Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Chuyên đề công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng của đoàn TNCS hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.19 KB, 12 trang )

Chuyên đề
Công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng
của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng là một việc làm rất quan
trọng. Lịch sử 75 năm qua của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh minh chứng rằng, tổ
chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng và
Bác Hồ giao cho là “Phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh”. Qua mỗi thời kỳ cách
mạng công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng luôn được tổ chức Đoàn coi
trọng, đề ra phương hướng, nhiệm vụ cụ thể phù hợp với yêu cầu sự nghiệp cách
mạng của Đảng, của dân tộc. Các cấp bộ Đoàn từ Trung ương đến cơ sở luôn quan
tâm củng cố, kiện toàn tổ chức của Đội, cử cán bộ, đoàn viên tâm huyết, nhiệt tình
với công tác thiếu nhi, cấp kinh phí và các phương tiện để tổ chức các hoạt động
chăm sóc thiếu nhi. Đặc biệt, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ban, ngành, đoàn thể
và các lực lượng xã hội chăm lo cho thiếu nhi.
Trước yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới, việc đổi mới nội dung,
phương thức hoạt động Đội và phong trào thanh thiếu nhi, tăng cường vai trò và
trách nhiệm của tổ chức Đoàn trong công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu
niên, nhi đồng là cần thiết và cấp bách, có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác xây
dựng và phát triển tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Hội nghị lần thứ VII, Ban
Chấp hành TƯ Đoàn đã ra Nghị quyết số 10 NQ/TƯĐTN ngày 25/7/2000 "Về
tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng và xây dựng Đội
TNTP Hồ Chí Minh giai đoạn 2000 - 2005" nhằm tạo ra sự chuyển biến về nhận
thức của cán bộ, đoàn viên, thanh niên và các lực lượng xã hội đối với công tác bảo
vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng và xây dựng Đội TNTP Hồ Chí Minh
trong thời kỳ mới, góp phần tạo ra môi trường thuận lợi để đông đảo thiếu nhi rèn
luyện, phấn đấu trở thành những con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác
Hồ, đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh; đồng thời tiếp tục tham mưu chính sách, cơ
chế phối hợp với các ngành, các lực lượng xã hội trong công tác bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục thiếu nhi, từng bước xã hội hoá công tác thiếu nhi, tạo ra các nguồn lực
cho công tác Đội và phong trào thiếu nhi.
Cùng với việc phát động và triển khai "Năm xã hội tình nguyện vì trẻ em


đặc biệt khó khăn" trong những năm qua, những giải pháp cơ bản về nâng cao
1
nhận thức cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên và các lực lượng xã hội; phát huy vai
trò của tổ chức Đoàn trong công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng, xây
dựng Đội; giải pháp về đổi mới nội dung, phương thức hoạt động thiếu nhi; giải
pháp về xây dựng Đội TNTP Hồ Chí Minh vững mạnh; giải pháp về xây dựng cơ
chế, chính sách trong công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu nhi, xây dựng Đội
mà Nghị quyết 10 đề ra thực sự đáp ứng được những yêu cầu thực tiễn khách quan
và chủ quan; công tác Đội và phong trào thiếu nhi tiếp tục được củng cố, xây dựng
và đổi mới phù hợp, tiếp tục xứng đáng là đội dự bị tin cậy bổ sung lực lượng
thường xuyên cho Đoàn và là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
Những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, công
cuộc đổi mới đất nước đã thu được những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh
vực: kinh tế, văn hoá xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng, tạo tiền đề thuận lợi
cho công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng và đã thu được những kết quả
qua trọng. Nhận thức của các cấp bộ Đoàn được nâng cao, tạo được sự ủng hộ to
lớn của các cấp, các ngành và các các lực lượng xã hội về tầm quan trọng của việc
chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng.
1. Các hoạt động tuyên truyền giáo dục
Hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục truyền thống quê hương đất
nước cho thiếu nhi được các cấp bộ Đoàn đặc biệt quan tâm. Từ Trung ương đến
cơ sở được tập trung chỉ đạo với nhiều nội dung, hình thức phong phú góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục thiếu nhi trong và ngoài nhà trường.
Công tác giáo dục truyền thống được tổ chức với nhiều hình thức hấp dẫn
mạng ý nghĩa giáo dục sâu sắc, nhân các ngày lễ lớn trong năm của Đảng, Đoàn,
Hội, Đội, của đất nước, dân tộc. Nhiều phong trào, như: Phong trào “Hành trình về
nguồn”, “Đi tìm địa chỉ đỏ”, “Những địa chỉ tình nghĩa”, phong trào “Đền ơn,
đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, “áo lụa tặng bà”, “Vì điểm tựa tiền tiêu
của Tổ quốc”, công tác “Trần Quốc Toản”, được tổ chức thường xuyên, liên tục
ở các địa phương, cơ sở thu hút đông đảo thiếu nhi tham gia, với những việc làm

cụ thể, thiết thực: Thi tìm hiểu về Đảng, Bác Hồ, Đoàn, Hội, Đội nhân các ngày lễ,
như: cuộc thi “Bác Hồ với thiếu nhi, thiếu nhi với Bác Hồ”, “Đội Thiếu niên tiền
phong của chúng em”, “990 năm - Chủ nhân Thăng Long”, “300năm thành phố
của chúng em” tham gia cuộc thi “Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, đất nước
phôn vinh tiến vào thế kỷ 21”; toạ đàm, nói chuyện truyền thống, gặp mặt các nhân
2
chứng lịch sử; tổ chức thăm quan các khu di tích lịch sử; thăm, tặng quà, giúp đỡ
các gia đình thương binh liệt sỹ, nhận đỡ đầu các mẹ Việt Nam anh hùng; tu sửa
các đài tưởng niện, nghĩa trang liệt sỹ, Đặc biệt là nhân dịp kỷ niện 50 năm chiến
thắng lịch sử Điện Biên Phủ, 30 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất
Tổ quốc, 60 năm nước CHXH Chủ nghĩa Việt Nam, cuộc thi “Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh – 70 năm công hiến và trưởng thành”, “Âm vang điện biên”.
Giáo dục đạo đức, lối sống được đặc biệt coi trọng. Với mục tiêu giáo dục
toàn diện cho thiếu nhi và nâng cao chất lượng đội viên, các hoạt động giáo dục
đạo đức, lối sống cho thiếu nhi được tổ chức sâu rộng với nhiều hình thức đa dạng,
phong phú, nội dung hấp dẫn, phù hợp với thiếu nhi, cụ thể như: Phát động, duy trì
và nhân rộng các phong trào “Em yêu đường sắt quê em”, tổ chức các cuộc thi tìm
hiểu “Luật An toàn giao thông”, “Những điều cần cho sự sống”, “Bảo hiểm với
chúng em”, phát động phong trào đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, phong
trào “Vì màu xanh quê hương”, “Ngày thứ bảy tình nguyện”, “Chủ nhật xanh”,
“Kỳ nghỉ hồng”, phong trào thiếu nhi tham gia phòng chống tệ nạn xã hội. Thông
qua các hoạt động cụ thể “Vì thành phố sạch đẹp, văn minh”, “Sống tiết kiệm vì
môi trường bền vững”, hưởng ứng “Tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường”,
“Ngày matuý thế giới”, thành lập các hòm thư tố giác “Địa chỉ đen”, “Hòm thư
cứu ban”, “Vì bạn bè”; thành lập và duy trì hoạt động của các đội Tuyên truyền
măng non, đội Cờ đỏ, xây dựng các chương trình phát thanh măng non, Hiện
nay, cả nước có 17.136 đội Tuyên truyền măng non.
Các hoạt động giáo dục tình cảm thầy trò, tình thương bạn bè, tôn trọng lễ
phép với người lớn; tinh thần tương thân, tương ái và ý thức cộng đồng được duy
trì thường xuyên thông qua các cuộc vận động “Vòng tay bè bạn”; tích cực hưởng

ứng “Năm xã hội tình nguyện vì trẻ em đặc biệt khó khăn”. Nhiều mô hình mới,
cách làm hay được triển khai, như: Phong trào “Tấm áo tặng bạn”, “áo lụa tặng
bà”; xây dựng quỹ “Vì bạn nghèo”; phong trào “Nuôi heo đất”; tổ chức Chương
trình văn nghệ với chủ đề “Vòng tay nhân ái”,…
2. Các hoạt động hỗ trợ học tập
Với phương châm “Học mà vui, vui mà học” các phong trào, các hoạt động
hỗ trợ học tập cho thiếu nhi được tổ chức sôi nổi với nhiều hình thức sáng tạo.
Nhiều phong trào được hình thành, như: Phong trào “Vượt khó yêu khoa học”,
“Vượt khó học tốt”, được các tỉnh, thành quan tâm chỉ đạo, đẩy mạnh qua các
3
năm học, tạo các đợt thi đua sôi nổi gắn với các ngày lễ lớn góp phần giáo dục ý
thức học tập, khích lệ tinh thần ham hiểu biết của đội viên, thiếu niên; nâng cao
chất lượng học tập trong nhà trường. Các hoạt động hỗ trợ học tập, như: Ngày hội
“Khám phá Internet”, “Giỏi toán tuổi thơ”, “Hương sắc học trò”, ”hành trình
khoa học”, “Hội thi tin học trẻ không chuyên hàng năm”, thi hùng biện, kể chuyện
Anh ngữ được tổ chức liên tục với nhiều nội dung phong phú, thu hút đông đảo
thiếu nhi tham gia. Gắn với việc phát động các phong trào thi đua, các cơ sở đã chú
ý chỉ đạo thành lập các mô hình học tập, như: Các câu lạc bộ học tập, câu bộ môn
học, câu lạc bộ sở thích, nhóm học chung, “Đôi bạn cùng tiến”, tổ chức các đợt thi
đua cao điểm với chủ đề “Hoa điểm mười”, “Hoa điểm mười tặng cô”, “Sao
chiến công”, “Tuần học tốt hay, giờ học tốt”, “Kính vạn hoa”; gặp gỡ, biểu dương
thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học tốt, các điển hình tiên tiến trong học
tập, mở các chuyên mục giới thiệu các gương thiếu nhi học giỏi, chăm ngoan trên
hệ thống báo, đài góp phần tạo không khí thi đua sôi nổi trong học tập của thiếu
nhi cả nước. Bên cạnh đó, từ Trung ương đến địa phương đã thành lập và duy trì
các quỹ khuyến học, khuyến tài hỗ thiếu nhi học tập: Quỹ thiếu nhi nghèo vượt
khó, Quỹ hỗ trợ Tài năng trẻ, Học bổng Đôrêmon, Học bổng Vừ A Dính, giải
thưởng Kim Đồng, Cùng với các cuộc vận động, các phong trào hành động cách
mạng đã giúp cho thiếu nhi cả nước có cơ hội được học tập, như Cuộc vận động
“Vòng tay bè ban”; “Vì đàn em thân yêu”; phong trào “Thanh niên tình nguyện”

mà đỉnh cao là Chiến dịch thanh niên, học sinh, sinh viên tình nguyên hè hàng
năm”; “ánh sáng văn hoá hè”, “Khăn hồng tình nguyện”; “Vượt khó và giúp bạn
vượt khó”, tổ chức các lớp học tình thương, vận động quyên góp ủng hộ các thiếu
nhi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tính từ năm 2000 đến nay đã có,,,,,,,,,học sinh
được nhận học bổng với số tiền,,,,,,,,triệu đồng.
3. Công tác chăm sóc sức khoẻ cho thiếu nhi
Thực hiện mục tiêu giúp thiếu nhi phát triển toàn diện, trong những năm qua
các hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho thiếu nhi được tổ chức triển khai thực hiện
với nhiều nội dung phong phú, đa dạng ở các cấp. Đặc biệt là phong trào rèn luyện
thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại thông qua các hoạt động, như: “Hội khoẻ Phủ
Đổng”; “Ngày hội măng non vui khoẻ”; tổ chức các giải thi đấu thể thao bóng bàn,
cầu lông, bóng đá mini, bơi lội, điền kinh, võ thuật, đồng diễn thể dục, tổ chức các
trò chơi dân gian,…
4
Các hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em được tổ chức thường xuyên, đặc
biệt là tổ chức các đợt khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho trẻ em, tư
vấn, hướng dẫn các em giữ giữ gìn vệ sinh cá nhân.
Bên cạnh đó, được sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, cấp uỷ Đảng,
Chính quyền các địa phương, đơn vị hệ thống cung, nhà thiếu nhi, điểm vui chơi
liên tục phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập, vui chơi, giải trí,
phát triển năng khiếu và rèn luyện phát triển thể lực của thiếu nhi. Tính đến nay, cả
nước có 300 nhà thiếu nhi, trong đó cấp tỉnh 56 nhà thiếu nhi, cấp huyện có 254
nhà thiếu nhi, 1 Trung tâm Hướng dẫn hoạt động thiếu nhi Trung ương, điểm vui
chơi cho trẻ em thu hút hàng triệu lượt thiếu nhi đến tham gia sinh hoạt. Nhiều
hoạt động được tổ chức hàng năm với nội dung phong phú và hấp dẫn như: Liên
hoan các nhà thiếu nhi, Liên hoan “Tiếng khèn Đội ta”, “Búp sen hồng”, “Bông
Mai vàng”; các giải thể thao; các hội diễn; hội thi vẽ tranh; các lớp năng khiếu,…
Riêng hệ thống Cung, Nhà thiếu nhi trung bình mỗi ngày thu hút 5 vạn thiếu nhi
tham gia sinh hoạt. Cùng với sự phát triển của hệ thống Cung, Nhà thiếu nhi, điểm
vui chơi tại cộng đồng cũng quan tâm đầu tư cả về số lượng và chất lượng hoạt

hoạt động. Năm 2000 đến 2005 cả nước có,,,,,,xã phường có điểm vui chơi cho
thiếu nhi. Qua đó, nhiều hoạt động bổ ích được tổ chức cho thiếu nhi như: Hội trại
hè, hội thi sáng tác, thi đấu thể thao, hội thi “Tiếng hát hoa phượng đỏ”,…
4. Kết quả thực hiện cuộc vận động “Vì đàn em thân yêu”
5
Ngày Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã phát
động cuộc vận động “Vì đàn em thân yêu”, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
đã chủ động tham mưu cho Đảng, Nhà nước ban hành nhiều văn bản về cơ chế,
chính sách, triển khai nhiều chương trình, dự án quan trọng nhằm chăm lo cho
thiếu nhi, như: tham gia sửa đổi Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Ban
Thường vụ Trung ương Đoàn ban hành kế hoạch số 40 về đẩy mạnh cuộc vận
động “Vì đàn em thân yêu”. Hưởng ứng cuộc vận động các cấp bộ Đoàn, Hội, Đội
được triển khai thực hiện với nhiều nội dung, hình thức phong phú phù hợp với
nhu cầu của thiếu nhi, hình thành nhiều phong trào nhánh, các câu lạc bộ thu hút
đông đảo cán bộ, đoàn viên, hội viên, đội viên, thanh niên và các em thiếu nhi
nhiệt tình hưởng ứng, như: Phong trào “Phụ trách tình nguyện”, “Vì trẻ em”,
“Ngày thứ bảy tình nguyện”, “Ngày vì đàn em”, các câu lạc bộ, đội, nhóm “Thanh
niên tình nguyện vì trẻ em”, các điểm chăm sóc trẻ em trong mùa lũ tại đồng bằng
Sông Cửu Long được tổ chức sôi nổi, rộng khắp ở các địa phương, cơ sở với
những việc làm cụ thể, thiết thực, như: Xây dựng các công trình vì đàn em thân
yêu, nhận đỡ đầu, chăm sóc trẻ em tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn,
thu thập chữ ký ủng hộ nạn nhân và trẻ em nhiễm chất độc da cam; tham gia vận
động trẻ em bỏ học trở lại trường, trẻ em lang thang cơ nhỡ trở về với gia đình;
phối hợp tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao; tổ chức các
lớp ánh sáng văn hoá hè; tặng quà cho trẻ em vùng sâu vùng xa. Tính từ năm 2000
đến nay cả nước đã xây dựng được 37.747 công trình “Vì đàn em thân yêu” với trị
giá 35.495 triệu đồng; tổ chức 601.456 lượt khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn
phí cho thiếu nhi.
6. Kết quả triển khai “Năm xã hội tình nguyện vì trẻ em đặc biệt khó
khăn”

Thực hiện Chỉ thị số 02/2001/CT-TTg ngày 9/3/2001 của Thủ tướng Chính
phủ về triển khai “Năm xã hội tình nguyện vì trẻ em đặc biệt khó khăn” 2001 –
2002, với vai trò được Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì, tổ chức thực hiện Trung
ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã đề ra Chương trình hành động của Đoàn Thanh
niên thực hiện cuộc vận động và chủ động phối hợp với các cấp, các ngành triển
khai thực hiện cuộc vận động. Sau hai năm triện khai thực hiện đã thu được những
kết quả đáng phấn khởi.
6
Công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động xã hội về bảo vệ, chăm sóc, giáo
dục trẻ em, nhất là trẻ em đặc biệt khó khăn được tổ chức thường xuyên liên tục
với nhiều nội dung, hình thức đa dạng ở các cấp góp phần làm chuyển biến căn bản
về nhận thức và hành động của các lực lượng xã hội đối với công tác chăm sóc,
giáo dục thiếu niên, nhi đồng. Các hình thức tuyên truyền như: Mít tinh, cổ động,
các đợt ra quân tình nguyện; các buổi sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, thi đấu thể thao,
các buổi thảo luận, toạ đàm, sinh hoạt chuyên đề với các chủ đề về trẻ em đạc biệt
khó khăn; Hội thi “Phụ tráchthiếu nhi giỏi” được tổ chức liên tục và sâu rộng ở
các cấp bộ Đoàn. Đặc biệt là các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về luật
BVCSTE, về Quyền và bổn phận của trẻ em, hoạt động của các đội tuyên truyền
măng non…Sau 2 năm cả nước có 12.988 Đội tuyên truyền măng non, 32 CLB
Quyền trẻ em.
Các hoạt động sinh hoạt văn hoá, văn nghẹ, TDTT, vui chơi giải trí dành cho
trẻ em ĐBKK được tổ chức triển khai rộng khắp ở cơ sở. Nhân dịp tháng hành
động vì trẻ em, kỷ niệm ngày thành lập Đội, Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 và Têt
Trung thu hàng năm,…các cấp bộ Đoàn đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực bổ
ích: Hội trại “Vòng tay nhân ái”, giao lưu văn nghệ “Tiếng hát nhân đạo”, “Trái
tim yêu thương”; Liên hoan “Gặp mặt những trẻ em đặc biệt khó khăn vượt khó
học tốt”, Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ, thi đấu thể thao, phối hợp tổ chức các hoạt
động: Hội thi “Nhà sáng tạo tí hon”, tổ chức gặp gỡ biểu dương các gia đình tiêu
biểu trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em; các cuộc thi “Ông bà mẫu mực, con
cháu hiếu thảo”. Trong thời gian 2 năm, cả nước đã tổ chức trên 14.000 buổi liên

hoan gặp mặt; gần 12.000 giải thi đấu thể thao và giao lưu văn nghệ.
Các hoạt động hỗ trợ, tặng quà cho trẻ em được tổ chức ở hầu khắp các địa
phương, đơn vị. Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã vận động, phối hợp với
các cấp, các ngành, các lực lượng xã hội, các tổ chức quốc tế tổ chức nhiều hoạt
động hỗ trợ cho trẻ em, như: Xây dựng trường học, tặng học bổng, đồ dùng học
tập, quần áo thông qua các hoạt động, các phong trào “Tuần lễ quyên góp quần áo,
đồ dùng học tập cho trẻ em đặc biệt khó khăn”, phong trào “1000 phòng học cho
trẻ em”, “Vì trang sách tuổi thơ”, “áo trắng tặng bạn”, “Giúp trẻ em vượt khó”.
Trong 2 năm, các cấp, các ngành đã trợ cấp cho khoảng 80.000 em, nuôi dưỡng
102.000 trẻ em tại các Trung tâm bảo trợ xã hội, 9.000 được chỉnh hình phục hồi
chức năng, 800.000 em miễn học phí, trên 4.000.000 em được khám chữa bệnh
miễn phí. Đồng thời, đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây dựng trường học văn hoá, dạy
7
nghề, xây dựng nâng cấp các tụ điểm vui chơi, cấp thuốc miễn phí, tặng sổ bảo
biểm,…
Các hoạt động chăm sóc sức khoẻ, dạy văn hoá cho trẻ em đặc biệt khó khăn
được tập trung chỉ đạo và tổ chức hoạt động có hiệu quả của các cấp, các ngành.
Phối hợp với ngành Y tế tổ chức khám chữa bệnh cấp thuốc miễn phí cho trẻ em
đặc biệt khó khăn với trị giá 94,5 tỷ đồng. Phối hợp với các cấp, các ngành tổ chức
tuyên truyền về phòng chống matuý, HIV/AIDS, tổ chức Chương trình “Vì nụ
cười” đã phẫu thuật môi cho 8.000 trẻ em, tổ chức các mô hình cai nghiện cho trẻ
em tại cộng đồng.
Các hoạt tình nguyện nhận kết nghĩa, nhận đỡ đầu, nuôi dưỡng trẻ em đặc biệt
khó khăn được toàn xã hội hưởng ứng với tinh thần “Lá lành đùm lá rách”. Trong
2 năm đã xuất hiện hàng ngàn tập thể, cá nhân đã dành tâm huyết, tiền bạc, nhà
cửa, ruộng vườn để chăm lo cho trẻ em.
Bên cạnh đó, thông qua phong trào “Thanh niên tình nguyện” các cấp bộ
Đoàn đã tổ chức sôi nổi ở các địa phương, đơn vị. Nhiều phong trào nhánh xuất
hiện, như: “Ngày thứ bảy tình nguyện”, “Chủ nhật xanh”, “kỳ nghỉ hồng”, “ánh
sáng văn hoá hè”, “Mùa hè tình nguyện”,…Trong 2 năm, các cấp bộ Đoàn đã tổ

chức và huy động hàng chục triệu thanh niên tham gia các đội hình thanh niên tình
nguyện tập trung và tình nguyện tại chỗ tập trung vào các hoạt động tổ chức khám
chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí, hướng dẫn trẻ em giữ gìn vệ sinh cá nhân,…
Chỉ tính riêng năm 2002, cả nước đã tổ chức được 22.000 Đội TNTN, huy động
gần 4 triệu lượt Thanh niên, học sinh, sinh viên tham gia, tổ chức được 15.516 lớp
học văn hoá, 12.700 buổi ôn tập hè, tổ chức trên 17.000 buổi diễn văn nghệ, chăm
sóc sức khoẻ 28.750 em.
5. Công tác phối hợp với các Bộ, Ban, Ngành, Đoàn thể, các lực lượng
trong xã hội
Thực hiện trách nhiệm của tổ chức trong công tác chăm sóc, giáo dục thiếu
niên nhi đồng, những năm qua các cấp bộ Đoàn đã chủ động phối hợp với các cấp
các ngành đoàn thể các tổ chức xã hội tạo sức mạnh tổng hợp trong công tác chăm
sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng.
Phối hợp với Bộ Giáo dục, Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Công an, Bộ Lao
động – Thương binh – Xã hội, Ban chỉ đạo Quốc gia về NSVSMT, Uỷ ban
8
BVCSGĐTE Việt Nam tổ chức thực hiện các chương trình, dự án bảo vệ, chăm
sóc trẻ em. Đặc biệt, các cấp bộ đã chủ động phối hợp với Uỷ ban Mặt trận các cấp
triển khai thực hiện phong trào “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền”.
Tổ chức tuyên dương gặp mặt, tặng quà các tấm gương hiếu thảo, bình chọn gia
đình 3 thế hệ, thành lập CLB “Ông kể cháu nghe”… đồng thời tổ chức các phong
trào xây dựng “Nếp sống văn minh, gia đình văn hoá”, “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”…phòng chống xâm hại trẻ em.
Phối hợp với các Bảo hiểm Việt Nam, Báo Thiếu niên Tiền phong…tổ chức
xét duyệt và trao các giải thưởng, quỹ học bổng, như: Giải thưởng Kim Đồng, cho
cán bộ Chỉ huy Đội giỏi toàn quốc, học bổng Vừ A Dính, học bổng Đôrêmon,…
Đặc biệt, trong “Năm xã hội tình nguyện vì trẻ em đặc biệt khó khăn” công
tác phối hợp giữa các cấp các ngành càng trở nên chặt chẽ, phát huy được sức
mạnh tổng hợp trong công tác chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng. Phối hợp
với Uỷ ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở phối

hợp với Đoàn thanh niên và các nghành triển khai, thực hiện cuộc vận động “ Năm
xã hội tình nguyện vì trẻ em đặc biệt khó khăn” gắn với phong trào “ Ông, bà, cha,
mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng
cuộc sống mới ở khu dân cư”. Tập trung mở các đợt vận động quyên góp, tổ chức
các đợt thăm, tặng quà cho trẻ em đặc biệt khó khăn.
Phối hợp với Uỷ ban BVCSTE Việt nam tham mưu cho Thủ tướng Chính
phủ ban hành quyết định phê duyệt chương trình hành động Quốc gia vì trẻ em
Việt Nam giai đoạn 2001- 2010; quyết định về “Ngày gia đình Việt nam”; ban
hành chỉ thị về tổng kết 10 năm thi hành luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em ; quyết định 134 về chương trình bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt giai
đoạn 1999- 2002. Nhân "Tháng hành động vì trẻ em và Ngày Gia đình Việt
nam, UBBVCSTE các cấp đã tổ chức nhiều hoạt động phong phú như: Tổ chức
hội thi “ Nhà sáng tạo tí hon”, tìm hiểu luật BVCSGDTE, tổ chức các hoạt động
phẫu thuật mắt, môi cho trẻ em như; tổ chức gặp gỡ biểu dương các gia đình
tiêu biểu; đầu tư hỗ trợ nâng cấp các tụ điểm vui chơi; tổ chức các hoạt động
vận động gây quỹ bảo trợ trẻ em, các đợt thăm tặng quà cho trẻ em đặc biệt khó
khăn.
Phối hợp với Ngành Lao động, Thương binh và Xã hội tiếp tục triển khai các
hoạt động phòng chống tệ nạn xâm hại trẻ em và giải quyết tình trạng trẻ em lang
9
thang cơ nhỡ đồng thời tổ chức mở các trung tâm tư vấn, các lớp học nghề dành
cho trẻ em đặc biệt khó khăn ở các địa phương.
Phối hợp với Hội Chữ thập đỏ, ngành Y tế, Giáo dục phối hợp với các tổ
chức quốc tế tổ chức các đợt khám chữa bệnh (chương trình vì nụ cười, phẫu
thuật mắt ) phát thuốc miễn phí, tặng phương tiện đi lại cho trẻ em tàn tật, trẻ
em nhiễm chất độc da cam, mở các lớp học nghề, cơ sở sản xuất tăm tre, may
mặc, mở các lớp học tình thương, học văn hoá cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn.
Phối hợp với Ngành Công an tăng cường các hoạt động kiểm tra giám sát,
đấu tranh ngăn ngừa tình trạng xâm hại trẻ em và chăm sóc, giáo dục trẻ em làm

trái pháp luật, trẻ em nghiện hút ma tuý; phối hợp với các ngành mở các lớp học
tình thương, tiến hành các hoạt động giáo dục thiếu nhi chậm tiến tại cộng đồng.
Phối hợp với các ngành Tư pháp, Hội Cựu Chiến binh, Nông dân, Phụ nữ,
Liên đoàn lao động tổ chức nhiếu chương trình, hoạt động thiết thực góp phần
chăm sóc , giáo dục thiếu niên, nhi đồng.
7. Hội LHTN Việt Nam và Hội Sinh viên Việt Nam tham gia Công tác
chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng
Trong những năm qua, bên cạnh tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Hội
LHTN Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam cũng đã tích cực tham gia có hiệu quả
trong Công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng góp phần cùng Đoàn
Thanh niên xã hội hoá công tác thiếu nhi. Thông qua các phong trào Thanh niên
tình nguyện, mà đỉnh cao là chiến dịch Thanh niên, học sinh, sinh viên tình nguyện
hè hàng năm, với các hoạt động “ánh sáng văn hoá hè”, tham gia xoá mù chữ, phổ
cập giáo dục tiểu học; “Mùa hè xanh”, “Ngày thứ bảy tình nguyện”, “Ngày vì đàn
em”, “Xây dựng các công trình vì đàn em thân yêu”, xây dựng các câu lạc bộ
“Thanh niên tình nguyện vì trẻ em”, “Tổ chức các đội y bác sỹ trẻ tình nguyện”,
vận động đóng góp sách vở, đồ dùng học tập, quần áo, quyên góp ủng hộ thiếu nhi
vùng bị thiên tai, lũ lụt, thiếu nhi vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, trẻ
em nhiễm chất độc da cam, trẻ em khuyết tật.
Hưởng ứng cuộc vận động thanh niên tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng
do Hội LHTN Việt Nam phát động các cấp bộ Hội đã tích cực triển khai. Cuộc
vận động đã thấm sâu và lan toả trong đông đảo thanh niên với tinh thần cống
10
hiến; phát huy những đức tính và truyền thống của tuổi trẻ Việt Nam tạo ra một
phong trào tình nguyện rộng lớn, tô đậm những nét đẹp, giá trị mới của lớp trẻ
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong 5 năm
(2000 – 2005) với gần 150 ngàn thanh niên không quản ngày đêm tình nguyện
chăm sóc cho hàng triệu lượt trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Hội Sinh viên Việt Nam các cấp tích cực triển khai Chương trình “Sinh viên
chung sức cùng cộng đồng” (Nhiệm kỳ 1998 –2003), nay là phong trào “Sinh viên

tình nguyện” với nhiều sáng tạo, hình thức hoạt động ngày càng đa dạng, phong
phú, thu được nhiều kết quả đáng kích lệ, đã khơi dậy và cổ vũ động viên đông đảo
sinh viên hăng hái, xung phong tình nguyện tham gia và làm nòng cốt trong phong
trào Thanh niên, học sinh, sinh viên tình nguyện. Trong nhiệm kỳ 1998 – 2003, đã
có hơn 3,5 triệu lượt sinh viên tham gia các hoạt động tình nguyện trên địa bàn dân
cư, gần 1 triệu sinh viên tham gia các đội hình tình nguyện chi viện cho các địa
phương vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Tính riêng Chiến dịch Thanh
niên, học sính, sinh viên tình nguyện hè 2005, đã tổ chức được 578 lớp xoá mù cho
7.772 học viên, 453 lớp phổ cập giáo dục tiểu học cho 9 học viên và 1.047 lớp phổ
cập giáo dục THCS cho 17.490 học viên; tổ chức hàng ngàn buổi ôn tập hè cho
học sinh; tổ chức 890.457 buổi sinh hoạt hè cho gần 3 triệu thiếu nhi; thăm tặng
quà cho 210.875 trẻ em đặc biệt khó khăn.
* Nhận định chung
Trong những năm qua công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng đã có
nhiều chuyển biến tích cực. Nhận thức của các cấp bộ Đoàn được nâng cao; các
hoạt động chăm lo cho thiếu nhi được tổ chức sâu rộng, nâng lên cả về số lượng và
chất lượng hoạt động thu hút đông đảo thiếu nhi tham gia, hoạt động chăm sóc
thiếu nhi được coi trọng cả trong và ngoài nhà trường; các cấp bộ Đoàn đã chủ
động trong việc xây dựng cơ chế phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với các cấp, các
ngành, đoàn thể bằng những chương trình hành động cụ thể, việc làm thiết thực,…
tạo sự ủng hộ to lớn của toàn xã hội.
Tuy nhiên, trước yêu cầu và tình hình nhiệm vụ mới, công tác chăm sóc, giáo
dục thiếu niên, nhi đồng còn một số tồn tại, hạn chế, cụ thể như sau:
- Nhận thức về công tác chăm sóc, giáo dục thiều niên, nhi đồng của một số
cấp uỷ, chính quyền và các ngành ở một số địa phương còn hạn chế, thậm chí có
nơi còn coi nhẹ, khoán công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng cho Đoàn
11
Thanh niên và UBDSGD & TE. Nhận thức của tổ chức Đoàn và một bộ phận cán
bộ, đoàn viên còn hạn chế. Có địa phương coi công tác thiếu nhi là việc của bộ
phận chuyên trách của nhà trường, của riêng giáo viên Tổng phụ trách Đội.

- Đội ngũ cán bộ Đoàn làm công tác thiếu nhi ở các cấp còn thiếu về số
lượng, một bộ phận còn yếu về kỹ năng nghiệp vụ. Vai trò tham mưu, công tác chỉ
đạo, quản lý của các cấp bộ Đoàn đối với công tác thiếu nhi ở một số địa phương,
đơn vị còn yếu; vai tò nòng cốt trong việc phối hợp với các cấp các ngành trong
xây dựng cơ chế chính sách còn hạn chế, có nơi phối hợp tổ chức hoạt động chưa
chặt chẽ.
- Công tác chăm sóc thiếu nhi trên địa bàn dân cư còn gặp nhiều khó khăn.
Nguồn lực đầu tư cho công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng còn thiếu
thốn.
- Các hoạt động chăm sóc thiếu nhi ở một số địa phương, đơn vị còn mang
nặng tính hình thức, hoạt động chưa thường xuyên, liên tục, còn mang tính kỳ cuộc
tập trung vào một số ngày lễ trong năm.
* Một số bài học kinh nghiệm
- Chủ động tham mưu với Đảng và các cấp chính quyền về công tác thiếu
niên, nhi đồng, đặc biệt là về mặt cơ chế, chính sách; tăng cường phối hợp các lực
lượng dể huy động mọi nguồn lực tạo điều kiện cho công tác thiếu nhi.
- Định hướng hoạt động của Đoàn phải bằng những chương trình công tác, kế
hoạch sát với nhu cầu của thiếu nhi và tình hình thực tế.
- Coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác thiếu nhi ở các cấp; vận
động các lực lượng xã hội tham gia công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi
đồng.
- Tăng cường đôn đốc, kiểm tra, tổ chức sơ, tổng kết rút kinh nghiệm, nhân
rộng những mô hình hay, cách làm mới có hiệu quả, chú trọng công tác tuyên
truyền, thi đua khen thưởng.
12

×