Mục lục
1. Đặt vấn đề .......................................................................................................................2
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài:..............................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................3
4. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu ....................................................................3
5. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................................4
6. Phương pháp nhiên cứu ......................................................................................................4
7. Dự kiến kết quả nghiên cứu:.............................................................................................4
8. Dự kiến kế hoạch thực hiện............................................................................................5
9. Phân chia trách nhiệm giữa thành viên của nhóm..................................................................6
10. Tài liệu tham khảo...........................................................................................................6
Danh mục các chữ viết tắt
1
1. Đặt vấn đề
Theo số liệu của Sở Công thương thành phố Hà Nội đưa ra vào năm 2013, Hà Nội
có 281 làng nghề truyền thống được công nhận. [ 1 ]
Bên cạnh việc giải quyết nhu cầu việc làm thì sản xuất làng nghề còn đáp ứng nhu
cầu của thị trường và đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế quốc dân. Phát triển làng
nghề tạo nên cầu nối giữa sự phát triển đất nước với cá nhân, giữa nông thôn và
thành thị và là cơ hội để đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước.
Làng nghề Triều Khúc từ lâu đã nổi tiếng với nghề thu gom phế thải, lông vũ, tái
chế nhựa.Tuy nhiên, sự phát triển của các làng nghề một cách tự phát và ồ ạt , chưa
có kiểm soát, chưa có quy hoạch, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, công nghệ sản xuất còn
lạc hậu, phương thức sản xuất còn thủ công, tiêu tốn nhiều nhân lực lao động, trình
độ tay nghê chưa đồng đều, chất thải, nước thải chưa được xử lý đúng cách,...khiến
môi trường lao động và môi trường xung quanh bị ô nhiễm nghiêm trọng và làm
ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động và dân cư sinh sống.
Vấn đề an toàn lao động chưa được chú trọng nên nguy cơ xảy ra tai nạn lao động
và bệnh nghề nghiệp ngày càng gia tăng đáng kể. [ 2 ]
Chính vì vậy mà công tác khảo sát quy mô, số lượng cơ sở thu gom, tái chế nhựa và
nhận thức của người lao động về vấn đề an toàn, vệ sinh lao động là vô cùng cần
thiết.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài:
- Hiện nay cả nước có 2790 làng nghề với nhiều hình thức như hộ gia đình,
hợp tác xã, tổ chức sản xuất, doanh nghiệp đã giải quyết việc làm cho 13 triệu fif,
sản xuất làng nghề còn đáp ứng được các nhu cầu tiêu dùng của thị trường, tạo công
ăn việc làm cho người lao động phát triển làng nghề và thủ công tạo cầu nối cho
tiến tình phát triển kinh tế xã hội.
- Tuy nhiên có một thực tế là phát triển theo phong trào một cách ồ ạt của
các làng nghề chưa được kiểm soát, chưa có quy hoạch, quy mô sản xuất nhỏ lẻ,
công nghệ sản xuất lạc hậu, các thiết bị thiếu đồng bộ, trình độ tay nghề thấp, không
đồng đều. Đồng thời việc quản lý quá trình sản xuất chất thải, nước thải, khí thái
2
còn yếu kém dẫn đến việc làm ô nhiễm môi trường sinh sống, vấn đề an toàn vệ
sinh lao động không được chú trọng.
- Làng nghề Triều Khúc đã được hình thành và phát triển tứ lâu đời với các
sản phẩm tái chế rất đa dạng, đặc biệt trong đó là sản phẩm đồ nhựa, với quy trình
công nghệ tái chế nhựa có quy mô và cho ra những sản phẩm chất lượng. Tuy nhiên
bên cạnh đó còn nhiều vấn đề bất cập tới môi trường.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung
Điều tra, đánh giá, hiện trạng các hoạt động tái chế nhựa phế liệu của làng nghề
Triều Khúc. Tổng hợp và đưa ra những số liệu mới, tìm hiểu những đổi mới trong
quy trình, phương thức tái chế của làng nghề để giảm thiểu tác động tới môi trường.
- Mục tiêu cụ thể
- Điều tra, đánh giá, hiện trạng của hoạt động sản xuất nhựa tái chế tại làng nghề
Triều Khúc
- Điều tra, đánh giá nhận thức về nhựa tái chế của người lao động tại làng nghề
Triều Khúc.
- Điều tra, đánh giá nhận thức về an toàn và vệ sinh lao động của người lao động
tại làng nghề Triều Khúc
- Đề xuất giải pháp nâng cao ý thức người dân lao động về bảo vệ môi trường xung
quanh cũng như môi trường lao động.
4. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu
1. Địa điểm nghiên cứu
- Làng nghề Triều Khúc, Thanh Trì, Hà Nội
2. Thời gian
- Dự kiến: 5 tháng từ 1/ 10/ 2014 – 29/ 02/2015
3. Đối tượng nghiên cứu
- Đơn vị sản xuất
- Số lượng đơn vị sản xuất
- Dây chuyền sản xuất
- Công nghệ sản xuất
- Cán bộ quản lý khu vực làng nghề, thanh niên chi đoàn cơ sở
3
- Người lao động trực tiếp sản xuất
5. Nội dung nghiên cứu
- Tập trung tìm hiểu về hiện trạng tái chế nhựa tại làng nghề Triều Khúc qua
những số liệu thông kê mới.
- Thu thập số liệu đánh giá nhận thức của người lao động tại làng nghề
Triều Khúc.
- Đánh giá nhận thức về sự an toàn, vệ sinh lao động của người dân tại làng
nghề Triều Khúc.
6. Phương pháp nhiên cứu
+ Phương pháp luận:
- Thu thập tài liệu, số liệu từ cơ quan chuyên ngành, chính quyền địa phương.
- Phương pháp phỏng vấn bằng bộ phiếu điều tra đối với người lao động
+ Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thống kê, thu thập số liệu.
- Phương pháp phân tích số liệu.
7. Dự kiến kết quả nghiên cứu:
- Ý nghĩa khoa học:
+ Đưa ra được những quy mô tái chế nhựa phế thải tại làng nghề Triều Khúc,
tìm hiểu về quy trình tái chế, áp dụng được những phương pháp khoa học kỹ thuật
trong việc tái chế.
+ Vận dụng được phương pháp nghiên cứu khoa học.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Đưa ra được những số liệu thực tế về tái chế nhựa tại làng nghề Triều
Khúc.
+ Tìm hiểu được những quy trình công nghệ tái chế mới.
+ Dự kiến đưa ra những giải pháp phù hợp cho việc tái chế tại làng nghề
Triều Khúc không gây ô nhiễm môi trường.
- Đề mục các kết quả nghiên cứu.
4
8. Dự kiến kế hoạch thực hiện
Bảng kế hoạch thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học
Tuần
TT
Nội dung
1
Lựa chọn và xây dựng đề tài
1
2
3
4
5
6
7
nghiên cứu khoa học
2
Báo cáo và thông qua đề cương
nghiên cứu
3
Tổ chức nghiên cứu trong khuôn
khổ đề cương được phê duyệt, bao
gồm thu thập số liệu và đi thực địa,
kết hợp với phân tích số liệu và
viết tổng quan tài liệu
4
Viết báo cáo
5
Báo cáo thử giữa các nhóm
6
Báo cáo kết quả nghiên cứu trước
hội đồng
Các nội dung, công việc
chủ yếu cần được thực hiện
Sản phẩm phải đạt
(các mốc đánh giá chủ yếu)
1.Lập mẫu phiếu điều tra
2.Lấy thông tin điều tra,
phỏng vấn người lao động
Thời gian (bắt đầu,
kết thúc)
Mẫu phiếu điều tra
1/10 / 2014 – 14/10/2014
Phát phiếu điều tra
15/10/2014 –15/ 11/ 2014
(50- 100 phiếu)
Phỏng vấn người dân
tại làng nghề ( khoảng
3.Tổng hợp số liệu trên phiếu
5 người)
Bản tổng kết phiếu
16/11/2014 – 25/1/2015
5
điều tra
điều tra
4.Sử dụng toán thống kê, phân
tích với các thông tin định lượng
5.Xử lý logic với các thông
tin định tính.
6.Kết luận
Rút ra kết luận . Hoàn
thành bản báo cáo đề tài
7.Báo cáo, nộp đề tài.
Báo cáo trước hội đồng
9. Phân chia trách nhiệm giữa thành viên của nhóm
26/1/2014 – 28/2/2015
02/2015
- Hai thành viên tự sắp xếp công việc và phân công một cách phù hợp.
10. Tài liệu tham khảo
1.
Báo cáo môi trường quốc gia 2008 – Môi trường làng nghề Việt Nam
Thông tư 46/2011-TT/BTNMT thông tư quy định về bảo vệ môi trường làng nghề.
2.
Báo cáo chính phủ tháng 9 năm 2011,Về việc thực hiện chính sách, pháp
luật về môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề
(Thực hiện Nghị quyết số 1014/NQ/UBTVQH 12)
3.
[ 1 ] Số liệu của Sở Công thương Hà Nội , năm 2013
4.
[ 2 ] Quyết định 31/2014/QĐ- UBND quyết định Ban hành quy định về
chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội
5.
Quyết định 577/QĐ – TTg , Quyết định phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ
môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Dự kiến phương tiện và kinh phí thực hiện đề tài
1.
Dự kiến phương tiện
1.
Di chuyển bằng xe máy hoặc xe bus
2.
Dự kiến kinh phí
2.
(1) Lập mẫu phiếu điều tra: 100.000 vnđ
3.
(2) Lấy thông tin điều tra, phỏng vấn : 500.000 vnđ
4.
(3) Tổng hợp, phân tích số liệu : 200.000 vnđ
5.
(4) Chi phí đi lại : 500.000 vnđ
6
6.
(5) Chi phí phát sinh khác : 130.000 vnđ
Tổng kinh phí dự kiến = (1) + (2) + (3) + (4) + (5) = 1.430.000 vnđ
7