Luận văn
HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN
SỬ DỤNG ĐẤT THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ
LUẬT DÂN SỰ 2005 VÀ LUẬT ĐẤT ĐAI
2003GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
1
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Khái niệm “chuyển nhượng quyền sử dụng đất” không phải là một khái
niệm đã có từ lâu đời như khái niệm “mua, bán đất” mà mới xuất hiện khi Luật
Đất đai năm 1993 xác lập cho phép hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất
có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng
đất. Một vấn đề đặt ra là tại sao nhà làm luật dùng thuật ngữ “chuyển nhượng
quyền sử dụng đất” mà không dùng thuật ngữ “mua, bán quyển sử dụng đất ", hai
thuật ngữ này khác nhau như thế nào?
Thuật ngữ “chuyển nhượng đất” hoặc “chuyển nhượng ruộng đất” đã được
sử dụng song song với thuật ngữ mua bán đất và được đề cập tại các văn bản về
quản lý đất đai của nước ta từ trước năm 1993, cụ thể: Mục 9, phần II Thông tư số
55/ĐKTK ngày 05 tháng 11 năm 1981 của Tống cục Quản lý ruộng đất (nay là Bộ
Tài nguyên và Môi trường) hướng dẫn cách giải quyết các trường hợp sử dụng
ruộng đất không hợp pháp, khơng hợp lý quy định:
“Nói chung, tất cả các việc chuyển nhượng, mua bán đất hoặc đất của Hợp
tác xã chia cấp không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và tất cả
các việc chuyển nhượng, mua bán đất từ trước đây thuộc sở hữu tư nhân khơng
được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thị thực đều là trái phép. Riêng đối với
các tỉnh phía Nam, kể từ sau ngày 5-3-1975 ban hành nghị định số 01-ND/75 của
Chính phủ miền Nam Việt Nam, tất cả mọi việc mua, bán, chuyển nhượng ruộng
đất giữa các tư nhân với nhau, dù là có được chính quyền địa phương thị thực, đều
là trái phép.
Như vậy, xét về mặt từ ngữ thì chắc chắn có sự khác biệt giữa “chuyển
nhượng” và “mua bán”. Theo các nhà ngôn ngữ học định nghĩa thì “nhượng" là
một động từ có nghĩa là “nhường, bán hoặc cho”; "nhường" cũng là một động từ
có nghĩa là "nhượng, chịu thiệt cho mình đê lợi cho người”. “Chuyển nhượng”
nghĩa là “nhường lại, bán lại cho người khác”. "Mua " nghĩa là “trao đổi tiền lấy
đồ vật với sự ưng thuận của người bán”, "Bán” nghĩa là "đổi đồ vật của mình và
2
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
tiền có sự thỏa thuận cả đơi bên . "mua bán ~ nghĩa là “buôn bán mua đồ vật với
giá sỉ (buôn) rồi bán lại với giá lẻ để lấy lời". Xét về bản chất kinh tế, “chuyển
nhượng” và “mua, bán” có điểm tương đồng thể hiện ở việc một bên chuyển giao
tài sản (hoặc quyền sử dụng đất cho bên kia để lấy tiền, tuy nhiên, về mặt pháp lý,
chuyển nhượng QSDĐ khác với mua bán đất đai ở một số điểm sau đây:
o Chuyển nhượng QSDĐ có đối tượng là chuyển giao quyền sử dụng đất còn
mua bán đất có đối tượng là chuyển giao quyền sở hữu và quyền sử dụng
đất.
o Chủ thể chuyển nhượng QSDĐ là người sử dụng đất còn chủ thê mua bán
đất là chủ sở hữu đất đai.
o Hình thức pháp lý của chuyển quyền sử dụng đất là hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất.
Ngồi ra, chúng ta có thể thấy rằng "chuyển nhượng" ít mang ý nghĩa kinh
tế, tìm kiếm lợi nhuận, trong nhiều trường hợp thậm chí khơng có. Cịn “mua bán”
thì phải có lợi nhuận. Nhà làm luật đã lựa chọn thuật ngữ "chuyển nhượng quyền
sử dụng đất” thay vì “mua bán quyền sử dụng đất” để phù hợp với hoàn cảnh, điều
kiện và mục tiêu của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Dần dần theo thời gian, thuật ngữ
chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã trở nên phổ biến, đặc biệt là trong các văn
bản hành chính Nhà nước và nội hàm của nó cũng biến đổi theo hướng là một khái
niệm có tính chất tương tự như “mua ban quyền sử dụng đất”.
Khái niệm HĐCNQSDĐ được các nhà làm luật hiện nay quy định như sau:
“ Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên, theo
đó bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất chuyển giao đất và quyền sử dụng đất
cho bên nhận chuyển nhượng, còn bên nhận chuyến nhượng trả tiền cho bên
chuyển nhượng theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai" [BLDS
2005, Điều 697] .
3
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Như vậy, chuyển nhượng QSDD là một giao dịch do người làm luật đặt ra
và giới thiệu với dân cư như là một giải pháp dung hịa giữa ý chí của người làm
luật liên quan đến quyền sở hữu đất đai và nguyện vọng của dân cư về việc có các
quyền có giá trị tài sản (và giao dịch dược) đối với đất.
Các đặc điểm về hình thức của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Theo quy định tại Điều 689 của BLDS năm 2005 thì HĐCNQSDĐ có hai đặc điểm
nổi bật vê hình thức đó là:
Thứ nhất, hợp đồng phải được giao kết dưới hình thức bằng văn bản. Việc
nhà làm luật quy định “hợp đồng chuyển quyền quyền sử dụng đất phải xác lập
thành văn bản” [Điều 689] là hợp lý. Bởi vì, QSDĐ là tài sản có giá trị lớn và khi
chuyển nhượng nó làm phát sinh thay đổi chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các chủ
thể đối với Nhà nước. Các bên chuyển nhượng cần phải có chứng cứ về việc
chuyển nhượng. Nhà nước và người thứ ba cần biết về việc chuyển nhượng QSDĐ
của các bên để ghi nhận và có những hành vi ứng xử phù hợp.
Thứ hai, hợp đồng phải được công chứng, chứng thực theo quy định cửa
pháp luật. Đặc điểm này dường như đã trở hành một nguyên tắc được thừa nhận và
ăn sâu vào ý thức của người sử dụng đất khi thực hiện các quyền CQSDĐ. Vấn đề
đặt ra là, nếu như việc chuyển nhượng QSDĐ phải được đăng ký tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền thì việc chuyển nhượng mới hồn tất, như vậy các bên có cần
phải cơng chứng hoặc chứng thực? Các bên chuyển nhượng chỉ cần cùng nhau đến
trước cơ quan quản lý đất đai và nộp đủ các giấy tờ thủ tục theo quy định, trước sự
chứng kiến của công chức phụ trách về vấn đề chuyển nhượng và yêu cầu cho phép
các bên thực hiện thủ tục chuyển nhượng. Nếu thực hiện được điều này thì có lẽ sẽ
giảm bớt được một thủ tục hành chính và đỡ tốn thời gian, tiền bạc. Có vẻ như nhà
làm luật ở Việt Nam không đồng ý với quan điểm trên mà lý giải theo hướng: với
nền kinh tê thị trường các giao dịch về chuyển nhượng QSDĐ ngày càng gia tăng,
4
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
số lượng cán bộ công chức làm công tác quản lý đất đai có trình độ pháp lý ít và
phải xử lý nhiều công việc chuyển môn trong lĩnh vực quản lý đất đai. Nếu để họ
trực tiếp xem xét các hợp đồng chuyển nhượng thì đó sẽ q tải đối với họ. Việc để
một hệ thống cơ quan trung gian có chuyển mơn về pháp luật cơng chứng, chứng
thực hợp đồng là cần thiết.
Nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử đụng đất
Theo quy định tại Điều 698 BLDS năm 2005 thì nội dung của HĐCNQSDĐ
bao gồm các nội dung sau đây: tên, địa chỉ của các bên, quyền, nghĩa vụ của các
bên; loại đất, hạng đất, diện tích, vị trí, số hiệu, ranh giới và tình trạng đất; thời hạn
sử dụng đất của bên chuyển nhượng, thời hạn sử dụng đất còn lại của bên nhận
chuyển nhượng; giá chuyển nhượng, phương thức, thời hạn thanh toán; quyền của
người thứ ba đối với đất chuyển nhượng; các thông tin khác liên quan đến QSDĐ,
trách nhiệm cửa các bên khi vi phạm hợp đồng.
Mỗi điều khoản trong nội dung hợp đồng có ý nghĩa pháp lý riêng, là cơ sở
phát sinh quyền và nghĩa vụ của hai bên, cơ sở giải quyết các tranh chấp về QSDĐ
và liên quan đến quan hệ quản lý nhà nước về đất đai, mà trực tiếp là với các cơ
quan có thẩm quyền ở địa phương. Những nội dung cần chú ý trong các nội dung
chính của HĐCNỌSDĐ bao gồm:
Thứ nhất, tên, địa chỉ của các bên tham gia hợp đồng (thông thường cịn có
thêm thơng tin về ngày, tháng, năm, sinh, số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi
cấp,. . .) không chỉ có ý nghĩa đối với các bên trong giao dịch, mà còn tạo điều kiện
cho các cơ quan quản lý theo dõi việc chuyển dịch QSDĐ.
Thứ hai, quyền và nghĩa vụ của các bên. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng
nhất để giải quyết các tranh chấp về QSDĐ nhưng trên thực tế điều khoản về
quyền và nghĩa vụ của các bên thường được đặt ở phần cuối của hợp đồng.
Thứ ba, trong hợp đồng cần thể hiện rõ các thơng tin về loại đất, hạng đất,
diện tích, vị trí, số hiệu, ranh giới và tình trạng đất. Điều này là quan trọng vì nó
5
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
giúp xác định rõ đối tượng của hợp đồng, tránh nhầm lẫn với quyền sử dụng các
thửa đất khác.
Thứ tư, thời hạn sử dụng đất của bên chuyển nhượng, thời hạn sử dụng đất
còn lại của bên nhận chuyển nhượng có ý nghĩa đơi với hợp đồng chuyển nhượng
các loại đất sử dụng có thời hạn xác định. Đối với các hợp đồng chuyển nhượng
đất ở (sử dụng ổn định lâu dài), điều khoản này không được chú trọng.
Thứ năm, giá chuyển nhượng QSDĐ là số tiền tính trên một đơn vị diện tích
đất do hai bên thoả thuận. Giá chuyển nhượng QSDĐ được coi là điều khỏan quan
trọng nhất của hợp đồng. Nó biểu thị bằng tiền khả năng khai thác lợi ích do
QSDĐ mang lại. Giá chuyển nhượng QSDĐ, vì thế rất khác nhau giữa các vùng,
các vị trí của một địa phương. Giá chuyển nhượng QSDĐ, một mặt phản ánh lợi
ích của việc khai thác cơng dụng của đất một mặt phản ánh sự tiện lợi của các cơ
sở hạ tầng vị trí thửa đất.
Thứ sáu, về phương thức, thời hạn thanh tốn. Điều khoản này có ý nghĩa
trong việc đảm bảo các quyền của bên chuyển nhượng.
Thứ bảy, về quyền của người thứ ba đối với đất chuyển nhượng. Điều khoản
này thường đề cập đến việc tiếp nhận các quyền và nghĩa vụ về ngõ đi chung, về
cho thuê đất trong thời hạn hợp đồng cũ chưa hết hiệu lực . . . Điều khoản này
không thể thiếu, nó như một phụ lục cho các quyền và nghĩa vụ của các bên đối với
mỗi trường hợp cụ thể.
Thứ tám, về các thông tin khác liên quan đến QSDD. Đây là một điều khoản
có tính chất dự phòng cho các vấn đề liên quan đến thửa đất.
Thứ chín về trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng. Điều khoản này
rất có ý nghĩa khi việc thực hiện hợp đồng gặp trục trặc do đó cần thỏa thuận về
điều khoản này thật cẩn thận.
Các tranh chấp liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
6
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Việc chuyển nhượng QSDD nếu tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật
về hình thức, nội dung và đăng ký CQSDĐ theo đúng quy định của pháp luật thì sẽ
có hiệu lực pháp luật và khơng xảy ra tranh chấp. Trong những năm gần đây số vụ
tranh chấp về HĐCNQSDĐ chiếm tỷ lệ khá lớn so với tổng số vụ tranh chấp về đất
đai (năm 2007: 28,24%; năm 2008: 27,51%; năm 2009: 29,61%) và chiếm tỷ lệ
đáng kể so với tổng số vụ tranh chấp về dân sự nói chung (năm 2007: 5,96%; năm
2008: 6,02%; năm 2009: 6,13%)
Các tranh chấp liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ xuất phát từ
các nguyên nhân sau:
- Vi phạm về hình thức và thủ tục của việc chuyển nhượng quyền sử dụng
đất: các bên chuyển nhượng QSDĐ không làm đầy đủ thủ tục công
chứng, chứng thực theo đúng quy định của pháp luật và đăng ký tại cơ
quan nhà nước có thẩm quyền. Dẫn đến tình trạng một trong các bên u
cầu tịa án tun bố HĐCNQSDĐ vơ hiệu.
- Vi phạm các nội dung của việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Các vi
phạm này chủ yếu là:
+ Các vi phạm về điều kiện đối với QSDĐ được đem chuyển nhượng
quy định tại Điều 106 của Luật Đất đai năm 2003;
+ Vi phạm về điều kiện đối với chủ thể của QSDĐ. Đó là các trường
họp người khơng phải là chủ sử dụng đất lại đem chuyển nhượng
QSDĐ của người khác; chủ sử dụng đất không được pháp luật cho
phép chuyển nhượng QSDĐ dang sử dụng nhưng lại đem chuyển
nhượng.
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005 VÀ
LUẬT ĐẤT ĐAI NĂM 2003 VỀ HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG
ĐẤT
7
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
1. Sự cần thiết hoàn thiện các quy định của pháp luật về hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất
Những bất cập cua Bộ luật Dân sự năm 2005
Hiện nay, BLDS năm 2005 đã bỏ một số quy định của BLDS năm 1995 như:
trong phần quy định chung về CQSDĐ bỏ quy định về thủ tục CQSDĐ, điều kiện
CQSDĐ, hậu quả của việc CQSDĐ, căn cứ chấm dứt QSDĐ; chương
HĐCNQSDD của BLDS năm 2005 bỏ quy định về điều kiện chuyển nhượng
ỌSDĐ, hình thức chuyển nhượng QSDĐ, điều kiện của người được chuyển
nhượng QSDĐ. Việc sửa đổi bổ sung như vậy giúp cho các quy định của BLDS
không bị lỗi thời và phải sửa đổi mỗi khi Luật Đất đai sửa đổi. Nhưng điều đó cũng
xuất hiện bất cập là các quy định về chuyển nhượng QSDĐ của BLDS chỉ mang
tính chung chung, khơng cụ thể và ít được người dân đem áp dụng mỗi khi chuyển
nhượng ỌSDĐ. Khi chuyển nhượng QSDĐ các bên thường tìm đến các quy định
của Luật Đất đai, các mẫu HĐCNQSDĐ có sẵn mà khơng nghiên cứu các nội dung
của BLDS.
Ngoài ra, các quy định cụ thề của BLDS năm 2005 vê HDCNQSDĐ cịn có
những bất cập sau:
Thứ nhất, không quy định nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà
nước của các bên chuyển nhượng. Tại Điêu 699 và Điều 701 cua BLDS năm 2005
quy định về nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng đã
không đề cập đến việc các bên có nghĩa vụ thực hiện các nghĩa vụ tài chính với
Nhà nước như thuế CQSDĐ hoặc thuế thu nhập từ CQSDĐ, lệ phí trước bạ . . . và
cũng khơng có điều khoản nào quy định các bên có thể thỏa thuận về các vấn đề
này. Mặc dù, trong các HĐCNQSDĐ trên thực tế vấn đề này rất quan trọng được
các bên thỏa thuận kỹ. Có thể, các nhà làm luật đã bỏ đi việc quy định nghĩa vụ
nộp thuế chuyển QSDĐ của bên chuyển nhượng QSDĐ để các quy định của BLDS
đỡ cứng nhắc hơn và để các bên tự thỏa thuận. Tuy nhiên, thiết nghĩ ngoài thuế
8
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
chuyển quyền cịn có rất nhiều loại nghĩa vụ tài chính khác như lệ phí trước bạ, lệ
phí địa chính... có thể phát sinh đối với cả hai bên khi thực hiện việc chuyển
nhượng QSDĐ. Do đó, BLDS vẫn phải quy định việc thực hiện nghĩa vụ tài chính
với nhà nước như là một nghĩa vụ bắt buộc đối với các bên tham gia quan hệ
chuyển nhượng QSDĐ và cho phép các bên được thỏa thuận về việc thực hiện
nghĩa vụ này.
Thứ hai, quy định cứng nhắc việc bên nhận chuyển nhượng QSDĐ có nghĩa
vụ đăng ký QSDĐ. Khoản 2 Điều 701 quy định một trong những nghĩa vụ của bên
nhận chuyển nhượng là: "đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật
đất đai”. Nhưng trên thực tế các bên có thể thỏa thuận bên chuyển nhượng hoặc
bên nhận chuyển nhượng thực hiện nghĩa vụ này. Mặt khác, theo quy định của
Luật Đất đai năm 2003 cũng khơng có quy định nào cấm bên chuyển nhượng thực
hiện nghĩa vụ đăng ký. Thậm chí các văn bán hướng dẫn Luật Đất đai năm 2003
còn quy định:
“Tổ chức đầu tư xây dụng nhà ở, cơng trình xây dựng để bán thay mặt bên
nhận chuyển nhượng nộp một (01) bộ hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng
đất trực thuộc Sở Tài nguyên và môi trường”[Điều 18].
Thứ ba, thời điểm có hiệu lực của HDCNQSDĐ chưa được quy định rõ ràng
dẫn đến có nhiều cách hiểu khác nhau, người dân bị xử phạt không đúng quy định
của pháp luật. HĐCNQSDĐ cỏ hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký tại Văn phịng
đăng ký QSDĐ. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp trên thực tế sau khi các bên đi
công chứng HĐCNỌSDĐ nhưng 10 ngày sau không đi đăng ký việc chuyển
nhượng tại văn phòng đăng ký QSDĐ khi thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà
nước đã bị cơ quan thuế phạt do chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính. Và căn cứ của
việc xử phạt là dựa vào Điều 32 cửa Luật quản lý thuế năm 2006: thời hạn: địa
điểm nộp hồ sơ khai thuế: Chậm nhất là ngày thú mười kể từ ngày phát sinh nghĩa
vụ thuế đối với loại thuế khai và nộp theo từng ltần phát sinh nghĩa vụ thuế”. Việc
9
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
làm này là vi phạm pháp luật đất đai và pháp luật dân sự, và ảnh hưởng nghiêm
trọng tới lợi ích của người dân.
Thứ tư, nội dung của BLDS năm 2005 về hình thức chuyển nhượng QSDĐ
đã lạc hậu do có sự thay đổi của pháp luật. Điều 689 BLDS năm 2005 quy định về
hình thức CQSDĐ phải được thực hiện bằng hợp đồng và phải được công chứng,
chứng thực. Như trên đã đề cập, chức năng công chứng hợp đồng đã được chuyển
sang cho cơ quan công chứng. Do đó, việc quy định hợp đồng phải được chứng
thực sẽ khơng cịn phù hợp trong thời gian tới.
Những bất cập của Luật Đất đai năm 2003 về chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Luật Đất đai là luật chuyển ngành quy định việc quản lý và sử dụng đất đai
và các quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất. Để thấy được những bất cập của
BLDS về HĐCNQSDĐ không thể không xem xét những bất cập của Luật Đất đai
năm 2003 về chuyển nhượng QSDĐ. Để từ đó thấy được mối quan hệ giữa BLDS
và Luật Đất đai và những bất cập của chế định chuyển nhượng QSDĐ trong pháp
luật Việt Nam. Sau đây là một sồ bát cập của Luật Đất đai năm 2003 về chuyển
nhượng QSDĐ:
Thứ nhất: Luật Đất đai có sự trùng lặp với BLDS về hình thức của việc
chuyển nhượng QSDĐ. Điều 689 BLDS năm 2005 đã quy định vê hình thức
CQSDĐ. Điều 127 Luật Đất đai năm 2003 nhắc lại: Hợp đồng chuyển nhương
quyền sứ dụng đất phải có chứng nhận của cơng chứng nhà nước; trường hợp hợp
đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa
chọn hình thức chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứngg thực của Ủy
ban nhân dân xã, phườn, thị trấn nơi có đất”. Pháp luật của một quốc gia là một
thể thống nhất, nếu BLDS đã quy định về hình thức của việc chuyển quyền thì
Luật Đất đai khơng cần thiết phải nhắc lại.
Thứ hai: Luật Đất đai năm 2003 không quy định cụ thể và đầy các loại giấy
tờ trong hồ sơ đăng ký chuyển nhượng QSDĐ. Do đó, khi người dân nộp hồ sơ
10
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
đăng ký chuyển nhượng QSDĐ, cơ quan thực thi pháp luật bắt họ phải nộp thêm
những giấy tờ nằm ngoài quy định của Luật.
Thứ ba: pháp luật đất đai hợp pháp hóa cho những trường hợp chuyển
nhượng QSDĐ trái pháp luật làm ảnh hưởng đến ý thức của người dân trong việc
tuân thủ trình tự thủ tục chuyển nhượng. Dường như từ trước đến nay Nhà nước ta
luôn phải chạy theo người dân trong vấn đề công nhận các HĐCNQSDĐ. Khi Luật
Đất đai năm 1993 còn hiệu lực thi hành, đường lối xử lý của Nhà nước đối với vấn
đề chuyển nhượng QSDĐ trái pháp luật cũng là hợp thức hóa cho người dân. Điều
đó được thể hiện tại mục III Công văn sô 1427/CV/ĐC ngày 13 tháng 10 năm 1995
của Tơng cục địa chính về việc hướng dẫn xử lý một số vấn đề về đất đai để cấp
GCNQSDĐ có quy định việc chuyển nhượng đất trái phép được xử lý như sau:
”Các tổ chứcc đã được Nhà nước giao đất mà tự tiện đem chuyển nhường
cho người khác sử dụng thì: truy thu tiền chuyển nhượng đất nộp vào ngân sách
Nhà nước, xử phạt hành chính. Ttrường hợp việc chuyển nhượng gây hậu quả
nghiêm trọng, lợi dụng việc chuyển nhượng đất để tham ơ, tư lợi thì phải truy cứu
trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm.
+ Đối với người nhận quyền sử dụng đất nếu thực sự có nhu cầu để làm nhà
ở, hoặc để sản xuất kinh doanh mà vị trí khu đất đó phù hợp với quy hoạch thì họ
phái làm thủ tục hợp thức hố. Người nhận đất phải nộp phạt hành chính về hành
vi chuyển nhượng đất trái phép,nộp lệ phí địa chính.
Sau khi người nhận đất làm đầy đủ nghĩa vụ và thủ tục thì được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Đối với những khu đất chuyển nhượng không phù họp với quy định, mà
quy hoạch đó chưa thực hiện, nếu người nhận đất đã xây dụng các công trình hoặc
nhà ở thì họ được tạm thời sử dụng không được xây dựng thêm khi quy hoạch được
triển khai thì người đó phải tự dỡ bỏ các cơng trình nhà ở nói trên. Nếu đất này
11
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
chưa xây dựng thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi và tiến hành giao đất
theo quy định của pháp luật.
Cá nhân chuyển nhượng đất với nhau để 1àm nhà ở hoặc chuyển nhượng
đất để sản xuất nông nghiệp: lâm nghiệp: nuôi trồng thủy sản, làm muối phù hợp
với quy hoạch và khơng có tranh chấp thì được hợp thức hoá để cấp giấy
CNQSDĐ nhưng phải nộp phạt hành chính, làm thủ tục trước bạ sang tên, nộp
tthuế chuyển quyền sử dụng đất và lệ phí địa chính.
Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 05 năm 2007 của Chính phủ
quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ, thu hồi đất, thực hiện
QSDĐ, trình tự, thủ tục bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và
giải quyết khiếu nại về đất đai cũng có hai điều thể hiện nội dung hợp thức hóa cho
người dân khi khơng tn thủ các quy định vê chuyển nhượng QSDĐ đó là:
- Cấp Giấy chứng nhận đối với đất do cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo sử
dụng kể cả trường hợp nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho trước ngày 01 tháng 7
năm 2004 (khoản 3 Điều l0). Trong khi đó theo quy định của Luật Đất đai năm
2003 và Luật Đất đai năm 1993, tổ chức tôn giáo không được phép nhận chuyển
nhượng QSDĐ.
- Cấp Giấy chứng nhận đối với trường hợp đã CQSDĐ nhưng chưa thực
hiện thủ tục chuyển quyền theo quy định. Trường hợp người đang sử dụng đất do
nhận chuyển nhượng QSDĐ hoặc nhà ở gắn liền với QSDĐ ở (sau đây gọi là
người nhận chuyển quyền) trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà chưa được cấp
Giấy chứng nhận nhưng có giấy tờ về việc CQSDĐ có chữ ký của bên chuyển
quyền (khơng có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc chuyển quyền) thì
khơng phải thực hiện thủ tục CQSDĐ, người nhận chuyển quyền nộp hồ sơ xin cấp
Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 135 hoặc khoản 1 Điêu 136 Nghị
định sô 181/2004/NĐ-CP (khoản 1 Điều 11).
12
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Với việc làm trên của cơ quan nhà nước đã tạo ra tâm lý chung trong người
dân là cứ chuyển nhượng QSDĐ kể cả chưa đủ điều kiện và trái pháp luật, rồi nhà
nước sẽ hợp thức hóa cho theo kiểu "sự đã rồi".
Thứ tư, Các quy định về điều kiện CQSDĐ vẫn còn bất cập. Cụ thể :
Một là, Luật Đất đai quy định về điều kiện QSDĐ được chuyển nhượng phải
đã được cấp GCNQSDĐ nhưng việc cấp GCNQSDĐ trong nhiều năm qua còn
chậm và vẫn chưa thực hiện xong:
Hai là, các quy định về CQSDĐ chưa rõ ràng còn nằm tản mạn ở nhiều điều
luật và các văn bản khác nhau. Điều 106 Luật Đất đai năm 2003 quy định về điều
kiện đối với đất được chuyển quyền; Chương IV của Luật Đất đai năm 2003 quy
định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong đó có lồng ghép các điều kiện
đối với người sử dụng đất được tham gia chuyển nhượng; Chương X của Nghị
định số 181/2004/NĐ-CP (Điều 98 đến Điều 115) quy định lẫn lộn giữa quyền và
nghĩa vụ của người sử dụng đất và các điều kiện CQSDĐ.
Thứ năm, quyền chuyển nhượng QSDĐ của tổ chức, cá nhân chưa có sự
bình đẳng dẫn đến các giao dịch ngầm về QSDĐ gây thất thu cho ngân sách nhà
nước. Sự bất bình đắng thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Đất được nhà nước giao (có thu tiền sử dụng đất nếu là tổ chức kinh tế,
khơng thu tiền nếu là hộ gia đình, cá nhân) được chuyển nhượng còn đất cho tổ
chức kinh tế trong nước, hộ gia đỉnh cá nhân th thì khơng được chuyển nhượng.
Mặc dù, đất giao và đất thuê đều là đất sử dụng có thời hạn.
- Người nước ngồi, tổ chức cá nhân nước ngoài thuê đất, thuê lại đất trong
khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế thì có quyền chuyển nhượng
QSDĐ th, đất th lại và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất (điểm c
khoản 2 Điều 120 Luật Đất đai năm 2003). Trong khi đó tổ chức kinh tế trong
nước thì khơng có quyền chuyển nhượng QSDĐ th.
13
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
- Người Việt Nam định cư Ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư
tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho
cả thời gian thuê có quyền chuyển nhượng QSDĐ thuê và tài sản thuộc sở hữu của
mình gắn liền với đất trong thời hạn thuê đất (điểm c khoản 3 Điều 119 Luật Đất
đai năm 2003). Trong khi đó tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước khơng có
quyền chuyển nhượng QSDĐ th.
Thứ sáu, tình trạng chuyển nhượng QSDĐ ngầm vẫn còn diễn ra do thủ tục
chuyển nhượng quá phức tạp. Chỉ tính riêng đối với đất ở tại nơng thơn mồi năm
có khoảng 200.000 đến 300.000 hộ gia đình nơng thơn dọn đến nơi ở mới, chủ yếu
thơng qua con đường CQSDĐ. Trong q trình tổ chức thực hiện, quyền này còn
một số tồn tại như chuyển nhượng QSDĐ nông nghiệp chỉ được thực hiện có điều
kiện đã khơng hỗ trợ cho q trình chuyển đối cơ cấu lao động tại nơng thơn, có
đến 50% số vụ chuyển nhượng QSDĐ không đăng ký với cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền, thủ tục chuyển nhượng quá phức tạp. Đối với các dự án đầu tư xây
dựng nhà ở để bán tình trạng mua bán trao tay trước khi dự án hoàn thành và được
cấp GCNQSDĐ diễn ra phơ biến và nhà nước khơng thể kiểm sốt được.
Thứ bảy, các quy định về giá đất của Luật Đất đai năm 2003 chưa thực sự là
công cụ để nhà nước điều tiết các lợi ích từ việc chuyển nhượng QSDD. Các bên
chuyển nhượng hầu như không bao giờ nêu giá trị chuyển nhượng quyền sử đụng
đất thực sự vào hợp đồng, giá nêu trong hợp đồng chuyển nhượng chỉ là giá bằng
với khung giá nhà nước quy định. Việc làm này đã làm cho nhà nước thất thu hàng
nghìn tỷ đồng.
Một số giải pháp hồn thiện các quy định của pháp luật về hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất
BLDS năm 2005 quy định mang tính nguyên tắc và chung chung về chuyển
nhượng QSDĐ. Các quy định cụ thể để các bên cỏ thể thực hiện được việc chuyển
14
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
nhượng QSDĐ lại được quy định chủ yếu trong Luật đất đai. Do đó, chúng tơi kiến
nghị cần hồn thiện các quy định của pháp luật theo hướng sau:
Thứ nhất, cần phân định rõ vai trò của BLDS và Luật Đất đai trong việc quy
định về chuyển QSDĐ.
Trong quá trình sửa đổi, bổ sung BLDS năm 2005 có một số ý kiến khác
nhau đối với Phần quy định về CQSDĐ. Có ý kiến đề nghị bỏ phần này nhưng
cũng có ý kiến đề nghị giữ lại. Trong thời gian tới cả BLDS năm 2005 và Luật Đất
đai năm 2003 đều sẽ được sửa đổi. Do đó, cũng xuất hiện một số quan điểm về
việc giữ nguyên hay để lại phần thứ năm của BLDS năm 2005. Cụ thể:
“Việc sửa đổi cơ bản BLDS năm 2005 theo hướng phân định rõ các nội
dung vật quyền và trái quyền đã đặt ra sự cần thiết phải cấu trúc lại Bộ luật Dân
số năm 2005. Hiện tại có ba phương án kê cấu trúc Bộ luật Dân sự sửa đổi:
- Phương án 1, giữ nguyên cấu trúc Bộ luật Dân sự năm 2005 hiện hành gồm 7
phần.
- Phương án 2, Cấu trúc thành 5 phần (quy định chung, vật quyền, trái quyền, thừa
kế và quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi) ;
- Phương án 3, cấu trúc thành 6 phần(quy định chung, vật quyền, trái quyền, thừa
kế, quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngồi).
Tổ biên tập dự kiến cấu trúc Bộ luật Dân sự theo phương án 2, …phần thứ
5 (điều 688 - Điều 735) quy định về chuyện quyền sử dụng đất trong Bộ luật Dân
sự năm 2005 dự kiến không được kết cấu trong Bộ luật Dân sự sủa đổi và nội dung
được kết cấu lại theo hướng: các quy định có nội dung vật quyền (quyền bề mặt,
tài sản bảo đảm…)chuyển vào phần vật quyền, các quy định về giao dịch chuyển
vào phần trái quyền và thừa kế;””
15
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Giáo sư Morishima Aikyo - thành viên Ban nghiên cứu chung của JICA về
BLDS Việt Nam (Giáo sư danh dự Đại học Nagoya, Nhật Bản) trong cuộc Tọa
đàm về vấn đề cần sửa đổi, bổ sung trong BLDS năm 2005 ngày 25 đến 27 tháng 8
năm 2010 tại Đồ Sơn, Hải Phòng đã nêu quan điểm: “Liên quan đến quy định về
chuyển quyền sử dụng đất, phần này mang tính lịch sử, thời điểm năm 1995: đất
đai thuộc sở hữu toàn dân mặc dù đất đai thực ra cũng là một tài sản và là đối
tượng của quyền sở hữu tài sản nhung vẫn đưa thành phần riêng. Có những nước
có đặc điểm tương tự Việt Nam như Anh Quốc: đất đai thuộc về quốc vương người
dân có quyền feasor: cao hơn quyền sử dụng đất của Việt Nam. Tình trạng hiện
nay của Việt Nam khác với năm 1995: việc xác lập quyền sử dụng đất rõ ràng và
cụ thể hơn việc có sổ đỏ đối với người Việt Nam dễ dàng hơn trước đây. Chính vì
vậy, quyền đối với đất đai ở Việt nam rõ ràng và chắc chắn hơn nhiều: có thể đưa
thành một quyền về tài sản. Nếu khơng đưa thành chương riêng thì vẫn là một đối
tương của quyền tài sản như tất cả các quyền tài sản khác. Vì vậy, tán thành khơng
đưa riêng quyền sử dụng đất thành một chương riêng mà để thành một loại tài sản
là đối tượng của quyền sở hữu, điều này sẽ góp phần đưa BLDS Việt Nam gần với
thông lệ quốc tế hơn”.
Chúng tôi ủng hộ quan điểm không nên quy định CQSDĐ thành một phần
riêng trong BLDS mà chi nên coi QSDĐ là một loại tài sản và nó có các quy chế
pháp lý như các tài san khác. Các vấn đề về CQSDĐ sẽ được Luật Đất đai quy
định cụ thể “điều này sẽ góp phần đưa BLDS Việt vam gần với thông lệ quốc tế
hơn” và thúc đẩy việc chuyển quyền QSDĐ tạo ra một thị trường bất động sản
tiềm năng, đem lại nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước.
Thứ hai, sửa đổi điều kiện CQSDĐ và điều kiện chuyển nhượng QSDĐ.
Luật Đất đai cần quy định rõ ràng các điều kiện chuyển nhượng trong đó có cả các
điều kiện đối với QSDĐ và các điều kiện đối với người sử dụng đất tách riêng khỏi
các quy định về quyền và nghĩa vụ để đảm bảo người sử dụng đất có thể dễ dàng
nắm được các quy định mà tuân thủ thực hiện. Ngoài ra, trong các điều kiện để
16
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
QSDĐ có thể được chuyển nhượng tại Điều 106 của Luật Đất đai thì điều kiện phải
có GCNQSDĐ là một trong những điều kiện gây ra những khó khăn cho sự phát
triển cửa thị trường QSDĐ. Kể cả khi tất cả các thửa đất ở Việt Nam đã được cấp
GCNQSDĐ thì điều kiện này vẫn gây ra những khó khăn nhất định. Đó là các
trường hợp chuyển nhượng một phần thửa đất, hoặc đang trong quá trình chờ lấy
giấy chứng nhận nhưng lại có nhu cầu chuyển nhượng ngay, các bên không thể
công chứng để thực hiện các giao dịch. Theo chúng tôi các quy định về điều kiện
chuyển nhượng trong Luật Đất đai cần tính đến cả những tiến bộ trong tương lai
của ngành địa chính đó là việc số hóa việc quản lý các thơng tin địa chính trong đó
cỏ cả việc đăng ký QSDĐ. Khi đó thì người sử dụng đất cũng khơng cần thiết phải
có giấy chứng nhận QSDĐ. Cơ quan đăng ký chỉ cần đối chiếu thông tin trong hợp
đồng và đăng ký trên hệ thống điện tử. Do đó, chúng tơi mạnh dạn đề nghị Luật
Đất đai sửa điểm a khoản 1 Điều 106 Luật Đất đai thành “có quyền sự dụng đất
hợp pháp”.
Thứ ba, Luật Đất đai nên tạo ra sự bình đẳng về quyền được chuyển nhượng
giữa thuê đất và giao đất, giữa tổ chức kinh tế trong nước và tổ chức, cá nhân nước
ngồi. Có tác giả nêu ý kiến : “Luật Đất đai nên xóa bỏ sự phân biệt giữa giao đất
có thu tiền sử dụng đất áp dụng cho tổ chức kinh tế trong nước và thuê đất trả tiền
thuê đất một lần cho cả thời gian thuê áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài”.
Tác giả này đề xuất áp dụng một trong hai hình thức:
“(a) Thuê đất trả tiền hàng năm và thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian
thuê (tiền thuê đất trả một lần bằng với tiền sử dụng đất trong cùng một thời gian
sử dụng); (b) Thuê đất trả tiền hàng năm và giao đất trả tiền một lần cho tất cả
các tổ chức sử dụng đất khơng phân biệt nước ngồi hay trong nước.
Tác giả cho rằng: “Cấu trúc hình thức (a) dường như hợp lý hơn vì về bản
chất giao đất cũng có thời hạn giống như thuê và thuê đất trả tiền một lần dễ phân
17
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
liệt hơn so với thuê đất trả tiền hàng năm và phản ánh đúng bản chất của tổ chức
hơn (bản chất là thuê cho không phải mua).
Chúng tôi đồng ý với cấu trúc hình thức (a) nêu trên, đối với tổ chức kinh tế
trong nước và nhà đầu tư nước ngồi chỉ nên áp dụng một hình thức duy nhất là
cho thuê đất (có thể trả tiền hàng năm hoặc trả tiền một lần). Ngồi ra, chúng tơi
cho rằng QSDĐ thuê cũng nên được cho phép chuyển nhượng, tất nhiên sẽ phải
tuân thủ các điều kiện do pháp luật quy định. Điều này giúp tạo ra được một thị
trường QSDĐ sôi động và phát triển đồng thời đem lại được nguồn thu cho Ngân
sách Nhà nước.
Thứ tư, Luật Đất đai phải sửa các quy định về giá đất để đảm bảo giá chuyển
nhượng QSDĐ nêu trong HĐCNQSĐ phải là giá thị trường. Từ trước đến nay ở
Việt Nam luôn tồn tại hai loại giá trong quan hệ chuyển nhượng QSDĐ. Một loại
giá các bên thoả thuận và thực hiện với nhau và một loại giá theo Hợp đồng công
chứng và thường là bằng với khung giá do nhà nước quy định. Điều này gây thất
thu lớn cho ngân sách nhà nước. Theo chúng tôi, Luật Đất đai và pháp luật về thuế
nên quy định giá chuyển nhượng QSDĐ làm căn cứ cho việc tính thuế, phí và lệ
phí sẽ được tính theo giá thị trường. Đồng thời Luật phải tạo ra những cơ chế để
kiểm soát sự gian lận của các bên chuyển nhượng. Chúng tôi mạnh dạn đề xuất
một số giải pháp sau:
Một là: quy định tất cả việc mua bán chuyển nhượng QSDĐ phải thông qua
những sàn giao dịch về QSDĐ hoặc bất động sản theo quy định của pháp luật.
Hai là, thành lập hệ thống các tổ chức tư vấn về giá đất để giúp xác định giá
cho các giao dịch về CQSDĐ. Giá do các tổ chức trên đưa ra là sát với giá thị
trường có tính pháp lý và được áp dụng để tính nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.
Tất nhiên có thể có sự chênh lệch trong giới hạn cho phép so với giá các bên tham
gia quan hệ chuyển nhượng thỏa thuận.
18
LUAN VAN CHAT LUONG download : add
Ba là, thiết lập hệ thống cơ quan giám sát, thanh tra, kiểm tra chặt chẽ hoạt
động chuyển nhượng và hoạt động tư vấn về giá đất.
19
LUAN VAN CHAT LUONG download : add