Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

(SKKN HAY NHẤT) một số giải pháp nâng cao ý thức soạn bài môn ngữ văn 7 đối với học sinh trung bình, yếu kém

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.93 KB, 13 trang )

Một số giải pháp nâng cao ý thức soạn bài mơn Ngữ văn 7 đối với học sinh trung bình, yếu kém.

Mục lục
Nội dung

Trang

A. Đặt vấn đề:
1. Lí do chọn đề tài:………………………………………………………. 2
2. Mục đích nghiên cứu: ……………………………………………………3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ……………………………………...3
4. Phương pháp nghiên cứu: ………………………………………………..3
B. Nội dung:
1. Thực trạng của vấn đề: ………………………………………………….4
2. Nguyên nhân của thực trạng: ……………………………………………4
3. Một số giải pháp…………………………………………………………5
4. Kết quả ………………………………………………………………… 9
C. Kết luận:
1. Kết luận: …………………………………………………………………9
2. Kiến nghị: ………………………………………………………………..10

Gv: Dương Phương Lam

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Một số giải pháp nâng cao ý thức soạn bài mơn Ngữ văn 7 đối với học sinh trung bình, yếu kém.

A. ĐẶT VẤN ĐỀ


1. Lí do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết, để một tiết học diễn ra sôi nổi, hấp dẫn và đạt được
hiệu quả cao nhất thì ngồi việc giáo viên có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về giáo án,
nắm vững các mục tiêu, kiến thức trọng tâm, vận dụng các phương pháp dạy học
tích cực hay các phương tiện và đồ dùng dạy học…thì vai trò của học sinh trong
việc phát biểu xây dựng bài là một trong những yếu tố hết sức cần thiết và quan
trọng. Trên tinh thần đổi mới phương pháp dạy học lấy người học làm trung
tâm, phát huy tinh thần tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh thì với vai
trị là người định hướng, dẫn dắt các em trong việc khám phá tìm hiểu nội dung
kiến thức, người dạy phải khơi dậy tinh thần hăng say phát biểu, tự tin trình bày
ý kiến cá nhân của mình trước tập thể để tránh tình trạng dạy học một chiều, tiết
học nhàm chán, thiếu hấp dẫn và kém hiệu quả. Muốn đạt được hiệu quả như thế
thì địi hỏi học sinh phải có sự chuẩn bị bài kĩ càng trước khi đến lớp, bởi các em
có xem trước bài, có trả lời các câu hỏi trong bài mới giúp các em tiếp thu bài
mới một cách hiệu quả hơn, đặc biệt với mơn Ngữ văn, nếu có sự chuẩn bị bài ở
nhà chu đaó sẽ giúp các em có được sự cảm nhận, tiếp thu bài một cách nhanh
chóng hơn. Nhưng một vấn đề đặt ra là: đối với những học sinh có năng khiếu
tốt, năng lực và ý thức học tập cao thì cơng việc sọan bài trước khi đến lớp đã
trở thành quen thuộc thậm chí là thói quen giúp các em ngày càng tiến bộ hơn,
cịn đối với những học sinh yếu kém, ý thức, khả năng và tinh thần học tập cịn
hạn chế thì có lẽ đó là nhiệm vụ vơ cùng nặng nề thậm chí các em cịn lơ là,
chán nản, thiếu tự tin vì sợ mình làm khơng được, khơng đúng, từ đó dẫn đến
kết quả học tập ngày càng sa sút và chất lượng giảng dạy đạt hiệu quả chưa cao.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn lớp 7, trong những
năm qua tôi luôn buâng khuâng, trăn trở về vấn đề làm thế nào để khuyến khích,
giúp đỡ các em học sinh yếu kém nâng cao ý thức, nâng lực học tập của mình để
ngày càng tiến bộ, để lấp được những lỗ hỏng kiến thức, kỹ năng, mà vấn đề tiên
quyết nhất đó là phải vực dậy được ý thức tự giác học tập từ bản thân các em,
Gv: Dương Phương Lam


2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Một số giải pháp nâng cao ý thức soạn bài mơn Ngữ văn 7 đối với học sinh trung bình, yếu kém.

làm cho các em hiểu được vai trò của việc đọc và soạn bài trước khi đến lớp, để
các em có được nền tảng ban đầu tốt nhất. Đó là nhiệm vụ không chỉ riêng bản
thân tôi mà hầu hết những giáo viên khác ln trăn trở, tìm tịi những biện pháp
giải quyết một cách đạt hiệu quả nhất. Chính vì thế, tơi viết sáng kiến kinh
nghiệm với đề tài “Một số giải pháp nâng cao ý thức sọan bài môn Ngữ văn đối
với học sinh yếu kém” với mong muốn sẽ giúp các em có ý thức chủ động xem
bài, soạn bài trước khi đến lớp để các em có cơ sở kiến thức ban đầu và khi vào
tiết học các em sẽ tự tin hơn trong việc phát biểu xây dựng bài, từ đó cải thiện,
nâng cao khả năng học tập không chỉ với môn Ngữ văn mà đó cịn là động lực
để các em phát huy cho những mơn học khác.
2. Mục đích nghiên cứu.
- Tìm hiểu những nguyên nhân, lí do các em thường xuyên không soạn bài.
- Đề xuất một số giải pháp giúp các em khắc phục tình trạng khơng soạn bài,
góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Học sinh lớp 7 (đối tượng học sinh trung bình, yếu, kém), trường THCS
Nguyễn Trung Trực.
- Phạm vi: Bộ môn Ngữ văn lớp 7.
4. Phướng pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, người viết đã sử dụng một số phương pháp
sau:
- Thống kê, tổng hợp số liệu học sinh thường xuyên không soạn bài.
- Kiểm tra tình hình soạn bài của học sinh.

- Trao đổi, lắng nghe ý kiến của học sinh về những khó khăn đối với mơn học,
cụ thể là việc soạn bài mới.
- Ứng dụng những giải pháp mà bản thân đã đút kết trong quá trình giảng dạy để
giúp đỡ các em tiến bộ hơn trong học tập.

Gv: Dương Phương Lam

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Một số giải pháp nâng cao ý thức soạn bài mơn Ngữ văn 7 đối với học sinh trung bình, yếu kém.

B. NỘI DUNG
1. Thực trạng của vấn đề.
Trong quá trình giảng dạy, cụ thể là việc kiểm tra bài soạn khi gọi các em
trả bài cũ, kiểm tra bài vào mười lăm phút đầu giờ thì hơn 80% các đối tượng
học sinh yếu kém không soạn bài, một số em cịn lại soạn với hình thực đối phó,
soạn một cách sơ sài, không đảm bảo các kiến thức cơ bản từ những câu hỏi
trong sách giáo khoa, dẫn đến trong q trình học bài mới, các em khơng tập
trung, lơ là, mất trật tự, kết quả học tập rất kém và ngày càng chán nản khi học
môn Ngữ văn. Điều đáng quan tâm là thực trạng này vẫn luôn cứ tiếp diễn và rất
khó để khắc phục nếu như giáo viên khơng có biện pháp giải quyết thiết thực và
cụ thể hơn.
2. Nguyên nhân của thực trạng.
2.1. Học sinh
- Một số học sinh chưa tự giác, ý thức, tinh thần học tập chưa cao, các em còn
ham chơi lười biếng, thụ động trong giờ học, không chú ý và phát biểu xây dựng
bài, dẫn đến thụ động, hỏng kiến thức ở các bài sau.

- Khả năng đọc, cảm thụ, tiếp nhận mơn học của các em cịn hạn chế. Đối với
học sinh yếu kém hầu như các em không chịu đọc trước tác phẩm ở nhà, không
soạn các câu hỏi có trong sách giáo khoa và hồn tồn xa lạ với kiến thức thầy
cô giảng dạy trên lớp.
- Một số em vì sợ thầy cơ phạt nên chép qua loa, chép cho có, chép từ sách
hướng dẫn hoặc mượn tập của bạn bè và đến khi thầy cô giảng những kiến thức
đó thì các em hồn tồn khơng biết gì.
- Một số học sinh có hồn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn, ngồi thời gian lên
lớp các em còn phải lao động phụ giúp cha mẹ, dẫn đến sao nhãng việc học bài,
soạn bài.
2.2. Giáo viên
- Đôi khi giáo viên chưa thật sự quan tâm, tìm hiểu hồn cảnh, nguyên nhân dẫn
đến các em học yếu kém.

Gv: Dương Phương Lam

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Một số giải pháp nâng cao ý thức soạn bài mơn Ngữ văn 7 đối với học sinh trung bình, yếu kém.

- Giáo viên lơ là, bỏ mặc, không quan trọng việc các em tiếp nhận bài học như
thế nào, chủ yếu hoàn thành tiết dạy theo chủ ý của mình.
- Giáo viên chưa tìm tịi, vận dụng nhiều phương pháp dạy học mới kích thích
tính tích cực, chủ động của học sinh. Chưa có biện pháp khuyến khích tinh thần,
khích lệ, động viên các em chủ động soạn bài trước khi đến lớp, dần dần đành
cam chịu, bất lực trước tình trạng các em đến lớp mà khơng đọc và soạn bài.
2. Một số giải pháp thực hiện.

Đối với học sinh yếu kém, chúng ta phải thừa nhận một điều rằng vốn dĩ
khả năng của các em là có giới hạn, một phần là xuất phát từ ý thức cá nhân
trong quá trình học tập, mặt khác là do ảnh hưởng từ mơi trường sống, sức khỏe,
tâm lí của các em, chính vì thế, để rèn luyện, nâng cao tinh thần tự giác, tích cực
thì người giáo viên phải thật sự tâm huyết, tận tình và đó là cả một qúa trình chứ
khơng thể nóng vội hi vọng các em có thể tiến bộ trong một ngày, một buổi. Là
người đã trực tiếp giảng dạy, tôi tin rằng những biện pháp dưới đây, tuy khơng
phải xa lạ, thậm chí đã có nhiều đồng nghiệp áp dụng sẽ góp phần khơng nhỏ
vào cơng cuộc cải thiện tình trạng học sinh yếu kém không soạn bài trước khi
đến lớp:
2.1. Phân loại học sinh.
Giáo viên thống kê, cập nhật danh sách những học sinh thường xun
khơng có bài soạn hoặc soạn đối phó. Lên kế hoạch theo dõi tình hình, tiến
hành phân loại một số học sinh cá biệt có số lần khơng soạn bài thường xun
nhất. Sau đó, đi sâu vào tìm hiểu hồn cảnh của học sinh bằng biện pháp hỏi
thăm, trò chuyện để giúp các em thoải mái chia sẽ những khó khăn của mình.
Thơng thuờng, có học sinh do hồn cảnh gia đình cịn khó khăn, cha mẹ phải lo
bươn chải cho cuộc sống nên khơng có thời gia quan tâm, nhắc nhở các em
trong việc học tập, các em phải ở nhà với ông bà, anh chị và bị chi phối bởi cơng
việc gia đình, một số em chưa có phương pháp học tập đúng đắn nên dẫn đến
tìm tịi và tiếp nhận kiến thức rất khó khăn, các em lười học, chán nãn dẫn đến
hỏng kiến thức từ những lớp dưới…nếu nắm bắt hết được những lí do này chúng
ta có thể kết hợp dễ dàng hơn với gia đình để có biện pháp kèm cặp các em.
Gv: Dương Phương Lam

5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Một số giải pháp nâng cao ý thức soạn bài mơn Ngữ văn 7 đối với học sinh trung bình, yếu kém.

2.2. Rèn luyện thói quen soạn bài.
Đối với giải pháp này, người giáo viên cần phải kiên trì, theo sát các em,
nắm vững tình hình học tập và xây dựng biện pháp giáo dục ý thức cho học sinh.
Giáo viên theo dõi tình hình soạn bài của lớp, tập trung sát sao vào các đối
tượng yếu kém thông qua báo cáo của các tổ trưởng từ việc kiểm tra bài mười
lăm phút đầu giờ, kiểm tra bài cũ hay bất chợt yêu cầu tất cả các em để vở bài
soạn trước mặt, để tránh mất thời gian tiết học thì đây là cách giáo viên có thể
nắm được sơ bộ về tình hình soạn bài của các em. Giáo viên phải giúp các em
hiểu một điều rằng nếu không đọc và soạn bài trước thì chúng ta rất khó và thậm
chí sẽ khơng thể hiểu được nội dung của bài học hơm nay.
Giáo viên cần có sổ theo dõi việc kiểm tra bài soạn của học sinh, ghi đầy
đủ thông tin họ tên, lớp, số lần kiểm tra, số lần không soạn bài, soạn bài không
đạt yêu cầu, ghi rõ ưu, khuyết điểm, phương hướng khắc phục, thời gian kiểm
tra lại để đảm bảo tính chính xác, khách quan và có phương hướng xử lý phù
hợp đối với trường hợp học sinh không soạn bài nhiều lần, riêng những em có ý
chí phấn đấu thì cần khuyến khích, khen thưởng để các em vui vẻ, siêng năng,
tiến bộ hơn, từ đó hình thành thói quen và sự thích thú hơn trong việc học tập.
Sổ theo dõi soạn bài của các em trong một tuần giáo viên có thể thực hiện theo
mẫu sau:

Tuần

Lớp

Họ và tên

7A


7B

7C

Số

Phương

Số

Phương

Số

Phương

lần

hướng

lần

hướng

lần

hướng

không


khắc

không

khắc

không

khắc

soạn

phục

soạn

phục

soạn

phục

bài

bài

bài

1
2

3
…..

Gv: Dương Phương Lam

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Một số giải pháp nâng cao ý thức soạn bài mơn Ngữ văn 7 đối với học sinh trung bình, yếu kém.

2.3. Tạo động lực phấn đấu.
Khi giáo viên kiểm tra bài soạn của các em thì chúng ta phải đem lại
những nhận xét và phản hồi tích cực, thay vì chê trách với trường hợp chưa soạn
hay sọan qua loa, đối phó thì nên cho các em cơ hội vào tiết sau kèm với một bài
tập nho nhỏ, để các em làm vào giấy và nộp lại, có thể khuyến khích cho điểm
hay khen thưởng trước tập thể. Dùng các phiếu thưởng có in các lời khen phù
hợp với từng mức độ tiến bộ của các em, khen thưởng bút, vở qua mỗi tuần khi
thấy em đó có tiến bộ rõ rệt nhằm khuyến khích em cố gắng hơn.
2.4. Giáo viên lên kế hoạch hướng dẫn chi tiết cho học sinh về cách soạn
bài.
Theo kết quả khảo sát trong thời gian qua, đa số các em không sọan bài là
vì các em khơng biết cách soạn bài như thế nào, với những câu hỏi căn bản có
sẵn trong sách giáo khoa cứ thấy nội dung nào có chữ giống với câu hỏi thì lại
chép một cách vơ thức chứ khơng tích cực tư duy để trả lời theo sự hiểu biết của
mình. Các em khơng có tài liệu tham khảo ngoài sách giáo khoa nên đối với
những câu hỏi mang tính mở rộng các em khơng thể trả lời được và cho rằng
q khó, nằm ngồi khả năng cuả mình, chính vì lí do trên đã dẫn đến tình trạng
các em ngày càng không soạn bài hoặc soạn không đạt yêu cầu. Đặc thù của bộ

môn Ngữ văn là chúng ta có đến ba phân mơn là văn bản, tiếng Việt và tập làm
văn nên việc hướng dẫn soạn bài cũng có những đặc trưng khác nhau:
* Đối với văn bản:
- Trước tiên, phải yêu cầu học sinh đọc văn bản ít nhất hai lần, đặc biệt là các
văn bản nhật dụng, bài tùy bút( SGK Ngữ văn 7 kì 1) văn bản nghị luận, truyện
ngắn, chèo (SGK Ngữ văn 7 kì 2).
- Đọc chú thích để biết được tác giả, hoàn cảng sáng tác, thể loại, các từ khó mà
các em chưa hiểu nghĩa.
- Hướng dẫn học sinh các câu hỏi trong phần đọc – hiểu văn bản theo cách diễn
đạt của mình để các em dễ hiểu hơn.
Ví dụ: Bài 2: “Cuộc chia tay của những con búp bê”, sách giáo khoa
Ngữ văn 7, trang 26, 27
Gv: Dương Phương Lam

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Một số giải pháp nâng cao ý thức soạn bài mơn Ngữ văn 7 đối với học sinh trung bình, yếu kém.

Giáo viên sẽ gợi ý bằng các câu hỏi bám sát phần đọc – hiểu giúp các em
hệ thống các yêu cầu một cách ngắn gọn, dễ hiểu hơn:
Câu 1: Em hãy nhớ lại các ngôi kể đã học ở chương trình Ngữ văn 6,
theo em câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy -> Gợi ý: người viết xưng tơi.
Theo em vì sao búp bê lại phải chia tay, búp bê là đồ chơi của ai? Tượng
trưng cho nhân vật nào? -> Gợi ý: búp bê là đồ chơi của trẻ em, tượng trưng cho
anh em Thành và Thủy, thế thì tại sao Thành và Thủy phải xa nhau?
Từ câu hỏi đơn giản đến những câu hỏi để học sinh động não, suy nghĩ:
Câu 5: Chi tiết Thủy chia tay lớp học, cơ giáo Tâm bật khóc em có xúc

động khơng? Tình cảm em dành cho Thủy như thế nào? Theo em có cách nào
giúp hai anh em khơng phải xa nhau khơng? -> Gợi ý: Em có buồn, có thương
Thuỷ khơng? Em hãy tìm lí do hai anh em phải chia tay và cách giải quyết tốt
nhất?
* Đối với phần tiếng Việt:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ các mục trong bài học, đặc biệt là phần ghi
nhớ của từng mục vì đó là tổng kết nội dung chính của bài và giúp chúng ta dễ
dàng trả lời các câu hỏi trong đề mục.
- Trả lời các yêu cầu trong từng phần của bài, nếu câu hỏi nào khơng trả lời
được thì có thể để trống và trả lời sau khi giáo viên đã giảng dạy.
* Đối với phần tập làm văn:
- Hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa, chia nhỏ câu hỏi
để các em có cơ hội trình bày ý kiến của mình về các vấn đề trong bài.
- Dành nhiều thời gian cho các em rèn luyện kĩ năng viết, đối với các học sinh
yếu kém khả năng viết bài của các em rất hạn chế, từ nét chữ, cách trình bày đến
dùng từ và đặt câu, vì thế, giáo viên cần rèn luyện và sửa chữa hằng ngày để các
em tiến bộ hơn.
2.5. Khơng khí học tập nhẹ nhàng.
Ln tạo một khơng khí thoải mái, phấn khởi, thân thiện, gần gũi với các
em khi bước vào tiết học, tránh tình trạng thái độ của giáo viên vơ tình làm cho
các em cảm thấy nặng nề, áp lực, điều đó ảnh huởng rất lớn đến tâm lí cũng như
Gv: Dương Phương Lam

8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Một số giải pháp nâng cao ý thức soạn bài mơn Ngữ văn 7 đối với học sinh trung bình, yếu kém.


ý thức của các em đối với môn học. Luôn mẫu mực, ân cần và chia sẻ những
tâm tư, nguyện vọng của các em. Mỗi lần học sinh có ý kiến, nếu trả lời sai thì
giúp học sinh hiểu cái sai và khuyến khích các em bằng lời động viên cố gắng
lần sau hay những tràn pháo tay tuyên dương cho tinh thần xung phong của bạn.
3. Kết quả đạt được.
Sau một thời gian áp dụng những giải pháp trên, tôi nhận thấy rằng các
em đã tiến bộ hơn, số lượng các em soạn bài trước khi đến lớp đạt hơn 90%, các
em đã có khả năng tự tiếp nhận các kiến thức cơ bản từ sách giáo khoa, tập trung
nhiều hơn trong giờ học để đối chiếu kết quả bài soạn của mình với câu trả lời
của các bạn và lời giảng của giáo viên, tự chọn lọc được kiến thức để ghi bài do
trước đó đã tìm tịi kiến thức trong q trình soạn bài ở nhà. Có trường hợp các
em cịn tranh nhau trả lời để được giáo viên cho điểm, từ đó tiết học càng sôi nổi
và đạt hiệu quả giảng dạy tốt hơn.
C. PHẦN KẾT LUẬN
1. Kết luận.
Khi nghiên cứu, tìm tịi và áp dụng những giải pháp trên, tôi đã nhận được
những kết quả tích cực trong q trình dìu dắt các em tiếp nhận kiến thức, từ
thực trạng hầu như các em đến trường với những quyển vở vẫn còn trống, trong
đầu vẫn chưa hình dung được hơm nay mình sẽ học gì? Nội dung như thế nào?
thì nay các em đã dễ dàng nắm bắt kiến thức một cách cụ thể, dễ dàng và hứng
thú hơn trong học tập. Tuy nhiên, để học tốt mơn Ngữ văn thì ngồi việc cần cù,
chăm chỉ, cần phải có thêm một chút năng khiếu. Chúng ta không thể nào bắt
buộc, áp đặt hay đặt nặng vấn đề là các em phải học giỏi môn này hay môn
khác, mà vấn đề quan trọng ở đây là hình thành cho các em thói quen, kĩ năng
đọc, nghiên cứu để các em dần dần biết được việc học tập khơng hề khó khăn
hay nặng nề nếu bản thân chúng ta có sự chuẩn bị kĩ càng. Dạy văn không chỉ
đơn giản chỉ là truyền thụ kiến thức mà cịn là giáo dục tư tưởng, bồi dưỡng,
hồn thiện nhân cách và tâm hồn cho các em, giúp các em hiểu rõ hơn giá trị
kiến thức mà các thầy cơ đang từng ngày giảng dạy, từ đó các em sẽ có ý trí,
quyết tâm học tập tốt hơn khơng chỉ đối với mơn Ngữ văn mà cịn là tất cả

Gv: Dương Phương Lam

9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Một số giải pháp nâng cao ý thức soạn bài mơn Ngữ văn 7 đối với học sinh trung bình, yếu kém.

những bộ môn khác. Dĩ nhiên, không phải đối với bất kì đối tượng học sinh nào
chúng ta cũng thành công từ những giải pháp vừa nêu trên, nhưng tôi thiết nghĩ
với sự nhiệt huyết và vận dụng linh hoạt các giải pháp ấy chúng ta sẽ giúp các
em đạt được những kết quả học tập tốt nhất.
2. Kiến nghị
Muốn nâng cao chất lượng giảng dạy, tinh thần tự tìm tịi, khai thác kiến
thức trước khi đến lớp, giúp các em hứng thú và say mê hơn đối với việc học bộ
môn Ngữ văn, giáo viên cần phải đổi mới, kết hợp linh động nhiều phương pháp
dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, bên cạnh đó, giáo viên cần phải
nắm rõ hồn cảnh, tâm lí của các em để kịp thời có giải pháp phù hợp giúp đỡ
các em ngày càng tiến bộ hơn trong học tập, chúng ta phải giúp các em có niềm
tin, động lực để phấn đấu nhiều hơn, cung cấp cho những em có hồn cảnh khó
khăn nguồn sách tham khảo, sách hướng dẫn giúp các em có thêm tư liệu liệu
trong quá trình tự học ở nhà.
Trên đây là một số giải pháp mà cá nhân tôi đã đút kết được trong suốt
q trình giảng dạy, chắc chắn sẽ cịn nhiều thiếu sót, rất mong được sự đóng
góp ý kiến từ quý đồng nghiệp để tôi được học tập, trau dồi kinh nghiệm và
hồn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của huyện nhà.

Gv: Dương Phương Lam


10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Một số giải pháp nâng cao ý thức soạn bài mơn Ngữ văn 7 đối với học sinh trung bình, yếu kém.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. SGK Ngữ văn lớp 7 kì I
2.
3.

Gv: Dương Phương Lam

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Một số giải pháp nâng cao ý thức soạn bài mơn Ngữ văn 7 đối với học sinh trung bình, yếu kém.

HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
Đơn vị: Trường THCS Nguyễn Trung Trực

PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
1. Nội dung
- Tính mới:…………………………......................................./ 30 điểm
- Tính hiệu quả:………………………………………………/ 35 điểm
- Tính ứng dụng thực tiễn:………………………………….. / 20 điểm
- Tính phù hợp với nhiệm vụ được giao……………………../ 10 điểm

2. Hình thức:…………………….../ 0.5 điểm

An Trạch A, ngày

tháng

năm 2020

CHỦ TỊCH HĐKH

Gv: Dương Phương Lam

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Một số giải pháp nâng cao ý thức soạn bài mơn Ngữ văn 7 đối với học sinh trung bình, yếu kém.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lâp – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO TÓM TẮT
Đề nghị công nhận sáng kiến kinh nghiệm
I. Sơ lược lý lịch:
- Họ và tên: Dương Phương Lam. Năm sinh: 1990
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Cử nhân Ngữ văn
- Chức năng, nhiệm vụ được giao: Giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn 7
- Chức vụ, đơn vị công tác: Trường THCS Nguyễn Trung Trực
II. Nội dung:
1. Sự cần thiết thực hiện sáng kiến kinh nghiệm: Tìm ra một số giải pháp giúp nâng

cao ý thức soạn bài môn Ngữ văn đối với học sinh yếu kém.
2. Tên sáng kiến: Một số giải pháp nâng cao ý thức soạn bài môn Ngữ văn 7 đối với
học sinh yếu kém.
3. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm: một số giải pháp giúp học sinh ý thức và tích
cực hơn trong việc tự tìm tịi kiến thức, tự soạn bài trước khi đến lớp.
4. Phạm vi áp dụng, khả năng phổ biến: áp dụng cho học sinh lớp 7 tại đơn vị trường
THCS Nguyễn Trung Trực. Có thể áp dụng cho khối lớp 7 và các khối lớp khác trong
và ngoài đơn vị.
5. Thời điểm công nhận: Năm học 2019-2020
6. Hiệu quả mang lại: Trong năm học 2019-2020, khi giáo viên áp dụng các giải pháp
nêu trên vào quá trình giảng dạy thì tình hình học sinh đã có sự chuyển biến tương đối
tốt, các em đã tích cực, chủ động hơn trong quá trình học tập và kết quả học kì tỉ lệ yếu
kém đã giảm hơn so với những năm học trước.
7. Những đơn vị, cá nhân đã ứng dụng sáng kiến này: các giáo viên giảng dạy môn
Ngữ văn tại đơn vị trường THCS Nguyễn Trung Trực.
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG
KHOA HỌC ĐƠN VỊ

An Trạch A, ngày 25 tháng 3 năm 2020
Người báo cáo

DƯƠNG PHƯƠNG LAM

Gv: Dương Phương Lam

13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add




×