Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Thanh Toán Tiền Hàng Trong Xuất Nhập Khẩu tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu An Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522.37 KB, 45 trang )


BỘ THƯƠNG MẠI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
CƠ SỞ 2 CẦN THƠ
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành:
NGHIỆP VỤ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU
Đề tài :
NGHIỆP VỤ
THANH TOÁN TIỀN HÀNG
TRONG XUẤT NHẬP KHẨU

Đơn vị thực tập: CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG (ANGIMEX )
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Lục
Học sinh thực tập: Phạm Ngọc Hoàng Thái
Lớp : XN27
A
Cần Thơ, tháng 8-2005

1

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
Để có được thành quả hôm nay và hoàn thành tốt thời gian
thực tập này, em xin chuyển đến quí thầy cô trường Cao Đẳng Kinh
Tế Đối Ngoại cơ sở 02, những người đã dìu dắt , dạy dỗ, truyền đạt
kiến thức và kinh nghiện quí báu cho em trong suốt thời gian học
tập tại trường. Lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành nhất.
Đặc biệt, em xin chân thành gởi lời cảm ơn đến:
Cô Nguyễn Thị Lục, là người đã trực tiếp hướng dẫn,tận tình
chỉ bảo, giúp đỡ em trong quá trình thực tập, để em hoàn thành


cuốn Báo Cáo Thực Tập này.
Ban Giám Đốc Công Ty Xuất Nhập Khẩu ANGIMEX, các hội
sở tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu ANGIMEX, phòng kế hoạch. Đặc
biệt anh Nguyễn Anh Thư đã tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp
những tài liệu cũng như thông tin cần thiết, truyền đạt những kinh
nghiêm thực tế trong suốt thời gian thực tập, giúp em hoàn thành
cuốn Báo Cáo Thực Tập này
Cuôí cùng, em xin kính chúc Quí Thầy Cô luôn dồi dào sức
khoẻ, gặt hái nhiều thành công trong công tác giảng dạy. Chúc toàn
thể Quí Cô Chú, Anh Chị trong công ty luôn dồi dào sức khoẻ và
thực hiện thắng lợi các kế hoạch để góp phẫn xây dựng nền kinh tế
đất nước, phát triển ngày càng giàu đẹp hơn.
Em xin chân thành cảm tạ và tri ân
Học sinh thực tập
Phạm Ngọc Hoàng Thái

2

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
____________________________________________________________________
____________________________________________________________________
____________________________________________________________________
____________________________________________________________________
____________________________________________________________________
____________________________________________________________________
____________________________________________________________________
____________________________________________________________________
____________________________________________________________________
____________________________________________________________________
____________________________________________________________________

____________________________________________________________________
____________________________________________________________________
____________________________________________________________________
____________________________________________________________________
____________________________________________________________________

3

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................

4

LỜI MỞ ĐẦU
Thương mại là một lĩnh vực kinh doanh cơ bản trong nền kinh tế
thị trường ở nước ta hiện nay. Với chính sách kinh tế mở, các công ty,
xí nghiệp đã đẩy mạnh tiến trình về thương mại, mà đặc biệt về việc

buôn bán, vận chuyển hàng hoá và thanh toán quốc tế. Vấn đề đó đã
được Đảng và Nhà Nước đánh giá là tầm quan trọng trong chiến lược
gia nhập vào nền kinh tế thế giới trong toàn bộ tiến trình hoàn cầu
hoá. Sau khi gia nhập các tổ chức ASEAN, AFTA, APEC, thực hiện
thương mại Việt – Mỹ . . . và đang đàm phán gia nhập WTO . Đã mở
ra cho các doanh nghiệp trong nước một thị trường cũng như những
khó khăn và thử thách . Đòi hỏi những người làm công tác xuất nhập
khẩu phải không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ và hoàn thiện
chuyên môn nghiệp vụ của mình. Trong kinh doanh xuất nhập khẩu có
nhiều nghiệp vụ quan trọng như: Giao dịch và đàm phán để kí kết hợp
đồng, chuẩn bị hàng xuất khẩu, giao hàng xuất khẩu bằng đường biển,
làm thủ tục hải quan hàng hoá xuất nhập khẩu, nghiệp vụ thuê
phương tiên vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu, mua bảo hiểm cho hàng
hoá, thanh toán tiền hàng trong xuất nhập khẩu . . .Đặc biệt trong các
nghiệp vụ đó, Tôi thấy nghiệp vụ thanh toán tiền hàng là nghiệp vụ
cuối cùng nhưng quan trọng nhất.
Vì vậy, với quá trình thực tập tại Công Ty Xuất Nhập Khẩu An
Giang, cùng sự hướng dẫn thực tế của các anh chị , cô chú mà đặc biệt
là anh Nguyễn Anh Thư. Đồng thời với những kiến thức mà các thầy
cô Trường Cao Đẳng Kinh Tế Đối Ngoại đã truyền đạt và sự hướng
dẫn nhiệt tình của Cô Nguyễn Thị Lục. Đã giúp tôi mạnh dạn chọn
nghiệp vụ “ Thanh Toán Tiền Hàng Trong Xuất Nhập Khẩu” làm đề
tài cho cuốn báo cáo thực tập này.
Mặc dù, tôi đã cố gắng nhiều trong việc thực hiện cuốn báo cáo
này. Nhưng vì sự hạn hẹp về kiến thức và thời gian thực tập tại Công
Ty để tìm hiểu thực tế không đủ giúp tôi tránh những sai sót, thiếu sót
trong quá trình làm báo cáo. Vì vậy, rất mong sự góp ý , bổ sung của
Thầy Cô, các CB – CNV của công ty để cuốn báo cáo này hoàn chỉnh
hơn.
Xin trân trọng kính chào và cảm ơn!

Học Sinh Thực Tập
Phạm Ngọc Hoàng Thái

5

PHẦN I

TÌM HIỂU CHUNG VỀ
CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU AN GIANG
(ANGIMEX)
I/ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY:
1. Quá trình hình thành:
Công Ty Xuất Nhập Khẩu An Giang có tiền thân là Công Ty Ngoại
Thương An Giang được thành lập ngày 23/07/1976 theo quyết định số 73/QĐ của
Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh An Giang, trụ sở đặt tại Châu Đốc. Đến năm1977, do ảnh
hưởng của chiến tranh biên giới Tây Nam từ cuối năm1977 và thiệt hại do lũ lụt
năm 1978, để đáp ứng nhu cầu và nhiệm vụ mới Công Ty Ngoại Thương An
Giang đổi tên thành Liên Hiệp Công Ty Xuất Nhập Khẩu An Giang theo quyết
định số 360/QĐ của UBND tỉnh An Giang trụ sở đặt tại số 01 đường Ngô Gia Tự
–phường Mỹ Long –Thị Xã Long Xuyên,nay là thành phố Long Xuyên.
Để tăng thêm nguồn vốn , mở rộng kinh doanh, thu hút đầu tư nước ngoài
phù hợp với tiền năng đất đai, lao động của vùng tứ giác Long Xuyên, công ty đã
tiếp cận, giao dịch, đàm phán với công ty Kitoku (Công ty kinh doanh lương thực
Nhật Bản ), từ đó công ty liên doanh ANGIMEX –KITOKU ra đời
Tháng 9/1991, công ty liên doanhANGIMEX –KITOKU đã khai trương với
tổng số vốn đầu tư 1 triêụ USD, vốn pháp định là 300 ngàn USD nhằm thực hiện
mục đích như sản xuất nông sản phẩm, chủ yếu là lúa gạo và các sản phẩm chế
biến từ bột gạo để xuất khẩu và nhập khẩu với buôn bán vật tư, hàng hoá phục vụ
cho sản xuất và hàng chế biến nông sản.


6

Đến năm1992, do yêu cầu tổ chức lại ngành ngoại thương Liên Hiệp Công
Ty Xuất Nhập Khẩu An Giang đổi tên thành Công Ty Xuất Nhập Khẩu An Giang .
Công Ty Xuất Nhập Khẩu An Giang là đơn vị trung tâm thực nghiệm xuất
nhập khẩu thuộc sự chỉ đạo của UBND tỉnh An Giang, chịu sự quản lý của nhà
nước, sở Thương Mại và Du Lịch An Giang
Tên giao dịch:
-Tên tiếng việt: Công Ty Xuất Nhập Khẩu An Giang
-Tên tiếng anh: AN GIANG IMPORT- EXPORT COMPANY
-Tên viết tắt: ANGIMEX
-Địa chỉ: trụ sở chính số 01 Ngô Gia Tự, phường Mỹ Long ,TP Long Xuyên
-Loại hình Doanh Nghiệp: Doanh Nghiệp Nhà Nước
-Điện thoại:(84-76) 841548 -841286
-Fax(84-76)843239
-Email:
-Chi nhánh đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh
+Địa chỉ:137 Trần Bình Trọng, Q.5,Thành phố Hồ Chí Minh
+Điện thoại:08.9234286
2. Quá trình phát triển:
Trong thời gian này, công ty đơn thuần làm nhiệm vụ thu mua cung ứng và
uỷ thác, Công Ty Xuất Nhập Khẩu An Giang đã hoàn thành nhiệm vụ thu mua
lương thực với cơ cấu hàng xuất khẩu lớn như: gạo; bắp; đậu nành; . . .Về cơ cấu
nhập khẩu phần lớn là vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất thường chiếm tỉ trọng
30% trở lên đã góp phần tạo nguồn vật tư cho sản xuất nông nghiệp(UREA, NPK,
Thuốc trừ sâu. . .) và một số hàng thiết yếu cho nông dân.
Năm 1990, Công ty xây dựng nhà máy xay sát lúa ANGIMEX, với công
suất 5t/h và các công trình phụ tạo với tổng giá trị:2.792.456.000
đ
Năm 1991 và 1992 công ty cải tạo mặt bằng xây dựng kho trên tổng diện

tích 14,2 m
2
, lắp đặt lò xấy nông sản 5T/h, lắp đặt hai nhà máy đánh bóng gạo với
công suất 4T/h,với tổng giá trị:1.480.039.000
đ
Năm 1993, công ty lắp đặt nhà máy đánh bóng gạo An Hoà và các công
trình phụ trợ, một nhà máy xay sát Nhật với tổng giá trị 822.416.000đ
Năm 1994, Xây dựng nhà máy ANGIMEX 5 (Chợ Vàm) lắp đặt lò xấy
nông sản công suất 5T/h, lắp đặt tại nhà máy đánh bóng gạo với các công trình phụ
tạo tổng giá trị 750.762.000đ
Năm 1995, xây dựng nhà máy ANGIMEX 5 (Chợ Mới) gồm: xây dựng nhà
kho 180m, lắp đặt đánh bóng gạo 5T/h và một máy đánh bóng gạo ở kho Đồng
Lợi (Châu Thành) và các công trình phụ trợ với tổng giá trị :1.503.755.000đ
Năm 1998, Công Ty Xuất Nhập Khẩu An Giang được bộ Thương Mại và
Du Lịch cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp. Qua đó, Công Ty nhanh chóng
tiếp cận thị trường nước ngoài. Đã quan hệ mua bán với khách hàng
như:Campuchia; Pháp; Singapore; HongKong . . .Trong quá trình quan hệ mua
bán với các công ty đã xác định đựơc những khách hàng có thể tin cậy để hợp tac
nguồn vốn khá lớn như: Recope; D.C; I.I.I; HongKong, Mekong, Kitoku . . .
Để mở rộng kinh doanh, thu hút đấu tư lao động nước ngoài phù hợp với
tiềm năng của vùng Tứ Giác Long Xuyên. Công ty có thể xuất khẩu lên tới từ
40.000 tấn đến 60.000 tấn gạo và trên 30.000 tấn nông sản khác

7

Công ty đã tiếp cận giao dịch đàm phán với công ty liên doanh lương thực
Vietshing (Hongkong) thành lập Công Ty ANGIMEX –Vietshing với xí nghiệp
chế biến thực phẩm An Giang (AVF) đã phổ biến đầu tư sản xuất, phát triển các
loại nấm rơm, bắp non . . .mang lại hiệu quả kinh tế cao bước đầu được nông dân
hưởng ứng.

Chức năng và nhiệm vụ của công ty
* Chức năng:
Ngành kinh doanh chủ yếu của công ty là: Xuất khẩu gạo(mặt hàng chủ
yếu), đậu xanh, thép, đá xây dựng và các loại khác.
Bên cạnh đó, Công Ty còn sản xuất kinh doanh thương mại dịch vụ
* Nhiệm vụ:
Nhiệm vụ chính của công ty là xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản
xuất kinh doanh và kế hoạch khác có liên quan đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh
doanh dịch vụ của công ty.
Công ty còn tạo nguồn vốn, khai thác và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả
các nguồn vốn đó. Làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà Nước theo luật định, trên
cơ sở tận dụng năng lực sản xuất ứng dụng khoa học kỹ thuật.
Mở rộng liên kết với các cơ sở SXKD với trong và ngoài nước tăng cường
hạch toán kinh tế và nghiên cứu các biện pháp nâng cao chất lượng, khối lượng
hàng xuất khẩu để nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước và bản thân công ty.
Thực hiện tốt tài sản lưu động, tiền lương, bảo hiểm xã hội. . .Nâng cao trình độ
nghiệp vụ tay nghề cho cán bộ công nhân viên.
Tuân thủ thực hiện những chế độ, chính sách nhà nước qui định về kinh
doanh xuất nhập khẩu và giao dịch đối ngoại.

8

II. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY :
1. Sơ đồ bộ máy :
Các xí nghiệp và cửa hàng Thương Mại được bố trí tại các trọng điểm ở
các tỉnh và các thành phố; nhiệm vụ của các xí nghiệp là thu mua, chế biến lúa gạo
trong nước và xuất khẩu theo kế hoạch của công ty:
+ Xí nghiệp chế biến lương thực1: Có 3 phân xưởng( Long Xuyên; Chợ
Mới; An Hoà)với tổng sức chứa của kho là 18.500 tấn
+Xí nghiệp chế biến lương thực 2: Gồm 3 phân xưởng (Đồng Lợi; An Hoà

Châu Phú) tổng sức chứa của kho 3.200 tấn

9
Phó giám đốc
phụ trách XNK
Phó giám
đốc phụ
trách TM
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng đầu

Phòng kế
toán
Phòng kế
toán
Phòng tổ
chức
Cửa
hàng
TM DV
sửa
chữa xe
Cửa
hàng
Đại lý
Cửa
hàng
TM
số 2
Cửa

hàng
TM
số 4
Cửa
hàng
Honda
và DV
Long
Xuyên
Cửa
hàng
honda
vàDV
Châu
Đốc
Cửa
hàng
TM
Châu
Phú
Phòng chi
nhánh TP
XN 1 XN 2
XN 4
Nhà
máy
Châu
Đốc
XN 3
XN

bao bì

vận
tải
Cửa
hàng
TM
Tịnh
Biên

+Xí nghiệp chế biến lương thực 3: gồm 2 phân xưởng và sứ chứa của kho
8000 tấn.
+Xí nghiệp chế biến lương thực 4 :gồm 2 phân xưởng( Thoại Sơn; Cống
Vong) với tổng sức chứa 12.000 tấn
+Xí nghiệp bao bì và vận tải: ở Mỹ Thới , TP Long Xuyên
+Nhà máy chế biến Châu Đốc: Toạ lạc tại phường Châu Phú, thị xã, Châu
Đốc, An Giang với sức chứa 4.000 tấn.
* Các cửa hàng bao gồm
+Cửa hàng đại lý: toạ lạc tại 01 Ngô Gia Tự, TP Long Xuyên, An Giang
+Cửa hàng thương mại số 2: toạ lạc tại 207 Trần Hưng Đạo, TP.Long
Xuyên, An Giang
+Cửa hàng thương mại số 4: toạ lạc tại 3/3 đường Nguyễn Huệ, TP.Long
Xuyên, An Giang.
+Cửa hàng Honda Long Xuyên: toạ lạc tại 01 Ngô Gia Tự,TP Long Xuyên,
An Giang
+Cửa hàng Honda Châu Đốc: toạ lạc tại đường Quang Trung, Thị Xã Châu
Đốc, An Giang
+Cửa hàng thương mại Tịnh Biên: toạ lạc tại xã Xuân Tô, huyện Tịnh Biên,
An Giang
+Cửa hàng thương mại dịch vụ sửa chữa xe ANGIMEX: toạ lạc tại 01-02

Ngô Gia Tự, TP Long Xuyên, An Giang
2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
+Ban Giám Đốc :
là người có quyền cao nhất, điều khiển mọi hoạt động của công ty và cũng
là người chịu trách nhiệm về mọi hoạt đông của công ty.
Phó Giám Đốc : (02 người ) là người phụ tá đắc lực cho Giám Đốc ở lĩnh
vực sản xuất kinh doanh.
 Một phó Giám Đốc chịu trách nhiệm điều tiết tất cả các cửa hàng thương
mại.
 Một phó Giám Đốc chịu trách nhiệm: chuyên ngành các hoạt động thu
mua, sản xuất, xuất nhập khẩu các phòng ban khác giúp Giám Đốc quán xuyên
toàn bộ tình hình sản xuất kinh doanh của Công Ty theo quyền hạn và nghiệp vụ
của mình.
+ Phòng tổ chức hành chánh:
Soạn thảo, triển khai kế hoạch thực hiện quy chế làm việc lập dự thảo hoạt
động của Công Ty, quản lý dân sự cho toàn Công Ty sắp xếp bộ máy, tổ chức
danh sách lao động và phân bổ cho công nhân viên.
Xây dựng kế hoạch tiền lương, tiền thưởng, kế hoạch đào tạo bảo hộ lao động,
hành chính, y tế.
Bình chọn thi đua, báo cáo thành tích cá nhân, tập thể.
Thực hiện công tác hành chánh, tiếp khách hội họp, hội nghị khách hàng.
Quản lý điều động phương tiện vận chuyển, chở tiền đến các điểm thu mua
trong vùng và đi công tác cho công nhân viên. Đồng thời, phụ trách quản lý con
dấu cho đơn vị.

10

+ Phòng kế hoạch kinh doanh:
Thực hiện các chức năng cơ bản theo đúng các chức năng phân công, giúp
lãnh đạo nắm bắt được thông tin về hàng hoá một cách kịp thời, và kịp thời đề

xuất các biện pháp nhằm củng cố nội dung , cơ hội tốt nhất và thuận lợi cho Công
Ty.
Đối với việc thu mua, phòng kế hoạch giúp lãnh đạo về các mặt : cung cầu,
chất lượng, giá cả, chủng loại sản phẩm giúp Công Ty đề ra những chiến lược phù
hợp với từng thời điểm nhất định để kinh doanh có hiệu quả cao, và đặt mối quan
hệ tốt với khách hàng.
+ Phòng đầu tư và phát triển:
Có nhiệm vụ theo dõi các hoạt động trong lĩnh vực máy móc, thiết bị công
nghệ sản xuất. Đồng thời đưa ra các ý kiến có liên quan đến kỹ thuật công nghệ.
Xác định nguyên nhân hư hỏng của máy móc, đưa ra phương án khắc phục
và sửa chữa, thường xuyên theo dõi và điều chỉnh công nghệ sản xuất phù hợp với
đặc điểm của từng vùng, nguyên liệu. Để giữ cho Công Ty sản xuất sản phẩm có
chất lượng ổn định và thu được hiệu quả sản xuất cao.
Bên cạnh đó phòng đầu tư còn tích cực tham gia vào sáng kiến cải tiến kỹ
thuật của đơn vị sản xuất để Công Ty định hình chiến lược sản xuất và mở rộng thị
phần trên thị trường.
+ Phòng kế toán tài vụ:
Có nhiệm vụ quản lý công tác tài chính, kế toán, tổ chức, hạch toán sản xuất
kinh doanh của Công Ty. Xây dựng kế hoạch tài chính và hoàn thành quyết toán
do Bộ đề ra.
Tích cực thu hồi công nợ, không để thất thoát tài sản của Công Ty
Tổ chức kiểm kê, cân đối tiền hàng và báo cáo kịp thời phục vụ cho công tác
lãnh đạo của Công Ty
+Chi nhánh TP.HCM:
Chi nhánh TP.HCM có nhiêm vụ giao dịch đàm phán các hoạt động xuất
nhập khẩu, giao nhận và làm thủ tục hải quan cho hàng hoá.
III.TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG
NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY:
Ngày nay, với việc thực hiện chủ trương kinh tế mở cửa, ta đã thu hút một
lượng lớn các nhà đầu tư, các tổ chức Quốc Tế đến Việt Nam nói chung và Công

Ty nói riêng. Thị trường xuất khẩu của Công Ty ngày càng mở rộng và từ đó
mang lại lợi ích thiết thực cho toàn công ty nói riêng và toàn xã hội nói chung.
+Bảng tình hình nguồn vốn của công ty: (đơn vị tính: Tỉ đồng)
* Vốn cố định: 80 tỉ
* Vốn lưu động: 45 tỉ
* Tổng cộng: 125 tỉ
+ Nhận xét:
Qua bảng tình hình nguồn vốn của Công Ty ta thấy Công Ty có thể tự chủ
động được trong vấn đề tài chính, đây là một biểu hiện rất tốt tạo điều kiện thuận
lợi cho Công Ty trong việc mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao uy tín cũng như
quảng bá sản phẩm của công ty trên thị trường thế giới.

11

1. Tình hình kinh doanh của công ty trong những năm gần đây:
Bảng1: cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Mặt hàng
Năm 2003 Năm 2004
Giá trị
(1000USD)
Tỉ trọng
(%)
Giátrị
(1000USD)
Tỉ trọng
(%)
Gạo 45.674,47 95,89 46.083,626 96,2
Phân bón 1.849,67 3,88 1.353,27 2,82
Hàng Tạp
Hoá

55,32 0,12 40,60 0,08
Đường 3,76 0,01
Bột giặt 48,52 0,10 70,48 2,10
Tổng cộng 47.631,47 100 47.913,33 100
Qua bảng trên ta thấy: Gạo là mặt hàng chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu
mặt hàng xuất khẩu của Công Ty trong những năm gần đây.Theo số liệu trên, thì
ta thấy tình hình kinh doanh của các mặt hàng sau:
+ Gạo: năm 2004 có giá trị xuất khẩu cao hơn năm2003 nhưng không đáng
kể, chỉ tăng hơn năm2003 có 0,31% ( số tuyệt đối :409.156 USD)
+Phân bón: năm 2004 thì xuất khẩu ít hơn 2003 với tỉ trọng 1,06% (số tuyệt
đối: 496.400 USD ). Vì thế ta phải tìm nguyên nhân làm giảm mức xuất khẩu về
mặt hàng phân bón .
+Hàng tạp hoá: năm2004 cũng xuất khẩu ít hơn năm 2003 với tỉ trọng
0,04% (số tuyệt đối :14.720 USD)
+Đường :thì năm2004 không xuất khẩu
+Bột giặt: thì năm2004 tăng hơn năm2003 với tỉ trọng 1% (số tuyệt đối:
21.960 USD)
Ta thấy kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng năm2004 tăng so với năm 2003
giá trị: 282.840 USD.
*Bảng 2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu năm 2003 -2004:
Đơn vị tính: 1000 USD
Thị trường Năm2003 Năm 2004
Giá trị
(1000 USD)
Tỉ trọng
(%)
Giá trị
(1000
USD)
Tỉ trọng

(%)
Campuchi
a
2.300,61 4,83 1.488,56 2,98
Singapore 2.430,91 5,10 369,81 0,77
Ukraine 42,63 0,09
Indonesia 13.647,91 28,71 666,94 1,39
Malaysia 20.669,01 43,39 6.688,81 13,96
philippines 7.873,88 16,53 6.924,74 14,45
Châu phi 567,00 1,19 30.047,96 62,72
Australia 6,36 0,02 1,15 0,002
Canada 66,77 0,14
Balan 989,42 2,07
Europe 795,60 1,66%

12

Tổng cộng 47.631,74 100 47.913,33 100
Qua bảng trên ta thấy tình hình xuất khẩu của Công Ty ở các thị trường
như sau:
+Năm 2004 so với năm 2003 có những thay đổi :có sự giảm ở các thị
trường như: Campuchia; Singapore; Ukraine; Indonesia; Malaysia; philippin;
Australia: Canada. Nhưng không làm cho kim ngạch xuất khẩu của Công Ty giảm.
Vì Công Ty đã mở rộng thị trường qua Balan; Europe.
Ngoài ra năm 2004 Công Ty đã xuất khẩu sang thị trường Châu Phi tăng
mạnh so với năm 2003. Vì vậy, đã đẩy kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng hơn
so với năm 2003.
2. Thuận lợi và khó khăn:
* Thuận lợi:
Công Ty là đầu mối xuất nhập khẩu của tỉnh nên có nhiều thuận lợi trong

kinh doanh, giao dịch kí hợp đồng với khách hàng trong và ngoài nước.
Lợi thế của Công Ty là mặt hàng gạo chính là mặt hàng tiềm năng và là
chiến lược của cả nước. Hơn nữa Tỉnh An Giang là một trong những địa phương
có sản lượng khá cao của Việt Nam, do đó nguồn nguyên liệu cung ứng cho việc
sản xuất xuất khẩu là khá lớn, thường xuyên và ổn định. Bên cạnh đó, vị trí mặt
bằng của Tông Ty nằm ở trung tâm tỉnh An Giang nên rất gần nguồn vốn cung
ứng nguyên liệu, đây là điều kiện để mở rộng ngành chế biến gạo xuất khẩu.
Đội ngũ Cán Bộ – Công Nhân Viên giàu kinh nghiệm, trình độ tay nghề
cao, nhiệt tình công tác. . .
Công Ty đã quan hệ thương mại và tạo uy tín với bạn hàng về sản lượng,
chất lượng và giá cả phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
Công Ty có kế hoạch thu mua và sản xuất, dự trữ hợp lý, vừa quay nhanh
nguồn vốn vừa tận dụng được thời cơ thuận lợi về giá cả thu mua và vẫn đảm bảo
có nguồn nguyên liệu chất lượng tốt.
Ngoài những thuận lợi trên Công Ty còn co các thuận lợi khác như:
Được sự quan tâm và giúp đỡ của ban thường vụ tỉnh uỷ, UBND tỉnh và
ban điều hành thu mua lúa gạo của dân, phân bổ qua Công Ty chỉ tiêu tạm trữ
Về kinh tế: được sự hỗ trợ từ các ngân hàng thương mại, các tổ chức như:
IMF; FAO;WTO; ICC; UNCTAD . . . tạo điều kiện để Công Ty hoạt động có hiệu
quả.
Về chính trị xã hội : Tình hình chính trị của Việt Nam ổn định, Nhà nước
có chính sách đối ngoại và đối nội phù hợp.
Về công nghệ: Công nghệ trên thế giới ngày càng tiên tiến và hiện đại.
* Khó khăn;
Trong cơ chế thị trường nhiều Công Ty thành lập và có giấy phép kinh
doanh. Vì vậy, sự cạnh tranh của các Công Ty ngày càng gay gắt nên các Công Ty
phải không ngừng nỗ lực, hoàn thiện sản phẩm của mình ngày một tốt hơn để hoà
nhập vào thị trường ngày càng đa dạng và phức tạp.
Công Ty chưa có bộ phận tiếp thị, nghiên cứu thị trường nên chưa chủ động
trong công tác tìm kiếm và thu hút khách hàng.

Sự biến động về gía cả và các vụ thu hoạch làm cho Công Ty gặp khó khăn
trong việc kí kết hợp đồng.

13

PHẦN II
NGHIỆP VỤ CỤ THỂ
I.CÔNG TÁC CỤ THỂ TRONG NGHIÊN CƯÚ TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG
VÀ CHUẨN BỊ ĐÀM PHÁN ĐỂ KÍ HỢP ĐỒNG:
1.Nghiên cứu và tiếp cận thị trường:
*Nghiên cứu thị trường:
Cần nghiên cứu về các vấn đề sau ở các thị trường:
-Về đất nước, con người; tình hình chính trị & xã hội: diện tích, dân số, địa
lý, ngôn ngữ, khí hậu, các trung tâm công nghiệp và thương mại chủ yếu, chế độ
chính trị, hiến pháp, các chính sách kinh tế và xã hội, thái độ chính trị đối với quốc
gia của mình.
- Về kinh tế cơ bản: đồng tiền trong nước, tỷ giá hối đoái và tính ổn định
của chúng, cán cân thanh toán, dự trữ ngoại tệ, tình hình nợ nần, các chỉ số về
buôn bán, tập quán tiêu dùng, dung lượng thị trường.
-Về cơ sở hạ tầng: đường xá, cầu cống, bến phà, bến cảng, sân bay, các
phương tiện giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, bưu chính.

14

-Chính sách ngoại thương: Các nước đó có là thành viên của các tổ chức
quốc tế nào không như:WTO; AFTA . . .Các mối quan hệ buôn bán đặc biệt, chính
sách kinh tế nói chung và chính sách ngoại thương nói riêng.
-Tìm hiểu hệ thống Ngân Hàng tín dụng của các thị trường.
-Điều kiện vận tải và tình hình giá cước.
Ngoài ra cần phải nắm vững những điều kiện có liên quan đến chính những

mặt hàng dự định kinh doanh của mình, trên thị trường nước ngoài: dung lượng thị
trường, tập quán và thị hiếu của người tiêu dùng, các kênh tiêu thụ, sự biến động
giá cả. Và cuối cùng là phải chọn thị trường mục tiêu.
*Tiếp cận thị trường:
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay ngày càng phát triển, đối với các
doanh nghiệp Việt Nam viêc mua bán sản phẩm trên thương trường Quốc Tế là
một công việc không phải dễ dàng, vì thị trường thế giơi cạnh tranh rất gay gắt.
Trong sự cạnh tranh đó, để không bị thất bại trên thương trường thì các doanh
nghiệp phải chọn cho mình những hướng đi, chính sách đúng đắn, phù hợp để tồn
tại và phát triển.
Công Ty XNK An Giang trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành công
đáng kể trong lĩnh vực kinh doanh XNK. Tuy nhiên, những thành công đó chưa
xứng với tầm qui mô của Công Ty. Hiện nay, để doanh nghiệp của mình kinh
doanh có hiệu quả hơn nữa thì lãnh đạo Công Ty cần tìm những biện pháp đẩy
mạnh XK, tìm bạn hàng mới và thâm nhập vào các thị trường mới. Do đó cần
phải luôn tiếp cận thị trường để lập phương án kinh doanh mới cho hoạt động của
Công Ty.
Hoạt động sản xuất kinh doanh XNK rất phức tạp. Bởi vì khách hàng phần
lớn là người nước ngoài nên việc đi lại rất tốn kém và khó khăn, mà mỗi nước có
một phong tục tập quán riêng, hệ thống pháp luật riêng. Hệ thống tiền tệ và tài
chính cũng khác nhau. Cho nên hoạt động kinh doanh phải chịu sự điều tiết của hệ
thống này. Do đó trước khi bước vào giao dịch thì Công Ty phải chuẩn bị chu đáo.
+ Thông qua báo, tạp chí chuyên nghành, trang website trên mạng
+Thông qua các tổ chức liên quan như: Phòng Thương Mại Công Nghiệp; Hiệp
Hội Xuất Nhập Khẩu, các danh bạ xuất nhập khẩu, sứ quán hoặc các tổ chức
thương mại nước ngoài.
+Thông qua các hội trợ triển lãm trong và ngoài nước.
*Thuận lợi:
-Tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật tạo điều kiện thuận lợi cho Công Ty
trong việc nghiên cứu tiếp cận thị trường.

-Nhà nước có chính sách khuyến khích xuất khẩu, sản xuất trong nước và
tạo mối quan hệ với các nước trên thế giới.
-Được sự hỗ trợ của các tổ chức như: IMF; FAO;WTO; ICC; UNCTAD . . .
tạo điều kiện để Công Ty hoạt động hiệu quả.
-Đội ngũ CB-CNV giàu kinh nghiệm, trình độ tay nghề cao, nhiệt tình
công tác.
* khó khăn:
-khó khăn thường gặp không phải là tìm khách hàng mới, mà là chưa có
một mạng lưới thông tin tốt về thị trường và khách hàng nên cũng gặp không ít
khó khăn trong vấn đề tìm hiểu về thị trường như: như cầu của từng thị trường về

15

mặt hàng qua từng mùa trong năm, tình hình tiêu thụ mặt hàng đó, xem mặt hàng
này có nằm trong danh sách cho phép nhập khẩu của thị trường đó hay không, tiêu
thu mặt hàng nào? Cách chế biến ra sao? Cách đóng gói trình bày ra sao? cách
giao dịch, thanh toán ra sao?
-Còn thiếu kinh ngiệm trong quảng cáo, chào hàng do mạng lưới Marketing
mới thành lập gần đây. Nên công tác Marketing của Công Ty còn hạn hẹp, thụ
động. Chủ yếu là dựa vào sự đặt hàng của các khách hàng quen thuộc hoặc sự liên
hệ của khách hàng môi giới của các đơn vị khác.
2. Cách lập phương án kinh doanh và định giá hàng trong các hợp đồng
xuất nhập khẩu:
2.1 Lập phương án kinh doanh:
-Phương án kinh doanh là một kế hoạch hành động cụ thể của giao dịch
mua bán hàng hoá hoặc dịch vụ
Do vậy, trên cơ sở nghiên cứu tiếp cận thị trường mà Công Ty đã thu mua.
Từ đó đòi hỏi Công Ty phải đề ra cho mình một phương án kinh doanh, xác định
mục tiêu kinh doanh, nhằm đẩy mạnh xu hướng hoạt động của Công Ty.
-Lập phương án kinh doanh như sau:

* Nhận định tổng quát về tình hình thị trường để thấy được những thuận
lợi hay khó khăn trong kinh doanh. Phải có sự nhận định tổng quát diễn biến của
thị trường thương nhân. Bên cạnh đó, ta phải chỉ định mặt hàng kinh doanh và
lượng hàng kinh doanh và phải nắm vững các vấn đề sau:
-Dựa vào hạn ngạch đã được nhà nước cấp.
-Dựa vào đơn hoặc thư hỏi hàng của khách hàng.
-Dựa vào tình hình thực tế xuất nhập khẩu qua các năm và xu hướng nắm bắt
được thị trường trên quốc tế.
-Tiến hành chỉ định lượng hàng kinh doanh và mặt hàng kinh doanh. Do đặc
điểm thị trường và giá cả luôn biến động. Do đó, việc lựa chọn thời gian giao dịch
kịp thời hay chậm trễ sẽ mang lại hiệu quả khác nhau, cho nên phải xác định rõ sẽ
sử dụng phương pháp giao dịch nào và áp dụng ở thị trường nào.
-Trên cơ sở nhận định tổng quát về thị trường để xác định mặt hàng dự định
kinh doanh là gì? Đặc điểm kinh tế của nó như thế nào?
-Tuỳ theo tập quán thương mại của từng nước mà lựa chọn điều kiện thương
mại cho phù hợp. Muốn vậy, thì phải chủ động trong kinh doanh, nắm vững tập
quán thương mại cần buôn bán.
-Đánh giá hiệu quả kinh tế: phải có những tính toán để sơ bộ đánh giá hiệu quả
đem lại cho phương án kinh doanh thông qua các chỉ tiêu sau đây:
*Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu, tỷ xuất ngoại nhập khẩu và hiệu quả trực tiếp
nghiệp vụ XNK:
-Tỷ suất doanh lợi: là mức phần trăm giữa doanh lợi đem về so với số vốn bỏ
ra ban đầu.
P’= P x 100(%) : C
Trong đó:
P:doanh lợi (lãi)
C : Số vốn bỏ ra
P’: tỷ suất doanh lợi
-Thời gian hoà vốn: là thời gian mà công ty thu hồi lại toàn bộ số vốn bỏ ra
kinh doanh.


16

-Điểm hoà vốn: là thời gian địa điểm mà chi phí kinh doanh bằng với doanh
thu
Doanh thu = P.X
Trong đó:
P:giá đơn vị của loại hàng
X: số lượng sản phẩm bán được.
Chi phí: X chi phí cố định về quản lý hành chánh, khấu hao (f): bất biến
X: Chi phí khả biến: nó có những biến động nguyên vật liệu hoặc giá của đơn
vị sản phẩm, khả biến này gọi là (Vx)
Vậy ta có: CF’= f+Vx
Doanh thu: PX= f+ Vx
Tóm lại:
Việc lập phương án kinh doanh giúp cho Công Ty có hướng đi đúng, có
thể nhận định tổng quát về hiệu quả của phương án kinh doanh đề ra. Để từ đó có
thể tránh được những rủi ro vì việc lập phương án kinh doanh dự đoán được.
2.2 Xác định giá trong các hoạt động xuất khẩu:
a/ Xác định giá trong các hoạt động xuất khẩu:
Đối với lô hàng xuất khẩu, việc xác định giá cho lô hàng đó có ảnh hưởng
rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Việc xác định giá cho hàng
xuất khẩu có 2 cách:
- Định giá hướng vào sản xuất: Tức là cộng tất cả chi phí vào đó để làm căn
cứ định giá cho hàng xuất khẩu.
-Định giá cho hàng thị trường: Tức là dựa vào giá của những trung tâm
thương mại quốc tế trong những giao dịch thông thường.
+Đối với Công Ty XNK An Giang việc xác định giá cho hàng xuất khẩu
như sau:
Giá thu mua nguyên vật liệu trong nước để chế biến + tất cả các chi phí để

thực hiện xuất khẩu, vận chuyển bốc dỡ, thuế xuất khẩu => giá thành + lợi nhuận
dự tính cho xuất khẩu => giá thành xuất khẩu lô hàng.
b/ Đối với hàng nhập khẩu:
Những năm gần đây, Công Ty không có kim nghạch nhập khẩu nên không
có phương án kinh doanh cũng như xác định giá hàng nhập khẩu.
* Tóm lại:
Việc xác định giá cả trong các hoạt động XNK là rất quan trọng. Đối với
doanh nghiệp cần phải xác định giá cả hợp lí để hai bên có thể đi đến kí kết hợp
đồng. Nhưng phải đảm bảo hiệu quả kinh tế của hợp đồng. Vì thế, hợp đồng phải
được thành lập chặt chẽ và chính xác.
3. Các hình thức đàm phán, giai đoạn chuẩn bị và tiến hành đàm phán:
3.1 Các hình thức đàm phán:
Đàm phán có thể diễn ra với nhiều hình thức khác nhau, mỗi hình thức có
ưu, khuyết điểm khác nhau. Sau đây là một số hình thức đàm phán:
* Gặp mặt trực tiếp:
Là hình thức mà hai bên gặp mặt trực tiếp đàm phán, thoả thuận những
điều kiện của hợp đồng.
+Ưu điểm của hình thức này là giúp đẩy nhanh quá trình đàm phán, cho
phép hai bên giải quyết được những bất đồng phức tạp, hiểu được nhu cầu của

17

nhau, duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài với nhau, kết quả của việc đàm phán
được xác định ngay khiến cho hợp đồng mau chóng đi vào thực hiện.
+Khuyết điểm của hình thức là đi lại tốn kém, dễ lộ bí mật.
Để cho việc đàm phán thành công, cần tìm hiểu rõ phong tục, tập quán của
đối tác. Khi tiếp đón, cần coi trọng quan hệ cá nhân để gây thiện cảm. Người đàm
phán cần nắm rõ ngôn ngữ đàm phán để chủ động, linh hoạt và nâng cao được tốc
độ đàm phán, không nên nôn nóng mà đưa ra quyết định mà phải kiên nhẫn theo
đuổi mục đích của mình.

Khi đàm phán phải chú ý lắng nghe va quan sát đối tác, tránh biểu lộ ý định
của mình ra ngoài.
* Qua thư từ, điện tín (Fax, Telex..)
Đây là một trong những cách đàm phán đơn giản và dễ thực hiện. Công
việc giao dịch qua thư từ đòi hỏi nhiều thời gian chờ đợi, có thể cơ hội mua bán tốt
sẽ trôi qua. Khi đó, việc sử dụng bằng điện tín đã khắc phục được phần nào. Nên
dùng hình thức này khi biết trước khả năng thoả thuận không cao, tuy nhiên trước
khi sử dụng cần có sự cân nhắc và chuẩn bị chu đáo. Với một đối phươưng khéo
léo, dày dặn thì việc đoán được ý đồ của họ qua lời lẽ trong thư là một việc tương
đối khó khăn. Vì vậy, khi viết thư, gửi thư thì cần đảm bảo những yêu cầu sau:
phải lịch sự, chính xác, khẩn trương, kiên nhẫn.
Đàm phán theo hình thức này có các ưu, khuyết điểm sau:
+ Ưu điểm:
Ít tốn kém về đi kại, có thể giữ được bí mật, có thể đem ra bàn bạc cụ thể,
có thể giao dịch một lúc nhiều bạn hàng khác.
+Khuyết điểm:
Tốn thời gian, không hiểu hết ý nhau
* Đàm phán qua điện thoai:
Điện thoại chỉ được sử dụng trong những trường hợp thật cần thiết, khẩn
trương hoặc trong trường hợp mà mọi điều kiện đã thảo luận xong chỉ còn xác
nhận một vài chi tiết. Hình thức đàm phán này thông thường chỉ sử dụng với
khách hàng đã quen thuôc. Tuy nhiên, cần chuẩn bị chu đáo và đầy đủ nhất trước
khi đàm phán (nên đển sẵn trước mặt những thông tin cần thiết, phải nắm vững
ngôn ngữ đàm phán…). Sau khi đàm phán xong cần xác nhận lại văn bản
+Ưu điểm:
Phương pháp này cho kết quả nhanh chóng
+Khuyết điểm:
Không trình bày được hết ý, tốn kém. Mặt khác trao đổi qua điện thoại là
trao đổi miệng, không có gì làm bằng chứng cho những thảo thuận, quyết định
trong trao đổi.

* Đàm phán qua mạng:
Với sự bùng nổ của mạng Internet, chắc chắn một ngày không xa đàm phán
qua mạng sẽ trở thành hình thức phổ biến trong ngoại thương. Vì nó có thể khắc
phục được những khuyết điểm của những hình thức trên. Vì vậy, các doanh nghiệp
Việt Nam cần phải chuẩn bị các thiết bị và lực lượng để đón nhận hình thức này.
Hiện nay, phạm vi áp dụng giao dịch đàm phán qua mạng trong ngoại thương của
Việt Nam còn hạn hẹp và chưa có kết quả cao. Nên trong tương lai cần phải đầu tư
và ứng dụng nhiều hơn.
3.2 Các bước chuẩn bị đàm phán:
Để cuộc đàm phán thành công thì cần làm tốt các yếu tố sau:

18

×