Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Lý thuyết tài chính tiền tệ (LTTCTT) Trường NEU: Bài luận PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (505.79 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-------***-------

BÀI TẬP NHĨM MƠN
LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÍNH SÁCH
TÀI KHĨA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ. BÀI HỌC
KINH NGHIỆM THỰC TẾ CỦA CÁC QUỐC GIA TỪ
MỐI QUAN HỆ NÀY

Hà Nội, 2020

1


MỤC LỤC
A. Lời mở đầu……………………………………………………………...2
B. Nội dung………………………………………………………………....4
I. Khái niệm chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ……………………..4
II. Cơ sở lý luận về phối hợp CSTK và CSTT trong điều tiết kinh tế vĩ mô.5
III. Tác động của CSTT lên CSTK………………………………………….6
IV. Tác động của CSTK lên CSTT………………………………………….6
V. Bài học kinh nghiệm của các quốc gia từ mối quan hệ này……………...7
C. Kết luận………………………………………………………………….11
D. Trả lời câu hỏi…………………………………………………………...12
E. Đánh giá hoàn thành công việc…………………………………………16

2



A. LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế không phải lúc nào cũng hoạt động trơn tru, đôi khi nền kinh tế q nóng
(nghĩa là gặp phải lạm phát), đơi khi lại rơi vào trạng thái suy thối. Trước thực trạng đó,
sự xuất hiện của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ giống như chất bôi trơn không
thể thiếu đối với nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Việc áp
dụng hai chính sách này đã đem lại cho nền kinh tế những biến chuyển tích cực như: chặn
đứng lạm phát, ngăn chặn cuộc đua lãi suất, đưa nền kinh tế ra khỏi khủng hoảng,…
Nhưng mặt khác, do CSTK và CSTT sử dụng hệ thống các công cụ khác nhau và do hai
cơ quan khác nhau là chính phủ và ngân hàng trung ương điều tiết cho nên nếu khơng có
sự phối hợp thực hiện hai chính sách này sẽ đem lại những kết quả xấu cho kinh tế vĩ mô,
đi ngược lại mục đích ban đầu. Do đó CSTK và CSTT cần được phối hợp nhịp nhàng để
đạt được những mục tiêu vĩ mô và đem lại sự ổn định cho nền kinh tế.

3


B. NỘI DUNG
PHẦN 1: CHÍNH SÁCH TÀI KHĨA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Khái
niệm/
Định
nghĩa

Chính sách tài khóa

Chính sách tiền tệ

Chính sách tài khóa (fiscal
policy) trong kinh tế học vĩ mơ

là chính sách thơng qua chế độ
thuế và đầu tư công để tác động tới
nền kinh tế..

Chính sách tiền tệ (monetary policy) là q
trình quản lý cung tiền (money supply) của
cơ quan quản lý tiền tệ (có thể là ngân hàng
trung ương), thường là hướng tới một lãi suất
mong muốn (targeting interest rate).

Người tạo Chính phủ tạo chính sách (ví dụ: Ngân hàng trung ương (ví dụ: Cục dự trữ
chính
Quốc hội Hoa Kỳ, Thư ký ngân liên bang Hoa Kỳ hoặc Ngân hàng trung
sách
hàng)
ương châu Âu)
Mục tiêu

Công cụ

-

Ổn định nền kinh tế ở mức Ổn định và tăng trưởng kinh tế
sản lượng tiềm năng
- kiềm chế lạm phát,
Tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên
- duy trì ổn định tỷ giá hối đối,
Tỉ lệ lạm phát vừa phải
- đạt được toàn dụng lao động hay tăng
trưởng kinh tế


-

Về chi tiêu của chính phủ:

Cơng cụ chủ yếu để điều chỉnh mức cung tiền
như: tỉ lệ dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị
Chi mua hàng hoá dịch vụ là việc
trường mở và lãi suất cho vay tái chiết
chính phủ dùng ngân sách để mua
khấu. 
vũ khí, khí tài, xây dựng đường sá,
cầu cống và các cơng trình kết cấu Các cơng cụ chính sách này sẽ tác động vào
hạ tầng, trả lương cho đội ngũ cán cung tiền và lãi suất, rồi nhờ ảnh hưởng của
lãi suất đến đầu tư mà tác động vào tổng cầu,
bộ nhà nước... 
từ đó đưa nền kinh tế về trạng thái cân bằng.
Chi chuyển nhượng là các khoản
Trong đó:
trợ cấp của chính phủ cho các đối
tượng chính sách như người nghèo - Tỉ lệ dự trữ bắt buộc là tỉ lệ lượng tiền cần
hay các nhóm dễ bị tổn thương phải dự trữ so với tổng số tiền huy động. Đó
là tỉ lệ mà Ngân hàng trung ương yêu cầu các
khác trong xã hội
ngân hàng thương mại phải bảo đảm. 
- Thuế: Khía cạnh thứ hai
của chính sách tài khố là Khi tỉ lệ dự trữ bắt buộc thay đổi thì cung tiền
thuế cũng có ảnh hưởng đến sẽ thay đổi. Trường hợp tỉ lệ dự trữ bắt buộc
nền kinh tế nói chung theo tăng, cung tiền sẽ giảm.
hai cách. 


4


Nguyên
tắc

● thuế làm giảm thu nhập
khả dụng của cá nhân,
dẫn đến chi cho tiêu
dùng hàng hoá và dịch
vụ của cá nhân giảm
xuống, khiến tổng cầu
giảm và GDP giảm. 
● thuế tác động làm méo
mó giá cả hàng hố và
dịch vụ nên ảnh hưởng
đến hành vi và động cơ
khuyến khích của cá
nhân.

Do đó, bằng cách thay đổi tỉ lệ dự trữ bắt
buộc, Ngân hàng trung ương có thể điều tiết
được cung tiền.

Chính sách tài khóa thao túng mức
độ tổng cầu trong nền kinh tế để
đạt được mục tiêu kinh tế ổn định
giá cả, việc làm đầy đủ và tăng
trưởng kinh tế.


Chính sách tiền tệ thao túng cung tiền để ảnh
hưởng đến kết quả như tăng trưởng kinh tế,
lạm phát, tỷ giá hối đoái với các đồng tiền
khác và tỷ lệ thất nghiệp

-

Khi nền kinh tế suy thối :
Áp dụng chính sách tài khóa
mở rộng ( Giảm thuế tăng
NS)

-

Khi nền kinh tế lạm phát
cao: Áp dụng chính sách tài
khóa thu hẹp ( Giảm NS
tăng thuế )

- Lãi suất cho vay tái chiết khấu là lãi suất
mà Ngân hàng trung ương cho các ngân hàng
thương mại vay để đáp ứng những nhu cầu
tiền mặt bất thường của các ngân hàng này.
- Nghiệp vụ thị trường mở: Nghiệp vụ thị
trường mở hoạt động khi Ngân hàng trung
ương mua vào hoặc bán ra các chứng khốn
tài chính trên thị trường mở. 

PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ PHỐI HỢP GIỮA CHÍNH SÁCH TÀI KHĨA

VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG ĐIỀU TIẾT KINH TẾ VĨ MƠ:
Quan điểm chính sách tài chính nhà nước của Keynes:
+ Cần nghiên cứu những vấn đề quan trọng của nền kinh tế với quan điểm cầu.
+ Chính sách tài khóa là cơng cụ quan trọng, chính sách tiền tệ là thứ yếu.
+ Chi tiêu nhà nước là công cụ cơ bản, sự thiếu hụt ngân sách trở thành một
phương thức điều chỉnh kinh tế.

5


Sau khủng hoảng của điều chỉnh nhà nước, nền kinh tế thị trường dựa trên cơ sở học
thuyết kinh tế của Kenyes( Keynes nhé) , năm 1980 học thuyết kinh tế mới ra đời:
+ Dựa trên cơ sở luận điểm của các nhà kinh tế trọng cung: giảm bớt sự can thiệp
của nhà nước, khích thích sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân.
+ Biện pháp đối lập: cắt giảm thuế, chi tiêu nhà nước, giảm lượng tiền trong lưu
thông
Nền kinh tế hiện đại có xu hướng xích lại gần nhau giữa hai trường phái: tư tưởng trọng
cung được lồng vào lý thuyết của Kenyes, tư tưởng của Kenyes được đưa vào lý thuyết
trọng cung để hình thành lý thuyết kinh tế học hiện đại.
PHẦN 3: TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ LÊN CHÍNH SÁCH TÀI
KHĨA:
(đoạn này thêm dấu – để cho đồng đều nhé) Nếu Ngân hàng trung ương thực thi chính
sách tiền tệ thắt chặt sẽ làm lãi suất ngân hàng tăng lên dẫn đến nhu cầu đầu tư giảm,
doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, khi đó làm giảm nguồn thu ngân sách nhà nước từ thuế.
-

Nếu Ngân hàng trung ương thực hiện chính sách làm giảm giá đồng nội tệ, tăng tỉ
giá hối đoái sẽ làm gia tăng khoản nợ Chính phủ bằng đồng ngoại tệ quy đổi.

-


Nếu Ngân hàng trung ương sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, điều chỉnh tăng lãi
suất sẽ làm giá trái phiếu giảm, làm ảnh hưởng đến khả năng cân đối ngân sách nhà
nước của Chính phủ.

PHẦN 4: TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHĨA LÊN CHÍNH SÁCH TIỀN
TỆ.
Chính sách tài khóa được Chính phủ thực hiện thơng qua cơng cụ thuế và chi tiêu cơng.
Do đó ảnh hưởng của thuế và chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế cho thấy tác động của
chính sách tài khóa đến tăng trưởng kinh tế.
Tác động của CSTK đến CSTT: Xét về ngun lý, CSTK có thể tác động đến CSTT
thơng qua kênh tác động trực tiếp và kênh tác động gián tiếp:
6


+ Kênh tác động trực tiếp: CSTK có thể tác động đến CSTT thông qua CSTK mở rộng
dẫn đến thâm hụt NS, đẩy Chính phủ đến việc phải yêu cầu NHTW tạm ứng để tài trợ
thâm hụt NS - tức là CSTK mở rộng đã vơ tình thúc đẩy CSTT cũng phải mở rộng theo,
làm gia tăng nguy cơ lạm phát và cũng sẽ gây khó khăn cho cán cân thanh tốn.
+Kênh tác động gián tiếp: CSTK có thể tác động đến CSTT thông qua sự tác động đến
kỳ vọng thị trường. Trong trường hợp NS bị thâm hụt nhưng Chính phủ khơng u cầu
NHTW tạm ứng bù đắp thâm hụt NS, mà Chính phủ đi vay trên thị trường trong nước, thì
hành động vay mượn đó cũng sẽ gây ra các quan ngại về hiệu ứng “hút cạn nguồn vốn”
và tác động làm tăng lãi suất trên thị trường. Điều này đến lượt nó, lại gây ra tác động tiêu
cực tới TTKT và làm khó khăn trong thực hiện các mục tiêu CSTT của NHTW. Trong
trường hợp Chính phủ tăng cường vay nợ nước ngồi, thì sẽ tác động đến cán cân thanh
tốn quốc tế và chính sách tỷ giá của NHTW sẽ bị tác động thông qua các kỳ vọng của
nhà đầu tư về sự thay đổi của tỷ giá thị trường. 
Chính các mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa 2 cơng cụ chính sách kinh tế vĩ mô quan
trọng đặc biệt trên đây đối với sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô, nhất là đối với sự

ổn định của thị trường tài chính, địi hỏi phải tăng cường phối hợp giữa 2 cơng cụ này
trong kiểm sốt an tồn vĩ mơ nói chung cũng như thị trường tài chính nói riêng.
 Chính phủ cần điều hành 2 công cụ CSTK và CSTT độc lập để đạt được các mục tiêu
TTKT ổn định và kiểm sốt lạm phát ở mức vừa phải. Các cơng cụ này có thể là cơng cụ
CSTT như: lãi suất, tín dụng, tổng phương tiện thanh toán (thường do NHTW điều hành);
nhưng cũng có thể là cơng cụ CSTK như thuế hay chi tiêu Chính phủ (thường do Bộ Tài
chính điều hành). Việc phối hợp CSTK và CSTT sẽ trở nên phức tạp hơn trong điều kiện
một nền kinh tế mở khi có thể biến mục tiêu là cán cân thanh tốn quốc tế - Mục tiêu này
địi hỏi phải điều hành thêm cơng cụ chính sách tỷ giá.
 => Khẳng định rằng ngay cả khi tính bền vững của CSTK khơng phải là vấn đề cấp thiết,
thì CSTT và CSTK vẫn cần có sự phối hợp. Tuy vậy, do các CSTK và CSTT có sự độc
lập tương đối, nên để sự phối hợp đạt hiệu quả thì phải đáp ứng được các điều kiện
nhất định về thể chế và hoạt động.
7


PHẦN 5: BÀI HỌC KINH NGHIỆM THỰC TẾ CỦA CÁC QUỐC GIA TỪ MỐI
QUAN HỆ NÀY.
Như đã phân tích ở trên, cho dù CSTT và CSTK sử dụng hệ thống các cơng cụ khác nhau
thì cả hai chính sách đều nhằm mục đích vĩ mơ là ổn định và tăng trưởng. Điều đó cũng
có nghĩa là nhiều chỉ tiêu kinh tế vĩ mơ muốn thực hiện được cần phải có sự phối hợp
giữa hai chính sách này. Do đó mỗi quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng đều cần kết hợp thực hiện một cách phù hợp cả hai chính sách này để đem lại nhưng
hiệu quả tích cực cho kinh tế vĩ mơ.
Đối với nền kinh tế Việt Nam từ năm 2010 đến 2020, việc sử dụng cũng như kết hợp cả
hai chính sách này đã đem lại nhiều tác động đáng kể. Có thể chia thành nhiều giai đoạn:
❖ Giai đoạn 2010-2012: kiềm chế lạm phát
Do khủng hoảng tài chính năm 2008-2009 và khủng hoảng nợ công ở châu Âu mà nền
kinh tế thế giới gặp nhiều bất ổn tác động khơng ít tới nền kinh tế Việt Nam, khiến cho
giá cả tăng cao, tăng nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô ở nước ta. Năm 2011, lạm phát

tăng cao đến hơn 18%, các năm 2012-2014 tăng trưởng GDP giảm xuống dưới 6%. Trước
sự bất ổn định đó, ưu tiên hàng đầu chính là ổn định kinh tế vĩ mơ, sử dụng kết hợp các
chính sách tài khóa và tiền tệ một cách có hiệu quả để kiềm chế lạm phát.
Ngày 24/02/2011, Chính phủ đã ban hành nghị quyết số: 11/NQ-CP về những giải pháp
chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Cụ
thể:
+ Thực hiện CSTT chặt chẽ, thận trọng: tăng lãi suất cơ bản; hạn chế tăng trưởng tín dụng
và cung tiền; điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị
trường; tăng cường quản lý ngoại hối;…
+ Thực hiện CSTK thắt chặt: tăng thu ngân sách nhà nước 7-8%; giảm bội chi ngân sách
nhà nước năm 2011 xuống dưới 5% GDP; thêm 10% chi thường xuyên của 9 tháng còn
lại trong dự toán năm 2011;…

8


Tuy sự phối hợp sử dụng hai chính sách này đã được tăng cường để kiềm chế lạm phát
nhưng tỷ lệ lạm phát tiếp tục tăng lên đến 18,1% (năm 2011) trong khi tăng trưởng suy
giảm xuống 5,89% trong năm 2011 và thậm chí chỉ cịn 5,03% trong năm 2012.
❖ Giai đoạn 2012-2015:
Trước tình hình đó, sự kết hợp hai chính sách này được hướng tới mục tiêu tăng cường ổn
định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Theo Nghị quyết số 13/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh
doanh, hỗ trợ thị trường:
+ Về CSTK: Thực hiện nhiều biện pháp về gia hạn nộp thuế và giảm thuế như gia hạn nộp
thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp; giảm thuế suất thuế thu nhập doanh
nghiệp đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
+ Về CSTT: Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng; sử dụng chủ động,
linh hoạt các công cụ của chính sách tiền tệ, bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng, tổng
phương tiện thanh tốn hợp lý để thực hiện kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra và

giảm được mặt bằng lãi suất, bảo đảm phù hợp với diễn biến lạm phát. Biện pháp cụ thể
là: tiếp tục hạ mặt bằng lãi suất tín dụng phù hợp với mức giảm của lạm phát, các mức lãi
suất chủ đạo cũng đã liên tục được điều chỉnh giảm nhằm tạo điều kiện hạ mặt bằng lãi
suất hỗ trợ cho các doanh nghiệp và nền kinh tế; có biện pháp hỗ trợ, đơn giản hóa thủ tục
cho vay; tăng tín dụng đối với khu vực nơng nghiệp, nơng thôn, DN vừa và nhỏ, DN sản
xuất hàng xuất khẩu, DN công nghiệp hỗ trợ.
Với những nỗ lực điều hành chính sách này cùng với những tác động tích cực của sự phục
hồi kinh tế thế giới thì nền kinh tế trong nước đã có sự khởi sắc đáng ghi nhận: mức tăng
trưởng trong năm 2015 đạt 6,68%, vượt 0.48 điểm phần trăm so với kế hoạch đề ra.
❖ Giai đoạn 2016-2019:
Có thể thấy trong 2 giai đoạn trước, sự phối hợp áp dụng CSTT và CSTK đã đem lại
những hiệu quả nhất định nhưng vẫn chưa rõ rệt. Đến giai đoạn này, sự phối hợp này càng
được chú trọng hơn nhằm đem lại sự ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng.
9


+ Về CSTK: Tập trung cơ cấu lại thu, chi ngân sách nhà nước, tăng cường quản lý nợ
công, bảo đảm an tồn và bền vững nền tài chính quốc gia. Thực hiện nghiêm nguyên tắc
vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử
dụng cho chi thường xuyên; cải thiện cân đối ngân sách nhà nước, từng bước tăng tích lũy
cho đầu tư phát triển và trả nợ vay; tiếp tục hạ thuế suất phổ thơng thuế TNDN xuống cịn
20% từ năm 2016; miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp; đồng thời, tiếp tục thực hiện
hiện đại hóa cơng tác quản lý thu (mở rộng thực hiện hóa đơn điện tử, khai thuế qua mạng
cho các DN, triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử...), đơn giản thủ tục, vừa tạo thuận lợi tối
đa cho người nộp thuế, vừa tập trung đầy đủ, kịp thời nguồn thu vào NSNN.
+ Về CSTT: NHNN đã điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để
kiểm sốt tổng phương tiện thanh tốn và tín dụng ở mức hợp lý, đảm bảo duy trì lạm
phát cơ bản ổn định Đặc biệt, trong điều kiện tăng mua ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối
nhà nước, NHNN đã kịp thời sử dụng linh hoạt các cơng cụ tín phiếu, điều chỉnh kỳ hạn
phát hành để kịp thời trung hòa lượng tiền đưa ra mua ngoại tệ một cách phù hợp, qua đó

vừa đảm bảo thanh khoản cho các TCTD, vừa kiểm soát tốc độ tăng M2 theo định hướng
đề ra từ đầu năm nhằm góp phần kiểm sốt lạm phát.
Kết quả đạt được: tín dụng được kiểm sốt theo chỉ tiêu định hướng, một mặt giúp kiểm
soát lạm phát, một mặt hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế ngày càng được cải
thiện (năm 2016: 6,21%, năm 2017: 6,81%, năm 2018: 7,08%)
❖ Quý I năm 2020:
Do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch bệnh COVID-19, tăng trưởng kinh tế quý I năm 2020
của nước ta đạt 3,82%, đây là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 10 năm 2011-2020 với
sự sụt giảm tăng trưởng ở cả ba khu vực.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, mới nhất ngày 26/3, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến
Dũng đã ký Tờ trình số 47/TTr-BTC trình Chính phủ dự thảo Nghị định gia hạn thời hạn
nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê
đất nhằm hỗ trợ các đối tượng bị tác động trực tiếp bởi dịch COVID-19.

10


Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ tung gói tín dụng 250.000 tỷ đồng, gói tài khóa 30.000 tỷ và
hàng loạt biện pháp khác để giúp doanh nghiệp vượt qua Covid-19.
Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại rút ngắn thời
gian xét duyệt hồ sơ vay vốn, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ
ngun nhóm nợ, giảm phí... với khách hàng gặp khó khăn vì Covid-19. Ngân hàng Nhà
nước cũng cần đẩy mạnh thanh tốn khơng dùng tiền mặt, miễn, giảm phí dịch vụ thanh
tốn điện tử trực tiếp cho người dùng dịch vụ.

C. KẾT LUẬN
Chính các mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa 2 cơng cụ chính sách kinh tế vĩ mô quan
trọng đặc biệt trên đây đối với sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô, nhất là đối với sự
ổn định của thị trường tài chính, địi hỏi phải tăng cường phối hợp giữa 2 cơng cụ này
trong kiểm sốt an tồn vĩ mơ nói chung cũng như thị trường tài chính nói riêng.

 Chính phủ cần điều hành 2 cơng cụ CSTK và CSTT độc lập để đạt được các mục tiêu
TTKT ổn định và kiểm soát lạm phát ở mức vừa phải. Các cơng cụ này có thể là cơng cụ
CSTT như: lãi suất, tín dụng, tổng phương tiện thanh tốn (thường do NHTW điều hành);
nhưng cũng có thể là cơng cụ CSTK như thuế hay chi tiêu Chính phủ (thường do Bộ Tài
chính điều hành). Việc phối hợp CSTK và CSTT sẽ trở nên phức tạp hơn trong điều kiện
một nền kinh tế mở khi có thể biến mục tiêu là cán cân thanh tốn quốc tế - Mục tiêu này
địi hỏi phải điều hành thêm cơng cụ chính sách tỷ giá.trên góc độ tổng thể nền kinh tế
quốc dân, sự kết hợp tốt giữa hai cơ quan trực tiếp phụ trách CSTK và CSTT có lẽ cũng
mới chỉ đảm bảo một điều kiện cần. Các mục tiêu tổng quát, tổng thể nền kinh tế cịn cần
một sự phối hợp chính sách rộng hơn, bao trùm hơn mới có thể được coi là đủ. Dù rất
quan trọng, các CSTK và CSTT vẫn chỉ là những công cụ phục vụ mục tiêu chung là tăng
trưởng và ổn định. Vì vậy, về dài hạn, rất cần một cách tiếp cận mới, toàn diện, tổng quát
trong phối hợp chính sách với sự điều hành tập trung, xuất phát từ mơ hình phát triển tổng
thể kinh tế quốc gia

11


D. TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 1: Theo em, với mục tiêu của CSTT và CSTK, chính phủ và NHTW có thể cùng
lúc đạt được tất cả các mục tiêu không? Tại sao?
Trả lời:
Theo em, với mục tiêu của CSTT và CSTK, chính phủ và NHTW khơng thể cùng lúc đạt
được tất cả các mục tiêu
CSTK có thể tác động đến CSTT thông qua kênh tác động trực tiếp và kênh tác động gián
tiếp:
- Kênh tác động trực tiếp: CSTK có thể tác động đến CSTT thông qua: CSTK mở rộng
dẫn đến thâm hụt NS, đẩy Chính phủ đến việc phải yêu cầu NHTW tạm ứng để tài trợ
thâm hụt NS - tức là CSTK mở rộng đã vơ tình thúc đẩy CSTT cũng phải mở rộng theo,
làm gia tăng nguy cơ lạm phát và cũng sẽ gây khó khăn cho cán cân thanh toán.

- Kênh tác động gián tiếp: CSTK có thể tác động đến CSTT thơng qua sự tác động đến kỳ
vọng thị trường. Trong trường hợp NS bị thâm hụt nhưng Chính phủ khơng u cầu
NHTW tạm ứng bù đắp thâm hụt NS, mà Chính phủ đi vay trên thị trường trong nước, thì
hành động vay mượn đó cũng sẽ gây ra các quan ngại về hiệu ứng “hút cạn nguồn vốn”
và tác động làm tăng lãi suất trên thị trường. Điều này đến lượt nó, lại gây ra tác động tiêu
cực tới TTKT và làm khó khăn trong thực hiện các mục tiêu CSTT của NHTW. Trong
trường hợp Chính phủ tăng cường vay nợ nước ngồi, thì sẽ tác động đến cán cân thanh
toán quốc tế và chính sách tỷ giá của NHTW sẽ bị tác động thông qua các kỳ vọng của
nhà đầu tư về sự thay đổi của tỷ giá thị trường. 
Từ đó chúng ta có thể thấy rằng các cơng cụ chính sách riêng lẻ có thể giúp đạt được một
mục tiêu chính sách nhất định nhưng chúng rất có thể sẽ ảnh hưởng đến việc đạt được các
mục tiêu chính sách khác. Chẳng hạn: CSTK mở rộng có thể giúp đạt được mục tiêu
TTKT nhưng cũng có thể sẽ làm gia tăng lạm phát nếu như thâm hụt NS được tài trợ bởi
NHTW. Ngược lại, CSTT thắt chặt nhằm chống lạm phát có thể sẽ ảnh hưởng đến mục
tiêu TTKT nếu như NHTW tăng lãi suất quá cao.
Câu 2: Phân tích cơ chế tác động của các công cụ trong CSTK để đạt được mục tiêu
của chính phủ đề ra
Trả lời:

12


Chính sách tài khóa chủ yếu là sự điều chỉnh thu nhập và chi tiêu chính phủ để tác động
vào nên kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn.
Trong ngắn hạn, các biện pháp điều chỉnh đó là nhằm đạt được mục tiêu ổn định kinh tế.
Trong dài hạn, thì quan trọng nhất là các biện pháp điều chỉnh về cơ cấu cũng như tăng
trưởng kinh tế.
Theo như lý thuyết của Keynes, vào thời điểm nền kinh tế không thể tự điều chỉnh về
trạng thái cân bằng thì Chính phủ sẽ sử dụng chính sách tài khóa vào nền kinh tế.
TRƯỜNG HỢP 1:

Khi sản lượng của nền kinh tế không đạt tiêu chuẩn so với mức sản lượng tiềm năng thì sẽ
phải sử dụng sự tác động của CSTK để đưa nó về mức tiềm năng. Mức SL tiềm năng nôm
na là mức cao nhất mà nền kinh tế đạt đến trong trường hợp nhân cơng có việc đầy đủ và
khơng tạo ra lạm phát.
Giả sử: Kinh tế suy thối; doanh nghiệp trì trệ, khơng đầu tư them; các hộ gia đình cắt
giảm chi tiêu thêm cho tiêu dung
⇨ Tổng cầu chỉ dừng lại ở mức thấp so với mức sản lượng tiềm năng, người lao động
dần thất nghiệp => Thất nghiệp gia tăng
Mục tiêu CP trong trường hợp này sẽ là phải giảm thất nghiệp và mở rộng tổng cầu.
Chính phủ tăng chi tiêu (∆G) thì làm cho tổng cầu AD tăng từ AD₁ đến AD₀. Sản lượng
cân bằng của nền kinh tế tăng từ Y₁ lên Y* (SL tiềm năng), giá tăng từ P₁ đến P* (Giá cân
bằng của thị trường). Do giá thị trường tăng, các DN đầu tư nhiều hơn để phát triển sản
xuất kiếm lợi nhuận => góp phần làm thất nghiệp giảm.

13


TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHĨA MỞ RỘNG TRONG MƠ HÌNH AD AS
+ Chính phủ tăng chi tiêu thêm 1 lượng là ∆G, tổng cầu tăng từ AD₁ -> AD₀; từ đó làm
cho mức giá chung và SL cân bằng tăng.
+ Chính phủ giảm thuế (T) => khuyến khích tiêu dung dân chúng và đầu tư các DN tăng
làm tổng cầu (AD) tăng từ AD₁ đến AD₀, dẫn đến giá tăng từ P₁ đến P*, sản lượng cân
bằng tăng từ Y₁ đến Y*, thất nghiệp giảm.
TRƯỜNG HỢP 2:
Khi nền kinh tế tăng trưởng “quá nóng” khiến cho SL vượt quá sản lượng tiềm năng (Y*),
nguồn cung giới hạn, tổng cầu tăng mạnh, lạm phát tăng nhanh.
⇨ Gây ra bất lợi cho nền knh tế chung và các loại hình hoạt động sản xuất của doanh
nghiệp nói riêng.
Mục tiêu CP trong TH này là giảm lạm phát qua cắt giảm chi tiêu hoặc tăng thuế, nhờ đó
mà tổng cầu giảm, sản lượng giảm và lạm phát chững lại.

Chính sách tài khóa thắt chặt sẽ làm giảm tổng cầu và theo đó thì mức giá chung và sản
lượng cân bằng cũng sẽ giảm theo.

TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHĨA THẮT CHẶT TRONG MƠ HÌNH AD AS

14


Do tổng cầu nên kinh tế tăng từ AD0 đến AD₁, sản lượng Y₁ vượt quá mức sản lượng Y*,
do đó giá tăng từ P* đến P₁ dẫn dến lạm phát. Để ngăn chặn, Chính phủ có thể sử dụng
CSTK để can thiệp vào nền kinh tế bằng cách cắt giảm chi tiêu hoặc tăng thuế.
Từ đó tổng cầu nền kinh tế giảm từ AD₁ xuống AD₀ điểm cân bằng dịch chuyển từ E₁
xuống E₀ sản lượng cân bằng giảm từ Y₁ xuống Y*, giá giảm từ P₁ xuống P*, lạm phát
dừng lại và nền kinh tế trở lại vị trí cân bằng dài hạn tại điểm E₀.

Câu 3: Bổ sung thêm ví dụ về sự thất bại trong việc kết hợp 2 chính sách này. Việt
Nam đã bao giờ có sự thất bại trong việc kết hợp 2 chính sách chưa? Tại sao?
Trả lời:
Ví dụ về sự thất bại trong kết hợp 2 chính sách:
Đầu những năm 1990 Ấn Độ dần nỗ lực hủy bỏ cơ chế in tiền để bù đắp thâm hụt
ngân sách thông qua việc đưa ra một loại trái phiếu kho bạc đặc biệt vào năm 1997 và
Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ không được mua các loại trái phiếu chính phủ trên thị trường sơ
cấp từ tháng 4/2006 theo Luật trách nhiệm giải trình tài khóa và Quản lý ngân sách năm
2003. Qua một nghiên cứu kiểm định quan hệ nhân quả giữa chính sách tài khóa và tiền tệ
ở Ấn Độ trong giai đoạn 2001 - 2010 cho thấy, chính sách tài khóa tiếp tục tác động đơn
phương đến chính sách tiền tệ. Chính sách tài khóa mở rộng ở Ấn Độ khá hiệu quả trong
việc thúc đẩy tăng trưởng vượt lên chỉ trong ngắn hạn. Tuy nhiên, xét về trung và dài hạn,
việc Ấn Độ mở rộng tài khóa lại dẫn đến sự suy giảm tăng trưởng kinh tế. Thâm hụt tài
khóa dẫn đến sự suy giảm trong tiết kiệm và đầu tư của nền kinh tế trong trung hạn.
Thất bại trong sự phối hợp ở VN:

Cuối năm 2007, kinh tế thế giới biến động mạnh và bước vào thời kỳ suy thối,
gây ra những bất ổn khó lường đối với nền kinh tế Việt Nam: lãi suất và tỉ giá biến động
mạnh, lạm phát liên tục leo thang. Để ổn định thị trường, NTNN và các cơ quan bộ,
ngành đã có nhiều biện pháp can thiệp. Từ tháng 6/2007 đến tháng 9/2008, Ngân hàng
nhà nước đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để chống lạm phát, tuy nhiên chính sách
này không đạt được hiệu quả như mong đợi: năm 2007 tỉ lệ lạm phát ở nước ta ở mức hai

15


con số 12,63%. Nguyên nhân sở dĩ là do tại thời điểm đó, chính sách tài khóa vẫn duy trì
mức bội chi như thường lệ hay trong khi chính sách tiền tệ thắt chặt thì chính sách tài
khóa lại mở rộng khiến áp lực lạm phát và lãi suất tăng.
Nguyên nhân của thất bại: Do khơng có sự thống nhất trong việc thực thi các chính
sách: NHNN khơng nắm được các khoản thu chi lớn trong ngân sách của nhà nước và
khơng có những thơng báo đến chính phủ kịp thời khiến cho chính phủ vẫn duy trì chính
sách tài khóa mở rộng như trong giai đoạn 2001-2006.

E. ĐÁNH GIÁ HỒN THÀNH CƠNG VIỆC
Người được
đánh giá

My

Nam

Nhi

Nhung


Phương

My

x

4

4

5

4,5

Nam

4,5

x

4,5

5

4,5

Nhi

4


4

x

5

4

Nhung

4,5

4,5

4,5

x

5

Phương

4

4

4

5


x

TỔNG

4,25

4,125

4,125

5

4,5

Người đánh giá

Tài liệu tham khảo

16


● Tạp chí Tài chính : “Phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ giai đoạn 2011-2020
và một số vấn đề đặt ra”
● Thukyluat.vn:
Nghị quyết số 11/NQ-CP
Nghị quyết số 05-NQ/TW 
Nghị quyết số 07-NQ/TW 
● Tạp chí Ngân hàng
● Cổng thơng tin điện tử nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam: Nghị quyết số
13/NQ-CP

● Báo điện tử Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam : “Vực dậy nền
kinh tế sau đại dịch” (Thành Đạt)
● Vnexpress.net: “Chính phủ tung gói hỗ trợ 280.000 tỷ đồng cứu doanh nghiệp”
(Anh Minh)

17



×