Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Công tác dân vận trong tình hình hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.75 KB, 10 trang )

Công tác Dân vận trong tình
hình hiện nay
Trong những năm qua, hoạt động về công tác Dân vận, Mặt trận, các đoàn thể
chính trị-xã hội trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến tích cực, các thành viên
trong hệ thống đã thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước, cùng với chính quyền đã cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân
và vận động tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia các phong trào thi đua
yêu đua yêu nước, hành động cách mạng, nêu gương điển hình dân vận khéo… góp
phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, Quốc phòng- an ninh của huyện nhà.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác dân vận vẫn còn những
tồn tại khó khăn. Một số cấp uỷ Đảng, chính quyền và một bộ phận cán bộ, đảng viên
vẫn chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác dân vận, nội dung và
phương thức hoạt động chậm được đổi mới; việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
có lúc, có nơi còn mang tính hình thức, công tác dân vận cấp cơ sở chưa có sự phối
kết hợp chặt chẽ đồng bộ, việc xây dựng và nhân rộng các mô hình, điển hình “Dân
vận khéo”; việc xây dựng đội ngũ cốt cán chưa được chú trọng…
Nhìn chung công tác dân vận trên địa bàn huyện trong thời gian qua cơ bản hoàn
thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền đã quan tâm
lãnh đạo, chỉ đạo việc kiểm tra, sơ kết, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết của Đảng;
không ngừng phát huy tính dân chủ, đổi mới nội dung phương thức hoạt động, xây
dựng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân; tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế xã
hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân.
Để thực hiện tốt công tác dân vận trong thời gian tới, cần phải thực hiện một số
nhiệm vụ như sau:
Một là: về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và đổi mới phương thức lãnh
đạo của Đảng về công tác dân vận.
Các cấp ủy Đảng tùy theo theo tình hình thực tế nhiệm vụ của Đảng bộ, chi bộ xây
dựng chương trình hành động, kế hoạch công tác dân vận hằng năm để lãnh đạo, chỉ
đạo thực hiện. Thường xuyên kiểm tra, giám sát và sơ kết, tổng kết việc thực hiện chỉ
thị, nghị quyết chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác dân vận.
Trong sinh hoạt cần kiểm điểm, đánh giá công tác dân vận và bàn những chủ


trương, biện pháp để giải quyết tốt những vấn đề bức xúc trong nhân dân. Định kỳ
cấp ủy Đảng tổ chức giao ban khối dân vận để chỉ đạo thực hiện công tác vận động
quần chúng, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, định hướng chỉ đạo hoạt động của
Mặt trận và các đoàn thể và các hội quần chúng. Tăng cường khối đại đoàn kết toàn
dân.
Chỉ đạo các cấp các ngành chú trọng việc xây dựng nhân rộng mô hình, điển hình
“dân vận khéo”, lực lượng cách mạng, phát triển đội ngũ cốt cán, nòng cốt, trung
kiên trong các tầng lớp nhân dân để thực hiện chính sách, pháp luật của Đảng và nhà
nước.
Hai là: Tăng cường công tác dân vận chính quyền, cơ quan Nhà nước, lức lượng vũ
trang. Các cấp chính quyền cơ quan Nhà nước, lực lượng vũ trang tiếp tục chỉ
đạo làm tốt công tác dân vận, tiếp tục đôn đốc thực hiện chỉ thị 01/CT-UBND của
UBND huyện về quản lý bảo vệ rừng, phải thường xuyên xây dựng đội ngũ cán bộ,
công chức, cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang thực sự “Trung thành, sáng tạo, tận
tụy, gương mẫu”; vì nhân dân phục vụ. Tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện, xữ
lý nghiêm những hành vi, thái độ vi phạm dân chủ, quan liêu, hách dịch, cửa quyền,
tăng cường đi cơ sở để sâu sát với nhân dân, kịp thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng
của nhân dân để có chủ trương đúng đắn hợp lòng dân, gắn chặt giữa xây dựng thế
trận quốc phòng toàn dân với thế trận an ninh nhân dân.
Thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa các tổ chức chính trị xã hội với chính quyền
các cấp để làm tốt công tác vận động quần chúng và xây dựng chính quyền trong
sạch vững mạnh, bảo đảm sự phù hợp với thực tế và gắn với lợi ích của nhân dân.
Tăng cường công tác Dân vận chính quyền, tạo bước chuyển biến tích cực, hiệu
quả, phối hợp với Phòng Nội vụ và Văn phòng HĐND& UBND, trực tiếp tổng kết
Chỉ thị 18/2000/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác dân vận
hệ thống dân vận các cấp, tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt trong việc xây dựng và
nhân rộng mô hình, điển hình “Dân vận khéo” thực sự lan tỏa trong mọi lĩnh vực đời
sống xã hội, tạo ra sức sống mạnh mẽ của phong trào từ huyện đến cơ sở.
Ba là: Nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng của Ban Dân vận cấp
ủy, Mặt trận, đoàn thể nhân dân.

Đối với Ban Dân vận các cấp.
Phải thường xuyên thể hiện rõ vai trò tham mưu, đề xuất giúp cấp ủy đôn đốc,
kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện chỉ thị, nghi quyết của Đảng về
công tác dân vận, phối hợp tham mưu giúp cấp ủy chỉ đạo thực hiện tốt công tác dân
tộc, tôn giáo trên địa bàn và chương trình phối hợp với các đơn vị lực lượng vũ trang,
nhất là công tác dã ngoại giúp dân ở những vùng đặt biệt khó khăn.
Phối hợp với các ban, ngành, Mặt trận- đoàn thể trong công tác xây dựng và tổng
kết thực tiễn các chuyên đề về công tác dân vận, hướng dẫn xây dựng các mô hình,
điển hình dân vận khéo, kịp thời sơ kết rút kinh nghiệm, đề xuất biểu dương những
cách làm hay. Phối hợp nghiên cứu, tham mưu giúp cấp ủy xây dựng, bồi dưỡng lực
lượng cốt cán trong các tầng lớp nhân dân.
Phối hợp với ban, ngành, Mặt trận và các đoàn thể tiếp tục đẩy mạnh thực hiện
Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” coi đây là
việc làm thường xuyên, liên tục. Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước,
động viên toàn dân thi đua lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, góp phần thực
hiện thắng lợi những nhiệm vụ kinh tế-xã hội.
Đối với Mặt trận và các đoàn thể. `
Mặt trận các đoàn thể nâng cao hiệu quả hoạt động, cùng thực hiện chính sách đại
đoàn kết toàn dân tộc, chính sách đối với người có công với nước, chính sách đối với
giai cấp và nhân dân, chính sách dân tộc, tôn giáo trên tinh thân mở rộng và đa dạng
hóa các hình thức tập hợp nhân dân để tăng cường khối đại đoàn kết và tích cực đổi
mới nội dung, phương thức hoạt động, xây dựng các điển hình tiên tiến các hình thức
thu hút, để tập hợp nhân dân, đồng thời có biện pháp tuyên truyền giáo dục chính trị
tư tưởng, pháp luật cho đoàn viên, hội viên và nhân dân.
Hệ thống dân vận tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động trong tình
hình mới, góp phần thực hiện đồng bộ các biện pháp suy giảm kinh tế, chủ động
phòng ngừa lạm phát ổn định kinh tế, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và tăng
cường kinh tế hợp lý, cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu, tạo
việc làm xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân,
củng cố và tăng cường quốc phòng an ninh.

Các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận đoàn thể, Ban Dân vận từ huyện đến cơ
sở chăm lo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở gắn với đấu tranh phòng
chống tội phạm, tham nhũng lãng phí, quan liêu, mất dân chủ, thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí, xây dựng Đảng Nhà nước trong sạch vững mạnh, chăm lo xây dựng,
bồi dưỡng lực lượng cốt cán của từng tổ chức. Tích cực phát huy các già làng trưởng
bản, lão thành cách mạng, người có uy tín nhất trong cộng đồng tham gia công tác
vận động quần chúng.
Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, phong trào hành động
cách mạng của nhân dân, xây dựng huyện Tây Giang phát triển nhanh và bền
vững.
Dân vận, Mặt trận và các đoàn thể phải tập trung hướng mạnh về cơ sở, tuyên
truyền các chủ trương, nghị quyết của Đảng chính sách, pháp luật của Nhà nước và
thường xuyên tuyên truyền trong nhân dân những “âm mưu diễn biến hòa bình”;
“bạo loạn lật đổ” của các thế lực thù địch, phát huy tinh thần yêu nước trong nhân
dân. Tiếp tục phát động và tổ chức thực hiện có hiệu quả trong các hội đoàn thể nhân
dân, các phong trào hành động cách mạng, thi đua sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu, trong gia đình và xã hội. Thực hiện công
tác “đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc người có công, ủng hộ “bát cháo tình thương”,
hưởng ứng ngày “Vì người nghèo”, Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc, đẩy lùi các tệ nạn, biểu hiện tiêu cực, đấu tranh ngăn chặng
việc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo làm phương hại đến khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Mấy suy nghĩ về công tác dân vận trong tình hình mới


Nguyễn Minh Đào

Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) ra nghị
quyết về Công tác dân vận trong tình hình mới (gọi tắt Nghị quyết Trung ương
bảy). Phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “…
Công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp

cách mạng của Đảng và dân tộc”.
Đó là quan điểm nhất quán của Đảng từ xưa đến nay, từng chặng đường
cách mạng, nhất là những lúc gặp khó khăn, thử thách đe dọa sự tồn vong của
Đảng và chế độ, Đảng thường ra chỉ thị, nghị quyết về công tác dân vận – còn
gọi công tác quần chúng. Nghị quyết Trung ương bảy ra đời sau Nghị quyết
Trung ương bốn “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” không
lâu, trong bối cảnh tình hình đất nước và nội tình của Đảng nổi lên những vấn
đề đáng quan ngại. Tinh thần và nội dung cốt lõi các chỉ thị, nghị quyết đó xưa
nay như ông Lê Hiếu Đằng – nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc thành phố
Hồ Chí Minh, người nhiều năm làm công tác dân vận ở thành phố lớn nầy, phát
biểu với phóng viên đài BBC rằng: Nội dung về dân vận mà hội nghị Trung
ương bảy vừa nêu “không có gi mới, mà chỉ là bổn cũ soạn lại”. Ông nói
thêm: “… Bao nhiêu năm qua vẫn là như vậy thôi… Tôi tin là sẽ không có bước
tiến triển gì đâu… bằng chứng là lòng tin của quần chúng vào Đảng ngày càng
sa sút hơn”.
Những năm đầu thập kỷ 90, tôi phụ trách khối dân vận tỉnh nhà, cùng
anh chị em hoạt động trong khối có những buồn vui, trăn trở khi trót gánh lấy
trách nhiệm mặt công tác “khó khăn”, “rắc rối” nầy. Từ những trải nghiệm
trong thực tiễn hoạt động của mình, cho đến nay sau khi nghiên cứu Nghị quyết
Trung ương bảy, tôi cho ý kiến ông Lê Hiếu Đằng là xác đáng. Và, tôi xin thẳng
thắng nói rằng:Nghị quyết Trung ương bảy đề ra các nhiệm vụ, giải pháp
công tác dân vận với những quan điểm chung chung, khái niệm trừu tượng,
mơ hồ rất xa rời thực tế không thể thực hiện được!
Ngược dòng lịch sử, từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 và trong
hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ Đảng tổ chức và lãnh đạo Mặt trận
dân tộc thống nhất và các đoàn thể quần chúng làm “người lính xung kích” trên
mặt trận công tác dân vận, cùng cán bộ, đảng viên của Đảng và các lực lượng
vũ trang tuyên truyền vận động, tập hợp các tầng lớp quần chúng đoàn kết
chung quanh Đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp giành chánh quyền trong cuộc
Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và qua hai cuộc kháng chiến cứu nước

thắng lợi mùa Xuân năm 1975 “non sông thu về một mối”, các đoàn thể hoàn
thành vẽ vang sứ mạng lịch sử của mình. Nhưng, Đảng không giải thể các đoàn
thể như đối với Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội, các đoàn thể - Đảng gọi là đoàn
thể chánh trị - xã hội tồn tại trong hệ thống chánh trị, Đảng lãnh đạo, chỉ đạo
củng cố, xây dựng, “đổi mới nội dung, phương thức tổ chức và hoạt động”,
nhằm tiếp tục phát huy vai trò các đoàn thể giúp Đảng nắm dân, vận động nhân
dân làm hậu thuẩn chính trị cho Đảng. Nhưng, bao nhiêu năm qua, với bao
nhiêu chỉ thị, nghị quyết về công tác dân vận, tình hình công tác dân vận, tổ
chức và hoạt động các đoàn thể vẫn không có chuyển biến tích cực. Vì sao?
Khi nước nhà bước vào thời kỳ mới, Đảng nắm chánh quyền, “Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa” hình thành, đường lối, quan điểm xây dựng phát
triển đất nước của Đảng, Nhà nước thể chế hóa bằng những qui định pháp luật,
người dân “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, có trách nhiệm và
nghĩa vụ đối với đất nước, được tự do làm những gì pháp luật không cấm.
Nhưng, hiện nay không phải không có những chủ trương chánh sách không hợp
lòng dân, cán bộ, đảng viên của Đảng, viên chức nhà nước, hay cán bộ các đoàn
thể không thể tuyên truyền vận động, thuyết phục người dân thi hành. Trên địa
bàn dân cư đó đây xuất hiện những hiện tượng tiêu cực, tranh chấp dân sự, hay
phát sinh những “điểm nóng” về an ninh trật tự, hoặc người dân xung đột lợi ích
với chánh quyền… tôi chưa nghe thấy có tiếng nói các đoàn thể. Vì vậy, trong
đời sống xã hội vai trò các đoàn thể rất mờ nhạt, hoạt động thiếu sức sống, như
“bánh xe thứ năm” trong “cổ xe” đất nước, người dân không muốn tham gia các
đoàn thể, vì họ thấy chẳng đem lại lợi ích gì cho họ, nhiều nơi không tổ chức
được các đoàn thể, hay nếu có cũng chỉ tồn tại trên danh nghĩa và hình thức.
Cán bộ đoàn thể ăn lương nhà nước, hoạt động theo yêu cầu của nhà nước và sự
chỉ đạo của cấp ủy đảng, người ta cho đó là tình trạng “hành chánh hóa”
không khắc phục được, càng làm các đoàn thể xa dân hơn. Những hoạt động
mang “màu sắc đoàn thể” thường chạy theo phong trào, phô trương hình thức,
cũng không thu hút được người dân tham gia rộng rãi. Do đó, các đoàn thể
không có khả năng giúp Đảng nắm dân, thu phục lòng dân như trong thời

kháng chiến.
Những năm làm công tác dân vận tỉnh nhà tôi nhận rõ thực trạng nầy,
cùng anh chị em phụ trách các đoàn thể trong tỉnh cố gắng làm cái gì đó “bức
phá” thoát ra, khẳng định vai trò, vị trí các đoàn thể trong đời sống xã hội mà
không thể làm được! Tôi nghĩ, Đảng muốn nắm dân, tạo dựng niềm tin người
dân với Đảng, không thể bằng tuyên truyền, giáo dục, vận động với lời nói
chung chung, sáo rổng mà chỉ có những chủ trương, chánh sách hợp lòng
dân, hợp xu thế thời đại đáp ứng yêu cầu cuộc sống người dân, tạo điều kiện
cho người dân được tự do làm ăn và được nói những gì họ muốn nói vì lợi
ích của họ, không trái lợi ích đất nước. Mặt khác, Đảng phải chỉnh đốn đội
ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng, viên chức nhà nước gồm những người ưu
tú, hết lòng phục vụ nhân dân, có tư cách đạo đức tốt, được nhân dân yêu
mến, tín nhiệm, thải loại những kẻ thoái hóa, biến chất. Chỉ có như vậy và
chỉ có như vậy, Đảng mới tạo dựng được niềm tin người dân đối với Đảng
mà thôi!
Mới đây, Bộ Chánh trị cử ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chánh
trị làm Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, để khẳng định
Đảng coi trọng vai trò, vị trí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, bố trí một Ủy viên
Bộ Chánh trị làm Chủ tịch chưa có tiền lệ, cho xứng tầm. Việc Bộ Chánh trị bố
trí một ông Ủy viên Bộ Chánh trị đãm nhận vị trí nầy, tôi nghĩ dù là ông
Nguyễn Thiện Nhân hay bất cứ ông nào khác, cũng không thể nhờ cái “mác”
Ủy viên Bộ Chánh trị mà có thể nâng cao vai trò, vị trí Mặt trận Tổ quốc trong
đời sống chánh trị của đất nước.
Tôi vừa đọc bài phát biểu của ông Tương Lai tại hội nghị UB TƯ MT
TQ VN lần thứ VI tại Hà Nội ngày 5/ 9/ 2013, ông Tương Lai nói: “Vấn đề
không phải chỉ ở việc cử một ủy viên Bộ Chánh trị sang làm chủ tịch Mặt trận,
một ủy viên Bộ Chánh trị sang hay mười ủy viên Bộ Chánh trị sang cũng thế
thôi, nếu Đảng không thay đổi nhận thức về vai trò, đúng hơn, về sứ mệnh của
Mặt trận”.
“Đó là sứ mệnh tập họp và phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn

kết dân tộc, tạo ra được sự đồng thuận xã hội, điểm tựa vững chắc nhất của sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nói đến mặt trận là nói đến dân, là ý chí và
sức mạnh của dân, là cái chân móng của một chế độ. Chân móng mà lung lay
thì cả tòa nhà sụp đổ. Vậy mà ai cũng thấy rằng, hiện nay lòng dân không yên,
niềm tin bị giảm sút, uy tín của Đảng bị lung lay nghiêm trọng”.
“…
“Tôi hy vọng rằng rồi đây, Mặt trận sẽ không tiếp tục thực hiện vai trò
cây kiểng làm dáng, ăn theo nói leo với những lời tụng ca như đang và đã từng,
mà là tiếng nói phản biện mạnh mẽ trong bối cảnh độc đảng…”.
“…
Bài phát biểu của ông Tương Lai tôi tán thành nhiều điểm, nhưng về ý
kiến nầy, xin ông nhớ cho rằng: Mặt trận và các đoàn thể quần chúng nằm trong
hệ thống chánh trị của chế độ, tôi hình dung như thân thể con người: Đầu là
Đảng, mình là chánh quyền, tay chân là các tổ chức chánh trị - xã hội, ăn lương
chánh quyền, hoạt động theo sự chỉ đạo của Đảng và yêu cầu của chánh quyền,
nên “ăn cơm chúa phải múa tối ngày”. Tôi nghe có ai đó nói rất đúng rằng:
“không ai có thể lấy đá ghè chân mình”. Chừng nào Mặt trận và các đoàn thể
quần chúng còn ăn lương chánh quyền, còn phải đội “vòng kim cô” của Đảng
và còn là “tay chân của Đảng”, thì mãi mãi vẫn như hiện nay, không bao giờ có
thể làm được điều đó ông ạ!
Vậy phải làm gì để phát huy vai trò, vị thế Mặt trận Tổ quốc và các đoàn
thể quần chúng trong tình hình mới của đất nước? Vấn đề này tôi suy nghĩ cách
nay hơn hai mươi năm, ngày nay tôi vẫn nghĩ vậy. Muốn làm được điều như
ông Tương Lai nói, Đảng phải chấp nhận một cơ chế cho Mặt trận và các đoàn
thể có vai trò độc lập trong cuộc sống, xác định Mặt trận và các đoàn thể là
tổ chức xã hội của dân, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, quan hệ bình
đẳng với tổ chức đảng và chánh quyền.
Để làm được như vậy, trước hết Mặt trận và các đoàn thể với sự hổ trợ
của chánh quyền và sự đóng góp của đoàn viên, hội viên và quần chúng giới
mình, từng bước vươn lên xây dựng ngân sách độc lập, tiến tới tự trả lương và

trang trãi mọi hoạt động phí.
Phải tinh giản triệt để biên chế tổ chức cấp trên cơ sở, dành nguồn lực từ
cán bộ đến vật chất, tài chính… tập trung cho cơ sở xã, phường, thị trấn đến
khóm, ấp và bám rể trong dân cư.
Về tổ chức, phải đa dạng hóa theo nghề nghiệp hay sinh hoạt văn hóa,
tinh thần của người dân, phát triển các “hội đoàn”, “nghiệp đoàn” rộng rãi trong
các tầng lớp nhân dân. Hình thức và nội dung hoạt động trước hết hướng đến
phục vụ lợi ích thiết thân của người dân, làm cho người dân gắn bó mật thiết với
đoàn thể của giới mình.
Và, phải có tiếng nói phãn biện mạnh mẽ như ý kiến ông Tương Lai
trước tổ chức đảng và chánh quyền về những vấn đề quốc kế, dân sinh. Đồng
thời, vận động nhân bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ khi bị ngoại bang xâm hại.
Làm được như vậy, Đảng còn có thể dựa vào Mặt trận và các đoàn thể
nắm dân, còn hơn là Mặt trận và các đoàn thể vẫn là “cây kiểng làm
dáng” trang điểm bộ mặt chế độ./-

×