Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nâng cao chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức xã đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (603.01 KB, 5 trang )

Nghiên cứu - Trao đổi

NÂNG CẠO CHẤT LƯỢNG
BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DựNG NÔNG THƠN MỚI
NGUYỄN MINH PHƯƠNG
*

Đội ngũ cắn bộ, cơng chức xã có vai trị quan trọng trong việc tổ chức thực hiện nhũng chủ
trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, đặc biệt là thực hiện Chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nơng thơn mói. Những năm qua, chính qun các cấp đâ quan tâm đầu tư cho
hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, đáp ứngyêu cầu xây dựng nông thôn mới.
Trước yêu cầu ngày càng cao của Chương trình xây dựng nơng thơn mói cần nâng cao chất
lượng bồi dưỡng cán bộ, công chúc xã đáp ứng yêu câu trong giai đoạn 2021 - 2025.
Từ khóa: Chất lượng; bồi dưỡng; cán bộ, cơng chức xã; xây dựng nông thôn mới.
The contingent ofcommune cadres and civil servants plays an important role in implementing
the guidelines ofthe Communist PartyofVietNam andpublicpolicies, especiallyin implementing
the National Target Program for new rural development. Governments at all levels have paid
attention to the training of commune cadres and civil servants to meet the new rural
development requirements. It is necessary to improve the quality ofthe training ofcommune
cadres and civil servants in response to the demanding requirements ofnew rural development
for the period of2021 - 2025.
Keywords: Quality; training; commune cadres and civil servants; new rural development.
NGÀY NHẬN: 15/8/2021

NGÀYPHẢN BỆN, ĐÁNH GIÁ: 25/9/2021

1. Thực hiện xây dựng nông thơn mói và
những u cầu đặt ra đối với cán bộ, cơng
chức xã ừong xây dựng nơng thơn mói


Chương trình xây dựng nông thôn mới
(NTM) theo Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày
05/8/2008 Hội nghị lần thứ Bảy Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khóa X) về nơng
nghiệp, nơng dân, nơng thơn và Nghị quyết
so 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của
Chính phủ về xây dựng nông nghiệp, nông
dân, nông thôn đã được triển khai quyết liệt,
đồng bộ, rộng kháp cả nước, tạo sự chuyển
biến lớn cả về lượng và chất đối vói làng quê

68

NGÀYDUYỆT: 17/01/2022

Việt Nam với những kết quả tích cực. Đến
tháng 7/2021, cả nước đã có 64,6% số xã đạt
chuẩn NTM; có 194 đơn vị cấp huyện (chiếm
29%) thuộc 51 tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương đạt chuẩn NTM; có 12 tỉnh, thành
phố đã có 100% số xã đạt chuẩn NTM, trong
đó có 4 tỉnh đã được cơng nhận tỉnh hồn
thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Thu nhập
bình quân đầu người khu vực nơng thơn năm
2020 đạt 41,7 triệu đồng/ngưịi/năm, gấp 1,7
lần so với năm 2015 và gấp 3,25 lần so với
* PGS. TS, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Tạp chí Quản lý nhà nước-Số 312 (1/2022)



^màn Qlhătn <7)un - 2022

năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều khu vực
nơng thơn năm 2020 cịn khoảng 7,1%, giảm
4,7% so vói năm 2016..À
Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày
28/7/2021 của Quốc hội phê duyệt chủ
trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025 cũng đã
xác định mục tiêu xây dựng NTM phấn đấu cả
nước có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn NTM, ít
nhất 10% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu,
khơng cịn xã đạt dưới 15 tiêu chí; tiếp tục xây
dựng NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu đối vói
các xã, huyện, tỉnh đã được cơng nhận đạt
chuẩn NTM; thu nhập bình qn của người
dân nơng thơn tăng ít nhất 1,5 lần so vói năm
2020; có ít nhất 50% huyện, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh đạt chuẩn NTM, hoàn thành
nhiệm vụ xây dựng NTM, trong đó ít nhất 20%
số huyện đạt chuẩn được công nhận là huyện
NTM nâng cao, huyện NTM kiểu mẫu. Mỗi
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ít
nhất 2 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM; có
ít nhất 15 tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương được công nhận hồn thành nhiệm vụ
xây dựng NTM; 60% số thơn, làng, ấp, bản,
bn, phum, sóc thuộc các xã đặc biệt khó
khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi
ngang ven biển và hải đảo được công nhận

đạt chuẩn NTM theo các tiêu chí NTM do ủy
ban nhân dân cấp tỉnh quy định2.
Từ những kết quả và mục tiêu xây dựng
NTM nêu trên, bên cạnh sự lãnh đạo, chỉ đạo
quyết liệt của các cấp ủy Đảng, sự quản lý,
điều hành và đầu tư các nguồn lực của Nhà
nước, sự hưởng ứng của các tầng lóp nhân
dân thì cần phải đẩy mạnh hoạt động đào
tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ
cán bộ, công chức (CBCC) xã đáp ứng yêu
cầu xây dựng NTM.Theo báo cáo của các địa
phương, tổng số CBCC xã được bồi dưỡng
chuyên sâu về NTM trong giai đoạn 2016 2020 là 146.691 lượt3. Thực tế công tác bồi
dưỡng đã góp phần quan trọng trong việc
nâng cao trình độ và năng lực của đội ngũ
CBCC xã; từng bước bảo đảm tiêu chuẩn hóa
Tạp chí Quản lý nhà nước - Sô 312 (1/2022)

ngạch, bậc theo quy định của Nhà nước. Đội
ngũ CBCC sau khi được bồi dưỡng có nhận
thức chính trị vững vàng hơn và hiệu quả
công tác từng bước được nâng lên. Hầu hết
số CBCC cấp xã sau bồi dưỡng chuyên sâu về
xây dựng NTM đều có sự chuyển biến nhất
định về năng lực, chất lượng tham mưu,
phương pháp thực hiện nhiệm vụ.
Tuy nhiên, do việc xác định nhu cầu bồi
dưỡng của CBCC cấp xã đáp ứng yêu cầu xây
dựng NTM chưa phù họp với yêu cầu chức
trách, nhiệm vụ của các nhóm đối tượng là

CBCC lãnh đạo, quản lý cấp ủy Đảng, chính
quyền; cán bộ Mặt trận Tổ quốc và các đồn
thể nhân dân; các chức danh cơng chức cấp
xã, nên việc tham gia các chương trình bồi
dưỡng chủ yếu là để đáp ứng các tiêu chuẩn
chức vụ, chức danh mà chưa thực sự gán vói
u cầu cơng việc của từng vị trí việc làm theo
chức danh. Chương trình, nội dung, tài liệu
bồi dưỡng chưa phù họp với yêu cầu đối
tượng người học, còn trùng lặp, nặng về lý
thuyết; chưa chú trọng bồi dưỡng kỹ năng
lãnh đạo, quản lý, điều hành xây dựng NTM.
Ý thức, trách nhiệm học tập của một bộ phận
CBCC xã có phần cịn hạn chế, khơng ít
CBCC xã tham gia các khóa bồi dưỡng chủ
yếu nhầm để đủ tiêu chuẩn về bàng cấp,
chứng chỉ theo quy định, xem nhẹ việc cập
nhật kiến thức, kỹ năng cần thiết cho xây
dựng NTM. Mặc dù đã được bồi dưỡng
nhưng một số CBCC xã vãn còn lúng túng khi
thực hiện nhiệm vụ, năng lực nám bát, chỉ
đạo, điều hành, giải quyết các vấn đề thực
tiễn xây dựng NTM ở địa phương cịn hạn
chế. Tình hình đó ảnh hưởng đến tiến độ và
chất lượng thực hiện Chương trình xây dựng
NTM, do vậy, để đạt được mục tiêu xây dựng
NTM trong giai đoạn tiếp theo cần đổi mói,
nâng cao chất lượng bồi dưỡng CBCC xã.
2. Các giải pháp nâng cao chất lượng bồi
dưỡng cán bộ, công chức xã đáp ứngyêu cầu

xây dựng nông thôn mới

Một là, tiếp tục nâng cao nhận thức và
quyết tâm phấn đấu nâng cao chất lượng

69


Nghiên cứu - Trao đổi

bồi dưỡng CBCC xã đáp ứng yêu câu xây
dựng NTM.
Để nâng cao chất lượng bồi dưỡng CBCC
xã, đòi hỏi các cấp, các ngành, các tổ chức
trong hệ thống chính trị từ trung ương đến
địa phương, cơ sở và đội ngũ CBCC xã cũng
như toàn xã hội phải nhận thức rõ về yêu cầu
xây dựng NTM và vị trí, vai trị của đội ngũ
CBCC xã trong xây dựng NTM, từ đó thấy rõ
tầm quan trọng của cơng tác bồi dưỡng đối
vói đội ngũ này.
Với CBCC xã, việc quán triệt và nâng cao
nhận thức là cơ sở xác định đúng động cơ,
mục đích bồi dưỡng, từ đó quyết tâm khác
phục khó khăn, trở ngại, xác định rõ việc
tham gia bồi dưỡng là quyền lợi, trách
nhiệm và nghĩa vụ của mình trong thực thi
cơng vụ; chấp hành nghiêm các quyết định
của cấp có thẩm quyền về việc cử tham gia
các khóa bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu xây

dựng NTM theo kế hoạch đã được phê
duyệt; bố trí cơng việc họp lý, tham gia đầy
đủ thòi gian và chấp hành đúng nội quy, quy
chế của các cơ sở bồi dưỡng.
Với các tổ chức chính trị - xã hội và nhân
dân ở cơ sở, việc nâng cao nhận thức sẽ tạo
động lực để phát huy vai trò, trách nhiệm
của từng tổ chức và tồn xã hội góp phần
tham gia tích cực, cụ thể vào giám sát các
hoạt động xây dựng NTM cũng như kết quả,
chất lượng bồi dưỡng đội ngũ CBCC xã đáp
ứng yêu cầu xây dựng NTM.
Hai là, tiếp tục hồn thiện thể chế, chính
sách bồi dưỡng CBCC xã đáp ứng yêu cầu xây
dựngNTM.
Trên cơ sở các quy định của Chính phủ
và Bộ Nội vụ, UBND các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương xây dựng, ban hành các
văn bản chỉ đạo, điều hành và có chế độ
khuyến khích CBCC xã nâng cao trình độ,
năng lực cơng tác để đáp ứng trực tiếp yêu
cầu, nhiệm vụ trong từng lĩnh vực được phân
công. Đồng thời, xây dựng kế hoạch, đề án
đào tạo, bồi dưỡng CBCC xã, bảo đảm đáp
ứng đủ tiêu chuẩn CBCC cấp xã theo quy

định tại Thông tư số 13/2019/TT-BNV ngày
06/11/2019 của Bộ Nội vụ.
Theo đó, để tạo nguồn CBCC xã, cần
nghiên cứu bổ sung đối tượng bổi dưỡng là

những người hoạt động khơng chun trách
cấp xã, đồng thịi quy định cụ thể trách
nhiệm của các trường chính trị cấp tỉnh và
trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện
trong xây dựng chương trình và tổ chức bồi
dưỡng những người hoạt động không
chuyên trách cấp xã đáp ứng yêu cầu xây
dựng NTM.
Quy định và hướng dẫn xây dựng các
chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo yêu cầu
của vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng lãnh
đạo, quản lý cấp xã phù họp. Nội dung
chương trình, tài liệu bảo đảm kết họp giữa
lý luận và thực tiễn, kiến thức, kinh nghiệm,
tránh trùng láp vói các chương trình, tài liệu
khác và phải bổ sung, cập nhật phù họp tình
hình thực tế; chú ý bồi dưỡng kỹ năng giải
quyết các tình huống thực tế, nhất là đối với
CBCC xã là người dân tộc thiểu số, vùng sâu,
vùng xa, miền núi thuộc các đối tượng đặc
thù cần có chương trình bồi dưỡng thích
họp, hiệu quả. Cần quy định cụ thể về điều
kiện, tiêu chuẩn của đội ngũ giảng viên tham
gia bồi dưỡng đội ngũ CBCC xã; quy định cụ
thể cơ chế đánh giá hiệu quả cơng tác bổi
dưỡng CBCC xã sau mỗi khóa bồi dưỡng...
Ba là, tiếp tục đổi mới chưong trình, nội
dung và hình thức, phưongpháp bồi dưỡng
đối với CBCC xã.
Chương trình bồi dưỡng phải bảo đảm

trang bị đủ kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ theo
u cầu cơng vụ, xây dựng vân hố cơng vụ,
trách nhiệm và đạo đức công vụ của CBCC
xã. Chương trình cần đổi mói theo hướng
đáp ứng theo nhu cầu công việc, cập nhật
thông tin, bổ sung tri thức mới, phát triển kỹ
năng nghề nghiệp hoặc nghiệp vụ công tác
đáp ứng nhiệm vụ xây dựng NTM. Nghiên
cứu tích họp chương trình bồi dưỡng về
nghiệp vụ, kỹ năng xây dựng NTM vào các
chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị,
Tạp chí Quản lý nhà nước-Sô'312 (1/2022)


fX>uân ClUiiun Qian - 2022
quản lý nhà nước, chương trình bồi dưỡng
heo vị trí việc làm cho đội ngũ CBCC xã
ihàm khắc phục trùng láp và nâng cao hiệu
Ịuả bồi dưỡng CBCC xã đáp ứng yêu cầu xây
lựng NTM.
Nội dung bổi dưỡng CBCC xã tập trung
ihiều hon vào việc xử lý các tình huống phát
ỉinh từ thực tiễn xây dựng NTM kiểu mẫu,
MTM nâng cao của các địa phương để rèn
uyện phương pháp, kỹ năng công tác cho
người học; chú trọng bồi dưỡng các kỹ năng
nhối họp, kỹ năng tham mưu, đề xuất giải
quyết cơng việc cùng vói bồi dưỡng kỹ năng
m lý tình huống, kỹ năng thu thập, xử lý
thơng tin, kỹ năng giải quyết vấn đề...

Đối vói CBCC xã là người dân tộc thiểu số
phải có chương trình, nội dung và phương
pháp giảng dạy đơn giản, gán gọn, súc tích,
dễ hiểu, dễ tiếp thu.
Để thực hiện có hiệu quả hoạt động bồi
dưỡng CBCC xã đáp ứng yêu cầu xây dựng
NTM thì Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng
thơn, Vãn phòng Ban Chỉ đạo cùng với Bộ
Nội vụ hướng dẫn các địa phương căn cứ
nhu câu thực tế của các xã và đối tượng tham
gia bồi dưỡng, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng
CBCC xã chủ động xây dựng chương trình
bồi dưỡng, tập trung vào các nội dung: (1)
Kiến thức cơ bản về xây dựng NTM; (2) Một
số nội dung trọng tâm của xây dựng NTM; (3)
Nghiệp vụ cơ bản để xây dựng NTM; (4) Kỹ
năng thúc đẩy phát triển cộng đồng xây dựng
NTM; (5) Nghiệp vụ và kỹ năng nâng cao xây
dựng NTM.
Tạo sự gắn kết, lồng ghép giữa nội dung
bồi dưỡng về xây dựng NTM vói các nội dung
bồi dưỡng về chun mơn nghiệp vụ, lý luận
chính trị, quản lý nhà nước theo chương
trình bồi dưỡng do Chính phủ quy định đối
với đội ngũ CBCC xã. Việc gán kết các nội
dung bồi dưỡng này sẽ trực tiếp góp phần
nâng cao chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng đối
với CBCC xã.
Đổi mới phương thức bổi dưỡng theo
hướng chuyển từ bồi dưỡng theo chỉ tiêu

Tạp chí Quản lý nhà nước - Sô' 312 (1/2022)

sang bồi dưỡng theo nhu cầu và theo đơn đặt
hàng; thực hiện nguyên tác làm việc gì bồi
dưỡng để làm việc đấy; đảm nhiệm chức
danh nào bồi dưỡng để thực thi nhiệm vụ
của chức danh đó. Giảm thòi lượng lý thuyết,
tăng thòi gian tham quan các xã và báo cáo
thực tế của các địa phương điển hình xây
dựng NTM. Tạo điều kiện để CBCC cấp xã
được lựa chọn những chương trình bồi
dưỡng cập nhật nâng cao kiến thức, kỹ năng
phù họp với cơng việc, vị trí việc làm đang
đảm nhận.
Để tạo điều kiện thuận lọi hơn cho CBCC
xã tiếp cận, tự tìm hiểu, bồi dưỡng nâng cao
năng lực xây dựng NTM, cần nghiên cứu xây
dựng chương trình bồi dưỡng từ xa về xây
dựng NTM vói thiết kế trực quan, sử dụng
nhiều hình ảnh và sơ đồ, giúp người học dễ
dàng đọc, hiểu, nhanh chóng tiếp thu được
các kiến thức thông qua các thao tác đơn giản
ừên máy tính. Triển khai diện rộng bồi dưỡng
kiến thức, kỹ năng công nghệ thông tin theo
phương thức trực tuyến (E- Learning) cho
CBCC xã tại các địa phương.
Bốn là, nâng cao chất lượng đội ngũ
giảng viên và viên chức quản lý các cơ sở bồi
dưỡng CBCC xã.
Đội ngũ giảng viên tham gia bồi dưỡng

cần có hiểu biết nhất định về thực tiễn hoạt
động kinh tế - xã hội và xây dựng NTM ở xã
cũng như thực tiễn hoạt động của CBCC xã.
Điều đó địi hỏi giảng viên phải tích cực,
thường xun tự bồi dưỡng kiến thức, kinh
nghiệm thực tiễn gán với các hoạt động xây
dựng NTM ở cơ sở.
Tăng cường sự họp tác, trao đổi kiến
thức, kỹ năng, kinh nghiệm giữa đội ngũ
giảng viên của các cơ sở ĐTBD ở trung ương
và địa phương trong bồi dưỡng CBCC xã,
khác phục tình trạng khép kín giảng viên của
mỗi cơ sở bồi dưỡng, khơng muốn mời giảng
viên có đủ năng lực hỗ trợ bồi dưỡng trong
khi năng lực của đội ngũ giảng viên hiện có
của cơ sở bổi dưỡng cịn hạn chế, chưa đáp
ứng yêu cầu.


Nghiên cứu - Trao đổi

Nâng cao tính chuyên nghiệp, hiệu quả
trong hoạt động quản lý bồi duỡng CBCC xã
theo hướng phát huy vai trò tự quản của học
viên; nâng cao tinh thần trách nhiệm của
giảng viên; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin. Xây dựng đội ngũ viên chức làm
công tác quản lý bồi dưỡng bảo đảm cả về
chất lượng và số lượng, người làm công tác
quản lý bồi dưỡng phải nám chắc chuyên

môn, nghiệp vụ, sử dụng thành thạo cơng
nghệ thơng tin, giao tiếp tốt, có khả năng
tham mưu và tác nghiệp hiệu quả.
Năm là, tăng cường hoạt động đánh giá
kết quả bồi dưỡng của CBCCxã.
Việc đánh giá kết quả, hiệu quả bồi
dưỡng CBCC cần dựa trên các tiêu chí, tiêu
chuẩn đánh giá cụ thể, phản ảnh đầy đủ,
tồn diện cả về lượng và về chất, cả kết quả
trực tiếp (mức độ nâng cao kiến thức, kỹ
năng, thái độ, trách nhiệm của CBCC sau bồi
dưỡng) và mức độ phát huy tác dụng, hiệu
quả kinh tế - xã hội đưa lại từ hoạt động thực
thi công vụ của CBCC sau bồi dưỡng... Bên
cạnh đó các địa phương cử CBCC xã đi bồi
dưỡng phải thực hiện tốt việc đánh giá năng
lực và khả năng thực thi nhiệm vụ của CBCC
trước và sau khi bồi dưỡng. Điểu đó địi hỏi
các cơ quan quản lý bồi dưỡng CBCC ở trung
ương và địa phương phải tiếp tục nghiên cứu
xây dựng, hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá kết
quả bồi dưỡng CBCC xã nói chung và bồi
dưỡng CBCC đáp ứng yêu cầu xây dựng nồng
thôn mói nói riêng.
Sáu là, bổ sung và sử dụng có hiệu quả
nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động bồi
dưỡng CBCC xã.
Tăng cường nguồn kinh phí đầu tư cho
cơng tác bồi dưỡng nói chung và bồi dưỡng
CBCC cấp xã nói riêng. Nghiên cứu ban hành

cơ chế, chính sách hỗ trợ đối tượng được cử
tham gia bồi dưỡng, nhất là CBCC xã ở vùng
sâu, vùng xã, vùng đặc biệt khó khăn, người
dân tộc thiểu số. Các địa phương cử CBCC xã
đi học xem xét hỗ trợ kịp thời chi phí cho

72

người học và bố trí người thay thế giải quyết
cơng việc để tạo điều kiện thuận lợi và sự an
tâm cho đội ngũ CBCC xã tham gia các khóa
học theo đúng quy định.
Để sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí
đầu tư cho bồi dưỡng CBCC xã đáp ứng yêu
cầu xây dựng NTM, cần tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra việc sử dụng kinh phí, kịp
thời phát hiện và xử lý các sai phạm trong
q trình sử dụng, có biện pháp sử dụng một
cách họp lý, tiết kiệm, có hiệu quả nguồn
kinh phí này. Bên cạnh đó, cần tăng cường
các trang thiết bị hiện đại phục vụ hoạt động
giảng dạy học tập cho các cơ sở bồi dưỡng
CBCC của các địa phương để góp phần nâng
cao chất lượng bồi dưỡng CBCC
3.

Kết luận

Đội ngũ CBCC xã có vai trị hết sức quan
trọng trong hoạt động thực thi công vụ và xây

dựng NTM ở nước ta hiện nay, hiệu lực, hiệu
quả hoạt động của các tổ chức trong hệ
thống chính trị cấp cơ sở cũng như kết quả
và chất lượng xây dựng NTM xét đến cùng
được quyết định bời phẩm chất, năng lực và
hiệu quả công tác của đội ngũ CBCC xã. Vì
thế, việc đẩy mạnh cơng tác bồi dưỡng đi đơi
với nâng cao chất lượng bồi dưỡng đội ngũ
CBCC xã vững mạnh về chính trị, có đạo đức,
lối sống trong sạch, có trình độ và năng lực
đáp ứng u cầu xây dựng NTM là một trong
những yêu cầu bức thiết hiện nayO
Chú thích:
1. Xây dựng nơng thơn mới đạt kết quả “to
lớn, tồn diện và mang tính lịch sử".
, ngày 14/9/2021.
2. Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày
28/7/2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trưong
đầu tư Chưong trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nơng thơn mói giai đoạn 2021 - 2025.
3. Báo cáo tổng họp kết quả Dự án “Điêu tra
thực trạng, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng
bồi dưỡng cấn bộ, công chức xã đáp ứng yêu cầu
xây dựng nông thôn mói ở Việt Nam hiện nay” do
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội thực hiện năm 2020.

Tạp chí Quản lý nhà nước - Sô' 312 (1/2022)




×