LUẬN VĂN:
Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo
công tác thanh niên trong tình hình
hiện nay
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thời kỳ nào cũng vậy, thanh niên luôn được xem là rường cột và tương lai của đất
nước. Thanh niên luôn là lực lượng xung kích trong các cuộc đấu tranh sinh tồn, cũng
như trong các cuộc đấu tranh cách mạng, có vị trí, vai trị đặc biệt quan trọng đối với sự
tồn tại và phát triển của xã hội. Họ là nhóm nhân khẩu xã hội đặc thù tuổi từ 15 đến 35
(đối với Việt Nam), có trong mọi giai cấp, mọi tầng lớp, mọi lĩnh vực hoạt động của đời
sống xã hội. Thanh niên là độ tuổi sung sức nhất về thể chất và phát triển trí tuệ, ln
năng động, sáng tạo, muốn tự khẳng định mình.
Song, thanh niên cũng chứa đựng rất nhiều vấn đề phức tạp đòi hỏi phải được
quan tâm, định hướng và chăm lo giải quyết. Do độ tuổi còn trẻ, thiếu kinh nghiệm nên
thanh niên cần được sự giúp đỡ, chăm lo của các thế hệ đi trước và toàn xã hội. Họ là lớp
đối tượng chưa từng trải nên dễ bị chán nản, dễ hoang mang dao động trước khó khăn, dễ
bị kích động, nhẹ dạ cả tin, tiếp nhận thơng tin ít chọn lọc, tạo nên yếu tố tiêu cực trong
cuộc sống. Họ đang ở độ tuổi năng động, hăng hái, sôi nổi, nhiệt tình, vơ tư, nhạy bén,
ưa dân chủ, chuộng cái mới song cũng dễ sa vào trạng thái cực đoan, chạy theo sống thực
dụng.
Ngồi ra thanh niên cũng khơng phải là một khối thuần nhất, vì thế cần phải hiểu
rõ từng đặc điểm riêng của thanh niên. Chẳng hạn thanh niên ở độ tuổi 15 đến 17, đây là
độ tuổi vị thành niên nên thay đổi rất nhanh về thể chất, muốn thể hiện mình là người lớn,
rất thích tham gia vui chơi tập thể và bắt đầu muốn chọn bạn khác giới; Từ 18 đến 26 là
tuổi vẫn tiếp tục lớn, họ rất hăng hái, dũng cảm, khẳng định trách nhiệm công dân, định
hướng nghề nghiệp rõ ràng, quan tâm tới gia đình; Từ 25 tuổi trở lên, họ đã có việc làm,
lập nghiệp, có học vấn rộng và tư duy sáng tạo, có cuộc sống gia đình riêng, có bản lĩnh,
nhân cách cơng dân và có nhu cầu văn hố, nếp sống văn minh cao. Bên cạn đó chúng ta
lại còn phải tiếp cận thanh niên theo những lát cắt như lãnh thổ (thanh niên nông thôn,
thanh niên miền núi, thanh niên thành thị); theo ngành nghề (như thanh niên doanh
nghiệp, thanh niên công nhân viên chức, thanh niên học sinh sinh viên, trí thức trẻ, thanh
niên lực lượng vũ trang)v.v...
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Trong q trình lãnh đạo đất nước, Đảng ta ln đề cao vai trị, vị trí của thanh
niên, xác định thanh niên là lực lượng xung kích cách mạng, Đồn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của
dân tộc. Đồng thời, Đảng đã đề ra nhiều chủ trương giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức
thanh niên thành lực lượng hùng hậu, trung thành, kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng
và dân tộc. Qua mỗi thời kỳ, dù bất cứ hoàn cảnh nào các thế hệ thanh niên đều hoàn
thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình.
Trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, quá
trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và sự biến đổi nhanh chóng của tình hình
thanh niên, địi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên
nhằm chăm lo, bồi dưỡng và phát huy cao nhất vai trò, sức mạnh của thanh niên trong
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Sau hơn 20 năm đổi mới và phát triển đất nước, tình hình thanh niên có những
chuyển biến mạnh mẽ, tích cực. Cơng tác thanh niên đã góp phần xây dựng được thế hệ
thanh niên thời kỳ mới có đạo đức, nhân cách, tri thức, sức khỏe, tư duy năng động và
hành động sáng tạo; tiếp nối truyền thống hào hùng của Đảng và dân tộc, nêu cao lòng
yêu nước, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; không ngại khó khăn,
gian khổ, tình nguyện vì cộng đồng; có trách nhiệm với gia đình, xã hội; có ý chí vươn
lên trong học tập, lao động, lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng, quyết tâm đưa đất
nước thốt khỏi nghèo nàn, lạc hậu; mong muốn được tin tưởng, được cống hiến cho đất
nước, có việc làm, thu nhập ổn định, đời sống văn hố tinh thân lành mạnh, phong phú,
mơi trường sống an tồn. Dù cịn nhiều tâm trạng khác nhau, song đa số thanh niên luôn
tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và phát triển của đất nước.
Các cấp uỷ đảng đã lãnh đạo hệ thống chính trị, tồn xã hội thực hiện tốt hơn cơng
tác thanh niên và chăm lo xây dựng Đoàn. Nhà nước đã ban hành Luật Thanh niên,
Chiến lược phát triển thanh niên và nhiều chính sách về cơng tác thanh niên, tạo điều
kiện, cơ hội cho thanh niên rèn luyện, cống hiến, trưởng thành. Cơng tác đồn và phong
trào thanh niên từng bước phát triển, mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên được mở
rộng; số thanh niên trở thành đoàn viên, đảng viên ngày càng tăng. Vai trò của Mặt trận
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Tổ quốc, các đồn thể, gia đình, nhà trường và xã hội đối với thanh niên, công tác thanh
niên đã có chuyển biến tích cực.
Tuy vậy, tình hình thanh niên cũng đang diễn biến hết sức phức tạp, một bộ phận
thanh niên sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm đến tình hình đất nước,
thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, xa rời truyền thống văn hóa dân tộc.
Học vấn của một bộ phận thanh niên, nhất là thanh niên nông thôn, thanh niên dân tộc
thiểu số còn thấp; nhiều thanh niên thiếu kiến thức và kỹ năng trong hội nhập quốc tế.
Tính độc lập, chủ động, sáng tạo, năng lực thực hành sau đào tạo của thanh niên còn yếu,
chưa đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Tình trạng tội phạm và tệ nạn xã
hội trong thanh niên đang gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp.
Một số cấp ủy đảng chưa quan tâm đúng mức lãnh đạo công tác thanh niên; việc
đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện các chủ trương, nghị quyết của
Đảng về công tác thanh niên không thường xuyên, kịp thời; công tác quy hoạch, đào tạo,
bồi dưỡng và sử dụng cán bộ trẻ chưa thực sự được coi trọng; chưa làm tốt công tác phát
triển đảng trong thanh niên.
Nhà nước chậm thể chế hoá và triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết của
Đảng về công tác thanh niên; thiếu những chính sách nhất quán, đồng bộ, lâu dài đối với
thanh niên; chưa có chính sách cụ thể để bồi dưỡng, đào tạo, sử dụng tài năng trẻ; việc
thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên còn hạn chế. Nhiều bộ, ngành, địa phương
chưa làm tốt trách nhiệm chăm lo, bồi dưỡng, phát huy thanh niên thuộc lĩnh vực được
phân công. Việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Đồn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam chưa theo kịp sự phát triển của
tình hình thanh niên; khả năng chi phối và ảnh hưởng của Đoàn, Hội trong thanh niên
chưa sâu rộng, tỉ lệ tập hợp thanh niên thấp; tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ đồn,
hội và đoàn viên, hội viên chưa cao. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhiều địa phương
chưa phối hợp chặt chẽ, chưa tạo được sức mạnh tổng hợp trong công tác thanh thanh
niên; sự kết hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong giáo dục thanh niên còn hạn
chế.
Như vậy, đường lối đổi mới của Đảng với những thành tựu đã đạt được đang tạo
ra môi trường mới để thanh niên phát triển tài năng, cống hiến cho xã hội, từng bước cải
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
thiện đời sống. Nhưng bước vào giai đoạn mới của cách mạng, công tác vận động thanh
niên chưa đổi mới kịp thời. Khuyết điểm lớn là thiếu nhận thức sâu sắc vai trị của thanh
niên và nội dung cơng tác thanh niên trong thời kỳ mới. Xử lý các vấn đề thanh niên
không sát đúng với tâm lý và những nhu cầu mới của thanh niên. Một số cán bộ, đảng
viên lớn tuổi cịn thiếu tơn trọng, thiếu niềm tin vào thanh niên. Tình trạng thái hố, biến
chất cùng với sự hạn chế về năng lực của nhiều đảng viên đã làm cho niềm tin của tuổi
trẻ đối với Đảng bị giảm sút. Công tác thanh niên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới và
phát triển Đảng.
Lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng còn chung chung. Nhà nước cịn chậm trễ
trong thể chế hố nghị quyết của Đảng, thiếu đầu tư thích đáng và chưa có tổ chức
chun trách về cơng tác thanh niên. Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có cố
gắng, song bước vào thời kỳ mới đã bộc lộ nhiều nhược điểm, thiếu sót. Vai trị và ảnh
hưởng giáo dục thiếu niên, nhi đồng cịn hạn chế. Các đồn thể nhân dân, các tổ chức xã
hội và nhiều gia đình chưa ban tâm đầy đủ đến việc chăm sóch, giáo dục thanh, thiếu
niên.
Thực tế đó cho thấy, việc nghiên cứu đề tài Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo
công tác thanh niên trong tình hình hiện nay có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
a. Báo, tạp chí chuyên ngành:
1. Trương Tấn Sang, Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh
niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hố, hiện đại hố, Tạp chí Cộng sản Số 15
(159) năm 2008.
Sau khi nêu lên vị trí, tầm quan trọng của thanh niên và công tác thanh niên trong
hơn 20 năm đổi mới, tác giả, cho rằng thực tế vẫn còn một bộ phận thanh niên sống thiếu
lý tưởng, giảm sút niềm tin và ít quan tâm đến tình hình đất nước, thiếu ý thức chấp hành
pháp luật, dễ bị kích động, lơi kéo tham gia các hoạt động trái pháp luật; sống thực dụng,
quá coi trọng vật chất, thiếu kính trọng người lớn tuổi, ít quan tâm tới gia đình. Một bộ
phận thanh niên, nhất là thanh niên nơng thơn, thanh niên dân tộc thiểu số có trình độ học
vấn còn thấp; nhiều thanh niên thiếu kiến thức, kỹ năng trong lao động và hội nhập quốc
tế. Tính độc lập, chủ động, sáng tạo, năng lực thực hành sau đào tạo của thanh niên còn
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
yếu, chưa đáp ứng được u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tình hình tội phạm và tệ
nạn xã hội trong thanh niên, đặc biệt là tệ nạn ma túy, mại dâm có chiều hướng gia tăng.
Những yếu kém trên có những nguyên nhân khách quan và chủ quan như:
- Các vấn đề toàn cầu, những rủi ro, áp lực của kinh tế thị trường với những khó
khăn mới nảy sinh trong quá trình phát triển đất nước; sự chống phá quyết liệt của các thế
lực thù địch,
- Nhận thức của khơng ít cán bộ, đảng viên, cấp ủy đảng về thanh niên và công tác
thanh niên chưa đầy đủ, thiếu tồn diện, nhiều mặt cịn khốn trắng cho Đồn; đánh giá
thanh niên cịn theo kinh nghiệm, cảm tính, gia trưởng, thiếu tin tưởng vào thanh niên;
một bộ phận cán bộ, đảng viên thối hóa, biến chất về đạo đức, lối sống, không là tấm
gương để thanh niên học tập và noi theo; một bộ phận gia đình bỏ mặc con cái, thiếu giáo
dục và nêu gương. Hoạt động quản lý nhà nước về cơng tác thanh niên cịn nhiều bất cập,
tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác thanh niên và cơ chế phối hợp liên ngành
thực hiện công tác thanh niên chưa đủ rõ. Công tác giáo dục - đào tạo, dạy nghề, giải
quyết việc làm, phòng chống tệ nạn xã hội, hoạt động văn hóa, thể thao, báo chí, xuất bản
có nhiều thiếu sót, chậm được khắc phục. Nội dung, phương thức hoạt động của Đồn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức thanh niên chậm thích ứng trước sự
biến động nhanh của tình hình thanh niên; thiếu tầm chiến lược trong tham mưu cho
Đảng, chính quyền về cơng tác thanh niên.
Bước vào thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chủ động và
tích cực hội nhập quốc tế, phấn đấu đưa nước ta sớm ra khỏi tình trạng kém phát triển,
cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa cần phải thể hiện được 5 quan điểm chỉ đạo xuyên suốt sau đây:
- Chăm lo, phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm sự ổn
định và phát triển vững bền của đất nước.
- Chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục thanh niên thành lớp người "vừa hồng, vừa
chuyên" theo tư tưởng Hồ Chí Minh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh
đạo của Đảng, vai trị quan trọng của Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, gia đình,
nhà trường và xã hội.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
- Đảng lãnh đạo công tác thanh niên và trực tiếp lãnh đạo Đồn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh vững mạnh là bộ phận quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, là xây
dựng Đảng trước một bước. Đảng đề ra đường lối, chủ trương định hướng cho thanh niên
hành động; xác định các chuẩn mực cho thanh niên phấn đấu; xây dựng các tấm gương
điển hình tiêu biểu cho thanh niên học tập và noi theo.
- Nhà nước quản lý thanh niên và công tác thanh niên; thể chế hóa đường lối, chủ
trương của Đảng về thanh niên và cơng tác thanh niên thành pháp luật, chính sách, chiến
lược, chương trình, hành động và cụ thể hóa trong các chương trình, kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh hằng năm của các cấp, các ngành.
- Sự nỗ lực học tập, rèn luyện và phấn đấu không ngừng của thanh niên theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh là yếu tố quan trọng để xây dựng thế hệ thanh niên thời kỳ
mới. Khơng ngừng mở rộng mặt trận đồn kết, tập hợp thanh niên là nội dung quan trọng
của cơng tác Đồn để giáo dục, bồi dưỡng, động viên, phát huy vai trò của thanh niên
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trên cơ sở đó tác giả nêu lên chín nhóm nhiệm vụ và giải pháp nhằm phải tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên: Tăng cường công tác giáo dục
lý tưởng, đạo đức cách mạng, lối sống văn hóa, ý thức cơng dân để hình thành thế hệ
thanh niên có những phẩm chất tốt đẹp, có khí phách và quyết tâm hành động thực hiện
thành cơng sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đổi mới tồn diện giáo dục và đào
tạo, tạo cơ hội cho thanh niên được học tập, không ngừng nâng cao trình độ, có tri thức
và kỹ năng ngang tầm với thanh niên các nước tiên tiến trên thế giới. Nâng cao chất
lượng nguồn lao động, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho thanh
niên. Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, tạo điều kiện cho thanh niên nâng cao đời
sống văn hóa, tinh thần, phát triển toàn diện. Coi trọng hơn nữa việc trọng dụng nhân tài
trẻ, tạo bước chuyển có tính đột phá trong bố trí và sử dụng cán bộ trẻ trên tất cả các lĩnh
vực. Xây dựng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh vững mạnh, thực sự là trường
học xã hội chủ nghĩa của thanh niên, là đội dự bị tin cậy của Đảng. Tăng cường vai trị
của Mặt trận Tổ quốc, các đồn thể, tổ chức kinh tế - xã hội và gia đình, phối hợp giáo
dục, bồi dưỡng, phát huy tiềm lực của thanh niên. Phát huy sự nỗ lực phấn đấu của mỗi
thanh niên trong học tập, lao động và cuộc sống; không ngừng rèn luyện đạo đức, lối
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
sống, hồn thiện nhân cách, trở thành cơng dân hữu ích, thành viên tốt trong gia đình, tích
cực đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà
nước về thanh niên và công tác thanh niên.
2. Nguyễn Đức Tiến, Một số vấn đề đặt ra trong việc phát triển lý tưởng xã hội
chủ nghĩa cho thanh niên hiện nay, Tạp chí Cộng sản số 14 (158) năm 2008.
Giáo dục, phát triển lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho thanh niên là một trong những
nhiệm vụ chính trị quan trọng của tồn Đảng, tồn dân và cả hệ thống chính trị. Đó là
một quá trình lâu dài, kiên trì, bền bỉ, liên tục và cũng hết sức khó khăn. Từ thực tiễn giáo
dục, phát triển lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho thanh niên nước ta thời gian qua, có thể
thấy nổi lên một số vấn đề cần nghiên cứu và có giải pháp khắc phục phù hợp.
- Bản chất của chủ nghĩa xã hội là một lý tưởng, một ước mơ cao đẹp của con
người hướng tới một chế độ xã hội bình đẳng, tự do, ấm no, hạnh phúc. Chủ nghĩa xã hội
với bản chất vốn có của nó và xã hội xã hội chủ nghĩa hiện hữu trong quá trình xây dựng
từ những bước ban đầu có khoảng cách khơng nhỏ. Khoảng cách đó là tất yếu và cần phải
có thời gian để thu hẹp. Trong thời gian qua, chúng ta chưa làm rõ và chưa chỉ ra được
vấn đề này, vì thế đã làm cho một bộ phận thanh niên, thế hệ trẻ nước ta nhầm lẫn giữa lý
tưởng và hiện thực. Từ đó, dẫn đến sự hiểu lầm, hồi nghi, thậm chí phủ nhận cả một lý
tưởng cao đẹp của chủ nghĩa xã hội.
- Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng sâu sắc, triệt để toàn diện nhất
trong lịch sử nhân loại, nhưng cũng là cuộc cách mạng khó khăn, phức tạp nhất. Chủ
nhân tương lai để hiện thực hóa lý tưởng xã hội chủ nghĩa khơng ai khác ngồi thế hệ trẻ.
Cuộc cách mạng này địi hỏi những người chủ đó phải có nhận thức, tư tưởng, tình cảm,
thái độ và hành động cách mạng rất cao. Tuy nhiên, hiện nay, giữa yêu cầu rất cao này
của lý tưởng xã hội chủ nghĩa với trình độ giác ngộ, tinh thần trách nhiệm, thái độ tình
cảm cách mạng, lý tưởng hồi bão, ý chí vươn lên của khơng ít thanh niên, có một
khoảng cách khơng nhỏ.
- Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sự
nghiệp này tạo ra muôn vàn cơ hội cho thanh niên phát triển tồn diện. u cầu mới của
sự nghiệp cách mạng địi hỏi thanh niên phải khơng ngừng nâng cao, hồn thiện trình độ
trên mọi lĩnh vực.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
- Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, các mặt đối lập, các mảng,
các yếu tố xã hội khác nhau đang tồn tại đan xen, cọ sát và đấu tranh quyết liệt với nhau
trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, trong mọi giai tầng và mỗi con người. Chiều tích
cực và thuận lợi là, thông qua cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận và những hành động thực
tiễn, thanh niên sẽ giác ngộ, trưởng thành và lớn mạnh về mọi mặt, niềm tin vào cơng
cuộc đổi mới có cơ sở vững chắc, lòng kiên định vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
thêm vững vàng, lý tưởng xã hội chủ nghĩa được khẳng định.
3. Việt Dũng, Đoàn thanh niên trong việc đào tạo nghề cho nông dân chuyển đổi
đất nông nghiệp, Tạp chí Cộng sản số 8 (152) năm 2008.
Hiện nay, tốc độ đơ thị hóa tại các quận, huyện ngoại thành Hà Nội diễn ra chóng
mặt. Đất nơng nghiệp bị thu hẹp nhường chỗ cho những khu công nghiệp, khu đô thị mới.
Đào tạo nghề cho nông dân vùng chuyển đổi đất nông nghiệp là bước đi quan trọng trong
việc giải quyết tình trạng nơng dân thất nghiệp sau khi bị thu hồi đất. Tuy địa phương nào
cũng cố gắng thực hiện tốt chính sách, nhưng thực tế, cơng tác đào tạo, chuyển đổi nghề
cho nhà nông lại vô cùng khó khăn...
Tác giả phản ánh tình trạng đất mất, nghề không... nhiều thanh niên của một số
quận, huyện của thành phố Hà Nội vẫn khơng có nhu cầu học. Bài viết nêu lên một số
nguyên nhân của tình trạng trên và một số kiến nghị nhằm giúp thanh niên ở những vùng
có tốc độ đơ thị hố cao được đào tạo và tìm được việc làm thích hợp vừa giúp ích gia
đình, vừa đóng góp xây dựng, phát triển quê hương.
4. Trương Giang Long, Chủ động đổi mới, hội nhập trong xu thế tồn cầu hố và
trọng trách của thanh niên, Tạp chí Cộng sản số 7 (151) năm 2008.
Trong bài viết của mình, tác giả nêu lên thời cơ và khó khăn thách thức đối với
thanh niên trong quá trình hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới của đất nước. Tác giả
đặt vấn đề: Bằng cách nào để tuổi trẻ đáp ứng được yêu cầu của lịch sử?
Tác giả nhấn mạnh kỳ vọng và tin yêu lớp trẻ là "sợi chỉ đỏ" xuyên suốt các chặng
đường cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trước hết các ngành các cấp cần xác định
rõ trách nhiệm của mình đối với tuổi trẻ trước vận mệnh của đất nước. Trên cơ sở trọng
trách lớn cần đặc biệt quan tâm đào tạo một thế hệ thanh niên mới hội tụ đủ các phẩm
chất ưu tú nhất của dân tộc và tinh hoa của thời đại. Một lớp thanh niên đại diện cho
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
những giá trị văn hóa tiên tiến, sống cao thượng, trong sáng, giàu lòng thủy chung, nhân
hậu. Biết yêu thương quý trọng dân tộc mình và tất cả các dân tộc khác với tinh thần Việt
Nam mong muốn là bạn của tất cả các nước không phân biệt sự khác nhau về chế độ
chính trị. Một lớp thanh niên có trái tim quả cảm, trọng hòa hiếu nhân nghĩa, biết bạn,
biết thù nhưng dám đương đầu với mọi thách thức, dám làm, dám chịu trách nhiệm
khơng ngại khó, khơng ngại khổ, không run sợ và không chịu khuất phục trước sức mạnh
cường quyền, sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc. Làm việc bằng lịng tự trọng và ý chí tiến thủ,
biết lấy hiệu quả cơng việc của chính mình làm niềm vui, làm thước đo giá trị hành động.
Sống có trách nhiệm với bản thân với gia đình, cộng đồng và xã hội. Lớp thanh niên thực
sự là tấm gương sáng, là mẫu người hội tụ đủ những chuẩn giá trị đáp ứng yêu cầu của
thời đại, xứng đáng là một thế hệ mẫu mực, sống làm gương, làm hình mẫu cho các thế
hệ tương lai.
5. Nguyễn Thị Kim Dung, Đồng chí Lê Duẩn với việc giáo dục, rèn luyện, tu
dưỡng đạọ đức cách mạng cho thanh niên, Tạp chí Cộng sản số 6 (126) năm 2007.
Tác giả khái quát một số nội dung dung giáo dục, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức
cách mạng cho thanh niên của đồng chí Lê Duẩn:
- Thanh niên phải xác định cho mình lý tưởng cách mạng đúng đắn.
- Thanh niên phải có lịng yêu nước sâu sắc, lòng tự hào dân tộc và yêu thương
nhân dân lao động.
- Thanh niên phải chiến thắng chủ nghĩa cá nhân; phải thường xuyên tu dưỡng, rèn
luyện bản thân.
6. Đảng lãnh đạo công tác thanh niên và đoàn thanh niên, Báo Điện tử Đảng
Cộng sản Việt Nam, ngày 17/7/2008.
Bài báo đã khái quát lịch sử Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm lãnh đạo,
hướng dẫn thanh niên thông qua các nghị quyết ddaaij hội Đảng từ Đại hội I đến Đại hội
X, các nghị quyết, chỉ thị, các quan điểm cụ thể để khẳng định, bất kể giai đoạn nào Đảng
đều quan tâm lãnh đạo thanh niên, lãnh đạo Đoàn Thanh niên. Tư duy của Đảng ta liên
tục đổi mới để phù hợp với đối tượng tuổi trẻ qua từng thời kỳ. Từ quan tâm lãnh đạo tổ
chức thanh niên để tập hợp lực lượng tuổi trẻ cho các phong trào Đồn thành lực lượng
xung kích, nịng cốt thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng. Từ quan tâm, xây dựng đội
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
ngũ đoàn viên, tổ chức đoàn thể thực hiện “huy động, sử dụng'' đến quan tâm xây dựng,
phát triển toàn diện cho chính bản thân thế hệ trẻ thật sự ''bồi dưỡng thế hệ cách mạng
cho đời sau”. Không chỉ quan tâm định hướng tư tưởng nhân cách, giáo dục thanh niên,
Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta còn trực tiếp chỉ đạo, gần gũi, ân
cần với thế hệ trẻ qua các Đại hội Đoàn, qua tiếp xúc với tuổi trẻ cả nước.
7. Hồng Đình Cúc, Xây dựng, củng cố thế giới quan khoa học cho thanh niên,
sinh viên nước ta hiện nay, Tạp chí Lý luận chính trị, số 3/2007.
Theo tác giả, con đường hình thành thế giới quan khoa học cho thanh niên, sinh
viên Việt Nam hiện nay bao gồm: quá trình học tập; hoạt động lao động sản xuất; hoạt
động thẩm mỹ; thông qua môi trường xã hội, qua các phương tiện thông tin đại chúng...
b. Một số sách chuyên khảo
1. TS Trần Quy Nhơn, Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò thanh niên trong cách
mạng Việt Nam, NXB Thanh niên, Hà Nội, 2003.
2. Tổng quan tình hình thanh niên, cơng tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi
(2002-2007), NXB Thanh niên, Hà Nội, 2007.
3.. Đảng Cộng sản Việt Nam, Tham luận tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
Nxb CTQG, Hà Nội, 2006 giới thiệu bài tham luận của đồng chí Đào Ngọc Dung…..
4. TS Đỗ Quang Tuấn (Chủ biên), TS Nguyễn Văn Hùng, PGS.TS Trần Hậu, Đổi
mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân
trong thời kỳ mới, Nxb CTQG, Hà Nội, 2006.
5. TS Nguyễn Đức Tiến, Phát tiển lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho thanh niên Việt
Nam hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005. Đề cập tới quá trình hình
thành lý tưởng xã hội chủ nghĩa của thanh niên, thực trạng và một số giải pháp cơ bản về
phát triển lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho thanh niên hiện nay.
6. Th.S. Đoàn văn Thái, Nhiệm vụ cơ bản của thanh niên Việt Nam, Nhà xuất bản
Thanh Niên, Hà Nội, 2004.
c. Đề tài, hội thảo
1. Đề tài: Thực trạng thanh niên - những giải pháp và chính sách cần thiết đối với
thanh niên trước yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, do Phạm Văn Uýnh làm chủ nhiệm.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
2. Đoàn thanh niênCS trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (20/5/2006),
Phát huy vai trò của thanh niên trong sự nghiệp đất nước, Hội thảo khoa học.
Hội thảo thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, sinh viên, học sinh, Buổi
hội thảo là cơ hội để các bạn phát biểu, chia sẻ suy nghĩ, khẳng định vai trị của mình, nói
về mình một cách xác thực nhất.
Theo đồng chí Nguyễn Đức Lộc - Chủ tịch Hội Sinh viên của Trường Đại học
Khoa học xã hộivà nhân văn: đã đến lúc chúng ta phải giáo dục cho giới trẻ trách nhiệm
xây dựng đất nước ngay ở "thì hiện tại". Phải nhìn nhận rằng ngày nay chúng ta đang có
những lớp trẻ dám nghĩ, biết hành động để làm cho đất nước ngày càng tốt đẹp hơn.
Nhưng số này chưa nhiều. Thực tế, khơng ít các bạn trẻ đang thờ ơ với vận mệnh của đất
nước. Số người này sẽ làm gì khi trọng trách quốc gia dân tộc đặt lên vai họ.
Đất nước đang đặt niềm tin vào thế hệ trẻ, thanh niên hãy khẳng định vai trị của
mình, phát huy hết tiềm năng sẵn có, để xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh và phát
triển bền vững.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
Trên cơ sở những phân tích lý thuyết và thực tiễn về các khía cạnh liên quan đến
nội dung nghiên cứu, đề tài góp phần cung cấp các luận cứ khoa học tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ mới để xây dựng thế hệ thanh
niên Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc; kiên định lý tưởng độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức cách mạng, ý thức chấp hành pháp luật, sống có văn hố,
vì cộng đồng; có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khỏe, tri thức, kỹ năng
và tác phong công nghiệp trong lao động tập thể, trở thành những công dân tốt của đất
nước.
Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công
tác thanh niên giai đoạn đoạn hiện nay với các nhiệm vụ cụ thể:
- Làm rõ đặc điểm, vai trị của thanh niên và cơng tác thanh niên của Đảng.
- Làm rõ tầm quan trọng về mối quan hệ giữa Đảng và thanh niên, công tác xây
dựng Đảng và cơng tác thanh niên; tính bức thiết của việc tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác thanh niên hiện nay.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
- Làm rõ khái niệm và nội dung Đảng lãnh đạo công tác thanh niên mà chủ đạo là :
Chiến lược xây dựng và phát triển thanh niên; lãnh đạo Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh và Hội Thanh niên Việt Nam thực hiện nhiệm vụ tập hợp, giáo dục và phát
triển thanh niên;
- Về phương thức Đảng lãnh đạo công tác thanh niên, đề tài làm rõ phương pháp,
cơ chế Đảng lãnh đạo, cụ thể hóa các phương pháp, cách thức lãnh đạo.
- Về vai trò, trách nhiệm các tổ chức đảng, chính quyền, đồn thể đối với các mặt
của cơng tác thanh niên.
Thứ hai, nghiên cứu tình hình thanh niên, đánh giá đúng thực trạng Đảng lãnh đạo
công tác thanh niên, chỉ ra những ưu, khuyết điểm, rút ra nguyên nhân và bài học kinh
nghiệm.
- Khảo sát tình hình hình của thanh niên, chỉ ra những điểm mạnh và hạn chế
cùng với những bức xúc của thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
- Khảo sát, đánh giá đúng thực trạng Đảng lãnh đạo công tác thanh niên, phân tích
t íc h các nguyên nhân, rút ra những kinh nghiệm.
Thứ ba, đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu để tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với công tác thanh niên giai đoạn hiện nay hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài khảo sát, nghiên cứu sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên từ năm 1986 đến nay.
5.Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật
lịch sử, đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp sau:
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp, lịch sử - lôgic: Phương pháp này cho phép đi
sâu phân tích sự biến đổi, phát triển của thanh niên trong những năm vừa qua, đánh giá,
nhận xét được ưu, khuyết điểm của giai cấp nông dân hiện nay.
+ Phương pháp so sánh: So sánh với tính chất, quy mơ, cơ cấu, bản chất về thanh
niện và công tác thanh niên của các nước, các khu vực… Từ đó rút ra những đặc điểm
chung, phổ biến và đặc thù, tìm kiếm những giá trị tham khảo cho nghiên cứu tăng cường
sự lãnh đạo của đảng đối với công tác thanh niên.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
+ Phương pháp điều tra xã hội học: Điều tra các mặt tình hình thanh niên và cơng
tác thnah niên. Kết quả điều tra là căn cứ cho việc đề xuất các giải pháp thực tiễn.
+ Ngoài ra là một số phương pháp bổ trợ khác như: Lấy ý kiến chuyên gia, toạ
đàm, thảo luận nhóm….
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
+ Đề tài góp phần làm rõ vai trị, vị trí và đặc điểm thế hệ thanh niên hiện nay.
Đặc biệt, đề tài nghiên cứu chuyên sâu làm rõ về các khía cạnh lý thuyết Đảng lãnh đạo
cơng tác thanh niên.
+ Trên cơ sở vận dụng khung lý thuyết vào khảo sát, đánh giá thực trạng Đảng
lãnh đạo công tác thanh niên, đề tài sẽ bổ sung một hệ tiêu chí nhận dạng, đánh giá việc
Đảng lãnh đạo công tác thanh niên giai đoạn hiện nay
+ Đề tài cũng sẽ đưa ra quan điểm, hệ giải pháp có tính hệ thống cho lĩnh vực cịn
ít được nghiên cứu này.
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần cung cấp thêm cơ sở khoa học để bổ
sung, phát triển cho các chủ trương, chính sách liên quan đến phát triển thanh niên. Đồng
thời kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu góp phần nâng cao nhận thức, kỹ năng
lãnh đạo công tác thanh niên của cán bộ, đảng viên, cấp uỷ và tổ chức đảng các cấp.
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo quan trọng cho Khoa học
dân vận và một số chuyên nghành liên quan như: xã hội học, tâm lý học…. trong hệ
thống Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh và trường chính trị các địa
phương.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương 7
tiết.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Mục lục
Trang
1
Mở đầu
Chng 1: MT S VN Lí LUN CƠ BẢN VỀ ĐẢNG LÃNH
ĐẠO CÔNG TÁC THANH NIÊN
1.1. Lý luận Mácxít về vấn đề thanh niên và cơng tác thanh niên
17
17
1.2. Quan niệm, nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác
thanh niên
30
Chương 2: THANH NIÊN VÀ ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC
THANH NIÊN – THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN,
KINH NGHIỆM
2.1. Tình hình chung về thanh niên
46
46
2.2. Quá trình lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác thanh niên từ 1986 đến
nay
51
2.3. Nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm
69
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH
ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC THANH NIÊN
76
3.1. Dự báo xu hướng biến đổi trong thanh niên ảnh hưởng đến công tác
thanh niên trong thời gian tới
76
3.2. Giải pháp
85
KẾT LUẬN
111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
114
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẢNG LÃNH ĐẠO
CƠNG TÁC THANH NIÊN
1.1. LÝ LUẬN MÁCXÍT VỀ VẤN ĐỀ THANH NIÊN VÀ CÔNG TÁC
THANH NIÊN
1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về thanh niên và công tác thanh
niên
Lịch sử phát triển của các dân tộc đã chứng minh thanh niên bao giờ cũng giữ vị
trí và vai trò quan trọng trong việc dựng nước và giữ nước. Thanh niên là một lực lượng
xã hội rộng lớn ở từng địa phương, khu vực hay trong một quốc gia, dân tộc. Nhưng
thanh niên chưa lúc nào có một tổ chức của mình, do mình và vì mình.
Chỉ đến khi học thuyết Mác - Lênin ra đời thì vị trí, vai trị của thanh niên mới
được đánh giá đúng đắn và những luận điểm quan trọng về việc cần thiết phải ra đời một
tổ chức của thanh niên do Đảng Cộng sản sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện mới được đề
cập.
Luận điểm "cách mạng là sự nghiệp của quần chúng" là một trong những luận
điểm cơ bản của học thuyết Mác - Lênin về vai trò của quần chúng trong lịch sử. Điều
đáng lưu ý là, sức mạnh của quần chúng với tư cách là người sáng tạo chân chính ra lịch
sử, khơng thể là sức mạnh tự phát, mù quáng, thiếu định hướng, mà là sức mạnh tự giác
và có tổ chức. Chính vì thế V.I.Lênin đã nêu rất sớm khẩu hiệu: "Hãy tổ chức lại". Người
cho rằng khẩu hiệu đó "phải được thực hiện ngay lập tức". Quần chúng thanh niên cũng
phải được tổ chức lại trong tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản.
Vào giữa thế kỷ XIX, chính Ph.Ăngghen đã đề xuất ý kiến về việc tham gia của
thế hệ trẻ vào cuộc đấu tranh chống lại chính sách phản động của chế độ quân chủ Phổ vì
tương lai của nước Đức. Ngay lúc đó, ơng đã khẳng định rằng, thanh niên khơng thể
đứng ngồi chính trị, chính thực tiễn của cuộc đấu tranh giai cấp đã cuốn hút tuổi trẻ vào
đời sống chính trị. C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đều coi thanh niên là một lực lượng
cách mạng hùng hậu, có vai trị quan trọng trong cách mạng và xem xét vấn đề thanh niên
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
ln gắn bó với giai cấp cơng nhân và Đảng tiên phong của nó. C.Mác đã khẳng định:
"Do những quy luật phát triển khách quan của xã hội, thanh niên bao giờ cũng giữ vai
trò quan trọng trong việc kế thừa và phát triển những thành tựu của người đi trước"1.
Thanh niên được xem xét như một tầng lớp xã hội đặc thù theo lứa tuổi, có số lượng đơng
và giữ vị trí quan trọng trong xã hội. Nếu chia các tầng lớp, các giai cấp, dân tộc… theo
lát cắt dọc, thì thanh niên là lát cắt ngang, có mặt trong mọi giai tầng của xã hội. Chính
thanh niên của các dân tộc là người sẽ kế thừa, sẽ phát triển mọi thành quả do cha anh để
lại.
Năm 1844, C.Mác và Ph.Ăngghen đã nghiên cứu thế hệ trẻ của giai cấp vô sản và
rút ra kết luận quan trọng: "Tương lai của giai cấp cơng nhân tuỳ thuộc vào tình trạng
thế hệ thanh niên của nó"2 và C.Mác đã chỉ rõ: "Những người công nhân tiên tiến nhất, ý
thức đầy đủ rằng, tương lai của giai cấp họ, và kế đó là tương lai của nhân loại hồn
tồn tuỳ thuộc vào sự giáo dục các thế hệ công nhân đang lớn"3.
C.Mác và Ph.Ăngghen đã thấy rõ vai trò quan trọng của thanh niên trong sự
nghiệp cách mạng, đã nhìn nhận lớp thanh niên là những người xung kích, cổ vũ những
ưu điểm, tích cực phê phán những nhược điểm, yếu kém của lớp người đang lớn. Từ cách
nhìn biện chứng đó, hai ơng thấy rằng cần tổ chức thanh niên vào một tổ chức chính trị.
Ph.Ăngghen đã nêu ra quan điểm thanh niên là: "Đội quân xung kích quyết định của đạo
quân vô sản quốc tế", "Đội hậu bị của Đảng". Trong thư gửi Bít-xmắc, Ph.Ăngghen đã
khẳng định rõ: "Chính thế hệ trẻ là nguồn bổ sung dồi dào nhất cho Đảng"4. Những tư
tưởng, quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen đã đặt nền móng cho việc hình thành tổ
chức Đồn Thanh niên cộng sản - người trợ thủ đắc lực, đội hậu bị của các Đảng Cộng
sản sau này.
Phát triển sáng tạo những luận điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen trong điều kiện
lịch sử mới, trong các tác phẩm của mình hơn 200 lần V.I.Lênin bàn đến vấn đề thanh
niên và tổ chức thanh niên cộng sản. Tiêu biểu là các tác phẩm: "Dự thảo nghị quyết về
thái độ đối với thanh niên học sinh" (1903), "Những nhiệm vụ của thanh niên cách
1
C.Mác - Ph.Ăngghen, Tuyển tập, tập 36, tr.23.
Sđd, tập 1, tr.438.
3
Sđd, tập 16, tr.198.
4
Sđd, tập 3, tr.509.
2
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
mạng" (1903), "Vấn đề tính Đảng trong sinh viên dân chủ" (1912), "Thanh niên quốc tế"
(1916) và diễn văn quan trọng của Người đọc tại Đại hội III của Đoàn TNCS Nga:
"Nhiệm vụ của Đồn Thanh niên" (1920). Chính trong những tác phẩm này, V.I.Lênin đã
tin tưởng vào lực lượng thanh niên và đặt cơ sở cho việc xây dựng tổ chức Đoàn Thanh
niên cộng sản.
V.I.Lênin đã coi thanh niên là "Nguồn sinh lực chiến đấu của cách mạng". Người
đã luận giải những nguyên nhân làm xuất hiện phong trào thanh niên và sự cần thiết phải
tổ chức thanh niên vào các nhóm cách mạng. V.I.Lênin đã nhấn mạnh: "Hãy lấy thanh
niên mà xây dựng hàng trăm nhóm xung phong và động viên họ nỗ lực hoạt động… cần
phải khẩn trương một cách táo bạo tập hợp và đưa tất cả những người có sáng kiến cách
mạng vào hoạt động. Đừng sợ là họ chưa được đào tạo đầy đủ, đừng run trước việc họ
chưa có kinh nghiệm và chưa phát triển hoàn thiện"5.
Đánh giá cao tiềm năng to lớn và hoài bão khát khao vươn tới tương lai của tuổi
trẻ, V.I.Lênin đặt niềm tin vào lớp trẻ: "Người ta quan sát thấy thanh niên công nhân một
khát vọng nồng cháy khơng gì kìm hãm được tới lý tưởng của dân chủ và chủ nghĩa xã
hội"6.
V.I.Lênin một mặt đánh giá đúng vai trò của thanh niên, tin tưởng vào thanh niên
và mặt khác cũng thấy rõ cần thiết phải ra đời một tổ chức để tập hợp và đưa thanh niên
vào phong trào cách mạng - Đó chính là Đồn thanh niên cộng sản.
Luận điểm của V.I.Lênin về Đoàn Thanh niên Cộng sản được người đề cập trong
nhiều tác phẩm ở nhiều góc độ khác nhau, có thể tóm tắt trên những quan điểm cơ bản
sau:
Một là, V.I.Lênin đã chứng minh sự cần thiết phải xây dựng Đoàn thanh niên và
đặt nó dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng.
Người nêu lên quan điểm về mối quan hệ hữu cơ giữa Đảng - Đoàn và thanh niên.
Lênin chỉ rõ: "Chúng ta là Đảng của tương lai, mà tương lai lại thuộc về thanh niên.
Chúng ta là Đảng của những người cách tân, mà thanh niên lại hào hứng đi theo những
người cách tân. Chúng ta là Đảng của sự chiến đấu qn mình với những gì đã mục nát,
5
6
V.I.Lênin, tồn tập, tập 9, tr.247.
Sđd, tập 4, tr.195.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
cũ kỹ, mà thanh niên bao giờ cũng đi tiên phong trong cuộc đấu tranh quên mình ấy". Và
Lênin đã đi đến kết luận: "Chúng ta mãi mãi là Đảng của thanh niên, của giai cấp tiên
phong"7. Theo sáng kiến của Lênin, tháng 10 năm 1918 Đảng Cộng sản Nga đã quyết
định thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản Nga.
Hai là, V.I.Lênin xem xét Đoàn thanh niên cộng sản là tổ chức chính trị - xã hội
của thanh niên; Đồn có chức năng và nhiệm vụ:
Thứ nhất, tập hợp thanh niên vào cuộc đấu tranh vì sự nghiệp tiến bộ của xã hội xã
hội chủ nghĩa.
Thứ hai, bảo đảm mối liên hệ hữu cơ vững chắc của Đảng với quần chúng thanh
niên, tạo điều kiện tốt cho sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào thanh niên.
Thứ ba, lôi cuốn đông đảo lực lượng thanh niên tham gia giải quyết những nhiệm
vụ kinh tế, chính trị, xã hội.
Thứ tư, bảo đảm việc giáo dục cộng sản chủ nghĩa cho lớp người kế tục, đáp ứng
những nhu cầu và lợi ích của thanh niên.
Nhiệm vụ này chính là chức năng cơ bản của Đoàn TNCS là giáo dục chủ nghĩa
cộng sản - là trường học XHCN của thanh niên. V.I.Lênin đã chỉ rõ "Mục tiêu chính của
Đồn Cơng-Sơ-Mơn là giúp Đảng xây dựng chủ nghĩa cộng sản, giúp thế hệ trẻ thiết lập
XHCN. Như vậy mọi hoạt động của Đoàn thanh niên Công-Sô-Môn xoay quanh việc
giáo dục chủ nghĩa cộng sản cho thanh niên"8.
Thứ năm, là đội dự bị chiến lược tin cậy của Đảng.
Như vậy, V.I.Lênin và Đảng Cộng sản đã xác định xây dựng Đoàn TNCS là một
tất yếu khách quan nhằm tập hợp, giáo dục CSCN cho thanh niên, để họ xứng đáng là
người kế tục trung thành sự nghiệp cách mạng của Đảng và là đội dự bị tin cậy của Đảng.
Ba là, V.I.Lênin đã luận giải quan điểm, Đảng cần tơn trọng tính độc lập về mặt tổ
chức của thanh niên.
Tổ chức độc lập của thanh niên đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm phát huy tính
chủ động, sáng tạo, xung kích của Đồn thanh niên. Người nói: "Chúng ta cần phải ủng
hộ tính độc lập về tổ chức của Đoàn thanh niên một cách vơ điều kiện và khơng phải chỉ
7
8
Lênin, tồn tập, tập 1, tr.163.
V.I.Lênin, toàn tập, tập 41, tr.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
vì bọn theo chủ nghĩa cơ hội sợ sự độc lập đó, mà là vì tính chất của cơng việc. Bởi vì
khơng có sự độc lập hồn tồn, thanh niên sẽ khơng rèn luyện mình thành những chun
gia tốt, và góp phần thúc đẩy CNXH tiến lên"9. Luận điểm này thể hiện sự ủng hộ của
Đảng đối với tính chủ động, tự quản của thanh niên. Đoàn thanh niên là một bộ phận của
hệ thống chính trị - xã hội đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Đoàn có điều lệ, có
hệ thống tổ chức và cán bộ từ Trung ương đến cơ sở, được nhà nước cấp ngân sách hoạt
động, có các cơ quan truyền thơng đại chúng, mọi cơng tác của Đồn được thực hiện
bằng chính hệ thống tổ chức của nó, bằng đội ngũ cán bộ và của đoàn viên.
Bốn là, V.I.Lênin rất quan tâm đến chất lượng hoạt động của Đoàn TNCS, mà chất
lượng đó trước tiên là ở từng thành viên của Đồn.
Người cho rằng, người đoàn viên thanh niên cộng sản là những người tiên tiến
trong thanh niên. V.I.Lênin đã chỉ rõ: "là đoàn viên thanh niên, nghĩa là phải phấn đấu
cống hiến mọi hoạt động, mọi sức lực của mình cho sự nghiệp chung. Đó chính là nội
dung giáo dục CSCN. Chỉ có trong hoạt động đó người thanh niên, nam hoặc nữ mới có
thể trở thành người cộng sản chân chính"10. V.I.Lênin đặc biệt quan tâm đến tính tích
cực lao động, chính trị, xã hội của người đồn viên: "Chỉ khi nào cùng lao động với công
nhân và nông dân người ta mới trở nên người cộng sản chân chính và phải làm cho mọi
người thấy rằng bắt cứ một đồn viên nào của Đồn thanh niên đều có học và đồng thời
cũng biết lao động"11. Luận điểm nổi tiếng của V.I.Lênin coi trọng chất lượng của tổ
chức: "Thà ít mà tốt" vẫn là kim chỉ nam cho hoạt động thực tế của Đoàn TNCS trong
điều kiện hiện nay.
1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và cơng tác thanh niên
Kế thừa những di sản tư tưởng quý báu của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát triển một cách sáng tạo các luận điểm mác-xít về vai trò
thanh niên, phong trào thanh niên và xây dựng Đồn TNCS ở Việt Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên được thể hiện trong
suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác, thể hiện trong nhiều tác phẩm, bài viết, thư
gửi và trong các buổi gặp gỡ nói chuyện với thanh - thiếu nhi. Đó là di sản q báu mà
9
V.I.Lênin, tồn tập, tập 30, tr.226.
V.I.Lênin, toàn tập, tập 41, tr.316.
11
V.I.Lênin, toàn tập, tập 41, tr.817.
10
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Hồ Chủ tịch đã để lại cho Đảng, cho Đoàn vận dụng vào xây dựng Đoàn TNCS trong
điều kiện mới.
Tư tưởng Hồ Chí Minh: Thanh niên là động lực của cách mạng, là người chủ
tương lai của đất nước. Trong tồn bộ tiến trình của cách mạng Việt Nam, Hồ Chủ tịch
luôn coi thanh niên là động lực chủ yếu của cách mạng, "thanh niên là người tiếp sức
cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh
niên tương lai", "thanh niên là người xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế, văn
hoá", "thanh niên là lực lượng cơ bản trong bộ đội, công an và dân quân tự vệ" và trong
mọi công việc, thanh niên thi đua thực hiện khẩu hiệu: "Đâu cần thanh niên có, việc gì
khó có thanh niên"12. Người đã tổng kết: "Thanh niên là một bộ phận quan trọng của dân
tộc: Dân tộc bị nô lệ thì thanh niên cũng bị nơ lệ. Dân tộc được giải phóng, thanh niên
mới được tự do. Vì vậy thanh niên phải hăng hái tham gia cuộc đấu tranh của dân tộc"13.
Gắn thanh niên với vận mệnh của dân tộc, Hồ Chủ tịch, trong nhiều bài nói và viết
của mình đã luận giải một cách thuyết phục rằng: "Thanh niên là người chủ tương lai của
nước nhà". "Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên.
Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh
thần và lực lượng của mình, phải làm việc chuẩn bị cho cái tương lai đó"14.
Một mặt Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận rõ vai trị quyết định của thanh niên trong
tiến trình lịch sử, nhận rõ khả năng cách mạng to lớn của thanh niên, có thể "rời non",
"lấp biển" hết lịng tin u thanh niên, song Người ln đặt thanh niên trong tư cách là
một chủ thể đang phát triển, đang được tiếp tục hồn thiện. Điều đó có nghĩa rằng trong
thanh niên nói chung và trong mỗi cá thể nói riêng đều có cả mặt mạnh và mặt yếu, đều
mang tiềm ẩn những khả năng lớn cũng như những hạn chế. Bác Hồ nhận thấy ở thanh
niên một tiềm năng to lớn, dồi dào một sức trẻ, ln hướng tới cái mới. Trong thư gửi nhi
đồng tồn quốc nhân dịp tết nguyên đán, Bác viết: "Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một
đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân xã hội"15.
12
Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1980, tr.328.
Sđd, tr.129.
14
Sđd, tr.84.
15
Sđd, tr.69.
13
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Trong mọi thời kỳ cách mạng, nhất là trước các bước ngoặt, trước những tình
huống quyết liệt, khó khăn của sự mất còn của dân tộc, Hồ Chủ tịch vẫn tin tưởng vững
chắc rằng, thanh niên ta luôn sẵn sàng "cảm tử cho tổ quốc quyết sinh" và "với một thế hệ
thanh niên kiên cường như thế, tiền đồ dân tộc ta nhất định rất vẻ vang".
Niềm tin yêu của Bác và của Đảng đối với thế hệ trẻ thể hiện trong nhiều chính
sách đào tạo, bồi dưỡng và phát huy (sử dụng) sức mạnh vật chất và tinh thần của thanh
niên, làm cho thanh niên gắn bó với Đảng và chế độ. Đây là nhân tố hết sức quan trọng
để Đảng nắm thanh niên. Nơi nào, lúc nào nảy sinh ra hiện tượng thiếu lòng tin, thiếu
trách nhiệm đối với thanh niên thì nơi ấy, lúc ấy sẽ gặp khó khăn trong vận động thanh
niên.
Thực tiễn cho ta thấy, quan điểm biện chứng trong việc nhìn nhận, đánh giá thanh
niên của Bác Hồ làm cho thanh niên tự tin hơn, đồng thời lại thấy rõ yêu cầu phải phấn
đấu, rèn luyện để trưởng thành.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tập hợp, đoàn kết thanh niên và xây dựng Đoàn TNCS
được thể hiện qua các điểm sau:
* Tập hợp thanh niên trong một tổ chức cách mạng độc lập.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập tổ chức, rèn luyện Đồn TNCS từ lúc
hiếm hoi chỉ có mấy đồn viên đầu tiên như Bác đã nói trong buổi lễ kỷ niệm lần thứ 35
ngày thành lập Đoàn (26/3/1966). Mục đích của việc tổ chức ra Đồn, Hội… là để "tập
họp thanh niên, giác ngộ họ và đưa họ ra tranh đấu".
Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, để mở rộng việc tập họp, đoàn kết
thanh niên nhằm đưa đông đảo thanh niên vào tổ chức để giáo dục, bồi dưỡng họ, ngoài
Đoàn thanh niên cứu quốc, tổ chức của những thanh niên tiên tiến đội dự bị chiến đấu của
Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị thành lập Đoàn thanh niên Việt Nam, sau mang
tên là Liên đoàn thanh niên Việt Nam. Liên đoàn thanh niên Việt Nam là mặt trận rộng
rãi của các tầng lớp thanh niên tự nguyện tham gia công cuộc kháng chiến và kiến quốc.
Liên đoàn đã cùng Đoàn thanh niên cứu quốc mở các lớp huấn luyện về tình hình và
nhiệm vụ, nhất là các lớp chính trị tìm hiểu về chủ nghĩa Mác, về đường lối kháng chiến
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
tồn dân, tồn diện của Chính phủ. Tại Đại hội lần thứ nhất của Liên đoàn (2/1950) Bác
nhắc nhở các đại biểu 2 điều: "Đoàn kết và giúp nhau tiến bộ"16.
Vào giữa năm 1950, khi cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược Pháp bước
vào giai đoạn quyết liệt, Bác Hồ chỉ thị thành lập các đơn vị thanh niên xung phong cơng
tác đầu tiên. Đây là một loại hình tổ chức mới. Ngoài nhiệm vụ phục vụ chiến đấu, TNXP
được học tập văn hố, chính trị. Q trình tham gia TNXP, nhiều đội viên đã được xoá
mù chữ, được học lên một, hai lớp… (các đơn vị TNXP đều có bố trí giáo viên văn hố).
Tại Đại hội Đồn toàn quốc lần thứ II (10/1956), Bác Hồ dạy rằng Đoàn thanh
niên là một tổ chức giúp Đảng giáo dục thanh niên nên mọi đoàn viên phải gương mẫu
"học tập chính trị, văn hố, nghề nghiệp để tiến bộ mãi, để sẵn sàng trở thành cán bộ,
đảng viên tốt"17.
Muốn giáo dục thanh niên, điều trước tiên là phải tập hợp họ lại trong tổ chức. Chỉ
có đứng trong tổ chức, tham gia sinh hoạt trong tổ chức, hoạt động cho các chương trình,
kế hoạch do tổ chức đề ra, thanh niên mới có điều kiện tiến bộ và mới có thể tự rèn luyện
thành người tốt như Bác Hồ dạy. Vì vậy, Bác rất quan tâm đến phương pháp giáo dục
thanh niên trong tổ chức qua sinh hoạt Đoàn, Hội; qua việc thực hiện các cuộc vận động,
các phong trào hành động cách mạng, Người cho rằng các tổ chức thanh niên có vai trị
rất quan trọng trong việc phải nghiên cứu tìm ra những hình thức, phương pháp thích hợp
để tổ chức, giáo dục thanh niên một cách rộng rãi và vững chắc"18.
Ngày nay, chúng ta có trên 10 triệu thanh niên đã được đứng trong tổ chức dưới
ngọn cờ của Đảng (Đồn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội
sinh viên Việt Nam, các đơn vị thanh niên xung phong…). Nếu các tổ chức nêu trên đều
làm tốt công tác giáo dục, nghĩa là ln tích cực tìm kiếm, sáng tạo những hình thức,
phương pháp thích hợp, đặc biệt là trong điều kiện mới (trình độ mọi mặt của thanh niên
đã được nâng lên, hoạt động kinh tế - xã hội - văn hoá đổi mới, chính sách mở cửa…) thì
chắc chắn sẽ tạo ra hiệu quả tốt. Muốn vậy, các tổ chức Đoàn, Hội phải ý thức sâu sắc về
chức năng giáo dục của mình, kiên quyết đấu tranh chống lại những suy nghĩ và hành
16
Văn kiện Đại hội Liên đoàn TNVN (1950) - tài liệu lưu trữ tại Ban Lịch sử Đoàn thuộc TW Đồn TNCS Hồ Chí
Minh.
17
Hồ Chí Minh, Về giáo dục thanh niên, Nxb Thanh niên, 1980, tr.163.
18
Hồ Chí Minh, Về giáo dục thanh niên, Nxb Thanh niên, 1980, tr. 164.
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
động không đúng như coi nhẹ nhiệm vụ giáo dục, chậm đổi mới hình thức, phương pháp
giáo dục.
Tiềm năng của thế hệ trẻ Việt Nam vô cùng to lớn. Nhưng để hiện thực hố các
tiềm năng đó, trước hết cần tập hợp họ vào một tổ chức cách mạng, dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản. Tư tưởng đó quán xuyến trong các tác phẩm của Hồ Chủ tịch về thanh
niên và công tác thanh niên. Ngay từ năm 1925, trong thư "gửi thanh niên Việt Nam",
người đã nhận xét: "Ở Đơng Dương, chúng ta có đủ tất cả những cái mà một dân tộc có
thể mong muốn như: Hải cảng, hầm mỏ, đồng ruộng mênh mông, rừng núi bao la, chúng
ta có những người lao động khéo léo và cần cù. Nhưng chúng ta thiếu tổ chức và người
tổ chức! Bởi thế công nghiệp và thương nghiệp của chúng ta là một con số khơng. Thế thì
thanh niên của ta đang làm gì? Nói ra thì buồn, buồn lắm: Họ khơng làm gì cả…"19. Vấn
đề là ở chỗ "Phải sớm hồi sinh" lớp thanh niên già nua đó, bằng cách đưa họ vào các tổ
chức cách mạng, để trả lại cho họ cái thuộc tính vốn có của tuổi trẻ là hoạt động vì dân,
vì nước và vì chính bản thân mình. Người nhắc nhở thanh niên "Cách mạng thì sống,
khơng có cách mạng thì chết "20. Chính vì thế tổ chức "thanh niên cách mạng đồng chí
Hội" đã ra đời để lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi theo con đường cách mạng giải phóng
dân tộc. Trong tác phẩm "Đường cách mệnh", Hồ Chủ tịch đã dành một chương riêng nói
về tổ chức thanh niên cộng sản và giới thiệu tơn chỉ mục đích của Đồn, cách làm việc
của Đoàn và mối quan hệ Đảng - Đoàn. Ngay từ khi Đảng ra đời, Hồ Chủ tịch đã nghiên
cứu đặc điểm của công tác vận động thanh niên, đã gửi một bức thư cho Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (ngày 24/4/1931), trong đó Người chính thức đặt vấn đề "thống nhất
thanh niên cộng sản Đồn và cơng hội, và làm cho họ sinh hoạt độc lập"21. Thực hiện chỉ
thị đó, các cấp uỷ đảng trong tồn quốc đã xúc tiến mạnh mẽ công tác xây dựng và thống
nhất tổ chức Đồn. Và chỉ sau đó ít lâu, Đồn TNCS Đông Dương được quốc tế cộng
sản thanh niên công nhận là một bộ phận chính thức của mình.
Về phong trào thanh niên, Hồ Chủ tịch nói: "Đảng, Chính phủ và Bác rất chú ý
đến thanh niên. Bác vui lòng khen ngợi những cố gắng của thanh niên. Nhưng phong
19
Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên, Nxb Thanh niên, 1980, tr.30.
Sđd, tr.42.
21
Bốn mươi năm đấu tranh cách mạng vẻ vang của Đoàn, tr.24.
20
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
trào thanh niên cũng cịn nhiều thiếu sót cần khắc phục"22. Người cho rằng: "Phong trào
thanh niên còn chật hẹp"23. Tuy rằng "Thanh niên có nhiều sáng kiến hay gây những
phong trào có ích và lúc đầu rất sơi nổi. Như thế là tốt. Nhưng phong trào cần phải liên
tục và có nội dung thiết thực. Khơng nên chỉ có hình thức, càng khơng nên "đầu voi đi
chuột"24. Trong mọi cơng việc phải tính tốn, cân nhắc cẩn thận. "Thì giờ là vàng bạc".
Phải kiên quyết chống thói hội họp lu bù, mất thì giờ, hai sức khoẻ mà khơng kết quả
thiết thực25. Vậy nên nhiệm vụ của các bạn là phải tìm đủ mọi cách để gây một phong
trào thanh niên to lớn và mạnh mẽ"26. Hồ Chủ tịch đã khuyên các cán bộ công tác trong
thanh niên: "Hiện nay, thanh niên khơng thiếu gì nơi hoạt động, khơng thiếu gì cơng việc
làm: Nào ở bộ đội, dân qn du kích, nào mở mang bình dân học vụ, nào tăng gia sản
xuất… có chí làm thì quyết tìm ra việc, và quyết làm được việc… Chớ đặt những chương
trình kế hoạch mênh mông, đọc nghe sướng tai nhưng không thực hiện được. Việc gì
cũng phải thiết thực. Nói được, làm được. Việc gì cũng phải từ chỗ nhỏ dần dần đến to,
từ dễ dần đến khó, từ thấp dần dần đến cao. Một chương trình nhỏ mà thực hiện được
hẳn hoi, hơn là một trăm chương trình to tát mà không làm được"27. Đặc biệt, Hồ Chủ
tịch lưu ý: "Thanh niên phải xung phong đến những nơi khó khăn gian khổ nhất, nơi nào
người khác làm ít kết quả, thanh niên phải xung phong đến làm cho tốt".
Về vấn đề phát triển Đoàn, sau khi so sánh tổng số thanh niên với số đoàn viên,
chỉ ra tỷ lệ đoàn viên cịn q ít, Hồ Chủ tịch nhấn mạnh: "Đồn có thể và nên phát triển
mạnh hơn nữa. Phong trào thi đua yêu nước làm nảy nở ra nhiều thanh niên tích cực và
tiên tiến ở các ngành, các nghề. Đó là điều kiện thuận lợi giúp cho Đồn phát triển mạnh
mẽ và vững chắc"28.
Ngay từ khi ra đời, Đoàn đã lấy lý tưởng vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội làm
phương hướng phấn đấu của mình. Mỗi bước trưởng thành của Đoàn đều gắn liền với lời
chỉ giáo ân cần và sự quan tâm chăm sóc tận tình của Hồ Chủ tịch. Người đã cho xuất
bản tờ báo "Thanh niên" (do Người làm chủ bút) để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin
22
Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên, Nxb Thanh niên, 1980, tr.326.
Sđd, tr.84.
24
Sđd, tr.289.
25
Sđd, tr.298.
26
Sđd, tr.85.
27
Sđd, tr.86.
28
Sđd, tr.290.
23
LUAN VAN CHAT LUONG download : add