Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh cao bằng trong bối cảnh mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (838.55 KB, 8 trang )

ĐẨY MẠNH THựC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
XÂY DỤNG NƠNG THƠN MỚI ở TỈNH CAO BANG
TRONG BỐI CẢNH MỚI
NGUYỄN THỊ HOÀIn
ĐÀM THU HẰNG
Tóm tắt: Xây dựng nơng thơn mới là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước ta, được
nhân dân đồng tình ủng hộ và tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả trên phạm vi cả nưóc. Thực

hiện chủ trương, chính sách xây dựng nơng thơn mới của Đảng, Nhà nước, tỉnh Cao Bằng đã triển khai

thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, huy động các cấp, các ngành và nhân dân toàn tỉnh tham gia thực
hiện, bước đầu đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Bài viết tập trung khái quát một sô'kết quả chủ

yếu; đề xuất một sô'giải pháp đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới trên địa bàn

tỉnh phù hợp với điều kiện mới.
Từ khóa: Nơng thơn mới; chính sách; tỉnh Cao Bằng.
Abstract: Building a new countryside is a major policy of the Communist Party and the state,

which has been well-supported by the people and effectively implemented nationwide. Implementing

new rural construction policies and guidelines of the Party and the state, Cao Bang province has
implemented synchronously many solutions, mobilizing authorities at all levels, all fields and people
of the whole province. Remarkable achievements have been recorded. The article focused on major
results in order to propose solutions to promote the implementation of the new countryside

construction program in the province in accordance with the new conditions.

Keywords: New countryside; policy; Cao Bang.
Ngày nhận bài: 15/02/2021; Ngày sủa bài: 05/3/2021; Ngày duyệt đăng bài: 27/3/2021.


1. Đặt vân đề
Cao Bằng là tỉnh miền núi, vùng cao,
biên giói, thuộc phía Đơng Bắc của Tố
quốc. Trên địa bàn tỉnh có 08 dân tộc
cùng sinh sống, trong đó người Tày
40,97%, người Nùng 31,08%, người Dao
10,08%, người Mông 10,13%, người Kinh
5,76%, Hoa 0,03 %, Sán Chỉ 1,39%, Lô Lô
0,47%, dân tộc khác 0,09%(1). So với cả
nưốc, thì Cao Bằng là tỉnh nghèo, đời
sống của đồng bào cịn rất nhiều khó
khăn. Trước thực tê đó, trong những năm
qua, cấp ủy Đảng, chính quyền địa


NHÂN LỤC KHOA HỌC XÃ HỘI

phương đã có nhiều nỗ lực trong tổ chức
thực hiện chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nưởc, đặc biệt là chương trình
xây dựng nông thôn mới. Với sự vào cuộc
quyết liệt của các cấp, các ngành và sự
đồng tình ủng hộ của nhân dân, Chương*1
TS. Giảng viên khoa Triết học, Học viện Khoa học
xã hội.
° Học viên khoa Chính sách cơng, Học viện Khoa học xã hội.
(1) Tỉnh ủy Cao Bằng (2019), Báo cáo sô' 493-BC/TƯ,
Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW,
ngày 12 tháng 3 năm 2003 của Ban chấp hành trung
ương khóa IX về cơng tác dân tộc, ngày 08 tháng 5

năm 2019.
SÔ 4-2021


NGUYỄN THỊ HỒI, ĐÀM THU HANG

trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới đã được tổ chức thực hiện
nghiêm túc, có hiệu quả, góp phần làm
thay đổi bộ mặt nơng thơn, nâng cao địi
sống của nhân dân trên địa bàn.
2. Thành tựu và hạn chế trong thực
hiện Chương trình xây dựng nông
thôn mới ở tỉnh Cao Bằng hiện nay
Quán triệt sâu sắc và triển khai thực
hiện nghiêm túc quan điểm, chính sách
của Đảng, Nhà nưốc nhất là Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2010 - 2020. Tỉnh ủy,
HĐND, UBND tỉnh đã ban hành các nghị
quyết, chỉ thị, kế hoạch cụ thể phù hợp
với điều kiện thực tiễn của địa phương.
Đáng chú ý là: Nghị quyết số
09/2017/NQ-HĐND ngày 14/7/2017 về
thực hiện các Chương trình MTQG tỉnh
Cao Bằng giai đoạn 2016-2020; Quyết
dịnh số 952/QĐ-UBND ngày 27/6/2017
phân công các cơ quan, đơn vị phụ trách,
giúp đỡ các xã thực hiện Chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn

mới giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số
Ê68/QĐ-UBND ngày 12/512017 phê duyệt
danh sách 25 xã phấn đấu thực hiện đạt
cnuẩn nông thôn mới giai đoạn 20172020; Quyết định số 681/QĐ-UBND ngày
0Ĩ/5/2017 ban hành bộ tiêu chí nơng thơn
n ới tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2017-2020;
Quyết định số 376/QĐ-UBND, ngày
05/4/2019 về việc ban hành bộ tiêu chí
thơn đạt chuẩn nơng thơn mới của các xã
đạc biệt khó khán khu vực biên giới trên
dị bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 20192Òị2ơ2)
Các văn bản chỉ đạo của tỉnh
được ban hành kịp thời, đảm bảo đúng
chỉ trương chỉ đạo của Trung ương, tạo
2021

cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực
hiện và tháo gỡ khó khăn vướng mắc tại
cơ sở.
Cơng tác tun truyền, vận động đã đi
vào chiều sâu, các phong trào thi đua, các
cuộc vận động đã được triển khai thực
hiện đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở. Bộ máy tổ
chức thực hiện Chương trình ở các cấp
(tỉnh, huyện, xã) đã được thành lập, từng
bưốc kiện toàn theo hướng dẫn của Trung
ương, đảm bảo gọn nhẹ, chuyên nghiệp,
hiệu quả, phù hợp với đặc thù của tỉnh;
các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, các
phịng ban chun mơn của huyện, thành

phơ đã xác định rõ trách nhiệm được giao,
chủ động trong công tác tham mưu chỉ
đạo, điều hành và phôi hợp tốt trong quá
trình thực hiện, úy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam tỉnh và các đồn thể chính trị xã
hội từ tỉnh đến cơ sở đã tích cực, chủ động,
đổi mói phương thức tập hợp, vận động
đoàn viên, hội viên, nhân dân hưởng ứng
phong trào thi đua Cao Bằng chung sức
xây dựng nơng thơn mới. Mặc dù có nhiều
khó khăn do cả yếu tơ' khách quan và chủ
quan nhưng Chương trình xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn tỉnh đã bưốc đầu đạt
được những kết quả tồn diện.
Đến hết tháng 12/2019 có 20 xã đã
được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới,
chiếm 11,3% trên tổng số xã. Trong 5
năm (2016-2020), tỉnh có 02 xã đạt chuẩn
sốm hơn kế hoạch 01 năm là xã Minh
Thanh (huyện Nguyên Bình) và xã Đức
Long (huyện Thạch An). Có 02 huyện đã
<2) uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2019), Báo cáo
Tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nơng thơn mới tỉnh Cao Bằng giai
đoạn 2010 - 2020.

NHÂN LỰC KHOA HỌC XÃ HỘI

Q



ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỤNG...
có 04 xã đạt chuẩn nơng thơn mới (huyện
Hịa An, huyện Hà Quảng), một số huyện
chưa có xã đạt chuẩn (Bảo Lạc, Bảo Lâm,
Hạ Lang, Thơng Nơng). Có 5 xã đạt 15-18
tiêu chí; 66 xã đạt 10-14 tiêu chí; 86 xã
đạt 5-9 tiêu chí. Bình qn đạt 10,62 tiêu
chí/xã, đạt vượt 10,05% so với mục tiêu 5
năm được Thủ tướng Chính phủ giao
(9,65 tiêu chí/xã); tăng 4,21 tiêu chí/xã so
với năm 2015 (hình qn 6,5 tiêu chí/xã).
Các huyện có bình qn tiêu chí cao như:
Thành phố’ Cao Bằng (15,33 tiêu chí/xã),
huyện Phục Hịa (12,29 tiêu chí/xã),
huyện Trà Lĩnh (12,22 tiêu chí/xã). Bình
qn tiêu chí trên một đơn vị xã của các
huyện đều tăng so với giai đoạn 20102015, tăng cao như huyện Phục Hịa 7
tiêu chí/xã, huyện Trà Lĩnh 6,3 tiêu
chí/xã, Thành phơ’ Cao Bằng 5,7 tiêu
chí/xã. Một số huyện có tiêu chí bình
qn/xã tăng cịn chậm (Hạ Lang,
Ngun Bình, Trùng Khánh, Hịa An).
Đến hết tháng 5/2020 (sau khi hoàn
thành việc sáp nhập các đơn vị hành
chính cấp huyện, xã), tồn tĩnh có 11 xã
đạt chuẩn nông thôn mới; 6 xã đạt 15 - 18
tiêu chí; 48 xã đạt 10 - 14 tiêu chí; 74 xã
đạt 5-9 tiêu chí. Bình qn tồn tỉnh
đạt 10,41 tiêu chí NTM/xã. Đến hết năm

2020, tồn tỉnh có tổng sô’ 16 xã được công
nhận đạt chuẩn nông thôn mói, tăng 5 xã
so với năm 2019; 7 xã đạt 15 - 18 tiêu chí;
45 xã đạt 10 - 14 tiêu chí; 76 xã đạt 5-9
tiêu chí(3).
Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội nơng
thơn đã có những đổi thay vượt bậc, bộ
mặt nông thôn ngày càng được khang
trang, từng bước đáp ứng nhu cầu sinh
hoạt và sản xuất của người dân, nâng cao
NHÂN LỰC KHOA HỌC XÃ HỘI

đời sông vật chất tinh thần của nhân dân.
Nổi bật là hạ tầng giao thông nông thôn,
trong giai đoạn 2010-2020, tăng rất
nhanh cả về sô’ lượng và chất lượng cũng
như diện phủ khắp; sau hơn 9 năm, toàn
tỉnh đã cải tạo, nâng cấp và xây mới là
2.187,75 km, trong đó, đầu tư mởi
1.422,04 km; cải tạo, nâng cấp 765,71 km
vối kinh phí đầu tư khoảng 3.700 tỷ đồng.
Đến nay, 100% xã có đường giao thông
đến trung tâm xã, cơ bản đáp ứng được
nhu cầu sản xuất và đời sông dân sinh;
khoảng 106,17km đường trục thơn, liên
thơn được cứng hóa, đảm bảo ơ tơ đi lại
thuận tiện quanh năm; 104,9km đưdng
ngõ xóm sạch, khơng lầy lội vào mùa
mưa; 48,69 km đường trục chính nội đồng
đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện

quanh năm.
Hệ thơng thủy lợi ngày càng hồn
thiện, đồng bộ góp phần chuyển đổi cơ
cấu cây trồng, nâng cao giá trị sản xuất
và thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp
ở các địa phương. Có 2.308,37/4.781,16
km kênh mương nội đồng do xã quản lý
được kiên cơ hóa. Tổng diện tích gieo
trồng được tưới tiêu chủ động là 43.234,2
ha (52,49%), trong đó tưối tiêu cho lúa
được 92,8%. Tồn tỉnh có 177/177 xã có
điện lưới quốc gia (đạt 100%); có
113.872/125.046 hộ được sử dụng điện
thường xuyên, an toàn từ các nguồn (đạt
91,06%). Hệ thống trường học các cấp ở
nông thôn đã được các địa phương đặc
biệt chú trọng, ưu tiên nguồn lực đầu tư
(3) Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2019), Báo cáo
Tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Cao Bằng giai
đoạn 2010 - 2020.
SÔ 4-2021


NGUYỄN THỊ HOÀI, ĐÀM THU HANG

xây dựng trường mới đồng bộ, bổ sung các
phòng học và phòng chức năng, tăng
cường trang thiết bị dạy học, thư viện,
khu rèn luyện thể lực/kỹ năng, nhà vệ

sinh, cải thiện cảnh quan sư phạm xanhsạch - đẹp, các phịng bộ mơn từng bước
được trang bị thiết bị theo hưóng chuẩn
hố, hiện đại hố, đảm bảo mỗi xã có đủ
03 trường: mẫu giáo/mầm non, tiểu học
và trung học cơ sở. Hệ thơng thiết chê
văn hóa cơ sở trên địa bàn tỉnh được chú
trọng đầu tư, cơ sở vật chất ngày càng
dầy đủ, đồng bộ, đáp ứng nhu cầu giao
ưu, trao đổi, hưởng thụ, gìn giữ văn hóa,
: uyện tập thể dục thể thao của cộng đồng
dân cư. Tồn tỉnh hiện có 1.908 nhà văn
hóa xóm (76,7%), có 54 nhà văn hóa xã
(27%). Sân thể thao xóm, xã được quan
tam đầu tư xây dựng, cơ bản đáp ứng
tiêu chí nơng thơn mối. Tồn tỉnh có 61
CÍ1Ợ đang hoạt động kinh doanh trên địa
bàn nơng thơn. Ngồi hệ thống chợ nông
t: ôn được đầu tư xây dựng theo quy
hoạch, trên địa bàn các xã cịn có các cửa
háng bách hóa tổng hợp, cửa hàng tiện
lợa, đại lý của các doanh nghiệp, tổ chức
vạ nhiều cửa hàng nhỏ của các hộ cá thể
dap ứng nhu cầu giao thương, trao đổi
hang hóa và sinh hoạt của người dân
khu vực nơng thơn. 100% các xã đã được
phủ sóng điện thoại di động 3G, 4G và có
cáp quang đến xã; duy trì 149/177 điểm
Buu điện văn hóa xã; 70/177 xã có đài
truyền thanh và hệ thống loa đến các
thổn; 100% các xã có ứng dụng cơng nghệ

thong tin trong cơng tác quản lý điều
hàụh vì hệ thơng phần mềm ứng dụng
ph n mềm quản lý văn bản và điều hành
VNPT - iìce đã triển khai đồng loạt
SƠ 4-2021

đến các xã, song có ít xã có trạm truyền
thanh đang hoạt động<4).
Kinh tế nơng nghiệp có sư tăng trưởng
ổn định, lồng ghép, dịch vụ nông thôn
phát triển nhanh và đa dạng: Trong giai
đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng ngành
nơng nghiệp bình qn 3,3%, giai đoạn
2016-2020 bình qn đạt 3,5% và có xu
hưởng Ổn định; đời sống văn hóa của người
dân ngày càng được nâng cao, nhiều giá
trị văn hóa dân tộc tốt đẹp được bảo tồn và
phát triển... Đời sông tinh thần của người
dân các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh
được cải thiện. Mơi trường nơng thơn đã có
chuyển biến đáng kể, mơ hình cảnh quan
xanh - sạch - đẹp được xây dựng ở một số
nơi, góp phần xử lý ơ nhiễm môi trường
một số vùng nông thôn.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được,
việc thực hiện chương trình xây dựng
nơng thơn mới trên địa bàn tỉnh còn bộc
lộ một số hạn chế. Nhu cầu nguồn lực lốn
trong khi sự hỗ trợ của Nhà nưốc chưa
thực sự kịp thòi, khả năng huy động

nguồn lực xã hội rất hạn chế nên một số
tiêu chí khó thực hiện. Sơ' xã đạt chuẩn
xây dựng nơng thơn mối của tỉnh cịn
thấp hơn so với mặt bằng chung vùng
miền núi phía Bắc; chất lượng đạt chuẩn
và duy trì nâng cao chất lượng các tiêu
chí cịn nhiều hạn chế, chưa được thực sự
bền vững. Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng
yêu cầu phát triển, sản xuất hàng hóa và
chưa xứng với tiềm năng của tỉnh. Một số’
cấp huyện chủ yếu chú trọng thực hiện
<4> uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2019), Báo cáo
Tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nơng thơn mới tỉnh Cao Bằng giai
đoạn 2010 - 2020.

NHÂN Lực KHOA HỌC XÃ HỘI

Q


ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DựNG...
đầu tư cơ sở hạ tầng; sự gắn kết giữa xây
dựng nông thôn mới và cơ cấu lại ngành
nông nghiệp chưa chặt chẽ; kết quả thực
hiện các tiêu chí nơng thơn mới về thu
nhập, hộ nghèo, tổ chức sản xuất đạt kết
quả chưa cao; chất lượng và năng lực hoạt
động của các hợp tác xã nơng nghiệp cịn
yếu. Mơi trường nơng thơn đã được quan

tâm nhưng các giải pháp về công tác bảo
vệ, cải thiện mơi trường cịn nhiều hạn
chế, chưa đạt hiệu quả; chất lượng vệ
sinh an tồn thực phẩm, nơng sản đã có
tiến bộ nhưng chuyển biến chưa thực sự
rõ nét. Sau 10 năm thực hiện Chương
trình NTM, Cao Bằng mới chỉ huy động
được 15.050 tỷ đồng. Hiện tồn tỉnh tính
đến tháng 12 năm 2020 mới có 17 xã đã
được cơng nhận đạt chuẩn NTM. Tồn
tỉnh cịn 60 xã mới đạt từ 5 - 9 tiêu chí
nơng thơn mới. Theo Ban chỉ đạo các
chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Cao
Bằng, kết quả xã đạt chuẩn xây dựng
nông thôn mối của tỉnh (8,47%) còn thấp
hơn so với mặt bằng chung vùng miền búi
phía Bắc (28,60%); chất lượng đạt chuẩn
và duy trì nâng cao chất lượng các tiêu
chí cịn nhiều hạn chế, chưa thực sự bền
vững. Năm 2019 Cao Bằng có 20 xã đạt
chuẩn NTM, nhưng đến năm 2020 xuống
còn 17 xã đạt chuẩn NTM. cả tỉnh vẫn
chưa có huyện, thành phơ' nào đạt tiêu
chí nơng thơn mới. Đặc biệt là vấn đề
thiếu vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
và tiêu chí thu nhập của người dân. Mặt
bằng kinh tế kém phát triển nên tỉnh rất
khó bơ' trí được nhiều nguồn vốh đầu tư
hỗ trợ người dân. Mặt khác, việc sản xuất
nhỏ lẻ, thu nhập của người dân còn thấp

nên việc huy động vốn trong dân để phát
Q

NHÂN LỰC KHOA HỌC XÃ HỘI

triển cơ sở hạ tầng cũng rất hạn chế. Tiêu
chí về mơi trường cũng là một vấn đề lớn
đốì với việc xây dựng nơng thơn mới ở Cao
Bằng. Ó những vùng nông thôn vùng sâu
vùng xa của tỉnh, người dân vẫn có tập
quán làm nhà sàn, làm chuồng nuôi gia
súc, gia cầm ở dưới gầm sàn gây mất vệ
sinh môi trường. Tỉnh đã đẩy mạnh tuyên
truyền vận động và có chính sách hỗ trợ
kinh phí cho người dân để di dời chuồng
nuôi gia súc ra khỏi gầm sàn, tuy nhiên,
vấn đề này vẫn chưa được giải quyết một
cách căn bản(5).
Địa bàn các xã rộng, mật độ dân cư
thưa thót và phân bơ' rải rác, khơng tập
trung, do đó rất khó khán trong đầu tư
hồn chỉnh cơ sở hạ tầng giao thơng, thủy
lợi. Đầu tư cơng trình ở miền núi lớn
nhưng hiệu suất sử dụng ít, hơn nữa địa
hình bị chia cắt nhiều bởi núi cao, suối
sâu, dễ bị sạt lỡ, lũ quét nên cơ sở hạ tầng
dễ bị hư hỏng, xuống cấp. Nhận thức của
một bộ phận nhân dân cịn nhiều hạn chế,
cịn tư tưởng trơng chờ ỷ lại vào sự đầu
tư, hỗ trợ từ nhà nước, chưa thực sự nỗ

lực vươn lên. Trình độ, năng lực của đội
ngũ cán bộ cơ sở còn nhiều hạn chế, chưa
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, còn
nhiều lúng túng... Những hạn chê' đó đã
làm cho tơ'c độ phát triển của tỉnh cịn
chậm so với tiềm năng; thu nhập bình
qn đầu người thấp; tỷ lệ hộ nghèo còn
cao so với cả nước; chất lượng nhân lực
cịn thấp, dân trí chưa đồng đều, hạ tầng
kinh tê' - xã hội còn nhiều khó khăn...
(5) Báo cáo tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện
Chương trình MTQG xây dựng nơng thơn mới (NTM)
giai đoạn 2010 - 2020 do UBND tỉnh Cao Bằng tổ
chức ngày 11/11.
SÔ 4-2021


NGUYỄN THỊ HOÀI, ĐÀM THU HANG

đang là những cản trở lốn cho sự phát
triển của tỉnh.
3. Một số giải pháp đẩy mạnh thực
hiện Chương trình xây dựng nơng
thơn mới ở tỉnh Cao Bằng trong bối
cảnh mới
Trước tác động mạnh mẽ của nhiều
yếu tố khách quan và chủ quan, nhất là
sự phát triển của khoa học và cơng nghệ
và tồn cầu hố, tỉnh Cao Bằng có nhiều
cơ hội phát triển, song cũng có nhiều khó

khăn, thách thức cần giải quyết. Để tiếp
tục phát huy các kết quả đạt được và
khắc phục những bất cập trong triển khai
thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới, trong thời gian
1;ỚĨ tỉnh Cao Bằng cần tập trung thực
hiện các giải pháp sau:
Một là, đẩy mạnh tuyên truyền nâng
cao nhận thức cho các tổ chức, các lực
lượng và nhân dân về Chương trình xây
dựng nơng thơn mói. Chú trọng đổi mởi
niội dung, đa dạng hố hình thức và
pthương pháp tun truyền, đưa công tác
tuyên truyền, truyền thông đi vào chiều
sậu, khơi dậy sự chủ động, tích cực của
đơi ngũ cán bộ các cấp và nhân dân tạo
nên sự thông nhất về cả nhận thức và
hành động trong tổ chức thực hiện
chương trình xây dựng nông thôn mới.
Đặc biệt, trong tuyên truyền cần xây
dựng và phát huy vai trị của những điển
hình, tiên tiến làm hạt nhân sẽ mang lại
hiệu quả sâu rộng. Cùng với việc tăng
CƯI’ơng tun truyền những mơ hình,
nhung địa phương trong tỉnh đã thực
hiệ:n thành cơng các tiêu chí nông thôn
mớli để nhân dân học hỏi, noi theo, tạo
động lực lớn (kể cả cho cán bộ lãnh đạo
SÔ 4-2021


các cấp và người dân) trong công tác chỉ
đạo, điều hành, từ đó nhân rộng ra các
địa phương một cách tự giác; thường
xun cập nhật, phổ biến các mơ hình,
các điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh
nghiệm hay về xây dựng nơng thơn mới
để nhân ra diện rộng trong tồn tỉnh.
Hai là, tiếp tục hoàn thiện và xây dựng
kê hoạch, lộ trình, tiêu chí xây dựng nơng
thơn mới phù hợp vởi điều kiện thực tế
của địa phương. Trên cơ sở khung cơ chế,
chính sách của Trung ương và điều kiện
thực tế, Tỉnh cần chủ động nghiên cứu,
vận dụng ban hành các cơ chế, chính sách
hỗ trợ đặc thù để tập trung nguồn lực đẩy
nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng xây
dựng nông thôn mới. Tiếp tục quan tâm
xây dựng nơng thơn mối gắn với thực
hiện các chính sách chăm lo đời sơng kinh
tế, văn hóa, tinh thần cho đồng bào các
dân tộc thiểu số, đồng bào ở vùng sâu,
vùng xa, vùng biên giới(6). Đồng thời, các
cấp, các ngành thường xuyên quán triệt
sâu sắc quan điểm: Xây dựng nông thôn
mới có điểm khởi đầu, khơng có điểm kết
thúc; nâng cao mức độ đạt chuẩn tất cả
các tiêu chí; tỉnh định hưống, kiểm tra;
huyện chỉ đạo, hướng dẫn; xã chủ động
trong tổ chức thực hiện, phát huy cao
nhất vai trò của cộng đồng, sự chủ động,

tính sáng tạo của người dân.
Ba là, tập trung đẩy mạnh xây dựng
khu dân cư nông thơn mới kiểu mẫu và
thực hiện tiêu chí nơng thơn mối ở cấp
thơn. Thực tế cho thấy, đây chính là giải
pháp đưa người dân tự giác nhập cuộc
<6) Tỉnh uỷ Cao Bằng (2020), Văn kiện Đại hội đại
biểu Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ XIX (Nhiệm
kỳ 2020-2025)

NHÂN Lực KHOA HỌC XÃ HỘI

m


ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỤNG...
sâu hơn vào q trình thực hiện chương
trình xây dựng nơng thơn mởi, gắn quyền
lợi, trách nhiệm của mỗi người dân, khơi
dậy sức mạnh nội sinh to lớn trong nhân
dân, góp phần xây dựng xã nông thôn mới
đạt kết quả vững chắc, bền vững, hướng
đến xây dựng “Làng quê đáng sống“. Từ
tổng kết, đánh giá, phải có kế hoạch nhân
rộng ra các thơn khác trong toàn xã; các
địa phương cần phát động thi đua giữa
các thôn... tạo nên phong trào thi đua
thực hiện chương trình xây dựng nơng
thơn mới, phấn đấu “Xã đạt chuẩn nông
thôn mới nâng cao“ và “Xã đạt chuẩn

nông thôn mối kiểu mẫu“, huy động tồn
dân tham gia, coi đó là trách nhiệm của
chính bản thân, vì chính cuộc sống của
gia đình và cộng đồng mình.
Bơn là, huy động mọi nguồn lực tạo sức
mạnh tổng hợp trong thực hiện chương
trình xây dựng nơng thơn mối, nhất là
nguồn lực tài chính. Trước thực tế này,
cấp ủy, chính quyền các cấp đã huy động
cả nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực
trợ giúp lẫn nhau giữa các nhóm hộ gia
đình, các thơn, các địa phương tạo ra sự
gắn kết, đồng thuận; đối với vốn ngân
sách Nhà nước hỗ trợ trực tiếp thực hiện
Chương trình nơng thơn mới cần chuyển
dần theo hướng hỗ trợ theo kết quả đầu
ra, ưu tiên nguồn vôn để thực hiện phát
triển sản xuất, giải quyết môi trường,...
Cần thực hiện lồng ghép, thống nhất cơ
chế đầu tư, hỗ trợ trên cùng địa bàn theo
cơ chế đầu tư, cơ chế tài chính của
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nơng thơn mới; có chính sách hỗ trợ từ
ngân sách Trung ương cho các đơn vị cấp
huyện phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới


NHÀN I.ỰC KHOA HỌC XÃ HỘI

và cấp xã phấn đấu xây dựng nông thôn

mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Huy động tối đa nguồn lực của địa
phương (tỉnh, huyện, xã) để tổ chức triển
khai Chương trình; tận dụng cơ chê bán
đấu giá quyền sử dụng đất ở vùng có dư
địa lớn và tiềm năng phát triển đê đầu tư
phát triển cơ sở hạ tầng. Huy động vốn
đầu tư của doanh nghiệp đốì với các cơng
trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp;
doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu
tư phát triển của nhà nước hoặc tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương được
ngân sách nhà nưổc hỗ trợ sau đầu tư và
được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định
của pháp luật. Sử dụng có hiệu quả các
nguồn vốn tín dụng. Tiếp tục huy động
đóng góp của nhân dân theo nguyên tắc
tự nguyện.
Năm là, phát huy vai trị của hệ thơng
chính trị nhất là hệ thơng chính trị cơ sở
trong nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ
chức thực hiện các chương trình, dự án
xây dựng nơng thơn mới trong điều kiện
mới. Quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp
ủy, chính quyền, sự tham gia tích cực và
phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành,
đoàn thể trong tổ chức thực hiện các
chương trình, dự án trên địa bàn. Tăng
cường công tác kiểm tra, giám sát trong
xây dựng nông thơn mới; tiếp tục phát

huy vai trị giám sát và phản biện xã hội
của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính
trị - xã hội và giám sát của cộng đồng dân
cư đối với xây dựng nông thôn mới. Tiếp
tục hồn thiện và vận hành hiệu quả Hệ
thơng giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn
diện đáp ứng yêu cầu quản lý Chương
trình xây dựng nơng thơn mới để đời sống
SƠ 4-2021


NGUYỄN THỊ HOÀI, ĐÀM THƯ HANG

vật chất và tinh thần của người dân nông
thôn được nâng lên. Để thực hiện được
điều đó, cần tăng cường xây dựng, chỉnh
đơn Đảng và hệ thơng chính trị trong
sạch, vững mạnh, nhất là hệ thốhg chính
trị ở cơ sở.
Sáu là, xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn
kết, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách
nhiệm là nhân tố quan trọng hàng đầu
trong triển khai thực hiện chương trình
xây dựng nơng thơn mới. Cán bộ là nhân
tố có ý nghĩa quyết định, nhất là cán bộ
cơ sở, cán bộ trực tiếp thực hiện các
nhiệm vụ. Phải lựa chọn và xây dựng đội
ngũ cán bộ, cán bộ cơ sở có năng lực tổ
chức thực tiễn, có kinh nghiệm thực tế,
tạo sự tin tưởng của nhân dân vào chính

quyền trong tổ chức thực hiện các chương
trình, dự án ở địa phương. Muốn vậy, cán
Ỉ, đảng viên phải gương mẫu, có tác
tong dân chủ, gắn bó với nhân dân,
ường xuyên bám dân, lắng nghe ý kiến
a nhân dân, hết lịng, hết sức vì dân.
Trên cơ sở đó, cần lẩy kểt quả thực hiện
Chương trình nơng thơn mới là chỉ tiêu
quan trọng trong đánh giá cán bộ, lấy kết
quả đầu ra làm thước đo đánh giá, xếp
loa:i thi đua và từ đó ghi nhận xứng đáng
đối. vối những cán bộ có kết quả tốt trong
ch|ỉ đạo, tham mưu thực hiện Chương
trĩnh nông thôn mới.
4. Kết luận
Xây dựng nông thôn mới là giải pháp
chủ yếu, quan trọng và có tính chiến lược
để phát triển tồn diện nơng thơn nước ta
nói chung, nơng thơn trên địa bàn tỉnh
Cao Bằng nói riêng. Đây là một trong
những chủ trương đúng đắn, phù hợp với
lòng dân nên đã nhận được sự đồng tình
SỐ 4-2021

ủng hộ và hưởng ứng tích cực của nhân
dân. Nhờ đó, bộ mặt nông thôn trên địa
bàn tỉnh ngày càng đối thay, kinh tế xã
hội và đời sống nhân dân đã có nhiều
chuyển biến, tạo tiền đề bứt phá đi lên
trong tương lai. Trong điều kiện mới, cấp

uỷ chính quyền địa phương trên cơ sở
những kết quả đã đạt được và những bài
học kinh nghiệm quý báu từ thực tiễn,
cần vận dụng sáng tạo, phù hợp với điều
kiện mới, tạo sự phát triển bền vững khu
vực nông thôn trên địa bàn tỉnh, đáp ứng
u cầu của cơng cuộc đổi mới tồn diện
và hội nhập quốc tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008),
Ván kiện Hội nghị lần thứ Bảy Ban Chấp
hành TW Khóa X, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
2. Vũ Văn Phúc (2012), Xây dựng nông
thôn mới - những vấn đề lý luận và thực
tiễn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng
(2019), Báo cáo Tổng kết 10 năm thực
hiện Chương trình mục tiêu quôc gia xây
dựng nông thôn mới tỉnh Cao Bằng giai
đoạn 2010 - 2020.
4. Tỉnh uỷ Cao Bằng (2019), Báo cáo sô'
493-BC/TƯ, Tổng kết 15 năm thực hiện
Nghị quyết 24-NQ/TW, ngày 12 tháng 3
năm 2003 của Ban chấp hành trung ương
khố IX về cơng tác dân tộc, ngày 08
tháng 5 năm 2019.
5. Tỉnh uỷ Cao Bằng (2020), Văn kiện
Đại hội đại biểu Đảng bộ tĩnh Cao Bằng
lẩn thứXIX (Nhiệm kỳ 2020-2025).

6.
/>NHÂN LỰC KHOA HỌC XÃ HỘI

[JJ



×