i
LI CM N
Sau mt thi gian hc ti trng i hc Lõm Nghip Vit Nam, theo
chng trỡnh o to Cao hc, lp Cao hc Kinh t nụng nghip tôi ó nghiờn
cu ti: Mt s gii phỏp y mnh vic thc hin Chng trỡnh xõy
dng nụng thụn mi trờn a bn huyn H Hũa, tnh Phỳ Th t kinh
nghim thớ im ti xó Gia in.
Nhân dịp này, tôi xin chõn thnh cm n Ban Giỏm hiu nh trng ó
to iu kin tt cho tôi trong sut quỏ trỡnh hc tp ti trng; cm n cỏc
Thy, Cụ giỏo, cỏn b viờn chc trong khoa Đo to sau i hc v thy, cụ
trong hoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh. c bit xin chõn thnh cm n s
giỳp quý bỏu ca Tin s Trn Hu Do ó tn tỡnh hng dn v giỳp
trong sut quỏ trỡnh thc hin ti ti xó Gia in, huyn H Hũa.
Xin chõn thnh cm n Huyn y, y ban nhõn dõn huyn, cỏc c
quan, n v chuyờn mụn ca huyn Hạ Hòa; xin cn n ng y, y ban
nhõn dõn xó Gia Điền và b con nhõn dõn trong xã Gia Điền ó giỳp , cng
tỏc tụi thc hin hon thnh ti theo k hoch.
Do iu kin thi gian v nng lc cú hn, bn thõn tôi cng ó cú
nhiu c gng, n lc hon thnh Lun vn tt nghip. Song s khụng
trỏnh khi nhng khim khuyt, rt mong c cỏc Thy, Cụ Giỏo, cỏc nh
khoa hc, cỏc ng nghip tip tc úng gúp ý kin ch bo bản thân tôi cú
thờm c hi tip thu nõng cao kin thc chuyờn mụn.
Tụi xin cam oan s liu v kt qu nghiờn cu trong lun vn ny l
trung thc v cha s dng bo v lun vn ca mt hc v no, cỏc thụng
tin trớch dn trong lun vn ó c ch rừ ngun gc, xut x./.
H Ni, ngy 15 thỏng 9 nm 2013
Tác giả
Nguyn Ngc Tin
ii
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn ......................................................................................................... i
Mục lục .............................................................................................................. ii
Danh mục các từ viết tắt.................................................................................... v
Danh mục các bảng .......................................................................................... vi
Danh mục các hình .......................................................................................... vii
®Æt vÊn ®Ò ................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ................................................. 4
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển nông thôn .................................................... 4
1.1.1. Khái niệm và vai trò của nông thôn ................................................ 4
1.2.1. Trên thế giới .................................................................................. 10
1.2.2. Những kết quả bước đầu trong triển khai thực hiện Chương trình
xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam ..................................................... 18
1.2.4. Mét sè c«ng tr×nh nghiªn cøu liªn quan ....................................... 21
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM XÃ GIA ĐIỀN, HUYỆN HẠ HÒA VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................................... 23
2.1. Đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu ............................................ 23
2.1.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Hạ Hòa ............................................. 23
2.1.2 Đặc điểm cơ bản của xã Gia Điền, huyện Hạ Hòa ........................ 30
2.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 35
2.2.1. Phương pháp chän ®iÓm nghiªn cøu ............................................. 35
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu ........................................... 35
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 37
iii
3.1. Đề án thí điểm xây dựng nông thôn mới xã Gia Điền, huyện Hạ Hòa,
tỉnh Phú Thọ ................................................................................................ 37
3.1.1. Lịch sử hình thành đề án ............................................................... 37
3.1.2. Mục tiêu của đề án ........................................................................ 38
3.1.3. Nội dung chủ yếu của đề án .......................................................... 39
3.2. Kết quả thực hiện Đề án thí điểm xây dựng nông thôn mới tại xã Gia
Điền, huyện Hạ Hòa .................................................................................... 52
3.2.1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ quy hoạch nông thôn mới ................ 52
3.2.2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội .... 53
3.2.3. Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất.... 59
3.2.4. Kết quả thực hiện nhiệm vụ về văn hóa - xã hội - môi trường ..... 72
3.2.5. Kết quả thực hiện nhiệm vụ về xây dựng hệ thống chính trị ........ 76
3.2.6. Kết quả đầu tư cho chương trình xây dựng nông thôn mới .......... 77
3.2.7. §¸nh gi¸ mức độ thực hiện các nội dung chi tiÕt trong tiêu chí
nông thôn mới của xã Gia Điền .............................................................. 78
3.2.8. Đánh giá của nhân dân về chất lượng các tiêu chí........................ 87
3.3. Công tác tổ chức thực hiện Chương trình xây dựng NTM tại xã Gia Điền 90
3.3.1. Tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo xã .................................... 90
3.3.2. Công tác tuyên truyền vận động ................................................... 92
3.3.3. Thực trạng huy động các nguồn lực cho Chương trình xây dựng
nông thôn mới tại xã ............................................................................... 93
3.5.Những thành công, tồn tại của Chương trình XDNTM tại xã Gia Điền .... 98
3.5.1. Những thành công ......................................................................... 98
3.5.2. Những tồn tại hạn chế ................................................................. 101
3.5.3. Những nguyên nhân .................................................................... 102
3.5.4. Bài học kinh nghiệm ................................................................... 104
iv
3.6. Mt s gii phỏp xut gúp phn thc hiện ch-ơng trình xõy dng
nụng thụn mi trờn a bn huyn H Hũa t kinh nghim thớ im ti xó
Gia in .................................................................................................... 106
3.6.4. Vn ng nhõn dõn hin t xõy dng nụng thụn mi .......... 111
3.6.5. Phát triển văn hoá xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần của ng-ời dân nông thôn ........................................................ 112
3.6.6. Xõy dng v phỏt trin cỏc t chc chớnh tr xó hi nụng thụn
vng mnh ............................................................................................. 113
KT LUN - KIN NGH ........................................................................... 120
1. Kt lun ................................................................................................. 116
2. Kin ngh ............................................................................................... 116
TI LIU THAM KHO
PHC LC
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
Viết tắt
Viết đầy đủ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
ANTT
BCHTW
BVTV
CN- TTCN
CNH- HĐH
CT
DA
DVTM
ĐT
HĐND
HTKT
HTX
KT- XH- MT
NT
NTM
SXNN
TH
THCS
THCN
THPT
TNHH
TTXH
TW
UBND
VH- XH-MT
VH- TT- DL
XD
XDNTM
An ninh trật tự
Ban chấp hành trung ương
Bảo vệ thự vật
Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp
Công nghiệp hóa- hiện đại hóa
Chương trình
Dự án
Dịch vụ thương mại
Đầu tư
Hội đồng nhân dân
Hạ tầng kinh tế
Hợp tác xã
Kinh tế - xã hội- môi trường
Nông thôn
Nông thôn mới
Sản xuất nông nghiệp
Tiểu học
Trung học cơ sở
Trung học chuyên nghiệp
Trung học phổ thông
Trách nhiệm hữu hạn
Trật tự xã hội
Trung ương
Ủy ban nhân nhân
Văn hóa- xã hội- môi trường
Văn hóa- thể thao- du lịch
Xây dựng
Xây dựng nông thôn mới
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng
TT
Trang
2.1
Tình hình sử dụng đất đai của huyện Hạ Hòa
26
2.2
Tình hình dân số và lao động của huyện Hạ Hòa
27
2.3
Giá trị sản xuất các nghành kinh tế huyện Hạ Hòa
30
2.4
Tình hình sử dụng đất đai xã Gia Điền
33
2.5
Giá trị sản xuất các nghành kinh tế
35
3.1
Tổng nguồn vốn dự toán thực hiện đề án xây dựng NTM tại xã
47
3.2
Kêt quả thực hiện nhiệm vụ phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
54
3.3
Các công trình do nhân dân tự đầu tư xây dựng
59
3.4
Diện tích sản xuất nông nghiệp tại xã Gia Điền
61
3.5
Bình quân năng xuất sản xuất nông nghiệp đạt được trước khi thực
63
hiện XDNTM và hiện nay
3.6
Quy mô chăn nuôi trước xây dựng nông thôn mới và hiện nay
64
3.7
Sản lượng thu được từ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản
65
3.8
Giá trị thu được các ngành trước khi XDNTM và sau thùc hiÖn ®Ò
66
¸n (2012)
3.9
Kết qủa thực hiện chương trình hỗ trợ sản xuất
67
3.10
Thống kê số lượng hộ nghèo của xã thời điểm trước XDNTM và
70
hiện nay
3.11
Thống kê số lượng lao động theo ngành nghề tại xã Gia Điền
71
3.12
Kết quả thực hiện nhiệm vụ về VH – XH – MT
73
3.13
Hiện trạng công tác y tế tại xã Gia Điền năm 2009 - 2012
74
3.14
Tỷ trọng sử dụng nước hợp vệ sinh và vệ sinh MT tại xã Gia Điền
75
3.15
Kết quả đầu tư cho chương trình XDNTM tại xã Gia Điền
78
3.16
Mức độ áp dụng 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới của xã Gia Điền
84
3.17
Đánh giá của người dân về chất lượng của chương trình XDNTM
90
3.18
Kết quả huy động các nguồn vốn cho chương trình tại xã (đến hết
94
năm 2012)
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
TT
Tên hình
Trang
3.1
Đồ thị giá trị sản xuất các nghành kinh tế xã Gia Điền
68
3.2
Đồ thị cơ cấu kinh tế xã Gia Điền trước xây dựng nông thôn mới
69
3.3
Đồ thị cơ cấu kinh tế xã Gia Điền hiện nay
69
3.4
Đồ thị số lượng lao động theo nghành nghề tại xã
71
1
®Æt vÊn ®Ò
1. Sù cÇn thiÕt cña vÊn ®Ò nghiªn cøu
Nông nghiệp, nông thôn luôn là vấn đề có vị trí quan trọng đặc biệt
trong chiến lược và đường lối phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Phát
triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam theo hướng c«ng nghiÖp hãa, hiện đại
hóa đã được khẳng định trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở nước ta.
Để phát triển nông nghiệp, nông thôn, theo hướng c«ng nghiÖp hãa, hiÖn
®¹i hãa Đảng ta đã chủ trương cần giải quyết đồng bộ cả ba vấn đề là “Nông
nghiệp, nông thôn, nông dân”. Xuất phát từ chủ trương đó, ngày 5/8/2008
Hội nghị lần thứ 7 - Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) đã ban hành
Nghị quyết số 26-NQ/TW về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”; Nghị
quyết đã chỉ ra đường lối, quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp lớn về c«ng
nghiÖp hãa, hiÖn ®¹i hãa nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020.
Chương trình xây dựng nông thôn mới là một trong nhiều phương pháp
thúc đẩy c«ng nghiÖp hãa, hiÖn ®¹i hãa nông nghiệp, nông thôn. Quyết định
số: 491/QĐ- TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 về Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng
nông thôn mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành đã chỉ ra những chỉ tiêu
nhằm mục đích hướng Chương trình x©y dùng n«ng th«n míi đạt kết quả tốt.
Xây dựng nông thôn mới đã được triển khai thí điểm ở 3 xã trong tỉnh Phú
Thọ, làm cơ sở và kinh nghiệm cho việc chỉ đạo triển khai diện rộng. Gia
Điền là xã được chọn làm thí điểm thực hiện chương trình xây dựng nông
thôn mới của huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ.
Sau hơn 3 năm triển khai mô hình điểm, đã khơi dậy niềm tin của nhân
dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, đã góp phần thúc đẩy được sự
tăng trưởng mạnh mẽ kinh tế - xã hội nông thôn ở Gia Điền. Tuy nhiên, mô
hình thí điểm xây dựng nông thôn mới theo phương pháp tiếp cận mới cũng
2
cũn nhng khú khn, hn ch v bt cp, một số tiêu chí về kết cấu cơ sở hạ
tầng còn chậm triển khai do thiếu nguồn vốn; vấn đề khai thác và sử dụng
nguồn tài chính cho ch-ơng trình ch-a cụ thể, rõ ràng.
Xut phỏt t nhng vn trờn tụi tiến hnh nghiờn cu ti Mt s
gii phỏp y mnh vic thc hin Chng trỡnh xõy dng nụng thụn mi
trờn a bn huyn H Hũa, tnh Phỳ Th t kinh nghim thớ im ti xó
Gia in.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mc tiờu tng quỏt
Trờn c s nghiờn cu về cơ sở lý luận, kt qu thc hin chng trỡnh
thớ im xõy dng nụng thụn mi ti xó Gia in, ra mt s gii phỏp gúp
phn thc hin chng trỡnh xõy dng nụng thụn mi trờn a bn huyn H
Hũa t kinh nghim thớ im ti xó Gia in.
2.2. Mc tiờu c th
+ H thng húa c c s lý lun v thc tin v vn xõy dng
nụng thụn mi.
+ ỏnh giỏ c thc trng v kt qu thc hin thớ im chng trỡnh
xõy dng nụng thụn mi ti xó Gia in, huyn H Hũa, tỉnh Phú Thọ.
+ Rỳt ra bi hc kinh nghim qua mụ hỡnh thớ im thc hin Chng
trỡnh xõy dng nông thôn mới ti xó Gia in.
+ xut mt s gii phỏp y mnh thc hin Chng trỡnh xây dựng
nông thôn mới trờn a bn huyn H Hũa, tnh Phỳ Th.
3. đối t-ợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. i tng nghiờn cu
i tng nghiờn cu ca Lun vn l quỏ trỡnh v kt qu thc hin
thớ im Chng trỡnh xõy dng nụng thụn mi ti xó Gia in, huyn H
Hũa, tnh Phỳ Th.
3
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi về nội dung
Luận văn tập trung nghiên cứu công tác tổ chức thực hiện Chương trình
thí điểm xây dựng nông thôn mới và kết quả thực hiện thí điểm tại xã Gia
Điền theo các tiêu chí quy định trong bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn
mới.
3.2.2. Phạm vi về không gian
Luận văn nghiên cứu trong phạm vi huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Điểm
nghiên cứu là xã Gia Điền, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ.
3.2.3. Phạm vi về thời gian
Nghiên cứu thu thập số liệu về quá trình thực hiện chương trình xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn thí điểm tại xã Gia Điền, huyÖn H¹ Hßa
trong giai đoạn 2010-2013.
4. Néi dung nghiªn cøu
- Cơ sở lý luận về vấn đề: Xây dựng nông thôn mới;
- Nghiên cứu thực trạng và kết quả thực hiện thí điểm xây dựng n«ng
th«n míi tại xã Gia Điền;
- c¸c bµi học kinh nghiệm qua thực hiện thí điểm xây dựng n«ng th«n
míi tại xã Gia Điền, huyện Hạ Hòa;
- Giải pháp đẩy mạnh thực hiện Chương trình xây dựng n«ng th«n míi
trên địa bàn huyện Hạ Hòa từ kinh nghiệm thí điểm tại xã Gia Điền.
4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển nông thôn
1.1.1. Khái niệm và vai trò của nông thôn
1.1.1.1. Khái niệm nông thôn
Hiện nay trên thế giới chưa có định nghĩa chính xác về nông thôn, còn
có nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng cần dựa vào chỉ tiêu
trình độ phát triển cơ sở hạ tầng, có nghĩa vùng nông thôn có cơ sở hạ tầng
không phát triển bằng vùng đô thị. Quan điểm khác lại cho rằng nên dựa vào
chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị trường, phát triển hàng hóa để xác định vùng
nông thôn vì cho rằng nông thôn có trình độ sản xuất hàng hóa và khả năng
tiếp cận thị trường so với đô thị là thấp hơn. Cũng có ý kiến nên dùng chỉ tiêu
mật độ dân cư và số lượng dân trong vùng để xác định. Theo quan điểm này,
vùng nông thôn thường có số dân và mật độ dân thấp hơn vùng thành thị.
Một quan điểm khác nêu ra, vùng nông thôn là vùng có dân cư làm
nông nghiệp là chủ yếu, tức là nguồn sinh kế chính của cư dân trong vùng là
từ sản xuất nông nghiệp. Những ý kiến này chỉ đúng khi đặt trong bối cảnh cụ
thể của từng nước, phụ thuộc vào trình độ phát triển, cơ cấu kinh tế, cơ chế áp
dụng cho từng nền kinh tế. Đối với những nước đang thực hiện công nghiệp
hóa, đô thị hóa, chuyển từ sản xuất thuần nông sang phát triển các ngành công
nghiệp và dịch vụ, xây dựng các khu đô thị nhỏ, thị trấn, thị tứ rải rác ở vùng
nông thôn thì khái niệm về nông thôn có những điểm khác so với khái niệm
trước đây. Có thể hiểu nông thôn hiện nay bao gồm cả những đô thị nhỏ, thị
tứ, thị trấn, những trung tâm công nghiệp nhỏ có quan hệ gắn bó mật thiết với
nông thôn, cùng tồn tại, hỗ trợ và thúc đẩy nhau phát triển.
5
Hội nghị nhóm chuyên viên của Liên Hiệp Quốc đã đề nghị đến một
khái niệm: CONTINIUM - Nông thôn đô thị. Có thể hiểu nông thôn đô thị là
một khu vực kinh tế hỗn hợp gồm nông thôn, nông thị và đô thị kế tiếp, xen
kẽ nhau. Trong đó, nông thôn được coi là các làng xã nông nghiệp cổ truyền,
nông thị là các đô thị nhỏ, thị trấn, thị tứ, chợ có chức năng như nhu cầu nối
giữa nông thôn và thành thị, còn đô thị là các thành phố lớn và vừa hoặc các
khu công nghiệp tập trung. Trong nông thôn đô thị, các hoạt động nông
nghiệp được gắn liền vớ công nghiệp hóa đô thị hóa.
Như vậy, khái niệm về nông thôn chỉ có tính chất tương đối, thay đổi
theo thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia trên
thế giới. Trong điều kiện hiện nay tại Việt Nam, khái niệm về nông thôn có
thể hiểu: “Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều
nông thôn. Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa,
xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng
của các tổ chức khác” [7]
1.1.1.2. Vai trò của nông thôn.
Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam tập trung vào ba ngành quan trọng
gồm: Chăn nuôi, thủy sản và gạo. Trong đó, gạo và chăn nuôi đóng vai trò
quan trọng trong an ninh lương thực quốc gia và tạo sinh kế cho hàng triệu
người dân. Ngành thủy sản hiện đóng vai trò đầu tàu trong sản xuất nông,
lâm, thủy sản nói riêng và xuất khẩu của cả nước nói chung.
Nông thôn ở nước ta bao gồm những vai trò sau:
- Thứ nhất, nông thôn là địa bàn sản xuất và cung cấp lương thực, thực
phẩm cho tiêu dùng của cả xã hội. Người nông dân ở nông thôn sản xuất lương
thực, thực phẩm để nuôi sống họ và cung cấp cho nhân dân cả nước. Sự gia
tăng dân số là sức ép to lớn đối với sản xuất nông nghiệp trong việc cung ứng
đủ lương thực, thực phẩm cho toàn xã hội. Vì vậy, sự phát triển bền vững nông
6
thôn sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu lương thực và thực phẩm tiêu dùng cho toàn
xã hội và nâng cao năng lực xuất khẩu các mặt hàng này cho quốc gia.
- Thứ hai, với số dân chiếm đa số sống bằng nông nghiệp, khu vực
nông thôn thực sự là nguồn nhân lực dồi dào cho khu vực thành thị. Sự thâm
nhập của lao động vào thành thị đủ để đáp ứng nhu cầu lâu dài của phát triển
kinh tế quốc gia. Nếu việc di chuyển nhân công ra khỏi nông nghiệp sang các
ngành khác bị hạn chế thì sự tăng trưởng sẽ bị ảnh hưởng và việc phát triển
kinh tế sẽ phiến diện. Vì vậy, phát triển bền vững nông thôn sẽ góp phần làm
ổn định kinh tế quốc gia.
- Thứ ba, nông thôn là thị trường quan trọng để tiêu thụ sản phẩm của
khu vực thành thị hiện đại. Trước hết nông thôn là địa bàn quan trọng tiêu thụ
các sản phẩm của nông nghiệp. Nếu thị trường rộng lớn ở nông thôn được
khai thông, thu nhập người dân nông thôn được nâng cao, sức mua của người
dân tăng lên, công nghiệp có điều kiện thuận lợi để tiêu thụ sản phẩm sản xuất
của toàn ngành, không chỉ hàng tiêu dùng mà cả các yếu tố đầu vào của nông
nghiệp. Phát triển nông thôn sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghiệp
và những ngành sản xuất khác trên phạm vi toàn xã hội. Năm 2012, xuất khẩu
nông, lâm và thủy sản của Việt Nam đạt 27,5 triệu USD tăng 9,7% so với năm
2011 và ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn tiếp tục đóng vai trò quan
trọng trong nền kinh tế chiếm 24,1% kim ngạch xuất khẩu cả nước trong năm
2012 [6].
- Thứ tư, nông thôn có rất nhiều dân tộc khác nhau sinh sống, bao gồm
nhiều tầng lớp, nhiều thành phần khác nhau. Mỗi sự biến động tích cực hay
tiêu cực đều ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và an
ninh quốc phòng của cả nước. Do đó, sự phát triển và ổn định nông thôn sẽ
góp phần quan trọng trong việc đảm bảo ổn định tình hình của cả nước.
7
- Thứ năm, nông thôn chiếm đại đa số nguồn tài nguyên, đất đai,
khoáng sản, động thực vật, rừng, biển, nên sự phát triển bền vững nông thôn
có ảnh hưởng to lớn đến việc bảo vệ môi trường sinh thái, việc khai thác sử
dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên khu vực nông thôn, bảo đảm cho sự
phát triển lâu dài và bền vững của đất nước.
Từ những vai trò quan trọng trên đây, phát triển nông thôn là tất yếu và
là phần cơ bản của quá trình đổi mới, phát triển đất nước.
1.1.2. Chương trình xây dựng nông thôn mới của Chính Phủ
* Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới
Do kết cấu hạ tầng nội thôn (điện, đường, trường, trạm, chợ, thủy lợi,
còn nhiều yếu kém, vừa thiếu, vừa không đồng bộ); nhiều hạng mục công
trình đã xuống cấp, tỷ lệ giao thông nông thôn được cứng hoá thấp; giao
thông nội đồng ít được quan tâm đầu tư; hệ thống thuỷ lợi cần được đầu tư
nâng cấp; chất lượng lưới điện nông thôn chưa thực sự an toàn; mạng lưới
chợ nông thôn chưa được đầu tư đồng bộ, trụ sở xã nhiều nơi xuống cấp; cơ
sở vật chất về trường học, trạm y tế, hệ thống truyền thanh chưa đáp ứng yêu
cầu, nhà văn hoá khu dân cư và điểm vui chơi thể dục, thể thao còn thiếu. Mặt
bằng để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn đạt chuẩn quốc gia rất khó khăn.
Do sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, bảo quản chế biến còn hạn
chế, chưa gắn chế biến với thị trường tiêu thụ sản phẩm; chất lượng nông sản
chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng
khoa học công nghệ trong nông nghiệp còn chậm, tỷ trọng chăn nuôi trong
nông nghiệp còn thấp; cơ giới hoá chưa đồng bộ.
Do thu nhập của nông dân nhìn chung còn thấp; số lượng doanh nghiệp
đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn còn ít; sự liên kết giữa người sản xuất và
các thành phần kinh tế khác ở khu vực nông thôn chưa chặt chẽ. Kinh tế hộ,
kinh tế trang trại, hợp tác xã còn nhiều yếu kém. Tỉ lệ lao động nông nghiệp
8
còn cao, cơ hội có việc làm mới tại khu vực nông thôn không nhiều, tỉ lệ lao
động nông, lâm nghiệp qua đào tạo thấp; tỉ lệ hộ nghèo còn cao.
Do đời sống tinh thần của nhân dân còn hạn chế, nhiều nét văn hoá
truyền thống đang có nguy cơ mai một (tiếng nói, phong tục, trang phục...);
nhà ở dân cư nông thôn vẫn còn nhiều nhà tạm. Kinh tế và tổ chức sản xuất ở
nông thôn còn có tính tự phát, chưa theo quy hoạch.
Do yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ba
yếu tố chính: đất đai, vốn và lao động kỹ thuật có vai trò rất quan trọng. Thực
hiện xây dựng nông thôn mới sẽ triển khai các công việc theo quy hoạch, lộ
trình, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa.
Mặt khác, mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp. Không thể có một nước công nghiệp nếu nông nghiệp, nông thôn vẫn
còn lạc hậu, nông dân nghèo khó. Vì vậy, xây dựng nông thôn mới là một
nhiệm vụ hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới diễn ra ở nông thôn và người dân là
người hưởng thành quả; trước hết đó là nhiệm vụ của người dân nông thôn;
người dân là chủ thể trong công cuộc xây dựng NTM.
Xây dựng NTM liên quan đến toàn bộ các lĩnh vực đời sống kinh tế, văn
hoá, giáo dục, xã hội, môi trường ... đồng thời thực hiện 19 tiêu chí chính là
nhiệm vụ chính trị của các cấp, các ngành nên phải huy động toàn bộ hệ thống
chính trị vào cuộc.
* Mục tiêu xây dựng nông thôn mới
Hiện nay, Chương trình xây dựng nông thôn mới được coi là một
chương trình mục tiêu quốc gia, được chỉ đạo thống nhất từ trung ương tới địa
phương. Mục tiêu của Chương trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta là: “
Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu
kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát
9
triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn
định, giàu bản sắc văn hóa dân tốc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh
thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng
được tăng cường”.
Về mục tiêu cụ thể, phấn đấu đến năm 2015 đạt 20% số xã đạt chuẩn
nông thôn mới và đến năm 2020: 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; 100% số
xã có quy hoạch nông thôn mới được duyệt; 100% cán bộ cơ sở được đào tạo,
tập huấn về kiến thức xây dựng nông thôn mới; thu nhập bình quân đầu người
của cư dân nôn thôn bằng 2,5 lần so với hiện nay; tỷ lệ hộ nghèo dưới 3%.
* Nội dung của Chương trình xây dựng nông thôn mới
Nội dung được xác định là: (1) Quy hoạch xây dựng nông thôn mới; (2)
Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; (3) Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế,
nâng cao thu nhập; (4) Giảm nghèo và an sinh xã hội; (5) Đổi mới và phát
triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn; (6) Phát triển
giáo dục - đào tạo ở nông thôn; (7) Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân
nông thôn; (8) Xây dựng đời sống văn hóa thông tin và truyền thông nông
thôn; (9) Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường; (10) Nâng cao chất lượng tổ
chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn; (11) Giữ
vững an ninh trật tự xã hội nông thôn.
Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới được Thủ tướng Chính phủ ban
hành theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009. Bộ tiêu chí là căn cứ
để xây dựng nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn
mới; chỉ đạo thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đồng thời là cơ sở để kiểm tra, đánh giá
công nhận xã, huyện, tỉnh đạt nông thôn mới.
Bộ tiêu chí đưa ra chỉ tiêu chung cả nước và các chỉ tiêu cụ thể theo
từng vùng: Trung du miền núi phía Bắc (TDMNPB), Đồng bằng sông Hồng
10
(ĐBSH), Tây Nguyên (TN), Đông Nam Bộ (ĐNB) và Đồng bằng sông Cửu
Long (ĐBSCL) phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể của
mỗi vùng. Bộ tiêu chí gồm 19 tiêu chí, được nhóm thành 5 nhóm:
- Nhóm 1: Quy hoạch;
- Nhóm 2: Hạ tầng kinh tế - Xã hội;
- Nhóm 3: Kinh tế và tổ chức sản xuất;
- Nhóm 4: Văn hóa – Xã hội – Môi trường;
- Nhóm 5: Hệ thống chính trị.
Mười chín tiêu chí xây dựng mô hình nông thôn mới bao gồm: Quy
hoạch và thực hiện quy hoạch, giai thông, thủy lợi. Điện, trường học, cơ sở
vật chất văn hóa, chợ nông thôn, bưu điện, nhà ở dân cư, thu nhập bình quân
đầu người/năm, tỷ lệ hộ nghèo, cơ cấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất,
giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường, hệ thống tổ chức chính trị xã hộ vững
mạnh và an ninh trật tự xã hội.
Mỗi tiêu chí đều được quy định mức chỉ tiêu cụ thể đối với từng xã để
được công nhận đạt xã nông thôn mới [1].
1.2. Kinh nghiệm thực tiÔn về phát triển nông thôn
1.2.1. Trên thế giới
Phát triển nông thôn để xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện
nay, từ các góc cạch khác nhau, đang là mối quan tâm chung của cả cộng
đồng thế giới. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về vấn đề này là
bài học cho Việt Nam.
Mỹ:
Mỹ là nước có điều kiện tự nhiên cực kỳ thuận lợi để phát triển nông
nghiệp. Vùng Trung Tây của nước Mỹ có đất đai màu mỡ nhất thế giới.
Lượng mưa vừa đủ cho hầu hết các vùng trong cả nước, nước sông và nước
ngầm cho phép tưới rộng khắp cho những nơi thiếu mưa.
11
Bên cạch đó, các khoản vốn đầu tư lớn và việc tăng cường sử dụng lao
động có trình độ cao cũng góp phần vào thành công của ngành nông nghiệp
Mỹ. Điều kiện làm việc của người nông dân làm việc trên cánh đồng cũng rất
thuận lợi: Máy kéo với các ca bin lắp điều hòa nhiệt độ, gắn kèm theo những
máy cày, máy xới và máy gặt có tốc độ nhanh và đắt tiền. Công nghệ sinh học
giúp phát triển những loại giống chống được bệnh và chịu hạn. Phân hóa học
và thuốc trừ sâu được sử dụng phổ biến, thậm chí theo các nhà môi trường
học là sử dụng quá phổ biến. Công nghệ vũ trụ được sử dụng để giúp tìm ra
những nơi tốt nhất cho việc gieo trồng và thâm canh mùa màng. Định kỳ, các
nhà nghiên cứu lại giới thiệu những sản phẩm thực phẩm mới và phương pháp
mới phục vụ việc nuôi trồng thủy, hải sản, chẳng hạn như chế tạo các ao hồ
nhân tạo để nuôi cá.
Ngành nông nghiệp Mỹ đã phát triển thành một ngành “Kinh doanh
nông nghiệp”, một khái niệm được đặt ra để phản ánh bản chất tập đoàn lớn
của nhiều doanh nghiệp nông nghiệp trong nền kinh tế Mỹ hiện đại. Kinh
doanh nông nghiệp bao gồm rất nhiều doanh nghiệp nông nghiệp và các cơ
cấu trang trại đa dạng, từ các doanh nghiệp nhỏ một hộ gia đình cho đến một
tổ hợp rất lớn hoặc các công ty đa quốc gia sở hữu vùng đất đai lớn hoặc sản
xuất hàng hóa nguyên vật liệu cho nông dân sử dụng. Cũng giống như một
doanh nghiệp công nghiệp tìm cách nâng cao lợi nhuận bằng việc tạo ra quy
mô lớn hơn và hiệu quả hơn, nhiều nông trại ở Mỹ cũng ngày càng có quy mô
lớn hơn và củng cố hoạt động của mình sao cho linh hoạt hơn.
Sự ra đời ngành kinh doanh nông nghiệp vào cuối thế kỷ XX đã tạo ra
ít trang trại hơn, nhưng quy mô các trang trại thì lớn hơn rất nhiều. Đôi khi
được sở hữu bởi những cổ đông vắng mặt, các trang trại mang tính tập đoàn
này sử dụng nhiều máy móc hơn và ít bàn tay của nông dân hơn. Vào năm
1940, Mỹ có 6 triệu trang trại và trung bình mỗi trang trại có diện tích khoảng
12
67 ha, đến cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, số trang trại còn 2,2 triệu nhưng
trung bình mỗi trang trại có diện tích 190 ha. Cũng chính trong giai đoạn này,
số lao động nông nghiệp giảm mạnh từ 2,5 triệu người năm 1930 xuống còn
1,2 triệu người cuối thập niên 90 của thế kỷ trước dù cho dân số Mỹ tăng gấp
đôi. Và gần 60% số nông dân còn lại đó đến cuối thế kỷ này chỉ làm việc một
phần thời gian bên trang trại, thời gian còn lại họ làm các việc khác không
thuộc trang trại để bù đắp thêm thu nhập cho mình [1].
Nhật Bản:
Từ thập niên 70 của thế kỷ trước, ở tỉnh Oita (Miền tây nam Nhật Bản)
đã hình thành và phát triển phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”, với mục tiêu
phát triển nông thôn của khu vực này một cách tương xứng với sự phát triển
chung của cả nước Nhật Bản. Trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển,
phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” ở đây đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ.
Sự thành công của phong trào này đã lôi cuốn sự quan tâm không chỉ nhiều địa
phương trên đất nước Nhật Bản mà còn rất nhiều khu vực, quốc gia trên thế
giới. Một số quốc gia, nhất là những quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã
thu được nhiều thành công nhất định trong phát triển nông thôn ở các nước
mình nhờ áp dụng kinh nghiệm phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”.
Những kinh nghiệm của phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” được
những người sáng lập, các nhà nghiên cứu đúc rút để ngày càng có nhiều
người, nhiều khu vực và quốc gia có thể áp dụng trong chiến lược phát triển
nông thôn, nhất là phát triển nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa đất
nước mình [1].
Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc
Qua mười năm thực hiện chính sách mở cửa, đời sống nông dân đã thay
đổi đáng kể, nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề cần phải quan tâm giải quyết.
Nông thôn Trung Quốc hiện nay còn tồn tại những vấn đề nổi cộm: Trong xã
13
hội, địa vị của nông dân và thu nhập của cư dân nông thôn còn thấp, khoảng
cách khá xa so với thành thị trên nhiều phương diện, nông nghiệp phát triển
thấp, tăng chậm, trong khi đó ở thành thị thu nhập tăng rất nhanh. Chẳng hạn,
năm 1978 chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn là 2,9 lần, sau 10
năm là 3,31 lần và có xu hướng ngày càng gia tăng. Trước tình hình đó, Trung
Quốc đã đưa ra chính sách “Tam nông” nhằm thay đổi bộ mặt của nông thôn,
góp phần đưa đất nước phát triển.
Chính phủ Trung Quốc đã xác định được vấn đề quan trọng là đã đến
lúc yêu cầu thành thị và công nghiệp tác động hỗ trợ lại cho phát triển nông
nghiệp, nông thôn. Vì vậy, đã thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới và
liên tiếp trong 5 năm gần đây, hàng năm Ban chấp hành TW Đảng Cộng Sản
Trung Quốc cũng cho ra Văn kiện số 1 về “Tam nông”, Chính phủ giành kinh
phí tặng quà cho nông dân, như miễn đóng học phí đối với học sinh đến hết
lớp 9, hỗ trợ cho lao động nông thôn hết tuổi lao động 50 nhân dân
tệ(NDT)/người/tháng, bảo hiểm y tế miễn phí.
Những yêu cầu về phát triển nông thôn bao gồm:
- Một là, tăng sản lượng lương thực và thực phẩm.
- Hai là, tăng phát triển nông thôn.
- Ba là, tăng đầu tư cơ sở hạ tầng.
- Bốn là, tăng phát triển phi nông nghiệp.
- Năm là, xây dựng môi trường nông thôn xanh, sạch đẹp, chăm lo đời
sống tinh thần và xây dựng diện mạo mới cho nông thôn.
- Sáu là, quy hoạch cho nông thôn và khuyến khích vấn đề tự quản lý ở
nông thôn.
Đứng trước những vấn đề khó khăn như trên, Trung Quốc đã có các
chính sách về “Tam nông” như: Tăng cường đầu tư, giảm đóng góp cho nông
thôn, lấy trọng điểm đầu tư vào nông nghiệp, xây dựng các điểm nông thôn
14
mới, đưa vào chương trình, chính sách quốc gia, hỗ trợ cho người dân lãi suất
ưu đãi, thời hạn trả nợ kéo dài, lao động nông thôn ra thành thị, bảo hiểm xã
hội, hỗ trợ mua máy móc để cơ giới hóa, hỗ trợ giống 50NDT/mẫu, miễn thuế
đất nông nghiệp từ năm 2006, trợ giá nông sản đối với một số loại chủ lực và
đầu tư vào một lĩnh vực trọng yếu như đường, điện thoại, khí đốt và nước sạch.
Vì vậy, Trung Quốc đã có chủ trương mỗi huyện lựa chọn bốn thôn để
xây dựng mô hình nông thôn mới.
Có ba điểm về sự mới trong phát triển nông thôn ở Trung Quốc:
- Thứ nhất, nông thôn đang được phát triển trong bối cảnh mới, cần đầu tư
thêm nhân lực mới cho giải quyết tình hình mới, tài chính cần được tăng cường.
- Thứ hai, nông thôn Trung Quốc phát triển ở giai đoạn mới chuyển từ
sản xuất tự cung tự cấp sang giai đoạn phát triển hàng hóa, xuất khẩu và tiêu
thụ sản phẩm.
Đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 17 đã chỉ rõ: Chiến lược
phát triển kinh tế xã hội Trung Quốc là lấy công nghiệp nuôi nông nghiệp, lấy
thành thị dẫn dắt nông thôn, thành thị và nông thôn phát triển hài hòa. Kết quả
của trương trình phát triển nông thôn mới mà Trung Quốc đang thực hiện là
nông thôn phát triển [1].
Kinh nghiệm của Hàn Quốc:
Tại Hàn Quốc, nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến khu vực kinh tế
nông thôn khi thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ I (1962 – 1966) và thứ II
(1966-1971) với chủ trương công nghiệp hóa hướng đến xuất khẩu, tháng 4
năm 1970, chính phủ Hàn Quốc phát động phong trào làm mới (Saemaul
Undong). Mục tiêu của phong trào này là “Nhằm biến đổi cộng đồng nông thôn
cũ thành cộng đồng nông thôn mới, mọi người làm việc và hợp tác với nhau
xây dựng cộng đồng mình ngày một đẹp hơn và giàu hơn”. Để xây dựng thành
công nông thôn mới, Hàn Quốc đã áp dụng, những giải pháp chính sau đây:
15
- Đoàn kết nhân dân, khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường trong nhân dân
để xây dựng nông thôn mới: Để đoàn kết, tập hợp nhân dân trong sự nghiệp
chung, phong trào Saemaul Undong đề cao ba phẩm chất chính, đó là “Sự cần
cù, tự lực và hợp tác”. Cần cù mang lại tính chân thật, không cho phép sự giả
tạo và thói kiêu căng ngạo mạn. Tính tự lực giúp con người tự quyết định số
phận của chính mình, không phải nhờ cậy đến bất kỳ sự giúp đỡ nào từ bên
ngoài. Hợp tác dựa trên mong muốn phát triển chung cả cộng đồng để nỗ lực
vì mục tiêu chung. Chính vì vậy, ba nguyên tắc chủ yếu của phong trào
Saemaul cũng chính là hạt nhân của công cuộc xây dựng một xã hội tiên tiến
và một quốc gia thịnh vượng.
- Kích thích sự tham gia bằng những lợi ích thiết thực: Giai đoạn đầu
của sự nghiệp xây dựng nông thôn mới, chính phủ Hàn Quốc không có nhiều
kinh phí. Do đó, chính phủ đã khéo léo sử dụng chính sách kích cầu đầu tư,
huy động sức mạnh của nhân dân. Chính phủ chỉ hỗ trợ một phần nguyên vật
liệu còn nông dân mới chính là đối tượng ra quyết định và thực thi mọi việc.
Kết quả là sau 8 năm (1971-1978), nhờ khơi dậy nội lực của nông dân mà
nông thôn Hàn Quốc đã có những biến đổi to lớn. Cuối những năm 80, nông
thôn Hàn Quốc đã có những dấu hiệu của sự phát triển và đô thị hóa.
- Phát triển kinh tế hộ và các loại hình kinh tế có sức mạnh cạnh tranh
cao như:
+ Đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ. Ông Lee Sang Mu, cố vấn đặc biệt
của Chính phủ Hàn Quốc về nông, lâm, ngư nghiệp cho biết: “Quan điểm của
Hàn Quốc là không kêu gọi đầu tư nước ngoài cho nông nghiệp, vì lý do ngại
lợi nhuận các công ty nước ngoài hưởng, còn nông dân suốt đời làm thuê”.
Chính vì vây, chính phủ Hàn Quốc chủ trương hỗ trợ để nông dân tự mình
đứng lên trở thành người làm chủ đích thực.
16
+ Thành lập các khu liên hiệp nông nghiệp trồng các sản phẩm như:
nấm, thuốc lá, rau sạch quanh năm đem lại lợi nhuận cao cho người dân.
+ Chính phủ cho xây dựng các nhà máy ở nông thôn để tạo việc làm và
tăng thu nhập cho nhiều phụ nữ. Kết quả là thu nhập ở nông thôn tăng đều
đặn. Năm 1977, có 98% các xã đã có thể độc lập về kinh tế.
- Đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông
dân: Đi kèm với việc phát triển hạ tầng và tăng cường các cơ sở đào tạo nghề
cho nông dân, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật, các loại giống mới như nấm, cây
thuốc lá vào sản xuất. Các làng, xã và xí nghiệp đều được trang bị thư viện
Saemaul và các phương tiện vui chơi giải trí khác. Khi đất nước đã giàu có,
Chính phủ Hàn Quốc có thêm nhiều chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển khoa
học công nghệ phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Như thành lập các trung tâm
chuyên về nông nghiệp nhằm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, giúp
người nông dân tiếp cận nhanh với các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật và marketing.
Nhờ hiệu quả của phong trào Saemaul Undong mà Hàn Quốc từ một
nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu trở thành một quốc gia giàu có, hiện đại
bậc nhất châu Á [1].
Thái Lan:
Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống với dân số nông
thôn chiếm khoảng 80% dân số cả nước. Để thúc đẩy sự phát triển bền vững
về nông nghiệp, Thái Lan đã áp dụng một số chiến lược như: Tăng cường vai
trò của cá nhân và các tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực nông nghiệp, đẩy
mạnh phong trào học tập, nâng cao trình độ của từng cá nhân và tập thể bằng
cách mở các lớp học và các hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực nông
nghiệp và nông thôn, tăng cường công tác bảo hiểm xã hội cho nông dân, giải
quyết tốt vẫn đề nợ trong nông nghiệp, giảm nguy cơ rủi ro và thiết lập hệ
thống bảo hiểm rủi ro cho nông dân.
17
Đối với các sản phẩm nông nghiệp, nhà nước hỗ trợ tăng sức cạnh tranh
với các hình thức, như tổ chức hội trợ triển lãm hàng nông nghiệp, đẩy mạnh
công tác tiếp thị, phân bố khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học
và hợp lý, từ đó ngăn chặn được tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi và kịp
thời phục hồi những khu vực mà tài nguyên đã bị suy thoái; giải quyết các mâu
thuẫn có liên quan đến việc sử dụng tài nguyên lâm, thủy hải sản, đất đai, đa
dạng sinh học, phân bố đất canh tác. Trong xây dựng kết cấu hạ tầng, nhà nước
có chiến lược trong xây dựng và phân bố hợp lý các công trình thủy lợi lớn
phục vụ cho nông nghiệp. Hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu cho hầu hết đất
canh tác trên toàn quốc, góp phần nâng cao năng suất lúa và các loại cây trồng
khác trong sản xuất nông nghiệp. Chương trình điện khí hóa nông thôn với việc
xây dựng các trạm thủy điện vừa và nhỏ được triển khai rộng khắp cả nước.
Về lĩnh vực công nghiệp phục vụ nông nghiệp, Chính phủ Thái Lan đã tập
trung vào các nội dung sau: Cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển công
nghiệp nông thôn, đồng thời cũng xem xét đến các nguồn tài nguyên, những kỹ
năng truyền thống, nội lực, tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và tiếp thị song
song với việc cân đối nhu cầu tiêu dùng trong nước và nhập khẩu [1].
Qua nghiên cứu chính sách và một số kinh nghiệm trong phát triển
nông nghiệp, nông thôn ở các nước trên cho thấy: Những ý tưởng sáng tạo,
khâu đột phá và sự trợ giúp hiệu quả của Nhà nước trên cơ sở phát huy tính tự
chủ, năng động, trách nhiệm của người dân để phát triển khu vực này có ý
nghĩa và vai trò hết sức quan trọng đối với việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa
thành công nông nghiệp, tạo nền tảng thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
18
1.2.2. Những kết quả bước đầu trong triển khai thực hiện Chương trình
xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
Ngay trong những năm đầu triển khai, Chương trình mục tiêu quốc gia
về nông thôn mới đã trở thành phòng trào của cả nước, các nhiệm vụ vè xây
dựng nông thôn mới được xác định rõ trong nghị quyết đại hội Đảng bộ các
cấp từ tỉnh đến huyện và xã. Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) đã trực
tiếp chỉ đạo Chương trình thí điểm mô hình nông thôn mới cấp xã tại 11 xã
điểm ở 11 tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng miền.
Bộ máy quản lý và điều hành Chương trình xây dựng nông thôn mới đã
được hình thành từ Trung ương tới địa phương. Đã có 63/63 tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương, 84,7% số huyện và 52% số xã trên toàn quốc thành lập
được Ban chỉ đạo. Các bộ, ngành đã ban hành được 25 loại văn bản hướng dẫn
địa phương về tổ chức bộ máy quản lý, điều hành, quy hoạch nông thôn mới.
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã triển khai cuộc vận động
“Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông
thôn mới”. Ngày 6 tháng 6 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phát
động phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”.
Dự toán hàng năm trình Quốc Hội bảo đảm chi ngân sách nhà nước cho
khu vực nông nghiệp, nông thôn có tốc độ tăng cao hơn chi chung của cả
nước. Riêng năm 2011 cao gấp 2,21 lần so với năm 2008. Tổng vốn đầu tư
cho nông nghiệp nông thôn trong 3 năm (2009 – 2011) chiếm khoảng 52%
tổng vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính
phủ của cả nước, trong đó đầu tư cho phát triển sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp chiếm 37% tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn. Vốn tín dụng
cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tiếp tục được ưu đãi. Doanh nghiệp đầu
tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn được ưu tiên theo Nghị định
61/2010/NĐ-CP của Chính phủ.