Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu của người cao tuổi nông thôn (nghiên cứu trường hợp 2 xã ở nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 12 trang )

Nhu câu chăm sóc sức khỏe ban đâu
của ngưịi cao tuổi nông thôn
(Nghiên cứu trường hợp 2 xã ở Nam Định)
Trịnh Thái Quang
,
*

Trần Thị Thanh Tâm
**

Tóm tắt: Ở Việt Nam, chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) đóng vai trị quan
trọng trong việc nâng cao sức khóe cho nhân dân, góp phần giảm tỷ lệ tử vong,
bệnh tật, táng tuổi thọ trung bình. Bài viết này tập trung tìm hiểu về nhu càu chăm
sóc sức khóe ban đầu của người cao tuổi ở khu vực nông thôn qua nghiên cứu
trường hợp tại hai xã Nam Điền và Nghĩa Hải, tinh Nam Định ở các khía cạnh
gồm giáo dục sức khỏe, khám định kỳ, khám chừa bệnh thông thường và sử dụng
thuốc thiết yếu. Bài viết sử dụng số liệu khảo sát của đề tài nghiên cứu về chăm
sóc sức khỏe ban đầu ở cấp cơ sỡ đối với người cao tuổi ở nông thôn với 300
người trả lời là người cao tuổi. Ket quả cho thấy người cao tuổi có nhu cầu cao về
CSSKBĐ, đặc biệt là nhu cầu giáo dục sức khòe. Nhu cầu khám chữa bệnh định
kỳ và khám chữa bệnh thơng thường của NCT có mối quan hệ với tình trạng sức
khỏe và mức sống của NCT, trong khi đó, nhu cầu sử dụng thuốc thiết yếu của
NCT cũng phụ thuộc vào tình trạng bệnh tật và độ tuổi của NCT. Ket quả của
nghiên cứu gợi ý việc tiếp tục triển khai mạnh mẽ hơn những hoạt động giáo dục
sức khỏe với đối tượng người cao tuổi, đồng thời tăng cường nâng cao chất lượng
khám chữa bệnh và cơ sở hạ tầng ưang thiết bị cho tuyến y tế cơ sở đế phục vụ
người dân nói riêng và NCT nói chung hiệu quả hơn'.
Từ khóa: Người cao tuổi; Chãm sóc sức khỏe; Người cao tuổi nơng thơn;
Y tế cơ sở.

Ngày nhận bài: 27/9/2021; ngày chỉnh sửa: 11/10/2021; ngày duyệt đãng:


15/11/2021.

* TS., Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
** ThS., Trung tâm Hợp tác Phát triển Tây Bắc.
1 Bài viết là sản phẩm cùa Đe tài cấp Cơ sờ “Phân tích một số chính sách, pháp luật về người cao
tuổi ở Việt Nam trong bối cảnh già hoá dân số hiện nay” do Viện Nghiên cứu Gia đinh và Giới
chủ trì thực hiện năm 2021.


4

Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyển 31, số 4, tr. 3-14

1. Bối cảnh nghiên cứu
Chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) là cơng tác trọng tâm chính để tăng
cường sức khỏe người dân trên toàn thế giới, đã và đang góp phần quan trọng trong

việc thúc đẩy phân phối nguồn lực y tế một cách công bằng và cung cấp dịch vụ có
mục đích. Ở Việt Nam, cơng tác CSSKBĐ cũng đóng một vai trị quan trọng trong
việc nâng cao sức khỏe cho nhân dân, góp phần giảm tỷ lệ tử vong, tỷ lệ bệnh tật,

tăng tuổi thọ trung bình của người dân.

CSSKBĐ là khái niệm được thống nhất toàn cầu và được quy định tại Tuyên
bố Alma-Ata ở Hội nghị toàn cầu về CSSKBĐ năm 1978 tại Kazakhstan. Tuyên bố
Alma-Ata 1978 đã chỉ rõ “Chăm sóc sức khỏe ban đầu là sự chăm sóc sức khỏe thiết

yếu, dựa trên những phương pháp và kỹ thuật học thực tiễn, có cơ sở khoa học và

được chấp nhận về mặt xã hội, phổ biến đến tận mọi cá nhân và gia đình trong cộng

đồng, thơng qua sự tham gia tích cực cùa họ với chi phí hợp lý cho các cộng đồng

và quốc gia có thể duy tri ở bất cứ giai đoạn phát triển nào, ưên tinh thần tự lực và

tự quyết. CSSKBĐ tạo thành một họp phần không thể thiếu của hệ thống y tế của
mỗi quốc gia, trong đó, nó giữ vai trị trọng tâm và là tiêu điểm chính của sự phát
triền chung về kinh tế xà hội của cộng đồng. CSSKBĐ là nơi tiếp xúc đầu tiên của

người dân, gia đình và cộng đồng với hệ thống y tế quốc gia, đưa sự chăm sóc sức

khỏe đến càng gần càng tốt nơi người dân sống và lao động, trở thành yếu tố đầu
tiên của một q trình săn sóc sức khỏe lâu dài” (Declaration of Alma Ata:

International Conference on Primary Health Care, 1978).

Trong bối cảnh già hóa dân số đang diễn ra nhanh chóng ở Việt Nam, công
tác CSSKBĐ càng trở thành một yếu tố quan trọng trong cơng tác chăm sóc sức
khỏe cho người cao tuổi, đặc biệt là ở khu vực nịng thơn với điều kiện y tế và

chăm sóc khác biệt tương đối lớn so với ở khu vực đô thị. Ở Việt Nam, trên thực
tế có nhiều nghiên cứu về CSSKBĐ nhưng chưa có nhiều phân tích về CSSKBĐ

cho người cao ti mà chu yếu là về chăm sóc bà mẹ trẻ em, phịng chống dịch

bệnh nói chung. Trong khi đó, cơng tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là

cơng tác luôn được Đảng và Nhà nước chú trọng. Trong bối cảnh già hóa dàn số
nhanh chóng ở Việt Nam hiện nay, Việt Nam cũng đã kịp thời đưa ra những
chính sách, chương trình hướng đến tăng cường cơng tác chăm sóc sức khỏe


người cao tuổi. Quyết định 7618/QĐ-BYT ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2016
về việc phê duyệt đề án chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2017-2025

cũng đề cập đến công tác CSSKBĐ đối với người cao tuổi. Cụ thế, mục tiêu của
đê án hướng tới “nâng cao sức khỏe người cao tuôi trên cơ sở nâng cao kiến
thức, kỳ năng tự chăm sóc sức khỏe và tăng khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc

sức khỏe ban đầu của người cao tuổi” (khoan 2b, Mục I, Điều 1); củng cố hoàn


Trịnh Thái Quang, Trần Thị Thanh Tâm

5

thiện hệ thống cung cấp dịch vụ CSSKBĐ, khám chữa bệnh cho người cao tuổi,
nâng cao năng lực cho y tế cơ sở, bao gồm cả trạm y tế xã/phương, thị trấn trong
thực hiện CSSKBĐ cho người cao tuồi.

Bài viết này tìm hiểu về nhu cầu CSSKBĐ của người cao tuổi ở khu vực nông

thôn của Nam Định thông qua nghiên cứu trường họp 2 xã Nam Điền và Nghĩa Hải
với 300 mầu nghiên cứu. Các nội dung CSSKBĐ được tìm hiểu trong bài viết này
bao gồm việc giáo dục sức khỏe, khám bệnh định kỳ, khám chữa bệnh thông thường,

và cấp phát thuốc thiết yếu.

2. Nguồn số liệu, lý thuyết và phương pháp phân tích
Bài viết sử dụng số liệu từ khảo sát về CSSKBĐ đối với người cao tuổi trong
khuôn khổ đề tài cơ sở nãm 2021 của Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới với mẫu


nghiên cứu là 300 người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) do tác giả thứ nhất là chủ nhiệm.
Phương pháp phân tích chủ yếu trong nghiên cứu này là thống kê mô tả sử dụng tần
suất và tỷ lệ, phân tích hai biến.
Biến số độc lập: bao gồm các biến số về đặc điểm nhân khấu học của người
cao tuổi: giới tính, độ tuổi, mức sống, tình trạng sức khoe, tình trạng hơn nhân.

Biến số phụ thuộc: nhu cầu giáo dục về sức khỏe, khám chừa bệnh định kỳ,

khám chữa bệnh thông thường, cấp phát thuốc của người cao tuối.
Bài viết sử dụng lý thuyết hành động xã hội và lý thuyết về nhu cầu cùa
Maslow để giải thích các kết quả phân tích. Hành động tìm kiếm dịch vụ chăm
sóc sức khỏe là hành động xà hội dựa trên định hướng chủ quan hợp lý về mục

đích đảm bảo sức khỏe của bản thân. Nhóm người cao tuổi được xem là nhóm

người có nhiều nguy cơ cao hơn ve các vấn đề sức khỏe, họ cũng là đối tượng
sử dụng nhiều hơn dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Hành động tìm kiếm và lựa chọn
dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ dựa vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan.
Yếu tố chủ quan bao gồm các đặc điểm về bệnh tật, đặc điểm kinh tế, xã hội của
cá nhân và hộ gia đình. Các đặc điểm khách quan có thể là điều kiện khám chữa

bệnh ở các đơn vị y tế cơ sở.

Theo lý thuyết về nhu cầu của Maslow, nhu cầu cơ bản thứ hai (sau nhu cầu
sinh lý) mà các cá nhân hướng tới là nhu cầu an toàn. Nhu cầu an toàn và được bảo
vệ là nhu cầu bao gồm an tồn tính mạng và an tồn tinh thần. Nghĩa là nhu cầu về
con người được bảo vệ, tránh được các nguy cơ đe doạ cuộc sống như bệnh tật, tai

nạn, thiên tai, chiến tranh... tránh được mọi sự sợ hãi, lo lắng, những tác động xấu
về tinh thần cũng có thể gây nguy hại cho tính mạng con người.

Nhu cầu được bảo vệ được xếp ưu tiên sau nhu cầu về thể chất, nhu cầu này

trở thành nhu cầu cấp thiết trong thời gian xảy ra bệnh dịch, chiến tranh, thảm họa.


6

Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyển 31, số 4, tr. 3-14

Trẻ em, người có tuổi, người tàn tật địi hỏi sự an tồn được bảo vệ nhiều hon. Do
có nhu cầu được đảm bảo, an toàn, đặc biệt trong trường họp người có tuồi có xu

hướng suy giảm sức khỏe khi tuổi cao, họ tìm kiếm các chăm sóc y tế, khám chữa
bệnh để duy trì tình trạng khỏe mạnh, hoặc cải thiện tình trạng sức khóe.

3. Tổng quan nghiên cứu
Ngay từ năm 1986, Việt Nam đã đưa ra chiến lược CSSKBĐ trên cả nước
và những ưu tiên cho CSSKBĐ từ năm 1990. CSSKBĐ là hoạt động được thực
hiện ở cấp y tế cơ sở, cụ thể là trạm y tế (TYT) xã. Birt (1990) đã có những mơ
tả chi tiết về hai cơ sở cung cấp dịch vụ CSSKBĐ ở Việt Nam từ những năm

1990 ở miền Nam gồm có một trung tâm y tế phường 6, quận 4, Thành phố Hồ
Chí Minh và trung tâm y tế Talai ở Đồng Nai. Nghiên cứu của Birt đã cho thấy

vai trò của CSSKBĐ trong giáo dục sức khỏe, cung cấp nước sạch, vệ sinh mơi
trường, phịng chống và điều trị dịch bệnh ờ phường 6. Tuy nhiên, tác giả nhận

định, các công tác CSSKBĐ ở cộng đồng gặp nhiều khó khăn do cơ chế phối

hợp của chính quyền, thiếu hiểu biết về nhu cầu của người dân địa phương đồng

thời là thiếu sự họp tác, tham gia của người dân trong các hoạt động tăng cường

sức khỏe (Birt, 1990: 344). Nghiên cứu này tập trung vào đơn vị cung cấp dịch
vụ TYT xã hơn là tập trung vào người sử dụng dịch vụ.

Nghiên cứu của Lê Thị Hoàng Liễu (2015) lại tập trung vào khả năng
tiếp cận CSSKBĐ, nhận thức của người dân và thực trạng y tế cơ sờ của một
số địa bàn ở nơng thơn phía Nam Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng

có khách thể nghiên cứu là người dân nói chung và tỷ lệ người cao tuổi trong

mầu nghiên cứu không đáng kể. Nghiên cứu đánh giá về hoạt động của y tế
tuyến cơ sở ở nông thôn Việt Nam của Duong và cộng sự (2004) tập trung vào
4 khía cạnh chính là cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế, cơ sở y tế, nhân lực, và
tiếp cận dịch vụ. Nghiên cứu này cũng chỉ đề cập đến một khía cạnh của

CSSKBĐ là chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em. Vì thế, mẫu nghiên cứu chỉ bao
gồm 200 phụ nữ đã từng sinh con trong vòng 3 tháng ở thời điểm khảo sát. Kết
quả cho thấy, khoảng cách từ nhà đến cơ sở y tế khơng có nhiều tác động đến

việc sử dụng dịch vụ y tế tại địa bàn nghiên cứu, tuy nhiên, điều kiện kinh tế
có tác động đáng kể do phụ nữ thường phái chi trả tiền dịch vụ trực tiếp. Chất

lượng cung ứng dịch vụ cũng tác động đáng kể đến việc quyết định địa điểm
sinh con của phụ nữ nông thôn, cụ thể họ quan tâm đến chất lượng dịch vụ

được cung cấp, việc cấp phát thuốc, kết quả điều trị. Ngoài ra, mối quan hệ
giữa người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ, yếu tố văn hóa, chi phí

dịch vụ cũng đóng vai trò đáng kể ưong việc phụ nữ quyết định sử dụng dịch

vụ ở cơ sở y tế tuyến cơ sở.


Trịnh Thái Quang, Trần Thị Thanh Tâm

7

Nghiên cứu về chăm sóc sức khỏe NCT ở Việt Nam đã được triển khai
nhiều và rộng khắp. Các nghiên cứu gần đây đều đề cập đến vấn đề sức khỏe và
nhu cầu chăm sóc sức khỏe của NCT Việt Nam (Bang và cộng sự, 2017; Bộ Y
tế Việt Nam và Nhóm đối tác Y tế, 2018; Nguyền Thế Huệ, 2010; Trịnh Duy

Luân & Trần Thị Minh Thi, 2017; UNFPA & VNCA, 2019). Nghiên cứu của

Trịnh Duy Luân và Trần Thị Minh Thi (2017) về người cao tuồi Việt Nam có đề
cập đến khả năng tiếp cận TYTxã/phường của NCT về mặt địa lý, trong đó, phần

lớn NCT có thể đến các cơ sở y tế địa phương này trong vòng 30 phút và khơng
có sự khác biệt lớn giữa khu vực nơng thơn và đô thị. Tuy nhiên, nghiên cứu này
không đề cập đến tính dễ tiếp cận, hay chất lượng của dịch vụ CSSK đối với

người cao tuổi ở địa phương.

Bang và cộng sự (2017) nhận định người cao tuổi Việt Nam có nhu cầu rất
lớn tiếp cận các thơng tin về sức khoe đế quản lý các bệnh mạn tính và cải thiện
sức khỏe nói chung bàng việc thực hành lối sống khỏe mạnh và việc cung cấp
các thông tin này là trách nhiệm của y tế cơ sở với vai trò là đơn vị thực hiện

CSSKBĐ tại cơ sở và đó là nội dung thứ nhất trong cơng tác CSSKBĐ. Nghiên
cửu này cũng cho rằng các trung tâm y tế xã đóng vai trị quan trọng trong việc

chăm sóc sức khỏe NCT, đồng thời là đơn vị góp phần vào việc quản lý bệnh
mạn tính, thúc đẩy lối sống lành mạnh, giảm nguy cơ sức khỏe, phòng chống
bệnh tật, tăng cường chất lượng cuộc sống của NCT, vì thế các trung tâm này

cần phải được tăng cường năng lực để đáp ứng một cách hiệu quả nhu cầu dịch
vụ chăm sóc sức khỏe cũa NCT đặc biệt là ở khu vực nông thôn.

Điểm đáng lưu ý là hiện nay không có nhiều nghiên cứu về các nội dung
cụ thể của CSSKBĐ đối với người cao tuổi ở Việt Nam, các nghiên cứu trước
thường tập trung vào đánh giá hoạt động chung của đơn vị cung cấp dịch vụ
CSSKBĐ, và các đối tượng là người dân nói chung. Đối tượng người cao tuổi

chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều. Đánh giá chung về CSSKBĐ ở y tế cơ

sở, Báo cáo chung về ngành y tế 2016 cho thấy, thiếu thuốc thiết yếu và trang
thiết bị thông thường dẫn tới chất lượng CSSKBĐ ở tuyến cơ sở kém. Nhiều đơn
vị y tế tuyến cơ sở thiếu các thuốc thiết yếu theo quy định của Bộ Y tế. Nhiều
bệnh nhân phải bỏ tiền túi để mua thuốc trong danh mục bảo hiêm của họ, thậm

chí trạm y tế xã cịn khơng có tủ thuốc cấp cứu. Đối với NCT, trang thiết bị y tế
không cần phải là các phương tiện đắt tiền, tuy nhiên các TYT vẫn thiếu các
dụng cụ cơ bàn để đánh giá sức khỏe NCT. Ngoài ra, cơ chế tài chính cịn gây

ra nhiều khó khăn cho hoạt động CSSKBĐ cho người dân nói chung và người

cao tuổi nói riêng (Bộ Y tế Việt Nam & Nhóm đối tác Y tế, 2018).

Trong công tác quản lý sức khỏe, sổ theo dõi sức khỏe NCT vẫn chưa được
sử dụng rộng rãi, và nội dung chưa toàn diện. Ở nhiều tỉnh, thành, sổ theo dối sức



8

Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyển 31, số 4, tr. 3-14

khỏe NCT chưa có ở cộng đồng trong khi đó trạm y tế xã chi có danh sách người
cao tuôi ở địa bàn. Bộ Y tế chưa ban hành mẫu sổ thống nhất cũng như chưa có

hướng dần cụ thể về việc lập hồ sơ quản lý sức khỏe NCT tại cộng đồng, thiếu quản
lý bệnh mạn tính trong CSSKBĐ. vấn đề kê đơn thuốc và tuân thủ điều trị cũng gặp

nhiều hạn chế do chất lượng nguồn nhân lực y tế cơ sở và do bản thân người bệnh
(Bộ Y tế Việt Nam & Nhóm đối tác Y tế, 2018).
Như vậy, có thể thấy rằng, mặc dù cơng tác CSSKBĐ đối với NCT là một
trong những trọng tâm trong lĩnh vực y tế, CSSK đối với NCT ở Việt Nam nhưng

trên thực tế, việc thực hiện CSSKBĐ cho NCT cịn gặp nhiều khó khăn về nhiều
mặt. Nghiên cứu này, vì thế sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm vấn đề nghiên cứu
bằng cách tìm hiểu thực trạng nhu cầu CSSKBĐ đối với NCT ở tuyến cơ sở, tập

trung vào khu vực nông thôn, nhu cầu CSSKBĐ của NCT nông thôn và những
yếu tố tác động đến công tác CSSKBĐ đối với NCT ở cấp cơ sở.

4. Người cao tuổi có nhu cầu cao về giáo dục phổ biến kiến thức về
chăm sóc sức khỏe

về cơ bản, đại đa số NCT nhận thấy bản thân cần thêm các kiến thức về
chăm sóc sức khỏe. Đa số NCT trong nghiên cứu này mong muốn được tham
gia các buổi phổ biến kiến thức về kinh nghiệm phòng bệnh (95,3%) cũng như
chữa bệnh (95,7%) và kinh nghiệm tự chăm sóc bản thân (95%). Khơng có khác

biệt nào đáng kể giữa các nhóm NCT có đặc điểm nhân khẩu học khác nhau về

nhu cầu bổ sung kiến thức về chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, phần lớn những

người khơng có nhu cầu học hỏi thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe là những
người ở độ tuổi trên 80. Có thể quan niệm của họ về vấn đề sức khỏe và chăm

sóc sức khỏe ở độ tuổi đó sẽ khác biệt so với những người già ở độ tuổi thấp
hơn. Ví dụ như họ có thể cho rằng, ở độ tuồi đó, việc chăm sóc sức khỏe của

NCT phụ thuộc nhiều hơn vào con cái, hoặc dịch vụ chăm sóc sức khỏe nên họ
khơng cần thiết phải học hỏi thêm những kiến thức bổ trợ đó nữa.

về cách thức, hình thức tổ chức các buôi phổ biến kiến thức về CSSK,
NCT mong muốn nhất là có thể tổ chức thành các buổi tập huấn độc lập, dành
riêng cho NCT và tổ chức tại địa phương nơi cư trú (72,1%). Hình thức lồng

ghép nội dung phổ biến kiến thức vào các buổi họp thơn/xóm cũng được nhiều

người cao tuổi lựa chọn (66,3%). Ngoài ra, các hình thức khác có thể được sử
dụng mang tính bổ sung như phát tài liệu hướng dần, hay truyền thanh qua đài

phát thanh xã/phường về các nội dung kiến thức về CSSK cho NCT.
Với phần lớn số NCT lựa chọn hình thức tổ chức các buổi phổ biến kiến

thức về CSSK cho NCT tại địa phượng nên hầu hết đều cho rằng các sự kiện này


Trịnh Thái Quang, Trần Thị Thanh Tâm


9

nên được tổ chức ở địa bàn thơn/xóm (95,1%). Có thể do đối tượng là NCT nên
họ mong muốn các buổi phổ biến kiến thức được tổ chức ở ngay tại thơn/xóm

của mình để thuận tiện cho việc đi lại của bản thân NCT và tăng khả năng tham
gia của họ. Khoảng 40% mong muốn các buổi phổ biến kiến thức CSSK này
được tổ chức ở TYT xã/phường, và khoảng 22% cho rằng có the tổ chức ở

UBND Xã.

5. Nhu cầu của NCT về cung cấp thuốc thiết yếu từ TYT xã không cao,
nhưng được đáp ứng tương đối đầy đủ
Việc cung cấp thuốc thiết yếu tại TYT xã là gói dịch vụ cơ bản và do bảo
hiểm y tế chi trả, vì thế nhu cầu này phụ thuộc nhiều vào việc người dân có và

sử dụng thẻ BHYT hay khơng. Kết quả khảo sát cho thấy trong tổng số người
trà lời, khoảng 40% (120 người) đã từng sử dụng thẻ BHYT để đến lấy thuốc ở
TYT xã/phường phục vụ cho mục đích điều trị bệnh. Trong khi đó, tỷ lệ NCT có
BHYT các loại trong nghiên cứu này là 96,3%. Như vậy, chỉ có chưa đến ’/2 số

NCT có BHYT có sừ dụng thẻ để lấy thuốc điều trị tại TYT xã, phản ánh NCT
có nhu cầu khơng cao đối với dịch vụ thuốc thiết yếu ở TYT Xã.
Có một số điểm đáng lưu ý liên quan đến việc sử dụng thẻ BHYT lấy thuốc

tại các TYT cơ sở như sau. Thứ nhất, dường như có mối quan hệ giữa mức sống
và việc sử dụng thẻ BHYT. Tỷ lệ NCT nghèo đã từng sử dụng thẻ BHYT đến
lấy thuốc ở TYT cao hơn đáng kể so với những người ở nhóm có mức sống khá
- giàu (43,9% so với 24,0%), nhưng khơng có khác biệt đáng kể với nhóm có
mức sống trung bình (40,8%). Tỷ lệ phụ nữ cao tuổi sử dụng thẻ BHYT để lấy


thuốc ở TYT nhiều hơn so với nam giới cao tuổi (47,3% so với 34,0%). Bên
cạnh đó, những người ở độ tuổi 80 trở lên cũng sử dụng thẻ BHYT để lấy thuốc
ở TYT nhiều hơn so với những người ở độ tuổi thấp hơn hay những người có
tình trạng sức khỏe kém hơn, có bệnh mạn tính cũng có tỷ lệ sử dụng thẻ BHYT
để nhận thuốc từ TYT nhiều hơn so với những người có sức khỏe tốt hơn, hoặc

những người khơng có bệnh mạn tính.

Số liệu của khảo sát cũng cho thấy, trong số 120 người đã từng sử dụng
thè BHYT đến lấy thuốc ở trạm y tế thì phần lớn (88,4%) cho biết họ có thề lấy
đầy đù các loại thuốc theo nhu cầu KCB của bản thân. Tỷ lệ khơng có đủ thuốc

để sử dụng chiếm 11,6% (tương ứng 14 trường hợp). Trong các trường hợp này,
có chín người cho biết là do TYT khơng có loại thuốc mà họ cần cho điều trị

bệnh, một người cho biết do TYT hết loại thuốc đó và năm người cho biết do
loại thuốc đó khơng nằm trong danh mục thuốc cấp do BHYT chi trả. Mặt khác
cũng cần phải nhìn nhận rằng, nhu cầu về thuốc của NCT đa dạng và phụ thuộc
nhiều vào địa điểm khám chữa bệnh hoặc nơi cư trú của họ. Cụ thể, phần lớn


10

Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyển 31, số 4, tr. 3-14

NCT sẽ đến tiệm thuốc gần nhà để mua các loại thuốc mà họ cần (53,1%) hoặc

mua ở các cửa hàng thuốc tại nơi họ thăm khám (25%).
Biểu đồ 1. Sử đụng thẻ BHYT để lấy thuốc ở TYT xâ/phường theo tuổi

và tình trạng sức khỏe thể chất (%)
70

60
50

40

30
20
10
0

60-69

70-79

80+

Độ tuổi

Khi phân tích yểu tố tác động đến nhu cầu của NCT về thuốc thiết yếu tại
TYT xã bằng phân tích hồi quy nhị phân với biến phụ thuộc là NCT có sử dụng

thẻ BHYT để lấy thuốc ở TYT xã hay không trong 12 tháng vừa qua và các biến
độc lập là thông tin nhân khẩu học của NCT thì kết quả cho thấy những NCT ở độ
tuổi cao hơn, có bệnh mạn tính có xu hướng sử dụng BHYT để lấy thuốc ờ TYT

xã cao hơn 1,6 lần so với NCT ớ độ tuổi thấp hơn (p<0,05; 95% CI: 1,0-2,5) và
2,2 lần so với NCT khơng có bệnh mạn tinh (p < 0,01; 95% Cl: 1,3-3,8).


6. Nhu cầu về điều trị và phịng bệnh có tưong quan vói mức sống của
NCT
6.1. Khám chữa bệnh định kỳ
Phần lớn NCT trong khảo sát này có nhu cầu về khám định kỳ hàng năm
(96,7%). Khơng có khác biệt giữa nam và nừ cao tuổi, hay về độ tuổi của NCT,

cũng như mức sống và tinh trạng sức khoe thể chất của NCT trong mối quan hệ

với nhu cầu khám bệnh định kỳ của NCT. về địa điểm khám chữa bệnh định kỳ,
theo ý kiến của NCT, phần lớn số họ mong muốn khám chữa bệnh định kỳ ở
trung tâm y tế hoặc bệnh viện tuyến huyện (55,4%). Tiếp theo là trạm y tế

xã/phường (21,1%) và bệnh viện tỉnh/Trung ương (16,3%). Địa điểm mong

muốn cho việc khám chữa bệnh định kỳ của NCT có tương quan với mức sống

tự đánh giá của bản thân NCT (p < 0,05). Có hai xu hướng trái ngược nhau rất
dễ nhận biết, the hiện trong Biểu 2 dưới đây, đó là trạm y tế xã/phường và phịng
khám/bệnh viện tư nhân. Theo đó, tỷ lệ NCT có mức sống khá giả ít chọn trạm

y tế xã/phường (5,9%) là địa điểm khám chữa bệnh định kỳ mong muốn, ngược


Trịnh Thái Quang, Trần Thị Thanh Tâm

11

lại tỷ lệ NCT có mức sống khá giả lựa chọn phịng khám/bệnh viện tư nhân là
điểm khám chữa bệnh định kỳ là cao nhất so với những người có mức sống thấp


hơn (17,6%).

Nhu cầu khám chữa bệnh định kỳ tại TTYT hoặc bệnh viện huyện chiếm
tỷ lệ cao nhất phản ánh phần nào thái độ của NCT về TYT xã vì TYT xã mới là

đơn vị tuyến đầu tiên chịu trách nhiệm thực hiện các dịch vụ khám chữa bệnh
định kỳ cho NCT địa phương.
Biểu đồ 2. Địa điểm khám chữa bệnh định kỳ mong muốn và mức sống

tự đánh giá của NCT (N=289) (%)

6.2. Nhu cầu khám chữa bệnh thông thường
NCT được hỏi khi có nhu cầu khám chừa bệnh thơng thường, họ mong

muốn đến đâu để sử dụng dịch vụ này. Kết quả phân tích cho thấy, phần lớn

NCT mong muốn đến TTYT huyện hoặc bệnh viện huyện để khám chữa bệnh
thông thường, 36% lựa chọn bệnh viện tỉnh và đứng thứ ba là trạm y tế

xã/phường với 34,7%.
Mức sống của NCT có tương quan có ý nghĩa thống kê với việc họ mong
muốn khám chữa bệnh thông thường ở cơ sở y tế nào. Giữa các nhóm NCT có
mức sống khác nhau thì có mong muốn khác nhau về điểm khám chữa bệnh

thơng thường. Ví dụ như NCT có mức sống tự đánh giá nghèo lựa chọn khám

chữa bệnh thông thường ở những cơ sở y tế gần nơi cư trú, ít tốn kém nhiều hơn
(tư nhân) so với những người có điều kiện kinh tế tốt hơn. Tỷ lệ NCT nghèo
chọn điều trị bệnh thông thường ờ trạm y tế hay bệnh viện tỉnh đều cao hơn so

với những NCT ở mức sống tốt hơn. Khác biệt này thế hiện rõ nhất ở cơ sở y tể


12

Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyển 31, số 4, tr. 3-14

tư nhân. Nếu như chỉ có 14% NCT nghèo mong muốn khám chừa bệnh thơng
thường ở phịng khám tư nhân (3% ở bệnh viện tư), thi tỷ lệ này ở nhóm NCT
có mức sống trung bình là 23,3% (4% ở bệnh viện tư), và 47,1% ở nhóm NCT
có mức sổng khá - giàu (11,8% ở bệnh viện tư).

Biểu đồ 3. Nhu cầu về noi khám chữa bệnh thông thường (N=297) (%)

Tình trạng sức khỏe của NCT cũng có tương quan với cơ sở y tế mong

muốn để khám chữa bệnh thơng thường của NCT. Tỳ lệ NCT có bệnh mạn tính
mong muốn đến khám sức khỏe thơng thường tại TYT xã cao hơn đáng kể so

với những người không có bệnh mạn tính (39,1% so với 26%) (p<0,05). Hay
những người có tình trạng sức khỏe thể chất kém mong muốn đến khám chừa
bệnh thơng thường ở bệnh viện tình nhiều hơn so với những người có sức khỏe

tốt hơn (p<0,005).

Bảng 1. Co’ sở y tế mong muốn và mức sống tự đánh giá (N=297) (%)
Cơ sởy tế

Mức sống tự đánh giá
Nghèo


Trung bình

Khá -giàu

TYTT Huyện/BV Huyện

66,7

75,3

52,9

Phịng khám tư
**

14,0

23,3

47,1

Bệnh viện Trung ương

12,3

17,5

23,5


Trạm y te

36,8

35,4

17,6

Bệnh viện Tình
***

54,4

33,6

17,6

Bệnh viện tư

3,5

4,0

11,8

Mức ý nghĩa thống kê: ** p< 0,01; *** p< 0,001

7. Kết luận và thảo luận
Người cao tuổi có nhu cầu đa dạng về CSSKBĐ, thể hiện là phần lớn số
NCT trong nghiên cứu này đều có nhu cầu tìm hiểu, học hỏi thêm về các kiến

thức chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Kết quả này phần nào cũng cho thấy NCT


Trịnh Thái Quang, Trần Thị Thanh Tâm

13

cũng rất quan tâm đến chăm sóc sức khỏe của bản thân. Khơng có sự khác biệt

đáng kể nào giữa các nhóm NCT khác nhau về nhu cầu thông tin về CSSK. Kết

quả này cũng tưong đồng với nghiên cứu của Bang và cộng sự (2017), phản ánh

NCT có nhu lớn trong việc tiếp thu thông tin về CSSK. Kết quả ngày gợi ý việc
tiếp tục triên khai mạnh mẽ hon nữa các chưong trình, hoạt động truyền thơng,

đào tạo về các kiến thức, kỳ năng chăm sóc sức khỏe NCT, đồng thời mở rộng
đối tượng đào tạo, tập huấn với những người chăm sóc chính cho NCT tại cộng
đồng, gia đình. Qua đó thúc đẩy mơ hình chăm sóc sức khỏe NCT tại cộng đồng.

Đồng thời, trong quá trình tổ chức thực hiện các chương trình, hoạt động truyền
thơng, tập huấn cũng nhất thiết phải lưu ỷ đến các hình thức tổ chức, truyền đạt,

địa điểm tổ chức phù hợp với điều kiện tham gia của NCT vốn dĩ có thể đã bị

hạn chế nhiều do tình hình sức khỏe, khả năng di chuyển.
Khơng có nhiều NCT sử dụng dịch vụ cung cấp thuốc thiết yếu, tuy nhiên,

những người đã từng nhận thuốc thiết yếu từ TYT xã đều hài lòng với dịch vụ


này của TYT. Một bộ phận NCT khi cần thuốc điều trị thường mua ở hiệu thuốc
tư nhân gần nhà hoặc gần khu vực khám chữa bệnh khác. NCT ở độ tuổi cao

hon, có bệnh mạn tính thường sử dụng thẻ BHYT để lấy thuốc ở TYT hon so
với những NCT ở độ tuồi thấp hon và khơng có bệnh mạn tính. Nhu cầu khám
chừa bệnh định kỳ và khám chữa bệnh thơng thường của NCT cũng có mối quan
hệ với tinh trạng sức khỏe và mức sống của NCT. Thực tế nghiên cứu cho thấy

NCT thường lựa chọn địa điểm mong muốn cho các dịch vụ khám chữa bệnh
ban đầu là các cơ sở y tế tuyến huyện, thay vì TYT xã nơi họ đang cư trú. Điều
này, một lần nữa, đặt ra câu hòi về chất lượng khám chữa bệnh tại y tế tuyến cơ
sở, cụ thế là TYT xã, vấn đề đã được thảo luận nhiều trên các phương tiện truyền

thông đại chúng, do lo ngại về chất lượng và trình độ chun mơn của đội ngũ y

bác sỳ TYT xã nên người dân không tin tưởng và thường có xu hướng tìm kiếm
dịch vụ khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế tuyến trên hơn (Đăng Khoa, 2020; Lê

Hà, 2018).

Trên thực tế, Việt Nam đã và đang rất nồ lực để cải thiện chất lượng của
đơn vị y tế cấp cơ sờ nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng khám chừa bệnh ban

đầu, một mặt giảm gánh nặng cho các cơ sở y tế tuyến trên, đồng thời mặt khác
góp phần tăng cường theo dõi sức khỏe phát hiện sớm và điều trị kịp thời, làm
giảm gánh nặng bệnh tật, giảm nguy cơ tử vong cho người bệnh. Tuy nhiên,
dường như NCT chưa thực sự tin tưởng vào công tác khám chữa bệnh của TYT
cơ sở. Ket quả nghiên cứu này gợi ý rằng, ngoài việc tiếp tục đầu tư, cải thiện
chất lượng khám chữa bệnh, tăng cường cơ sở vật chất hạ tầng cúa hệ thống TYT
cơ sở thì việc vận động, tuyên truyền đến người dân về sử dụng dịch vụ y tế cơ


sở cho những hoạt động chăm sóc sức khỏe, khám chừa bệnh phù hợp cũng sẽ


14

Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyển 31, số 4, tr. 3-14

góp phần giảm gánh nặng cho các tuyến trên và giảm chi phí khám chữa bệnh

và các chi phí kèm theo.

Tài liệu trích dẫn
Bang, K. s., Tak, s. H., Oh, Yi, I, Yu, s. Y., & Trung, T. Q. 2017. Health Status and
the Demand for Healthcare among the Elderly in the Rural Quoc-Oai District of
Hanoi in Vietnam. Biomed Res Int, 2017,4830968. doi: 10.1155/2017/4830968.
Birt, c. A. 1990. Establishment of primary health care in Vietnam. British Journal of
General Practice, 40, pp. 341-344.
Bộ Y tế Việt Nam, Nhóm đối tác Y tế. 2018. Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm
2016: Hướng tới mục tiêu già hóa khỏe mạnh ở Việt Nam. Truy cập tại:
http ://j ahr.org. vn/downloads/JAHR2016/JAHR2016_full_VN.pdf.
Declaration of Alma Ata: International Conference on Primary Health Care. 1978. AlmaAta, USSR, 6-12, September 1978. Geneva, World Health Organization.
Duong, D. V., Binns, c. w., & Lee, A. H. 2004. Utilization of delivery services at the
primary health care level in rural Vietnam. Soc Sci Med, 59(12), 2585-2595.
doi:10.1016/j.socscimed.2004.04.007.
Đăng Khoa. 2020. "Hà Nội nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh từ tuyến y tế cơ sở".
Tạp chí Cộng sản điện tử. web/guest/kinh-te//2018/820778/ha-noi-nang-cao-chat-luong-kham%2C-chua-benh-tu-tuyen-y-teco-so.aspx.
Lê Hà. 2018. "Chất lượng khám chữa bệnh và y tế cơ sở có nhiều chuyển biến tích cực".
Báo Nhân Dân Online, .
Lê Thị Hồng Liễu. 2015. Tiếp cận chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân nông

thôn tại y tế cơ sờ. (Tiến sĩ), Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

2/3 5/6
8/&doc=12356821646092074123250361474736362442&bitsid=29b24084-71a54cdl-8177-176975576063&uid= (62313001).
Nguyễn Thế Huệ. 2010. "Thực trạng chăm sóc người cao tuổi Việt Nam". Tạp chí Khoa
học xã hội Việt Nam, 3/2010, tr. 99-106.
Trịnh Duy Luân, Trần Thị Minh Thi. 2017. Chăm sóc người cao tuổi trong xã hội Việt
Nam đang chuyên đôi: Những chiêu cạnh chinh sách và câu trúc. Nxb. Khoa học
xã hội, Hà Nội.
UNFPA, VNCA. 2019. Toward a Comprehensive National Policy for an Ageing
Vietnam.
/>comprehensive%20ageing%20policy_ENG.pdf.



×