Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh giải toán có lời văn lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.79 KB, 20 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HĨA

PHỊNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO T.P THANH HÓA
-----------------*&*------------------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH GIẢI TỐN CĨ
LỜI VĂN LỚP 5

Họ và tên: Trịnh Thị Phòng
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường Tiểu học Đơng Hương
SKKN thuộc mơn: Tốn

THANH HĨA NĂM 2017

SangKienKinhNghiem.net


Một số biện pháp giúp học sinh giải tốn có lời văn lớp 5

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Trong dạy - học tốn ở phổ thơng nói chung ở tiểu học nói riêng giải tốn có vị trí
quan trọng. Có thể coi dạy - học giải tốn là “hịn đá thử vàng” của dạy học tốn. Trong
giải tốn học sinh phải tư duy một cách tích cực và linh hoạt, huy động thích hợp các kiến
thức và khả năng đã có vào tình huống khác nhau trong nhiều trường hợp phải biết phát
hiện những dữ kiện hay điều kiện chưa được nêu ra một cách tường minh và trong chừng
mực nào đó, phải biết suy nghĩ tích cực, sáng tạo.
Vì vậy có thể coi giải tốn là một trong những biểu hiện năng động nhất của hoạt


động trí tuệ của học sinh. Dạy giải tốn ở tiểu học nhằm mục đích chủ yếu sau:
1. Trước hết nó giúp học sinh luyện tập, củng cố, vận dụng các kiến thức và thao
tác thực hành đã học, rèn luyện kĩ năng tính tốn từng bước tập dượt vận dụng kiến thức
và rèn luyện kĩ năng thực hành vào thực tiễn (học tập, đời sống). Qua các biểu hiện trên,
giáo viên phát hiện được rõ hơn những gì học sinh đã lĩnh hội và nắm chắc những gì học
sinh chưa nắm chắc để có biện pháp giúp học sinh phát huy hoặc khắc phục.
2. Qua việc dạy học giải toán, giáo viên giúp học sinh từng bước phát triển năng
lực tư duy, rèn luyện phương pháp và kĩ năng suy luận, khêu gợi và tập dượt khả năng
quan sát phỏng đốn, tìm tịi.
3. Qua giải tốn, học sinh rèn luyện những đặc tính và phong cách làm việc của
người lao động như ý chí khắc phục khó khăn, thói quen xét đốn có căn cứ, tính cẩn
thận, chu đáo, cụ thể làm việc có kế hoạch, có kiểm tra kết quả cuối cùng, từng bước
hình thành và rèn luyện thói quen và khả năng suy nghĩ độc lập, linh hoạt, khắc phục
cách suy nghĩ máy móc rập khn, xây dựng lịng ham thích tìm tịi, sáng tạo ở mức độ
khác nhau, từ đơn giản nhất mà nâng lên từng bước.
Thực tế hiện nay khả năng giải toán của học sinh cịn hạn chế, ngun nhân chính
là do nhầm lẫn các loại bài tốn giống nhau, dập khn theo mẫu hoặc theo cơng thức
tính mà khơng hiểu, khơng giải thích được cách làm, khả năng tư duy để hiểu và tính
tốn cịn kém, đặc biệt khơng nhận thấy được mối liên hệ giữa các số liệu, dữ kiện cụ thể
của bài toán, dẫn đến hiểu sai bài toán nên lựa chọn phép tính khơng đúng.
Từ những cơ sở lý luận và thực tế nghiên cứu tôi nhận thấy việc (giúp học sinh giải
tốn có lời văn lớp 5) là vấn đề hết sức cần thiết vì đây là nội dung khó đối với học sinh lớp
5 và đây cũng là một trong những phương pháp tốt giúp cho việc dạy học toán đạt kết quả
cao, đặc biệt là địa bàn phường Đơng Hương nơi gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển
sự nghiệp giáo dục đào tạo. Để giúp học sinh lớp 5 giải được bài tốn có lời văn đạt kết quả
cao hơn, tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh giải tốn có lời văn lớp 5”
II. Đối tượng nghiên cứu: Chủ yếu là
- Học sinh lớp thực nghiệm 5A, học sinh lớp thường 5B - Trường Tiểu học Đông
Hương (Năm học 2015 - 2016 và năm học 2016 - 2017).
- Giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy các lớp trên và giáo viên trực tiếp tham

gia giảng dạy lớp 5.
Trịnh Thị Phòng_Tiểu học Đông Hương
SangKienKinhNghiem.net

1


Một số biện pháp giúp học sinh giải tốn có lời văn lớp 5
III. Mục đích nghiên cứu:
1. Tìm hiểu phương pháp và thực trạng dạy học toán ở lớp 5.
2. Cơ sở lý luận của các dạng toán lớp 5.
3. Các dạng tốn có lời văn trong chương trình tốn lớp 5.
4. Tìm ra một số giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả dạy mơn tốn ở lớp 5
nói riêng và bậc tiểu học nói chung.
- Cấu trúc các dạng tốn và phép tính thích hợp để giải bài tốn.
- So sánh tìm ra mối quan hệ giữa phép tính, giữa các loại tốn, giữa phân số với
dạng tỉ số phần trăm, mối quan hệ giữa cái cho và cái phải tìm để thiết lập được phép
tính số học tương ứng phù hợp.
IV. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình tiến hành đề tài nghiên cứu đã lựa chọn và sử dụng các phương
pháp sau:
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc sách và tài liệu để tìm hiểu, tham khảo
những nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu.
2. Phương pháp vấn đáp: Trực tiếp trò chuyện với cá nhân các giáo viên, học sinh
nhằm thu thập những thông tin liên quan đến đề tài.
3. Phương pháp điều tra: Qua điều tra bằng văn bản và cả bằng phỏng vấn hoặc trao
đổi ngẫu nhiên trong giao tiếp, phương pháp này giúp tơi có cơ sở thực tiễn về thực trạng
dạy giải tốn có lời văn ở lớp 5 trong trường Tiểu học Đơng Hương.
4. Phương pháp tích luỹ, thống kê: Trong suốt hơn 20 năm dạy học, hay đi dự giờ
đồng nghiệp, tôi đã vận dụng phương pháp này để tích hợp kinh nghiệm thực tiễn.

5. Phương pháp thực nghiệm:
+ Tiến hành cho học sinh làm bài kiểm tra ở một số lớp nhằm thu thập kết quả và
đánh giá bài làm của học sinh.
+ Tổ chức 2 tiết học toán, so sánh rút ra hiệu quả của phương pháp cải tiến để đối
chiếu với phương pháp cũ, từ đó rút ra những kinh nghiệm và tìm ra phương pháp tối ưu
nhất trong khi dạy.

Trịnh Thị Phòng_Tiểu học Đông Hương
SangKienKinhNghiem.net

2


Một số biện pháp giúp học sinh giải tốn có lời văn lớp 5

B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN :
1. Mục đích dạy giải tốn có lời văn ở lớp 5:
a) Mục đích giải tốn có lời văn ở lớp 5 là:
- Hết lớp 5 học sinh phải biết tóm tắt bài tốn (bằng lời hoặc bằng sơ đồ) và lựa
chọn lời giải chính xác.
- Đối với học sinh có năng khiếu tốn phải giải tốt các dạng tốn khó của dạng
tốn cơ bản.
b) So với những chương trình giáo dục trước, mức độ giải tốn có lời văn của Tốn 5
hiện nay có một điểm đặc biệt:
- Số lượng các bài tốn có lời văn trong SGK giảm đi đáng kể (nhìn chung sau
mỗi tiết lí thuyết khơng q 3 bài tập, trong đó thường có khơng q một bài tốn có lời
văn; trong mỗi tiết thực hành có khơng q 4 đến 5 bài tập, trong đó thường có khơng
q 2 bài tốn có lời văn (trừ một số tiết giải tốn có lời văn).
- Các bài tốn khó có cách giải phức tạp (mang tính chất đánh đố) hầu như khơng

có. Thay vào đó, có một số bài (số lượng khơng nhiều) mang tính chất “phát triển” đòi
hỏi học sinh phải “suy nghĩ” độc lập để giải.
Nội dung các bài tốn có tính “cập nhật” hơn trước, gần với đời sống xung quanh
của trẻ, gắn liền với các “tình huống” cần giải quyết trong thực tế.
Chẳng hạn:
* Các bài toán về quan hệ tỉ lệ gắn với mức tăng dân số hằng năm (bài 3 trang 19;
bài 2 trang 21)
* Các bài tốn có nội dung hình học thường liên quan đến tính diện tích ruộng đất
với các “tình huống” có thực trong thực tế (bài1 trang 105;bài 2 trang 106) hoặc tính
diện tích, thể tích các hộp, bể cá, khối gỗ có trong thực tế (bài 3 trang 121;bài 3 trang
122 ;bài 1 trang 128).
* Các bài toán về tỉ số phần trăm thường gắn liền với “tiền lãi gửi tiết kiệm” (bài
2 trang 77), liên quan đến “lỗ lãi” trong buôn bán (bài 3 trang 76; bài 4 trang 80 ), liên
quan đến “dân số” (bài 3 trang 79), liên quan đến “tăng năng suất vượt mức kế hoạch”
(bài 2 trang 76)…
* Các bài toán về số đo thời gian liên quan đến các sự kiện phát minh khoa học,
các danh nhân thế giới (bài 4 trang 134; bài 1 trang 130)
* Các bài toán về chuyển động đều liên quan đến việc tính vận tốc của ơ tơ, xe
máy, người đi xe đạp, ca nô, … của đà điểu, ong mật, ốc sên, kăng-gu-ru, cá heo, … với
những “hình ảnh” minh hoạ hấp dẫn, sinh động tạo hứng thú học tập cho học sinh và
gần gũi với các em (bài 2 trang 146; bài 4 trang 144; bài 2 trang 143; bài 4 trang 142;
bài 1 trang 139,…)
Toán 5 mới đã tăng cường các bài tốn với hình thức thể hiện đa dạng, phong
Trịnh Thị Phịng_Tiểu học Đơng Hương
SangKienKinhNghiem.net

3


Một số biện pháp giúp học sinh giải tốn có lời văn lớp 5

phú hơn trước. Chẳng hạn ngoài các dạng bài tốn có tính chất quen thuộc, truyền thống
(như bài toán đơn, bài toán hợp về các quan hệ số học, đo lường, hình học), trong Tốn
5 mới cịn có các bài tốn “Trắc nghiệm 4 lựa chọn” (bài 1,2,3 trang 89; bài 4 trang 99
…), bài toán điền “Đúng, sai” (bài 3 trang110; bài 3 trang112…), bài toán “Điền thế”
(bài 1 trang 156…), bài toán liên quan đến “biểu đồ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng cần giải
quyết”, …
Tóm lại: Trong mơn Tốn 5, nội dung dạy giải tốn có lời văn được sắp xếp hợp
lí, đan xen phù hợp với quá trình học tập các mạch kiến thức Số học, Các yếu tố hình
học, Đại lượng và đo đại lượng của học sinh. Chẳng hạn, khi học tới số thập phân, trong
sách có nhiều bài tốn có lời văn liên quan đến các phép tính với số thập phân; khi học
các đơn vị đo khối lượng, diện tích, thời gian, thể tích, vận tốc trong SGK Tốn 5 có
nhiều bài tốn thực tế liên quan đến các đơn vị đo đại lượng đó; khi học về hình tam
giác, hình thang, hình trịn, hình hộp chữ nhật, hình lập phương trong sách có những bài
tốn liên quan đến tính chu vi, diện tích, …..
Tiếp tục như lớp 1,2,3,4 nội dung dạy học “Giải tốn có lời văn ở lớp 5” được
xây dựng theo định hướng chủ yếu giúp học sinh rèn luyện phương pháp giải tốn (phân
tích đề tốn, tìm cách giải quyết và trình bày bài giải) giúp học sinh khả năng diễn đạt
(nói và viết) khi muốn nêu “tình huống” trong bài tốn, trình bày được “cách giải” bài
toán, biết viết “câu lời giải” và “phép tính giải”
Các bài tốn có lời văn ở lớp 5 có xu hướng giảm tính “phức tạp” và “độ khó” quá
mức đối với học sinh, đồng thời hạn chế các bài tốn mang tính “đánh đố” hoặc cách giải
áp đặt, phải cần đến nhiều “mẹo” mới giải được.

2. Các dạng tốn có lời văn lớp 5:
- Theo chuẩn kiến thức mục đích của dạy giải tốn có lời văn lớp 5 là giúp học sinh giải
thành thạo dạng toán, các bài tốn có đến 4 bước tính, trong đó có:
+ Bài tốn tìm một phần của phân số.
+ Bài tốn về trung bình cộng. (ơn tập đầu năm)
+ Các bài tốn liên quan đến: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó; Tìm
hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó. (ơn tập đầu năm).

+ Các bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ (Dạng 1, dạng 2 bổ sung ở phần ơn tập
đầu năm).
+ Các bài tốn về tỉ số phần trăm.
+ Các bài toán về chuyển động đều.
+ Các bài tốn có nội dung hình học.

Trịnh Thị Phịng_Tiểu học Đông Hương
SangKienKinhNghiem.net

4


Một số biện pháp giúp học sinh giải tốn có lời văn lớp 5

II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:
1. Giáo viên dạy: Việc dạy giải tốn có lời văn lớp 5 nói riêng và bậc tiểu học nói chung
đạt hiệu quả chưa cao, do nhiều nguyên nhân chính sau:
- Giáo viên còn áp đặt trong giảng dạy, chưa phát huy vai trị tích cực của học
sinh trong học giải tốn.
- Việc giảng dạy của giáo viên còn quá trung thành, máy móc theo kế hoạch bài
học, tài liệu sách giáo khoa, ít quan tâm xử lý tình huống nên học sinh rơi vào thế bị
động rập khuôn, không phát huy được trí sáng tạo, chỉ cần thay đổi đề bài hay dạng
bài là học sinh có thể khơng làm được hoặc nhầm lẫn.
- Trong thực tế giảng dạy ở các trường Tiểu học, yếu tố giải tốn có lời văn là
yếu tố tương đối khó, nó được xen kẽ với các mảng kiến thức của số học, hình học,
đại lượng và đo đại lượng. Hơn nữa, các bài tốn có lời văn cũng có nhiều dạng khác
nhau như bài tốn đơn, bài tốn hợp…
Qua việc dự giờ đồng nghiệp tơi thấy rằng kĩ năng giải Tốn có lời văn của học
sinh từ lớp 1 đến lớp 5 rất lúng túng, đặc biệt là cách tìm ra hướng giải và câu trả lời
cho phép tính chưa nhanh và chưa chính xác. Điều này đã làm mất thời gian trong các

giờ học và khơng tạo được hứng thú học tốn cho học sinh.
Vậy làm thế nào để giúp học sinh giải toán nhanh và chính xác đồng thời tạo
được hiệu quả tốt trong giờ học? Câu hỏi này đòi hỏi các nhà làm công tác giáo dục
và những người trực tiếp giảng dạy phải lưu tâm. Trong bài viết này, tôi mạnh dạn
đưa ra một số biện pháp dạy học rèn kỹ năng giải Tốn cho học sinh lớp 5 mà tơi đã
đưa vào thực nghiệm và có hiệu quả.
2. Học sinh học:
- Tình hình dạy học giải tốn của giáo viên hiện nay đang được áp dụng
phương pháp nêu vấn đề để rồi học sinh tự tìm hướng giải quyết. Song học sinh lại rất
lúng túng với phương pháp này vì các em khơng biết tìm “khố”để mở bài tốn (đặc
biệt là toán hợp). Nếu giáo viên giảng giải nhiều sẽ bị coi là không đổi mới phương
pháp và cũng đồng thời khơng phát huy được tính tích cực trong học tập của học sinh.
Bản thân học sinh không biết cách trình bày bài giải thế nào hoặc khơng xác định
được dạng tốn điển hình để có những bước tính phù hợp. Đó chính là những khó
khăn khi dạy giải tốn ở Tiểu học.. Các em còn lúng túng khi đặt câu lời giải cho
phép tính, có nhiều em làm phép tính chính xác và nhanh song khơng tìm được lời
giải đúng hoặc đặt lời giải không phù hợp.
- Khả năng phân tích đề bài về mặt ý nghĩa của học sinh chưa tốt cũng như các
em còn yếu khả năng tính tốn.
- Thực tế trong một tiết dạy 40 phút, thời gian dạy kiến thức mới mất nhiều Phần bài tập hầu hết là ở cuối bài nên thời gian để luyện nêu đề, nêu câu trả lời không
được nhiều mà học sinh chỉ thành thạo việc đọc đề toán.

Trịnh Thị Phịng_Tiểu học Đơng Hương
SangKienKinhNghiem.net

5


Một số biện pháp giúp học sinh giải tốn có lời văn lớp 5


3. Thực trạng của lớp
Năm học 2016 - 2017, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5A.
Tổng số học sinh lớp chủ nhiệm:

39 em.

Trong đó:
Mức đạt được

Số lượng

Tỉ số %

Hoàn thành mức 1

9

23,1%

Hoàn thành mức 2

25

64,1%

Chưa hoàn thành

5

12,8%


Ghi chú

(Mức đánh giá khảo sát đầu năm theo đề của trường và cá nhân)
Đặc điểm của lớp là 100% các em là con gia đình nơng nghiệp và lao đông tự do
(không làm ổn định một nghề hoặc không có nghề mà chủ yếu là lao động chân tay)
nên sự quan tâm đến việc học của các em có hạn chế.
Qua thực tế dạy học giải tốn có lời văn lớp 5 này tơi tìm ra được những ngun nhân
sau (Thực nghiệm với 20 em ngẫu nhiên):
a) 50% Học sinh chưa xác định được dạng tốn nên làm tính sai. Nguyên nhân
là do các em chưa nắm chắc được tín hiệu ngơn ngữ biểu hiện và dấu hiệu bản chất
của dạng tốn.
b) 15% Học sinh chưa biết tóm tắt hay chưa lựa chọn cách tóm tắt phù hợp.
c) 15% Học sinh ghi lời giải chưa phù hợp.
d) 10% Học sinh không ghi đúng tên đơn vị vào sau kết quả của phép tính và ở
đáp số.
Tìm ngun nhân và chỉ ra cách khắc phục cho học sinh là vấn đề cần thiết.
Mục đích này đã được tơi xây dựng trong sáng kiến này.

Trịnh Thị Phịng_Tiểu học Đơng Hương
SangKienKinhNghiem.net

6


Một số biện pháp giúp học sinh giải tốn có lời văn lớp 5

III. BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH GIẢI TỐN CĨ LỜI VĂN LỚP 5
Biện pháp 1: Hoạt động nắm vững cách giải các dạng toán cơ bản dựa trên cấu trúc và
các phép tính:

- Bài tốn có lời văn nêu các vấn đề thường gặp trong đời sống, các vấn đề đó gắn
liền với nội dung (khái niệm, cấu trúc, thuật ngữ) toán học. Do vậy giáo viên cần cho
học sinh nắm vững khái niệm thuật ngữ toán học. Chẳng hạn tổng của 2 số; hiệu của 2
số; số này hơn số kia,…
- Hướng dẫn học sinh giải tốn và nêu thành các bài tốn điển hình (bài tốn có
phương pháp giải thống nhất), chẳng hạn:
Dạng 1: Dạy học giải toán về “quan hệ tỉ lệ”
Trong Toán 5, các bài toán về quan hệ tỉ lệ được xây dựng từ những bài toán liên
quan đến tỉ số mà cách giải chủ yếu dựa vào phương pháp “rút về đơn vị” (học ở lớp 3)
và phương pháp “tìm tỉ số” (học ở lớp 4). Chẳng hạn:
Bài toán (SGK/ 20): Muốn đắp xong nền nhà trong 2 ngày, cần có 12 người. Hỏi
muốn đắp xong nền nhà đó trong 4 ngày thì cần có bao nhiêu người ?
Cách 1: “ Rút về đơn vị”:

Bài giải

Muốn đắp nền nhà xong trong 1 ngày, cần số người là: 12  2 = 24 (người)
Muốn đắp nền nhà xong trong 4 ngày, cần số người là: 24 : 4 = 6 (người)
Đáp số: 6 người.
Cách 2: “ Tìm tỉ số”

Bài giải

4 ngày gấp 2 ngày số lần là: 4 : 2 = 2 (lần)
Muốn đắp xong nền nhà trong 4 ngày, cần số người là: 12 : 2 = 6 (người)
Đáp số: 6 người.
Trong Tốn 5 có xây dựng hai dạng quan hệ tỉ lệ của 2 đại lượng:
* Dạng quan hệ tỉ lệ thứ nhất: “Nếu đại lượng này tăng (giảm) bao nhiêu lần thì
đại lượng kia cũng tăng (giảm) đi bấy nhiêu lần”.
* Dạng quan hệ thứ hai: “Nếu đại lượng này tăng (giảm) bao nhiêu lần thì đại

lượng kia giảm (tăng) bấy nhiêu lần”.
Thực chất của dạng tốn này chính là các bài toán mà các em sẽ được học ở bậc
học sau, gọi tên là: bài toán về “tỉ lệ thuận”, “tỉ lệ nghịch” nhưng ở Tốn 5 khơng dùng
thuật ngữ này để gọi tên.
Ở mỗi bài toán cụ thể đối với mỗi dạng quan hệ tỉ lệ, SGK Toán 5 đưa ra đồng
thời cả hai cách giải. Khi làm bài học sinh chọn 1 trong 2 cách giải để làm song phải tuỳ
thuộc vào “tình huống” của bài tốn đặt ra.
Ví dụ : (Bài 1 trang 21): 10 người làm xong một công việc phải hết 7 ngày. Nay
muốn làm xong cơng việc đó trong 5 ngày thì cần bao nhiêu người? (Mức làm của mỗi
người như nhau).

Trịnh Thị Phịng_Tiểu học Đơng Hương
SangKienKinhNghiem.net

7


Một số biện pháp giúp học sinh giải tốn có lời văn lớp 5
Đối với bài tập này, học sinh chỉ có thể làm bằng cách “rút về đơn vị” để tìm ra
số người làm xong cơng việc trong 5 ngày. Bài giải được trình bày như sau:
Bài giải
Muốn làm xong công việc trong 1 ngày cần: 10  7 = 70 (người)
Muốn làm xong công việc trong 5 ngày cần: 70 : 5 = 14 (người)
Đáp số : 14 người.
Dạng 2: Dạy học các bài toán về “tỉ số phần trăm”
Các bài toán về “tỉ số phần trăm” thực chất là các bài tốn về “tỉ số”. Do đó, trong
Toán 5, các bài toán về tỉ số phần trăm được xây dựng theo ba bài toán cơ bản về tỉ số.
Bài tốn 1: Cho a và b. Tìm tỉ số phần trăm của a và b.
Ví dụ (SGK/ 75): Trường Tiểu học Vạn Thọ có 600 học sinh, trong đó có 315
học sinh nữ. Tính tỉ số phần trăm của số học sinh nữ và số học sinh toàn trường ?

Bài giải
Tỉ số phần trăm số học sinh nữ và số học sinh toàn trường là :
315 : 600 = 0,525
0,525 = 52,5 %
Đáp số: 52,5 %.
Bài toán 2: Tìm tỉ số phần trăm của một số (tìm b% của số a)
Ví dụ (SGK/ 76): Một trường Tiểu học có 800 học sinh, trong đó số học sinh nữ
chiếm 52,5 %. Tính số học sinh nữ của trường đó ?
Bài giải
Số học sinh nữ của trường đó là: 800 : 100  52,5 = 420 (học sinh)
Đáp số: 420 học sinh.
Bài tốn 3: Tìm một số biết tỉ số phần trăm của nó bằng bao nhiêu (tìm b biết a% của
số b là số c)
Ví dụ: (SGK/ 78): Số học sinh nữ của một trường là 420 em và chiếm 52,5 % số học
sinh tồn trường. Hỏi trường đó có bao nhiêu học sinh?
Bài giải
Số học sinh của trường đó là: 420 : 52,5  100 = 800 ( học sinh )
Đáp số: 800 học sinh
Dạng 3: Dạy học giải tốn về chuyển động đều
Trong Tốn 5 có 3 bài cơ bản về chuyển động đều của một chuyển động và 2 bài
toán phát triển.
a. Bài toán 1: (SGK/ 139) Biết quãng đường (S) và thời gian (t). Tìm vận tốc?
- HS sẽ thực hiện bài toán này theo cơng thức:

Trịnh Thị Phịng_Tiểu học Đơng Hương
SangKienKinhNghiem.net

v=S:t
8



Một số biện pháp giúp học sinh giải tốn có lời văn lớp 5
Ví dụ (Bài 2, trang 139): Một máy bay bay được 1 800 km trong 2,5 giờ. Tìm vận tốc
của máy bay?
Bài giải
Vận tốc của máy bay đó là: 1 800 : 2,5 = 720 ( km/ giờ )
Đáp số: 720 km/ giờ
b. Bài toán 2: Biết vận tốc (v), thời gian (t). Tìm quãng đường? (S).

S=v  t
Ví dụ (Bài 1, trang 141): Một ca nơ đi với vận tốc 15,2 km/ giờ. Tính quãng đường đi
được của ca nô trong 3 giờ ?
Bài giải
Quãng đường ô tô đi được là: 15,2  3 = 45,6 (km)
Đáp số: 45,6 km
c. Bài toán 3: Biết vận tốc (v) và qng đường (S). Tìm thời gian (t).

t=S:t
Ví dụ (Bài 3, trang 143): Vận tốc bay của chim đại bàng là 96km/ giờ. Tính thời gian để
con đại bàng đó bay quãng đường 72km.
Bài giải
Thời gian con đại bàng bay hết quãng đường là: 72 : 96 = 0,75 (giờ)
= 45 phút
Đáp số: 45 phút hay 0,75 giờ
d. Bài toán 4: Các bài toán về chuyển động “ngược chiều”.
- Hai động tử chuyển động ngược chiều gặp nhau, khởi hành cùng một lúc:

t= S
v1  v2


S: Quãng đường (khoảng cách hai vật khi bắt đầu
cùng chuyển động)
t: thời gian đi để gặp nhau.

ơ

v1, v2 : vận tốc của hai vật.
Ví dụ: (SGK/144): Quãng đường AB dài 180 km. Cùng một lúc một ôtô đi từ A đến B
với vận tốc 54km/giờ và một xe máy đi từ B đến A với vận tốc 36km/giờ. Hỏi sau bao
lâu ôtô gặp xe máy ?
A

180km

Ơ tơ

v = 54 km/ giờ

B
Xe máy

Bài giải

Trịnh Thị Phịng_Tiểu học Đơng Hương
SangKienKinhNghiem.net

v = 36 km/ giờ
9



Một số biện pháp giúp học sinh giải tốn có lời văn lớp 5
Sau mỗi giờ cả ôtô và xe máy đi được quãng đường là: 54 + 36 = 90 (km)
Thời gian để ôtô gặp xe máy là: 180 : 90 = 2 (giờ)
Đáp số : 2 giờ.
e. Bài toán 5: Các bài toán về chuyển động “cùng chiều”.
Hai động tử chuyển động cùng chiều gặp nhau, khởi hành cùng lúc:

S: Quãng đường (khoảng cách hai vật khi bắt đầu
t=

S
v1  v2

cùng chuyển động)

(v1 > v2)

t: thời gian đi để gặp nhau.
v1, v2 : vận tốc của hai vật.

Ví dụ (SGK/ 145): Một người đi xe đạp từ B đến C với vận tốc 12km/giờ, cùng lúc đó
một người đi xe máy từ A cách B là 48 km với vận tốc 36 km/giờ và đuổi theo xe đạp.
Hỏi kể từ lúc bắt đầu đi, sau mấy giờ xe máy đuổi kịp xe đạp ?
B

A
Xe máy

Xe đạp


48 km

v = 36 km/ giờ

C

v = 12 km/ giờ

Bài giải
Sau mỗi giờ xe máy tiến gần đến xe đạp là: 36 - 12 = 24 (km)
Thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp là: 48 : 24 = 2 (giờ)
Đáp số: 2 giờ.
Hai bài toán này chỉ được giới thiệu ở phần luyện tập, khơng học thành bài “lí
thuyết”. Trọng tâm của giải toán chuyển động đều là giải ba bài toán cơ bản của một vật
chuyển động.
Dạng 4: Dạy học giải tốn có nội dung hình học.
Trong Tốn 5, các bài tốn có nội dung hình học thường là các bài tốn về tính
chu vi các hình (chu vi hình vng, chu vi hình chữ nhật, chu vi hình trịn); Tính diện
tích các hình (hình vng, hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang, hình trịn; tính diện
tích xung quanh, diện tích tồn phần, thể tích, hình hộp chữ nhật, hình lập phương). Đặc
biệt là các bài tốn về tính diện tích ruộng đất thực tế liên quan đến việc phân chia một
hình thành các hình khác để tính được diện tích.
Với nội dung này, Tốn 5 đã giúp học sinh hình thành cách tính chủ yếu dựa vào
trực quan, cắt ghép hình.
Chẳng hạn: dạy diện tích hình thang thơng qua cắt ghép hình để chuyển về dạng
hình tam giác.

Trịnh Thị Phịng_Tiểu học Đơng Hương
SangKienKinhNghiem.net


10


Một số biện pháp giúp học sinh giải tốn có lời văn lớp 5

A

B
M

C

D

N

Hoặc dạy diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật bằng cách triển khai trên đồ
dùng trực quan để học sinh nhận thấy diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật chính
là diện tích của một hình chữ nhật lớn vừa triển khai được.

Khi áp dụng cơng thức để tính diện tích hoặc thể tích thì phép tính giải trong mỗi
bước tính thường là phải tính “giá trị của biểu thức chữ”, do đó khi trình bày bài giải học
sinh khơng phải viết kết quả của phép tính trung gian mà ghi ngay kết quả của biểu thức.
Chẳng hạn: Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 20cm, chiều rộng 12cm, chiều
cao 10cm. Tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật đó?
Bài giải
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:
(20 + 12)  2  10 = 640 (cm2)
Đáp số: 640 cm2
Học sinh khơng phải viết kết quả phép tính:

20 + 12 = 32; 32  2 = 64; 64  10 = 640.
Khi giải các bài tốn có nội dung hình học, thơng thường học sinh khơng phải vẽ
hình đối với những bài mà khi tính (chu vi, diện tích, thể tích) chỉ áp dụng cơng thức để
tính. Đối với những bài toán mà yêu cầu theo đề bài cần phải vẽ hình thì học sinh cần
phải vẽ hình khi làm bài.
Chẳng hạn: Bài 1 (trang 104).
Tính diện tích của mảnh đất có

3,5cm
3,5cm

kích thước như hình vẽ bên.

3,5cm

6,5cm
4,2cm

Hình vẽ sẽ giúp minh hoạ lời giải của mình một cách rõ ràng và cụ thể.
Cách 1:
Bài giải
Trịnh Thị Phịng_Tiểu học Đơng Hương
SangKienKinhNghiem.net

11


Một số biện pháp giúp học sinh giải tốn có lời văn lớp 5
Chia mảnh đất thành 1 hình chữ nhật và 2 hình vng bằng nhau (như hình vẽ).


3,5 m

3,5 m

(1)

(2)

Diện tích của mảnh đất số 1 và mảnh đất số 2 là:

3,5 m

(3)

3,5  3,5  2 = 24,5 (m2)
Diện tích của mảnh đất số 3 là:

6,5 m

( 6,5 + 3,5 )  4,2 = 42 (m2)

4,2 m

Diện tích của mảnh đất là:
24,5 + 42 = 66,5 (m2)
Đáp số: 66,5 m2

Cách 2:

Bài giải


Chia mảnh đất thành 2 hình chữ nhật (như hình vẽ)

3,5 m
(1)
6,5 m

Chiều dài của mảnh đất số (1) là:

3,5 m

(2)

3,5 + 4,2 + 3,5 = 11,2 (m)

3,5 m

Diện tích mảnh đất số (1) là: 11,2  3,5 = 39,2 (m2)
Diện tích mảnh đất số (2) là: 6,5  4,2 = 27,3 (m2)
Diện tích của mảnh đất là: 39,2 + 27,3 = 66,5 (m2)

4,2 m

Đáp số: 66,5 m2

Biện pháp 2: Tổ chức thực hiện các bước giải tốn.
1) Tổ chức cho học sinh tìm hiểu nội dung bài toán bằng các thao tác:
- Đọc bài toán (đọc thầm, đọc to).
- Tìm hiểu một số từ ngữ quan trọng để hiểu nội dung, nắm bắt bài toán cho biết cái gì,
bài tốn u cầu phải tìm cái gì?

Ví dụ: (Bài 4 trang 145): Hai thành phố A và B cách nhau 135km. Một xe máy đi từ A
đến B với vận tốc 42km/ giờ. Hỏi sau khi khởi hành 2 giờ 30 phút xe máy đó cịn cách B
bao nhiêu ki-lô- mét?
- Giáo viên cho học sinh tìm hiểu bài tốn qua hệ thống câu hỏi:
+ Bài tốn cho biết gì?
+ Bài tốn hỏi gì?
2) Tìm cách giải bài tốn bằng các thao tác:
a) Tóm tắt bài tốn (tóm tắt bằng lời, tóm tắt bằng hình vẽ, tóm tắt bằng sơ đồ).
Ví dụ: Bài 4 trang 145
- Sau khi tìm hiểu nội dung bài tốn, giáo viên định hướng cho học sinh tóm tắt bài tốn
bằng sơ đồ:
Xe máy: 42 km/giờ. 2giờ 30 phút
? km
C
B
A
135 km
Trịnh Thị Phịng_Tiểu học Đơng Hương
SangKienKinhNghiem.net

12


Một số biện pháp giúp học sinh giải tốn có lời văn lớp 5
- Cho học sinh diễn đạt bài tốn thơng qua tóm tắt: Học sinh khơng nhìn vào đề
bài trong sách giáo khoa mà dựa vào sơ đồ để nêu lại bài toán. Để giúp học sinh làm
được điều này, giáo viên cho học sinh phân tích và nắm lại nội dung bài tốn sau đó nêu
lại bài toán.
b) Lập kế hoạch giải toán:
Giáo viên yêu cầu học sinh lập kế hoạch giải toán từ yêu cầu của bài. Học sinh

phải xác định được rằng:
+ Tính khoảng cách cịn lại trên qng đường thì phải tính được gì?
(Tính được quãng đường xe máy đã đi )
+ Tính quãng đường xe máy đã đi dựa vào đâu?
(Dựa vào vận tốc xe máy và thời gian xe máy đã đi ).
3) Thực hiện cách giải và trình bày lời giải bằng các thao tác:
- Thực hiện các phép tính đã xác định.
- Viết câu trả lời.
- Viết phép tính tương ứng.
- Viết đáp số.
Ví dụ: Bài 4 trang 145:

Bài giải

Đổi 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ.
Quãng đường xe máy đã đi là:
42  2,5 = 105 (km ).
Xe máy còn cách B quãng đường là:
135 - 105 = 30 (km ).
Đáp số: 30 km.

Biện pháp 3: Hoạt động hình thành và rèn kĩ năng giải toán.
Sau khi học sinh đã giải được bài tốn thì học sinh phải có khả năng khái quát
và rèn luyện năng lực giải toán. Giáo viên có thể tiến hành hoạt động này như sau:
- Yêu cầu học sinh tìm cách giải khác cho bài toán.
- Đưa một vài đề toán thiếu hoặc thừa dữ kiện của bài toán
- Tổ chức cho học sinh lập đề toán tương tự với bài toán đã giải hoặc lập bài
toán ngược với bài toán đã giải.
- Rèn luyện cho học sinh có kĩ năng lập bài tốn dựa vào tóm tắt hoặc dựa vào
lời giải.


Trịnh Thị Phịng_Tiểu học Đông Hương
SangKienKinhNghiem.net

13


Một số biện pháp giúp học sinh giải tốn có lời văn lớp 5
IV. KẾT QUẢ CỤ THỂ
Để khẳng định tính đúng đắn của những đề xuất về phương pháp giải tốn có lời
văn cho học sinh lớp 5, tơi đã tiến hành hướng dẫn học sinh giải toán qua 2 tiết dạy:
Tiết 130: Vận tốc ( SGK Toán 5- trang 138 ).
Tiết 161: Ơn tập về tính diện tích, thể tích một số hình.(SGK Tốn 5 - trang 168)
- Ra đề kiểm tra 20 phút để đánh giá kết quả.
- Thời gian thực nghiệm: 40 phút
Ở 2 tiết dạy thực nghiệm tôi đều tổ chức học sinh học với tinh thần giáo viên là
người điều khiển hoạt động học tập, học sinh là trung tâm của hoạt động học tập, ln
tích cực tự giác và sáng tạo. Trong đó tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
- Trực quan: Tiết 1 - Hình thành biểu tượng
- Vấn đáp: Trong q trình khai thác đề bài, tóm tắt đề bài, kiểm tra đánh giá kết
quả giải toán.
- Thảo luận nhóm: Tìm cách tóm tắt đề bài, tìm phương pháp giải.
- Luyện tập: Học sinh thực hành giải toán.
- Dạy học nêu vấn đề: Mở rộng, khai thác đề.
1. Mục đích thực nghiệm
Thực nghiệm những phương pháp giải giúp HS nhận dạng phân biệt, chọn cách giải
phù hợp và giải đúng bài tốn về dạng “Tìm vận tốc, Tính thể tích và diên tích xung quanh
của hình lập phương, hình hộp chữ nhật” đã đề xuất ở trên, từ đó tìm ra con đường đi hợp lí
nhất giúp GV và HS trong việc dạy học giải bài tốn “có lời văn” ở lớp 5.
Thông qua thực nghiệm, biết được khả năng tiếp thu của HS, từ đó có kế hoạch

xây dựng tính vừa sức cho mỗi bài dạy, cho mỗi đối tượng HS.
Thông qua thực nghiệm, biết được hiệu quả, tác dụng của đề tài đối với GV và HS
lớp 5, thấy rõ ưu, nhược điểm của đề tài và từ đó rút ra kinh nghiệm để giảng dạy có hiệu
quả cao hơn.
2. Nội dung thực nghiệm
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, sự giúp đỡ, ủng hộ của GV và HS
khối 5, trường Tiểu học Đông Hương tôi đã tiến hành thử nghiệm như sau:
- Đối tượng thử nghiệm là HS lớp 5A (được cung cấp kiến thức theo các phương
pháp đã nêu trong đề tài).
- Đối tượng đối chứng là HS lớp 5B (giảng dạy bình thường như nêu ở SGK và
Sách giáo viên (hoặc tài liệu giảng dạy khác).
- Thời gian: Tiến hành xuyên suốt chương trình tốn 5 bắt đầu từ tuần 3 đến tuần 35
3. Phương pháp tiến hành:
Các nội dung nêu ở phần III (Tổ chức và các biện pháp thực hiện) tơi khéo léo lồng
ghép trong cả q trình dạy học để giúp HS nhận dạng, phân biệt đúng, chọn phương
Trịnh Thị Phịng_Tiểu học Đơng Hương
SangKienKinhNghiem.net

14


Một số biện pháp giúp học sinh giải tốn có lời văn lớp 5
pháp giải phù hợp và giải nhanh bài tốn có lời văn.
Sau khi soạn và dạy ở lớp 5B, Tôi tiến hành soạn và dạy thực nghiêm ở lớp 5A
Tiết 130: Vận tốc (PPCT) và tiến hành dạy ngày 17 tháng 03 năm 2017
Bài soạn minh họa
TOÁN: Tiết 130 : VẬN TỐC
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Có khái niệm ban đầu về khái niệm vận tốc, đơn vị vận tốc. Bài 1
- Biết tính vận tốc của một chuyển động đều. Bài 2.

- Rèn kĩ năng phân tích đề, giải tốn nhanh chính xác.
- Giáo dục học sinh tính ham mê học tốn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:- Giáo viên: Bảng phụ ghi nội dung bài tập (3 nhóm); Máy chiếu
- Học sinh: SGK, vở Tốn ; Giấy nháp
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1 (5’): Củng cố kỹ năng nhân, chia số đo thời gian
- GV yêu cầu HS lên bảng giải bài tập 2, 3 (VBT trang 59)
Bài 2:

6 phút 43 giây
2,5 phút
10 giờ 42 phút 2
5
6

0 42 phút 5 giờ 21 phút
TRĐ
02
30 phút 215 giây
15,0 phút
0
= 33 phút 35 giây
Bài 3:
Bài giải
Diện tích 5 mặt cần quét xi của bể là: (4 + 3,5)  2  3 + 4  3,5 = 59 (m 2)
Thời gian để quét xong xi măng cho bể là: 1,5  59 = 88,5 phút
hay = 1 giờ 28 phút 30 giây
Đáp số: 1 giờ 28 phút 30 giây.
Hoạt động 2 (9’): Hình thành khái niệm vận tốc, đơn vị vận tốc
- GV nêu: Thường thường ô tô đi nhanh hơn hay xe máy đi nhanh hơn?

- GV nêu đề: “Một ô tô đi mỗi giờ được 50km, một xe máy đi mỗi giờ được 40km, cùng
đi quãng đường từ A đến B, nếu cùng khởi hành một lúc tại A thì xe nào đến B trước?”
+ Ơ tơ và xe máy xe nào đi nhanh hơn?
- GV: Mỗi giờ ô tô đi được 50km và xe máy đi được 40km, ta nói ơ tơ đi nhanh hơn xe
máy. Hay người ta nói vận tốc ô tô lớn hơn vận tốc xe máy. Vận tốc là quãng đường đi
được trong một giờ.
a. Ví dụ: GV nêu ví dụ (SGK), HS suy nghĩ và tìm kết quả.
- GV gọi HS nói cách làm và trình bày lời giải: 170 : 4 = 42,5 (km)
- GV nói mỗi giờ ơ tơ đi được 42,5km. Ta nói vận tốc trung bình, hay nói tắt vận tốc của
ơ tơ là 42,5 km/giờ, đọc là bốn mươi hai phẩy năm kilơmet giờ.
Trịnh Thị Phịng_Tiểu học Đơng Hương
SangKienKinhNghiem.net

15


Một số biện pháp giúp học sinh giải tốn có lời văn lớp 5
- GV ghi bảng:

Vận tốc của ô tô là: 170 : 4 = 42,5 (km/giờ)

- GV nhấn mạnh đơn vị của vận tốc (ở ví dụ này) là km/giờ.
+ Muốn tính vận tốc của một chuyển động ta làm như thế nào? (Lấy quãng đường
đi được chia cho thời gian)
+ Nếu quãng đường là S, thời gian là t, vận tốc là v. Em hãy viết biểu thức tính
vận tốc?
v=S:t
- GV gọi một số HS nhắc lại cách tìm vận tốc và biểu thức tính vận tốc.
+ Em hãy cho biết vận tốc người đi bộ, xe đạp, xe máy, ô tô?
- HS nêu - GV sửa lại cho đúng với thực tế.

* GV kết luận: Vận tốc là để xác định độ nhanh hay chậm của chuyển động.
b. Bài toán: GV nêu bài toán, HS suy nghĩ giải bài tốn.
- 1 HS trình bày bảng lời giải bài toán - Lớp làm vở cá nhân
Bài giải: Vận tốc chạy của người đó là:
60 : 10 = 6 (m/giây)
Đáp số: 6 m/giây
+ Đơn vị của vận tốc trong bài tốn này là gì? (m/giây)
* GV kết luận: Đơn vị của vận tốc là đơn vị của quãng đường trên đơn vị thời gian mà
chuyển động sử dụng như: km/ giờ; m/giây.
- GV gọi 2 HS nhắc lại cách tính vận tốc và biểu thức tính vận tốc.
Hoạt động 3 (18’): Luyện tập - Thực hành
Bài 1 (139): Rèn kỹ năng tính vận tốc.
+ Bài tập yêu cầu em làm gì ? (Tính vận tốc của người đi xe máy biết quãng
đường và thời gian.)
- HS làm bài cá nhân - Đọc kết quả - HS khác nhận xét - GV cơng nhận
Tóm tắt
Bài giải
S: 105 km
Vận tốc của người đi xe máy là:
t: 3 giờ
105 : 3 = 35 (km/giờ)
v: .... km/giờ?
Đáp số: 35 km/giờ
- GV lưu ý HS đơn vị của vận tốc và cách trình bày.
Bài 2 (139): Rèn kỹ năng tính vận tốc.
+ Muốn tìm vận tốc ta làm như thế nào?
- HS làm bài cá nhân - Đọc kết quả - HS khác nhận xét - GV cơng nhận
Tóm tắt
S: 1 800 km
t: 2,5 giờ

v: .... km/giờ?

Bài giải
Vận tốc của máy bay là:
1 800 : 2,5 = 720 (km/giờ)
Đáp số: 720 km/giờ

+ Đơn vị của vận tốc được tính như thế nào?
Trịnh Thị Phịng_Tiểu học Đơng Hương
SangKienKinhNghiem.net

16


Một số biện pháp giúp học sinh giải tốn có lời văn lớp 5
Bài 3 (139): (HS hoàn thành) - HS nêu cách làm bài - HS nhận xét - HS làm cá nhân.
- GV gợi ý: Đổi thời gian về một đơn vị tính
Bài giải:

Đổi: 1 phút 20 giây = 80 giây
Vận tốc của người đó là: 400 : 80 = 5 (m/giây)
Đáp số: 5 m/giây.

Hoạt động nối tiếp (2’): - Nhắc HS ghi nhớ công thức quy tắc tính vận tốc
- Hồn thành bài tập cịn thiếu.
Sau tiết dạy thứ 2, tơi có tổ chức điều tra kết quả tiếp thu bài của HS, đúc rút kinh
nghiệm và có biện pháp bổ sung điều chỉnh kịp thời. Cuối giai đoạn, tôi ra đề kiểm tra,
đánh giá. Cụ thể như sau:
Sau khi dạy bài “Vận tốc” tôi đã ra đề kiểm tra 20 phút để cả lớp cũng làm với đề
bài sau:

Bài 1: Bạn Hoa đi bộ từ nhà đến trường là 900m hết 36 phút. Tính vận tốc của bạn
Hoa? ( theo đơn vị km/giờ ).
Bài 2: Một ca nô đi từ 7 giờ 45 phút đến 9 giờ được quãng đường 30 km. Tính vận
tốc của ca nô?
+ Tôi chấm 10 học sinh được chọn khảo sát đầu năm của lớp 5A do tôi chủ nhiệm
và trực tiếp áp dụng phương pháp của đề tài và 10 học sinh lớp 5B Với thời gian kiểm
tra là 20 phút.
Kết quả thu được:
Hoàn thành tốt

Lớp

Số HS dự
kiểm tra

5A

10 em

4

40%

5B

10 em

2

20%


Số lượng Tỉ lệ

Hoàn thành
Số lượng

Chưa hoàn thành

Tỉ lệ Số lượng

Tỉ lệ

1

10%

5

50%

2

20%

6

60%

Ghi chú


+ Giữa kì 2: Tơi tiến hành các phương pháp kiểm tra sau đây:
Phương pháp vấn đáp kiểm tra:
Cách tiến hành: Ra đề bài chung cho hai lớp.
Đề bài: Ong mật có thể bay với vận tốc 8km/ giờ. Tính quãng đường bay được
của ong mật trong 18 phút?
+ Em hãy cho biết đây là dạng tốn gì?
+ Em căn cứ vào những cơ sở nào để nhận ra dạng tốn này?
Tơi nhận thấy: HS lớp 5A, 79,4 % trả lời các câu hỏi nêu trên nhanh, rõ, đúng.
Còn HS lớp 5B phần lớn chỉ trả lời được câu hỏi thứ nhất, chỉ có 58,6 % trả lời được 2
câu hỏi.
Trịnh Thị Phịng_Tiểu học Đơng Hương
SangKienKinhNghiem.net

17


Một số biện pháp giúp học sinh giải tốn có lời văn lớp 5
Phương pháp kiểm tra viết trên giấy
Cách tiến hành:
* Đề bài chung cho cả hai lớp. Lấy 20 em theo thứ tự lẻ từ 1 đến 39 trong sổ gọi
tên và ghi điểm của lớp đó.
Đề kiểm tra tốn giữa kì II
(Thời gian 30 phút)
Bài 1: Đặt và giải bài tốn theo tóm tắt:
S: 135km; vA: 36km/ giờ; vB: 54km/ giờ.
a) tgặp: …. giờ ?
b) SA: ….. km ?;

SB: ….. km ?


Bài 2: Một bể cá dạng hình hộp chữ nhật, có chiều dài 1m, chiều rộng 0,6m và chiều
cao 0,9m. Người ta đổ nước vào

2
thể tích của bể. Tính số lít nước đổ vào bể? (biết
3

rằng 1 lít = 1 dm3)
CÁCH ĐÁNH GIÁ: Tồn bộ bài kiểm tra: 10 điểm
Bài 1: (6 điểm)
- Đặt đề bài đúng u cầu, gọn, rõ, có tính thực tế, lời văn trong sáng: 3 điểm.
(Nếu lời văn không phù hợp trừ đi:

1 điểm)

- Giải đúng, có lời giải phù hợp với phép tính:

3 điểm

- Các trường hợp làm sai khơng cho điểm.
Bài 2: (4 điểm)
- Đúng tóm tắt:

1 điểm

- Đúng câu giải và phép tính:

2,5 điểm

- Ghi đúng đáp số:


0,5 điểm

(Chú ý: Trừ 0,5 điểm chữ viết và cách trình bày cho những bài quá xấu.)
Lớp

Số HS dự
kiểm tra

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành
Ghi chú

Số lượng Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ Số lượng

5A

20 em

14

70%


6

30%

0

5B

20 em

8

40%

10

50%

2

Tỉ lệ

10%

Ơ

Trịnh Thị Phịng_Tiểu học Đơng Hương
SangKienKinhNghiem.net

18



Một số biện pháp giúp học sinh giải tốn có lời văn lớp 5
* Đối chiếu, phân tích, so sánh kết quả:
Qua bảng thống kê kết quả trên đây, tôi thấy rõ ưu điểm hơn hẳn của phương pháp
dạy học giúp học sinh nhận dạng đúng, giải nhanh bài toán có lời văn trong đề tài đã chọn.
Lớp 5A có tỉ lệ HS Hoàn thành (mức 1, 2) cao hơn lớp 5B vì ở lớp 5B học sinh chưa
được mở rộng, củng cố, rèn luyện kĩ năng nhận dạng, đặt câu giải và giải bài tốn.
Trong q trình dạy học, xuất phát từ cơ sở lý luận và hiệu quả giảng dạy ở nhà
trường, tôi đã áp dụng phương pháp này vào q trình dạy học giải tốn có lời văn ở lớp
5A trường tiểu học Đông Hương - Thành phố Thanh Hóa đã thu được kết quả như sau:
Xếp loại
Thời gian
Giữa kỳ I (39 em)

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

15

22

2

38,5 %

56,4%


5,1%

20

19

0

Tỷ lệ

51,3 %

48,7 %

Giữa kỳ II (39 em)

24

15

Tỷ lệ

61,6%

38,4 %

Tỷ lệ
Cuối kỳ I (39 em)


Ghi chú

0

Với kết quả trên cho thấy việc đưa phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung
tâm, vai trò giáo viên là người hướng dẫn đã mang lại kết quả khá tốt. Đa số học sinh của
lớp hiểu được cách giải toán và biết tự trình bày bài tốn một cách hợp lý, đặc biệt
phương pháp này còn giúp khắc phục được việc hạ thấp chất lượng tỷ lệ học sinh chưa
hoàn thành.

Trịnh Thị Phịng_Tiểu học Đơng Hương
SangKienKinhNghiem.net

19



×