Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

TRẦN THUẬT TRONG SỮNG SỜ VÀ RUN RẨY CỦA AMÉLIE NOTHOMB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.94 KB, 101 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan: đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ
cơng trình nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2012

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

NGÔ THỊ THỦY


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại khoa Văn học – Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, dưới sự hướng dẫn của
GS.TS Lộc Phương Thủy.
Tôi xin bày tỏ lịng cảm ơn chân thành đến các thầy, cơ khoa Văn học,
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội;
đến gia đình, bạn bè đã giúp đỡ , động viên, khích lệ tơi trong suốt q trình
học tập, hồn thành luận văn này; đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô
giáo hướng dẫn GS.TS Lộc Phương Thủy, đã tận tình hướng dẫn, động viên
tơi trong q trình thực hiện luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2012


TÁC GIẢ LUẬN VĂN

NGÔ THỊ THỦY


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................2
CHƯƠNG 3. KHƠNG GIAN VĂN HĨA...................................................62
KẾT LUẬN....................................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................95

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Amélie Nothomb là nhà văn nổi tiếng, được nhiều người yêu mến
nhưng chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam. Bà sinh ngày 13/8/1967 tại
Kobe, Nhật Bản, là con gái ngài đại sứ Bỉ Patrick Nothomb. Bà chịu ảnh
hưởng sâu sắc của văn hóa đất nước Mặt trời mọc. Lên năm tuổi, Amélia tiếp
tục theo cha qua Trung Quốc, Mỹ rồi các nước Đông Nam Á. Bà chỉ trở về Bỉ
năm mười bảy tuổi và hoàn toàn bị sốc khi khám phá và hịa nhập với nền văn
hóa phương Tây. Năm mười chín tuổi, sau một biến cố gia đình, Nothomb trở
lại Nhật Bản làm việc cho tập đoàn lớn tại Tokyo. Năm 1992, bà xuất bản
cuốn tiểu thuyết đầu tay, Hygiène de I’assassin (Hồi ức kẻ sát nhân), cuốn
sách đánh dấu thành công đầu tiên của bà. Đều đặn mỗi năm cho ra đời một
tác phẩm, đến nay Amélie Nothomb đã xuất bản 17 tiểu thuyết và trở thành
một hiện tượng văn học không chỉ của nước Pháp. Độc giả đánh giá cao
phong cách tiểu thuyết truyền thống và khác lạ của nữ nhà văn trẻ, luôn đi
kèm một sự hài hước tinh tế. Đơi khi mang tính tự truyện hoặc hồn toàn hư

cấu, những tiểu thuyết của Amélie Nothomb chứa đầy những kinh nghiệm của
riêng nhà văn nhưng qua đó, tất cả mọi người đều có thể cùng chia sẻ. Chẳng
thế mà người ta đã nhận định: “Amélie Nothomb trở thành một biểu tượng
của văn học trẻ, đặc biệt tại các quốc gia nói tiếng Pháp. Khơng chỉ đạt được
thành cơng về mặt thương mại với các đầu sách được dịch ra hơn 40 thứ
tiếng, được sánh ngang với những cây bút ăn khách như Marc Lervy hay
Anna Gavalda, Amélia còn nhận được giải thưởng lớn của Viện Hàn lâm
Pháp cho tiểu thuyết Sững sờ và run rẩy” (http: // www phongdiep.net).
1.2. Sững sờ và run rẩy ra mắt năm 1999, đánh dấu một bước ngoặt trong
sự nghiệp của nữ nhà văn trẻ. Đây chính là cuốn sách thành cơng nhất của

2


Amélie Nothomb với 500.000 bản được bán ra. Cuốn sách này cũng khiến
Amélie giành Giải thưởng Lớn của Viện hàn lâm Pháp cho thể loại tiểu
thuyết. Tờ Le Soir nhận xét: “Amélie Nothomb là một trong những nhà văn
nổi bật nhất trong thời đại cô. Với sự đều đặn như máy đếm nhịp, cây bút này
cho ra đời những tiểu thuyết thường được ca ngợi bởi sự độc đáo, tính nhân
văn và tính chất dữ dội của chúng”.
1.3. Tiểu thuyết Sững sờ và run rẩy là một tác phẩm có cách thể hiện khá
độc đáo. Tác phẩm đề cập đến sự va chạm văn hóa giữa phương Đơng và
phương Tây một cách hài hước và bình dị. Cuốn tiểu thuyết được đơng đảo
bạn đọc đón nhận và được xem là “một phương thuốc chống phiền muộn”
dành cho độc giả. Sững sờ và run rẩy cho thấy khám phá mới của tác giả
Amélie Nothomb trong việc thể hiện những vấn đề lớn là những xung đột của
các nền văn hóa trong khuôn khổ nhỏ của một cuốn sách chưa đầy 200 trang.
Một khía cạnh khác của con người và văn hóa Nhật Bản được khám phá,
khơng phải từ cái nhìn ngưỡng vọng của một du khách đắm say vẻ đẹp Nhật
Bản mà từ cái nhìn của người trong cuộc, phải sống và tuân phục những luật

lệ của Nhật Bản chốn công sở, nơi người Nhật coi là gia đình lớn của họ.
Điều hấp dẫn đầu tiên trong cuốn sách nhỏ nhắn này: đây là một câu chuyện
có thật, từng xảy ra với Amélie Nothomb. Với điểm xuất phát chân thực đó,
một câu chuyện hài hước đã mở ra với cả tá tình huống dở cười dở mếu. Có
thể nói, sự xung đột văn hóa Đơng – Tây ngày càng trở thành vấn đề đáng
quan tâm đối với con người, nhất là khi nền kinh tế của bất cứ quốc gia nào
cũng đang hướng tới sự hội nhập với khu vực và thế giới. Với nội dung như
vậy, Sững sờ và run rẩy xứng đáng trở thành hiện tượng best-seller. Trong
nước, xuất hiện nhiều lời đánh giá, bình luận, đề cao ý nghĩa của tác phẩm
này. Nó khơng chỉ gây sự tị mò lớn đối với độc giả mà còn là mảnh đất màu
mỡ để khám phá cho những ai đam mê văn chương.

3


1.4. Vấn đề trần thuật trong văn học tuy không phải là mới nhưng đang
được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Mặc dù còn nhiều luồng ý kiến trái
chiều nhau về vấn đề này nhưng sự ảnh hưởng và sức cuốn hút từ nó là điều
khơng ai có thể phủ nhận, là tiêu điểm quan trọng cần hướng tới của những
nhà văn có tư tưởng cách tân trên thế giới. Cuốn tiểu thuyết có nhiều đặc sắc
về trần thuật, từ người kể chuyện đến giọng điệu và không gian văn hóa. Qua
việc trần thuật, người đọc khơng chỉ cảm nhận được những điều kỳ thú mà
cịn có những chiêm nghiệm nghệ thuật độc đáo.
Với những lí do kể trên, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Trần thuật trong
Sững sờ và run rẩy của Amélie Nothomb”. Tôi hy vọng cơng trình nghiên cứu
này phần nào đóng góp thiết thực trong việc tìm hiểu về văn học Pháp, trong
đó có tác giả Amélie Nothomb.
2. Lịch sử vấn đề
Ở Việt Nam tên tuổi cũng như tác phẩm của Amélie Nothomb chưa được
biết đến nhiều. Những nghiên cứu về nhà văn Amélie Nothomb và tác phẩm

Sững sờ và run rẩy của bà hầu như cịn rất hạn chế. Trên Internet có một số
bài báo viết về tác phẩm nhưng chưa đi sâu nghiên cứu kĩ, mới chỉ dừng lại ở
mức độ giới thiệu cuốn sách, bao gồm các bài báo nước ngoài và Việt Nam. Ở
nước ngoài, trên mạng (nếu gõ mục Amélie Nothomb) có nhiều bài lẻ về cuộc
đời và sự nghiệp tác giả nhưng chưa có bài nào đi sâu tìm hiểu về vấn đề nghệ
thuật của cuốn tiểu thuyết. Ở Việt Nam, tác phẩm cũng như các cơng trình
nghiên cứu về Amélie Nothomb chưa nhiều. Phần nhiều các bài viết đều nêu
khái quát một số nét đặc trưng, tiêu biểu về bút pháp, phong cách sáng tác của
tác giả hay mang tính chất giới thiệu về một số tác phẩm xuất sắc. Xuất hiện ở
báo Văn nghệ Trẻ, năm 2002, Đào Duy Hiệp đã giới thiệu một số gương mặt
nhà văn trẻ trên văn đàn nước Pháp, trong đó có Amélie Nothomb. Nhân sự
kiện cuốn Sững sờ và run rẩy được dịch và ra mắt bạn đọc Việt Nam, trên

4


trang eVan, báo Điện tử, ngày 05/12/2008, có bài của Thu Nhài giới thiệu qua
về cuộc đời và vài nét cơ bản về nội dung cuốn tiểu thuyết: “Cuốn sách được
trải ra giữa hai thế giới đối lập. Ước muốn trở thành một phiên dịch, song
Amélie giống một kẻ vô công rồi nghề ở công ty; đổi lại cho bao cơng sức thi
đầu vào, Amélie lượn lờ khắp các ngóc ngách như một hình ảnh lố bịch khi đi
bóc lịch hoặc tranh việc phân phát thư của người đưa thư; lẽ ra phải đau khổ,
vật vã lắm, nhưng Amélie lại cảm thấy nhẹ nhõm và rất đỗi bằng lòng trước
những công việc vớ vẩn nhất mà cô tự xin hoặc bị giao phải làm. Sự khơi hài
của hồn cảnh và lối kể chuyện bình dị, chân thực, tao nhã đã tạo nên sự
quyến rũ thú vị cho Sững sờ và run rẩy, lôi kéo độc giả trong một khám phá
mới mẻ: hiện đại hóa mâu thuẫn lâu đời giữa phương Đơng và phương Tây.
Nó khiến người ta đón nhận những điều vô lý nhất đang dồn ép Amélie theo
chiều hướng tích cực: lo lắng nhưng khơng sợ hãi, thất vọng nhưng không sụp
đổ. Không mô tả nhiều song thế giới nhân vật trong Sững sờ và run rẩy hiển

hiện thật đậm nét với phát hiện tinh tế của Amélie Nothomb, từ nét tính cách
của mỗi cá nhân tới hình ảnh chung về những người trong hệ thống công sở ở
Nhật. Tất tật chỉ có bốn người: ơng Haneda là chủ tịch hội đồng quản trị, ơng
Omochi là cấp phó, sau đó là ơng Saito và cơ Mori. Mọi va chạm, mâu thuẫn,
xung đột đều liên quan tới chừng ấy người. Nhưng họ là sức mạnh khơng gì
phá vỡ nổi khi xếp đặt cạnh nhau và được kết nối bằng thứ keo dính đặc biệt
có tên là “ngun tắc”. Amélie bị đẩy thành bà “Nước Tiểu” trong cơ quan
cũng chỉ vì cô không sao hiểu nổi hệ thống ấy, và điều này như một thứ gia vị
hài hước, tạo cho cuốn tiểu thuyết góc nhìn sắc sảo mà đậm chất hài hước”.
Những cơng trình nghiên cứu về tiểu thuyết Sững sờ và run rẩy cũng cịn
chiếm số lượng q ít ỏi với đề tài khóa luận tốt nghiệp Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn: Nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết Sững sờ và run rẩy
của Amélie Nothomb của Phan Thị Bích Thảo (Ngành văn học – K.50). Trong

5


khóa luận này, tác giả tập trung nghiên cứu vấn đề nhân vật trung tâm ở ba
khía cạnh: nhân vật trung tâm đóng vai trị là người kể chuyện; nhân vật
trung tâm trong mối quan hệ với thời gian; nhân vật trung tâm dưới góc nhìn
văn hóa. Năm 2011, cũng tại trường Đại học này có thêm khóa luận tốt
nghiệp của tác giả Nguyễn Thị Nga với đề tài Không gian và giọng điệu trong
tiểu thuyết Sững sờ và run rẩy của Amélie Nothomb. Trong khóa luận của
mình, tác giả Nguyễn Thị Nga tập trung nghiên cứu không gian tác phẩm ở
các khía cạnh : khơng gian bối cảnh, sự kiện bao gồm khơng gian văn phịng;
khơng gian phịng vệ sinh và không gian tâm lý – không gian tự do của nhân
vật. Theo tác giả, khơng gian có vai trị rất quan trọng, nó khơng chỉ tạo bối
cảnh cho cốt truyện mà cịn là mơi trường diễn biến nội tâm của nhân vật và
hàm chứa những ý đồ tư tưởng nghệ thuật của nhà văn trẻ Nothomb. Cùng
với không gian là giọng điệu. Giọng điệu được đề cập tới trên hai phương

diện: giọng điệu của người kể chuyện và giọng điệu các nhân vật trong
truyện. Sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn nhiều giọng điệu khác nhau trong
cùng một tác phẩm đã khiến cho cuốn tiểu thuyết này trở thành “bài học đầu
tiên” cho những ai sắp và sẽ bước vào cuộc sống của một nhân viên làm việc
trong một cơng ty nước ngồi. Nhìn chung, các bài viết đã đề cập đến một số
nét tiêu biểu, đặc sắc của cuốn tiểu thuyết, trở thành tài liệu tham khảo thiết
thực đóng góp một phần nào đó cho đề tài của chúng tơi. Tuy nhiên vẫn chưa
có một cơng trình cụ thể nào khái quát và đi sâu tìm hiểu các khía cạnh thuộc
vấn đề trần thuật của tiểu thuyết Sững sờ và run rẩy. Vì vậy, chúng tơi hy
vọng luận văn sẽ góp phần nào làm phong phú hơn lịch sử nghiên cứu vấn đề,
cụ thể là về phương diện trần thuật của tác phẩm vì cuốn sách này cho đến
nay vẫn giống như một thế giới tiềm ẩn cuốn hút người nghiên cứu bởi rất
nhiều những yếu tố, khía cạnh cần khám phá.

6


3. Phạm vi nghiên cứu
Trong giới hạn của một luận văn thạc sĩ, chúng tơi khơng có tham vọng
khảo sát toàn bộ thế giới nghệ thuật trong tác phẩm của Amélia Nothomb mà
chỉ tập trung khai thác vấn đề trần thuật trong tác phẩm Sững sờ và run rẩy
của nhà văn Amélie Nothomb, (2008), dựa trên bản dịch Tiếng Việt của Thi
Hoa, Nhà Xuất bản Văn học, Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn được tiến hành trên cơ sở ứng dụng phương pháp trần thuật học,
xã hội học kết hợp cùng các thao tác thống kê, phân loại, phân tích, tổng hợp…
5. Cấu trúc luận văn:
Ngồi phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được kết cấu theo ba chương:
Chương 1: Người kể chuyện ngôi thứ nhất
Chương 2: Giọng điệu

Chương 3: Khơng gian văn hóa
6. Đóng góp mới của đề tài:
Ứng dụng lý thuyết trần thuật để phân tích tác phẩm Sững sờ và run rẩy,
chúng tôi muốn làm sáng tỏ đặc sắc nghệ thuật trần thuật của tác phẩm đồng
thời từ đó soi chiếu vào nội dung, thấy được sự xung đột văn hóa Đơng – Tây
đang diễn ra ngày một gay gắt và là vấn đề thời sự đáng chú ý. Ngồi ra,
chúng tơi hy vọng cơng trình nhỏ bé này sẽ đóng góp phần nào vào việc giới
thiệu tên tuổi nhà văn Amélie Nothomb sâu rộng hơn nữa tới bạn đọc; trở
thành tư liệu tham khảo thiết thực cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập văn
học nước ngoài, đặc biệt là văn học Pháp đương đại.

7


CHƯƠNG 1. NGƯỜI KỂ CHUYỆN NGÔI THỨ NHẤT
1.1. Giới thuyết hình tượng người kể chuyện
Dưới góc độ thuật ngữ văn học, trần thuật được định nghĩa là “khái niệm
chỉ một bộ phận ngôn bản quan trọng trong tác phẩm văn học tự sự, là thành
phần lời của tác giả, của người trần thuật, hoặc của người kể chuyện, tức là tồn
bộ văn bản tự sự, ngoại trừ lời nói trực tiếp của nhân vật” [23]. Khái niệm trần
thuật học có thể hàm chứa hai phương diện: “câu chuyện được kể” và “hành
động kể bao gồm các yếu tố như hành động, biến cố, cốt truyện được kể, nội
dung câu chuyện với những diễn biến sự kiện, tình tiết, tình huống”. “Hành động
kể chuyện” là cách thức diễn đạt, giọng điệu người kể nhằm truyền đạt nội dung
tác phẩm đến người tiếp nhận. Vấn đề “câu chuyện được kể” và “hành động kể
chuyện” trong trần thuật văn học, đặc biệt là trong văn học hiện đại, không đơn
giản như trong nhiều hình thức trần thuật thơng thường, bởi nó liên quan đến
một hệ thống các thành tố nghệ thuật, kĩ thuật tự sự của tác phẩm. Vì lẽ đó, trần
thuật văn học được coi là hình thức trần thuật phức tạp nhất: “Lý thuyết trần
thuật học trở thành một sản phẩm thực dụng, cụ thể của làn sóng lớn trong lý

thuyết văn hóa về văn học” (Trần Đình Sử). Lý thuyết trần thuật học có thể coi
như một bộ phận khơng thể thiếu trong hành trang nghiên cứu văn học, “đó là
một bộ phận cấu thành của hệ hình lí luận hiện đại”.
Trần thuật học (narratologie) lần đầu tiên được đề xuất tên gọi vào cuối
những năm 1960 của thế kỉ XX do việc xem xét lại chủ nghĩa cấu trúc từ quan
điểm lý thuyết giao tiếp về bản chất của nghệ thuật. Trần thuật học đứng giữa
một phía là chủ nghĩa cấu trúc và một phía khác là mĩ học tiếp nhận. Trần
thuật “bao gồm việc kể và miêu tả các hành động và các biến cố trong thời
gian, mô tả chân dung, hoàn cảnh hành động, tả ngoại thất, nội thất, bàn luận,
lời nói bán trực tiếp của các nhân vật” [2, tr. 324]. Người kể chuyện là một

8


trong những vấn đề trung tâm của thi pháp văn xi hiện đại. Khi tiếp xúc với
bất kì tác phẩm văn học nào, ta cũng không thể bỏ qua người kể chuyện.
Todorov cho rằng “người kể chuyện là yếu tố tích cực trong việc kiến tạo thế
giới tưởng tượng. Khơng thể có trần thuật nếu thiếu người kể chuyện. Người
kể chuyện khơng nói như các nhân vật tham thoại khác mà kể chuyện. Như
vậy, kết hợp đồng thời trong mình cả nhân vật và người kể, nhân vật mà nhân
danh nó cuốn sách được kể có một vị thế hồn toàn đặc biệt” [17, tr. 117].
Nhà nghiên cứu Bakhtin cũng tỏ rõ mối quan tâm đặc biệt của mình tới khía
cạnh người kể chuyện. Ơng xem xét nó trong mối quan hệ với các cấp độ trần
thuật, “khác với các hình tượng nhân vật khác, tính cách của người kể chuyện
bộc lộ không phải chỉ qua việc trực tiếp tham gia vào các hoạt động trong tác
phẩm, hay những lời giãi bày tâm sự về chính mình, mà chủ yếu qua thái độ
đối với thế giới câu chuyện được kể lại” [13, tr. 119].
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, người kể chuyện “là hình tượng ước lệ
về người trần thuật trong tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện
được kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm […]. Hình tượng người kể

chuyện đem lại cho tác phẩm một cái nhìn và một sự đánh giá bổ sung về mặt
tâm lý, nghề nghiệp, hay lập trường xã hội cho cái nhìn tác giả” [24, tr. 154].
P. Lubbock, một trong những người đặt nền móng cho trần thuật học, rất ý
thức liên kết mối quan hệ giữa người kể chuyện với điểm nhìn, vấn đề thái độ
của người kể chuyện với việc trần thuật. Việc gắn kết điểm nhìn với người kể
chuyện, theo Bakhtin, là việc làm cần thiết bởi ta đoán định âm sắc tác giả
qua đối tượng của câu chuyện kể, cũng như qua chính câu chuyện và hình
tượng người kể chuyện bộc lộ trong quá trình kể. Trong một tác phẩm văn
học, người kể chuyện có thể là tác giả, có thể là khơng, tuy nó là một hình
thức thể hiện quan điểm của tác giả trong tác phẩm. Song, quan điểm của tác

9


giả khơng bao giờ trùng khít với quan điểm của người kể chuyện. Người kể
chuyện bị trừu tượng hóa.
So với các thế kỉ trước, thế kỉ XXI đã chứng kiến nhiều đổi thay trong
vấn đề người kể chuyện. Những vấn đề cơ bản xoay quanh người kể chuyện
được đặt ra. “Nói đến người kể chuyện là nói tới điểm nhìn được xác định
trong quan hệ đa phương, không gian, thời gian, tâm lý, tạo thành góc nhìn,
người kể chuyện là ai, kể chuyện người khác hay kể chuyện chính bản thân
mình, khoảng cách khơng gian từ nơi sự việc xảy ra đến chỗ đứng của người
kể chuyện cũng như độ lệch thời gian giữa lúc sự việc xảy ra và khi sự việc
được kể lại vẫn thường được các nhà tiểu thuyết quan tâm từ lâu” [19, tr.
207]. Với xu hướng đó, trong văn xi hiện đại, giọng nói đa âm, mơ hồ của
người kể chuyện đã tạo nên sức cuốn hút. Từ đó, ngơn ngữ, giọng điệu của
tác phẩm trở nên đa thanh, phong phú hơn.
Theo lý thuyết trần thuật học, khơng chỉ có vấn đề điểm nhìn mà Genette
và Stanzel cịn sử dụng thuật ngữ tình huống trần thuật để chỉ sự sắp xếp phức
tạp hoặc những mô hình đặc trưng của trần thuật. Tình huống trần thuật là

“những cấu trúc phức tạp nhằm mục đích nắm bắt những dạng điển hình của
đặc trưng trần thuật, bao gồm đặc trưng quan hệ, khoảng cách, ngữ dụng, kiến
thức, niềm tin, giọng điệu và tiêu điểm” [12, tr. 50]. Tình huống trần thuật
được xác định cụ thể hóa bằng các điểm nhìn trần thuật. Theo M.Butor trong
bài viết Tiểu thuyết như sự tìm tịi, tiểu thuyết là một hình thức đặc biệt của
người kể chuyện, người kể chuyện bao giờ cũng liên quan đến vấn đề điểm
nhìn trần thuật.
1.2. Điểm nhìn của người kể chuyện
Sững sờ và run rẩy được kể theo ngôi thứ nhất. Trong trần thuật ngôi thứ
nhất, câu chuyện được kể bằng nhân vật trong chuyện. Cụ thể, ở tác phẩm này,
điểm nhìn của người kể chuyện được thể hiện qua nhân vật “tôi”. Đây là điểm

10


nhìn bên trong xuyên suốt tác phẩm. Người kể chuyện đồng thời là nhân vật
chính của câu chuyện. Việc lựa chọn điểm nhìn như vậy có ý nghĩa cho sự lựa
chọn và giới hạn thông tin trần thuật. Tác phẩm trở thành câu chuyện mang
tính tự thuật và những sự kiện được trần thuật lại từ “điểm nhìn cố định” của
người kể chuyện. Mọi sự kiện, tình huống trong cốt truyện đều trực tiếp liên
quan đến “tơi” hay “tơi” chính là đối tượng tham gia, chứng kiến và đưa ra
nhận xét về những vấn đề được trực tiếp mắt thấy tai nghe. Để cho nhân vật
“tơi” tự kể chuyện mình, chứ không phải là người kể chuyện “biết tuốt” kể về
nhân vật bằng ngôi thứ ba như hầu hết các tác phẩm, Amélie đã xây dựng
thành công và tạo được ấn tượng đậm nét hơn đối với người đọc bởi “tơi” là
một thực thể cũng có những mối quan hệ với các nhân vật trong truyện và với
cả tác giả ngồi đời. Xét trên một phương diện nào đó, người kể chuyện xưng
“tơi” trong tác phẩm cịn có vai trị là “chất xúc tác”, góp phần làm bộc lộ tính
cách của các nhân vật trong truyện. Ngược lại, các nhân vật kia cũng có vai trị
tích cực thúc đẩy q trình nhận thức và tự ý thức của nhân vật “tơi”. Bên cạnh

đó, khi truyện được kể từ điểm nhìn của người kể chuyện xưng “tơi” thì người
kể có điều kiện tự do bộc lộ cá nhân, biểu đạt tình cảm chủ quan. Khi đó, cái
“tơi” một mặt là cái “tôi” khách quan, mặt khác cũng là cái “tôi” chủ quan, cái
“tôi” nội tâm, cái “tôi” tâm lý. Một mặt “tôi” hướng ra thế giới của các nhân
vật, sự kiện để trần thuật, mặt khác hướng vào thế giới nội tâm của mình để
bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm bản thân. Với ngôi trần thuật này, người kể
chuyện xưng “tơi” có vai trị to lớn trong việc quyết định cấu trúc tác phẩm
cũng như toàn quyền miêu tả những nhân vật khác từ điểm nhìn của bản thân.
Sững sờ và run rẩy mở đầu với lời giới thiệu về thứ bậc, địa vị của những
nhân vật tai to mặt lớn trong công ty Yumimoto – nơi “tôi” đến làm việc: “Ơng
Haneda là cấp trên của ơng Omochi. Ơng Omochi là cấp trên của ơng Saito. Ơng
Saito là cấp trên của cô Mori. Và cô Mori là cấp trên của tơi. Cịn tơi khơng là

11


cấp trên của ai hết. Hoặc có thể nói theo cách khác. Tôi làm theo mệnh lệnh của
cô Mori, cô Mori làm theo lệnh của ông Saito, và cứ tiếp tục như thế, các mệnh
lệnh được truyền từ trên xuống dưới qua các cấp bậc với sự chính xác này” [1, tr.
7]. Đây là cách giới thiệu khá đặc biệt bởi nó khơng giống như các câu chuyện
xưng “tơi” thơng thường bắt đầu từ tên tuổi, quê quán, nghề nghiệp của nhân vật
chính: “tơi”. “Tơi” trong Sững sờ và run rẩy được giới thiệu trong mối quan hệ
khăng khít với các nhân vật nơi cô sắp tới làm việc. Ở đây có sự phân biệt ranh
giới cấp bậc rất rõ ràng. Nguyên do của sự giới thiệu này được chính “tơi” lý giải
một cách thú vị trong những tình tiết tiếp theo của câu chuyện. Từ đây một câu
chuyện về chốn công sở Nhật đã dần dần hiện ra qua cái nhìn của một nhân viên
người Âu. Một khía cạnh khác của con người và văn hóa Nhật Bản được khám
phá, khơng phải từ cái nhìn ngưỡng vọng của một du khách say đắm vẻ đẹp
Nhật Bản mà từ cái nhìn của người trong cuộc, phải sống và tuân phục những
luật lệ của Nhật Bản chốn công sở, nơi người Nhật coi là gia đình lớn của họ.

Nhân vật “tơi” đến với cơng ty nhất định đã có sự tìm hiểu về đất nước,
con người Nhật. Cho nên “tôi” đã thể hiện mình là một người phương Tây
thích khám phá và biết tơn trọng văn hóa Nhật (văn hóa bản xứ). “Tôi cúi gập
người” khi được một người đàn ông trạc tuổi năm mươi gọi tên. Đó là ơng
Saito. Và “Có ạ” cũng là câu đầu tiên mà nhân vật “tơi” nói trong cơng ty.
Đây chính là sự thể hiện thái độ tôn trọng của người phương Tây trước những
nguyên tắc của người Nhật.
Thử thách đầu tiên đặt nhân vật “tôi” trong mối quan hệ với ông Saito:
“Cái “thách thức” mà ông Saito đề nghị với tôi là viết một bức thư bằng tiếng
Anh cho ơng Adam Johnson nào đó để báo cho ông ta biết ông Saito nhận lời
đi chơi golf với ông ta vào Chủ nhật tuần sau” [1, tr. 9]. Nhưng điều rất phi lý
là nhân vật “tôi” không được biết ông Adam Jonhson là ai để dẫn đến một hậu
quả rất logic mà cô ta không thể ngờ tới: mặc dù đã làm đi làm lại đến hàng

12


ngàn lá thư với các giọng điệu và cách thức khác nhau, “tơi” vẫn khơng nhận
được sự hài lịng từ cấp trên. Thử thách đầu tiên này ngỡ tưởng dễ nhưng xem
ra lại thật khó. Nó khiến “tơi” nghĩ đến “gã trưởng giả học làm sang trong
kịch của Molière khi gã tìm các câu văn hoa mĩ để tán tỉnh bà hầu tước xinh
đẹp” [1, tr. 11]. Sở dĩ, thách thức trong ngày làm việc đầu tiên đối với “tôi”
không phải là từ cấp trên trực tiếp – cô Mori mà từ ông Saito bởi điều này
được lý giải là cô ta đang bận họp và sẽ gặp “tôi” vào đầu giờ chiều. Thách
thức mở màn xem chừng đã chẳng hề thuận buồm xi gió đối với “tơi”. Điều
này như dự báo trước tương lai làm việc của “tôi” trong công ty Yumimoto.
Trong cách kể lại thách thức (trải nghiệm) đầu tiên của chính mình trong cơng
ty, có thể thấy, “tôi” giữ thái độ khách quan đôi khi xen lẫn với một vài bình
luận nhỏ sau những lần bị ơng Saito xé toạc các lá thư đã được “tôi” vận dụng
mọi khả năng hiểu biết để viết nên. Với giọng điệu này khiến “tôi” hiện ra

trước mắt người đọc là một nhân viên chăm chỉ, chịu khó và giàu óc hài hước.
Nhưng thất bại của công việc đầu tiên không làm cho nhân vật “tơi” nản
chí. Người có ảnh hưởng lớn nhất và liên quan trực tiếp nhất về công việc đối
với “tơi” trong cơng ty Yumimoto chính là cơ Fubuki. Con người này trở nên
hấp dẫn đối với “tôi” ngay từ lần đầu gặp mặt với dáng “cao lòng khòng như
cái cung tên” [1, tr. 12]. Điều này, một lần nữa được khẳng định qua các lần
miêu tả sau với dáng người mảnh dẻ, quyến rũ, chất giọng mềm mại tốt lên
vẻ thơng minh cùng chiều cao 1m80… Vẻ đẹp bên ngồi của cơ Fubuki khiến
“tơi” hết lời trầm trồ ca ngợi: “Cơ có chiếc mũi đẹp nhất thế giới, chiếc mũi
kiểu Nhật Bản, một kiểu mũi có một khơng hai với hai lỗ mũi nhỏ rất thanh
và có thể nhận ra giữa hàng nghìn chiếc mũi khác. Khơng phải tất cả người
Nhật đều có chiếc mũi này, song, nếu ai đã có nó, thì chỉ có thể là người gốc
Nhật. Giá như nữ hồng Cléopâtre mà có chiếc mũi này, thì bản đồ hành tinh
chúng ta hẳn đã khác rất nhiều” [1, tr. 13]. Hơn thế, trong quá trình làm việc,

13


tiếp xúc trực tiếp với cấp trên, “tôi” đi hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.
Sự ngưỡng mộ và niềm u kính cơ Fubuki được thay dần bằng những khó
chịu: “Này Fubuki, ta là Thượng đế. Cho dù mi không tin ta, nhưng ta là
Thượng đế. Mi ra lệnh ư, một điều chẳng có gì ghê gớm. Cịn ta, ta trị vì.
Quyền lực chẳng khiến ta bận tâm. Trị vì mới cao siêu hơn nhiều. Mi chẳng ý
thức nổi tới vinh quang của ta đâu. Vinh quang tuyệt vời lắm. Có các thiên
thần thổi kèn trompette để tơn vinh ta. Chưa bao giờ ta có vinh quang như
đêm nay. Chính là nhờ có mi đấy. Giá như mi biết được rằng mi đang làm
việc vì vinh quang của ta” [1, tr. 73]. “Tôi” sau những chèn ép quá đáng tại
công ty đã dần thay đổi thái độ và suy nghĩ về con người này, hay đúng hơn,
từ Fubuki, “tôi” đi hết từ sững sờ này đến sững sờ khác về cách hành xử và
văn hóa Nhật Bản. Ngay từ khi bắt đầu công việc tại Yumimoto, Amélie đã

không ý thức được vai trị hay nhiệm vụ của mình tại đây. Hành trình của cơ
bắt đầu từ một nhân viên phục vụ cà phê cho tất cả mọi người rồi trở thành
người thu phát thư tự nguyện, người đi xé lịch… cho cơng ty. Ngay khi cơ
nói: "Tơi đã trở thành kế tốn cho cơng ty Yumimoto và tơi nghĩ mình khơng
thể xuống thấp hơn được" thì thật bất ngờ lúc đó, cơ mới ở điểm bắt đầu cho
một hành trình tuột dốc khơng phanh của mình. Điểm cuối cùng trên con
đường sự nghiệp của Amélie tại Nhật là: bà "Nước Tiểu" chuyên dọn nhà vệ
sinh. Và điều mà người đọc ngạc nhiên hơn là Amelie vẫn ở đó, đối đầu với
tất cả một cách kiên cường, nhẫn nại và đơi chút nhún nhường, câm lặng để
hồn thành hết một năm hợp đồng tại Nhật.
Tuy nhiên, trong số nhiều người mà “tơi” tiếp xúc trong cơng ty cũng có
khơng ít những nhân vật có cách đối xử thật tốt và nhã nhặn khiến “tôi” nể
trọng, tiêu biểu là ông Tenshi. Chính ơng đã cho “tơi” có cơ hội thể hiện tài
năng của mình khi tham gia trận chiến bơ tách béo. Công việc này đã đem lại
cho “tôi” những hứng khởi và say mê đang mất dần bởi công việc pha cà phê

14


và bóc lịch, photo trước đó. Nhưng thực tế đã chứng minh chính ơng Tenshi
cũng khơng thể bảo vệ được “tôi” trước cơn thịnh nộ của ông Omochi. Và
hàng loạt những màn tối được hé lộ từ sự việc này. Nó khiến tơi phải nhận
thức lại ranh giới và quyền hạn cơng việc mà mình được giao. Nó cũng giúp
tơi hiểu ra: xâm phạm vào công việc của người khác dù cho mình làm tốt
cũng đều được coi là một tội. Có thể nói, trong mối quan hệ với các nhân vật
khác, “tơi” đã có cách nhìn tồn diện hơn về thực tại lao động tại Nhật Bản –
nơi mà trước khi làm, “tơi” vẫn nhìn với con mắt trầm trồ, khao khát. Chốn
công sở với hàng loạt những nghi thức công ty kỳ cục nhất làm cho Amélie bị
lạc lối đến bấn loạn, và tấn bi hài kịch được đẩy lên tới đỉnh điểm khi cô gái
trẻ đến từ Bỉ bị hạ cấp xuống làm người dọn dẹp nhà vệ sinh với biệt danh Bà

Nước Tiểu. Như vậy, có thể thấy với điểm nhìn bên trong của nhân vật “tơi”,
cơ đã kể lại hành trình làm việc của mình trong công ty Yumimoto. Khoảng
thời gian này cũng là lúc “tôi” được gắn chặt trong mối quan hệ không thể
tách rời với cấp trên, đặc biệt với cô Mori Fubuki. Với ngôi kể chuyện xưng
“tôi”, nhân vật giúp người đọc hình dung q trình tụt dốc của cơ trong cơng
việc cũng như hiểu hơn về sự phức tạp trong các mối quan hệ chốn công sở
tại Nhật.
Sững sờ và run rẩy được kể bằng ngơi thứ nhất nhưng khơng vì thế mà diễn
biến câu chuyện mang tính chủ quan, nhàm chán. Ngược lại, vì người kể chuyện
xuất hiện ở ngơi thứ nhất lại chính là nhân vật trung tâm nên hầu hết các biến cố,
sự kiện đều tác động vào nhân vật, nhân vật có sự quan hệ và va chạm với các
nhân vật cịn lại. Trong q trình ấy, người kể chuyện tất yếu có cái nhìn từ bên
ngồi vào bên trong. Trong tác phẩm này, hầu hết các nhân vật khác đều hiện lên
qua con mắt quan sát của người kể chuyện từ ngoài vào trong. Sự dịch chuyển
điểm nhìn từ ngồi vào trong khơng chỉ căn cứ trong tồn bộ q trình câu
chuyện được kể lại , trong tồn bộ văn bản mà có khi nằm ngay trên một trang

15


viết, một tình huống hay một đoạn văn bản cụ thể. Chúng ta hãy xem một đoạn
văn trong tác phẩm (chúng tơi có đánh số sau các câu):
“Điều khiến tơi khơng chịu đựng nổi là phải nhìn thấy ân nhân của mình
bị sỉ nhục vì lỗi của tơi (1). Ơng Tenshi là một người thông minh và chu đáo:
ông đã dám liều vì tơi, dù biết rõ hậu quả (2). Ơng đã hành động khơng mảy
may vì lợi ích cá nhân, mà chỉ bởi lòng vị tha (3). Vậy mà đáp lại lịng tốt của
ơng, người ta lại bắt ơng chịu cảnh nhục nhã (4). Tôi cố làm theo ông: ông ở
trong tư thế cúi đầu và thu vai (5). Nét mặt ông lộ vẻ phục tùng và xấu hổ (6).
Tơi bắt chước ơng (7)”.
Với A là điểm nhìn bên ngoài (sự quan sát và miêu tả thuần túy về mặt

diện mạo, ngoại hình), B là điểm nhìn bên trong của nhân vật “tơi”.
Ta có sơ đồ sau:
1B- 2A- 3A- 4B- 5A- 6B- 7A.
Như vậy, chỉ trong một đoạn văn ngắn liên tục có sự di chuyển điểm
nhìn từ bên ngồi vào bên trong. Sự di chuyển điểm nhìn đã cho thấy vị trí
quan sát của người kể chuyện thay đổi, chuyển dần từ việc quan sát bề ngoài
sang vị trí của một người đang cố gắng thâm nhập vào thế giới nội tâm của
nhân vật để có cái nhìn toàn diện, cụ thể và hiểu hơn về bản chất của đối
tượng được quan sát.
Bên cạnh đó, tác phẩm cịn xuất hiện “điểm nhìn hỗn hợp”. Đó là việc
trình bày một sự kiện, tình tiết nhưng qua con mắt nhìn của nhiều người.
Điểm nhìn này cũng được thể hiện rõ trong tác phẩm. Trước tiên, phải nói tới
cơng việc phân phát thư từ của “tôi”. Đối với “tôi, công việc này xem ra rất
phù hợp bởi: “Trước hết, nó sử dụng đến khả năng ngơn ngữ của tơi, vì phần
lớn những địa chỉ ghi bằng tiếng Nhật – khi ông Saito khơng có đó, tơi khơng
hề giấu giếm việc mình biết tiếng Nhật. Tiếp đến, tơi phát hiện ra mình đã
khơng phí cơng học thuộc lịng danh sách nhân vật của Yumimoto: tôi không

16


chỉ nhận ra từng người nhân viên bình thường nhất , mà còn tranh thủ lúc đưa
thư để chúc mừng sinh nhật họ hoặc vợ chồng con cái họ nếu đúng dịp” [1, tr.
26]. Sự việc này khiến “tôi” nhận được “cái nhìn đầy ngỡ ngàng” từ những
thành viên khác trong công ty. Tuy nhiên, đối với người phụ trách văn thư,
người này đã “gần như lên cơn thần kinh vì nghĩ mình sắp bị sa thải” [1, tr.
27] và ông Saito đã đưa ra ý kiến của riêng mình: “Ăn cắp công việc của
người khác là hành động vô cùng xấu xa” [1, tr. 27]. Chính những ý kiến trái
chiều đã khiến suy nghĩ và hành động tốt đẹp của Amélia bỗng chốc trở thành
một việc làm mang đầy tính tội ác, khơng thể tha thứ. Hay như chuyện bóc

lịch của “tơi”. Đối với “tơi”, bóc lịch được xem là một nghề và “Tơi thích
cơng việc vất vả này” [1, tr. 29]. Cơ coi đó là việc làm lương thiện, xuất phát
từ ý tốt khi muốn các cuốn lịch được để đúng ngày giúp mọi người nắm được
thông tin về thời gian. Công việc khiến cho vẻ mặt của cô “bơ phờ” nhưng
pha lẫn “tự hào khiêm tốn của người chiến binh thắng trận”. Thế nhưng, với
các thành viên của Yumimoto, “Họ thấy buồn cười lắm” [1, tr. 28], họ đón
tiếp cơ “như một vận động viên thể thao”. Ngay cả ông Saito dù không quát
mắng Amélie thậm tệ như lần trước nhưng lại coi đó là hành động “phơ diễn”
và tác hại đáng kể là nó khiến cho “các nhân viên mất tập trung khi làm việc”.
Hoặc giả, việc trở thành người trợ giúp ông Tenshi làm báo cáo về quá trình
tách chất béo ra khỏi bơ. Với ông Tenshi, việc lựa chọn “tôi” vào công việc là
vì lí do cơ là một người Bỉ. Bản báo cáo của cơ được đánh giá rất cao, thậm
chí ơng Tenshi cịn muốn nêu tên cơ là người soạn báo cáo trong cuộc họp.
“Tôi” cảm thấy vô cùng vinh dự và thích thú với cơng việc mới này, khơng
chỉ bởi ơng Tenshi là người dũng cảm, rộng lượng và là người duy nhất trong
công ty Yumimoto cho cô việc làm mà cịn bởi nó giúp cơ xúc động khi được
liên hệ và làm việc qua điện thoại với người đồng hương của mình. Nhưng
với ơng Omochi thì đó lại là hành động của “lũ phản bội, lũ vô dụng, lũ lươn

17


lẹo, lũ xảo quyệt và – câu chửi rủa thậm tệ nhất là – lũ cá nhân chủ nghĩa” [1,
tr. 40]; với Fubuki thì đó là “một sai lầm hết sức nghiêm trọng” để muốn
thăng tiến nhanh trong công việc. Kết quả của một việc làm tốt là “tôi” từ
người làm cơng việc photo trở thành một kế tốn mà khơng hề rõ về những gì
mình sẽ phải làm. Và cũng từ đây, những mâu thuẫn giữa hai con người, hai
người thiếu nữ cùng làm việc trong công ty Yumimoto được bộc lộ rõ nét hơn
bao giờ hết. Một sự kiện nữa trong tác phẩm cũng được thể hiện qua “điểm
nhìn hỗn hợp” là việc “tơi” trở thành Bà Nước Tiểu, lau dọn cả nhà vệ sinh

nam và nữ. Chính Mori Fubuki đã nghĩ ra công việc mới này cho “tôi” khi cô
không đáp ứng được những yêu cầu của cơng việc kế tốn. Fubuki giao nhiệm
vụ này cho nhân viên với mục đích mong cơ ta thơi việc nhưng với “tơi”:
“Xét cho cùng thì cái nghề này rõ ràng là khơng ghê rợn bằng nghề kế tốn –
ý tơi nói ở đây là cơng việc kiểm tra chứng từ công tác” [1, tr. 121], “trong
suốt bảy tháng trời làm việc này, chưa một giây nào tôi cảm thấy nhục nhã”
[1, tr. 122]. Thế nhưng chính cơng việc mới này cũng tạo ra những cái nhìn
trái chiều từ các thành viên khác trong cơng ty: ơng Haneda “Trong một
thống, ơng mỉm cười vì cho rằng tơi đã nhầm phịng vệ sinh do bản tính lơ
đễnh vụng về. Song ơng đã ngừng cười khi thấy tôi tháo cuộn vải lau tay vừa
ướt vừa bẩn và thay vào đó một cuộn mới. Ơng hiểu ra ngay lập tức và khơng
dám nhìn tơi nữa. Ơng có vẻ bối rối” [1, tr. 125]; ơng Omochi: “Có việc là tốt,
đúng khơng?” [1, tr. 126]; trường hợp ơng Saito thì khác hẳn: “Ơng có vẻ
thực sự thấy buồn vì chuyện này… Khi ơng gặp tơi trong nhà vệ sinh, nét mặt
căng thẳng lộ rõ trên khuôn mặt gầy guộc của ông” [1, tr. 127]; và ngại nhất
là ơng Tenshi: “Ơng bước vào và nhìn thấy tơi: nét mặt ơng biến sắc… Thế là
ơng Tenshi có một hành động rất lạ: ông quay ra ngay lập tức và không thực
hiện bất cứ chức năng nào đã định sẵn ở nơi này” [1, tr. 127]. Theo ông,
“chẳng mấy chốc, không một thành viên nào của bộ phận sữa lui tới sào huyệt

18


của tôi nữa. và dần dà là tôi nhận ra là những bộ phận khác cũng hiếm khi lui
tới nhà vệ sinh nam ở tầng này” [1, tr. 128]. Mỗi nhân vật có cách cảm nhận
riêng về việc Amélie từ một cô phiên dịch bỗng chốc bị đẩy xuống đáy cùng
trong công ty Yumimoto. Thái độ hả hê của Mori Fubuki và ông Omochi
chứng tỏ đây là những con người luôn muốn chèn ép và hạ thấp người khác.
Trong khi đó, hành động của ơng Tenshi cho thấy cái nhìn cảm thông nhưng
bất lực của bản thân khi rõ ràng nhận thấy năng lực của nhân viên mà khơng có

cách nào để tạo điều kiện và giúp đỡ trên con đường thăng tiến về sự nghiệp.
Việc liên kết giữa điểm nhìn bên trong, sự di chuyển điểm nhìn và “điểm
nhìn hỗn hợp” tạo cho các tác phẩm nhiều tầng ý nghĩa phong phú, đa dạng và
sâu sắc. Người đọc không buộc phải hướng theo một quan điểm trần thuật
duy nhất mà cùng lúc được đối thoại với nhiều nhân vật. Điều đó làm tăng
khả năng khái quát hiện thực của tác phẩm đồng thời dành nhiều sự chủ động
suy nghĩ hơn cho độc giả khi đọc tác phẩm.
1.3. Tình huống trần thuật
Tình huống là một khía cạnh của thi pháp thể loại có vai trị nhất định
trong các tác phẩm văn xuôi, đặc biệt là tiểu thuyết. Sững sờ và run rẩy của
Amélie có một cốt truyện dung dị nhưng cái hay của nó chính là ở chiều sâu
khái qt nhờ việc phát hiện ra các tình huống đời sống.
Có thể thấy ngay, đây là điểm nhìn phụ của tác phẩm thể hiện quan hệ
của nhân vật “tôi” với các đồng nghiệp. Trong từng sự kiện, tình huống trần
thuật giúp người đọc thấy được khoảng cách giữa “tôi” và các nhân vật khác
về ngơn ngữ, kiến thức, điểm nhìn. Vì vậy, trong tác phẩm xuất hiện việc “lọc
tình huống”. Những sự kiện diễn ra nghe có vẻ bình thường nhưng lại khá tiêu
biểu bộc lộ tính cách nhân vật cũng như sự khác biệt về văn hóa Đơng – Tây.
Nói đến điều này khơng thể khơng kể đến tình huống “tôi” làm công việc
phục vụ trà cho hai mươi người trong một phái đồn quan trọng trong cơng ty.

19


Nếu như chính vốn tiếng Nhật nói như người bản ngữ mà cơ có được khiến cơ
được tuyển chọn vào làm việc tại cơng ty Yumimoto thì đến đây, cơ phải
“trịn mắt” ngỡ ngàng khi bị chính cấp trên của mình là ơng Saito u cầu
khơng được nói tiếng Nhật nữa. Với hậu quả này, “tôi” nghĩ tới chuyện thôi
việc: “Đệ đơn xin thôi việc là hợp lý nhất. Song, tôi lại không thể giải quyết
theo ý này. Dưới mắt người phương Tây, việc đó chẳng có gì là nhục nhã;

song với người Nhật thì đó là mất thể diện” [1, tr. 20]. Sự xung đột và khác
biệt trong văn hóa Đơng – Tây được bắt đầu từ đây. Và đẩy nó tới mức cao
trào chính là “tơi” trong mối quan hệ với Mori Fubuki. Có thể nói, Fubuki
chính là đại diện cho văn hóa Nhật Bản chốn cơng sở: trọng danh dự, thích sử
dụng quyền lực của mình để ra lệnh cho người khác, đề cao cái tôi của mình
mà coi thường cái tơi của người khác, thích hành hạ đồng nghiệp theo kiểu
“ma mới bắt nạt ma cũ”, ln toan tính, trù dập, ghen tị lẫn nhau, ln để tình
cảm tham dự vào cơng việc và nóng tính, khơng kiềm chế được cơn giận của
mình… Chuyện “tơi” tham gia viết bản báo cáo về sản phẩm bơ tách béo vốn
dĩ đã được ơng Tenshi giữ kín nhưng cuối cùng vẫn đến tai ông Omochi đã để
lại hậu quả tai hại đối với “tôi”: “Tôi báo cho cô biết: đây là bản báo cáo đầu
tiên và cũng là cuối cùng của cơ. Cơ đã tự đặt mình vào hồn cảnh rất tồi tệ.
Ra khỏi đây”[1, tr. 43]. Ấn tượng này thật sự khơng tốt đẹp gì đối với một
nhân viên mới đến làm việc. Và người tạo ra điều đó khơng ai khác chính là
cơ Mori Fubuki: “Cơ đừng nói q tệ về ơng Saito. Ơng ấy tốt hơn cô nghĩ.
Và không phải ông ấy đã tố cáo chúng ta đâu. Tơi đã nhìn thấy tời giấy đặt
trên bàn làm việc của ông Omochi, tôi biết ai đã viết nó… Tờ giấy có chữ kí
của cơ Mori” [1, tr. 45]. Lời nói của ơng Saito như “một cú trời giáng” làm
sụp đổ hoàn toàn những ý nghĩ tốt đẹp của “tơi” về cấp trên của mình. Phải
nói, đây cũng chính là tình huống bắt đầu cho những va chạm giữa “tơi” và
Fubuki trong cơng việc ở những tình tiết sau. Fubuki đã khơng cho “tơi” có cơ

20


hội thể hiện tài năng thực của bản thân. Thậm chí, cơ ta cịn giao cho “tơi”
những cơng việc chẳng liên quan gì đến chun mơn để rồi sau đó đưa ra
những lời mắng nhiếc, nhục mạ: “Đồ ngu! Phải biết GMBH là viết tắt của từ
trách nhiệm hữu hạn trong tiếng Đức giống như ltd trong tiếng Anh, và S.A
trong tiếng Pháp” [1, tr. 56], “Nếu cô thuộc loại người có đầu óc tật nguyền ,

thì lẽ ra cơ phải nói với tơi, chứ khơng nên để tơi giao cho cơ nhiệm vụ này”
[1, tr. 61]. Những tình huống va chạm này đã giúp “tôi” nhận ra nét khác biệt
quá lớn giữa hai nền văn hóa này. Một con người phương Tây sống hịa hợp,
tơn trọng và trân trọng tài năng, sự phát triển của người khác đã gặp phải rào
cản từ cơ Mori. Đó là những lời chửi mắng, những mệnh lệnh khó hiểu,
những câu nói đầy khiêu khích kiểu như: “cơ im đi”; “cơ khơng xấu hổ à?”;
“thôi đi, tôi biết là cô dối trá”; “cô cứ đứng ỳ ra đấy làm gì thế hả?”; “sao cơ
dám”; “cơ có im mồm đi khơng?cơ có cút ngay đi không?”… Mỗi lần như
thế, Fubuki đều không quên kèm theo một thái độ khinh bỉ, lạnh lùng, thậm
chí đơi khi la hét hay một cái gì đó tương tự và chắc chắn khơng phải là thái
độ hài lịng hay tỏ sự thân thiện. Với khuôn khổ gần hai trăm trang tiếng Việt,
có thể thấy, những tình huống gắn liền với quãng thời gian làm việc trong một
công ty Nhật Bản của nhân vật “tơi” đã bóc trần tồn bộ những xung đột, sự
va chạm giữa hai nền văn hóa Đơng – Tây một cách hài hước và đầy dí dỏm.
Trần thuật ngôi một được kể bởi nhân vật trung tâm – người trực tiếp kể
những câu chuyện về những trải nghiệm của mình khi làm việc trong cơng ty
Yumimoto. Cái “tôi” kể chuyện cũng đồng thời là cái “tôi” trải nghiệm ở cấp
độ hành động. Tức là, người kể chuyện ở đây cũng chính là nhân vật tham gia
vào các sự kiện, tình huống trong truyện. Tuy nhiên, nó khơng đơn thuần chỉ
là lời kể mà cịn có lời nói, hành động đi kèm. Những hành động và lời nói đó
góp phần bộc lộ tính cách “tơi”, tính cách phương Tây, cái điều mà có lẽ nó
trở thành hãn hữu khi tham gia làm việc trong một công ty Nhật Bản. Sau khi

21


hoàn thành bản báo cáo về sản phẩm bơ tách béo, cả ông Tenshi lẫn “tôi” đều
phải chịu đựng những lời mắng mỏ hết sức phi lý mặc dù đó là một bản báo
cáo tuyệt vời. Để bảo vệ ông Tenshi – người đã tạo cho mình một cơng việc
đầy thích thú và hấp dẫn, khi đứng trước mặt cấp trên, “tôi” đã không ngần

ngại đứng ra nhận lỗi về mình: “Ơng Tenshi khơng muốn phá hoại cơng ty.
Chính tơi đã năn nỉ ông ấy giao cho tôi một hồ sơ. Tôi là người duy nhất chịu
trách nhiệm” [1, tr. 41]. Điều này khác hẳn cách âm thầm làm việc và hạ thấp
nhân viên của cô Mori Fubuki khi “tôi” mới tới làm việc. Việc kể chuyện của
“tôi” đi kèm với hành động và lời nói có tác dụng giúp người đọc có cái nhìn
khách quan và đánh giá nhân vật được chuẩn xác hơn.
Một đặc điểm nữa cần phải nói đến, người kể chuyện ngơi thứ nhất trong
tác phẩm này là một nhân vật nữ - trung tâm câu chuyện – vai chính liên quan
đến điểm nhìn về nhận thức các sự kiện, con người diễn ra xung quanh. Vì
vậy, về nhận thức, người kể chuyện bị giới hạn bởi con người của chính nhân
vật nên khơng gian chủ yếu diễn ra ở công ty, ở các tầng khác nhau khi “tơi”
– người kể chuyện có sự di chuyển trong cơng việc (viết thư, phục vụ café,
đưa thư, bóc lịch…). Do đó, cơ ta khơng thể kể một chuyện liên quan đến
tương lai hay giả thử như cái chết của chính mình. “Tơi” chỉ có thể kể những
chuyện trong thời điểm hiện tại khi mình có mặt. Vì vậy, câu chuyện diễn ra
theo trục thời gian trước – sau, khơng thấy xuất hiện sự ngối lại q khứ
cũng như hướng tới tương lai. Điều này có ý nghĩa khi nó càng tạo ra nhiều
bất ngờ cho tác phẩm. Tình huống “tôi” tham gia vào trận chiến bơ tách béo
cũng ông Tenshi. Đây sẽ là một sự kiện có kết quả hồn hảo nếu như khơng
có những lời mắng chửi thậm tệ của ông Omochi. Sau những lời mắng chửi
này, “tơi” nghĩ chính ơng Tenshi là người đã nói tên mình trong bản báo cáo,
rồi nghi ngờ cho ơng Saito. Nhưng điều “tơi” khơng ngờ nhất là việc đó lại
xuất phát từ một người đang tạo được ấn tượng rất tốt đối với bản thân cô: cô

22


Mori Fubuki. Ngay khi ông Tenshi nhắc đến tờ giấy có chữ kí của cơ Fubuki
thì “Với tơi, đó là một cú trời giáng” [1, tr. 45]. Nó tạo bất ngờ đối với chính
nạn nhân của sự việc và với chính độc giả. Người đọc hồi hộp theo dõi từng

diễn biến, tình tiết trong cốt truyện và chỉ có thể đưa ra nhận xét toàn diện khi
đã đọc xong và gập cuốn sách lại mà thơi. Cũng chính điều này khiến cho
nhân vật kể chuyện ngôi thứ nhất không bao giờ có thể biết chắc chắn nhân
vật khác nghĩ gì? Nhưng ở trong trực giác, đơi chỗ “tơi” vẫn đốn được ý nghĩ
của người khác. Công việc viết thư của “tơi” gửi tới ơng Adam Johnson phải
thực hiện hàng nghìn lần và đều khơng được chấp nhận. “Tơi” phỏng đốn lá
thư đầu tiên của mình khơng được ơng Saito chấp nhận là vì “mình đã tỏ ra
quá thân mật hay thân tình với Adam Johnson” [1, tr. 10]. Vì thế, “tôi” phải
khám phá những dạng thức ngữ pháp mới lạ kiểu như “Giả sử như Adam
Jonhson biến thành động từ, chủ nhật tuần sau là chủ ngữ, chơi golf là bổ ngữ
và ơng Saito là trạng từ thì sao nhỉ? Ta sẽ có câu như sau: Chủ nhật tuần sau
vui mừng chấp nhận đến chơi AdamJohnson, một trò golf theo kiểu ơng Saito.
Kệ xác ai muốn hiểu sao thì hiểu!” [1, tr. 11] và tỏ ra khối trá cái trị này.
Giữa “tôi” kể chuyện và “tôi” trải nghiệm ở đây có một khoảng cách nhất
định, trong đó “tơi” trải nghiệm tỏ ra già dặn hơn. Vì thế giọng điệu và cái
nhìn trở nên chắc chắn hơn. Sự trưởng thành của “tôi” từ đầu tới cuối tác
phẩm như cuốn phim thu nhỏ về một khoảng thời gian trong cuộc đời nhân
vật trải nghiệm. Ở phần đầu của tác phẩm, chủ yếu là lời của “tôi” kể chuyện.
Lúc này, cả “tôi” kể chuyện và cái “tơi” trải nghiệm mang tính chất song hành
trong các tình huống, chi tiết của câu chuyện. Đến phần cuối của tác phẩm,
sau khi kết thúc công việc chứng từ và chuẩn bị cho việc làm mới của một bà
dọn nước tiểu nhà vệ sinh, cái “tôi” trải nghiệm thể hiện rõ hơn bao giờ hết.
Thông qua lời bình luận về hàng loạt các quy cách ứng xử và văn hóa Nhật
Bản, có thể nhận thấy rằng nhân vật “tơi” đã có rất nhiều sự trải nghiệm thực

23


×