Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm nhằm phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh ở trường trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (677.41 KB, 13 trang )

-------🙠🙠-------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
“Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm nhằm phát triển năng lực giao tiếp
và hợp tác cho học sinh ở trường trung học phổ thông Đô Lương 4”

LĨNH VỰC: CHỦ NHIỆM

TỔ: XÃ HỘI

NĂM HỌC : 2021 – 2022

1


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Đảng về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo đã đề ra nhiệm vụ, giải pháp: “Đổi mới chương trình
nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mĩ; dạy
người, dạy chữ và dạy nghề...”. Chương trình giáo dục phổ thơng mới (Ban hành
kèm theoThơng tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bô ̣ trưởng Bô ̣
Giáo du ̣c và Đào ta ̣o) với mục tiêu hình thành và phát triển cho học sinh những
phẩm chất và năng lực chủ yếu, cốt lõi trong đó có năng lực giao tiếp và hợp tác.
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới đưa ra yêu cầu cần đạt về 5
phẩm chất và 10 năng lực của học sinh phổ thơng. Theo đó, chương trình giáo dục
phổ thơng hình thành và phát triển cho học sinh 5 phẩm chất chủ yếu là yêu nước,
nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Chương trình cũng hình thành và phát
triển cho học sinh những năng lực cốt lõi gồm: Những năng lực chung được tất cả
các môn học và hoạt động giáo dục góp phần hình thành, phát triển: năng lực tự


chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng
tạo.Những năng lực chun mơn, được hình thành, phát triển chủ yếu thơng qua
một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngơn ngữ, tính tốn,
tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.
Năng lực giao tiếp và hợp tác được xem là một trong những năng lực quan
trọng của con người trong xã hội hiện đại. Không chỉ là cầu nối gắn kết mối quan
hệ giữa mọi người mà năng lực giao tiếp và hợp tác cịn là chìa khóa dẫn lối thành
công trong mọi lĩnh vực.Tương tác với người khác sẽ tạo cơ hội trao đổi và phản
ánh về ý tưởng. Hành động xây dựng ý tưởng để chia sẻ thông tin hoặc lập luận để
thuyết phục người khác là một phần quan trọng trong học tập và làm việc.Giao tiếp
và hợp tác tốt sẽ giúp chúng ta chia sẻ trách nhiệm, hỗ trợ lần nhau để phát huy tốt
tiềm năng của từng người. Sự liên kết, phối hợp ăn ý nhau sẽ tạo ra được nhiều giá
trị hơn so với việc tận dụng sức mạnh của từng người riêng lẻ. Rõ ràng, giáo dục
1/54


năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh là cấp thiết và cần được chú trọng trong
giáo dục phổ thông nhưng việc triển khai chưa thật sự hiệu quả. Thực tế trong các
trường trung học phổ thông (THPT) nói chung và ở Nghệ An nói riêng thì chỉ có
thể triển khai lồng ghép giáo dục năng lực giao tiếp và hợp tác nhỏ lẻ kết hợp với
giáo dục các kỹ năng khác cho học sinh trong một số mơn học và chun đề ngoại
khóa, hoạt động tập thể chung của nhà trường. Định hướng giá trị chưa rõ, các
cách thức chưa được thiết kế để hướng vào phát triển năng lực này một cách hiệu
quả nên mục đích của phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác ở những cơ sở này
chưa đạt được kết quả như mong đợi.
Trường trung học phổ thông Đô Lương 4 nằm ở vùng hạ huyện Đô Lương,
học sinh cơ bản xuất thân từ vùng nơng thơn lại ít được giao tiếp bên ngồi nên
năng lực giao tiếp và hợp tác có phần hạn chế. Chưa kể những năm đầu đổi mới
dạy-học theo hướng phát triển năng lực học sinh phần nào giáo viên cũng còn
nhiều lúng túng, thiếu kinh nghiệm.Trong khi đó việc phát triển và nâng cao năng

lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh là điều hết sức cần thiết.
Trước thực tế đó, bản thân tơi thiết nghĩ giáo viên chủ nhiệm lớp có vai trị
đặc biệt quan trọng trong việc phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác góp phần
vào mục tiêu phát huy phẩm chất và năng lực, góp phần định hướng nghề nghiệp
cho học sinh. Từ đó hướng đến mục đích đào tạo con người mới Việt Nam phát
triển cân đối, hài hòa và toàn diện. Từ những vấn đề nêu trên, với kinh nghiệm
thực tế trong công tác giáo viên chủ nhiệm, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài:“Một
số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm nhằm phát triển năng lực giao tiếp và
hợp tác cho học sinh ở trường trung học phổ thơng Đơ Lương 4” góp phần vào
việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở trường Trung học phổ thơng Đơ
Lương 4 nói riêng và giáo dục phổ thơng nói chung.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Khảo sát và đánh giá thực trạng năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh
THPT Đô Lương 4, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

2/54


- Làm rõ những nguyên nhân tồn tại, những yếu tố khách quan và chủ quan
ảnh hưởng đến năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh.
- Đề xuất một số các định hướng, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả năng
lực giao tiếp và hợp tác của học sinh THPT Đô Lương 4, huyện Đô lương tỉnh
Nghệ An.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Tiến hành khảo sát đánh giá thực trạng năng lực giao tiếp và lực hợp tác
của học sinh THPT Đô Lương 4, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất một số các định hướng, giải pháp nhằm phát triển năng lực giao
tiếp và hợp tác của học sinh THPT Đô Lương 4, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh THPT
Đô Lương 4, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về phạm vi nội dung: nghiên cứu thực trạng năng lực hợp tác từ đó đề xuất
một số các định hướng, biện pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả năng lực
hợp tác cho học sinh lớpchủ nhiệm.
- Về phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu năng lực giao tiếp và hợp tác của
học sinh THPT Đô Lương 4 trong năm học 2020-2021; năm học 2021-2022.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp:
+ Phương pháp phân tích: Dựa trên nguồn tài liệu từ các cơng trình nghiên
cứu, các bài báo khoa học, các tác phẩm khoa học, đề tài nghiên cứu về năng lực
giao tiếp và hợp tác tơi tiến hành phân tích thực trạng năng lực hợp tác của học
sinh THPT Đô Lương 4, Huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An qua việc thu thập, tổng
hợp điều tra, bảng biểu và xử lý số liệu.Từ đó, tơi đưa ra một số nhận xét, đánh giá

3/54


về năng lực giao tiếp và hợp tác của học sinh THPT Đô Lương 4 Huyện Đô Lương
tỉnh Nghệ An.
+ Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp tài liệu từ các cơng trình nghiên cứu,
các bài báo khoa học, các tác phẩm khoa học, đề tài nghiên cứu đã có và tổng hợp
điều tra, bảng hỏi và số liệu thống kê để đưa ra một số định hướng để giải quyết
những tồn tại trong hoạt động của học sinh.
- Phương pháp thống kê và xử lý số liệu bằng thống kê tốn học: Nghiên
cứu, thu thập, thống kê các thói quen, các hoạt động, kết quả ý kiến, kiến nghị của
học sinh về vấn đề rèn luyện năng lực hợp tác cho học sinh THPT Đô Lương 4,

Huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Tiến hành xử lý, định lượng số liệu, biểu đồ hóa.
- Phương pháp quan sát và tổng kết thực tiễn: Trên cơ sở, theo dõi nghiên
cứu biểu hiện cụ thể của học sinh hàng ngày… đề tài đưa ra những nhận xét, đánh
giá và kết luận khoa học.

4/54


PHẦN II: NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Năng lực giao tiếp và hợp tác ở học sinh THPT
1.1.1. Khái niệm năng lực
Khái niệm về năng lực dù được nhiều học giả đề cập đến nhưng cho đến nay
việc thống nhất một định nghĩa về năng lực vẫn là một điều khó khăn nhất là trong
lĩnh vực ngơn ngữ và giao tiếp. Ngay từ những năm 1965, Noam Chomsky đã
phân biệt “năng lực” và “hành vi” ngơn ngữ theo đó “năng lực là một sự tiềm tàng
được hiện thực hóa thơng qua lời nói hoặc chữ viết để tạo nên hành vi”. Điều này
được thể hiện rõ trong từ điển Robert: “năng lực là một hệ thống được tạo nên bởi
các nguyên tắc và các yếu tố vận dụng các nguyên tắc này, được kết hợp bởi người
dùng một ngôn ngữ tự nhiên cho phép tạo ra một số lượng không giới hạn các câu
đúng ngữ pháp của ngôn ngữ này và cho phép hiểu những câu chưa từng nghe
thấy”. Như vậy, dưới cái nhìn ngơn ngữ học, Chomsky cho rằng năng lực là một
thứ sẵn có của chủ thể với tri thức mang tính hình thức của các cấu trúc ngữ pháp
tồn tại độc lập ngoài ngữ cảnh hay các giá trị ngữ dụng liên quan, và như vậy chỉ
nằm ở mức độ thành lập câu.
Đặt trên quan điểm chung về năng lực trong giảng dạy các môn học phổ
thông, Christian DELORY cho rằng năng lực là “tập hợp đầy đủ các kiến thức, kỹ
năng làm việc, kỹ năng sống giúp thích nghi, giải quyết vấn đề và thực hiện dự án
trong một tình huống nào đó” (Christian DELORY, 2000). Khái niệm này cho
chúng ta thấy đầy đủ hơn về các yếu tố cấu thành “năng lực”. Như vậy, năng lực

trước tiên là một tập hợp của các yếu tố “kiến thức” và “kỹ năng” để thực hiện một
việc gì đó (giải quyết vấn đề hay thực hiện dự án) nhưng phải đặt trong một “tình
huống” cụ thể. Khái niệm này đưa ra có tính bao hàm đầy đủ các yếu tố cấu thành
đối tượng của việc học, dạy trong trường học.
Tập trung cụ thể hơn về việc dạy và học ngoại ngữ, các tác giả của Khung
quy chiếu chung các ngôn ngữ Châu Âu nêu rõ: “năng lực là tập hợp các kiến thức,
kỹ năng và nền tảng sẵn có cho hành động”. Khái niệm này nêu lên được các yếu
tố cấu thành của năng lực bao gồm các “kiến thức”, “kỹ năng” và cả những “nền

5/54


tảng sẵn có” cho phép thực hiện một hành động nào đó. Như vậy, khái niệm này đề
cập đến các yếu tố cần phải tích lũy và những yếu tố đã được tích lũy của chủ thể
người học nhằm vận dụng trong một hành động cụ thể nào đó. Khái niệm này phù
hợp với việc dạy và học ngoại ngữ khi coi người học là một chủ thể có yếu tố xã
hội, có tính đến những vốn sẵn có về các mặt văn hóa, xã hội cũng như là kinh
nghiệm cá nhân tích lũy được trong cuộc sống.
1.1.2. Năng lực giao tiếp
1.1.2.1. Khái niệm năng lực giao tiếp
Giao tiếp là một q trình trong đó các bên tham gia tạo ra hoặc chia sẻ
thông tin, cảm xúc với nhau nhằm đạt được mục đích giao tiếp. Theo cách quan
niệm này, giao tiếp không đơn thuần là một hành vi đơn lẻ mà nó nằm trong một
chuỗi các tư duy hay hành vi mang tính hệ thống trong bản thân các bên tham gia
giao tiếp hoặc giữa họ với nhau. Thành phần các bên tham gia vào q trình giao
tiếp có thể rất đa dạng nếu xét giao tiếp theo nghĩa rộng. Tuy nhiên, giao tiếp mà
chúng ta nói ở đây giới hạn vào con người với tư cách là các bên tham gia giao
tiếp.
Bởi giao tiếp là một quá trình, giao tiếp liên quan đến việc chia sẻ thông tin
hoặc cảm xúc giữa các bên tham gia. Điều này nhấn mạnh rằng giao tiếp khơng thể

mang tính một chiều dù rằng xét bề mặt thì có rất nhiều tình huống cho thấy một
bên tham gia giao tiếp hướng tới bên kia một cách “tuyệt vọng’’ mà khơng có hồi
âm hay phản hồi.
Khái niệm về năng lực giao tiếp lần đầu được xuất hiện trong những năm
1970 khi nhà ngôn ngữ học Hymes phân biệt hai loại năng lực: “năng lực ngữ
pháp” và “năng lực sử dụng”. Theo Hymes, “năng lực sử dụng” là khả năng vận
dụng các “năng lực ngữ pháp” nhằm đảm bảo các phát ngôn phù hợp với các tình
huống cụ thể. Từ đó, khái niệm “năng lực giao tiếp” được hình thành để chỉ việc
sử dụng hiệu quả ngơn ngữ trong một tình huống xã hội cụ thể.
Đối với A.Abbou, năng lực giao tiếp được xem xét dưới góc độ xã hội nhiều
hơn là ngơn ngữ. Theo Abbou, năng lực giao tiếp của một người nào đó là “tổng
hợp năng lực vốn có và các khả năng thực hiện được hệ thống tiếp nhận và diễn

6/54


giải các tín hiệu xã hội có được theo đúng như tập hợp các chỉ dẫn và quy trình đã
được xây dựng và phát triển để tạo ra trong một tình huống xã hội các hành xử phù
hợp với việc xem xét các dự định của mình”.
Dưới góc nhìn ngơn ngữ học của mình, Beautier – Casting lại cho rằng năng
lực giao tiếp là “năng lực vốn có của người nói để hiểu một tình huống trao đổi
ngơn ngữ và trả lời một cách thích hợp, bằng ngơn ngữ hay không bằng ngôn ngữ.
Hiểu ở đây đồng nghĩa với việc đối chiếu một ngữ nghĩa khơng chỉ dưới hình thức
quy chiếu, nghĩa học, nội dung của thơng điệp, mà cịn rất có thể là một hành vi,
hoạt động tại lời và bởi lời có chủ đích” (Beautier-Casting, 1983). Có thể nói tác
giả đề cao các vấn đề ngữ dụng khi đưa ra quan điểm của mình về năng lực giao
tiếp.
1.1.2.2. Cấu trúc của năng lực giao tiếp
Việc phân định các thành phần khác nhau của năng lực giao tiếp cũng rất đa
dạng ở các tác giả khác nhau. Theo Daniel Coste, năng lực giao tiếp bao gồm bốn

thành phần:
- Thành phần làm chủ ngôn ngữ gồm các kiến thức ngôn ngữ, các kỹ năng
liên quan đến sự vận hành của ngôn ngữ với tư cách là một hệ thống cho phép thực
hiện các phát ngôn.
- Thành phần làm chủ văn bản gồm các kiến thức ngôn ngữ, kỹ năng liên
quan đến diễn ngôn, các thông điệp với tư cách là một chuỗi tổ chức phát ngôn.
- Thành phần làm chủ các yếu tố về phong tục gồm các kiến thức, kỹ năng
liên quan đến tập quán, chiến lược, cách điều chỉnh trong trao đổi liên nhân theo
đúng địa vị, vai vế và ý định của những người tham gia giao tiếp.
- Thành phần làm chủ tình huống bao gồm các kiến thức và kỹ năng liên
quan đến các yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến cộng đồng và sự lựa chọn của
người sử dụng ngôn ngữ trong một hồn cảnh cụ thể. Tuy nhiên, thiên về góc độ
nội lực cá nhân cần vận dụng trong giao tiếp, A. Abbou đã đề xuất cấu trúc năm
yếu tố của năng lực giao tiếp, bao gồm: năng lực ngôn ngữ, năng lực văn hóa - xã
hội, năng lực logic, năng lực lập luận và ký hiệu học. Cụ thể như sau:

7/54


- Năng lực ngơn ngữ, Abbou cho rằng nó bao gồm các năng lực bẩm sinh
và khả năng sử dụng ngơn ngữ mà chủ thể người nói có được để tiếp nhận và diễn
đạt các phát ngôn của người khác và đưa ra các phát ngơn để người khác có thể
tiếp nhận và diễn đạt lại được.
- Như vậy, năng lực này bao gồm các mặt thuần túy ngôn ngữ, diễn ngơn
(chuyển từ câu sang lời nói) và các tình thái (tu từ). Năng lực này được thể hiện
dưới nhiều cấp độ, tức là theo số lượng và sự phức tạp của các phát ngôn và các
mẫu được tiếp nhận và phát ra.
- Năng lực văn hóa-xã hội bao gồm các năng lực bẩm sinh và khả năng sử
dụng ngôn ngữ mà chủ thể người nói có được để kết nối các tình huống, sự kiện,
hành vi, ứng xử với các mã hóa xã hội và hệ quy chiếu (hệ thống các quan niệm

điều chỉnh việc tổ chức các tập quán về khoa học và xã hội). Giống như năng lực
ngơn ngữ, năng lực này cũng được hình thành theo từng cấp độ.
- Năng lực logic chỉ các năng lực bẩm sinh và khả năng để tạo ra tập hợp
các diễn ngơn có thể diễn đạt được, liên kết với các biểu trưng và phạm trù thực tế
và phân biệt các cơ sở khái niệm, các phương thức nối kết và bước cụ thể để đảm
bảo diễn ngôn được thống nhất, tiến triển và có hiệu lực.
- Năng lực lập luận bao gồm các năng lực bẩm sinh và khả năng cho phép
tạo ra các thao tác diễn ngôn theo mối quan hệ giữa cá nhân với tổ chức, với tình
huống, với nhu cầu, với dự định mang tính chiến lược và chiến thuật.
- Cuối cùng là năng lực tín hiệu học bao gồm các năng lực bẩm sinh và khả
năng giúp cá nhân có được các phương tiện tiếp nhận các đặc tính võ đốn, đa hệ
thống và nhất là dễ thay đổi của tín hiệu diễn tả mang tính xã hội và các diễn đạt
bằng ngơn ngữ. Đặc biệt, năng lực này được cụ thể hóa bằng việc hiểu và thực
hành các thao tác diễn đạt, giữ và tái hiện nghĩa hoặc là để phù hợp với thực tế
hoặc là khi tưởng tượng có sử dụng ngơn ngữ để thể hiện được các dấu hiệu ảo ảnh
hoặc ý muốn. Cũng cùng quan điểm cấu trúc năm yếu tố, nhưng H.Boyer lại tổ
chức theo một hướng nhìn khác. Theo học giả này, năm yếu tố đó bao gồm:
+ Năng lực về tín hiệu hay tín hiệu ngơn ngữ;
+ Năng lực về quy chiếu;
8/54


+ Năng lực về diễn ngôn – văn bản;
+ Năng lực xã hội dụng học;
+ Năng lực về tính bản sắc xã hội văn hóa (H. Boyer, 1990).
Như vậy, theo quan điểm này, tất cả các yếu tố cấu thành năng lực giao tiếp
thể hiện tương đối hoàn chỉnh các yếu tố ảnh hưởng đến việc nắm bắt ngôn ngữ
của một người dùng ngơn ngữ nói chung chứ khơng phải trên quan điểm của người
học một ngôn ngữ. Cuối cùng, chúng tôi thấy các tác giả của Khung quy chiếu
chung các ngôn ngữ châu Âu đưa ra quan điểm hợp lý hơn với cấu trúc ba yếu tố

của năng lực giao tiếp, bao gồm: năng lực ngôn ngữ, năng lực xã hội ngôn ngữ và
năng lực dụng học.
1.1.2.3. Các phương tiện của năng lực giao tiếp
Phương tiện giao tiếp là tất cả yếu tố được dùng để thể hiện thái độ, tình
cảm, tư tưởng, mối quan hệ và những tâm lý khác trong một cuộc giao tiếp.
Phương tiện giao tiếp gồm hai nhóm: ngơn ngữ và phi ngơn ngữ.
- Những yếu tố có liện quan đến ngơn ngữ gồm:
+ Nội dung: Nghĩa của từ, lời nói.
+ Tính chất: Ngữ điệu, nhịp điệu, âm điệu
- Những biểu hiện của nhóm phi ngôn ngữ gồm:
+ Diện mạo: Dáng người, màu da, khuôn mặt,...
+ Nét mặt: Khoảng 2000 nét mặt
+ Nụ cười: Thể hiện cá tính của người giao tiếp
+ Ánh mắt: Thể hiện cá tính của người giao tiếp, đồng thời thể hiện vị thế
của người giao tiếp
+ Cử chỉ
+ Tư thế: Bộc lộ cương vị xã hội
+ Không gian giao tiếp
+ Hành vi

9/54


1.1.2.4. Đối tượng giao tiếp
Đối tượng giao tiếp là đối tượng mà chúng ta thực hiện việc giao tiếp. Đối
tượng giao tiếp rất đa dạng, có thể là trẻ em hay người lớn, là nơng dân hay trí
thức, là người nghèo hay người giàu, là người nóng tính hay bình thản … nhưng ở
đây chỉ tập trung về nhóm theo độ tuổi và đặc điểm tâm lí .
Nhóm đối tượng giao tiếp chia theo độ tuổi và đặc điểm tâm lý cơ bản Bao
gồm 5 nhóm đáng quan tâm sau:

- Nhi đồng: Từ 5 – 6 tuổi cho đến 10 - 11 tuổi. Lứa tuổi này nói theo và bắt
chước người lớn một cách máy móc, trẻ cịn ham chơi, thích chơi chung với các
bạn trong nhóm như hội hay đội thiếu niên… Trẻ xem thầy cô là những người lý
tưởng, đối với bạn bè chưa có sự phân biệt giàu, nghèo, học giỏi hay học giở, các
em rất hồn nhiên và thơ ngây vì thế các em dễ tha thứ cho nhau và mau quên các
sai lầm của nhau. Các em có khả năng quan sát rất cao để học và hỏi. Song, do
nhiều yếu tố xã hội ngày nay như: sự phát triển của Internet, sự thờ ơ, thiếu văn
hóa, đạo đức của một bộ phận xã hội, gia đình bận rộn, ít quan tâm đến con cái làm
chúng dể bị tự kỉ, xa lánh bạn bè, hoặc ngang bướng, nghịch ngợm.
- Thiếu niên: Từ 11 – 12 đến 14 – 15 tuổi. Ở lứa tuổi này, sự thay đổi tâm lý
xảy ra rất lớn do ảnh hưởng bởi sự dậy thì. Đây là độ tuổi có tâm lý phức tạp,
khơng cịn là trẻ con nhưng cũng chẳng phải là người lớn. Vì thế mà tâm lý ln
mất cân đối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn trong sự phát triển. Các em bắt đầu quan
tâm nhiều hơn đến chuyện giới tính và bạn khác giới. Các em thường đánh giá chủ
quan qua bề ngoài của một vấn đề mà khơng cần xem xét cụ thể tính đúng đắn,
chân thật của nó. Về giao tiếp với người lớn, các em muốn được người lớn coi
trọng và xem mình cũng là người lớn khơng thích bị áp đặt bị coi là con nít. Các
em ln có xu hướng muốn khẳng định mình với bạn bè, với người lớn một cách
máy móc, thiếu suy nghĩ đôi khi rất trẻ con.
- Thanh niên: Từ 15 – 20 tuổi. Tâm sinh lý bắt đầu ổn định, các em được
công nhận như một người lớn. Sự tự ý thức tăng dần, đặc biệt là tính tự trọng phát
triển đến mức độ cao. Tình cảm các em rất phong phú, tình u phát triển nhưng
chưa chín chắn và hoàn thiện dần đến tuổi đầu sinh viên. Khả năng suy xét và đánh
giá, phát triển hơn. Các em biết tạo uy tín và phong cách riêng cho mình. Phạm vi
10/54


giao tiếp rộng hơn nên tri thức xã hội cũng nhiều hơn. Các em vẫn còn hiếu thắng
và bồng bột.
- Trưởng thành: từ 21 đến 40 tuổi. Phát triển ổn định về tâm sinh lý, bước

đầu có những uy tín và địa vị nhất định. Thường xem xét một vấn đề trên nhiều
khía cạnh, khả năng tổng hợp, đánh giá cao, ln lắng nghe và làm theo người có
uy tín. Cái tôi cá nhân rất cao. Chuyện hôn nhân, gia đình ảnh hưởng rất nhiều đến
tâm lý giai đoạn này.
- Trung niên: Từ 40 đến 60 tuổi. Thể hiện sự chín chắn, già giặn của một
người từng trải sự đời. Rất thích được tơn trọng
- Cao niên: Trên 60 tuổi. Hệ thần kinh bắt đầu giảm sút. Kinh nghiệm dồi
dào nên thường tự cho mình là đúng, bảo thủ. Thích tìm về q khứ hay kể chuyện
xưa. Ln muốn người khác tôn trọng, chiều chuộng. Rất sợ cô đơn, sợ người khác
khơng quan tâm đến mình.
1.1.2.5. Các yếu tố cần phát triển để có năng lực giao tiếp tốt
Có nhiều loại hình kĩ năng giao tiếp bạn cần lĩnh hội và thực hành để trở
thành một người giao tiếp thành thạo. Các kĩ năng này có thể được sử dụng kết
hợp trong các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. Để giao tiếp tốt, ứng xử khéo léo
trong cuộc sống cũng như công việc và xã hội chúng ta cần lưu ý những điểm sau:
+ Lắng nghe tích cực
Lắng nghe là kĩ năng cần thiết trong quá trình giao tiếp với người đối diện,
đặc biệt đối với đồng nghiệp. Kỹ năng lắng nghe giúp tập trung lắng nghe những
câu chuyện đời thường, chia sẻ những khó khăn trong cơng việc cũng như trong
cuộc sống bằng cách phân tích, đóng góp ý tưởng và hỏi thêm thông tin,...sẽ giúp
kéo gần khoảng cách và tăng sự thân mật giữa đồng nghiệp. Cũng nên lưu ý rằng
để đạt hiệu quả giao tiếp tối ưu, bạn nên gạt bỏ sự tồn tại của điện thoại hay mạng
xã hội - các nhân tố làm bạn phân tán, khiến cuộc trò chuyện trở nên nhàm chán và
người nghe cảm thấy không được tôn trọng.
+ Điều chỉnh phong cách nói chuyện với từng người nghe

11/54


1/54




×