Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Việt nam sau 2 năm gia nhập WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.74 KB, 34 trang )

MỞ ĐẦU
So với quãng đường 11 năm kể từ ngày Việt Nam nộp đơn xin gia nhập Tổ chức
thương mại thế giới (WTO) đến khi là thành viên chính thức thì 2 năm còn là quá ngắn
ngủi. Tuy nhiên, việc đánh giá tác động của 2 năm đầu tiên gia nhập lại có vai trò và ý
nghĩa rất quan trọng trong việc chúng ta nhìn nhận một cách thực chất hơn về những vấn
đề mang tính dự đoán trước đây để có đưa ra những chiến lược và đối sách phù hợp hơn.
Trên thực tế, "con tầu Việt Nam" đã thực sự "bơi" ngoài biển lớn, nhưng khi ngoái lại
nhiều chuyên gia và các nhà hoạch định chính sách vẫn không ngần ngại thốt lên: “Biển
lớn thật nhiều bão tố...”
I. Việt Nam sau 2 năm gia nhập WTO
1. Bối cảnh trong nước và Quốc tế sau 2 năm gia nhập WTO
Trong 2 năm qua (2007-2008), chúng ta đã thực sự cảm nhận được những cơ hội do mở
cửa thị trường, hòa nhập với trào lưu chung của thị trường thế giới, nhiều sản phẩm Việt
Nam đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường toàn cầu. Nhưng đó cũng là một thời kỳ
mà chúng ta ý thức được rất rõ ràng sự cạnh tranh khốc liệt trên tầm quốc tế, chúng ta có
cơ hội nhìn lại chính mình để thấy được những yếu kém của nền kinh tế nói chung, của
ngành thương mại hàng hóa và dịch vụ nói riêng. Nhìn chug tình hình trong nc cũng là 1
thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước như: chính trị xã hội ổn định, công
cuộc đỏi mới tiếp tục đc thực hiện với những yêu cầu mới. Sau kỳ bầu cử Quốc hội khóa
XII Việt Nam đã có 1 ban lãnh đạo mới, năng động và tâm huyết với sự nghiệp đổi mới,
thích ứng nhanh với xu hướng hội nhập mạnh mẽ của thế giới . Bộ máy Đảng và Nhà nước
đc tổ chức 1 cách hợp lý hơn nhờ đó mà năg lực và hiểu quả hoạt động của bộ máy quản lý
có điều kiện đc nâng cao. Việc phát triển cơ sở hạ tầng , xã hội của các ngành kinh tế tạo
đà thuận lợi cho sự phát triển tiếp theo năm 2008 mặc dù dù chưa hoàn thiện và còn bộc lộ
nhiều yếu kém . Cũng nên nhìn nhận, sau một chặng đường kể từ khi gia nhập WTO năng
lực sản xuất và kinh doanh của các ngành hàng đã tăng lên rõ rệt. Hàng hóa Việt Nam thâm
nhập đc vào nhiều thị trường hơn và cũng dặt ra nhưng thách thức trực diện hơn vè mặt
cạnh tranh trên cả thị trường trong nc và Quốc tế. Theo số liệu ước tính, năm 2008 tổng
mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 31% so với năm 2007; kim ngạch xuất
khẩu đạt 62, 9 tỷ USD (tăng 29,5% so với năm 2007); Kim ngạch nhập khẩu đạt 79, 9 tỷ
USD (tăng 27,5% so với năm 2007). Trong đó một số mặt hàng ghi được dấu ấn như: hàng


điện tử và linh kiện máy tính đạt 2, 7 tỷ USD, hàng dệt may đạt 9, 1 tỷ USD, sản phẩm gỗ
đạt 2, 78 tỷ USD và cà phê đạt 2, 02 tỷ USD... Do xuất phát điểm của nền kinh tế thấp,
cạnh tranh quốc tế ngày càng quyết liệt, kinh tế thế giới có những biến động khó lường
cũng như những yếu kém chủ quan nên bên cạnh những kết quả tích cực, nền kinh tế Việt
Nam đã phải đối mặt với nhiều thách thức lớn như chỉ số giá tiêu dùng cao, nhập siêu lớn,
chất lượng tăng trường của một số ngành chưa bền vững, năng lực cạnh tranh ở các cấp độ
còn hạn chế. Đây có thể xem những thánh quẩ đạt đc trogn năm 2008 trên là những con số
đẹp trong thời gian qua khi mà các biến động phức tạp của nền kinh tế toàn cầu như sự
thay đổi chóng mặt của giá năng lượng, lượng thực và nhiều loại nguyên liệu khác, cùng
với sự khủng hoảng của hệ thống tài chính toàn cầu đã và đang lan tỏa hầu hết các nền
kinh tế và thương mại thế giới. Các tác động này cũng là rất lớn đối với nền kinh tế và
thương mại của Việt Nam vốn có quy mô nhỏ bé, đang phát triển ở trình độ thấp nhưng độ
mở cao và đang phải mở cửa thị trường để thực hiện cam kết gia nhập WTO.
Xét riêng năm 2007, kinh tế thế giới vẫn ở mức tăng trưởng khá cao, tuy có biểu hiện chậm
lại so với 2 năm 2005 và 2006. Quỹ tiến tệ thế giới (IMF) đưa ra dự báo kinh tế thế giới
tăng trưởng khoảng 4.7-4.9%, khu vực châu Á – Thái Bình Dương vẫn là khju vực phát
triển năgn đọng nhất trong đó các nước chấu Á đạt tốc độ tăng trưởng tới 8%. Các hoạt
động Thương Mại đầu tư, du lịch tiếp tục phát triển sôi động, tự do hóa Thương Mại đc
đẩy mạnh hơn, nhưng đến cuối năm 2008 đầu năm 2009 tình hình trên thế giới đã có nhiều
biến động phức tạp : giá dầu thô và nhiều loại vật tư, lương thực đột biến tăng cao; sự suy
yếu của thị trường tài chính, đồng đô la Mỹ mất giá, kinh tế của Mỹ giảm sút đã ảnh hưởng
lan rộng đến các nền kinh tế khác trong đó có cả Việt Nam . Trong những tháng gần đây,
cuộc khủng hoảng tài chính thế giới ngày càng lan rộng, diễn biến phức tạp, chưa có dấu
hiệu ổn định. Mức độ trầm trọng của khủng hoảng tài chính toàn cầu và chiều hướng suy
thoái của kinh tế thế giới tác động nhiều mặt, đặc biệt trong Thương Mại :có sự tác động
lớn về xuất nhâp khẩu, cán cân Thương Mại, các giao dịch Thương Mại diễn ra ít, tốc độ
lưu thông hàng hóa diễn ra chậm…. đấy cũng là tất yếu của nền kinh tế trong thời kỳ
khủng hoảng toàn cầu.
2. Những chỉ tiêu Kinh Tế Xã Hội :
Trên cơ sở mục tiêu cà các nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm

2006-2010, Quốc hội khóa XI , XII đã xác định mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội năm 2007 và 2008.
Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008
Tốc độ tăng trưởng GDP % 8.48 8.5-9
Giá trị GDP Tỉ USD 71.3 83
GDP/người USD /người 835 960
Giá trị tăng thêm:
Nông lâm ngư nghiệp:
Công nghiệp và xây dựng
Dịch vụ
% 3.25
10.6
8.7
3.5-4
10.6-11
8.7-9.2
Cơ cấu kinh tế:
Tỷ trọng Nông lâm ngư nghiệp
Tỷ trọng Công nghiệp và xây
dựng
Tỷ trọng Dịch vụ
% 20.0
41.8
38.2
19.3
42.2
38.5
Xấu khẩu
Kim ngạch
Tốc độ tăng

Tỉ USD % 48.0
22.5
57.6-58.6
20-22
Nhập khẩu
Kim ngạch
Tốc độ tăng
Tỉ USD % 68.3
37.7
68.4-69.5
20-22
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn
xã hội
Giá trị
Tốc độ tăng
Tỷ trọng so với GDP
1000 tỉ VND
%
%
40.5 567.3
22.1
42.0
Cân đối ngân sách
Tổng thu
Tổng hci
Bội chi
1000 tỉ VND
%
%
278.9

357.4
4.95
321.4
397.38
5.0
CPI % 12.63 < tăng GDP
Tạo việc làm
Tổng số
Xuất khẩu lao động
Triệu 1.62
0.082
1.70.085
Tỷ lệ hộ nghèo % 14.7 11-12
Nguồn: nghị quyết kỳ họp thứ 2 Quốc Hội khóa XI và khóa XII.
Bước vào năm 2007, năm đầu tiên Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO , có
không ít lí do kỳ vọng vè sự phát triển đột biến về kinh tế và cải thiện dân sinh do những
cơ họi mà WTO mang lại , song cũng có nhiều băn khoăn lo lằng về những rủi ro, những
tổn thương có thể gặp phải khi năng lực cạnh tranh quốc gia , năgn lực cạnh tranh doanh
nghiệp và năng lực cạnh tranh sản phẩm còn thấp kém. Chính phủ đã có sự tập trung chỉ
đạo điều hành, mở rộng phân cấp cho các địa phương và phát huy sự lỗ lực cạnh trang của
các doanh nghiệp. Tuy nhiên ko phải biện pháp chỉ đạo nào cũng đạt đc]ợ những hiệu quả
thiết thực, ko phải vấn đề nào này sinh cũng đc giả quyết một cách triệt để. Trong năm
2007 những yếu lém
Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XI đã ra Nghị quyết về các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã
hội năm 2007. Về kinh tế, Nghị quyết chỉ rõ: tốc độ tăng GDP đạt từ 5,2% - 5,5%, kim
ngạch xuất khẩu tăng 17,4%, vốn đầu tư toàn xã hội đạt 40% GDP... Với thế và lực mới
được tạo ra trong năm 2006, dự báo triển vọng tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam năm
2007 sẽ lạc quan. Về thương mại, PNTR là cơ sở để Mỹ xét lại các mức thuế ưu đãi (trước
đây là 3600 dòng, còn từ năm 2007 là 10 nghìn dòng) cho hàng nhập khẩu từ Việt Nam.
Thêm vào đó, có PNTR và Việt Nam là thành viên WTO hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt

may, giày dép, thủy sản vào Mỹ cũng như các vấn đề về bán phá giá cá basa, tôm, giày
da..., sẽ bị bãi bỏ. Do đó, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ sẽ tăng mạnh
nhất là gạo, cà phê, cao su... Chắc chắn quan hệ đầu tư và buôn bán giữa nền kinh tế số 1
thế giới và Việt Nam sẽ có bước ngoặt mới, đầy triển vọng Mỗi một thời kỳ một khác với
những biến động khó lường của nên kinh tế toàn cầu, đến năm 2008 Quốc hội đề ra các chỉ
tiêu Kinh Tế Xã Hội như sau: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 8,5 - 9%. Giá trị
tăng thêm ngành dịch vụ 8,7 - 9,2%. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 20 - 22%. Tổng
nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội chiếm 42% tổng sản phẩm trong nước (GDP). Chỉ
số giá tiêu dùng thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế….Với đà tăng trưởng của nền kinh tế
non trẻ mới đc hội nhập vào thị trường Thế giới rộng lớn thông ua tổ chức WTO, dường
như những chỉ số đc Quốc hội nêu trên là rất khả quan, chúng ta đang hi vọng vào 1 tương
lai tươi sáng của hội nhập và phát triển. Với đà tăng trưởng và phát triển khả quan đó, Đại
hội X của Đảng tiến hành vào tháng 4/2006 và đã đề ra những chỉ tiêu nhiệm vụ kinh tế -
xã hội cơ bản nhất mà chúng ta cần phấn đấu để thực hiện thành công trong kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010.
Đánh giá khái quát việc thực hiện những chỉ tiêu đó
a. Về tăng trưởng kinh tế
Trong hai năm đầu thực hiện kế hoạch 5 năm 2006-2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)
đạt mức cao hơn nhiều so với mục tiêu đề ra. Tốc độ tăng GDP năm 2006 là 8,23%, năm
2007 tăng cao hơn là 8,48%. Đến năm 2008 do tác động lớn của suy thoái kinh tế, cùng với
những khó khăn ở trong nước tăng trưởng kinh tế có chậm lại, chỉ đạt 6,23%. Bình quân 3
năm tăng trưởng kinh tế đạt 7,65%/năm, cao hơn mục tiêu kế hoạch đề ra là 7,5-8% và cao
hơn bình quân giai đoạn 2001-2005 là 7,5%. Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta trong năm
2009 sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế và suy thoái kinh tế toàn cầu. Vì
vậy, để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7,5-8% bình quân trong 5 năm 2006-2010, đòi hỏi
sự quyết tâm cao và nỗ lực của tất cả các ngành, các cấp, các doanh nghiệp và toàn dân.
GDP theo giá so sánh đến năm 2008 tăng gấp 1,8 lần năm 2000 so với kế hoạch đề ra là
2,1 lần. Qui mô nền kinh tế không ngừng tăng lên GDP tính bằng USD từ 53 tỷ USD năm
2005 lên gần 89 tỷ USD năm 2008. GDP tính theo đầu người đã đạt trên 1.000 USD, xấp
xỉ mục tiêu đề ra cho năm 2010.

b. Về cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế trong 2 năm 2006-2007 chuyển dịch theo hướng tích cực, nhưng chậm so
với mục tiêu đề ra. Đến năm 2008, do sự giảm sút tốc độ tăng trưởng của công nghiệp và
dịch vụ, tỷ trọng nông nghiệp lại bị đẩy lên cao, trong khi tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ
giảm xuống: tỷ trọng nông nghiệp chiếm 22% GDP; công nghiệp và xây dựng chiếm
39,9% GDP; dịch vụ 38,1% GDP. Khả năng năm 2010 cơ cấu giá trị GDP khu vực nông
nghiệp chỉ đạt được khoảng 20%, không đạt mục tiêu kế hoạch đề ra (15-16%); cơ cấu giá
trị GDP khu vực công nghiệp và xây dựng đến năm 2010 chỉ đạt 40,8% (mục tiêu kế hoạch
43-44%); cơ cấu dịch vụ phấn đấu đạt kế hoạch.
Cơ cấu lao động đã có sự chuyển dịch, tỷ lệ lao động nông, lâm, ngư nghiệp trong tổng lao
động năm 2008 còn khoảng 53,3% so với năm 2005 là 57,3%; công nghiệp và xây dựng là
19,92% so với năm 2005 là 18,2%; dịch vụ tăng lên 26,83% so với 24,5% năm 2005. Đến
năm 2010 dự kiến cơ cấu lao động các khu vực phấn đấu đạt mục tiêu đề ra, tỷ lệ nông lâm
ngư nghiệp trong tổng lao động khả năng đến năm 2010 dự kiến khoảng 49,5%.
c. Về xuất nhập khẩu
Sau 2 năm gia nhập WTO, với việc thực hiện mạnh mẽ chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu,
mở rộng cả thị trường truyền thống và phát triển thị trường mới có nhiều tiềm năng, đồng
thời nhờ yếu tố tăng giá nhiều mặt hàng chủ lực, đã giúp tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
tăng nhanh, gấp rưỡi chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tổng kim ngạch xuất khẩu 3 năm 2006-2008
đạt 151,3 tỷ USD, bình quân tăng 24,7%/năm. Năm 2009, dự báo giá và lượng một số mặt
hàng xuất khẩu chính sẽ giảm hơn so với năm 2008, tình hình kinh tế thế giới biến động,
dự báo chi tiêu của người dân tại các nước là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như:
Mỹ và EU có thể ảnh hưởng bất lợi tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Theo dự báo
của Bộ Công thương, nếu không có các biện pháp thúc đẩy mạnh mẽ, thì kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam năm 2009 chỉ tăng khoảng 5-6% so với năm 2008. Tuy nhiên, khả
năng xuất khẩu của Việt Nam có thể tăng trở lại vào năm 2010, khi thương mại toàn cầu
năm 2010 dự báo phục hồi. Với tình hình trên, dự báo bình quân 5 năm tốc độ tăng kim
ngạch xuất khẩu đạt mục tiêu kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 đã đề ra.
Về nhập khẩu, giá dầu và các nguyên vật liệu đầu vào thiết yếu (vật liệu xây dựng, phân
bón...) cho sản xuất có khả năng giảm, nhưng vẫn ở mức cao, dự báo sẽ tác động không

nhỏ tới hoạt động nhập khẩu của Việt Nam. Với những nhận định trên, dự báo đến 2010
tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt khoảng 22%, tương đương với 110 tỷ USD vào
năm 2010, phấn đấu giảm nhập siêu xuống khoảng 20-25% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Tổng kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu tính theo đầu người đã đạt xấp xỉ mục
tiêu kế hoạch 5 năm: năm 2008 tổng kim ngạch xuất khẩu đã đạt 62,9 tỷ USD so với mục
tiêu đề ra là đến năm 2010 đạt 68-69 tỷ USD; kim ngạch xuất khẩu tính theo đầu người đạt
khoảng 735 USD/người so với mục tiêu đến năm 2010 là 770-780 USD/người.
d. Thu chi ngân sách nhà nước (NSNN )
Tỷ lệ huy động GDP vào NSNN các năm 2006-2008 đạt mức cao, bình quân 3 năm đạt
khoảng 27,7%, cao hơn nhiều so với mục tiêu Đại hội đề ra là 21-22% GDP, trong đó tỷ lệ
huy động từ thuế và phí bình quân đạt 25,4% GDP cao hơn chỉ tiêu đặt ra 20-21% GDP.
Tỷ lệ huy động đạt kết quả khá cao là nhờ vào sự tăng trưởng khá nhanh của nền kinh tế và
nguồn thu lớn về dầu thô do giá cả thị trường thế giới tăng nhanh. Tổng thu NSNN 3 năm
đạt trên 70% mục tiêu đề ra. Quy mô thu NSNN năm 2008 tăng 1,7 lần so với năm 2005.
Tốc độ tăng thu bình quân đạt 20,6%/năm, gấp 2 lần kế hoạch đề ra; (nếu loại trừ yếu tố
tăng giá dầu, tốc độ tăng thu bình quân đạt 13,4%, cao hơn kế hoạch đề ra là 10,8%/năm).
Chi NSNN tăng trung bình khoảng 21,3%/năm. Quy mô chi NSNN năm 2008 tăng gần
80,5% so với năm 2005. Tỷ lệ chi NSNN so với GDP bình quân đạt 32,1% (không kể chi
chuyển nguồn từ năm trước sang năm sau), cao hơn mục tiêu đề ra là 27,5% GDP.
Từ thực tế 3 năm qua và triển vọng phát triển của nền kinh tế, dự báo thu, chi NSNN có thể
đạt và vượt kế hoạch 5 năm đã đề ra.
e. Huy động vốn đầu tư phát triển
Nhờ việc đổi mới và cải thiện môi trường đầu tư trước hết là môi trường pháp lý trong đầu
tư kinh doanh, sự ổn định chính trị và uy tín tạo lòng tin trong phát triển trung hạn và dài
hạn, đã huy động được nhiều nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Trong 3 năm 2006-2008
tổng vốn đầu phát triển toàn xã hội đạt trên 1.514 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ huy động vốn đầu
tư toàn xã hội so với GDP năm 2006 đạt 42,3%, năm 2007 đạt 45,6% và năm 2008 ước đạt
khoảng 39% GDP, bình quân 3 năm đạt 42,3% cao hơn mục tiêu đề ra. Trong đó: vốn đầu
tư từ NSNN 3 năm thực hiện khoảng 318,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 21,1% tổng vốn đầu tư
toàn xã hội; vốn trái phiếu Chính phủ 3 năm thực hiện khoảng 34,6 nghìn tỷ đồng; vốn tín

dụng đầu tư và tín dụng chính sách 3 năm thực hiện khoảng 110 nghìn tỷ đồng, chiếm
7,4% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; khu vực doanh nghiệp nhà nước 3 năm thực hiện
khoảng 187 nghìn tỷ đồng, chiếm 12,5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; nguồn vốn đầu tư
của khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước và dân cư có tốc độ tăng trưởng nhanh, 3 năm
thực hiện khoảng 502 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn nhất, bình quân 3 năm chiếm
33,5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục tăng
nhanh, trong 3 năm giải ngân được trên 23 tỷ USD (bao gồm cả phần đóng góp trong
nước), đạt tới 92% mục tiêu của 5 năm. Đáng chú ý là mức vốn đăng ký mới và tăng thêm
đạt kết quả khá cao, 2 năm 2006-2007 đều đạt tốc độ năm sau cao hơn năm trước gần 2
lần, riêng năm 2008 tăng hơn 3 lần so với năm 2007 (64 tỷ USD). Mức vốn đăng ký mới
và tăng thêm 3 năm đã vượt trên 70% mục tiêu 5 năm 2006-2010.
Công tác thu hút và vận động vốn ODA đạt được nhiều kết quả. Mặc dù nguồn cung ODA
thế giới có xu hướng giảm song công tác vận động, thu hút vốn ODA trong các năm qua
Việt Nam vẫn nhận được sự ủng hộ và cam kết mạnh mẽ của cộng đồng các nhà tài trợ
quốc tế. Vốn ODA cam kết của các nhà tài trợ đều tăng qua các năm và năm 2008 đạt mức
kỷ lục cao nhất từ trước tới nay (5,43 tỷ USD). Tổng vốn ODA cam kết 4 năm 2006-2009
đạt 18,62 tỷ USD, trong đó đã ký kết các điều ước quốc tế với tổng giá trị là 9,6 tỷ USD và
giải ngân khoảng 6,1 tỷ USD.
Trong 2 năm 2009-2010, đầu tư phát triển ở các doanh nghiệp có thể bị chậm lại so với 3
năm trước. Dự báo vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với GDP bình quân 5 năm đạt trên
40% GDP, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra.
f. Giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội
Trong 3 năm 2006-2008 đã giải quyết việc làm cho khoảng gần 5 triệu lượt lao động so với
mục tiêu 5 năm 2006-2010 là 8 triệu lao động. Trong tình hình nền kinh tế đang trong
chiều hướng suy giảm, các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, do vậy lượng cầu lao động cũng
sẽ giảm sút, số lượng việc làm có thể sẽ bị cắt giảm, dẫn đến việc tạo việc làm mới các
năm còn lại của kế hoạch 5 năm sẽ khó khăn hơn. Để thực hiện mục tiêu kế hoạch 5 năm
đề ra, đi đôi với các biện pháp chính sách hỗ trợ phục hồi, phát triển sản xuất kinh doanh,
nhất là khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, cần phải tăng cường công tác đào tạo, nâng cao
tay nghề, nâng cao chất lượng lao động, phù hợp với yêu cầu phát triển.

Trong công tác xuất khẩu lao động, đã chú ý hoạt động đẩy mạnh phát triển thị trường lao
động, tăng cường đầu tư, mở rộng thị phần tại các thị trường có thu nhập cao. Trong 3 năm
2006-2008, số lao động và chuyên gia đi lao động ở các nước đạt gần 250 nghìn người,
còn thấp hơn so với mục tiêu đề ra là 100 nghìn người. Trong các năm tới, thị trường xuất
khẩu lao động của Việt Nam sẽ bị tác động bởi suy thoái kinh tế, làm giảm nhu cầu lao
động từ Việt Nam.
3. Những thành tựu cụ thể mà Thương Mại Việt Nam đạt được sau 2 năm
1. Thị trường trong nước và tổng mức lưu chuyển
Nếu 2 năm qua 2007 và đầu 2008 chúng ta đã thực sự cảm nhận được những cơ hội do
mở cửa thị trường, hòa nhập với trào lưu chung của thị trường thế giới, nhiều sản phẩm
Việt Nam đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường toàn cầu năng lực sản xuất và
kinh doanh của các ngành hàng đã tăng lên rõ rệt, thì cuối năm 2008 lại là sự biến động
khó lường của sự khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế
Việt Nam.
Tốc độ tăng trưởng GDP thời kỳ 2003-2008
Năm 2006 chỉ số GDP đã tăng 8,17% so với năm 2005 và năm 2007 đã tăng 8,48% so
với năm 2006 (đây là mức tăng cao nhất trong 10 năm trước đó nếu tính từ năm 1996
đến năm 2006). Thế nhưng đến năm 2008 này, như đã thấy, do những ảnh huởng không
thuận của suy thoái và lạm phát toàn cầu, cũng như những khó khăn trong nước, kể cả
những hạn chế, bất cập trong cơ chế, chính sách quản lý, điều hành vĩ mô nên tốc độ
tăng trưởng năm 2008 này đã giảm mạnh xuống, khả năng chỉ còn khoảng 6,5-6,7% .
Mặc dù có thể năm 2008 này chúng ta phải chấp nhận sự suy giảm tương đối như vậy,
song nếu tính chung cho tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của cả 3 năm từ 2006
đến hết năm 2008 này vẫn theo số liệu dự báo đã công bố của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
thì có khả năng chúng ta sẽ đạt ở mức 7,8%, như vậy là vẫn đạt mục tiêu kế hoạch như
đã đề ra của Đại hội X là 7,5-8%.
Bộ Kế hoạch và đầu tư cũng đã đưa ra ước tính về lượng giá trị tuyệt đối của GDP tính
theo giá so sánh đến hết năm 2008 này sẽ có thể tăng gấp 1,8 năm 2000 so với kế
hoạch đã đề ra cho năm 2010 là sẽ gấp 2,1 lần. Theo đó, GDP/người ngay trong năm
2008 này quy ra USD sẽ có thể đạt khoảng 1.030 USD, xấp xỉ so với mục tiêu kế hoạch

mà Đại hội X đã đề ra cho năm 2010 là 1.050-1.100 USD. Đáng lưu ý là nếu chỉ xét
theo lượng tuyệt đối của chỉ số này thì như vậy là Việt Nam đã vượt qua được ngưỡng
nước nghèo có GDP/người dưới 950 USD theo cách tính và quy định từ năm 2004 của
Ngân hàng Thế giới (WB), và do đó Việt Nam đã trở thành nước có nền kinh tế đang
phát triển có thu nhập thấp. Theo cách tính và quy định này thì mặc dù tăng trưởng kinh
tế của Việt Nam năm 2008 này đã bị suy giảm tương đối nhưng vẫn có thể vượt qua
được ngưỡng nghèo như Thủ tuớng Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra chỉ đạo quyết tâm
phấn đấu tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khoá XII (tháng 10/2007). Sự suy giẩm này cũng
là 1 tất yếu khó tránh khỏi trong sự suy giảm chung của thế giới mà bất kỳ 1 Quốc gia
nào cũng phải hứng chịu.
2. Giá cả
Việc trở thành thành viên WTO có những tác động mạnh đến giá cả hàng hóa, dịch vụ
trong nước năm 2007 va năm 2008 . Định hướng điều hành giá trong bối cảnh mới này đã
được Chính phủ bàn và thống nhất các nguyên tắc và biện pháp lớn.
Xóa bao cấp đối với một số ít mặt hàng Nhà nước còn định giá.
Chính phủ đồng ý đẩy nhanh tiến trình xóa cơ chế bù lỗ, bù giá đối với một số ít mặt hàng
Nhà nước còn định giá. Không bù lỗ giá xăng, giảm mạnh bù lỗ giá dầu. Riêng than cung
cấp cho phát điện sẽ từng bước điều chỉnh giá phù hợp với khả năng chấp nhận được của
giá điện để tiến tới thống nhất một giá bán than theo giá thị trường cho tất cả các hộ tiêu
thụ than. Sẽ thực hiện lộ trình điều chỉnh hợp lý giá bán điện, không bao cấp tràn lan (đưa
giá điện trong nước tiệm cận với giá thị trường thế giới). Những hàng hóa, dịch vụ độc
quyền và hàng hóa, dịch vụ quan trọng mà tính cạnh tranh đang hạn chế (như: Điện, xăng
dầu, vận chuyển hàng không nội địa, cước viễn thông…) thì căn cứ vào giá trị hàng hóa
(mà cụ thể là căn cứ vào chi phí sản xuất , chi phí lưu thông và các nghĩa vụ tài chính
phải nộp theo luật định được tính đúng, tính đủ theo quy chế tính giá do Bộ Tài chính ban
hành…
Khuyến khích cạnh tranh về giá
Mục tiêu của Chính phủ là đưa hệ thống giá trong nước tiệm cận với giá thị trường. Các
mặt hàng nhạy cảm nhưng Nhà nước không còn định giá (như: Sắt thép, xi măng, phân
bón, lúa gạo, cà phê, chè, cao su, sản phẩm chăn nuôi, thủy hải sản, hàng tiêu dùng…) sẽ

áp dụng kinh doanh theo cơ chế thị trường. Tất cả những hàng hóa dịch vụ còn lại được
khuyến khích cạnh tranh về giá theo quy định của pháp luật thì giá do người mua và
người bán thỏa thuận.
Giá đất sát giá thị trường
Hai trong 6 biện pháp chính để bình ổn giá năm 2007 được xác định là Điều hành mặt bằng
giá và quyết liệt đổi mới công nghệ. Theo đó, thực hiện tính đúng, tính đủ theo cơ chế giá
thị trường đối với giá trị đất đai, tài nguyên và các nguồn lực đưa vào sử dụng để xóa bỏ
bao cấp cho một số ít hàng hóa dịch vụ còn có giá bao cấp do Nhà nước định giá. Tiếp tục
chỉ đạo các địa phương quy định giá đất cho năm 2007 bám sát nguyên tắc sát giá chuyển
nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường. Đồng thời
các bộ quản lý Nhà nước về sản xuất kinh doanh tập trung chỉ đạo các doanh nghiệp
thuộc ngành có các biện pháp quyết liệt đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất lao động,
chống lãng phí, giảm chi phí sản xuất và lưu thông, khắc phục khó khăn do giá đầu vào
tăng để kiềm chế tăng giá đầu ra giúp bình ổn thị trường. Trong trường hợp thị trường có
biến động bất thường (trước hết là các hàng hóa dịch vụ quan trọng, thiết yếu) giá tăng quá
cao bất hợp lý mới áp dụng các biện pháp bình ổn giá theo quy định của Pháp lệnh giá.
Năm 2007 là năm có mức độ tăng giá trong một tháng rất cao, và có tới hai lần đạt kỷ lục
tăng trong một tháng, tại tháng hai tăng tới 3,56% và tháng 5 “vọt” lên mức 3,91%. Ngoài
mức tăng đột biến, khoảng cách giữa tháng tăng cao nhất và tháng giảm thấp nhất cũng rất
lớn, lên đến gần 5% (so sánh mức tăng 3,91% với mức giảm - 0,76%), diễn biến chỉ số giá
năm nay phá vỡ tính chu kỳ của các năm trước đó. Trong khi những năm trước, biểu đồ chỉ
số giá diễn biến theo hình parabol ngược, tức là tăng cao ở những tháng đầu năm và cuối
năm dương lịch, tăng thấp hoặc giảm vào những tháng đầu quý 2 và khá ổn định những
tháng giữa năm,
Năm 2008 lại có sự đột biến mạnh trong hai quý đầu năm, sau đó giảm tốc và tăng âm vào
những tháng cuối năm. Khái quát những tác động chính đến chỉ số giá của năm nay, có
nguyên nhân từ tăng tổng phương tiện thanh toán, từ cầu kéo, chi phí đẩy và diễn biến tâm

Nguồn: tổng cụ thống kê và bộ công thương
Trong khoảng 8 tháng đầu năm, biểu đồ CPI tạo thành những đường dốc đứng, trồi lên, sụt

xuống kế tiếp nhau. “Nhịp điệu” tăng CPI tạo thành những đợt sóng, vượt lên một tháng lại
giảm tốc hai tháng mà đỉnh của những “con sóng” CPI rơi vào các tháng 2, 5 và 8. Ở 4
tháng còn lại, đường biểu diễn giá trị CPI tạo thành dốc, trượt xuống mạnh mẽ, vượt qua
mức âm cho đến tháng tận cùng của năm, khép lại một năm 2008 đầy biến động bằng việc
xóa sạch xu hướng tăng của lạm phát, nhưng làm gia tăng nỗi lo suy giảm. Chỉ số giá khởi
đầu năm 2008 với mức tăng “ấn tượng”, 2,38%, đã báo hiệu một năm đầy sóng gió với lạm
phát cao. Không tạo bất ngờ, do đã có “đà” từ những tháng cuối năm 2007, tuy nhiên sự
“mở màn” của năm 2008 bắt đầu làm dấy lên nỗi lo lạm phát. Nỗi lo lạm phát thực sự đã
xuất hiện vào ngày 21/2, thời điểm Tổng cục Thống kê công bố chỉ số giá tiêu dùng tháng
2/2008 đạt mức tăng 3,56% so với tháng trước. Ở đỉnh “sóng” CPI thứ nhất, mặt hàng gạo
có ảnh hưởng khá lớn. Tương ứng với ba vòng tác động: trực tiếp, gián tiếp và lan tỏa, CPI
đã kéo dài ảnh hưởng lên hai tháng 3 và 4 sau đó, dù có thể hiện sự giảm tốc. Ba tháng này
đã hoàn thành một chu kỳ với CPI tháng Ba tăng 2,99%; tháng Tư “khiêm tốn” hơn với
mức 2,2%, tại nhiều thời điểm, lương thực là nguyên nhân duy nhất tác động đến chỉ số
giá. Tính đến tháng 6/2008, giá lương thực đã tăng 57,22% so với tháng 12/2007.Với
những “lực đẩy” mạnh mẽ như trên, CPI tháng 6/2008 so với tháng 12/2007 đã tăng
19,01%. Trong khi thế giới nhìn nhận rõ nét hơn cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì vào
tháng 9, CPI chỉ tăng có 0,18% trong tháng này, khiến những tính toán rằng lạm phát cả
năm có thể khống chế dưới 24% bắt đầu trở nên đáng tin tưởng. Những tác nhân chính
thúc đẩy chỉ số giá tăng cao trong giai đoạn trước, nay không còn phát tác. Giá gạo đã có
những tháng giảm âm, tạo lực kéo mạnh lên CPI, “đẩy” chỉ số này giảm liên tiếp trong 3
tháng cuối của năm. Sự sụt giảm giá cả nhiều loại hàng hóa trên thị trường thế giới cũng
tác động mạnh đến giá hàng hóa trong nước. Chỉ trong vòng 4 tháng cuối năm, giá xăng đã
giảm liên tiếp 10 lần. Tiếp theo là giá dầu, giá gas cũng giảm mạnh nhiều lần trong cùng
thời gian này. Giá phôi thép trên thị trường thế giới đã “mò” đáy ở 270-280 USD/tấn, kéo
giá sắt thép xây dựng trong nước có thời điểm chỉ còn ở quanh mức 10 triệu đồng/tấn. Ba
vòng tác động trong giai đoạn này đã “áp đặt” ảnh hưởng lên thói quen tiêu dùng, tác động
mạnh mẽ đến thị trường hàng hóa và dịch vụ thiết yếu. Tâm lý chờ giá xuống đã “thắng”
tâm lý cầm cự của doanh nghiệp sản xuất và phân phối. Nhiều loại hàng hóa đã giảm giá
mạnh, tạo sức lôi cuốn đến hầu hết các hàng hóa trên thị trường. Sau tháng 9 với chỉ số giá

tăng nhẹ 0,18%, ba tháng của quý 4/2008, chỉ số giá giảm liên tiếp: tháng 10 giảm 0,19;
tháng 11 giảm 0,76; và tháng 12 giảm 0,68%. Sự “co rút” của thị trường hàng hóa làm tăng
lượng tồn kho của doanh nghiệp, dẫn tới sản xuất đình đốn. Những quan điểm bi quan nhất
tại thời điểm này cho rằng có đến 20% doanh nghiệp đang đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên,
giá tiêu dùng bình quân của năm 2008 so với năm 2007 đã tăng 22,97%. Đây là tốc độ tăng
rất cao trong thập kỷ này, và là năm đầu tiên chỉ số này tăng hai con số. Mức tăng giá
bình quân các năm gần đây như sau: năm 2007 là 8,3%; năm 2006 là 7,5%; năm 2005 là
8,3%; năm 2004 là 7,7%; năm 2003 tăng 3,2%; năm 2002 tăng 3,9% và năm 2001 giảm
0,3%. Theo như quy định con số sử dụng làm chỉ tiêu kế hoạch và mục tiêu điều hành của
Chính phủ trong năm 2008, tại báo cáo của Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
trình bày tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội Khoá XII, lạm phát năm 2008 xác định bằng chỉ tiêu
CPI bình quân năm 2008 so với năm 2007, tức là bằng 22,97%.
Năm 2008 khép lại với mức lạm phát kỷ lục 19,89% - nếu so với tháng 12/2007, và xấp
xỉ 23% - nếu so với giá tiêu dùng bình quân của năm 2007, nhưng hiện tại, nỗi lo chính
đã không còn là lạm phát, mà là giảm phát
3. Hệ thống phân phối
Hệ thống cửa hàng phân phối bán lẻ của Việt Nam đang có những thay đổi mạnh mẽ và
căn bản với việc xuất hiện những nhà phân phối bán lẻ chuyên nghiệp cùng hệ thống bán
hàng tiện lợi, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng và yêu cầu của hội nhập. Hệ thống
bán lẻ là 1 khâu quantrongj trong lưu thông, có thể nói việc thúc đẩy hệ thống bán lẻ phát
triển là cách khiến nâng cao năng lực cạnh tranh và sản xuất. ! thách thức lớn khi Việt Nam
gn tổ chức WTO là việc nền kinh tế đối diện với nhiều mặt hang có tính cạnh tranh cao của
thị trg ngoài nc tràn vào khi ko còn sự bảo hộ của nhà nước nữa. việc các hàng hóa, dịch vụ
hệ thống phân phôi nc ngoài vào Việt Nam đã gây khó khăn ko ít cho nhà kinh dọahz sản
xuất, mặc dù doanh ngiệp trong nc đã có sự báo trc nhưng vẫn khó có thể lường hết đc tầm
ảnh hưởng lơn lao đối với thị trường trong nc, nhưng kophai thế mà chúng ta để mất thị
phần mà nó càng yêu cầu sự chuyên môn hóa rõ rệt và sự cạnh tranh khốc liệt, để duy trì,
hệ thống phân phối của chũng ta đã và đang ngayf một tận dụng ưu thế và phats huy thế
mạnh để cạnh tranh với hang hóa nc ngoài, Việt Nam là một thị trường bán lẻ đầy tiềm
năng, với mức tăng khoảng 20%- 30% /năm, trong khi đó lượng hàng hoá bán ra qua hệ

thống siêu thị và trung tâm thương mại có chỉ chiếm 10% mức luân chuyển hàng hoá của
cả nước, số còn lại thông qua các chợ truyền thống và các cửa hàng bán lẻ nhỏ,thách thức
khi nhiều nhà bán lẻ hàng đầu thế giới đã đến Việt Nam để tìm hiểu và hoạt động kinh
doanh như Metro Cash & Carry (Đức), Walmart (Mỹ), Carrefour (Pháp), Parkson
(Malaixia), Giant Asia Investement Pte (Xinhgapo), Tesco (Anh). Với sức mạnh tài chính,
kinh nghiệm phân phối hàng hóa hiện đại, các công ty này khi tràn vào Việt Nam sẽ đẩy
hoạt động kinh doanh bán lẻ trên cả nước đi vào bước ngoặt mới của cuộc cạnh tranh. Các
tập đoàn này vào Việt Nam, sẽ kéo theo các nhà sản xuất của mình và đòi hỏi những điều
kiện khắt khe hơn đối với các nhà sản xuất trong nước khi gia nhập vào kênh phân phối
của họ. Trước một thị trường tiềm năng và mối đe doạ cạnh tranh từ bên ngoài, một số nhà
phân phối bán lẻ trong nước đã hình thành và xây dựng mạng lưới hoạt động cho mình.
Ngày 14-5 tại Hà Nội, bốn "đại gia" bán lẻ hàng đầu Việt Nam gồm: Tổng công ty (TCT)
thương mại Hà Nội (Hapro), Tổng Công ty thương mại Sài Gòn (Satra), Liên hiệp HTX
Sài Gòn (Saigon Co.op), Công ty CP Tập đoàn Phú Thái (Phú Thái Group) đã ra mắt Công
ty CP Đầu tư và Phát triển hệ thống phân phối Việt Nam (VDA) Một hệ thống phân phối-
bán lẻ nội địa văn minh, hiện đại đang dần hình thành rộng rãi, hầu khắp các vùng miền
trên cả nước.
Lợi thế khi Việt Nam gn WTO là rất lớn nhưng bên cạnh đó thách thức cũng ko nhỏ và
liệu các doạnh trong nước sẽ chỗng chọi lại nhưn thế nào dưới sự giúp đỡ gian tiếp của các
chính sách của chính phủ thì đó vẫn còn là 1 câu hỏi đang chờ kết quả.

×