Phương. Việt Nam tích cực tham gia ký kết các Hiệp định FTA, mở ra nhiều cơ hội phát triển
kinh tế - xã hội, 14/01/2021. Truy cập tại: />7. Báo Công Thương. Xuất khẩu hồ tiêu đối mặt khó khăn, 30/05/2022. Truy cập tại:
/>8. Thúy Hà. Cẩn trọng trong ký kết hợp đồng xuất khẩu hàng hóa, 29/08/2018. Truy cập tại:
/>9. Ánh Ngọc. Giá hồ tiêu tăng “chóng mặt”, tỉnh táo để tránh rủi ro, 19/03/2021. Truy cập tại:
/>10. Quy định an toàn thực phẩm tại hàn quốc, 27/02/2020. Truy cập tại:
/>11. trungtamwto.vn. Chủ động phòng ngừa rủi ro trong thương mại quốc tế, 04/04/2022. Truy cập tại:
/>12. Hương Dịu. Giải pháp phòng ngừa rủi ro trong thanh tốn xuất nhập khẩu, 03/06/2022. Truy cập
tại:
/>13. Thơng tin doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường hàn quốc tận dụng cơ hội của hiệp định thương
mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc, 12/2020. Truy cập tại:
/>A%A9m+th%C3%B4ng+tin+th%E1%BB%8B+tr%C6%B0%E1%BB%9Dng+H%C3%A0n+Qu%E1
%BB%91c.pdf/d80c31df-0841-496b-b512-02909a2086d4
14. Bảo Ngọc. Xuất khẩu sang Hàn Quốc: Tận dụng hiệu quả C/O ưu đãi, 25/04/2021. Truy cập tại:

/>15. Hà Sơn. Nông sản Việt xuất khẩu sang Hàn Quốc: Phải hội tụ được nhiều yếu tố, 03/04/2022. Truy
cập tại:
/>16. Thanh Nhân. Làm ăn với Hàn Quốc, phải biết những gì? 03/11/2017. Truy cập tại:
/>17. Vietnam pepper: a start-to-finish guide to vietnam pepper market, 10/12/2020. Truy cập tại:
/>16



×