Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tìm hiểu thực trạng công tác chăm sóc giáo dục trẻ tăng động giảm tập trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.76 KB, 16 trang )

A. Phần mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
Trong thời đại hiện nay, trẻ em luôn được quan tâm hàng đầu. Hồ chủ tịch
nói:"trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước" vậy mà hiện nay, có rất nhiều trẻ
em phải chịu những thiệt thòi cả về vật chất lẫn tinh thần. Điều này ảnh hưởng rất
lớn đến sự phát triển của đất nước trên mọi phương diện. Vì vậy, trẻ em cần được
xã hội quan tâm nhiều hơn đặc biệt là những trẻ khuyết tật. Một trong những hội
chứng trẻ em thường mắc phải đó là Hội chứng tăng động giảm tập trung/chú
ý(Attention - Deficit Hyperactivity Disorder-ADHD). Theo thống kê cứ 100 trẻ
thì có từ 3-5 trẻ mắc rối loạn này với một số triệu chứng bắt đầu với tuổi lên 7. Tỉ
lệ trên vào khoảng 5% và thay đổi trong biên độ tương đối rộng do còn tùy thuộc
vào phương pháp tiến hành trong nghiên cứu, trẻ trai có khả năng mắc cao gấp 3
lần trẻ gái, khi trưởng thành bệnh có xu hướng giảm. Ở Việt Nam theo 1 nghiên
cứu tương đối quy mô 1.594 học sinh ở 2 trường tiểu học tại Hà Nội cho thấy tỉ lệ
mắc bệnh là 3,01%. Nhận thức được mức độ ảnh hưởng của hội chứng nên việc
tìm ra các biện pháp để ngăn chặn, phòng ngừa và bảo vệ các em thoát khỏi hội
chứng này là rất quan trọng. Vì vậy chúng em xin chọn đề tài nghiên cứu về Hội
chứng tăng động giảm tập trung/chú ý.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng công tác chăm sóc giáo dục trẻ tăng động giảm tập trung/
chú ý tại gia đình và đề xuất các biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng
chăm sóc giáo dục tẻ tăng động giảm tập trung/chú ý tại gia đình.
3. Đối tượng - phạm vi nghiên cứu
3.1: Đối tượng
Nhận thức - kĩ năng của các phụ huynh là những điều kiện cơ sở vật chất
trong công tác giáo dục.
3.2: Phạm vi
Do điều kiện khách quan và chủ quan chúng em giới hạn phạm vi nghiên cứu
như sau:
- Nội dung nghiên cứu: những vấn đề chung về hộ chứng ADHD thực tế về chăm
sóc giáo dục trẻ ADHD tại gia đình, các biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc


giáo dục trẻ ADHD.
- Đối tượng khảo sát: trẻ từ 0 - 7 tuổi
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1: Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu thu thập xử lí, khái quát hóa thông tin, những nghiên cứu thuộc các
vấn đề có liên quan đến đề tài của các tác giả Việt Nam và nước ngoài. Làm sáng
tỏ các thuật ngữ có liên quan đến đề tài. Xây dựng cơ sở khoa học về mặt lý luận
cho đề tài. Phân tích, lí giải về mặt khoa học cũng như tính hợp lí của những luận
điểm mà đề tài đưa ra.
4.2: Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
a. Phương pháp điều tra
b. Phương pháp quan sát
Là phương pháp bổ trợ cho phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi nhằm có các
thông tin cụ thể và xác thực hơn về thực trạng vấn đề
c. Phương pháp thống kê
Chúng em sử dụng phương pháp này nhằm lượng hóa những thông tin thu được
từ các phương pháp trên
B. Nội dung
Chương 1: Cơ sơ lý luận về trẻ mắc hội chứng tăng động giảm
tập trung/chú ý
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Nền kinh tế - xã hôi ở các nước Bắc Mĩ và Châu Âu rất phát triển, cùng với đó là
sự phát triển cao của các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Chúng em nhận thấy các
nghiên cứu mới về ADHD ở các nước tiên tiến này chủ yếu tập trung vào vấn đề
so sánh hiệu quả giữa các cách can thiệp khác nhau: dùng thuốc, điều trị tâm lí,
chăm sóc tại cộng đồng. Các nghiên cứu về điều trị ADHD gần đây chucr yếu so
sánh hiệu quả của các phương thức khác nhau
Mặc dù can thiệp tâm lí được các chuyên gia, gia đình và nhà trường đánh giá cao
nhưng nó ít được chứng minh về tài liệu về hiệu quả điều trị ADHD
Ở Việt Nam, các nghiên cứu chủ yếu dừng lại ở mức độ thống kê, mô tả như đã

đề cập ở phần trên. Chưa có đề tài nào đề cập đến việc xây dựng 1 chương trình
toàn diện cho trẻ ADHD bao gồm tất cả các môi trường và làm nổi bật vai trò
quan trọng, chủ yếu và lâu dài của bố mẹ, giáo viên, cán bộ nhà trường
Vấn đề ADHD dã được quan tâm nhiều ở khoa Tâm lí học - ĐH Khoa học xã hội
và nhân văn. Một số khóa luận tốt nghiệp, liên luận đã đề cập đến các phương
diện như mô tả, thống kê, tìm hiểu nguyên nhân. Tuy nhiên chưa thấy có tài liệu
nào về trị liệu.
1.2. Khái niệm tăng động giảm tập trung/chú ý
Theo ICD -10, rối loạn tăng động giảm chú ý thuộc mục F90 có đặc điểm là: dấu
hiệu khởi phát sớm, sự kết hợp của 1 hành vi hoạt động quá mức, kém kiểm tra
với thiếu chú ý rõ rệt và thiếu kiên trì trong công việc; và những đặc điểm hành vi
lan tỏa trong 1 số lớn hoàn cảnh và kéo dài với thời gian
+
Theo DSM - IV thì ADHD là 1 mẫu hành vi khó kiểm soát, biểu hiện dai dẳng,
sự kém tập trung chú ý và tăng cường hoạt động 1 cách thái quá, khác biệt hẳn
với 1 mãu hành vi của những trẻ bình thường khác cùng tuổi phát triển
+
Các rối loạn tăng động thường bắt đầu sớm trong quá trình phát triển (
thông thường trong 5 năm đầu của cuộc đời) các nét đặc trưng chính của chúng là
thiếu sự kiên trì trong các hoạt động đòi hỏi sự tham gia của nhận thức và khuynh
hướng chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác nhưng không hoàn thành cái
nào cả, kết hợp với 1 hoạt động quá đáng, thiếu tổ chức và kém điều tiết. Sự thiếu
sót này thường kéo dài trong suốt quá trình đi học và sang cả tuổi vị thành niên,
nhưng sự chú ý và hoạt động của 1 số lớn các đối tượng được cải thiện dần dần
Nhiều bất thường khác có thể kết hợp với các rối loạn này. Nhũng trẻ em tăng
động thường dại dột và xung động, dễ bị tai nạn, và bản thân chúng thường có
những vấn đề về kỉ luật do thiếu tôn trọng các quy tắc, việc thiếu tôn trọng này là
kết quả của sự thiếu suy nghĩ. Các quan hệ của chúng thường là thiếu kiềm chế
về mặt xã hội, thiếu thận trọng và dè dặt; chúng không được trẻ em khác thừa
nhận và có thể trở nên bị cô lập. Các tật chứng về nhận thức cũng thường gặp và

các trạng thái chậm phát triển đặc hiệu về vận động và ngôn ngữ cũng gặp nhiều
hơn một cách không cân xứng.
1.3. Phân loại
- Phân loại theo DSM-IV
+ Rối loạn tăng động giảm chú ý, dạng liên kết
+ Rối loạn tăng động giảm chú ý, dạng giảm tập trung là chủ yếu
+ Rối loạn tăng động giảm chú ý, dạng tăng động- xung động là chủ yếu
- Phân loại theo tác giả Pháp
+Giả tăng động có nguồn gốc tâm lý- giáo dục
+ Giả tăng động thứ phát hay phản ứng
+ Tăng động có nguồn gốc thực thể
1.4. Điều trị
1.4.1.Điều trị bằng thuốc
Các loại thuốc chủ yếu là Methylphenidate, ritalin đã được kê dơn cho
ADHD từ đầu những năm 1960. Hiệu quả hoạt động của các loại thuốc này là
làm dịu trẻ ADHD và tăng cường khả năng tập trung.
Nhiều nghiên cứu đối chứng so sánh thước với thuốc Vờ(placebo)dã chỉ ra sự
tăng cường tập trung, hành vi có mục đích, hành vi trpng lớp học, các hoạt động
tốt và giảm gây hấn và xung động ở những trẻ mắc ADHD( Hinshaw,
1991;Weiss,1983) tuy nhiên các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các loại thuốc này
không cải thiện thành tích học tập qua một thời gian dài( Whalen và Henker,
1991), hay tăng cường kĩ năng xã hội và các hoạt động tập thể. Hơn nữa, các
thuốc này có tác dụng phụ. Ở các nước Châu Âu, nhất là ở Pháp, việc dùng thuốc
vẫn là vấn đề gây tranh cãi. Các chuyên gia và bác sĩ đã ngỏ phương án dùng
thuốc hay các cách điều trị khác cho các bậc cha mẹ lựa chọn
1.4.2. Điều trị bằng các liệu pháp tâm lý
Điều trị trẻ ADHD dựa trên điều kiện hóa thao tác được chứng minh là ít nhất
trong giai đoạn ngắn tăng cường cả hành vi xã hội và học đường. Trong những
cách điều trị này, hành vi của trẻ được kiểm soát ở nhà và ở trường học, được
củng cố để ứng xử phù hợp hơn. Các nhà trị liệu đã sáng tạo ra những can thiệp

này dựa trên khái niệm cho rằng tăng động là sự suy yếu ở một số kĩ năng hơn là
việc coi sự thái quá của những hành vi tiêu cực, phá rối. Mạc dù các trẻ tăng động
đáp ứng tốt với những chương trình này, nhưng cách điều trị tối ưu cho rối loạn
này nên sử dụng cả thuốc và liệu pháp hành vi(Barkley, 1990; Gittelman và cộng
sự, 1980; Pelham và cộng sự ,1993)
a, Liệu pháp hành vi
Trong các liệu pháp tâm lý ADHD tiếp cận hành vi tỏ ra hiệu quả nhất, phát triển
nhất và được ứng dụng nhiều nhất.
Tiếp cận hành vi giới thiệu một tập hợp rộng của những can thiệp đặc trưng có
chung mục tiêu là sửa đổi môi trường vật lý và môi trường xã hội nhằm thay đổi
hành vi(AAP, 2001). Chúng được sử dụng trong điều trị ADHD để cung cấp cho
trẻ cấu trúc và củng cố hành vi phù hợp. Nững người tiêu biểu trong thực hiện
tiếp cân bao gồm bố mẹ cũng như các giáo viên, các nhà trị liệu sức khỏe, các bác
sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Chương 2: Nguyên nhân và biện pháp
2.1. Nguyên nhân
ADHD là một trong những hội chứng mắc phải từ thời thơ ấu được nghiên
cứu nhiều nhất. Tuy nhiên, cho đến nay nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa rõ ràng.
Những nghiên cứu mới đây mới chỉ đưa ra rằng:
- ADHD là một loại rối loạn chức năng về mặt sinh học. Trẻ mắc hội chứng này
có những vấn đề liên quan đến các chất hóa học làm nhiệm vụ gửi tín hiệu đến
não.
- Trình độ hoạt động thấp hơn trong các phần của não điều khiển khả năng chú ý
và mức độ hoạt động có liên quan đến ADHD.
ADHD có thể xuất hiện ở cùng các thành viên trong gia đình. Đôi khi, cha mẹ
được chẩn đoán mắc ADHD, đồng thời con cái họ cũng mắc hội chứng này.
- Những độc tố trong môi trường có thể dẫn đến việc mắc chứng ADHD nhưng
rất hiếm.
- Những tổn thương nghiêm trọng ở đầu cũng có thể gây ra ADHD (trong một
vài trường hợp).

2.2. Triệu chứng
RL tăng động giảm chú ý gồm có 2 nhóm triệu chứng nổi
bật sau:
- RL tăng động: biểu hiện ngay từ lúc 3-4 tuổi, đó là những đứa
trẻ mà cha mẹ chúng và người xung quanh nhận thấy chúng
quá hiếu động so với trẻ bình thường khác. Chúng thường xuyên
chạy nhảy vận động không ngừng, không biết mệt mỏi, chỉ trừ
lúc ngủ có biểu hiện ngủ ít và khó ngủ hơn những trẻ khác.
Chúng không thể ngồi yên được một chỗ. Nếu bắt ngồi thì
chúng vặn vẹo, ngọ nguậy, đung đưa co duỗi chân tay không
ngừng. Điều này rõ nhất khi trẻ ngồi trong lớp học trẻ không
nghe cô giảng, trẻ hết quay bên nọ lại sang bên kia, tự nhiên lấy
đồ của bạn, tự nhiên đứng lên, tự động bỏ chỗ không xin phép cô
giáo, gây mất trật tự trong lớp. Khi cô giáo hỏi, trẻ thường trả
lời ngay khi chưa nghe hết câu hoặc thường nói leo khi chưa
đến lượt trả lời. Nếu càng bắt chúng ngồi yên chúng càng ngọ
nguậy. Trẻ thường bị phạt nhưng dường như vẫn chứng nào tật
nấy. Khi chơi với các bạn trẻ thường không bao giờ nhường nhịn
và dễ dàng gây gổ đánh lộn nếu trái ý, trẻ không đủ kiên nhẫn
chờ đợi tới lượt mình nên trẻ thường được cho là học sinh cá
biệt. Khi ở sân chơi, trẻ thường chạy nhảy leo trèo, trèo cây, trèo
lên lan can đánh đu, trượt trên tay vịn cầu thang, bất chấp nguy
hiểm nên hậu quả này là hay bị bầm tím, gãy chân, gãy tay do
ngã, do va đập, quần áo sộc sệch, nhàu rách. Khi đi trên đường
phố, trẻ thường chạy lao qua đường không chú ý đến xe cộ cho
nên dễ bị tai nạn giao thông. Khi ở công viên hay gần hồ ao, trẻ
thường hay leo cây, chui vào bụi hoặc đuổi bắt bướm, chuồn
chuồn gần mặt nước nên rất dễ ngã xuống nước có thể chết
đuối. Những đứa trẻ này hình như không biết tuân thủ các nội
quy quy định ở trường hay trong các trò chơi tập thể, trẻ dễ dàng

tham gia vào các trò nguy hiểm mà không nghĩ đến hậu quả. Khi
trẻ đến nhà người khác bất kể quen hay lạ, trẻ thường không
ngại ngùng đi lăng xăng, sờ vật này lấy vật kia, như thể đi thám
hiểm, bất chấp nguy hiểm như ngã, đổ vỡ, điện giật làm cho
bố mẹ và người lớn luôn phải nhắc nhở, canh chừng
- RL chú ý: Trẻ thường không có khả năng tập trung chú ý
vào bất cứ một
công việc nào ở trường hay ở nhà khi cần phải kiên nhẫn
một chút. Khi chơi cũng vậy trẻ thường không kiên trì,
thường nhanh chán. Trẻ thường có vẻ như không nghe
những lời dặn của thầy cô hay của bố mẹ, không để ý đến
những quy định chung. Đối với công việc trẻ thường cẩu
thả lơ là, làm qua loa đại khái, đi học thường quên không
mang đồ dùng học tập hay mang thừa thứ này thiếu thứ
kia,khi ra về thường quên ở lớp sách bút, quần áo và
hay bị mất bút, vở, chữ viết thường xấu, nguệch ngoạc,
viết không theo hàng lối, góc học tập hay đồ dùng của bản
thân như quần áo, đồ chơi thường để bừa bãi, lộn xộn Nếu
bố mẹ kèm trẻ học thì trẻ không tập trung được lâu, hay
quên, hay nhìn ra ngoài cửa sổ hay nhìn ra xung quanh, dễ
phân tán tư tưởng khi có kích thích xung quanh hay ngọ
nguậy cảm tưởng mọi thứ không vào đầu nhiều thầy cô
và phụ huynh phải kêu ca phàn nàn như đánh vật và mệt
nhoài với trẻ
2.3. Biện pháp
2.3.1.Các biện pháp chung
- Hiểu được sự đấu tranh mà một trẻ ADHD phải trải qua và cung cấp một môi
trường học tập trật tự, an toàn và theo dự đoán.
- Thiết lập một mối quan hệ làm việc thuận lợi với phụ huynh của trẻ ADHD.
Tìm hiểu về những điểm mạnh, điểm yếu, sở thích và thành công của trẻ ngoài

thời gian trẻ đến trường. Hãy hỏi về phương pháp giảng dạy nào có hiệu quả
nhất với trẻ. Hãy trao đổi thường xuyên và gửi những khuyến khích tới gia đình
trẻ.
- Hãy dành thời gian để nói chuyện với riêng trẻ. Hãy tỏ rõ sự tôn trọng và thể
hiện sự thích thú thật sự đến thành công trong học tập bằng cách hỏi trẻ rằng làm
cách nào mà trẻ học tốt thế.
- Cùng nhau quyết định chọn một dấu hiệu hoặc một mã để sử dụng nhắc
nhở công việc cho trẻ. Ví dụ, tạo sự liên hệ bằng mắt/ nhìn vào mắt và
chạm vào tai của bạn hay nhặt một vật gì đó đặc biệt; hoặc có thể giữ một
hoặc hai ngón tay.
- Lập ra những quy định lớp học một cách rõ ràng và súc tích. Thảo luận
bằng lời và gửi cho trẻ nhằ m giúp trẻ có thể tham khảo dễ dàng. Giải thích
những hậu quả của hành vi sai trái dựa trên sự giới hạn hiểu biết của trẻ
và bắt buộc trẻ phải tuân theo. Tránh tranh giành quyền lực.
- Sử dụng một hệ thống điểm, thẻ, ngôi sao, hoặc các phương pháp khác để
củng
cố các hành vi thích hợp.
- Thông báo và cung cấp những thông tin phản hồi dựa trên những tiến bộ
về hành vi. Tránh chỉ trích trẻ trước mặt người khác.
- Cho hướng dẫn đơn giản, thực tế. Đơn giản hóa các hướng dẫn, nhiệm vụ
và các bài tập. Trẻ phải hoàn thành từng bước trước khi giáo viên giới
thiệu bước tiếp theo.
- Chia bài học thành các đoạn tương đối ngắn và sử dụng một loạt các đồ
dùng dạy học như phim, băng, các chương trình máy tính và làm việc theo
nhóm nhỏ để củng cố học tập của trẻ.
- Cung cấp cho trẻ ADHD cơ hội để thể hiện các kỹ năng của mình, tài
năng và/ hoặc khả năng lãnh đạo
- Chuẩn bị cho sự chuyển đổi bằng cách cung cấp một cảnh báo khi thay đổi
có xảy ra. Một đầu mối âm nhạc có thể là hữu ích. Hãy thử chơi nhạc cổ
điển hay một đoạn ghi âm các âm thanh tự nhiên trong suốt thời gian làm

việc.
- Cho tất cả học sinh đứng lên và dãn ra, chạy tại chỗ; tập thể dục hoặc vận
động khi cần thiết.
- Sử dụng giấy mã màu cho từng chủ đề. Tên nền giấy trắng sẵn có, hãy sử
dụng màu nâu hoặc màu xanh sáng cho các bài tập viết.
- Lập bảng thời gian, đề cương, danh sách, và/ hoặc sách bài tập về nhà vừa
giúp học sinh có tính tổ chức cũng như tăng thêm sự liên lạc giữa gia đình
và nhà trường. Đính một bản thời gian biểu trên lớp vào bàn học của trẻ.
- Giảm thiểu những bài tập được giao cho phù hợp với những học sinh bị
ảnh hưởng nghiêm trọng bởi ADHD. Tránh giao việc thừa và nhiều
- Đối với những trẻ nhỏ ADHD, cần đính dấu tay của trẻ ở mặt trước và mặt
sau của một tấm bìa để trẻ luôn mang bên mình. Cho trẻ đặt tay lên đỉnh
của từng dấu tay đó để giúp trẻ nhớ giữ tay và tập trung.
- Tạm dừng trước khi đặt câu hỏi hoặc hỏi một trẻ thiếu tập trung một câu
hỏi giúp trẻ nhận thấy mình là trung tâm. Hãy sử dụng tên hoặc sở thích
của trẻ trong các cuộc thảo luận.
- Đi xung quanh phòng và vỗ nhẹ vào vai trẻ hoặc vào cuốn sách của trẻ
đang đọc nhằm giúp trẻ tiếp tục chú ý với việc học tập.
- Cho trẻ ADHD ngồi gần bạn. Tránh những nơi có nhiều yếu tố gây sự sao
lãng và kích thích (ví dụ như gần cửa sổ, cửa ra vào, hoặc gần trẻ nghịch
ngợm).
- Quan sát các dấu hiệu căng thẳng ngày càng tăng của trẻ hiếu động. Hãy
giảm khối lượng công việc hoặc mang cơ hội cho trẻ phóng năng lượng
sang những việc khác.
- Cung cấp cơ hội cho các hoạt động thể chất. Chọn trẻ hiếu động để nhờ
đưa những tờ giấy phát tay hoặc làm những công việc khác của lớp, điều
này giúp trẻ giải phóng năng lượng bị dồn nén và góp phần nâng cao cảm
giác giá trị về bản thân.
- Khuyến khích trẻ sử dụng kỹ thuật tự giám sát để giúp tập trung. Ví dụ,
cho phép trẻ cọ sát hoặc siết chặt những đồ vật quen thuộc đối với trẻ.

(Lưu ý: Phải đảm bảo sự an toàn và được sự chấp thuận của Hiệu trưởng
và phụ huynh trước khi sử dụng kỹ thuật này).
- Cho phép trẻ nhạy cảm với ánh sáng huỳnh quang, sử dụng một tấm che
mặt hoặc mũ bóng chày trong lớp. Trong lớp học, hãy tắt các đèn gần cửa
sổ hoặc để ánh sáng mờ.
- Có thể linh hoạt, cho phép một đứa trẻ ADHD đứng lên hay ngồi xổm trên
ghế của mình, cũng có thể cho trẻ ngồi trên sàn nhà, trên một quả bóng
lớn, một gối đầy không khí hoặc một chiếc xe đạp thể dục nếu điều đó giúp
trẻ hoàn thành phần việc được giao.
- Sắp xếp hai bàn đối diện nhau hoặc tiếp nối nhau cho trẻ ADHD. Trẻ có
thể di chuyển tự do qua lại giữa các bàn miễn là trong thời gian hoàn thành
công việc và trong khu vực được quy định.
- Cung cấp một phòng ngủ nhỏ hoặc khu vực yên tĩnh cho trẻ ADHD sử
dụng khi trải qua quá nhiều hoạt động trong lớp.
- Nếu cần thiết, cung cấp một khu vực riêng được phân biệt bằng rải băng để
phân biệt đó là không gian của trẻ, người khác không được phép vào. Tại
đó, trẻ cóthể đứng lên, ngồi trên sàn nhà, hoặc di chuyển xung quanh miễn là
hoàn thành nhiệm vụ; tuy nhiên, trẻ phải được yên tĩnh và ở trong khu vực đó, trừ
khi được phép rời khỏi.
- Khuyến khích tính nhạy cảm khi trẻ tương tác với các bạn đồng lứa. Nếu
trẻ thiếu nhận thức về mặt xã hội, thật hữu ích khi nói với trẻ như: "Mary
trông không vui khi con nói chuyện với bạn ấy đấy. Con hãy hỏi xem có
chuyện gì đó với bạn ấy?” Nếu trẻ thường xuyên ngắt lời các bạn, hãy nhắc
trẻ phải lắng nghe trước khi nói.
- Những trẻ lớn hơn hoặc các bố mẹ tình nguyện viên được coi như người
kèm cặp, giúp đỡ trẻ.
- Thiết lập một mối quan hệ hợp tác với giáo viên giáo dục đặc biệt, nhà tâm
lý học, người quản lý, cố vấn viên và/ hoặc chuyên gia đặc biệt khác trong
trường đểxác định nơi thích hợp nhất cho trẻ ADHD.
2.3.2.các biện pháp để giúp trẻ tăng động tập giải quyết nhiệm vụ học tập

A. Kết cấu lại môi trường ở học đường
1. Thay đổi chỗ ngồi của trẻ trong lớp (ngồi gần giáo viên hơn và xa
chỗ có nhiều hoạt động, tiếng ồn, xe cộ, cửa, cửa sổ, và xa một số
bạn trong lớp). Thử và tìm kiếm chỗ ít chia trí nhất trong lớp.
2. Nếu được, thay đổi phòng lớp (có kết cấu hơn/đặc biệt, ít tiếng ồn, ít
chỗ trống, phòng nhỏ hơn).
3. Nếu được, đổi trường (ít học trò hơn, tỷ lệ tốt hơn giữa số giáo viên
và số học sinh, lớp đặc biệt cho trẻ tăng động thiếu tập trung và trẻ
học khó, lớp có máy vi tính).
4. Yêu cầu giáo viên chỉnh lại cách dạy để đáp ứng nhu cầu của học
trò. Yêu cầu giáo viên có thêm kết cấu và phản hồi thường xuyên với
trẻ. Trẻ cần biết điều gì sẽ xảy ra và nhiệm vụ phải được giới thiệu
rõ ràng bằng chuỗi hành vi, và chỉ đưa ra mỗi lần một mệnh lệnh.
Những giáo viên tốt nhất là những người tích cực, kiên định, và biết
định nghĩa rõ ràng những hành vi mong muốn.
5. Tìm kiếm góc học tập thích hợp nhất ở nhà. Chỗ nào ít chia trí nhất
và có thể có sự kiểm soát phụ huynh thường xuyên khi làm bài.
B.GV thay đổi nhiệm vụ ở trường
1. Mỗi lần chỉ nói một nhiệm vụ hay một mệnh lệnh. Đưa ra những
hướng dẫn, lựa chọn, và chương trình đơn giản.
2. Chia nhiệm vụ thành những phần nhỏ. Ðiều này rất quan trọng để
tránh trẻ phản ứng ‘Con sẽ không thể nào làm được việc đó’. Nếu
bài toán dài 2 trang, mỗi lúc chỉ cho một trang, hoặc chia ra nhiều
phần nhỏ. Thêm vào đó, giáo viên có thể thay đổi bài vở với những
bài dễ hơn hoặc cho trẻ nghỉ giữa chừng nhiều lần với những bài khó
hơn. Ở nhà, trước khi bắt đầu làm bài, giúp học trò chia mỗi bài ra
nhiều phần nhỏ có thể làm được. Dùng đồng hồ kêu cho toán đố và
bài đọc, dần dần kéo dài thời gian khi trẻ tập trung được. Ðối với bài
vở, có chất lượng tốt hơn số lượng. Nhiều lúc trẻ tăng động thiếu tập
trung cần được giảm số lượng bài vở ở nhà và ở trường.

3. Tăng sự tập trung đối với những hướng dẫn bằng cách yêu cầu trẻ
nhìn vào mắt bạn và lập lại những hướng dẫn của bạn. Viết xuống
những hướng dẫn và cho học trò khoanh tròn hay gạch dưới những
chữ quan trọng hoặc lập lại bằng lời nói với bạn học. Khi làm toán,
học trò có thể khoanh tròn số đang làm và đánh dấu những số hay
câu đã làm xong. Sau khi làm xong một trang, có thể ký tên tắt trên
trang sau khi đã coi lại những điều sai hoặc đánh dấu mỗi câu toán
đã coi lại lần thứ hai rồi.
Dùng sườn bài, dạy cách làm sườn bài, và dạy cách gạch dưới. Mặc
dù áp dụng kỹ năng này không phải là dễ, sau khi học và dùng được,
những kỹ năng này giúp rất nhiều vì chúng kết cấu và tạo hình dạng
những gì đang học. Việc này sẽ giúp trẻ cảm thấy thành thạo trong
quá trình học hỏi, khi cần dùng đến những kỹ năng này.
5. Bớt lại số lượng chép bài và viết bài nếu chép bài từ bảng. Viết
nguyên câu và viết trên chỗ hẹp là việc khó đối với các em. Nếu có
thể làm được, cho trẻ trình bày bằng lời hoặc viết mà không cần phải
theo nguyên văn.
6. Cho trẻ dùng những cách thay thế để trình bày kiến thức.
8. Nên có chưong trình nhất định và dễ đoán trước cho trẻ. Treo
chương trình trên bảng hay trên bàn học của trẻ.
9. Giáo viên cần quan sát sự làm việc quá tải đối với các em này. Nếu
giáo viên thấy trẻ sắp sửa bị quá tải, chỉnh lại ngay để giảm dần sự
quá tải. Cách tốt nhất để quản lý sự hỗn loạn là ngăn cản không cho
xảy ra.
10. Dạy kỹ năng làm bài.
11. Hỏi trẻ những gì sẽ giúp cho các em học bài mới cách tốt nhất.
Nhiều lúc, chính trẻ có thể cho bạn biết. Nên ngồi xuống với trẻ và
hỏi.
12. Khuyến khích trẻ đọc lớn tiếng ở nhà và ở trong lớp. Ðiều này sẽ
giúp trẻ giữ sự tập trung vào bài.

Một lần nữa, ở trường hay ở nhà, trẻ tăng động thiếu tập trung cần sự
kết cấu. Trẻ cần môi trường có kết cấu ở bên ngoài vì chúng thiếu sự
kết cấu ở bên trong. Làm danh sách. Nhắc trẻ nhiều lần. Cho trẻ biết
trước những gì sẽ xảy ra. Trẻ cần sự lập lại nhiều lần. Trẻ cần hướng
dẫn. Trẻ cần những giới hạn. Kết cấu, kết cấu, kết cấu.

Cần có gương mẫu tốt ở trường
1. Ðể trẻ ngồi bên cạnh bạn có gương mẫu tốt và thích hợp.
2. Khuyến khích trẻ có đôi bạn học tập để hiểu những mệnh lệnh và bài
vở.
3. Làm dự án với đối tượng tổ chức.

Thay đổi thời gian làm bài học
1. Sắp xếp chương trình lớp phù hợp với giờ tốt nhất trong ngày. Có
những môn học dạy tốt hơn đối với trẻ ở giờ này hơn giờ khác trong
ngày. Mộn học khó hay môn học trẻ không thích nên dạy khi trẻ tập
trung nhất (khi thuốc uống có hiệu quả nhất, có thể môn học đầu
ngày hay ngay sau khi ăn trưa).
2. Thay đổi giờ làm bài /học bài. Thử giờ làm bài sau khi lớp kết thúc.
Một số phụ huynh thấy giờ tốt nhất là ngay sau khi đi học về. Một số
phụ huynh khác thấy trẻ cần nghỉ ngơi hoặc đi chơi sau khi đi học
về. Một số phụ huynh khác nữa thấy trẻ làm tốt nhất khi công việc
được chia ra nhiều phần nhỏ và tách ra với thời gian nghỉ ở giữa.
Chuẩn bị cho những hiệu quả khác nhau. Triệu chứng tăng động
thiếu tập trung có thể thay đổi hàng ngày, thậm chí hàng giờ. Trẻ
tăng động thiếu tập trung có thể có ‘ngày tốt’ khi trẻ làm nhiều hơn
những trẻ khác, và ‘ngày xấu’ khi coi như trẻ không làm gì cả . Nên
giữ bình tĩnh hết sức để có thể giúp trẻ qua những giai đoạn khó
khăn. Khi trẻ có ngày xấu, cố tự nhắc đây chỉ là một trong những
ngày xấu và sẽ không luôn luôn như vậy. Dùng kỹ năng quản lý sự

căng thẳng trong những lúc này.
Tập thể dục thường xuyên có thể là một trị liệu thêm rất tốt đối với
trẻ em (hay người lớn) mắc bệnh tăng động thiếu tập trung. Tập thể dục
giúp giải phóng năng lượng, tập trung, và ích lợi trong việc phát triển
thể chất cũng như sức khỏe. Nên làm những động tác thể dục vui để trẻ
muốn làm.
Cuối cùng, giữ sự vui tính và tha thứ. GV và trẻ sẽ phải vượt qua nhiều
trở ngại và chắc chắn sẽ có những lúc rất bực bội và nhiều thử thách.
Hãy chấp nhận cả điều tốt lẫn điều xấu. Tập trung vào mục tiêu dài hạn
cho trẻ, cho bạn, và cho gia đình trẻ. Đừng lo lắng nhiều về những
chuyện nhỏ.
C. Phần kết luận
Qua quá trình nghiên cứu lí luận và trải nghiệm trên thực tế chúng em rút ra
một số kết luận sau:
Việc nghiên cứu lí luận đã giúp cho chúng em thu thập và nắm vững thêm nhiều
kiến thức về trẻ mắc hội chứng tăng động giảm tập trung/ chú ý, nhận thức đúng
đắn hơn các vấn đề xung quanh về trẻ mắc hội chứng ADHD đặc biệt là chúng
em đã thu thập thêm nhiều kiến thức mới về yếu tố ảnh hưởng đến trẻ mắc
ADHD giúp cho chúng em có cái nhìn đúng đắn hơn về trẻ ADHD.
Qua quá trình nghiên cứu thực tế chúng em đã khảo sát được thực trạng trẻ mắc
hội chứng ADHD ở 1 số trường tiểu học khu vực huyện Vĩnh Tường. Qua đây
chúng em đã nắm rõ hơn về vấn đề xung quanh trẻ mắc ADHD tại những ngôi
trường này như: thực trạng nhận thức, kiến thức và kĩ năng của giáo viên trong
việc chăm sóc giáo dục trẻ mắc hội chứng ADHD; thực trạng học sinh mắc
ADHD; thực trạng hợp tác giữa gia đình và nhà trường trong việc hỗ trợ trẻ mắc
ADHD; thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ trẻ mắc ADHD
Từ những cơ sở lí luận và thực tiễn giáo dục trẻ mắc ADHD chúng em đã đề
xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu số lượng trẻ mắc phải hội chứng ADHD. Tất
cả các biện pháp hy vọng sẽ phần nào giúp cho trẻ giảm thiểu việc mắc ADHD.

×