Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Hiệu quả bước đầu của trò chơi đóng vai trong dạy – học di truyền học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.75 KB, 3 trang )

10

Cáp Kim Cương

HIỆU QUẢ BƯỚC ĐẦU CỦA TRỊ CHƠI ĐĨNG VAI
TRONG DẠY – HỌC DI TRUYỀN HỌC
THE INITIAL EFFICIENCY OF USING ROLE-PLAYING GAMES
IN TEACHING AND LEARNING GENETICS
Cáp Kim Cương
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng;
Tóm tắt - Trên cơ sở hệ thống hóa kiến thức di truyền học, chúng
tơi đã xây dựng được 20 trị chơi đóng vai theo 3 cấp độ rèn luyện
kỹ năng khác nhau thuộc các nội dung kiến thức cơ sở phân tử và
tế bào của hiện tượng di truyền và biến dị. Qua nghiên cứu áp
dụng và thực nghiệm đánh giá hiệu quả các trị chơi đóng vai, số
liệu phân tích thống kê bước đầu cho thấy hiệu quả của trị chơi
đóng vai trong việc nâng cao chất lượng dạy – học di truyền học là
có cơ sở chắc chắn. Những hiệu quả cụ thể là: Giúp sinh viên hiểu
cơ chế hơn, làm bài tốt hơn, phân hóa chất lượng rõ ràng hơn.
Ngồi ra có thể nhận thấy hình thức dạy – học sử dụng trị chơi
đóng vai tiết kiệm; đơn giản, dễ sử dụng; kích thích sinh viên hứng
thú, tích cực học tập, chủ động hợp tác làm việc nhóm với nhau.

Abstract - Based on systematizing knowledge of genetics, we
design 20 role-playing games on the knowledge of molecular basis
of genetics and variation with three different levels of training skills.
Through application and experimental assessment, the initial data
reveal that applying these games in teaching and learning genetics
produces positive results The role-playing games help student
understand the mechanisms of genetics and variation better,
leading to better completion of exercises. Moreover, the models of


teaching using role-playing games save time and are simple, easy
to apply.They stimulate students to participate in the lesson and to
be more active i in teamwork.

Từ khóa - trịchơi đóng vai; di truyền; biến dị; kỹ năng; làm việc
nhóm.

Key words - role-playing games; genetics; variation; skill;
teamwork.

1. Đặt vấn đề
Trò chơi học tập là những trò chơi có tác dụng cải thiện
năng lực và phẩm chất người tham gia chơi thơng qua đó
giúp người chơi thể hiện năng lực của mình trước tập thể hay
những người cùng chơi [2]. Trị chơi học tập có nhiều loại
hình khác nhau: trị chơi ơ chữ, trị chơi đóng vai… Trong
dạy học nói chung, dạy học mơn Sinh học nói riêng, trị chơi
có vai trị sau: Góp phần đổi mới phương pháp dạy học, đổi
mới hình thức tổ chức dạy học, gây hứng thú học tập, kiểm
tra - đánh giá kết quả học tập [3]. Ngoài ra, theo quan điểm
của chúng tôi, nếu vận dụng linh hoạt và sáng tạo có thể dùng
trị chơi đóng vai để vừa kiểm tra – đánh giá vừa hình thành
kiến thức mới cho người học.
Kiến thức Sinh học nhìn chung là khó và trừu tượng,
đặc biệt là kiến thức di truyền học. Mặt khác, trong q
trình giảng dạy, kĩ năng hoạt động nhóm ít được chú ý phát
triển cho sinh viên. Từ những vấn đề trên, kết hợp với quan
điểm “bạn chỉ học được 10% những gì đọc được, 20%
những gì nghe được, 30% những gì thấy được, 50% những
gì vừa thấy lẫn nghe, 70% những gì thảo luận, 80% từ những

trải nghiệm cá nhân, 95% những gì bạn dạy người khác”
[5], chúng tơi áp dụng mơ hình dạy học sử dụng trị chơi
đóng vai (người dạy gợi ý, điều hành còn người học đóng
vai) trong q trình dạy – học phần phương pháp giải bài
tập di truyền và thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả
áp dụng.
Bài báo này công bố những kết quả xử lý thống kê
chứng minh hiệu quả của việc áp dụng trị chơi đóng vai
trong dạy – học di truyền học.

Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng.
Nội dung nghiên cứu: Xây dựng bộ trị chơi đóng vai;
Thực nghiệm sư phạm và phân tích thống kê kết quả.
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng các phương pháp
nghiên cứu lí thuyết; phương pháp chuyên gia; phương
pháp điều tra cơ bản; phương pháp thực nghiệm; phương
pháp thống kê, xử lí số liệu bằng sử dụng toán học (dùng
phầm mềm Microsoft Excel để xử lí số liệu thống kê đánh
giá hiệu quả sử dụng trò chơi) [4].

2. Thời gian, địa điểm, nội dung và phương pháp
nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 10/2012 đến tháng 11/2013.
Địa điểm nghiên cứu: khoa Sinh – Môi trường, Trường

3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận
3.1. Khái niệm và các bước thiết kế trị chơi đóng vai
Trị chơi đóng vai trong sinh học là trị chơi mà trong
đó người dạy gợi ý, điều hành, cịn người học đóng vai các
bộ phận, vận hành theo cơ chế của các quá trình sinh học

và nhận xét lẫn nhau, từ đó tự mình rút ra các bài học.
Chúng tơi thiết kế 20 trị chơi đóng vai theo các bước sau:
Bước 1: Nghiên cứu mục tiêu bài học để xác định cái
đích của trị chơi phải đạt.
Bước 2: Nghiên cứu nội dung bài học và đặc điểm nhận
thức của HS.
Bước 3: Xây dựng cấu trúc của trị chơi đóng vai theo
chủ đề bài học.
Cấu trúc trị chơi đóng vai là kịch bản của cả giáo viên
và học viên. Tùy thuộc vào từng bài học, từng trò chơi
màngười dạy biết cần phải chuẩn bị các phương tiện thiết
bị, dụng cụ nào cho người học, nội dung trò chơi phù hợp
với mỗi bài học, các hoạt động cụ thể của người học và
người dạy là người gợi ý, hướng dẫn cách thực hiện trị
chơi bao gồm: giải thích trị chơi, phân cơng lực lượng,làm
thử…, hướng dẫn đánh giá kết quả trò chơi.
Bước 4: Xây dựng bản hướng dẫn cách chơi
Trên cơ sở cấu trúc của trị chơi đóng vai, giáo viên (GV)


ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 2(87).2015

viết bản hướng dẫn cách chơi bao gồm: giới thiệu nội dung trò
chơi; hướng dẫn làm nháp; hướng đến tổ chức chơi thật và
đánh giá tổng kết.
Bước 5: Hoàn thiện - sử dụng.
3.2. Kết quả xây dựng các trị chơi
Sau khi hệ thống hóa kiến thức di truyền học [1], nhận thấy
mảng kiến thức then chốt để sinh viên hiểu rõ các kiến thức
còn lại là các kiến thức về cơ sở vật chất của hiện tượng di

truyền - biến dị ở cấp độ phân tử và cấp độ tế bào, chúng tôi
thiết kế 20 trị chơi đóng vai thuộc 3 cấp độ kĩ năng khác nhau,
bám sát hai chủ đề kiến thức trên (Bảng 1).
3.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm và bàn luận
Tiến hành thực nghiệm đối với lớp 10SS, lớp đối chứng
là lớp 09SS. Sau q trình dạy học có tổ chức trị chơi đóng
vai, tiến hành kiểm tra kiến thức về cơ sở vật chất của hiện
tượng di truyền - biến dị ở cấp độ phân tử và tế bào ở lớp
10SS. Kết quả thu được phân tích, đối chiếu với lớp đối
chứng 09SS.
Do sĩ số lớp 09SS là 36 sinh viên, 10SS là 57 sinh viên
nên để đảm bảo tính ngẫu nhiên, chúng tôi thực nghiệm hết
tất cả sinh viên của lớp 10SS, sau đó dùng hàm rand trong
Excel để xử lý chọn ngẫu nhiên 36 kết quả rồi phân tích đối
chiếu với mẫu đối chứng.
Xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Excel để thu
kết quả.
Đặc trưng mẫucủa lớp thực nghiệm và đối chứng thể
hiện ở các Bảng 2 và Bảng 3.
Bảng 2. Đặc trưng mẫu lớp 10SS
Lớp 10SS
Giá trị trung bình
Sai số mẫu
Trung vị

7,44
0,16
7,45

Mode


6,73

Độ lệch chuẩn
Khoảng biến thiên

0,98
4,29

Tối thiểu

5,51

Tối đa
Tổng

9,80
267,76

Số mẫu

36,00
Bảng 3. Đặc trưng mẫu lớp 09SS

Kết quả Bảng 2 và Bảng 3 cho thấy điểm trung bình
cộng của lớp 10SS (7,44) cao hơn lớp 09SS (6,96), điều
này cho thấy việc sử dụng trị chơi đóng vai trong dạy học
di truyền đã mang lại kết quả tốt hơn so với phương pháp
thông thường. Độ lệch chuẩn của cả hai đều thấp chứng tỏ
kết quả điểm trung bình cộng trên là đáng tin cậy.

3.4. Kết quả kiểm định độ tin cậy về sự chênh lệch của
hai giá trị trung bình thể hiện ở Bảng 4
Bảng 4. Độ tin cậy về sự chênh lệch của hai giá trị trung bình

So sánh hai trung bình với phương sai đã biết

Trung bình mẫu
Phương sai mẫu đã biết
Số quan sát (cỡ mẫu)

Lớp 10SS

Lớp 09SS

7,44
0,93

6,96
0,46

36,00

36,00

Tiêu chuẩn kiểm định (z)
Xác suất một phía

2,41
0,01


Phân vị một phía
Xác suất hai phía

1,64
0,02

Phân vị hai phía (z2)
1,96
Giá trị z = 2,41 lớn hơn z2 = 1,96 chứng tỏ sự chênh
lệch hai giá trị điểm trung bình cộng của hai lớp là có giá
trị, tức là mức độ chênh lệch (7,44 – 6,96 = 0,47 điểm) 0,47
điểm đủ thể hiện có sự khác nhau rõ ràng về mức độ lĩnh
hội kiến thức giữa 2 lớp, cụ thể là thông qua trị chơi đóng
vai lớp 10SS lĩnh hội kiến thức tốt hơn so với lớp 09SS
được dạy học khơng theo trị chơi đóng vai.
Sự phân phối tần suất cộng dồn điểm được thể hiện ở
Hình 1.

Hình 1. Phân phối tần suất cộng dồn

Lớp 09SS
Giá trị trung bình
Sai số mẫu
Trung vị
Mode
Độ lệch chuẩn
Khoảng biến thiên
Tối thiểu
Tối đa
Tổng

Số mẫu

11

6,96
0,12
6,90
6,90
0,69
3,00
5,40
8,40
250,70
36,00

Hình 1 cho thấy có 3 khoảng điểm có sự phân biệt rõ rệt
là: từ 5 – 6 điểm có số lượng sinh viên thấp (chỉ từ 1 – 2 sinh
viên) và đồng đều ở hai lớp; từ 6 – 8 điểm thì lớp 09SS
thường có số lượng sinh viên nhiều hơn; từ 8 điểm trở lên thì
lớp 10SS ln có số sinh viên nhiều hơn. Điều đó cho thấy
có sự phân hóa rõ rệt về miền điểm số giữa 2 lớp: số sinh
viên lớp 09SS có điểm số cao tăng lên, điểm số thấp ít hơn
so với lớp 10SS. Kết quả này một lần nữa chứng tỏ chất
lượng lĩnh hội kiến thức của lớp 10SS cao hơn lớp 09SS.
Mặt khác, qua biểu đồ có thể thấy sự dàn đều và phân
hóa số sinh viên từ 5 – 9,5 của lớp 10SS rõ ràng hơn lớp
09SS.


12


Cáp Kim Cương

Bảng 1. Các trò chơi được thiết kế

Nội dung kiến thức
Cơ sở vật chất
của hiện tượng
di truyền biến dị ở cấp
độ phân tử

ADN
ARN
Protein

CÁC
TRÒ
CHƠI Cơ sở vật chất
của hiện tượng
di truyền - Nhiễm sắc thể
biến dị ở cấp
độ tế bào

Tên trò chơi

Cấp độ 1

Cấp độ 2

Cấp độ 3


Mạch ADN thứ 2

Trị chơi 1

Nhân đơi AND
Sao mã

Trị chơi 2

Trị chơi 3

Trò chơi 4

Trò chơi 5

Trò chơi 6

Sinh tổng hợp Protein

Trò chơi 7

Trò chơi 8

Nguyên phân

Trò chơi 9

Trò chơi 10


Nguyên phân bị rối
loạn phân li

Trị chơi 11

Trị chơi 12

Giảm phân bình thường

Trị chơi 13

Trị chơi 14

Giảm phân có trao đổi
chéo

Trị chơi 15

Trò chơi 16

Giảm phân bị rối loạn ở
giảm phân 1

Trò chơi 17

Trò chơi 18

Giảm phân bị rối loạn ở
giảm phân 2


Trò chơi 19

Trò chơi 20

10 trò chơi

Tổng

3 trò chơi

7 trò chơi

20 trò chơi

Ghi chú: Cấp độ 1: yêu cầu hiểu kiến thức, mỗi sinh viên một nhiệm vụ; Cấp độ 2: Yêu cầu nắm lòng kiến thức, xáo nhiệm vụ của
sinh viên; Cấp độ 3: Xáo nhóm sinh viên, đổi nhiệm vụ của sinh viên.

4. Kết luận
Chúng tôi đã thiết kế 20 trị chơi đóng vai thuộc 3 cấp
độ kĩ năng khác nhau bám sát kiến thức cơ sở vật chất của
hiện tượng di truyền - biến dị ở cấp độ phân tử và tế bào.
Các kết quả phân tích thống kê cho thấy điểm trung
bình của lớp thực nghiệm cao hơn 0,47 điểm, chất lượng
lĩnh hội tốt hơn và phân hóa rõ hơnso với lớp đối chứng.
Cần triển khai rộng rãi các hình thức trên để tổng kết,
rút kinh nghiệm trên phạm vi rộng, hướng đến áp dụng các
trò chơi dạy học để nâng cao hiệu quả trong dạy – học di
truyền học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Phạm Thành Hổ, Di truyền học, NXB Giáo dục, 2004
[2] Đặng Thành Hưng, Dạy học hiện đại: Lý luận - Biện pháp - Kỹ
thuật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002.
[3] Văn Thị Thanh Nhung, “Xây dựng và sử dụng trò chơi trong dạy học
Sinh học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh”, Kỷ
yếu Hội thảo Quốc gia về giảng dạy Sinh học ở trường phổ thông Việt
Nam, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, 6 trang (237 – 242).

[4] Nguyễn Văn Tuấn, Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học
giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, 2007.
[5] Merrill Harmin, Melanie Toth, Inspiring Active Learning: A Complete
Handbook for Today's Teachers, Association for Supervision and
Curriculum Development Alexandria Virginia USA, 2006.

(BBT nhận bài: 14/02/2014, phản biện xong: 24/11/2014)



×