ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tên đề tài:
TỔNG HỢP VÀ KHÁI QT HĨA TRONG DẠY HỌC THEO HƯỚNG
TÍCH CỰC. ÁP DỤNG TRONG DẠY HỌC MỘT SỐ NỘI DUNG TOÁN,
PHẦN ĐẠI SỐ LỚP 10 VÀ 11.
Người thực hiện: -Cao Hồng Ngun
-Đào Thị Tình
1) LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Định hướng đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay là: phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của người học, bồi dương phương pháp tự
học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, hình thành thái độ tình
cảm, hứng thú học tập cho học sinh. Và mục đích của sự đổi mới đó nhằm nâng
cao hiệu quả dạy và học.
Ở trường THPT dạy Tốn là dạy hoạt động Tốn học, trong đó hoạt động chủ yếu
là hoạt động giải Toán. Nội dung kiến thức Tốn học trang bị cho học sinh khơng
chỉ bao gồm các khái niệm, định lí, qui tắc mà cịn cả các kĩ năng và phương pháp.
Vì vậy, hệ thống tri thức đó khơng chỉ có trong bài giảng lí thuyết mà cịn có trong
bài tập tương ứng. Dạy học giải tốn có vai trị đặc biệt trong dạy học tốn ở
trường phổ thơng. Các bài tốn là phương tiện có hiệu quả khơng thể thay thế trong
việc giúp học sinh nắm vững tri thức, phát triển tư duy, hình thành kỹ năng và kỹ
xảo. Hoạt động giải tốn là điều kiện để thực hiện tốt các mục đích khác của dạy
học Tốn. Do đó tổ chức việc dạy giải Tốn có vai trị quyết định đối với chất
lượng dạy học Toán.
Tuy nhiên, thực tiễn dạy Toán ở trường phổ thơng cho thấy năng lực giải Tốn của
học sinh cịn hạn chế. Ngun nhân chủ yếu đó là: Phương pháp dạy học chủ yếu
dựa trên quan điểm giáo viên là trung tâm của q trình dạy học, trong đó giáo viên
truyền thụ kiến thức mang tính áp đặt, việc lĩnh hội tri thức của học sinh mang tính
thụ động cao. Phương pháp thuyết trình của giáo viên được sử dụng quá nhiều dẫn
đến tình trạng hạn chế hoạt động tích cực của học sinh, việc sử dụng các phương
pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, việc sử dụng các phương pháp
dạy học phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo ở mức độ hạn chế, gắn nội dung
dạy học với các tình huống thực tiễn chưa được chú trọng. Những nguyên nhân
trên dẫn đến thực trạng là thế hệ trẻ được đào tạo trong trường phổ thông mang
tính thụ động cao, hạn chế khả năng sáng tạo và năng lực vận dụng tri thức đã học
để giải quyết các tình huống thực tiễn cuộc sống.
Chương trình GDPT mới 2018 cụ thể hóa mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học
sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học
vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết
xây dựng và phát triển hài hồ các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời
sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích
cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại. Chương trình GDPT mới lớp 10 sẽ
chính thức triển khai từ năm học 2022-2023 với rất nhiều điểm khác biệt so với
trước đây.
Do năm học 2022-2023 là năm đầu tiên đổi mới chương trình học nên lượng kiến
thức mới, bài tập lại càng phong phú, mới lạ nên các em khó khăn trong việc định
hướng học tập và trở nên thụ động trong các tiết học.
Chính vì các lí do trên, chúng tơi quyết định chọn đề tài: “TỔNG HỢP VÀ KHÁI
QUÁT HÓA TRONG DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC. ÁP DỤNG
TRONG DẠY HỌC MỘT SỐ NỘI DUNG TỐN, PHẦN ĐẠI SỐ LỚP 10 VÀ
11”.
2) MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Đề tài này được tiến hành nhằm tìm hiểu, đề xuất những biện pháp nhằm rèn
luyện các thao tác tư duy (tổng hợp, khái quát hóa) trong dạy học theo hướng tích
cực một số nội dung Tốn lớp 10 và 11, từ đó từng bước xây dựng nội dung cụ thể
cho việc đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy và học bộ mơn Tốn ở bậc
THPT.
3) KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
3.1. Khách thể nghiên cứu:
- Chương trình, sách giáo khoa mơn Tốn
- Học sinh lớp 10 và 11 trên địa bàn nghiên cứu
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
- Việc hướng dẫn, rèn luyện cho học sinh phương pháp tổng hợp và khái quát hóa.
Áp dụng vào thực tế dạy học một số nội dung Toán phần đại số lớp 10 và 11.
4) NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
4.1. Nghiên cứu thực trạng học tập bộ mơn Tốn của học sinh lớp 10 và 11 trên địa
bàn tỉnh Phú Yên.
4.2. Nghiên cứu về chương trình học và việc tìm hiểu,triển khai hướng dẫn thực
hiện áp dụng các phương pháp tổng hợp và khái qt hóa vào dạy học theo hướng
tích cực.
4.3. Tổng kết những biện pháp,lưu ý nhằm thực hiện tốt việc áp dụng các phương
pháp tổng hợp và khái quát hóa trong dạy học Tốn theo hướng tích cực.
Phạm vi nghiên cứu: Nhiệm vụ 2,3 là chủ yếu.
Do điều kiện và thời gian có hạn, chúng tơi chỉ nghiên cứu trên địa bàn Thành phố
Tuy Hịa và chọn Trường THPT Ngơ Gia Tự làm đối tượng nghiên cứu.
5) PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
5.1. Nghiên cứu lý luận: các vấn đề có liên quan đến việc tổ chức thực hiện áp
dụng các phương pháp dạy học tích cực cho bộ mơn Tốn ở trường THPT.
5.2. Phương pháp trò chuyện: Trò chuyện với học sinh THPT để bổ sung thông tin
cho phương pháp nghiên cứu lý luận.
5.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Thu thập, nghiên cứu các kế
hoạch, văn bản liên quan đến việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực ở
trường THPT.
6) NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Nội dung nghiên cứu của đề tài được trình bày trong ba phần chính sau:
A/ Mở đầu:
Giới thiệu khái quát cơng trình nghiên cứu: Lý do chọn đề tài, mục đích nghiên
cứu, khách thể và đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu, phương
pháp nghiên cứu.
B/ Nội dung nghiên cứu:
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN.
1.1. Dạy học theo hướng tiếp cận năng lực người học:
a) Khái niệm năng lực
b) Năng lực toán học
c) Tiếp cận năng lực
d) Dạy học theo hướng phát triển năng lực người học
1.2. Tư duy toán học:
a) Tư duy
b) Đặc điểm của tư duy
c) Một số vấn đề về tư duy toán học
1.3. Thao tác tư duy:
a) Mối liên hệ giữa hoạt động tư duy và thao tác tư duy
b) Phân tích và tổng hợp
c) Khái qt hóa
1.4. Vai trò của thao tác tổng hợp và khái quát hóa trong dạy học mơn tốn ở
trường trung học phổ thông:
Chương 2: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG ĐỊNH HƯỚNG NHẰM PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC TỔNG HỢP VÀ KHÁI QUÁT HÓA CHO HỌC SINH TRONG
DẠY HỌC ĐẠI SỐ VÀ GIẢI TÍCH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THƠNG.
2.1. Vài nét về tình hình trường,lớp và học sinh THPT trên địa bàn nghiên
cứu.
2.2. Một số hoạt động định hướng nhằm phát triển năng lực tổng hợp và khái
quát hóa cho học sinh trong dạy học đại số và giải tích ở trường Trung học
phổ thơng.
2.3. Thực trạng về năng lực phân tích, tổng hợp và khái qt hóa của học sinh
trường THPT Ngơ Gia Tự, thơng qua các giờ dạy học Toán.
a) Về kỹ năng phân tích.
b) Về kỹ năng tổng hợp và khái qt hóa.
c) Một số biện pháp để rèn luyện kỹ năng tổng hợp, khái qt hóa cho học sinh
thơng qua việc dạy học Toán.
Kết quả và thống kê số liệu đạt được khi áp dụng các biện pháp nêu trên
- Chia học sinh tham gia khảo sát thành 2 nhóm:
+ Nhóm 1: Khơng áp dụng các biện pháp đã nêu.
+ Nhóm 2: Áp dụng các biện pháp đã nêu.
Chúng tôi tiến hành khảo sát năng lực giải quyết câu hỏi có yêu cầu tổng hợp hoặc
khái quát hóa (mức độ từ dễ đến tương đối khó) từ các bài thi và kiểm tra Tốn
chọn ngầu nhiên trong các học sinh Ngơ Gia Tự lớp 10 và lớp 11
- Từ kết quả khảo sát, thống kê và so sánh tính hiệu quả của các biện pháp đã nêu.
Chương 3: ÁP DỤNG TỔNG HỢP VÀ KHÁI QUÁT HÓA TRONG DẠY
HỌC MỘT SỐ NỘI DUNG TOÁN, PHẦN ĐẠI SỐ LỚP 10 VÀ 11.
3.1. Một số áp dụng trong Đại số tổ hợp, tổ hợp và xác suất.
3.2. Một số áp dụng trong giới hạn và dãy số.
3.3. Một số thống kê để kiểm chứng
- Chia học sinh tham gia khảo sát thành 2 nhóm:
+ Nhóm 1: Khơng áp dụng các biện pháp đã nêu.
+ Nhóm 2: Áp dụng các biện pháp đã nêu.
Chúng tôi tiến hành khảo sát năng lực giải quyết câu hỏi có yêu cầu tổng hợp hoặc
khái quát hóa (mức độ từ dễ đến tương đối khó) từ các bài thi và kiểm tra Toán
chọn ngầu nhiên trong các học sinh Ngô Gia Tự lớp 10 và lớp 11
- Từ kết quả khảo sát, thống kê và so sánh tính hiệu quả của các biện pháp đã nêu.
C/ Kết luận và khuyến nghị:
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Thị Tình (2020), “Một số biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho
học sinh trung học phổ thông trong dạy học chủ đề Tổ hợp và xác suất”, (Đại số và giải
tích 11), Trường Đại học Hùng Vương,Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 2 tháng
5/2020, tr 72-75.
2. Ths.Nguyễn Thị Mỹ Hằng (2011), “Trừu tượng hóa-Khái quát hóa trong dạy học
đại số và giải tích ở trung học phổ thơng”,Trường Đại học Vinh,Tạp chí giáo dục
số 273 (Kì 1-11/2011).
3. Trương Văn Đồng - PGS.TS. Nguyễn Thanh Hưng (2016), “Phát Triển
Năng Lực Đặc Biệt Hóa Và Khái Quát Hóa Cho Học Sinh Trong Dạy Học Đại Số
Và Giải Tích Ở Trường Trung Học Phổ Thông”, Trường Đại học Sư phạm Huế,
Mã số 60.14.01.11
7) KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU:
+ Tháng 9-10/2022: Đăng ký đề tài, lập đề cương nghiên cứu.
+ Tháng 11/2022: Bảo vệ đề cương.
+ Tháng 11/2022-5/2023: Tiến hành nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
+ Từ Tháng 5/2023- 6/2023: Bảo vệ đề tài.
Hết