Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.81 KB, 3 trang )

Chương 5: Cơ cấu xã hội- giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp
Câu 1:
- Cơ cấu XH là những cộng đồng người cùng toàn bộ những mối quan hệ XH do
sự tác động lẫn nhau của các cộng đồng ấy tạo nên.

Câu 2:
- Cơ cấu XH gồm: cơ cấu XH – dân cư, cơ cấu XH – nghề nghiệp, cơ cấu XH giai cấp, cơ cấu XH – dân tộc, cơ cấu XH – tôn giáo ...
- Trong đó, cơ cấu XH – giai cấp là quan trọng nhất vì đó là 1 trong những cơ sở đê
nghiên cứu vấn đề liên minh giai cấp, tầng lớp trong 1 chế độ XH nhất định. Cơ
cấu XH – giai cấp là hệ thống các giai cấp, tầng lớp XH tồn tại khách quan trong 1
chế độ XH nhất định, thông qua những mối quan hệ về sở hữu TLSX, về tổ chức
quản lý, quá trình sản xuất, về địa vị chính trị -–XH ... giữa các giai cấp và tầng lớp
đó.

Câu 3:
Trong thời kì quá độ lên CNXH ở VN hiện nay thì cơ cấu XH – giai cấp được biêu
hiện:
- Sự biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp vừa đảm bảo tính qui luật phổ biến, vừa mang
tính đặc thù của xã hội Việt Nam. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
nước ta, cơ cấu xã hội - giai cấp cũng vận động, biến đổi theo đúng quy luật: đó là
sự biến đổi của cơ cấu xã hội - giai cấp bị chi phối bởi những biến đổi trong cơ cấu
kinh tế. Từ Đại hội VI (1986), dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam chuyên mạnh
sang cơ chế thị trường phát triên kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ
nghĩa. Sự chuyên đổi trong cơ cấu kinh tế đã dẫn đến những biến đổi trong cơ cấu
xã hội - giai cấp với việc hình thành một cơ cấu xã hội - giai cấp đa dạng thay thế
cho cơ cấu xã hội đơn giản gồm giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí
thức của thời kỳ trước đổi mới. Sự biến đổi phức tạp, đa dạng của cơ cấu xã hội –
giai cấp Việt Nam diễn ra trong nội bộ từng giai cấp, tầng lớp cơ bản của xã hội;


thậm chí có sự chuyên hóa lẫn nhau giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội, đồng thời


xuất hiện những tầng lớp xã hội mới.
- Trong sự biến đổi của cơ cấu xã hội - giai cấp, vị trí, vai trị của các giai cấp, tầng
lớp xã hợi ngày càng được khẳng định.
- Cơ cấu xã hội - giai cấp của Việt Nam ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
bao gồm những giai cấp, tầng lớp cơ bản sau:
+ Giai cấp công nhân Việt Nam có vai trò quan trọng đặc biệt, là giai cấp lãnh đạo
cách mạng thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Giai cấp nông dân cùng với nông nghiệp, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp.
+ Đội ngũ trí thức là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến
trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế...
+ Đội ngũ doanh nhân - là tầng lớp xã hội đặc biệt được Đảng ta chủ trương xây
dựng thành một đội ngũ vững mạnh.

Câu 4:
1) Thanh niên VN nói chung và SV nói riêng cần có trách nhiệm :
- Cần tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng tư tưởng Hồ
Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của
Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh” và chuyên đề năm 2020 về “Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc,
xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Đại đoàn kết là sự nghiệp của cả dân tộc, của cả
hệ thống chính trị mà hạt nhân lãnh đạo là Đảng Cộng sản, được thực hiện bằng
nhiều biện pháp, hình thức; trong đó, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Đó là nguồn sức mạnh,
động lực chủ yếu, là nhân tố bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.
- Đẩy mạnh thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, tổ chức
động viên nhân dân tham gia các phong trào thi đua làm kinh tế giỏi, phát triên



kinh tế gắn liền với phát triên văn hoá – xã hội; trong đó, mỗi người, mỗi gia đình
cố gắng phấn đấu làm giàu cho mình, cho cộng đồng.
2) Quan điêm cá nhân của em:
Việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc không chỉ là trách nhiệm của Đảng và nhà
nước mà còn là trách nhiệm của mỗi cá nhân, đặc biệt là thanh thiếu niên. Từng cá
nhân phải cố gắng phấn đấu từng ngày góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân
tộc vững mạnh.
Em thấy bản thân cần có trách nhiệm trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân
tộc:
- Rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thường xuyên, luôn cập nhật thông tin trên mọi
thông tin đại chúng đê chắt lọc, tìm kiếm những tấm gương đạo đức tốt đê học hỏi.
- Thẳng thắn, trung thực bảo vệ công lý, bảo vệ đường lối, quan điêm của Đảng,
bảo vệ người tốt; chân thành, khiêm tốn, không chạy theo chủ nghĩa thành tích,
không bao che, giấu khuyết điêm ….
- Luôn có ý thức giữ gìn đoàn kết đơn vị.
- Luôn có ý thức coi trọng tự phê bình và phê bình, luôn phê phán những biêu hiện
xuất phát từ những động cơ cá nhân, luôn động viên những người thân trong gia
đình giữ gìn đạo đức, lối sống, xây dựng gia đình văn hoá.



×