Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.95 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA LUẬT
------

KEOTHY MONTHA

PHÁP LUẬT HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG
HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
TẠI VIỆT NAM

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 20…


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA LUẬT
------

KEOTHY MONTHA

PHÁP LUẬT HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG
HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
TẠI VIỆT NAM

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học:………….

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 20…



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT HẠN CHẾ CẠNH TRANH
TRONG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI......................................2
1.1.Những vấn đề lý luận chung về hoạt động nhượng quyền thương mại....................2
1.1.1.Khái niệm hoạt động nhượng quyền thương mại...........................................2
1.1.2.Đặc điểm của hoạt động nhượng quyền thương mại......................................2
1.2.Hành vi hạn chế cạnh tranh và yếu tố làm phát sinh hành vi hạn chế cạnh tranh
trong hoạt động nhượng quyền thương mại..................................................................4
1.2.1.Khái niệm hành vi hạn chế cạnh tranh............................................................4
1.2.2.Các yếu tố làm phát sinh hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng
quyền thương mại...................................................................................................5
1.2.2.1.Nhu cầu tối đa hóa lợi nhuận và mở rộng thị trường của các thương
nhân trong hệ thống nhượng quyền..........................................................................................5
1.2.2.2.Yêu cầu đảm bảo tính đồng bộ trong hệ thống nhượng quyền...............6
1.2.2.3.Bản chất kinh tế của mối quan hệ....................................................................6
1.2.3. Nhận diện hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền
thương mại..............................................................................................................7
1.3.Khái niệm và nội dung pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng
quyền thương mại..........................................................................................................8
1.3.1.Khái niệm pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền
thương mại.................................................................................................................8
1.3.2.Nội dung của pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền
thương mại..............................................................................................................9
1.3.2.1.Các quy định điều chỉnh hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.........9
1.3.2.2.Các quy định điều chỉnh các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị
trường.................................................................................................................... 10
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HOẠT
ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM......................................12

2.1.Thực trạng pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng
quyền thương mại.......................................................................................................12


2.1.1.Về thỏa thuận về giá bán hàng hóa, dịch vụ................................................12
2.1.2.Thỏa thuận phân chia lãnh thổ nhượng quyền............................................13
2.2.Thực trạng pháp luật về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh trong hoạt động
nhượng quyền thương mại..........................................................................................15
2.2.1.Hành vi áp đặt giá bán bất hợp lý gây thiệt hại cho bên nhận quyền...............15
2.2.2. Hành vi ấn định giá bán lại hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại
cho khách hàng.....................................................................................................16
2.2.3.Hành vi buộc bên nhận quyền chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực
tiếp đến đối tượng của hợp đồng.........................................................................19
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN
THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY................................................................24
3.1.Hoàn thiện pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền trên cơ sở
ghi nhận những ngoại lệ hợp lý của pháp luật cạnh tranh theo hướng phù hợp với bản
chất của hoạt động nhượng quyền thương mại............................................................24
3.2. Hoàn thiện pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền trên cơ sở
đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ giữa pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoạt động nhượng
quyền thương mại (Luật Thương mại) với pháp luật cạnh tranh..................................26
3.3.Đối với thỏa thuận về giá bán hàng hóa, dịch vụ...................................................27
3.4.Đối với thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ...................................................28
3.5.Đối với hành vi áp đặt giá bán gây thiệt hại cho bên nhận quyền...........................29
3.6.Đối với hành vi ấn định giá bán lại hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu...................29
KẾT LUẬN.................................................................................................................31


LỜI MỞ ĐẦU

Dưới góc độ kinh tế, nhượng quyền thương mại là phương thức kinh doanh,
theo đó bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền quyền độc quyền kinh doanh sản
phẩm, dịch vụ của mình trong một thời gian, dưới nhãn hiệu, kế hoạch kinh doanh của
bên nhượng quyền. Bên nhận quyền là bên sử dụng tên thương mại, bí quyết kinh
doanh... của bên nhượng quyền để tiến hành kinh doanh sản phẩm, dịch vụ theo
phương thức của bên nhượng quyền.
Việc thực hiện Luật Cạnh tranh trong 10 năm qua đã tạo ra một khn khổ
pháp lý tương đối tồn diện để điều chỉnh các hành vi hạn chế cạnh tranh ở Việt
Nam, qua đó tạo lập mơi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng cho các chủ
thể tham gia trên thị trường. Tuy nhiên, các quy định trong pháp luật cạnh tranh
hiện nay vẫn chưa tính đến những đặc thù trong quan hệ nhượng quyền thương
mại. Nhiều quy định cịn mâu thuẫn, chồng chéo, thiếu tính cụ thể hoặc không phù
hợp bản chất thương mại của hành vi cũng như thông lệ quốc tế trong việc điều
chỉnh hoạt động nhượng quyền. Đây cũng là một trong số những nguyên nhân cơ
bản dẫn đến tình trạng pháp luật cạnh tranh nói chung và pháp luật về nhượng
quyền thương mại nói riêng chưa thực sự đạt được hiệu quả cao trong điều chỉnh
hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay.
Xuất phát từ thực tế nói trên, trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, việc
nghiên cứu, đánh giá có hệ thống và tồn diện pháp luật hạn chế cạnh tranh trong
hoạt động nhượng quyền thương mại là cần thiết. Những nghiên cứu này sẽ giúp
hoàn thiện nền tảng pháp luật cho sự phát triển hoạt động thương mại trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Với cách tiếp cận như trên, em lựa chọn đề tài “Pháp luật hạn chế cạnh
tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam” làm đề tài thực
tập của mình.


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT HẠN CHẾ CẠNH TRANH
TRONG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

1.1.Những vấn đề lý luận chung về hoạt động nhượng quyền thương mại
1.1.1.Khái niệm hoạt động nhượng quyền thương mại
Dưới góc độ kinh tế, nhượng quyền thương mại là phương thức kinh doanh,
theo đó bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền quyền kinh doanh sản phẩm,
dịch vụ của mình trong một thời gian, dưới nhãn hiệu, bí quyết kinh doanh, kế
hoạch kinh doanh của bên nhượng quyền. Bên nhận quyền là bên sử dụng toàn bộ
các yếu tố được bên nhượng quyền chuyển giao để tiến hành kinh doanh sản
phẩm, dịch vụ theo phương thức của bên nhượng quyền. Trong hoạt động này, bên
nhượng quyền và bên nhận quyền vẫn duy trì mối quan hệ hợp tác chặt chẽ trong
suốt quá trình có hiệu lực của hợp đồng. Việc hợp tác trong hệ thống được thiết
lập nhằm mục đích hướng người tiêu dùng nhận biết sản phẩm, dịch vụ của bên
nhượng quyền và bên nhận quyền như là một phần của hệ thống mà không giống
như người bán lẻ độc lập. Bằng cách này, bên nhượng quyền có thể mở rộng hệ
thống phân phối sản phẩm, sự phát triển thương hiệu của mình thơng qua chủ thể
đầu tư khác. Về phía bên nhận quyền, thơng qua việc kinh doanh dưới hình thức
nhượng quyền thương mại sẽ hạn chế được rủi ro bởi có sự trợ giúp kỹ thuật và
trợ giúp về cách thức quản lý của bên nhượng quyền.1
1.1.2.Đặc điểm của hoạt động nhượng quyền thương mại
Một là, hoạt động nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại
được thiết lập giữa các chủ thể kinh doanh chuyên nghiệp (thương nhân)
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, một trong những điều kiện tối thiểu
để các bên có thể tham gia quan hệ nhượng quyền đó là phải có tư cách thương
nhân.
Hai là, đối tượng mà các bên hướng tới trong quan hệ nhượng quyền chính là
“quyền thương mại”
Quyền thương mại được hiểu là một, một số hoặc toàn bộ các quyền sau
đây: Quyền được bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình
tiến hành cơng việc kinh doanh cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ theo một hệ thống
1 Theo quy định của pháp luật Việt Nam tại Khoản 6 Điều 3 Nghị định 35/2006/NĐ-CP ngày 31/03/2006 quy định chi
tiết Luật Thương mại về nhượng quyền thương mại,



do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương
mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng
quyền; (ii) Quyền được bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền sơ cấp quyền
thương mại chung; Quyền được bên nhượng quyền thứ cấp cấp lại cho bên nhận
quyền thứ cấp theo hợp đồng nhượng quyền thương mại chung và Quyền được
bên nhượng quyền cấp cho bên nhận quyền quyền thương mại theo hợp đồng phát
triển quyền thương mại
Ba là, quan hệ nhượng quyền hướng tới thiết lập và ổn định trạng thái
đồng bộ của hệ thống nhượng quyền trong suốt quá trình kinh doanh
Xuất phát từ việc chuyển giao cách thức kinh doanh và cùng sử dụng các
dấu hiệu nhận biết thương nhân, nhượng quyền thương mại đã làm cho khách
hàng nhận biết theo hướng toàn bộ các cơ sở trong hệ thống nhượng quyền như
cùng một chủ sở hữu duy nhất, mặc dù về bản chất họ là các thương nhân độc lập
nhau cả về mặt pháp lý và tài chính. Với dấu hiệu nhận biết như trên, nếu một bên
nhận quyền cung cấp sản phẩm không đảm bảo chất lượng, người tiêu dùng sẽ mất
niềm tin vào toàn bộ hệ thống nhượng quyền. Mặc dù sự đồng bộ trong quan hệ
nhượng quyền chỉ là sự đồng bộ tương đối, không phải là sự đồng bộ một cách
tuyệt đối, mức độ đồng bộ sẽ phụ thuộc vào chính sách của mỗi hệ thống nhượng
quyền. Tuy nhiên, dù mức độ đồng bộ như thế nào thì với sự nhận biết của khách
hàng như trên, việc thiết lập và vận hành hệ thống nhượng quyền một cách đồng
bộ là một trong những yếu tố đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của hệ
thống nhượng quyền. Để đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống nhượng quyền, bên
nhượng quyền thường có những hoạt động nhằm thường xuyên trợ giúp, hỗ trợ
cho bên nhận quyền trong suốt quá trình kinh doanh như trợ giúp về mặt kỹ thuật,
đào tạo, huấn luyện kỹ năng kinh doanh cho bên nhận quyền.
Bốn là, nhượng quyền thương mại là hoạt động thường chứa đựng các
yếu tố dẫn đến hành vi hạn chế cạnh tranh
Không thể phủ nhận được thực tế là các chủ thể kinh doanh trong nền kinh

tế thị trường luôn hướng tới lợi nhuận thơng qua hoạt động cạnh tranh. Chính vì
vậy, trong bất kỳ hoạt động thương mại nào cũng luôn tiềm ẩn xu thế này và hoạt
động nhượng quyền thương mại cũng không phải là ngoại lệ. Điều này được thể
hiện ở chỗ, các bên trong hệ thống nhượng quyền là các chủ thể độc lập nhau về
mặt tư cách pháp lý và tài chính, trong khi họ lại cùng kinh doanh một loại sản


phẩm theo một phương thức như nhau, dẫn tới họ cùng tiếp cận chung một đối
tượng khách hàng. Như một quy luật, để thu hút khách hàng về phía mình, các bên
trong hệ thống nhượng quyền sẽ tìm mọi cách cạnh tranh với nhau trên mọi
phương diện (như: giá cả, chất lượng, phương thức cung ứng dịch vụ, chế độ chăm
sóc khách hàng…), khi đó tính đồng bộ trong hệ thống nhượng quyền thương mại
có khả năng bị phá vỡ. Chính vì vậy, nếu giữa các bên khơng có ràng buộc nhằm
cấm hoặc hạn chế cạnh tranh trong hệ thống thì đương nhiên hành vi cạnh tranh
giữa các bên trong hệ thống nhượng quyền sẽ tất yếu phát sinh và tính đồng bộ
của hệ thống nhượng quyền theo đó cũng không giữ vững được. Do nhận thức
được khả năng và nhu cầu cạnh tranh giữa các bên trong hệ thống nhượng quyền
là tất yếu, khách quan nên khi thiết lập quan hệ nhượng quyền, các bên thường có
những hành vi nhằm hạn chế cạnh tranh giữa các bên trong hệ thống. Để viện dẫn
cho tính hợp lý của các hành vi hạn chế cạnh tranh này, các bên thường vin vào lý
do nhằm đảm bảo tính đồng bộ trong tồn bộ hệ thống nhượng quyền để lẩn tránh
sự kiểm soát của pháp luật cạnh tranh. Với sự tồn tại của cạnh tranh và hành vi hạn
chế cạnh tranh giữa các bên trong hệ thống nhượng quyền diễn ra một cách phổ
biến và khách quan như trên, đặt ra nhu cầu điều tiết hành vi cạnh tranh của pháp
luật nhằm đảm bảo mơi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng trong quan hệ
nhượng quyền thương mại.2
1.2.Hành vi hạn chế cạnh tranh và yếu tố làm phát sinh hành vi hạn chế cạnh
tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại
1.2.1.Khái niệm hành vi hạn chế cạnh tranh
Cạnh tranh là hiện tượng tất yếu và cần thiết trong nền kinh tế, thiếu vắng

cạnh tranh, nền kinh tế sẽ khó vận hành, phát triển. Với bản chất như trên, pháp
luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có những quy định nhằm bảo vệ
cạnh tranh, đảm bảo để hành vi cạnh tranh tồn tại theo đúng quy luật thị trường.
Theo pháp luật cạnh tranh của Việt Nam tại Khoản 3, Điều 3, Luật Cạnh
tranh 2014, hành vi hạn chế cạnh tranh là "hành vi của doanh nghiệp làm giảm,
sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, bao gồm hành vi thoả thuận hạn chế
cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập
trung kinh tế”3. Dưới góc độ kinh tế, cạnh tranh là yếu tố tất yếu trong nền kinh tế
thị trường, thúc đẩy các thương nhân phải tìm mọi cách giành giật thị trường
2 Ngơ Thị Thu Hà, Hồng Văn Thành (2014), “Mối quan hệ giữa pháp luật nhượng quyền thương mại và cạnh tranh”,
Tạp chí Tài chính, trang 23.
3 Khoản 3, Điều 3, Luật Cạnh tranh 2014


thông qua việc nỗ lực cung cấp các sản phẩm tốt với giá cả phải chăng, với các nỗ
lực không ngừng như vậy, nhiều sản phẩm mới ra đời với chi phí thấp và giá cả có
lợi cho người tiêu dùng, phúc lợi xã hội vì vậy cũng tăng cao và nền kinh tế nhờ
vậy sẽ có động lực để phát triển. Có thể nói, ý nghĩa ngắn gọn của cạnh tranh là
“động lực phát triển cho nền kinh tế”. Chính vì vậy, về lý thuyết, một nền kinh tế
khơng có cạnh tranh sẽ là nền kinh tế “chết”, khơng phát triển. Tuy nhiên, trên
thực tế, sự tồn tại của cạnh tranh là khách quan, chỉ có điều ở các giai đoạn khác
nhau thì mức độ cạnh tranh và mức độ ảnh hưởng của cạnh tranh tới nền kinh tế là
khác nhau. Nhận thức rõ vai trò của cạnh tranh như vậy, Luật Cạnh tranh các nước
đều tăng cường bảo vệ cạnh tranh thơng qua việc kiểm sốt các hành vi có khả
năng làm giảm, sai lệch hoặc triệt tiêu năng lực cạnh tranh của các thương nhân
(hành vi hạn chế cạnh tranh). Các hành vi này được chia thành hành vi thỏa thuận
hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh/vị trí độc quyền và tập trung kinh tế.
Bên cạnh đó, những hành vi cạnh tranh trái với các chuẩn mực thông thường về
đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng

(hành vi cạnh tranh không lành mạnh) cũng được pháp luật cạnh tranh Việt Nam
ghi nhận như là những yếu tố xâm phạm đến mơi trường cạnh tranh cần kiểm
sốt.4
1.2.2.Các yếu tố làm phát sinh hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động
nhượng quyền thương mại
1.2.2.1.Nhu cầu tối đa hóa lợi nhuận và mở rộng thị trường của các thương
nhân trong hệ thống nhượng quyền
Dưới khía cạnh cạnh tranh, có thể nói, bất kỳ một thương nhân nào khi gia
nhập thị trường đều mong muốn tạo lập và nâng cao năng lực thị thường, từ đó “lơi
kéo” được khách hàng về phía mình. Mong muốn này về bản chất là chính đáng,
bởi lẽ khi thực hiện bất cứ hoạt động kinh doanh nào, các thương nhân đều muốn
thu về thật nhiều lợi nhuận, vì vậy, một khi “miếng bánh thị phần” rộng lớn thì lợi
nhuận của họ mới được tăng cao. Để mở rộng thị trường, hai yếu tố cơ bản sẽ được
sử dụng chủ yếu để chi phối sự lựa chọn của khách hàng, đó là yếu tố về giá và chất
lượng sản phẩm. Theo đó, nếu một sản phẩm có chất lượng tốt với giá cả phải chăng
sẽ dễ dàng được khách hàng chấp nhận. Ở cấp độ đơn giản, việc tạo dựng năng lực
4 OEDC-WB (2014), Khuôn khổ cho việc xây dựng và thực thi Luật và chính sách cạnh tranh, Sách dịch, Hà Nội, trang
37.


thị trường có thể xuất phát từ việc tác động vào từng yếu tố (chất lượng tăng hoặc
giá giảm), ở cấp độ cao hơn, các thương nhân có thể vừa tăng chất lượng (bằng cách
tạo ra sự khác biệt, tạo ra nhiều tính năng, cơng dụng của sản phẩm…) vừa giảm giá
thành sản phẩm để tăng tính hấp dẫn đối với khách hàng.
Trong hoạt động nhượng quyền thương mại, các bên nhượng quyền và nhận
quyền đều là những thương nhân độc lập, lại cùng kinh doanh một loại sản phẩm
theo cùng một phương thức như nhau, chính vì vậy khi mà sản phẩm là giống
nhau, nhu cầu chiếm lĩnh thị trường về phía mình lớn thì khả năng thực hiện các
hành vi cạnh tranh để giành lợi thế cạnh tranh, thu hút khách hàng về phía mình là
điều ln ln tồn tại trong ý thức của các bên trong hệ thống nhượng quyền. Tuy

nhiên, do kinh doanh cùng một sản phẩm theo một phương thức như nhau, việc
sáng tạo trong quá trình kinh doanh theo phương thức nhượng quyền là điều
khơng thể tồn tại trong hoạt động nhượng quyền, chính vì vậy, các hành vi hạn chế
cạnh tranh dưới dạng phân chia thị trường tiêu thụ thường xuất hiện như một nhu
cầu tất yếu trong hoạt động nhượng quyền.
Chính vì vậy, có thể khẳng định, hành vi cạnh tranh là hành vi tồn tại tất yếu,
khách quan trong bất kỳ một quan hệ thương mại nào, trong đó, nhượng quyền
thương mại không phải là một ngoại lệ.
1.2.2.2.Yêu cầu đảm bảo tính đồng bộ trong hệ thống nhượng quyền
Nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại tương đối đặc thù
so với các hoạt động thương mại thông thường khác. Tính đặc thù thể hiện ở chỗ
mặc dù các bên là các thương nhân độc lập với nhau về mặt tư cách pháp lý và tài
chính, sở hữu các cơ sở kinh doanh khác nhau nhưng lại kinh doanh cùng một sản
phẩm như nhau, với việc cùng sử dụng tất cả các dấu hiệu nhận biết thương nhân
(tên thương mại, nhãn hiệu, bí quyết kỹ thuật, khẩu hiệu kinh doanh…). Vì lẽ này
mà trong con mắt khách hàng, tất cả các cơ sở nhượng quyền đều có cùng chung
một chủ sở hữu với chất lượng, chính sách bán hàng như nhau. Do vậy, nếu một
bên trong hệ thống nhượng quyền cung cấp sản phẩm kém chất lượng (so với yêu
cầu của bên nhượng quyền) sẽ làm cho khách hàng đánh giá sản phẩm của tồn bộ
hệ thống nhượng quyền đó không tốt, làm ảnh hưởng đến quyết định tiếp tục sử
dụng sản phẩm trong tương lai của khách hàng.
1.2.2.3.Bản chất kinh tế của mối quan hệ
Mối quan hệ ở đây được hiểu là mối quan hệ giữa các bên trong hệ thống
nhượng quyền. Trong hoạt động nhượng quyền thương mại, sự xuất hiện của cạnh


tranh giữa các bên trong hệ thống (giữa bên nhượng quyền với bên nhận quyền,
giữa các bên nhận quyền với nhau) là tất yếu, khách quan. Mặc dù, nhìn bề ngoài
ở cấp độ hệ thống nhượng quyền, khi mà các bên trong quan hệ nhượng quyền
thương mại cùng kinh doanh theo một phương thức duy nhất, sản phẩm, chất

lượng đồng bộ nhau, thậm chí giá cả tương đồng nhau thì họ không phải là đối thủ
cạnh tranh. Tuy nhiên, ở khía cạnh bản chất, trong nội bộ hệ thống, họ là các
thương nhân độc lập về mặt tài chính và pháp lý, các bên trong hệ thống nhượng
quyền đều mong muốn tăng cường lợi nhuận, đặc biệt khi kinh doanh cùng một
sản phẩm, họ lại càng có cùng đối tượng khách hàng như nhau, nếu khách hàng sử
dụng sản phẩm của một bên thì các bên cịn lại trong hệ thống sẽ khơng cịn cơ
hội cung ứng được sản phẩm cho khách hàng đó nữa. Chính vì vậy, ở khía cạnh
nhất định, họ đều là đối thủ cạnh tranh của nhau.5
1.2.3. Nhận diện hành vi hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền
thương mại.
Trong quan hệ nhượng quyền thương mại, có hai nguyên nhân khiến cho
hành vi hạn chế cạnh tranh giữa các bên trong hệ thống nhượng quyền thương mại
xuất hiện:
Một là, với bản chất của thương nhân ln hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi
nhuận, các bên trong hoạt động nhượng quyền giống như các chủ thể kinh doanh
thông thường khác thường thực hiện những hành vi hạn chế cạnh tranh. Theo đó,
thay vì thực hiện những hành vi cạnh tranh nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá
thành sản phẩm, các đối thủ cạnh tranh lại phối hợp với nhau để đẩy thị trường vào
trạng thái khơng cạnh tranh với nhau nhằm bóc lột khách hàng và triệt tiêu động
lực phát triển cho nền kinh tế bằng cách thỏa thuận về giá sản phẩm, phân chia thị
trường tiêu thụ, hạn chế sản xuất kinh doanh…. Trong trường hợp này, hành vi hạn
chế cạnh tranh của các bên trong hệ thống nhượng quyền chỉ có một mục tiêu duY
nhất là nhằm tối đa hóa lợi nhuận mà khơng có lý do chính đáng, đẩy bất lợi về
phía người tiêu dùng.
Hai là, với bản chất của phương thức kinh doanh ln hướng tới và đảm bảo tính
đồng bộ trong hệ thống nhượng quyền. Nếu các chủ thể kinh doanh trong hệ thống
thực hiện hành vi cạnh tranh riêng lẻ theo cách truyền thống (như thực hiện các
hành vi nhằm tác động vào giá và chất lượng sản phẩm để thu hút người tiêu dùng)
5 Hoàng Thị Thanh Thủy (2011), “Điều khoản bảo mật thông tin và điều khoản cấm cạnh tranh trong hoạt động nhượng
quyền thương mại”, Tạp chí Luật học



thì tính đồng bộ trong kinh doanh theo phương thức nhượng quyền trong tồn bộ
hệ thống có khả năng khơng được đảm bảo.
1.3.Khái niệm và nội dung pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động
nhượng quyền thương mại
1.3.1.Khái niệm pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng
quyền thương mại
Bởi vì xu hướng thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh là bản chất của hoạt
động thương mại nên có thể nói, hành vi cạnh tranh nói chung và hạn chế cạnh
tranh nói riêng có xu hướng tồn tại trong tất cả các hoạt động thương mại. Điều
này thể hiện ở chính bản chất của hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục
đích sinh lời, các bên thực hiện hành vi luôn hướng tới việc tối đa hóa lợi nhuận
và giảm thiểu mọi rủi ro. Thực tiễn cho thấy, có nhiều con đường khác nhau để đạt
được mục tiêu này, trong đó có việc thực hiện những hành vi nhằm hạn chế và cao
hơn là nhằm loại bỏ cạnh tranh. Dưới khía cạnh này, nhượng quyền thương mại
cũng khơng phải là ngoại lệ. Thậm chí, xét về mặt bản chất, hoạt động nhượng
quyền thương mại thường dẫn đến những hành vi phản cạnh tranh với tần suất cao
hơn so với các hoạt động thương mại khác. Trong điều kiện như vậy, việc thiết lập
và sử dụng pháp luật như một công cụ hiệu quả nhất để định hướng các hoạt động
thương mại được phát triển trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, tích cực chính
là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại o
vệ các lợi ích bắt nguồn từ nền kinh tế mở và tự do hóa thương mại, hướng tới
xây
dựng một mơi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa bên nhượng quyền và
bên nhận quyền, giữa các thành viên trong hệ thống nhượng quyền/hệ thống
nhượng quyền và đối thủ cạnh tranh. Trong môi trường này, các chủ thể được
cạnh tranh công bằng dựa trên năng lực thực sự của mình, thơng qua đó, người
tiêu dùng được sử dụng hàng hóa, dịch vụ vớichất lượng tốt và giá cả phải

chăng.6

6 Nguyễn Thị Tình, (2014) Pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay,
trang 34.


1.3.2.Nội dung của pháp luật hạn chế cạnh tranh trong hoạt động nhượng
quyền thương mại
1.3.2.1.Các quy định điều chỉnh hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh
Thoả thuận hạn chế cạnh tranh (Cartel) là hành vi thống nhất hành động của
một số chủ thể kinh doanh mà nội dung của những thoả thuận này nhằm giảm bớt
hoặc loại bỏ sức ép của cạnh tranh hoặc hạn chế khả năng hành động một cách độc
lập giữa các đối thủ cạnh tranh, qua đó, xác lập, duy trì hoặc tiếp tục nâng cao hơn
nữa vị thế của các thành viên của thoả thuận, đồng thời hạn chế cạnh tranh của các
đối thủ cạnh tranh khác.7

Luật mẫu về cạnh tranh của Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên
hợp quốc (UNCTAD) đưa ra những thoả thuận bị coi là thoả thuận hạn chế
cạnh tranh sau đây: “thoả thuận định giá hay các điều kiện bán hàng khác, kể
cả trong thương mại quốc tế; đấu thầu thông đồng; phân chia thị trường
hay khách hàng; hạn chế sản xuất, hạn chế lượng bán, kể cả việc dùng hạn
ngạch; từ chối mua hàng có thơng đồng; từ chối cung cấp hàng có thơng
đồng; từ chối tập thể việc cho phép tham gia vào một số thoả thuận” 8.
Luật Cạnh tranh của quy định tại khoản 4, điều 3, luật cạnh tranh 2018
khá chi tiết về thoả thuận hạn chế cạnh tranh. Theo Luật này, thoả thuận hạn chế
cạnh tranh bao gồm: (i) thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực
tiếp hay gián tiếp; (ii) thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp
hàng hoá và dịch vụ; (iii) thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối
lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; (iv) thoả thuận hạn chế

phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; (v) thoả thuận áp đặt cho doanh
nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc
doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan một cách trực tiếp
đến đối tượng của hợp đồng; (vi) thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, khơng cho
doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh; (vii) thoả
thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thoả
thuận; (viii) thông đồng để một bên hoặc các bên thắng thầu trong việc cung cấp
hàng hố, dịch vụ, Thỏa thuận khơng giao dịch với các bên không tham gia thỏa
7 Walter Goode (1997), Từ điển chính sách thương mại quốc tế, Sách
dịch, Nxb Thống kê, Hà Nội
8 />

thuận; (x) thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng
hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận, (xi) thỏa thuận
khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh. 9
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể là một thỏa thuận chính thức hoặc
khơng chính thức để đạt được kết quả có lợi cho các hãng có liên quan, nhưng có
thể có hại cho các bên khác Thoả thuận hạn chế cạnh tranh có thể là thoả thuận
theo chiều ngang giữa các chủ thể nằm ở cùng một cấp độ trong chu trình sản xuất
hoặc phân phối (các nhà sản xuất với nhau hoặc các nhà phân phối với nhau) hoặc
là thoả thuận theo chiều dọc giữa các chủ thể nằm ở vị trí khác nhau trong một chu
trình sản xuất hoặc lưu thơng (thoả thuận giữa nhà sản xuất và người phân phối).
Dưới góc độ kinh tế, thoả thuận hạn chế cạnh tranh được hình thành tự nhiên
giữa các chủ thể kinh doanh trong một mơi trường kinh doanh có cạnh tranh. Nền
kinh tế thị trường với đầy đủ những điều kiện để các thoả thuận hạn chế cạnh tranh
ra đời và phát triển.
1.3.2.2.Các quy định điều chỉnh các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị
trường
Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường là hành vi của một hoặc một số chủ
thể kinh doanh nắm trong tay quyền lực thị trường trên một thị trường liên quan

nhất định. Dưới góc độ kinh tế, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường tồn
tại một cách khách quan. Với mong muốn duy trì và củng cố quyền lực thị trường
mà mình đã dày công vun đắp, các thương nhân thường sử dụng lợi thế có sẵn để
làm gia tăng lợi nhuận và ở mức độ nhất định, việc khai thác lợi thế này của các
thương nhân nắm quyền lực thị trường cịn có tác dụng thúc đẩy cạnh tranh phát
triển. Tuy nhiên, việc sử dụng quyền lực thị trường này phải dừng lại ở giới hạn
hợp lý. Nếu vượt qua giới hạn này, hành vi của các thương nhân nói trên sẽ trở
thành hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến
cạnh tranh.10
Với bản chất như vậy, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường là
hành vi của bên có vị thế mạnh trên thị trường có ảnh hưởng tiêu cực đến cạnh
tranh, vì vậy cần phải có sự điều tiết của Nhà nước thông qua pháp luật. Hiện
nay, quy định về kiểm sốt hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường theo quy
định của pháp luật Việt Nam được điều tiết theo hướng cấm lạm dụng vị thế thị
9 Điều 11, Luật cạnh tranh 2018
10 PGS.TS Lê Danh Vĩnh (Chủ biên) (2010), Giáo trình Luật Cạnh Tranh, Nxb Dân trí, Hà Nội


trường trong các trường hợp sau: (1) Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá
thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh; (2) áp đặt giá mua, giá bán hàng
hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách
hàng; (3) Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hoá, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản
trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng; (4) áp đặt
điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình
đẳng trong cạnh tranh; (5) áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp
đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các
nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng; (6) Ngăn cản việc
tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới.



Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HẠN CHẾ CẠNH TRANH TRONG HOẠT
ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
2.1.Thực trạng pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động
nhượng quyền thương mại
2.1.1.Về thỏa thuận về giá bán hàng hóa, dịch vụ
Trong quan hệ nhượng quyền thương mại, thỏa thuận về giá bán hàng hóa,
dịch vụ giữa các bên trong hoạt động nhượng quyền là hành vi thống nhất cùng
hành động giữa bên nhượng quyền với bên nhận quyền để áp dụng một mức giá
cụ thể, tăng hoặc giảm giá ở một mức giá cụ thể hoặc bất cứ hành vi nào dẫn đến
sự thống nhất về giá giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Thỏa thuận về
giá bán hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ nhượng quyền thương mại thường được
xác lập vào một trong hai thời điểm:
+ Vào thời điểm giao kết hợp đồng: Sự tồn tại của thỏa thuận về giá bán hàng hóa,
dịch vụ giữa các bên trong quan hệ nhượng quyền được thiết lập ngay từ thời
điểm ký kết hợp đồng xuất phát từ chỗ, hợp đồng nhượng quyền là một loại hợp
đồng theo mẫu, được soạn sẵn bởi bên nhượng quyền, bên nhận quyền ít có khả
năng thay đổi các điều khoản trong hợp đồng, chính vì vậy điều khoản về giá bán
hàng hóa, dịch vụ thường được áp dụng chung trong toàn bộ hệ thống nhượng
quyền, bên nhượng quyền thường lý giải sự tồn tại của các điều khoản về giá bán
hàng hóa, dịch vụ trong hợp đồng là nhằm đảm bảo sự đồng bộ của toàn bộ hệ
thống nhượng quyền.
+ Trong quá trình thực hiện hợp đồng: Một trong những nguyên tắc trong hoạt
động nhượng quyền là bên nhận quyền phải tuân thủ mọi sự hướng dẫn của bên
nhượng quyền nhằm đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống nhượng quyền.
Chính vì vậy, khi có chính sách thay đổi về giá bán, thông thường, bên nhượng
quyền và bên nhận quyền sẽ có thỏa thuận mới về việc áp dụng theo chính sách giá
chung.
Như vậy, khi điều chỉnh hành vi này, các nhà làm luật đứng trước sự mâu thuẫn về
mặt quan điểm pháp lý, đó là, bảo vệ cạnh tranh hay bảo vệ hoạt động nhượng

quyền. Chính vì vậy, pháp luật hạn chế cạnh tranh trong quan hệ nhượng quyền
thương mại cần phải làm rõ lợi ích nào cần được ưu tiên áp dụng (ưu tiên bảo vệ


trật tự cạnh tranh khơng có ngoại lệ như các hoạt động thương mại khác hay ưu
tiên bảo vệ sự phát triển của hoạt động nhượng quyền thương mại để có quy định
mang tính đặc thù) hoặc hướng tới sự hài hòa trong việc điều chỉnh hành vi thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh về giá trong quan hệ nhượng quyền.
2.1.2.Thỏa thuận phân chia lãnh thổ nhượng quyền
Hành vi thỏa thuận phân chia lãnh thổ nhượng quyền trong quan hệ nhượng
quyền là một dạng biểu hiện của hành vi thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ
theo quy định của Luật Cạnh tranh Việt Nam. Theo đó, hành vi phân chia thị
trường tiêu thụ là việc thống nhất về số lượng hàng hóa, dịch vụ; địa điểm mua,
bán hàng hóa, dịch vụ; nhóm khách hàng đối với mỗi bên tham gia thỏa thuận11.
Trong quan hệ nhượng quyền thương mại, hành vi thỏa thuận phân chia thị
trường tiêu thụ thường tồn tại trong hợp đồng nhượng quyền dưới dạng các điều
khoản về lãnh thổ và điều khoản về phạm vi nhượng quyền (phân chia lãnh thổ
nhượng quyền). Trong đó, xác định việc bên nhận quyền được quyền kinh doanh
trong một khu vực địa lý nhất định, đồng thời, bên nhượng quyền cam kết không
kinh doanh hoặc nhượng quyền thương mại cho bất kỳ bên nhận quyền nào khác
trong phạm vi khu vực địa lý đó. Mục đích của hành vi này là gia tăng năng lực
cạnh tranh cho bên nhận quyền đến mức độ tạo ra vị thế độc quyền về sản phẩm
cung cấp bởi hệ thống nhượng quyền trong một khu vực địa lý nhất định (phân
khúc thị trường) thông qua đó tác động trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của đối
thủ cạnh tranh của bên nhận quyền. Hệ quả của hành vi này là là hạn chế, thậm
chí loại bỏ cạnh tranh giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền cũng như giữa
các bên nhận quyền với nhau trong một khu vực địa lý nhất định nhằm đảm bảo
cho bên nhận quyền một thị trường khơng có sự hiện diện của bên nhượng quyền
cũng như bên nhận quyền khác trong hệ thống thơng qua đó gia tăng khả năng
tìm kiếm lợi nhuận của các bên thuộc hệ thống nhượng quyền.

11:49 23/07/2018 0 Bình luận

Ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam chủ động tìm kiếm cơ hội kinh
doanh mới thơng qua nhượng quyền thương mại.
Mặc dù đã xuất hiện tại Việt Nam từ cuối những năm 90 song hoạt động
nhượng quyền thương mại mới bắt đầu phát triển rất nhanh trong khoảng 10 năm
trở lại đây, bình quân tăng 15-20%/năm. Với sự xuất hiện ngày càng nhiều các
thương hiệu quốc tế, nhượng quyền thương mại đang thay đổi nhanh chóng diện
mạo thị trường bán lẻ.
11 Luật thương mại,Khoản 1, Điều 15, Nghị định 116/2005/NĐ-CP


Thị trường rộng mở
Theo thống kê của Bộ Công thương, tính từ năm 2007 đến nay đã có 206
doanh nghiệp (DN) với hàng trăm nhãn hiệu được cấp phép nhượng quyền tại Việt
Nam. Riêng từ đầu năm 2018 đến nay, cơ quan này đã cấp phép nhượng quyền
cho 10 công ty nước ngồi. Cơng ty mới nhất được cấp phép hôm 14/5/2018 là
JYSK A/S, đến từ Đan Mạch, chuyên kinh doanh các sản phẩm nội thất. 12
Ngoài ra, hàng trăm thương hiệu nước ngoài kinh doanh nhượng quyền tại
Việt Nam với nhiều mơ hình đa dạng, như cửa hàng tiện lợi, cửa hàng ăn uống,
sản xuất dược phẩm, cửa hàng cho th xe, mơ hình giáo dục trẻ em, kinh doanh
quần áo, giày dép thời trang,…
Theo Bộ Công thương, cùng với cam kết mở cửa thị trường dịch vụ tại các
hiệp định thương mại tự do, cơ sở pháp lý cho hoạt động nhượng quyền thương
mại tại Việt Nam đã được ban hành chặt chẽ với Luật Nhượng quyền thương hiệu.
Trong đó luật cho phép sử dụng luật pháp nước ngoài để điều chỉnh quan hệ
nhượng quyền thương hiệu. Với các điều kiện đó, việc hàng loạt các cơng ty với
thương hiệu nổi tiếng thế giới đã và sẽ tìm đến Việt Nam là điều hiển nhiên.
Bên cạnh đó, yếu tố quan trọng khác là quy mô thị trường ngày càng được
mở rộng. Ơng Trần Trọng Huy Thơng, Trưởng phịng Marketing và Phát triển

thương hiệu, Công ty Miniso Vietnam đánh giá, tỷ lệ tăng trưởng chi tiêu của
người tiêu dùng Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2020 được dự báo sẽ thuộc loại
cao nhất khu vực ASEAN, có thể đạt 8%/năm.
Bên cạnh đó, bộ phận khách hàng trẻ tại Việt Nam sẵn sàng chi tiêu mạnh
tay hơn, mong muốn mua sắm thuận tiện hơn với nhu cầu trải nghiệm mơ hình
mua sắm hiện đại và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Nhờ đó, các thương hiệu nổi tiếng thế giới từ đồ ăn nhanh, khách sạn, nhà
hàng cho đến mỹ phẩm, quần áo đang nhanh chóng bước vào thị trường Việt Nam
và ngày càng mở rộng quy mô, như McDonald’s, Baskin Robbins, Haagen-Dazs
(đến từ Hoa Kỳ), Pizza Hut, Kentucky Fried Chicken, Pepper Lunch, Burger King
(Singapore), Lotteria, Tous Les Jours, BBQ Chicken (Hàn Quốc), Swensen’s
(Malaysia), Oasis, Karren Millen, Warehouse, Topshop, Coast London (Anh),
Bulgari, Moschino, Rossi (Italy)… 13
Tuy nhiên, con số thống kê của cơ quan quản lý dường như chưa phản ánh
12 />13 />

hết mức độ sôi động của thị trường nhượng quyền trong thời gian qua. Trên thực
tế, có nhiều thương hiệu dù đã hoạt động trên thị trường nhưng không thấy được
ghi nhận trong danh sách.
2.2.Thực trạng pháp luật về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh trong hoạt
động nhượng quyền thương mại
2.2.1.Hành vi áp đặt giá bán bất hợp lý gây thiệt hại cho bên nhận quyền
Hành vi áp đặt giá bán bất hợp lý gây thiệt hại cho bên nhận quyền là hành
vi của bên nhượng quyền khi đưa ra một mức giá quá cao đối với bên nhận quyền
mà mức giá đó được cho là khơng phù hợp với quy luật chung của thị trường.
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 27, Nghị định 116/2005/NĐ-CP, Luật
Cạnh tranh 2004, hành vi áp đặt giá bán hàng hóa, dịch vụ được coi là bất hợp lý
gây thiệt hại cho bên nhận quyền nếu cầu về hàng hoá, dịch vụ không tăng đột
biến tới mức vượt quá công suất thiết kế hoặc năng lực sản xuất của bên nhượng
quyền và thỏa mãn hai điều kiện sau đây: (i) Giá bán lẻ trung bình tại cùng thị

trường liên quan trong thời gian tối thiểu 60 ngày liên tiếp được đặt ra tăng một lần
vượt quá 5%; hoặc tăng nhiều lần với tổng mức tăng vượt quá 5% so với giá đã
bán trước khoảng thời gian tối thiểu đó; (ii) Khơng có biến động bất thường làm
tăng giá thành sản xuất của hàng hóa, dịch vụ đó vượt quá 5% trong thời gian tối
thiểu 60 ngày liên tiếp trước khi bắt đầu tăng giá.
Nếu bên nhượng quyền vi phạm quy định này, họ có thể bị cảnh cáo hoặc
phạt tiền với mức phạt tối đa là 10% tổng doanh thu của bên nhượng quyền trong
năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm. Ngoài ra, bên nhượng quyền
cũng phải loại bỏ những yêu cầu trái luật trong việc áp đặt giá bán bất hợp lý gây
thiệt hại cho bên nhận quyền nếu trong hợp đồng nhượng quyền có quy định14.
Tuy nhiên, cần phải khẳng định rằng không phải mọi hành vi áp đặt giá bán
bất hợp lý của bên nhượng quyền đối với bên nhận quyền đều bị cấm. Hành vi này
chỉ bị coi là bất hợp pháp khi bên nhượng quyền đạt vị trí thống lĩnh hoặc vị trí
độc quyền trên thị trường liên quan. Nghĩa là, nếu bên nhượng quyền đạt ngưỡng
thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế
cạnh tranh một cách đáng kể (Bên nhượng quyền có vị trí thống lĩnh thị trường)
hoặc nếu khơng có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hoá, dịch vụ mà bên
nhượng quyền kinh doanh trên thị trường liên quan (Bên nhượng quyền có vị trí
độc quyền) thì việc áp đặt giá bán bất hợp lý như nêu trên mới bị coi là vi phạm
14 Điều 117.1, Điều 117.3(d) và Điều 118.1, Luật Cạnh tranh 2004


pháp luật cạnh tranh (Khoản 1 Điều 11, Điều 12, Khoản 2 Điều 13 và Khoản 1 Điều
luật Cạnh tranh 2004).
2.2.2. Hành vi ấn định giá bán lại hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt
hại cho khách hàng
Hành vi ấn định giá bán lại hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại
cho khách hàng là hành vi của bên nhượng quyền, theo đó, bên nhượng quyền đưa
ra một mức giá bán lại tối thiểu buộc bên nhận quyền phải tuân theo khi bán lại
sản phẩm trên thị trường. Hành vi này thường xảy ra trong quan hệ nhượng

quyền phân phối, nghĩa là, bên nhận quyền mua hàng hóa của bên nhượng quyền
để bán lại cho khách hàng. Đối tượng tác động trực tiếp của hành vi chính là giá
bán hàng hóa của bên nhận quyền cho khách hàng. Khác với hành vi áp đặt giá
bán bất hợp lý (mức giá bị tác động là giá bán hàng hóa của bên nhượng quyền
cho bên nhận quyền), hành vi ấn định giá bán lại tối thiểu lại tác động trực tiếp
lên giá bán hàng hóa của bên nhận quyền cho khách hàng, khi hàng hóa đó được
mua từ bên nhượng quyền để bán lại. Khi thực hiện hành vi này, bên nhượng
quyền thường hướng tới mục đích nhằm hạn chế cạnh tranh trong hệ thống
nhượng quyền cũng như hạn chế khả năng cạnh tranh của bên nhận quyền
đối với bên nhượng quyền, bởi lẽ trong trường hợp này cả hai bên đều bán các
sản phẩm cùng loại, cũng có thể bên nhượng quyền hướng tới bảo vệ uy tín và
đẳng cấp của sản phẩm trong “con mắt” người tiêu dùng.
Theo quy định chi tiết một số điều của Luật Cạnh, hành vi ấn định giá bán
lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng là việc khống chế không cho phép các
nhà phân phối, các nhà bán lẻ bán lại hàng hóa thấp hơn mức giá đã quy định
trước. Hành vi này bị kiểm sốt vì gây thiệt hại cho khách hàng trong điều kiện
khách hàng ít có khả năng lựa chọn một nhà cung cấp khác thay thế do bên áp đặt
giá bán lại tối thiểu là bên có vị trí thống lĩnh hoặc vị trí độc quyền trên thị
trường.15
Trong quan hệ nhượng quyền thương mại, bên ấn định giá bán lại tối thiểu
chính là bên nhượng quyền. Lý do chính yếu của sự tồn tại hành vi ấn định giá bán
lại trong quan hệ nhượng quyền thương mại chính là nhằm hướng tới loại bỏ cạnh
tranh về giá trong hệ thống nhượng quyền, thông qua đó, đảm bảo tính thống nhất,
đồng bộ của tồn bộ hệ thống nhượng quyền. Bởi lẽ, đặc trưng của hệ thống
15 Khoản 3, Điều 27, Nghị định 116/2005/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 15 tháng 9 năm 2005


nhượng quyền chính là tính đồng bộ, sự đồng bộ này phải được đảm bảo từ mọi
khía cạnh như cung cách phục vụ, chất lượng sản phẩm cho đến giá cả sản phẩm...
Nếu bên nhận quyền không tuân thủ, chẳng hạn, giảm giá sản phẩm để thu hút

khách hàng, điều này sẽ tạo ra sự không đồng nhất về giá cả trong hệ thống, tạo ra
sự cạnh tranh trong nội bộ hệ thống, thậm chí có thể làm cho danh tiếng của sản
phẩm trong lòng người tiêu dùng bị ảnh hưởng.
Dưới góc độ pháp luật cạnh tranh, hành vi của bên nhượng quyền trong việc
ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng sẽ tác động trực tiếp đến
quyền tự do xác định giá bán của bên nhận quyền. Bên cạnh đó, hành vi này sẽ
gián tiếp làm mất đi cơ hội được lựa chọn và sử dụng hàng hóa/dịch vụ với mức
giá hợp lý của người tiêu dùng. Hậu quả là, hạn chế khả năng cạnh tranh về giá
của bên nhận quyền đối với bên nhượng quyền và sự cạnh tranh giữa các bên nhận
quyền với nhau trong cùng hệ thống nhượng quyền và xa hơn nữa là hạn chế khả
năng cạnh tranh của các hệ thống nhượng quyền.
Tuy nhiên, việc điều chỉnh hành vi ấn định giá bán lại của bên nhượng
quyền đứng trước mâu thuẫn lớn về quan điểm xử lý giữa hai hệ thống văn bản:
Luật Thương mại và Luật Cạnh tranh. Để điều chỉnh hành vi này, chúng ta cần xác
định lợi ích nào cần được ưu tiên bảo vệ. Bảo vệ cạnh tranh hay ưu tiên ghi nhận
những yêu cầu phát sinh từ bản chất của hoạt động nhượng quyền? Nếu khuyến
khích hoạt động nhượng quyền thương mại tồn tại và phát triển thì việc ấn định
giá bán lại nhằm bảo vệ tính đồng bộ của hệ thống nhượng quyền trong chừng
mực nào là vừa đủ?
Theo quy định hành vi ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách
hàng là việc khống chế không cho phép bên nhận quyền bán lại hàng hóa thấp hơn
mức giá đã quy định trước16. Nếu bên nhượng quyền vi phạm quy định này, họ có
thể bị cảnh cáo hoặc phạt tiền với mức phạt tối đa là 10% tổng doanh thu của bên
nhượng quyền trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm. Ngoài ra,
bên nhượng quyền cũng phải loại bỏ những yêu cầu trái luật trong việc ấn định giá
bán lại tối thiểu nếu trong hợp đồng nhượng quyền có quy định.17
Tuy nhiên, cần phải khẳng định rằng, theo pháp luật cạnh tranh hiện hành
không phải mọi hành vi ấn định giá bán lại tối thiểu của bên nhượng quyền đối với
bên nhận quyền đều bị cấm theo quy định của pháp luật cạnh tranh, hành vi này
16 Khoản 3, Điều 27, Nghị định 116/2005/NĐ-CP,

17 Khoản 1 Điều 117, Khoản 1 Điều 118 và Khoản 3(d) Điều 117 Luật Cạnh tranh 2004


chỉ bị coi là bất hợp pháp khi bên nhượng quyền nắm giữ ít nhất 30% thị phần
trên thị trường liên quan (đạt vị trí thống lĩnh) hoặc khơng có doanh nghiệp nào
cạnh tranh về hàng hoá, dịch vụ mà bên nhượng quyền kinh doanh trên thị trường
liên quan (có vị trí độc quyền trên thị trường liên quan) 18
Về vấn đề này, theo cách tiếp cận của pháp luật Liên minh Châu Âu (EU)
quy định tại Điều 4(a) của Nghị Quyết 2790/99 về áp dụng Điều 81(3) EC đối với
các thỏa thuận theo chiều dọc (là các thoả thuận được thực hiện giữa các chủ thể là
các chủ thể kinh tế nằm ở vị trí khác nhau của cùng một chu trình sản xuất, phân
phối hoặc lưu thơng hàng hóa. Ví dụ: thoả thuận giữa nhà sản xuất với nhà phân
phối) - sau đây gọi tắt là Nghị quyết 2790/99, hành vi áp đặt giá bán lại nhằm hạn
chế quyền tự định giá bán của bên nhận quyền bị cấm tuyệt đối mà khơng có bất kỳ
ngoại lệ nào và do vậy, khơng được miễn trừ chung. Nói cách khác, hành vi áp đặt
giá bán lại được cấu thành khi bên nhận quyền bị buộc phải tuân thủ một mức giá
tối thiểu hoặc một mức giá cố định áp đặt bởi bên nhượng quyền. Hành vi áp đặt giá
bán lại dù dưới bất kỳ hình thức nào cũng đều bị cấm tuyệt đối theo Điều 4(a) của
Nghị Quyết 2790/99. Bên cạnh cách thức ấn định giá một cách trực tiếp hoặc gián
tiếp, Ủy ban Châu Âu cũng cho rằng các biện pháp mang ý nghĩa khuyến khích tích
cực của bên nhượng quyền như việc áp dụng một hệ thống kiểm soát về giá, hay
việc áp đặt nghĩa vụ buộc bên nhận quyền phải thông báo cho các bên nhận quyền
khác những thay đổi về giá của mình so với mức giá chung thống nhất cũng có
những ảnh hưởng tương tự như hành vi ấn định giá bán lại . Mặt khác, việc ấn định
giá bán một cách trực tiếp hoặc gián tiếp có thể phát huy hiệu quả khi kết hợp với
các biện pháp gián tiếp khác như in trực tiếp giá khuyến cáo lên hàng hóa, hoặc
buộc bên nhận quyền phải tuân thủ các điều khoản dành ưu đãi về giá cho khách
hàng Ủy ban Châu Âu cũng cho rằng các biện pháp mang ý nghĩa khuyến khích tích
cực của bên nhượng quyền và các biện pháp gián tiếp như vừa nêu trên nếu kết hợp
với việc đưa ra khuyến cáo về giá hoặc ấn định giá bán tối đa có thể dẫn đến một

hành vi áp đặt giá bán lại Như vậy, Nghị Quyết 2790/99 đã điều chỉnh hành vi này
trên nguyên tắc vi phạm hiển nhiên (per se rule), nghĩa là mọi khuyến cáo về giá
của bên nhượng quyền nếu dẫn tới sự thống nhất về giá trong toàn bộ hệ thống
nhượng quyền sẽ bị coi là hành vi áp đặt giá bán vi phạm Điều 4(a) Nghị Quyết
2790/99. Tuy nhiên, điều này không ngăn cản quyền của bên nhượng quyền quy
định giá tối đa hoặc đưa ra khuyến cáo về giá, miễn là các khuyến cáo về giá này
18 Khoản 2, Điều 13, Luật Cạnh tranh 2004 và Khoản 1, Điều 14 Luật Cạnh tranh 2004


không dẫn đến việc áp đặt một mức giá tối thiểu hoặc một mức giá cố định
Tóm lại: Trên cơ sở nội dung pháp luật điều chỉnh hành vi ấn định giá bán lại
hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu trong hoạt động nhượng quyền thương mại của
Việt Nam và EU như đã phân tích trên, có thể chỉ ra một số khác biệt cơ bản trong
pháp luật điều chỉnh hành vi này giữa hai hệ thống pháp luật như sau:
Một là, Luật Cạnh tranh Việt Nam không đề cập đến hành vi khuyến cáo về
giá và vì vậy, không điều chỉnh đối với hành vi này, trong khi, pháp luật EU cho
rằng khơng phải mọi hình thức tồn tại dưới dạng khuyến cáo về giá đều được
phép. Hành vi khuyến cáo về giá của bên nhượng quyền nếu dẫn tới hậu quả là tạo
ra một mức giá thống nhất trong hệ thống nhượng quyền thì cũng bị coi như hành
vi ấn định giá bán lại và bị cấm khơng có miễn trừ.
Hai là, Luật Cạnh tranh Việt Nam quy định hành vi ấn định giá bán lại tối
thiểu chỉ bị kiểm soát nếu bên nhượng quyền đạt vị trí thống lĩnh hoặc vị trí độc
quyền trên thị trường, trong khi Liên mình Châu Âu cấm tuyệt đối khơng phụ
thuộc vào thị phần của bên nhượng quyền.
Với sự khác biệt như trên, vấn đề đặt ra đối với pháp luật Việt Nam là, trong
điều kiện hoạt động nhượng quyền thương mại, việc kiểm soát hành vi ấn định giá
bán lại tối thiểu trong chừng mực nào là hợp lý? Tác giả cho rằng, Việt Nam có thể
học hỏi một phần kinh nghiệm của EU trong việc điều chỉnh đối với những hành vi
mang bản chất khuyến cáo dẫn đến sự thống nhất về giá trong hệ thống nhượng
quyền. Tuy nhiên, pháp luật của EU cũng có điểm chưa thực sự hợp lý khi áp dụng

nguyên tắc vi phạm hiển nhiên (per se rule) và nguyên tắc cấm tuyệt đối không
phụ thuộc vào thị phần của bên nhượng quyền đối với hành vi ấn định giá bán lại
tối thiểu trong quan hệ nhượng quyền.
2.2.3.Hành vi buộc bên nhận quyền chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan
trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng
Trong hoạt động nhượng quyền thương mại, hành vi buộc bên nhận quyền
chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng là
hành vi của bên nhượng quyền, theo đó, bên nhượng quyền buộc bên nhận quyền
ngoài việc việc mua, bán hàng hoá, dịch vụ là đối tượng của hợp đồng, bên nhận
quyền cịn phải mua hàng hóa, dịch vụ khác từ bên nhượng quyền hoặc từ nhà
cung cấp khác được bên nhượng quyền chỉ định trước hoặc thực hiện thêm một
hoặc một số nghĩa vụ nằm ngoài phạm vi cần thiết để thực hiện hợp đồng19.
19 (Khoản 2, Điều 30, Nghị định 116/2005/NĐ-CP


Trong pháp luật cạnh tranh EU, hành vi này còn được gọi là “ràng buộc bán
kèm” có khả năng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cạnh tranh và bị ngăn cấm.
Hậu quả của hành vi này là, hình thành nên các hợp đồng mua bán kèm, theo đó,
ngồi việc nhận chuyển giao phương thức kinh doanh của bên nhượng quyền
(quyền thương mại), bên nhận quyền còn phải mua thêm hàng hóa, dịch vụ khác
khơng liên quan đến việc thực hiện hợp đồng chính (hợp đồng nhượng quyền)
hoặc phải thực hiện những nghĩa vụ không đương nhiên phát sinh từ hợp đồng
nhượng quyền thương mại, nằm ngoài phạm vi cần thiết để thực hiện hợp đồng.
Theo quy định tại Khoản 5, Điều 13 và Khoản 1, Điều 14, Luật Cạnh tranh
2004, hành vi này sẽ bị coi là vi phạm pháp luật cạnh tranh nếu bên nhượng
quyền đạt ngưỡng thị phần từ 30% trên thị trường liên quan. Quy định này có
nghĩa là, việc buộc bên nhận quyền chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực
tiếp đến đối tượng hợp đồng không bị cấm trong mọi trường hợp. Hành vi này
chỉ bị cấm khi bên nhượng quyền đạt vị trí thống lĩnh trên thị trường (30% thị
phần), với vị trí đó, hành vi trên của bên nhượng quyền có thể gây ảnh hưởng

nghiêm trọng đến cạnh tranh trên thị trường.
Xét trên khía cạnh bản chất của quan hệ nhượng quyền thương mại, bên
nhượng quyền và bên nhận quyền là các chủ thể pháp lý độc lập, do vậy, về
nguyên tắc, bên nhận quyền có quyền lựa chọn nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ với
giá cạnh tranh nhất và các điều kiện khác tốt nhất. Tuy nhiên, nếu như hàng hố,
dịch vụ của nhà cung cấp này có chất lượng kém hoặc không đáp ứng được các
yêu cầu kỹ thuật của bên nhượng quyền thì có thể làm ảnh hưởng đến danh tiếng
cũng như tính đồng bộ của tồn bộ hệ thống nhượng quyền. Bởi vậy, nhằm bảo vệ
tốt nhất sự đồng bộ và danh tiếng của hệ thống nhượng quyền, bên nhượng quyền
thường đưa ra những yêu cầu mang tính áp đặt liên quan đến nguồn cung cấp hàng
hố, dịch vụ cho bên nhận quyền trong quá trình kinh doanh theo phương thức
nhượng quyền thương mại. Theo đó, bên nhận quyền buộc phải mua hàng hố,
dịch vụ của chính bên nhượng quyền hoặc của nhà cung cấp do bên nhượng quyền
chỉ định trước. Với yêu cầu này, bên nhượng quyền có thể giám sát được chất
lượng của hàng hố, dịch vụ được cung cấp bởi bên nhận quyền đồng thời đảm
bảo được tính đồng bộ và danh tiếng của toàn bộ hệ thống nhượng quyền. Chẳng
hạn, khi nhượng quyền kinh doanh Cà phê Trung Nguyên, bên nhượng quyền
thường yêu cầu bên nhận quyền phải mua cà phê bột từ một nguồn cung cấp nhất
định nhằm bảo đảm chất lượng cà phê đồng nhất về hương vị, màu sắc… trong


toàn bộ hệ thống. Hành vi này sẽ giúp bên nhượng quyền kiểm soát được chất
lượng sản phẩm một cách hiệu quả, tránh rủi ro từ việc cung cấp cà phê chất lượng
thấp từ phía bên nhận quyền, gây ảnh hưởng đến sự lựa chọn sản phẩm của người
tiêu dùng trong việc đánh giá chất lượng sản phẩm của hệ thống nhượng quyền.
Chẳng hạn, nếu bên nhận quyền X ở Hà Nội cung cấp sản phẩm kém chất lượng,
người tiêu dùng sẽ có khả năng khơng tiếp tục lựa chọn Cà phê Trung Nguyên do
họ cho rằng, chất lượng của toàn bộ hệ thống nhượng quyền cà phê Trung Nguyên
là như nhau dù ở bất kỳ vị trí địa lý nào. Điều đó sẽ có khả năng làm sụp đổ cả
hệ thống nhượng quyền, gây thiệt hại không chỉ cho bên nhượng quyền mà còn

cho tất cả các bên nhận quyền cịn lại và đương nhiên khi nhìn xa hơn, có khả năng
làm suy yếu năng lực cạnh tranh của cả hệ thống nhượng quyền.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ngồi mục đích đảm bảo tính đồng bộ của hệ
thống nhượng quyền mà bên nhượng quyền thường viện dẫn để biện hộ cho hành
vi này, việc thực hiện hành vi “ràng buộc bán kèm” nêu trên của bên nhượng
quyền đôi khi cịn nhằm thực hiện một số mục đích ẩn giấu khác như “để tăng
doanh thu”, “để thu lợi bằng cách thỏa thuận trước với nhà cung cấp về việc hưởng
hoa hồng từ hợp đồng cung cấp giữa bên nhận quyền và các nhà cung cấp được
bên nhượng quyền chỉ định” v.v…, bên nhượng quyền có thể buộc bên nhận
quyền phải ký kết các hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ với các nhà cung cấp
nhất định, mặc dù có những trường hợp, hàng hố hoặc dịch vụ đó không liên quan
trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng hoặc việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ đó
trong quá trình kinh doanh khơng ảnh hưởng tới tính đồng bộ của hệ thống
nhượng quyền thương mại. Chẳng hạn, bên nhượng quyền cà phê Trung Nguyên
ngoài việc buộc bên nhận quyền mua cà phê bột từ một nguồn chỉ định trước, còn
yêu cầu bên nhận quyền phải mua một số hàng hóa, ngun vật liệu khác như sử
dụng điều hịa, máy tính tiền… từ một nhà cung cấp chỉ định, mặc dù, có thể
những hàng hóa này khơng phải là hàng hóa liên quan trực tiếp đến đối tượng
nhượng quyền, cũng khơng có ý nghĩa trong việc đảm bảo tính đồng bộ trong hệ
thống nhượng quyền và bên nhận quyền có thể mua sản phẩm này từ nhà cung
cấp khác với cùng đặc tính, chất lượng và mẫu mã giống như sản phẩm từ nhà
cung cấp do bên nhượng quyền chỉ định. Rõ ràng, ở trường hợp này, việc yêu cầu
bên nhận quyền phải mua những sản phẩm này khơng có ý nghĩa trong việc duy
trì tính đồng bộ trong hệ thống nhượng quyền mà có thể bên nhượng quyền
hướng tới một đặc quyền khác trong mối quan hệ với nhà cung cấp mà bên


×