Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Văn 12 Đặc sắc nghệ thuật đoạn văn khắc họa hình tượng nhân vật Mị trong đêm mùa xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.95 KB, 4 trang )

Đặc sắc nghệ thuật đoạn văn khắc họa
hình tượng nhân vật Mị trong đêm
mùa xuân.
1. Yêu cầu chung
Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học phân tích một đoạn văn xuôi thuộc
thể loại truyện ngắn; bố cục rõ ràng, chặt chẽ; diễn đạt lưu lốt, khơng mắc các lỗi
chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Làm rõ đặc sắc nghệ thuật trong đoạn văn khắc hoạ
nhân vật Mị trong đêm mùa xuân: nghệ thuật tả cảnh, miêu tả nội tâm nhân vật, sử
dụng ngôn ngữ giàu chất thơ, giàu sức biểu cảm. Nắm vững kiến thức cơ bản về
hình tượng gắn với yêu cầu nội dung của đề, huy động hợp lí kiến thức có liên
quan (tác giả, tác phẩm..)
2. u cầu cụ thể
Có thể trình bày, diễn đạt theo những cách khác nhau, nhưng BÀI LÀM cần đảm
bảo các ý chính sau:
a) Giới thiệu chung
* Tơ Hồi là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn xi hiện đại
Việt Nam. Ơng thường quan tâm đến số phận những con người bất hạnh, nghèo
khó. Qua những trang văn đó, Tơ Hồi đã khẳng định tài năng trong lĩnh vực tả
cảnh, khắc hoạ nội tâm nhân vật chân thực tinh tế với cách kể chuyện sinh động,
hấp dẫn và ngôn ngữ giàu chất thơ.
* Tác phẩm "Vợ chồng A Phủ
+ Là truyện ngắn thành công hơn cả của tập "Truyện Tây Bắc"
+ Tác phẩm ra đời từ "nỗi ám ảnh mạnh mẽ" của nhà văn sau tám tháng sống, tìm
hiểu, gắn bó với đồng bào các dân tộc Tây Bắc
* Hình tượng nhân vật Mị
+ Là hình tượng nhân vật chính, hội tụ các giá trị nội dung cũng như nghệ thuật
của tác phẩm


+ Đặc sắc nghệ thuật nổi bật của đoạn văn: nghệ thuật miêu tả cảnh tinh tế, cách
khắc hoạ nội tâm nhân vật chân thực, ngôn ngữ biểu cảm giàu chất thơ


b) Đặc sắc nghệ thuật đoạn văn
- Đặc sắc nghệ thuật tả cảnh mùa xuân về trên Hồng Ngài:
+ Cảnh mùa xuân được nhà văn tái hiện qua một số chi tiết đáng chú ý: "cỏ gianh
vàng ửng", những chiếc váy hoa "xoè như con bướm sặc sỡ", tiếng trẻ con chơi
quay "cười ầm trên sân chơi trước nhà", "Ngồi đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi
sáo rủ bạn đi chơi"
Các chi tiết nghệ thuật này được tái hiện bằng thứ ngôn ngữ đầy chất thơ cho thấy
sự quan sát tinh tế - một dấu hiệu của tài năng tả cảnh ở Tơ Hồi. Nó làm sống dậy
một thế giới thiên nhiên đầy màu sắc và âm thanh. Đó là thế giới mà sự sống mới
đang trỗi dậy, hồi sinh.
+ Khung cảnh thiên nhiên ấy sẽ có tác động sâu sắc đến thế giới nội tâm nhân vật
Mị nhất là âm thanh tiếng sáo. Trong đoạn văn, chi tiết âm thanh sáo trở thành một
yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng lớn lao đến tâm hồn nhân vật. Nó xuất hiện nhiều
lần: tiếng sáo đầu núi vọng lại là âm thanh của cuộc sống bên ngoài; tiếng sáo
“văng vẳng”, “rập rờn”, “lửng lơ bay ngoài đường” như tiếng mời gọi tha thiết của
sự sống, của tự do và hạnh phúc đã khơi dậy trong Mị những hồi ức đẹp của tuổi
trẻ, đánh thức lòng yêu sống mãnh liệt trong từng khoảnh khắc bị vùi dập, kéo Mị
ra khỏi thời khắc bi kịch nhất của lịng mình. Âm thanh tiếng sáo làm hồi sinh
những nhu cầu sống bình dị và chính đáng của Mị là muốn được đi chơi vào những
ngày xuân này; tiếng sáo “đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi” lúc
đã bị A Sử trói đứng vào cột trong căn buồng chật chội, tối tăm như là sự khẳng
định sức sống mãnh liệt trong nhân vật, khơng thế lực nào có thể hủy diệt.
Đặc sắc trong nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật:
+ Khắc họa nội tâm là một thành công nghệ thuật nổi bật trong “Vợ chồng A Phủ”
của Tơ Hồi. Trong tác phẩm, thế giới nội tâm nhân vật Mị thường được khám phá
thông qua những suy nghĩ, diễn biến tâm trạng, hành động, lời nói, ngoại cảnh.
+ Trong đoạn văn, để khắc hoạ nội tâm nhân vật, Tơ Hồi đã tập trung miêu tả
chân thực, tinh tế diễn biến tâm trạng Mị gắn với một tình huống cụ thể:



• Bị bắt về làm dâu gạt nợ nhà thống lí, Mị đã và đang sống cuộc đời đau khổ
đến mức tê liệt ý thức về bản than và khả năng phản kháng hồn cảnh sống
phi nhân tính, chấp nhận một cách nhẫn nhục hồn cảnh.
• Khi nghe âm thanh tiếng sáo đầu núi, Mị “ngồi nhẩm thầm bài hát”, “cứ
uống ực từng bát rượu”, “thấy phơi phới trở lại, trong long đột nhiên vui
sướng như những đểm Tết ngày trước, Mị trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ”, rồi lại
trỗi dậy ý muốn “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết
ngay chứ không buồn nhớ lại nữa”. Mị đang thực sự sống trong trạng thái
tâm lí phức tạp với sự đang xen trong quá khứ - hiện tại, ham sống mãnh liệt
– đau khổ đến mức muốn chết. Các trạng thái tâm lí này cứ nối tiếp nhau
trong quá trình vận động biện chứng để hồn thiện số phận, diện mạo tâm
hồn nhân vật.
• Nhà văn đã dung thủ pháp tương phản để đồng hiện hai cuộc sống trong một
con người:
Cuộc sống bên ngoài, Mị uống say nên “Ngươi về, người đi chơi đã vãn” mà
khơng biết; Mị vào buồng theo thói quen; A Sử vào cũng khơng thấy, hỏi khơng
nói, bị trói cũng khơng phản ứng. Ta tưởng đó là con con người vơ cảm, vơ
thức.
Nhưng nội tâm của nhân vật lại hồn toàn khác. Trong sâu thẩm tâm hồn Mị, cả
ý thức và cảm xúc đang dần hồi sinh. Mị nhớ về quá khứ, sống với quá khứ đến
mức quên cả hiện tại, Mị “lấy ống mỡ, sắn một miếng bỏ them vào đĩa đèn cho
sáng […], quấn lại tóc, […] với tay lấy cái vấy hoa”,thậm chí Mị “như khơng
biết mình đang bị trói” mà “vẫn đi theo tiếng sáo đưa […] đi theo những cuộc
chơi”. D9o1 là một người có tâm hồn trẻ trung, khoẻ khoắn , đầy ắp khát vọng
về tình u và hạnh phúc.
• Lời văn miêu tả tâm trạng nhân vật giàu sức biểu cảm:
Câu văn “Mị trẻ lắm. Mị vẫn cịn trẻ” giàu chất trữ tình vang lên như điệp khúc của
lòng ham sống.
“Mị vùng bước đi”, câu văn ngắn gọn chỉ có bốn chữ diễn tả tinh tế, sâu sắc tâm
trạng Mị trong cảnh ngộ éo le, nhân vật đang sống với hai thế giới: thế giới hiện

thực đau khổ và thế giới ước mơ đầy hạnh phúc.


c) Đánh gía chung
Đây là một trong những đoạn văn đã kết tinh được những đặt sắc nghệ thuật của
tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”: khả năng quan sát tinh tế; miêu tả cảnh sống động, tự
nhiên mang đặc trưng thiên nhiên, cuộc sống Tây Bắc; khắc hoạ nội tâm chân thực;
ngơn ngữ vặn xi đậm đà chất trữ tình.
Qua thế giới nội tâm nhân vật, Tơ Hồi đã giúp người đọc thấy rõ số phận đau khổ
của người phụ nữ lao động miền núi trước cách mạng, đồng thời nhận ra sức sống
mãnh liệt tiềm tàng trong những con người đó. Điều quang trọng, người viết đã
truyền cho đọc giả niềm tin: sức sống mãnh liệt ấy như hạt mầm khoẻ khoắn sẽ
xuyên qua lớp đất đá mùa đông để vươn dậy khi xuân về.



×