Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Sâm cau - Dược thảo quý doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.31 KB, 3 trang )

Sâm cau - Dược thảo quý


Cây sâm cau
Đông y gọi là Tiên mao, sâm cau có vị cay, tính ấm, hơi có độc, bổ thận tráng
dương, ôn trung táo thấp, tráng gân cốt Công dụng trắng da của một vài loại
thảo dược Cách chữa 10 bệnh thông thường bằng thảo dược dễ kiếm Thảo dược trị
bệnh viêm xương khớp
Sâm cau có nhiều tên như Ngải cau, Cô nốc lan, Tiên mao, tên khoa học Curculigo
orchioides Gaertn thuộc họ tỏi voi lùn (Hypoxidaceae). Là loại cây thảo mọc
hoang ở những vùng núi rừng t
ại Việt Nam, Ấn Độ, Malysia, Thái Lan,
Philippine
Cây sống lâu năm cao khoảng 30cm hoặc hơn. Có từ 3 – 6 lá, hình mũi mác xếp
nếp tựa như lá cau nên gọi là sâm cau. Phiến lá thon hẹp, hai mặt lá nhẵn gần như
cùng màu, gân song song, dài 40cm, rộng 2 – 3,5cm, cuống dài 10cm. Thân rễ hình
trụ cao, dạng củ, to bằng ngón tay út, có rễ phụ nhỏ, vỏ thô màu nâu, trong nạc
màu vàng ngà.
Hoa màu vàng xếp 3 – 5 cái nhỏ thành cụm, trên một trục ngắn ở kẽ lá, nằm trong
những lá bắc hình trái xoan lợp lên nhau, đài 3 răng có lông; tràng 3 cánh nhẵn, nhị
6 xếp thành hai dãy, chỉ nhị ngắn, bầu hình thoi, có long rậm. Hoa có vào mùa hè,
mùa thu (tháng 5 - 7). Quả nang thuôn, dài 1,5cm, chứa từ 1 – 4 hạt phình ở đầu.
Thu hoạch quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa thu; bộ phận thu hoạch làm thuốc
là thân rễ mang về cạo sạch vỏ ngoài hoặc để nguyên ngâm nước gạo để khử
độc,
rồi phơi hay sấy khô cất sử dụng dần.

Tên thuốc là Rhizoma Curculiginis, Đông y gọi là Tiên mao và cho rằng có vị cay,
tính ấm, hơi có độc, bổ thận tráng dương, ôn trung táo thấp, tán ứ, trừ tê, tráng gân
cốt. Chủ trị tinh lạnh, liệt dương, đái đục ở nữ, bạch đới, người già đái són, lạnh
da; thần kinh suy nhược, phong thấp, lưng gối lạnh đau, vận động khó khăn.


Ở Ấn Độ cho rằng sâm cau có tính chất nhầy dịu, tác dụng lợi tiểu, bổ, kích dục, sử
dụng chữa trĩ, vàng da, hen suyễn, tiêu chảy, lậu. Dùng ngoài giã đắp chữa ngứa và
bệnh ngoài da. Liều trung bình ngày 6 – 12g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.
Để tham khảo và có thể áp dụng, sau đây xin giới thiệu những phương thuốc
trị bệnh tiêu biểu từ sâm cau.
* Trị sốt xuất huyết: Sâm cau 20g (sao đ
en), cỏ nhọ nồi 12g, trắc bách diệp (sao
đen) 10g, quả dành dành (sao đen) 8g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần.
* Chữa tê thấp, đau mình mẩy: Rễ sâm cau 20g, hà thủ ô 20g, hy thiêm 20g. Tất cả
thái nhỏ ngâm trong 500ml rượu trắng sau 7 – 10 ngày là được (càng lâu càng tốt).
Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30ml.
* Chữa liệt dương do rối loạn thần kinh chức năng: Sâm cau 10g, sâm bố chính,
trâu cổ 12g, câu kỷ tử 12g, ngưu tất 12g, tục đoạn 12g, thạch hộ
c 12g, hoài sơn
12g, cáp giới 12g, cam thảo nam 8g, ngũ gia bì 8g. Tất cả thái nhỏ phơi khô, sắc
uống mỗi ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần. Hoặc sâm cau 20g, ba kích, phá cố chỉ, hồ
đào nhục, thục địa mỗi thứ 16g, hồi hương 4g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3
lần.

* Chữa cao huyết áp (tiền mãn kinh): Dùng phương “Nhị tiên thang” gồm sâm cau
12g, ba kích 12g, dâm dương hoắc 12g, tri mẫu 12g, hoàng bá 12g, đương quy 12g,
sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần.
* Rượu bồi bổ tráng dương: Bìm bịp 1 con, tắc kè 2 – 3 con làm sạch cho ngâm
trong 1.500ml rượu nếp cho thêm sâm cau 50g. Ngâm trong 3 tháng là được. Càng
lâu càng tốt. Ngày uống 2 – 3 lần khai vị trước khi ăn cơm và tối trước khi đi ngủ,
mỗi lần uống 1 ly chừng 30ml. Công hiệu bổ thận tráng dương.
* Trị nam tinh lạnh, liệt d
ương, nữ lạnh tử cung: Sâm cau 6g, thục địa 8g, ba kích
8g, phá cố chỉ 8, hồ đào nhục 8g, hồi hương 4g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3
lần trong ngày.

* Chữa phong thấp, lưng lạnh đau, thần kinh suy nhược: Sâm cau 50g, ngâm trong
150ml rượu trong vòng 7 – 10 ngày là sử dụng được. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 –
2 ly nhỏ (chừng 25 – 30ml) trong hai bữa ăn chính.
* Bồi bổ cho người già, phụ nữ sau sinh: Sâm cau thái nhỏ sao vàng 12g, sắc với
200ml nước còn 50ml uống 1 lầ
n trong ngày.

×