Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1 SO SÁNH CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM CỦA HAI THƯƠNG HIỆU MÌ ĂN LIỀN DẠNG GÓI HẢO HẢO VÀ OMACHI TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 59 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING

Họ và tên sinh viên: BÙI NHẬT NAM
MSSV: 2021003857

Lớp: 20DQH1

BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1
SO SÁNH CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM CỦA HAI
THƯƠNG HIỆU MÌ ĂN LIỀN DẠNG GĨI:
HẢO HẢO VÀ OMACHI TẠI VIỆT NAM

Ngành: MARKETING
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU

TP. Hồ Chí Minh, năm 2022


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING

BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1
SO SÁNH CHIẾN LƯỢC SẢN HẨM CỦA HAI
THƯƠNG HIỆU MÌ ĂN LIỀN DẠNG GĨI:
HẢO HẢOVÀ OMACHI TẠI VIỆT NAM
Ngành: MARKETING
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU

Sinh viên thực hiện: Bùi Nhật Nam
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trịnh Thị Hồng Minh


MSSV: 2021003857

Lớp: 20DQH1

TP. Hồ Chí Minh, năm 2022


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên: Bùi Nhật Nam.................................................MSSV: 2021003857
(Phần này dành cho GV hướng dẫn trực tiếp ghi nhận xét về SV thực tập nghề nghiệp)

Điểm bằng số

Chữ ký giảng viên

(Điểm bằng chữ)

(Họ và tên giảng viên)

KHOA MARKETING

TS. BẢO TRUNG

i


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài “SO SÁNH CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM CỦA HAI
THƯƠNG HIỆU MÌ ĂN LIỀN: HẢO HẢO VÀ OMACHI TẠI VIỆT NAM” là cơng
trình nghiên cứu độc lập dưới sự hướng dẫn của ThS. Trịnh Thị Hồng Minh. Đề tài báo

cáo là sự nổ lực của chính bản thân em trong q trình nghiên cứu và vận dụng các kiến
thức tại trường vào bài báo cáo. Các số liệu, kết quả được trình bày trong báo cáo là hoàn
toàn trung thực và minh bạch, các thơng tin tham khảo đã được trích nguồn rõ ràng. Em
xin hồn tồn chịu trách nhiệm nếu như có bất cứ vấn đề nào liên quan đến sự thiếu trung
thực xảy ra.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022
Người cam đoan
Bùi Nhật Nam

ii


LỜI CẢM ƠN
Đâu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến q thầy cơ trường Đại học Tài chính –
Marketing nói chung và các thầy cơ khoa Marketing nói riêng đã tận tình giảng dạy và
truyền đạt cho chúng em những bài học, kiến thức bổ ích cũng như những kinh nghiệm
quý báu để em có thể vận dụng vào bài báo cáo thực hành nghề nghiệp 1 cũng như thực tế
đi làm trong tương lai. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Trịnh Thị Hồng Minh
vì sự giúp đỡ nhiệt tình và hướng dẫn tận tâm của cơ trong q trình chúng em thực hiện
bài báo cáo thực hành nghề nghiệp 1. Những lời dặn dò, nhận xét và góp ý kỹ lưỡng của
cơ đã giúp bài báo cáo của em trở nên hoàn thiện hơn.
Trong quá trình thực hiện báo cáo Thực hành nghề nghiệp 1, do lượng kiến thức
vẫn còn nhiều hạn chế nên khơng thể tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự
góp ý của cơ để rút kinh nghiệm cho việc thực hiện những bài báo cáo trong thời gian tới
cũng như ngày càng hoàn thiện hơn về mặt kiến thức để vận dụng cho việc đi làm trong
tương lai.
Cuối cùng, em xin chúc cô Trịnh Thị Hồng Minh và tất cả các giảng viên khác của
trường Đại học Tài chính – Marketing thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc và gặt hái được
nhiều thành công trong sự nghiệp giáo dục.
Em xin chân thành cảm ơn!


iii


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI.............................................................1

1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI..................................................................................................1
1.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI BÁO CÁO......................................................................1
1.3. MỤC TIÊU BÀI BÁO CÁO..........................................................................................2
1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...........................................................................................2
1.5. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN BÁO CÁO...................................................................3
1.6. BỐ CỤC BÀI BÁO CÁO...............................................................................................3
CHƯƠNG 2.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM..............4

2.1. TỔNG QUAN VỀ MARKETING.................................................................................4
2.1.1. Khái niệm về Marketing.............................................................................................4
2.1.2. Vai trò của Marketing................................................................................................4
2.1.3. Chức năng của Marketing..........................................................................................5
2.1.4. Quy trình Marketing...................................................................................................5
2.1.4.1. Nghiên cứu thị trường (R: Research)..............................................................5
2.1.4.2. Chiến lược phân khúc, thị trường mục tiêu và định vị (STP: Segmentation,
Targeting, Positioning)..........................................................................................................6
2.1.4.3. Hoạch định chiến lược Marketing – Mix........................................................6
2.1.4.4. Thực hiện các hoạt động Marketing – Mix (I: Implementation)....................6
2.1.4.5. Kiểm tra đánh giá (C: Control).......................................................................6

2.2. TỔNG QUAN VỀ MARKETING MIX.........................................................................7
2.2.1. Khái niệm...................................................................................................................7
2.2.2. Các thành phần của Marketing Mix...........................................................................7
2.2.2.1. Sản phẩm (Product).........................................................................................7
2.2.2.2. Giá (Price).......................................................................................................7
2.2.2.3. Phân phối (Place)............................................................................................8
2.2.2.4. Chiêu thị (Promotion).....................................................................................8
2.3. TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM.....................................................................................8
2.3.1. Khái niệm sản phẩm...................................................................................................8
2.3.2. Các cấp độ của sản phẩm...........................................................................................9
iv


2.4. TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM...........................................................9
2.4.1. Khái niệm chiến lược sản phẩm.................................................................................9
2.4.2. Vai trò của chiến lược sản phẩm................................................................................9
2.5. NỘI DUNG CỦA CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM..........................................................10
2.5.1. Nhãn hiệu sản phẩm.................................................................................................10
2.5.2. Kích thước tập hợp sản phẩm...................................................................................11
2.5.3. Đặc tính sản phẩm....................................................................................................12
2.5.4. Thiết kế bao bì..........................................................................................................13
2.5.5. Dịch vụ hỗ trợ sản phẩm..........................................................................................14
2.5.6. Phát triển sản phẩm mới...........................................................................................14
2.5.7. Chu kì sống của sản phẩm........................................................................................15
CHƯƠNG 3.
PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM CỦA
HAI THƯƠNG HIỆU MÌ ĂN LIỀN HẢO HẢO VÀ OMACHI TẠI VIỆT NAM....17
3.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG MÌ ĂN LIỀN TẠI VIỆT NAM...........................17
3.1.1. Nhu cầu tiêu thụ mì gói tại Việt Nam......................................................................17
3.1.2. Khả năng cung ứng của thị trường...........................................................................17

3.2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ACECOOK VIỆT NAM VÀ CƠNG TY CỔ PHẦN
MASAN CONSUMER........................................................................................................18
3.2.1. Tổng quan về cơng ty Acecook Việt Nam...............................................................18
3.2.1.1. Giới thiệu công ty.........................................................................................18
3.2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển...................................................................18
3.2.1.3. Tầm nhìn và sứ mệnh....................................................................................19
3.2.1.4. Logo, slogan..................................................................................................19
3.2.1.5. Tình hình kinh doanh....................................................................................19
3.2.2. Tổng quan về cơng ty cổ phần Masan Consumer....................................................20
3.2.2.1. Giới thiệu về công ty.....................................................................................20
3.2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển...................................................................20
3.2.2.3. Tầm nhìn và sứ mệnh....................................................................................21
3.2.2.4. Logo, slogan..................................................................................................21
3.2.2.5. Tình hình kinh doanh của cơng ty................................................................21

v


3.3. PHÂN TÍCH, SO SÁNH VÀ ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM CỦA HAI
THƯƠNG HIỆU MÌ ĂN LIỀN DẠNG GĨI HẢO HẢO VÀ OMACHI..........................22
3.3.1. Thương hiệu mì ăn liền Hảo Hảo.............................................................................22
3.3.1.1. Nhãn hiệu sản phẩm của Hảo Hảo................................................................22
3.3.1.2. Kích thước tập hợp sản phẩm mì gói của Hảo Hảo......................................22
3.3.1.3. Thiết kế bao bì của Hảo Hảo........................................................................23
3.3.1.4. Đặc tính sản phẩm mì gói Hảo Hảo..............................................................25
3.3.1.5. Dịch vụ hỗ trợ sản phẩm của Hảo Hảo.........................................................29
3.3.1.6. Phát triển sản phẩm mới của Hảo Hảo.........................................................30
3.3.1.7. Chu kì sống của sản phẩm mì Hảo Hảo........................................................30
3.3.2. Thương hiệu mì ăn liền Omachi...............................................................................31
3.3.2.1. Nhãn hiệu sản phẩm của Omachi.................................................................31

3.3.2.2. Kích thước tập hợp sản phẩm mì gói của Omachi.......................................31
3.3.2.3. Thiết kế bao bì của Omachi..........................................................................32
3.3.2.4. Đặc tính sản phẩm của Omachi....................................................................33
3.3.2.5. Dịch vụ hỗ trợ sản phẩm của Omachi...........................................................36
3.3.2.6. Phát triển sản phẩm mới của Omachi...........................................................37
3.3.2.7. Chu kì sống của sản phẩm mì Omachi.........................................................37
3.3.3. So sánh và đánh giá về chiến lược sản phẩm của 2 thương hiệu mì ăn liền Hảo Hảo
và Omachi............................................................................................................................38
3.3.3.1. So sánh chiến lược sản phẩm của 2 thương hiệu mì Hảo Hảo và Omachi. .38
3.3.3.2. Đánh giá chiến lược sản phẩm của 2 thương hiệu mì ăn liền Hảo Hảo và
Omachi
39
CHƯƠNG 4.
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN CHIẾN LƯỢC SẢN
PHẨM CỦA CHO HAI THƯƠNG HIỆU MÌ ĂN LIỀN DẠNG GĨI HẢO HẢO VÀ
OMACHI
44
4.1. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM CỦA
MÌ HẢO HẢO.....................................................................................................................44
4.1.1. Giải pháp về nhãn hiệu sản phẩm của Hảo Hảo......................................................44
4.1.2. Giải pháp về kích thước tập hợp sản phẩm của Hảo Hảo.......................................44
4.1.3. Giải pháp về bao bì sản phẩm của Hảo Hảo............................................................44
4.1.4. Giải pháp về đặc tính sản phẩm của Hảo Hảo.........................................................44
vi


4.1.5. Giải pháp về các dịch vụ hỗ trợ sản phẩm của Hảo Hảo.........................................45
4.1.6. Giải pháp về chu kỳ sống của sản phẩm mì Hảo Hảo.............................................45
4.2. ĐỀ XUẨT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM CỦA
MÌ OMACHI.......................................................................................................................45

4.2.1. Giải pháp về nhãn hiệu sản phẩm của Omachi........................................................45
4.2.2. Giải pháp về kích thước tập hợp sản phẩm của Omachi..........................................45
4.2.3. Giải pháp về bao bì sản phẩm của Omachi..............................................................46
4.2.4. Giải pháp về đặc tính sản phẩm của Omachi...........................................................46
4.2.5. Giải pháp về các dịch vụ hỗ trợ sản phẩm của Omachi...........................................46
4.2.6. Giải pháp về chu kỳ sống của sản phẩm mì Omachi...............................................46
CHƯƠNG 5.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................48

5.1. KẾT LUẬN...................................................................................................................48
5.2. KIẾN NGHỊ..................................................................................................................49
5.2.1. Về phía doanh nghiệp...............................................................................................49
5.2.2. Về phía nhà nước......................................................................................................49

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
WINA
CTCP

Nghĩa của từ
Hiệp hội mì ăn liền thế giới
Cơng ty cổ phần

viii



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Kích thước tập hợp sản phẩm của Hảo Hảo............................................22
Bảng 3.2: Kích thước tập hợp sản phẩm mì Omachi...............................................31
Bảng 3.3: So sánh điểm khác nhau giữa Hảo Hảo và Omachi................................38

ix


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 3.1: Logo và Slogan của Acecook..................................................................19
Hình 3.2: Doanh thu của các doanh nghiệp sản xuất mì tại Việt Nam năm 2020...20
Hình 3.3: Logo Masan Consumer (Google Hình Ảnh)...........................................21
Hình 3.4: Doanh thu thuần của Masan Consumer 2016 - 2020 (Báo cáo thường
niên Masan Consumer)........................................................................................................22
Hình 3.5: Logo mì Hảo Hảo (Google Hình Ảnh)....................................................22
Hình 3.6: Mặt trước bao bì Hảo Hảo (Google Hình Ảnh).......................................24
Hình 3.7: Mặt sau bao bì Hảo Hảo (Google Hình Ảnh)..........................................24
Hình 3.8: Bao bì vận chuyển - Thùng carton mì Hảo Hảo (Google Hình Ảnh).....25
Hình 3.9: Hảo Hảo tơm chua cay (Google Hình Ảnh)............................................25
Hình 3.10: Hảo Hảo gà vàng (Google Hình Ảnh)...................................................26
Hình 3.11: Hảo Hảo sa tế hành tím (Google Hình Ảnh).........................................26
Hình 3.12: Hảo Hảo sườn heo tỏi phi (Google Hình Ảnh)......................................27
Hình 3.13: Hảo Hảo mì xào tơm hành (Google Hình Ảnh).....................................28
Hình 3.14: Hảo Hảo Mì xào tơm xào chua ngọt (Google Hình Ảnh).....................28
Hình 3.15: Hảo Hảo mì chay hương vị rau nấm (Google Hình Ảnh).....................29
Hình 3.16: Hảo Hảo hương vị lẩu kim chi Hàn Quốc (Google Hình Ảnh).............30
Hình 3.17: Logo mì khoai tây Omachi....................................................................31
Hình 3.18: Mặt trước của gói mì Omachi (Google Hình Ảnh)...............................33
Hình 3.19: mặt sau gói mì Omachi (Google Hình Ảnh)..........................................33
Hình 3.20: Bao bì ngồi - lốc 5 gói mì Omachi (Google Hình Ảnh)......................33

Hình 3.21: Bao bì vận chuyển - Thùng carton 30 gói mì Omachi (Google Hình
Ảnh).....................................................................................................................................33
Hình 3.22: Mì khoai tây Omachi lẩu Tơm chua cay (Google Hình Ảnh)...............34
Hình 3.23: Mì khoai tây Omachi sườn hầm ngũ quả (Google Hình Ảnh)..............34
Hình 3.24: Mì khoai tây Omachi Xốt bị hầm (Google Hình Ảnh).........................35
Hình 3.25: Mì trộn khoai tây Omachi xốt Spaghetti (Google Hình Ảnh)...............36
Hình 3.26: Mì khoai tây Omachi Mì lạnh xốt táo (Youtube: Omachi)...................37

x


TĨM TẮT BÁO CÁO
Theo thống kê của Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới (WINA), nhu cầu mì ăn liền của
Việt Nam đang đứng ở vị trí thứ 3 so với thế giới. Và sau khi thực hiện đợt giản cách xã
hội, báo cáo của Bộ Công Thương Việt Nam cũng thường xuyên ghi nhận sự thiếu hụt
tạm thời mì ăn liền. Do đó đây là mặt hàng được người dân mua với số lượng lớn. Nổi bật
trong đó là 2 nhãn hiệu mì ăn liền đến từ 2 doanh nghiệp khác nhau là Hảo Hảo của công
ty Acecook và Omachi của công ty Masan.
Trong bài báo cáo này, người viết đã thực hiện tìm hiểu và nghiên cứu về việc “So
sánh chiến lược sản phẩm mì ăn liền dạng gói của hai thương hiệu: Hảo Hảo và Omachi”.
Bài báo cáo này sẽ tóm tắt lại các cơ sở lý thuyết cần thiết cho việc nghiên cứu,
thơng qua đó có thể làm rõ hơn phần nghiên cứu của tác giả. Các cơ sở lý thuyết sẽ được
chắt lọc và rà soát lại một cách kỹ lưỡng để phù hợp với bài báo cáo.
Bên cạnh đó, bài nghiên cứu này cũng trình bày chi tiết về chiến lược sản phẩm
của 2 nhãn hiệu mì ăn liền Hảo Hảo và Omachi để người đọc có thể hiểu rõ hơn về sản
phẩm cũng như tìm được giải pháp để phát triển chiến lược sản phẩm một cách tốt nhất.
Từ khóa: Chiến lược sản phẩm; ngành hàng mì ăn liền, Hảo Hảo, Omachi,
Thực trạng ngành mì ăn liền.

xi



ABSTRACT
According to World Instant Noodles Association (WINA) statistics, the
Vietnamese instant noodles demand ranks third in the world. And after the quarantine, a
report of the Ministry of Industry and Trade usually recognizes the temporary lack of
instant noodles. Therefore, this is the item that is being bought in large quantities by
citizens. Prominently is two instant noodles brands which come from two different
corporations: Hao Hao of Acecook and Omachi of Masan.
In this report, the author has investigated and researched into the topic “The
comparison between the product strategy of instant noodles of two brands: Hao Hao and
Omachi”.
This report will summarize the theoretical basis needed for researching, therefore
can clarify the research of the author. The theoretical basis will be filtered and checked
carefully to suit the report.
Furthermore, this report also presents in detail the product strategy of the two
instant noodles brands Hao Hao and Omachi in order to provide better understanding to
readers about the product, as well as to find a solution to develop product strategy in the
most effective way.
Key words: product strategy, instant noodles industry, Hao Hao, Omachi,
actual situation of the instant noodles industry.

xii


CHƯƠNG 1.
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI


Nhịp độ sống của xã hội đương thời ở nước ta ngày một tăng nhanh, thì việc đáp
ứng các nhu cầu cơ bản của người tiêu dùng ngày nay cũng phải thay đổi đặc biệt là đối
với nhu cầu về mặt thực phẩm. Để thích nghi được với nhịp độ đó, người tiêu dùng ln
tìm kiếm những mặc hàng sao cho đáp ứng được các tiêu chí ngon, rẻ và tiện dụng.
Từ những yếu tố kể trên thì vơ tình Việt Nam đã trở thành một sân chơi đầy tiềm
năng cho những nhà sản xuất mì ăn liền khi các nhãn hiệu, thương hiệu mì ăn liền xuất
hiện trên thị trường ngày một nhiều với đủ các loại bao bì thiết kế, hương vị, mẫu mã và
cách thức. Theo như những thống kê hiện tại thì nước ta hiện có khoảng trên dưới 50
doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền. Không những các doanh nghiệp trong nước, nhiều
thương hiệu quốc tế khác cũng đang dịm ngó và xâm nhập vào thị trường nước ta nhờ
vào việc tận dụng những ưu đãi về thuế suất nhập khẩu từ các hiệp định thương mại để
cạnh tranh trực tiếp với cac doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, điều này đã tạo nên một
thị trường mì ăn liền Việt Nam đầy phong phú, đem lại cho người tiêu dùng nhiều sự lựa
chọn cho người tiêu dùng cả về chủng loại và mặt hàng
Mặt khác thì dưới tắc động của đại dịch Covid 19 thì có thể tạm gọi đây là cơ hội
vàng cho các doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền tăng doanh thu. Vì theo hiệp hội mì ăn liền
thế giới (WINA) thì nhu cầu mì ăn liền của Việt Nam đang đứng ở vị trí thứ 3 so với thế
giới khi lượng tiêu thụ năm 2020 đã tăng 29.47% so với năm trước đó.
Dưới tác động của dịch bệnh và cả trong giai đoạn dần hồi phục trở lại, thì xu
hướng làm việc từ xa thông qua các thiết bị điện tử ngày càng tăng cao. Song với đó thì xu
hướng gia tăng những thực phẩm cùng với lịch trình làm việc tại nhà của đại đa số người
dân được kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội phát triển doanh thu mới cho thị trường mì ăn liền.

1.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI BÁO CÁO
Đối tượng nghiên cứu: chiến lược sản phẩm của hai thương hiệu mì ăn liền dạng
gói: Hảo Hảo của công ty Acecook Việt Nam và công ty cổ phẩn Masan Consumer.
Khách thể nghiên cứu: công ty Acecook Việt Nam và công ty cổ phẩn Masan
Consumer
Phạm vi nghiên cứu: phân tích nghiên cứu mặt hàng mì ăn liền tại Việt Nam giai
đoạn cuối năm 2019 (đầu đại dịch Covid 19) cho đến hiện tại

Giới hạn về nguồn tài liệu: các dữ liệu thứ cấp về sản phẩm mì ăn liền dạng gói
của Hảo Hảo và Omachi được tổng hợp từ cuối năm 2019 đến thời điểm hiện tại
Thời gian thực hiện đề tài: từ ngày 02/07/2022 đến ngày 04/09/2022

1


1.3. MỤC TIÊU BÀI BÁO CÁO
Hệ thống hóa lý thuyết cơ sở lý luận về Marketing và chiến lược sản phẩm trong
Marketing
Mơ tả tổng quan thị trường mì ăn liền của Việt Nam ở những năm gần đây
Thực trạng của những vấn đề xoay quanh thị trường mì ăn liền của Việt Nam
Tìm hiểu, phân tích, so sánh và đánh giá các yếu tố liên quan đến chiến lược sản
phẩm của hai thương hiệu mì ăn liền: Hảo Hảo của công ty Acecook Việt Nam và Omachi
của công ty cổ phẩm Masan Consumer
Đề xuất một số giải pháp để củng cố, cũng như hoàn thiện chiến lược sản phẩm
của hai doanh nghiệp

1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về Marketing, bản chất Marketing, quá trình đưa
ramchiến lược Marketing cho sản phẩm của một cơng ty.
Phân tích cụ thể các thành tố của chiến lược sản phẩm, vai trò, chức năng và mối
quan hệ tác động qua lại của các yếu tố môi trường vi mô, vĩ mô tác động vào chiến lược
sản phẩm.
Giới thiệu tổng quan về công ty Acecook Việt Nam và công ty cổ phần Masan
Consumer
Phân tích thị trường mì ăn liền của Việt Nam
Phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá chiến lược sản phẩm mì ăn liền dạng gói của
thương hiệu mì Hảo Hảo và Omachi
Đề xuất giải pháp để cải thiện chiến lược sản phẩm của cả 2 công ty


1.5. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN BÁO CÁO
Đề tài được thực hiện dựa trên các phương pháp nghiên cứu sau:
-

-

-

Phương pháp thống kê mô tả: người viết thống kê và mô tả số liệu, dữ liệu
thông qua các báo cáo của thị trường liên quan đến doanh nghiệp nói riêng
và thị trường mì ăn liền Việt Nam nói chung
Phương pháp nghiên cứu tại bàn với nguồn dữ liệu thứ cấp: thuu thập, phân
tích, đánh giá, tổng hợp từ các nguồn khác nhau như các bài báo cáo, tiểu
luận, thông tin trên các bài báo, mạng xã hội uy tín, các phương tiện truyền
thơng khác
Phương pháp nghiên cứu lý luận: dựa vào tài liệu để tìm hiểu những lý
luận, lý thuyết có liên quan đến chiến lược sản phẩm.
Phương pháp xử lí thơng tin: từ những thơng tin thu thập được, tiến hành
phân tích thơng tin, chắc lọc lại những thông tin cần thiết để tổng hợp thành
bài viết
2


1.6. BỐ CỤC BÀI BÁO CÁO
Chương 1: Tổng quan về đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết của đề tài nghiên cứu
Chương 3:Phân tích và so sánh chiến lược sản phẩm của hai thương hiệu mì ăn liền
Hảo Hảo và Omachi tại Việt Nam.
Chương 4: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chiến lược sản phẩm của của

thương hiệu mì ăn liền Hảo Hảo và Omachi
Chương 5: Kết luận và kiến nghị

3


CHƯƠNG 2.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM
2.1. TỔNG QUAN VỀ MARKETING
2.1.1. Khái niệm về Marketing
Một số quan điểm và khái niệm về Marketing:
-

-

Theo Philip Kotler, “cha đẻ” của Marketing hiện đại cho rằng: “Marketing là
tiến trình qua đó các cá nhân và các nhóm có thể đạt được nhu cầu và mong
muốn bằng việc sáng tạo và trao đổi sản phẩm và giá trị giữa các bên”.
Theo hiệp hội Marketing Hoa Kỳ (AMA), 1985 cho rằng: “Marketing là một
quá trình hoạch định và quản lý thực hiện việc định giá, chiêu thị và phân phối
các ý tưởng, hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích tạo ra các giao dịch để thỏa mãn
những mục tiêu của cá nhân, tổ chức và xã hội”.

Từ những quan điểm và khái niệm trên, ta có thể hiểu một các tổng quát về
Marketing như sau: “Marketing là hoạt động của con người nhằm đáp ứng hay thỏa mãn
các nhu cầu và mong muốn thơng qua triến trình trao đổi hàng hóa”.

2.1.2. Vai trị của Marketing
Đối với một doanh nghiệp bất kì, nhân tố quan trọng của bí quyết thành cơng chính
là khách hàng của họ. Có nắm bắt được nhu cầu, mong muốn của khách hàng, doanh

nghiệp mới có thể tiếp tục phát triển. Ngoài những khách hàng cũ trung thành, doanh
nghiệp cịn phải có những chiến lược thu hút được tập khách hàng mới – những khách
hàng tiềm năng. Marketing chính là công cụ giúp các doanh nghiệp phát hiện ra những
nhu cầu của khách hàng, làm hài lòng họ và tạo được thế chủ động trong kinh doanh.
Bên cạnh đó, Marketing còn là cầu nối trong việc hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết
tốt các mối quan hệ và dung hòa lợi ích giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng và xã hội.
Khi làm Marketing, ta có thể thể hiện được cho khách hàng thấy rằng chúng ta đặt lợi ích
của họ là trên hết, từ đó có thể tạo được lòng tin từ người tiêu dùng cũng như thiện cảm
tốt đối với doanh nghiệp.
Cuối cùng, Marketing ảnh hưởng tới mọi hoạt động của doanh nghiệp, các quyết
định khác về công nghệ, nhân lực và tài chính đều phụ thuộc rất lớn và các quyết định
Marketing như: Sản phẩm như thế nào? Cung cấp cho thị trường và tập khách hàng nào?
Phân phối như thế nào? Giá cả bao nhiêu?

2.1.3. Chức năng của Marketing
Chức năng nghiên cứu thị trường: Xem xét các biến động của thị trường và bản
chất hoạt động của các chiến lược Marketing của công ty, bao gồm các hoạt động như: thu
thập thông tin về thị trường, phân tích tiềm năng nhu cầu tiêu dùng và dự đốn triển vọng.
Chức năng thích ứng nhu cầu: Thơng qua tìm hiểu thị trường và nhu cầu khách
hàng, Marketing thực hiện chức năng thích ứng nhu cầu thường xuyên thay đổi của khách
hàng để có thể đáp ứng một cách hiệu quả nhất.
4


Chức năng thỏa mãn nhu cầu: Nhu cầu về sản phẩm ngày càng tăng cao, vì thế
hoạt động Marketing ln phải nghiên cứu, sáng tạo nhằm tạo ra được nhiều sản phẩm
mới lạ, đáp ứng được mọi cấp bậc nhu cầu của người tiêu dùng.
Chức năng hiệu quả kinh tế: Giúp doanh nghiệp tìm ra được nhu cầu của khách
hàng và cách thỏa mãn họ, đây cũng là cách thức giúp doanh nghiệp nhận được doanh thu
và lợi nhuận, từ đó mới có thể phát triển và kinh doanh lâu hài hiệu quả.

Chức năng phối hợp: Tăng cường khả năng của các xí nghiệp thích ứng với điều
kiện biến động thường xuyên về lao động, vật tư, thị trường… Các hoạt động tiếp thị à
giúp những bộ phận khách phối hợp tốt với nhau hơn nhằm đạt được mục tiêu chung và
thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

2.1.4. Quy trình Marketing
Quá trình marketing trong doanh nghiệp được thực hiện qua 5 giai đoạn cơ bản, cụ
thể: R → STP → MM → I → C.

2.1.4.1.

Nghiên cứu thị trường (R: Research)

Đây là q trình thu thập, xử lí, phân tích thơng tin Marketing.
Ở giai đoạn này, hoạt động nghiên cứu Marketing giúp các cơng ty, doanh nghiệp
có thể xác định thị hiếu của người tiêu dùng, tìm kiếm và phát hiện những cơ hội mới,
chuẩn bị điều kiện cần thiết và hoạch định chiến lược thích hợp.
Từ đó, các hoạt động nghiên cứu Marketing có thể trở thành tiền đề giúp các công
ty đưa ra quyết định về các chiến lược Marketing

2.1.4.2.

Chiến lược phân khúc, thị trường mục tiêu và định vị (STP:
Segmentation, Targeting, Positioning)

Sau khi nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp sẽ dựa trên những đặc điểm khác
nhau về nhu cầu, đặc tính và hành vi tiêu dùng để phân chia thị trường thành nhiều phân
khúc khác nhau. Tiếp theo, công ty phải chọn ra được thị trường mục tiêu tiềm năng mà
sản phẩm của doanh nghiệp có thể phục vụ, từ đó phân loại và đánh giá mức độ khả thi sự
phát triển của sản phẩm trong thị trường mục tiêu đó, nhằm đạt được lợi nhuận tối ưu

nhất. Doanh nghiệp cũng phải định vị sản phẩm của mình để khách hàng nhận biết được
lợi ích then chốt của sản phẩm và tạo ra sự khác biệt so với các sản phẩm cạnh tranh
khách trên thị trường. Đây là quá trình tạo lập được nhận thức khác biệt trong tâm trí
người tiêu dùng.

2.1.4.3.

Hoạch định chiến lược Marketing – Mix

Khi cơng ty đã hồn tất được những bước trên, vấn đề quan trọng là họ phải hoạch
định được chiến lược marketing - mix. Đây là sự phối hợp của các thành tố có thể kiếm
sốt mà doanh nghiệp sử dụng để tác động và thị trường mục tiêu đã xác định trước đó.
Các chiến lược trong marketing mix bao gồm: sản phẩm, giá cả, phân phối và chiêu thị.
5


2.1.4.4.

Thực hiện các hoạt động Marketing – Mix (I: Implementation)

Sau khi đã hoạch định, doanh nghiệp cần phải triển khai các chiến lược marketing mix này. Các doanh nghiệp phải tổ chức, thực hiện chiến lược qua các chương trình hành
động cụ thể, tổ chức nguồn nhân lực hiện có sao cho phù hợp để có thể thực thi được
những kế hoạch marketing vào thị trường thực tế.

2.1.4.5.

Kiểm tra đánh giá (C: Control)

Bước cuối cùng của quá trình marketing là kiểm tra, đánh giá chiến lược. Doanh
nghiệp cần phải thu thập thông tin phản hồi từ thị trường, đánh giá và đo lường kết quả

hoạt động marketing có đạt được mục tiêu đề ra hay khơng. Từ đó, doanh nghiệp có thể
rút ra được những kinh nghiệm trong qua trình làm việc của mình. Khi tìm ra được
nguyên nhân thất bại, cơng ty mới có thể chỉnh sửa những mắc lỗi đó để thiết kế các hành
động điều chỉnh kịp thời.

2.2. TỔNG QUAN VỀ MARKETING MIX
2.2.1. Khái niệm
Marketing – mix là sự phối hợp các thành tố mà doanh nghiệp có thể kiểm sốt
được, từ đó sử dụng nó để có thể tác động đến thị trường mục tiêu để đạt được những mục
tiêu đã đặt ra trước đó. Marketing - mix (hay marketing hỗn hợp) còn được gọi là
Marketing 4Ps.
Marketing – Mix bao gồm 4 thành tố cụ thể như sau:
-

Sản phẩm (Product)
Giá (Price)
Phân phối (Place)
Chiêu thị (Promotion)

Hiện nay, cách phân loại này vẫn được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực marketing
cũng như các chương trình đào tạo của ngành.

2.2.2. Các thành phần của Marketing Mix
2.2.2.1.
Sản phẩm (Product)
Sản phầm là những thứ mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường nhằm thỏa mãn,
đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đó có thể là sản phẩm hữu hình bao gồm chất lượng sản
phẩm, hình dáng, thiết kế bao bì, đặc tính và nhãn hiệu… Sản phẩm cũng bao gồm những
khía cạnh vơ hình như các hình thức dịch vụ giao hàng, sửa chữa, huấn luyện… Các quyết
định liên quan đến sản phẩm bao gồm: nhãn hiệu sản phẩm, đặc tính sản phẩm, thiết kế

bao bì…

2.2.2.2.

Giá (Price)

Giá là khoản tiền mà khách hàng phải bỏ ra để sở hữu hoặc sử dụng sản phẩm,
dịch vụ nào đó. Giá là thành phần không kém phần quan trọng trong marketing – mix, bao
gồm các loại: giá bán sỉ, giá bản lẻ, chiết khấu, giảm giá, tín dụng. Giá cả phải tương
6


đương với giá trị của sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và có khả năng
cạnh tranh với các giá của sản phẩm đối thủ.

2.2.2.3.

Phân phối (Place)

Phân phối là hoạt động đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến tay khách hàng thông
qua các kênh phân phối, trung gian, đơn vị vận chuyển. Nếu các phần sản xuất sản phẩm
hay chiêu thị thực hiện tốt nhưng khâu phân phối không thể làm sản phẩm tiếp cận tới
khách hàng thì cơng sức của doanh nghiệp sẽ bị lãng phí. Vì thế doanh nghiệp cần phải
hiểu rõ, tuyển chọn và liên kết những nhà trung gian để cung cấp sản phẩm đến thị trường
mục tiêu một cách có hiệu quả nhất.

2.2.2.4.

Chiêu thị (Promotion)


Truyền thông là những hoạt động nhằm đưa thông tin của sản phẩm, doanh nghiệp
đến khách hàng mục tiêu. Truyền thơng là cịn là xây dựng thơng tin sản phẩm, xây dựng
hình ảnh doanh nghiệp và thực hiện các chương trình khuyến khích tiêu thụ sản phẩm.
Cơng ty phải thiết lập những chương trình như: quảng cáo, khuyến mãi, marketing trực
tiếp, quan hệ công chúng, bán hàng cá nhân.

2.3. TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM
2.3.1. Khái niệm sản phẩm
Theo quan điểm cổ điển, sản phẩm là tổng hợp của các đặc tính vật chất (đặc tính
vật lý, hóa học), những yếu tố có thể quan sát, được tập hợp trong một hình thức đồng
nhất là vật mang giá trị sử dụng. Trong nền sản xuất hàng hóa, sản phẩm chứa đựng các
thuộc tính của hàng hóa. Nó là sự thống nhất của hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị.
Nói khác đi, sản phẩm với tư cách là một hàng hóa, nó khơng chỉ là sự tổng hợp của các
đặc tính vật chất, các đặc tính sử dụng mà còn là vật mang giá trị trao đổi hay giá trị.
Tuy nhiên, xã hội càng phát triển, xu hướng tiêu dùng cũng thay đổi. Người tiêu
dùng ngày nay mua sản phẩm khơng chỉ đơn thuần vì giá trị sử dụng hay mục đích sử
dụng thuần túy của sản phẩm nữa.
Marketing hiện đại tập trung nhiều hơn vào khách hàng, sản phẩm hiện đại vì thế
cũng được hiểu theo một nghĩa sâu hơn, cụ thể: sản phẩm gắn liền với sự thỏa mãn nhu
cầu và mong muốn của người tiêu dùng. Cái mà doanh nghiệp bán là cung ứng cho khách
hàng sự thỏa mãn và những lợi ích mà họ muốn tìm kiếm. Thứ nhất, doanh nghiệp cần
cung cấp những sản phẩm gắn liền với việc thỏa mãn nhu cầu và ước muốn của khách
hàng nhằm thu hút được sự chú ý mua sắm hay sử dụng chúng. Thứ hai, sản phầm của
doanh nghiệp cần có sự khác biệt của riêng nó, về yếu tố vật chất và cả yếu tố tâm lý.
Những điểm này sẽ tạo nên sự đặc biệt của giá trị sử dụng sản phẩm so với các sản phẩm
khác trên cùng một thị trường.

2.3.2. Các cấp độ của sản phẩm
Một sản phẩm được cấu thành bởi 3 cấp độ:
7



- Sản phẩm cốt lõi (Core Product): Là lợi ích cơ bản và cốt yếu của sản phẩm, đây
là lí do khách hàng quyết định mua sản phẩm.
- Sản phẩm cụ thể (Actual Product): Những vật thể tạo nên sản phẩm cốt lõi bao
gồm: bao bì, đặc điểm, kiểu dáng, chất lượng, nhãn hiệu.
- Sản phẩm tăng thêm (Augmented Product): Bao gồm những lợi ích, dịch vụ đi
kèm như dịch vụ bảo hành, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ thông tin và dịch vụ trả góp.

2.4. TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM
2.4.1. Khái niệm chiến lược sản phẩm
Chiến lược sản phẩm là tổng hợp những định hướng và quyết định liên quan đến
sản xuất và kinh doanh sản phẩm do những quản lý cấp cao đề ra, trên cơ sở đảm bảo thỏa
mãn nhu cầu của khách hàng trong từng thời kì hoạt động kinh doanh và mục tiêu
marketing của doanh nghiệp. Chiến lược sản phẩm hỗ trợ đóng góp cho sự quyết định đến
thành cơng trong việc thực hiện các mục tiêu của dự án, cũng như có sự tác động đến
những quyết định khác.
Bên cạnh đó, chiến lược sản phẩm là một nghệ thuật trong việc kết hợp những
nguồn lực của doanh nghiệp nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm doanh nghiệp và
cách thức để cạnh tranh dài hạn với những đối thủ trên thị trường trong bối cảnh biến đổi
cạnh tranh.

2.4.2. Vai trò của chiến lược sản phẩm
Chiến lược sản phẩm có vai trò cực kỳ quan trọng trong chiến lược marketing bởi
đây là công cụ cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp. Nhà kinh doanh cần trả lời được
những câu hỏi như “Liệu sản phẩm đó có vượt qua được sản phẩm cạnh tranh không?”,
“Làm thế nào để vượt qua được các sản phẩm khác?”, “Cần làm gì để tác động khách
hàng chọn mua sản phẩm của mình?”. Doanh nghiệp cần hoạch định được chiến lược sản
phẩm đúng đắn, tạo ra được sản phẩm giá cả hợp lí với chất lượng tốt. Sản phẩm chính là
nhân tốt quyết định sự thành cơng của một doanh nghiệp. Vì thế, chiến lược sản phẩm có

ý nghĩa sống cịn đối với sự tồn tại của doanh nghiệp.
Thực hiện tốt chiến lược sản phẩm thì các chiến lược khác (giá, phân phối, truyền
thông) mới được triển khai và phối hợp hiệu quả. Nếu chiến lược sản phẩm yếu kém, thì
việc thực hiện các chiến lược như truyền thơng, phân phối là hồn tồn vơ dụng và tốn
kém.
Triển khai chiến lược sản phẩm là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp đạt
được mục tiêu marketing đặt ra trong từng thời kì.

2.5. NỘI DUNG CỦA CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM
2.5.1. Nhãn hiệu sản phẩm
Nhãn hiệu bao gồm tên gọi, thương hiệu, thuật ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hoặc tổng
hợp những yếu tố nêu trên, nhằm xác nhận sản phẩm doanh nghiệp, đồng thời phân biệt
8


sản phẩm của mình với những đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. Thơng qua nhãn
hiệu, khách hàng có thể biết thêm về đặc tính, lợi ích của sản phẩm mang lại cho họ, cũng
là sự cam kết và những quan điểm của doanh nghiệp đối với khách hàng, nhân cách và cá
tính của người sử dụng.
Nhãn hiệu sản phầm gồm những thành phần cơ bản như sau:
-

Tên gọi nhãn hiệu (Brand Name): Phần đọc được của một nhãn hiệu, cũng như
là thứ mà được nhắc đến nhiều nhất trong thị trường.
Biểu tượng nhãn hiệu (Symbol): bộ phận này của nhãn hiệu có thể nhận biết
được thơng qua thị giác nhưng khơng đọc được, cụ thể như các hình vẽ cách
điệu, màu sắc hoặc tên nhãn hiệu được thiết kế đặc thù.

Ngồi ra, về góc độ quản lý nhãn hiệu theo pháp luật, ta cần quan tâm đến những
vấn đề như sau:

-

-

Nhãn hiệu đã đăng kí (Trade Mark): là tồn bộ nhãn hiệu hay một bộ phận của
nó được đăng kí tại cơ quan quản lí nhãn hiệu và do đó được bảo vệ về mặt
pháp lí.
Bản quyền (Copyright): là quyền chiếm hữu tuyệt đối về sao chụp, xuất bản và
bán nội dung, hình thức của một tác phẩn văn học, âm nhạc hay nghệ thuật.

Mỗi nhãn hiệu sẽ thể hiện một giá trị khác nhau trên thị trường, có những nhãn
hiệu khi nhắc đến tên hoặc loại sản phẩm đặc trưng, khách hàng nhận ra ngay. Mức độ
trung thành của người tiêu dùng với nhãn hiệu cao hơn khi nhãn hiệu đó nổi tiếng và có
sản phẩm chất lượng. Tuy nhiên, khi một sản phẩm mang nhãn hiệu được tung ra thị
trường, thì với người tiêu dùng họ sẽ bị ấn tượng bởi các đặc tính, cơng dụng của sản
phẩm hoặc phong cách phục vụ của doanh nghiệp hơn là chỉ mỗi tên gọi của sản phẩm.
Những ấn tượng tạo thành cảm xúc riêng của mỗi khách hàng đối với nhãn hiệu, khi đó
sản phẩm được xem là thương hiệu. Vì thế, các doanh nghiệp thường quan tâm đến
thương hiệu nhiều hơn là nhãn hiệu.
Những quyết định về nhãn hiệu sản phẩm bao gồm:
-

-

Quyết định về cách đặt tên nhãn: Có rất nhiều quyết định liên quan đến đặt tên
cho sản phẩm như: đặt trên riêng cho mỗi sản phẩm, đặt tên chung cho tất cả
dòng sản phẩm, đặt tên theo từng nhóm hàng, kết hợp tên của công ty với tên
nhãn hiệu.
Quyết định về người đứng tên nhãn hiệu: Có ba cách lựa chọn như sau: Do nhà
sản xuất quyết định, do nhà phân phối quyết định hoặc nhà sản xuất mướn tên

nhãn hiệu đã nổi tiếng bằng cách trả bản quyền sử dụng tên thương hiệu đó.

2.5.2. Kích thước tập hợp sản phẩm
Kích thước tập hợp sản phẩm là số loại sản phẩm cùng số lượng chủng loại và mẫu
mã sản phẩm. Kích thước của tập hợp sản phẩm được xác định từ số đo bao gồm chiều
dài, rộng và độ sâu của tập hợp sản phẩm. Hiện nay có nhiều phương thức khác nhau tùy
9


thuộc vào bối cảnh của thị trường, đối thủ cạnh tranh cũng như năng lực của doanh
nghiệp. Kích thước tập hợp của một sản phẩm bao gồm những số đo sau:
-

-

-

Chiều rộng của tập hợp sản phẩm: Số loại sản phẩm mà doanh nghiệp kinh
doanh trên thị trường, nó được xem là danh mục sản phẩm của doanh nghiệp,
nó thể hiện mức độ đa dạng hóa sản phẩm của doanh nghiệp, với mức độ nào
đó chiều rộng của tập hợp sản phẩm cũng biểu thị quy mô và sức mạnh của
doanh nghiệp trên thị trường
Chiều dài của tập hợp sản phẩm: Mỗi loại sản phẩm thì đều có những chủng
loại riêng cho nó. Tập hợp tất cả các chủng loại sản phẩm của một sản phẩm đó
là chiều dài của tập hợp sản phẩm hay còn gọi là dòng sản phẩm.
Chiều sâu của tập hợp sản phẩm: Là những thông số kĩ thuật, mẫu mã bao bì,
trọng lượng, kiểu dáng, màu sắc, … của một chủng loại sản phẩm nhất định.

Ba số đo trên trở thành cơ sở để doanh nghiệp đưa ra các quyết định về tập hợp sản
phẩm. Tùy thuộc vào tình hình thị trường, đối thủ cạnh tranh và khả năng doanh nghiệp

mà có những phương án khác nhau. Một số chiến lược tập hợp sản phẩm có thể kể đến
như:
-

-

Chiến lược mở rộng tập hợp sản phẩm: chiến lược này được thực hiện bằng
cách tăng thêm các dịng sản phẩm mới thích hợp.
Chiến lược kéo dài dòng sản phẩm trong một tập hợp: nghĩa là tăng thêm một
số mặt hàng cho mỗi dòng sản phẩm, giúp cơng ty có được cái dịng sản phẩm
hồn chỉnh.
Chiến lược tăng chiều sâu của tập hợp sản phẩm: tăng số mẫu biến thể của mỗi
sản phẩm.
Chiến lược tăng giảm tính đồng nhất của tập hợp sản phẩm: được thực hiện tùy
thuộc doanh nghiệp muốn có uy tín vững chắc trong một lĩnh vực hay tham gia
vào nhiều lĩnh vực khác.

2.5.3. Đặc tính sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là tổng thể những chỉ tiêu và đặc trưng của sản phẩm, thể
hiện rõ sự thỏa mãn nhu cầu trong điều kiện tiêu dùng xác định, phù hợp được đo lường
trên cơ sở cảm nhận của khách hàng. Nhằm đáp ứng được nhu cầu định vị thương hiệu
của doanh nghiệp, khi đã xác định được thị trường mục tiêu, họ sẽ chọn ra một mức chất
lượng và những thuộc tính khác đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chiến lược quản lý chất
lượng theo thời gian có thể triển khai theo các hướng sau đây:
-

Tập trung vào nghiên cứu thường xuyên và luôn cải tiến, nâng cao chất lượng
sản phẩm.
Duy trì sản lượng, bảo đảm chất lượng sản phẩm không thay đổi.
Giảm chất lượng sản phẩm bù đắp cho chi phí sản xuất gia tăng hoặc nâng mức

lợi nhuận.
10


Đặc tính sản phẩm là những điểm khác biệt đặc trưng riêng về tính năng của sản
phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Để đưa ra các đặc tính mới mà các doanh nghiệp
buộc phải thường xuyên nghiên cứu thị trường, hành vi khách hàng về sản phẩm.
Thiết kế sản phẩm là một bước quan trọng thể hiện tính chất, kiểu dáng, cơng
dụng, sự thuận tiện, độ tin cậy của sản phẩm giúp người tiêu dùng sử dụng dễ dàng hơn.
Ngồi ra đây cịn là bước đầu tiên trong việc thu hút ánh nhìn của khách hàng đến sản
phẩm của cơng ty.

2.5.4. Thiết kế bao bì
Thiết kế bao bì là những hoạt động liên quan đến việc thiết kế và sản xuất những
bao gói hay đồ đựng sản phẩm. Bao bì là một sản phẩm đặc biệt, được dùng để bao bọc và
chứa đựng, nhằm bảo vệ giá trị sử dụng của hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi trong việc di
chuyển, bản quản và tiêu thụ sản phẩm. Nội dung này cịn tạo sự thích thú của sản phẩm
đối với khách hàng, những chiếc bao bì bắt mắt và có thẩm mĩ sẽ dễ bắt được sự chú ý của
khách hàng hơn. Ngồi ra, những thơng tin như hướng dẫn sử dụng, thành phần nguyên
liệu, định lượng ghi trên bao bì cịn tạo thuận lợi trong việc sử dụng sản phẩm.
Vì nhiều chức năng quan trọng như vậy nên các nhà sản xuất rất quan tâm đến việc
thiết kế, cải tiến bao bì để ngoại hình sản phẩm đáp ứng được với những đổi mới của thị
trường. Bao bì gồm 3 lớp:
-

-

Bao bì lớp đầu: đây là lớp trực tiếp chứa sản phẩm
Bao bì lớp nhì: là bao bì bảo vệ bao bì lớp đầu là sẽ bỏ đi khi ra sử dụng sản
phẩm. Nó có tác dụng bảo vệ bổ sung, vừa là chỗ để nhãn hiệu có thể quảng

cáo thêm những thơng tin đặc biệt về sản phẩm.
Bao bì vận chuyển: đây là lớp cần thiết cho việc lưu kho và vận chuyển. Lớp
bao bì này thường được làm bằng hộp bìa cứng và đựng nhiều sản phẩm.

Các quyết định về bao bì gồm các ý cơ bản như sau: Xác định được những lợi ích
cơ bản mà bao bì mang lại cho người dùng (hướng dẫn sử dụng, bảo quản sản phẩm, …),
xác định những thuộc tính cơ bản của bao bì (kích thước, hình dáng, vật liệu, màu sắc, nội
dung trình bày, gắn hoặc không gắn nhãn hiệu), quyết định thử nghiệm bao bì (thử
nghiệm kĩ thuật, thử nghiệm thị trường), xác định chi phí cho bao bì.

2.5.5. Dịch vụ hỗ trợ sản phẩm
Không phải cứ đã bán được sản phẩm là chiến lược marketing đã hồn tất. Chiến
lược sản phẩm cịn tiếp tục kéo dài tới lúc khách hàng sử dụng sản phẩm, doanh nghiệp
vẫn tiếp tục hỗ trợ và làm người tiêu dùng hài lòng với quyết định của họ. Từ đó có thể
giữ chân được khách hàng đó và khiến họ tiếp tục chu kì mua hàng tiếp theo. Đặc biệt, với
những sản phẩm xuất hiện phổ biến ở thị trường với các mức giá tương đương với nhau,
chất lượng khơng q chênh lệch, thì dịch vụ hỗ trợ sản phẩm chính là yếu tố giúp doanh
nghiệp chúng ta có thể cạnh tranh với các đối thủ khác. Vì thế trong một số trường hợp,
dịch vụ khách hàng có thể trở thành một trong những yếu tố quyết định đến việc mua
hàng của khách hàng.
11


×