Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Hoạt động kinh doanh của công ty tnhh thương mại và tư vấn thiết kế xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.18 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
Phần I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN
THIẾT KỂ XÂY DỰNG ............................................................................................ 2
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty .......................................... 2
1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty ........................................................................... 2
1.3 Nhiệm vụ, chức năng và mối liên hệ của các phòng ban ............................ 3
1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty ................................................ 4
Phần II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG ....................................... 6
2.1 Ngành nghề kinh doanh của Công ty ............................................................. 6
2.2 Quy trình hoạt động kinh doanh của Công ty .............................................. 6
2.2.1 Quy trình nhập khẩu hàng hoá của Công ty .............................................. 6
2.2.2 Quy trình bán hàng của Công ty tại thị trường trong nước ........................ 7
2.3. Hình thức hạch toán áp dụng tại Công ty .................................................... 7
2.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp ............................ 11
2.4.1 Cơ cấu Tài sản – Nguồn vốn ................................................................... 11
2.4.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ................................................... 12
2.5 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính .............................................................. 13
2.6 Cơ cấu lao động và tiền lương ...................................................................... 15
Phần III
MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN ................................................................. 16
3.1 Nhận xét chung ............................................................................................... 16
3.2 Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới ........................ 16
3.3 Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh ..................................................................................................................... 17
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 18

Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Ðại học Thăng Long


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay chúng ta đang chứng kiến những sự thay đổi lớn trong quá trình hội
nhập WTO, chuyển dần sang một nền kinh tế có tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ cao,
dựa trên nền tảng của kinh tế tri thức và xu hướng gắn với nền kinh tế toàn cầu.
Chính sự chuyển dịch này đã tạo ra nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi cho nhiều
ngành kinh tế phát triển. Song cũng làm phát sinh nhiều yêu cầu và thách thức mới
cho các công ty, đòi hỏi các công ty phải tự vận động, vươn lên để vượt qua những
thử thách, tránh nguy cơ bị đào thải bởi quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế
thị trường.
Để hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả thì nhà quản lý cần phải nhanh
chóng nắm bắt những tín hiệu của thị trường, xác định đúng nhu cầu về vốn, tìm
kiếm và huy động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu kịp thời, sử dụng vốn hợp lý, đạt
hiệu quả cao nhất. Việc thường xuyên phân tích tình hình tài chính sẽ giúp nhà quản
lý công ty thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, từ đó có thể nhận ra những mặt
mạnh, mặt yếu của công ty nhằm làm căn cứ để hoạch định phương án hành động
phù hợp cho tương lai và đồng thời đề xuất những giải pháp hữu hiệu để ổn định và
tăng cường tình hình tài chính giúp nâng cao chất lượng công ty.
Qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH Thương mại và tư vấn thiết kế xây
dựng, được sự giúp đỡ tận tình của các cô chú, anh chị trong công ty em đã bổ sung
những kiến thức về mặt thực tế bên cạnh những kiến thức về mặt lý thuyết đã được
tích lũy trong nhà trường để rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân đồng thời
có thể hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp của mình.
Báo cáo gồm 3 phần chính:
 P h ần I: Giới thiệu chung về Công ty
 P h ần II: Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
 Ph ần III: Một sô nhận xét và kết luận
Võ Hoàng Giang _ A12458 Trang 1
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Ðại học Thăng Long
Phần I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ

TƯ VẤN THIẾT KỂ XÂY DỰNG
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty TNHH Thương mại và tư vấn thiết kế xây dựng là doanh nghiệp độc
lập hoạt động theo hình thức Công ty TNHH hai thành viên trở lên theo giấy phép
đăng ký kinh doanh số 0102022992 cấp ngày 27/10/2005.
- Tên công ty: Công ty TNHH Thương mại và tư vấn thiết kế xây dựng.
- Tên giao dịch quốc tế: TRADING AND ENGINEERING CONSULTANT
CONTRUCTION COMPANY LIMITED.
- Tên viết tắt: T.E.C.C.,LTD
- Địa chỉ: Số 125 - Phố 8/3 - Phường Quỳnh Mai - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội.
- Tel: 84-43-6361272
- Fax: 84-43-6367543
- Mã số thuế: 0101810152
- Vốn điều lệ: 1.200.000.000 đồng
1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty
Võ Hoàng Giang _ A12458 Trang 2
Phòng kế
toán
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng
kinh
doanh
Phòng tư
vấn và
thiết kế
xây dựng
Phòng
xuất
nhập

khẩu
Phòng
hành
chính
tổng hợp
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Ðại học Thăng Long
1.3 Nhiệm vụ, chức năng và mối liên hệ của các phòng ban
• Phòng Kế toán: Có chức năng tư vấn cho Giám đốc những vấn đề liên quan
đến tài chính và kế toán, có trách nhiệm tổ chức và thực hiện công tác kế toán
của công ty.
Nhiệm vụ : Cập nhật, tìm hiểu các chủ trương, chính sách và các quy định của Nhà
nước có liên quan đến công tác quản lý tài chính, kế toán, duy trì quan hệ tốt với các
cơ quan như các ngân hàng, các cơ quan thuế. Kiểm kê hàng tồn kho; kiểm kê quỹ,
két hàng tháng, lập các báo cáo kết quả kinh doanh, hàng tồn kho, quỹ két, công nợ
trình Giám đốc hàng tháng, hàng quý, hàng năm.
• Phòng Kinh doanh: Có chức năng tư vấn cho Giám đốc và tổ chức thực hiện
kinh doanh.
Nhiệm vụ: Duy trì quan hệ với các đối tác truyến thống, thường xuyên báo cáo Giám
đốc các thông tin về kế hoạch đầu tư, mua sắm của các đối tác và khách hàng đã thu
thập được.
• Phòng Tư vấn và thiết kế xây dựng: Có chức năng tư vấn cho khách hàng và
thiết kế các dự án xây dựng.
Nhiệm vụ: Thực hiện và quản lý các công trình, các hợp đồng thuộc chuyên môn về
tư vấn, thiết kế, giám sát, xây dựng của công ty.
• Phòng Xuất nhập khẩu: Có chức năng tư vấn cho Giám đốc về công tác xuất
nhập khẩu và tổ chức thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu.
Nhiệm vụ: Nghiên cứu, thu thập và tìm hiểu các quy định, luật lệ của Nhà nước Việt
Nam, của các nước liên quan đến hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu; tìm hiểu các
phong tục, tập quán của các thị trường khu vực và quốc tế mà công ty đang hoặc sẽ
tham gia. Tiến hành liên hệ, giao dịch với nhà cung cấp, hãng vận chuyển, làm các

thủ tục cần thiết cho nhập khẩu và giao nhận hàng hoá. Thực hiện việc giao nhận
hàng hoá; bảo vệ an toàn kho hàng và tài sản, trụ sở của công ty.
• Phòng Hành chính tổng hợp: Có chức năng tư vấn cho Giám đốc về quản lý
nhân sự và quản lý hành chính, có trách nhiệm vể công tác tổ chức hành
chính của Công ty.
Nhiệm vụ: Tham gia xây dựng và quản lý chương trình đào tạo, phát triển nhân viên;
phối hợp theo dõi, kiểm tra và đôn đốc nhân viên thực hiện các nội quy và quy chế
Võ Hoàng Giang _ A12458 Trang 3
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Ðại học Thăng Long
của công ty.Quản lý hồ sơ cá nhân và các tài liệu về BHXH của nhân viên, thực hiện
công tác BHXH cho nhân viên.
 Ngoài những nhiệm vụ trên đây, các phòng ban đều phải thực hiện những nhiệm vụ
sau:
- Quản lý, phân công công việc, đôn đốc nhân viên làm việc theo nhiệm vụ.
- Triển khai nội quy và các quy chế đến từng nhân viên đồng thời kiểm tra, đôn đốc
việc thực hiện nội quy và quy chế.
- Tham gia nhận xét, đánh giá hoạt động của nhân viên.
- Phối hợp làm việc với các phòng, các bộ phận khác khi được yêu cầu.
- Đào tạo, hướng dẫn nhân viên.
- Thực hiện những nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Giám đốc.
1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
Tổ chức bộ máy kế toán:
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung như sau:
Võ Hoàng Giang _ A12458 Trang 4
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ
TOÁN
CÔNG
NỢ
KẾ

TOÁN
TIỀN
LƯƠNG,
TSCĐ
THỦ
QUỸ
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Ðại học Thăng Long
Chức năng, nhiệm vụ của từng người:
+ Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: Tư vấn cho Giám đốc những vấn đề
liên quan đến tài chính và kế toán, có trách nhiệm tổ chức và thực hiện
công tác kế toán của công ty.
Nhiệm vụ : bao quát toàn bộ công tác kế toán của công ty; đôn đốc, kiểm tra
công việc của các kế toán viên, tổng hợp số liệu để lập các báo cáo tài chính
nộp cho cấp trên.
+ Kế toán tiền lương, TSCĐ: tổng hợp đầy đủ, chính xác tiền lương, các
khoản trích theo lương và trích BHXH, BHYT cho cán bộ, nhân viên đồng
thời thực hiện phần kế toán tăng giảm, trích khấu hao TSCĐ của công ty.
+ Kế toán công nợ: theo dõi tình hình các khoản phải thu, phải trả của công ty;
các khoản vay vốn của công ty với ngân hàng.
+ Thủ quỹ: theo dõi tình hình thu chi tiền mặt trên cơ sở các phiếu thu, phiếu
chi hợp lệ.
Võ Hoàng Giang _ A12458 Trang 5
Báo cáo thực tập tổng hợp Trường Ðại học Thăng Long
Phần II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
TNHH THƯƠNG MẠI VÀ TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG
2.1 Ngành nghề kinh doanh của Công ty
- Mua bán máy móc, thiết bị về xây dựng.
- Sản xuất kinh doanh các loại vật liệu xây dựng.
- Tư vấn thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng kiến trúc, nội ngoại thất

- Đầu tư, xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp.
- Nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh. Hoạt động chủ yếu của công ty
là nhập khẩu các máy thi công từ Nhật Bản và bán lại cho thị trường trong
nước.
2.2 Quy trình hoạt động kinh doanh của Công ty
2.2.1 Quy trình nhập khẩu hàng hoá của Công ty
+ Bước 1: Công ty sẽ tùy theo nhu cầu của thị trường để lựa chọn các loại máy thi
công. Liên hệ với các nhà cung cấp tại Nhật Bản để thỏa thuận giá cả qua
e-mail.
+ Bước 2: Sau khi thỏa thuận được các yếu tố về chất lượng, mẫu mã, giá cả, cán bộ
phụ trách đặt hàng tiến hành đặt hàng ngay với nhà cung cấp. Hợp đồng
sẽ được tiến hành ký kết giữa hai bên sau khi đã thống nhất tất cả các
điều khoản và được chuyển giao bằng bản fax.
+ Bước 3: Căn cứ theo điều khoản thanh toán của hợp đồng ngoại, cán bộ phụ trách
đặt hàng sẽ chuyển yêu cầu thanh toán cho phòng kế toán. Kế toán ngân
hàng sẽ thực hiện các nghiệp vụ chuyển tiền cho nhà cung cấp, thông
thường có 2 loại hình thanh toán với những nhà cung cấp nước ngoài:
- Thanh toán bằng hình thức L/C (mở thư tín dụng – Letter of Credit)
- Thanh toán bằng hình thức T/T (thanh toán bằng điện chuyển tiền –
Telegraphic Transfer)
Võ Hoàng Giang _ A12458 Trang 6

×