Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tổn thất trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu và các biện pháp giảm thiểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.46 KB, 19 trang )

ĐỀ TÀI: Tổn thất trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu và các biện pháp giảm thiểu
DANH SÁCH NHÓM
Nguyễn Lê Tuấn Khôi Trương Dương Hồng Ái
Trần Thị Hồng Ánh Nguyễn Thị Tú An
Lê Thị Hòa Nguyễn Trường Lưu
Nguyễn Thị Trinh Lương Ngọc Kiên
Ngô Thị Ngọc Ánh Bùi Đình Huynh
3
LỜI MỞ ĐẦU
Logistics Việt nam đang ở giai đoạn đầu, chi phí cho logistics ở Việt Nam hiện khoảng 25% GDP (theo
ông Nguyễn Hồng Trường, Bộ Giao thông Vận tải), tương đương hơn 25 tỷ USD. Chi phí giao nhận kho
vận còn chiếm tới hơn 20% giá thành sản phẩm trong khi tỷ lệ này ở các nước phát triển chỉ khoảng 8% -
12%.
Tổng lượng vận chuyển hàng hoá của Việt Nam khoảng 200 triệu tấn năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình
quân lượng hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam lên đến trên 20%/năm. 70% vận chuyển hàng hoá ở khu
vực phía Nam. Vai trò trung tâm đến năm 2000 thuộc về cảng Sài Gòn, 2000 – 2011 là cảng Cát Lái còn
từ năm 2012 sẽ thuộc về cảng Cái Mép, nơi có thể cho tàu 100.000 tấn cập cảng…
Vận tải là một hoạt động không thể thiếu trong tổ chức, người ta luôn phải vận chuyển nguyên vật liệu
đến và thành phẩm đi. Vận tải có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động logistics, nó giúp cho doanh
nghiệp hoàn thành tốt nhiệm vụ cung cấp đầy đủ chính xác kịp thời nguyên vật liệu, vật tư cho sản xuất.
Để hoạt động logistics đạt chất lượng cao và hiệu quả, cần có sự quan tâm đúng mức đến hoạt động vận
tải.
Thông qua bài này nhóm muốn đưa ra các khái niệm, vấn đề cơ bản, các lãng phí thất thoát có liên quan
đến quy trình vận tải nguyên vật liệu trong hoạt động logistics, để khi gặp phải ta có thể tìm ra được
nguyên nhân và đưa ra được những biện pháp khắc phục hiệu quả.
4
MỤC LỤC
Danh sách nhóm………………………………………………………………………… 3
LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………… 4
MỤC LỤC………………………………………………………………………………… 5
1.VẬN TẢI……………………………………………………………………………………………6


1.1 Khái niệm………………………………………………………………………………….6
1.2 Vai trò vận tải………………………………………………………………………………6
1.3 Các phương thức vận tải…………………………………………………………… 6
2. QUY TRÌNH VẬN TẢI………………………………………………………………………… 7
2.1 Khái niệm………………………………………………………………………………… 7
2.2 Quy trình vận tải………………………………………………………………………… 8
2.2.1 Trường hợp doanh nghiệp thuê công ty vận chuyển………………………………… 9
2.2.2 Trường hợp doanh nghiệp tự vận chuyển…………………………………………… 10
3. CHI PHÍ VẬN TẢI………………………………………………………………………………10
3.1 Các loại chi phí vận tải……………………………………………………………………10
3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí vận tải……………………………………………… 11
4. CHI PHÍ THẤT THOÁT……………………………………………………………………… 12
4.1 Các nguyên nhân gây lãng phí, thất thoát………………………………………………….12
4.2 Biện pháp khắc phục……………………………………………………………………….17
KẾT LUẬN
5
1. VẬN TẢI

1.1 Khái niệm
Vận tải là quá trình vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác thông qua các phương tiện
chuyên chở, quá trình vận chuyển có thể qua một phương tiện hoặc nhiều loại phương tiện khác nhau, tùy
thuộc quảng đường và nơi có nhu cầu về hàng hóa.
1.2 Vai trò vận tải
Vận tải có vai trò đặc biệt và ngày càng quan trọng hoạt động logistics, bởi chi phí cho vận
chuyển chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí logistics. Vì vậy, vận tải sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến
hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng cạnh tranh của tổ chức trên thị trường.
Vận tải được coi là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng sản phẩm ,nếu như quá trình
vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa bị gián đoạn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sản xuất
khác.
1.3 Các phương thức vận tải

Đường sắt
Thích hợp với các loại hàng hóa có trọng lượng lớn, khối lượng vận chuyển nhiều, và cự ly vận
chuyển dài.
Mặt hạn chế của đường sắt là kém linh hoạt. Tàu hỏa chỉ cung cấp dịch vụ từ ga này đến ga kia,
chứ không thể đến một địa điểm bất kỳ theo yêu cầu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tàu thường đi theo
lịch trình cố định, tần suất thấp, tốc độ chậm. Do đó, dù có giá cước thấp nhưng đường sắt không được sử
dụng như một phương tiện vận tải độc lập mà thường sử dụng kết hợp với các phương tiện vận tải khác.
Đường thủy
Đường thủy là phương tiện có tổng chi phí thấp nhất. Thích hợp với những loại hàng cồng kềnh,
lâu hỏng, giá trị thấp và hàng đổ rời trên các tuyến đường trung bình và dài.
Đường thủy có hạn chế là tốc độ chậm, chịu ảnh hưởng của thời tiết và tuyến đường có hạn, tính
linh hoạt kém.Tuy nhiên đối với ngoại thương đây là phương tiện thống trị, đặc biệt khi có sự xuất hiện
của các loại tàu lớn có khả năng chịu được sự biến động của thời tiết.
Đường bộ
Ưu điểm của đường bộ là có tính linh động và tiện lợi cao có thể vận chuyển hàng hóa đi mọi nơi,
mọi chỗ, lịch trình vận chuyển linh hoạt. Vì vậy, đây là phương thức vận chuyển nội địa phổ biến, nhanh
chóng, an toàn thích hợp với những lô hàng vừa và nhỏ.
Đường hàng không
6
Đường hàng không có tốc độ nhanh nhất và an toàn nhất. Nhưng vì chi phí cao nên thường chỉ
thích hợp với những mặt hàng gọn, nhẹ, có giá trị lớn hoặc phải vận chuyển gấp.
Đường ống
Đây là con đường hữu hiệu, an toàn để vận chuyển chất lỏng, khí hóa lỏng. Chi phí vận hành
không đáng kể và gần như không có hao hụt trên đường ngoại trừ trường hợp đường ống bị nứt, vỡ. Tốc
độ vận chuyển chậm, nhưng liên tục.
Vận tải đa phương thức
Vận tải đa phương thức hay còn gọi là vận tải liên hợp là phương thức vận tải hàng hóa bằng ít
nhất hai phương thức vận tải khác nhau trở lên, trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức từ một
điểm ở một nước tới một điểm chỉ định ở một nước khác để giao hàng.
Vận tải đa phương thức kết hợp giữa các phương thức vận tải như đường biển – hàng không,

hàng không – xe lửa – đường bộ… hay kết hợp của tất cả các phương thức này một cách thích hợp sao
cho vừa bảo đảm thời gian vận chuyển nhanh vừa tiết kiệm được tối đa chi phí.
2. QUY TRÌNH VẬN TẢI
2.1 Khái niệm
Quy trình vận tải là hệ thống các công việc được thực hiện nhằm di chuyển hàng hoá từ nơi giao
hàng đến nơi nhận hàng, đảm bảo đáp ứng được những yêu cầu của quy trình mua, bán với chi phí thấp
nhất. Quy trình vận tải là một mắt xích trong hai quy trình hậu cần cơ bản của doanh nghiệp là quy trình
mua và quy trình bán.
Quy trình bán Quy trình mua

7
Đơn đặt hàng
của khách hàng
Đơn đặt hàng
của khách hàng
Chuyển
đơn đặt
hàng
Chuyển
đơn đặt
hàng
Xử lý đơn
hàng
Xử lý đơn
hàng
Chuẩn bị
lô hàng
Chuẩn bị
lô hàng
Vận

chuyển lô
hàng
Vận
chuyển lô
hàng
Cung ứng
cho khách
hàng
Cung ứng
cho khách
hàng
Xác định
nguồn hàng
Xác định
nguồn hàng
Vận
chuyển
Vận
chuyển
Tiếp nhận
hàng
Tiếp nhận
hàng
Đặt và
xúc tiến
mua
Đặt và
xúc tiến
mua
Nguồ

n
hàng
Nguồ
n
hàng
2.2 Quy trình vận tải
Việc hoàn thiện quy trình vận chuyển có
vai trò rất lớn trong việc thực hiện những mục tiêu
của vận chuyển NVL, nâng cao chất lượng dịch
vụ, giảm chi phí hậu cần, tạo ưu thế cạnh tranh và
lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
Tuỳ thuộc vào các mối quan hệ mua bán,
vận chuyển mà thành phần tham gia có thể khác
nhau, nhưng về cơ bản là: người giao (nguồn
hàng), doanh nghiệp thương mại, khách hàng,
người vận chuyển.
Quy trình nghiệp vụ vận chuyển bao gồm các
giai đoạn cơ bản:

8
CHUYỂN VÀO
KHO CHỨA
CHUYỂN VÀO
KHO CHỨA
BỐC DỠ NGUYÊN
VẬT LIỆU
BỐC DỠ NGUYÊN
VẬT LIỆU
CHUYỂN ĐẾN NƠI
SẢN XUẤT

CHUYỂN ĐẾN NƠI
SẢN XUẤT
LIÊN HỆ, ĐI ĐẾN
NHÀ CUNG CẤP
LIÊN HỆ, ĐI ĐẾN
NHÀ CUNG CẤP
CHẤT XẾP NVL
LÊN PHƯƠNG TIỆN
VẬN CHUYỂN
CHẤT XẾP NVL
LÊN PHƯƠNG TIỆN
VẬN CHUYỂN
LẬP KẾ HOẠCH
VẬN CHUYỂN
LẬP KẾ HOẠCH
VẬN CHUYỂN
NHẬN ĐƠN
HÀNG
NHẬN ĐƠN
HÀNG
THU THẬP VÀ XỬ LÍ
THÔNG TIN
THU THẬP VÀ XỬ LÍ
THÔNG TIN
no
no
no
no
ye
s

ye
s
ye
s
ye
s
2.2.1 Trường hợp doanh nghiệp thuê công ty vận chuyển
Bước 1
Khảo sát địa hình và đánh giá khối lượng cần vận chuyển (tính cả khối lượng nguyên vật liệu dự
trữ)
Liên hệ với nhà cung cấp để đảm bảo có đủ và đúng khối lượng cần vận chuyển
Lên kế hoạch và phương án vận chuyển
Tìm công ty vận chuyển phù hợp với kế hoạch vận chuyển đã đặt ra.
Bước 2
Thảo luận với công ty vận chuyển để đưa ra phương tiện vận chuyển tối ưu nhất và chuyên
nghiệp nhất
Xác định thời gian vận chuyển và tổng chi phí vận chuyển
Ký hợp đồng vận chuyển
Bước 3 Bên vận chuyển thực thi hợp đồng
Tiến hành bốc dỡ nguyên vật liệu lên xe, nguyên vật liệu phải được phân loại cẩn thận và đảm
bảo an toàn
Hai bên tiến hành làm giấy giao nhận, xác định số lượng nguyên vật liệu đã bốc lên xe
Bước 4 Trách nhiệm trong quá trình vận chuyển
Trong quá trình vận chuyển nếu có sự cố làm hư hỏng, mất nguyên vật liệu đơn vị vận chuyển sẽ
tiến hành đền bù cho bên thuê vận chuyển theo đúng giá trị thị trường tại thời điểm vận chuyển
Phải đảm bảo vận chuyển nguyên vật liệu về đúng thời gian, địa điểm mà bên thuê yêu cầu, nếu
sai thì sẽ giải quyết như trong thỏa thuận của hợp đồng
Bước 5 Nghiệm thu hợp đồng
9
Bước 6 Thanh toán

Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản sau khi hoàn thành công việc
Để quá trình vận chuyển diễn ra như dự kiến thì bên thuê vận chuyển phải kiểm tra, giám sát quá
trình vận chuyển
2.2.2 Trường hợp doanh nghiệp tự vận chuyển
Sau khi nhận đơn đặt hàng, công ty phải thu thập các thông tin nhằm xác định đúng khối lượng
nguyên vật liệu cần vận chuyển, phương tiện, cách thức và lộ trình vận chuyển
Tiếp đến công ty phải liên hệ với nhà cung cấp để lấy nguyên vật liệu
Sau đó công ty phải xác định thời gian vận chuyển (phải tính đến thời gian nếu xảy ra sự cố),
cách thức vận chuyển và phương tiện vận chuyển
Cuối cùng là đi vận chuyển nguyên vật liệu
Để có nguyên vật liệu về kịp thời, đúng lúc phục vụ quá trình sản xuất công ty phải đôn đốc, xúc
tiến, kiểm tra, kiểm soát quá trình vận chuyển.
3. CHI PHÍ VẬN TẢI

3.1 Các loại chi phí vận tải
- Chi phí đầu tư phương tiện vận tải, truyền dẫn
- Chi phí đầu tư phương tiện bốc dỡ
- Chi phí đầu tư công cụ, dụng cụ hỗ trợ vận tải.
- Chi phí đầu tư thiết bị, phần mềm quản lý vận tải
- Chi phí đầu tư kho, bãi xe
- Lương, bảo hiểm cho nhân viên vận chuyển, bốc dỡ, nhân viên quản lý…
- Phí bảo hiểm nguyên vật liệu
- Chi phí xăng, dầu, bảo trì phương tiện vận chuyển, bốc dỡ
- Chi phí khấu hao
10
- Chi phí đào tạo
- Chi phí quản lý
- Chi phí dự phòng



3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí vận tải
- Khoảng cách
Là nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển do nó quyết định các chi phí như tuyển lao
động,nhiên liệu,chi phí bảo quản,… Phải hạn chế đến mức thấp nhất việc chuyển đổi phương tiện vận tải
trong quá trình vận chuyển nhằm giảm chi phí vận chuyển NVL.
- Khối lượng NVL vận chuyển
Là nhân tố thứ hai ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển. Cũng như nhiều hoạt động hậu cần, sự tối
ưu chỉ có khi qui mô phù hợp với khả năng.
- Độ chặt
Là sự tương quan giữa khối lượng và không gian chiếm dụng. Nhân tố này khá quan trọng do chi
phí vận chuyển luôn được xác định trên 1 đơn vị khối lượng. Phương tiện bị hạn chế sức chở bởi không
gian hơn là trọng tải. Do lao động và chi phí nhiên liệu không chịu ảnh hưởng nhiều bởi trọng tải nên sản
phẩm có độ chặt càng cao, chi phí vận chuyển càng thấp
Kích thước NVL có ảnh hưởng đến việc sử dụng không gian trên phương tiện vận tải. NVL cồng
kềnh,hình dạng không đồng nhất làm giảm khả năng chứa hàng, do đó làm tăng chi phí.
- Trách nhiệm pháp lý
Có liên quan đến những rủi ro, thiệt hại trong quá trình vận chuyển. Các yếu tố sau ảnh hưởng
đến mức độ thiệt hại do rủi ro: NVL dễ hỏng, những thiệt hại do chất xếp, khả năng xảy ra trộm cắp, dễ
cháy nổ, giá trị của NVL.
Giá trị của NVL càng cao và xác suất rủi ro càng lớn thì chi phí càng nhiều
- Vị trí địa lý
Là sự phân bố các nguồn cung ứng và các khu vực tiêu thụ. Sự phân bố này càng cân đối thì ta có
thể sử dụng phương tiện vận tải chạy hai chiều nhằm giảm được chi phí vận chuyển. Tuy nhiên trong thực
tế, sự phân bố các nguồn cung ứng và các khu vực tiêu thụ thường mất cân đối, do đó việc thiết kế tuyến
đường vận tải có tác dụng khai thác hết khả năng vận chuyển của phương tiện làm giảm chi phí cho doanh
nghiệp.
11
4 . CHI PHÍ THẤT THOÁT
4.1 CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY LÃNG PHÍ, THẤT THOÁT
Con người

Thất thoát có thể xảy ra do sự chủ quan của con người.
Thứ nhất, xét đến tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, kinh nghiệm, trình độ,… của nhân
viên phụ trách bốc dỡ, bảo quản, lưu kho, vận chuyển NVL.
Một số thất thoát có thể xảy ra như:
-Thông tin truyền đi sai lệch không rõ ràng
-Trộm cắp, rút lõi và không giao hàng
-Trình độ nghiệp vụ kém ví dụ như kĩ thuật lái xe, hiểu biết về đường xá, lộ trình…
-Uống rượu, bia, sử dụng chất kích thích khi lái điều khiển phương tiện vận chuyển
-Vi phạm luật giao thông
-Chạy quá nhiều chuyến, buồn ngủ và gây tai nạn
-Kéo dài thời gian làm thiếu xe vận chuyển
-Lơ là không giám sát quá trình vận chuyển
12
Nguyên vật liệu
-Không quan tâm đến các điều khoản trong hợp đồng vận chuyển
-Chưa linh hoạt, bỡ ngỡ trong xử lí tình huống bất ngờ
-Các nguyên nhân khác……
Ví dụ
lỗi lầm của con người: đóng hàng không chắc chắn, cẩu móc làm rách bao hàng, quay tàu làm tàu va vào
cầu cảng…
Ví dụ :
Ngày 24 tháng 3 năm 1989, tàu chở dầu Exxon Valdez do thuyền trưởng Joseph Hazelwood điều khiển
đâm vào một dãy đá ngầm tại eo biển Prince William vịnh Alaska. Trong vòng 5 giờ đồng hồ, hơn 40
triệu lít dầu đã bị tràn ra biển. Thuyền trưởng Joseph Hazelwood đươc cho là người trực tiếp gây ra thảm
họa này. Theo lời thú nhận sau này của vị thuyền trưởng, ông đã say rượu vào thời điểm xảy ra tai nạn.
Thứ hai, sự chủ quan của con người trong việc lựa chọn hãng vận tải thiếu uy tín, sai sót trong
giấy tờ, hợp đồng, vận đơn,…
Ví dụ :
Công ty Hapos của Úc đã ký thoả thuận mua hàng với một đối tác Nhật Bản, nhưng trong những thoả
thuận trong hợp đồng Hapos đã để cho đôi tác Nhật Bản lựa chọn hãng tàu vận chuyển. Hapos cứ đinh

ninh đợi hàng về, nhưng sự việc bất ngờ đã xảy ra, chiếc tàu của hãng tàu trên trên đường từ Nhật bản đến
Úc đã bị hải quan bắt giữ vì có vận chuyển hàng cấm và hàng chưa kê khai hải quan. kết quả là tất cả các
hàng hoá mà Hapos đặt cũng bị tịch thu luôn.
Ví dụ :
Hãng tàu Maersk Lines trong một lô hàng chở đến cảng Abidjan và Contonou ở Tây Phi đã giao hàng cho
người xuất trình vận đơn giả. Người khiếu nại đã kiện chủ tàu ra tòa án Anh và cho rằng chủ tàu phải chịu
trách nhiệm vì đã giao toàn bộ hàng không thu hồi vận đơn thật. Còn chủ tàu lại lập luận rằng họ cũng chỉ
là nạn nhân của sự lừa đảo như chủ hàng thực sự của lô hàng này mà thôi, và chủ tàu đã được che chắn
bởi Điều khoản 5-3b ở mặt sau vận đơn - Điều khoản này quy định: “Trong bất cứ trường hợp nào, nếu
hợp đồng vận chuyển bắt đầu tại cảng bốc hàng và/hoặc kết thúc tại cảng dỡ thì người vận chuyển không
chịu bất cứ trách nhiệm nào đối với mất mát hư hỏng hay tổn thất xảy ra vì bất cứ lý do gì đối với hàng
hóa trước khi được bốc lên tàu hoặc sau khi dỡ khỏi tàu hay cầu tàu, cho dù hàng hóa thực tế hoặc ngầm
hiểu là đã đặt dưới sự bảo quản trông coi của người vận chuyển”.
Cần có sự cân nhắc kĩ lưỡng trong từng câu chữ trong hợp đồng để đảm bảo được che chở bởi pháp luật
nếu có tranh chấp xảy ra.
Nếu con người không cẩn thận trong khâu kí kết hợp đồng, lưu giữ vận đơn và giấy tờ liên quan cũng như
nắm rõ Luật thì sẽ rất khó ở thế chủ động để yêu cầu bồi thường nếu có tổn thất xảy ra.
13
Ví dụ :
Có trường hợp tàu đi chệch hướng hợp lý là trường hợp chệch hướng vì lý do nhân đạo. Ví dụ như đi
chệch hướng để cứu vớt sinh mạng, trợ giúp một tàu khác đang bị lâm nguy mà sinh mạng con người có
thể bị nguy hiểm hoặc hành động này có thể là cần thiết hợp lý để có được sự trợ giúp về thầy thuốc cho
người nào đó trên tàu hay vì sự an toàn chung của tàu (ví dụ trên đường cập cảng nhưng cảng này bị dịch
nên thuyền trưởng có quyền không ghé vào mà đi lệch hướng ghé vào cảng khác hay đi chệch hướng để
tránh bão,…) thì được coi là chệch hướng hợp lý.
Tuy nhiên, trường hợp này có thể sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng NVL.
Nguyên vật liệu
Tính chất nguyên vật liệu có thể dẫn đến thất thoát.
-tươi sống
-cần bảo quản để không biến chất

-NVL có tính chất nguy hiểm
-NVL dễ vỡ
-động vật sống, súc vật,…
-Hư hỏng tự phát sinh, tự bốc cháy, hao hụt tự nhiên hoặc do đặc tính tự nhiên của nguyên vật liệu.
Ví dụ như bản thân tính chất hàng hóa: bông gòn, than, thuốc nổ,… gặp thời tiết nóng bức có khả năng tự
phát cháy…
Máy móc thiết bị
-phương tiện máy móc sử dụng lâu ngày, không bảo trì thường xuyên
-Phương tiện vận chuyển không đạt tiêu chuẩn, hư hỏng trong quá trình vận chuyển
-Xe có trọng tải không phù hợp ví dụ như chở ít hàng nhưng xe quá to không tận dụng hết các
khoảng trống gây lãng phí hoặc xe quá nhỏ trong khi hàng hóa nhiều xe phải đi nhiều chuyến gây lãng phí
-Xe không chuyên dụng gây hư hỏng hàng hóa
Phương pháp
14
-Vệ sinh nơi bảo quản, lưu kho kém khiến phát sinh những thất thoát liên quan đến vấn đề vệ sinh kém
như không khí ẩm ướt, động vật gây hại,… gây thất thoát NVL.
-Thiết kế lộ trình vận chuyển không tối ưu gây lãng phí vì không rút ngắn tối đa đoạn đường phải đi.
-Phương pháp chất xếp hàng hóa không hợp lý, ví dụ để hàng hóa nặng, ẩm ướt phía trên những hàng hóa
nhẹ, dễ vỡ, cần sự khô ráo
-Phương pháp bốc dỡ sai quy trình không lấy hàng theo tuần tự gây xáo trộn đỗ vỡ. không theo đáp ứng
thời gian bốc dỡ hợp lý không những ảnh hưởng NVL mà còn them chi phí vì chậm trễ, chiếm dụng kho
bãi,…
-Phương pháp bảo quản, lưu kho không thích hợp với bản chất NVL.
-Phương pháp quản lý, đánh giá, kiểm tra nhà cung cấp, tình trạng NVL
Môi trường
Cơ sở hạ tầng
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý vô cùng thuận lợi để phát triển
ngành logistics với trên 17.000 ki lô mét đường bộ, hơn 3.200 ki lô mét đường sắt, 42.000 ki lô mét
đường thủy, 266 cảng biển, 20 sân bay và hàng trăm cửa khẩu quốc tế, quốc gia lớn nhỏ nằm dọc theo
chiều dài đất nước Về hạ tầng, Ngân hàng Thế giới xếp Việt Nam ở vị trí 97/134 quốc gia châu Á – Thái

Bình Dương sau Indonesia (Singapore xếp thứ 2).
Tuy nhiên, hệ thống giao thong không đạt tiêu chuẩn, chưa đáp ứng được lưu lượng vận tải sử dụng
Hệ thống cảng biển nhỏ, dịch vụ cầu cảng khó khăn, gây mất thời gian, công sức.
Thực tế là đường lộ VN chỉ cho phép xe có tải trọng 30 tấn. trong khi các contener 40feet chất đầy hàng
đã tối thiểu 34,5 tấn. Vì thế nên đường bộ chưa được khai thác. Sử dụng chủ yếu là vận tải biển và thủy
nội địa.
Ví dụ
Hệ thống đường bộ ở việt nam chưa phát triển để đáp ứng nhu cầu vận chuyển bằng đường bộ cho các
DN. khi vận chuyển dầu từ Dung Quất đến Thành phố HCM bằng đường bộ sẽ đi qua 1 số đèo, nếu thời
tiết xấu, mưa bão, đường trơn trượt, khi qua đèo sẽ rủi ro tai nạn cao. Hay khi vận chuyển bằng tàu biển,
thời tiết thay đổi đột ngột, phải tạm trú ở vùng vịnh nào đó hoặc bị thanh tra đường biển kiểm tra đột xuất,

Nếu là đường biển thì do thời tiết Quảng Ngãi không thuận lợi, điều kiện cảng biển nhỏ, dịch vụ cầu cảng
còn rất khó khăn khiến thời gian xuất nhập hàng lâu khiến xăng bị trễ khi đưa vào tiêu thụ.
15
Ví dụ:
Theo kế hoạch, các cảng trên địa bàn Hải Phòng sẽ bốc dỡ khoảng 30 triệu tấn hàng hóa; riêng cảng Hải
Phòng chiếm gần một nửa tăng khoảng 5 lần so với công suất thiết kế ban đầu. Nhiều tàu chở hàng rời
gồm phân bón, thức ăn gia súc, phôi thép, quặng a-pa-tít cập cảng cùng một lúc, gây quá tải ở cảng do
chỉ có một xí nghiệp xếp dỡ được trang bị công cụ chuyên bốc dỡ tàu hàng rời. Ngoài ra, còn có một số
mặt hàng công-ten-nơ, nhất là hàng công-ten-nơ đông lạnh tồn đọng lâu ngày. Cảng Hải Phòng chỉ đủ sức
bảo quản khoảng 300 công-ten-nơ đông lạnh, song các tháng gần đây thường xuyên có hơn 1.000 công-
ten-nơ, cao nhất lên tới 1.600 chiếc. Việc tập kết và rút hàng khỏi cảng chủ yếu thông qua đường bộ với
hơn 80% sản lượng hàng hóa, còn lại bằng đường sắt và đường thủy nên thường xuyên bị áp lực quá tải
trong khâu vận chuyển hàng. Về đường sắt, năng lực thông qua và tốc độ chạy tàu đều thấp và chậm đổi
mới. Tỷ trọng hàng hóa vận tải bằng đường sắt đến/đi từ cảng ngày càng giảm, hiện chỉ chiếm dưới
10%. Đường thủy nội địa, vận tải chủ yếu do các doanh nghiệp tư nhân đảm nhận, nhiều phương tiện cũ
nát không bảo đảm an toàn hàng hải lại thường chở quá tải và đi chung với luồng hàng hải nên thường
xảy ra tình trạng các phương tiện thủy nội địa bị chìm gây ách tắc luồng vào cảng.
Điều kiện tự nhiên

Rủi ro do thiên tai (Act of God) là những rủi ro gây nên những chấn động về địa chất, thay đổi đột ngột
về hải lưu, về khí hậu như: Biển động, bão (cấp 8 trở lên), gió lốc, sét đánh, sóng thần, thời tiết xấu và
những tai nạn, tai họa tự nhiên khác mà con người không chi phối được.
Rủi ro tai nạn bất ngờ ngoài biển (Accidents of the sea): tàu chở hàng hoặc phương tiện vận tải mắc cạn,
chìm đắm, bị lật, bị phá hủy hoặc bị tàu mất tích, cháy nổ hoặc bị đâm va vào phương tiện vận tải khác,
đâm va vật thể nổi cố định hoặc vật thể nổi khác trôi trên biển, kể cả băng trôi nhưng không phải là nước,
hành động phi pháp của thuyền trưởng và thuyền viên và những tai nạn khác.
Ví dụ:
Do thời tiết xấu, ngày 29/12/2010, tàu Trường Giang 54 đang trên hành trình từ cảng Đồng Nai ra cảng
Hải Phòng đã va vào đá ngầm và mắc cạn tại khu vực đông nam đảo Hòn Tre, thuộc vùng biển Nha
Trang, ở toạ độ 12
0
11,6’ vĩ Bắc, 109
0
20,2’ kinh Đông; nước tràn vào khoang hầm chở hàng.
Ngoài 1.947 tấn phân kali, trên tàu còn vận chuyển 12 tấn dầu DO, hơn 700 lít dầu và trên 1.000 tấn phân
bị tan vào nước không những gây thất thoát trong quá trình vận chuyển mà còn gây ô nhiễm môi trường
biển Nha Trang.
Xã hội:
Các vũ khí chiến tranh, các vật thả trôi trên biển ( ngư lôi, bom mìn…)hoặc các hành động do chiến tranh
gây nên ( cầm giữ, câu lưu, câu thúc…)
Do đình công, nổi loạn, bạo động,… gây ách tắt lộ trình hoặc gây mất mát NVL.
16
4.2 BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
Thứ nhất, cần có sự nhận thức về lãng phí.
Tất cả mọi người cần ý thức được thiệt hại do thất thoát gây ra, xây dựng thái độ làm việc trách nhiệm và
luôn nổ lực lien tục để giảm thất thoát.
Thứ hai, chuẩn hóa qui trình.
Bao gồm 3 công đoạn là trình tự các công việc chuẩn, thời gian chuẩn và mức tồn kho chuẩn. Việc thiết
lập trình tự các công việc chuẩn với mức thời gian chuẩn sẽ giúp chủ động thực hiện công việc, có căn cứ

để kiểm tra và giải quyết các vấn đề phát sinh nhanh chóng. Tồn kho chuẩn sẽ giúp xử lý linh hoạt nếu có
sự cố xảy ra, thất thoát hay NVL không đạt yêu cầu, tránh bị động, ảnh hưởng đến công đoạn sản xuất.
Sau đây là các giải pháp cụ thể theo mô hình 4M dựa trên 2 tiêu chí trên
1. Con người :
-các lãnh đạo cần cam kết hỗ trợ liên tục.
-xây dựng tiêu chí tuyển dụng, chính sách đào tạo và chế độ khen thưởng cũng như xử phạt rõ rang, khắt
khe để có được đội ngũ nhân viên trình độ, kinh nghiêm, có tinh thần trách nhiêm, đạo đức nghề nghiệp,

-Đạo tạo chia sẻ kinh nghiệm cho các nhân viên
-Phân phối công việc sao cho phù hợp, không gây quá sức cho nhân viên điều khiển phương tiện vận tải
-Đào tạo nhân viên quản lý chuyên nghiệp, phải giám sát nghiêm ngặt, đôn đốc quá trình vận chuyển làm
giảm việc gian lận trộm cắp.
-tránh thái độ làm việc chủ quan, cần tìm hiểu đối tác, hãng vận tải, có thể tham khảo ý kiến ngân hàng về
tình hình kinh doanh của đối tác và hãng vận tải.
Ví dụ :
Theo điều kiện bảo hiểm A của Anh (1-1-1982), phương tiện trong vận chuyển đường biển, bảo hiểm sẽ
không chịu trách nhiệm nếu :
+Tàu hoặc thuyền không đủ khả năng đi biển.
+Tàu, thuyền, phương tiện vận chuyển container hoặc kiện gỗ không thích hợp cho việc chuyên
chở an toàn đối tượng được bảo hiểm. Nếu Người đuợc bảo hiểm hoặc những người làm công cho họ
được biết về trạng thái không đủ khả năng đi biển hoặc không thích hợp đó vào thời gian đối tượng được
bảo hiểm được xếp vào các phương tiện trên.
-cẩn trọng trong việc ký kết hợp đồng, các điều khoản rõ ràng, chú ý các điều kiện giao nhận theo Luật
định (CIF, FOB, CFR,…) và cần nắm rõ Luật pháp để có thể giải quyết tranh chấp, khiếu nại nếu có.
17
Ví dụ:
Thời hạn khiếu nại :
+Công ước Brussel: 1 năm kể từ ngày giao hàng hoặc từ ngày hàng hóa đáng lẽ phải được giao
+ NĐT Visby: 1 năm và các bên có thể thỏa thuận kéo dài thêm nhưng thời hạn kéo dài không được
quá 3 tháng

+Công ước Hamburg: 2 năm và các bên cũng có thể thỏa thuận kéo dài thêm.
2. Máy móc thiết bị:
Đầu tư máy móc, thiết bị, phương tiện có chất lượng tốt
Thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng các phương tiện vận chuyển
Thường xuyên quan sát đánh giá tính năng, tình trạng hoạt động của hệ thống kho bãi bảo
quản nguyên vật liệu
Sử dụng phương tiện vận chuyển phù hợp với quy mô vận chuyển
3. Môi trường :
Đây là nhân tố khách quan, doanh nghiệp không thể tác động để thay đổi được, chỉ có thể dự báo và
các biện pháp thay thế nếu tình hình không thuận lợi mà thôi.
-Điều kiện tự nhiên :
Theo dõi sát sao dự báo thời tiết, tình hình địa hình. Dự đoán các tình huống xấu, có các phương án dự
phòng và tập dợt trước để linh hoạt ứng phó khi có biến đổi.
-Cơ sở hạ tầng :
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý vô cùng thuận lợi để phát triển
ngành logistics với trên 17.000 ki lô mét đường bộ, hơn 3.200 ki lô mét đường sắt, 42.000 ki lô mét
đường thủy, 266 cảng biển, 20 sân bay và hàng trăm cửa khẩu quốc tế, quốc gia lớn nhỏ nằm dọc theo
chiều dài đất nước Về hạ tầng, Ngân hàng Thế giới xếp Việt Nam ở vị trí 97/134 quốc gia châu Á – Thái
Bình Dương sau Indonesia (Singapore xếp thứ 2). Về mặt này, cần sự hỗ trợ của nhà nước :
+Nâng cấp hệ thống giao thông đường bộ
+qui hoạch cảng cần đảm bảo đủ lớn về chiều dài cầu tàu và diện tích sử dụng để cảng đủ điều
kiện đầu tư phát triển nâng cao năng lực cạnh tranh.
Vì đến năm 2015, Việt Nam sẽ nâng gấp đôi năng lực xếp dỡ hàng hóa so với hiện tại (khoảng 250 triệu
tấn/năm) (theo quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển cảng biển Việt Nam ngày 24-12-2009)
18
+Bảo đảm tính đồng bộ giữa quy hoạch cảng và hệ thống giao thông, hệ thống cấp điện, nước, hệ
thống dịch vụ hậu cần, dịch vụ kho bãi cũng cần được quan tâm.
+Chính sách thu hút các doanh nghiệp mạnh có năng lực hoạt động trong lĩnh vực logistics để
đầu tư phát triển loại hình dịch vụ này.
4. Nguyên vật liệu :

-Dựa vào bản chất của NVL để lựa chọn cách vận chuyển, lộ trình, cách sắp xếp, bảo quản, bốc dỡ,…
thích hợp.
Ví dụ :
Bản thân tính chất hàng hóa: bông gòn, than, thuốc nổ,… gặp thời tiết nóng bức có khả năng tự phát cháy,
vì vậy cần có sự cẩn trọng khi vận chuyển, lưu kho,…tránh tiếp xúc nhiệt độ cao.
-Căn cứ vào khối lượng và giá trị của NVL để mua bảo hiểm phù hợp.
5. Phương pháp :
Chú trọng đến cách thức tiến hành và chất lượng máy móc, thiết bị phục vụ các công đoạn vận chuyển,
bốc dỡ, lưu kho, bảo quản.
Áp dụng 5S :
a. Sàn lọc :
-lựa chọn lộ trình tiết kiệm nhất
-chọn hãng vận tải uy tín
-kỹ thuật phương tiện đảm bảo, tương quan với bản chất NVL
- có phương tiện dự phòng, thay thế nếu có hỏng hóc xảy ra.
- Sử dụng phương tiện vận chuyển phù hợp với quy mô vận chuyển.
b. Sắp xếp : khoa học, tiết kiệm.
-chất xếp NVL trong xe sao cho tiết kiệm không gian, tránh xô xát, va chạm,… làm hư hỏng. ví dụ
như tránh để NVL nặng, ẩm ướt phía trên những NVL nhẹ, dễ vỡ, cần sự khô ráo .
-sắp xếp sao cho bốc dỡ thuận tiện, nhanh chóng. bốc dỡ theo quy trình, lấy hàng theo tuần tự không
gây xáo trộn, đỗ vỡ.
Thời gian là nhân tố quan trọng, ảnh hưởng chất lượng NVL và sẽ khiến chí phí tăng thêm nếu bốc dỡ
không theo hạn định. Thời gian bốc dỡ được qui định rõ ràng cho mỗi hình thức vận tải, theo luật
định hay theo thỏa thuận của 2 bên.
Ví dụ :
19
Đối với đường sắt thời gian xếp dỡ quy định cho một hay nhiều toa xe có hàng mỗi khối nặng:
a) Từ 1 tấn đến 10 tấn: xếp 6 giờ, dỡ 4 giờ.
b) Từ trên 10T đến 20T: xếp 10 giờ, dỡ 8 giờ.
c) Từ trên 20T trở lên: xếp 12 giờ, dỡ 10 giờ.

d) Các loại hàng xếp rời, xếp đóng hoặc một khối nặng từ dưới 1 tấn trở xuống: xếp 4 giờ, dỡ 4 giờ.
e) Các loại hàng đã đóng bao, đóng gói để xếp dỡ: xếp 3 giờ, dỡ 3 giờ.
Nếu dở hàng không kịp thời hạn thì sẽ mất phí đóng phạt đồng thời chất lượng nguyên vật liệu cũng sẽ
giảm, gây thiệt hại.
Hoặc thời gian tối đa gửi hàng ở kho, bãi của Cảng quy định như sau:
a) Hàng xuất loại thường để kho 15 ngày
b) Hàng nhập loại thường để kho 10 ngày
c) Hàng xuất loại nguy hiểm để kho 3 ngày
d) Hàng nhập loại nguy hiểm để kho 5 ngày
e) Hàng xuất nhập để bãi 20 ngày
Hợp đồng lưu kho, lưu bãi không được ký kết với những thời hạn dài hơn thời hạn trên.
Quá hạn ghi trong hợp đồng, nếu chủ hàng không lĩnh hàng ra thì phải xin gia hạn nhưng riêng loại hàng
nguy hiểm thì yêu cầu gia hạn không được chấp nhận.
-Sử dụng các công nghệ tiên tiến hỗ trợ cho công đoạn kiểm soát việc thực hiên các quá trình.
Ví dụ : công nghệ V tracking ,…
VietnamPost ứng dụng công nghệ định vị quản lý xe thư, thiết bị định vị GPGS (còn gọi là “hộp đen”)
c. Sạch sẽ :
- tu dưỡng bảo trì phương tiện vận chuyển, máy móc, thiết bị hỗ trợ,… thường xuyên kiểm tra, đánh
giá chất lượng, tính năng, tình trạng hoạt động của phương tiện vận chuyển, hệ thống kho bãi, bảo quản,

-vệ sinh các máy móc, thiết bị, hệ thống kho bãi, kho bảo quản, công cụ dụng cụ phục vụ cho bốc dỡ
hay bảo quản …thường xuyên. Tránh phát sinh các vấn đề do vệ sinh kém.
d. Săn sóc :
Cần duy trì 3S trên thường xuyên, liên tục, mọi lúc mọi nơi
20
e. Sẵn sàng :
Tự nguyện, tự giác thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần vòng s1, s2, s3, s4
Kiểm soát, đánh giá liên tục
Cải thiện mục tiêu giảm tổn thất. để giảm tổn thất cần có sự phối hợp đồng bộ và thực hiện liên tục từng
bước cải tiến nhỏ. Nếu đánh giá thấy đạt được mục tiêu rồi thì tiếp tục đề ra mục tiêu mới để cải thiện tốt

hơn tình hình.
Kết luận
Vận tải có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của tổ chức, nên ta phải luôn quan tâm đến việc cân nhắc, lựa
chọn phương thức vận tải, người vận tải, lộ trình vận tải…. để có được các quyết định đúng đắn nhằm tối
ưu hóa quy trình vận chuyển, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức. Các giải pháp trên sẽ
giúp cắt giảm được thất thoát trong quá trình vận chuyển, giúp tối ưu hóa quy trình vận tải trong hoạt
động logistics và kịp thời xử lý các tình huống rủi ro xảy ra bất ngờ.
21

×