Tải bản đầy đủ (.doc) (136 trang)

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện thuận nam, tỉnh ninh thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 136 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
----------

NGUYỄN TẤN LỘC

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN THUẬN NAM, TỈNH NINH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ninh Thuận, năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
----------

NGUYỄN TẤN LỘC

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN THUẬN NAM, TỈNH NINH THUẬN


CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ XÂY DỰNG
MÃ SỐ: 60.58.03.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN BÁ UÂN
TS. PHẠM VĂN BỘ

Ninh Thuận, năm 2017


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1

Sơ đồ phân loại quy hoạch xây dựng

Hình 1.2

Sơ đồ các bước trong thực hiện quy hoạch xây dựng

Hình 1.3

Hình ảnh Thủ đô London, nước Anh năm 2012

Hình 1.4

Hình ảnh siêu đô thị Thượng Hải, Trung Quốc

Hình 1.5


Hình ảnh Đà Nẵng sau hơn 15 năm thành lập và phát triển

Hình 1.6

Sự phát triển không đồng đều của 02 khu vực ven sông Sài Gòn

Hình 2.1

Sơ đồ hệ thống văn bản pháp quy

Hình 2.2

Sơ đồ quản lý quy hoạch xây dựng

Hình 3.1

Vị tri địa lý huyện Thuận Nam

Hình 3.2

Biểu đồ cơ cấu sử dụng ba loại đất chinh

Hình 3.3

Quy hoạch khu tái định cư N10-N11, tại xã Cà Ná – đã được điều
chỉnh nhưng vẫn chưa triển khai

Hình 3.4
Hình 3.5


Quy hoạch Điểm dân cư Sơn Hải, xã Phước Dinh – triển khai một
phần
Quy hoạch Khu trung tâm hành chinh huyện thực hiện dự án theo
quy hoạch

Hình 3.6

Thi hành cưỡng chế tháo dỡ nhà xây dựng trái phép tại xã Nhị Hà

Hình 3.7

Quyết định xử phạt vi phạm hành chinh trong lĩnh vực đất đai - xây
dựng

Hình 3.8

Mô hình tổ chức thẩm định QHXD tại huyện Thuận Nam

Hình 3.9

Mô hình tổ chức quản lý QHXD có sự tham gia của cộng đồng

iii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng
dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Bá Uân và TS Phạm Văn Bộ. Các nội dung nghiên

cứu, các kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức
nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu, hình ảnh phục vụ cho việc phân
tich, nhận xét, đánh giá được chinh tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ
trong phần tài liệu tham khảo.
Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số
liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trich dẫn và chú thich nguồn
gốc.

Tác giả luận văn

Nguyễn Tấn Lộc

i


LỜI CẢM ƠN

Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Nguyễn Bá Uân – Trường Đại học
Thủy lợi Hà Nội và TS Phạm Văn Bộ - Học Viện cán bộ quản lý Xây dựng và Đô thị,
những người thầy đã nhiệt tâm hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn và giúp tôi có cơ
hội được một cái nhìn tổng thể, đầy đủ và mới mẻ về lĩnh vực quản lý quy hoạch xây
dựng.
Xin cảm ơn Quý thầy cô của Trường Đại học Thủy lợi, đã hết lòng truyền đạt
các kiến thức trong suốt thời gian tôi được học tập tại trường, đã giúp tôi tìm hiểu và
mở rộng thêm nhiều kiến thức chuyên ngành xây dựng, quản lý xây dựng trên tầm cao,
rộng và các đơn vị liên quan đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi góp phần hoàn thành nội
dung luận văn.
Xin được biết ơn lãnh đạo Huyện ủy, Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân
huyện và các phòng, ban chuyên môn của huyện Thuận Nam, UBND tỉnh Ninh Thuận,
Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện đã tạo điều kiện thuận lợi, hỗ

trợ chia sẽ kinh nghiệm trong công tác quản lý, cung cấp các tài liệu cần thiết, quý báu
phục vụ nghiên cứu hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Nguyễn Tấn Lộc

ii


LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC:
Họ và tên: Nguyễn Tấn Lộc; Giới tinh: Nam.

Ảnh 4x6

Ngày, tháng, năm sinh: 02/3/1983; Nơi sinh: Ninh Thuận.
Quê quán: Huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định; Dân tộc: Kinh.
Chức vụ, đơn vị công tác trước khi đi học tập, nghiên cứu: Phó trưởng
phòng Kinh tế và Hạ tầng, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận.
Chỗ ở hiện nay hoặc địa chỉ liên lạc: Tổ 24, phường Đô Vinh, thành phố
Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
Điện thoại cơ quan: 068.3750055. Điện thoại nhà riêng:
Fax: 068.3750088; Email: ; Di động: 0983.418.047
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO:
1. Cao đẳng:
Hệ đào tạo: Chinh quy; Thời gian từ: Tháng 10/2002 đến 10/2005
Nơi học (trường, thành phố): Trường Cao đẳng Giao thông vận tải 3, thành
phố Hồ Chi Minh.
Ngành học: Xây dựng cầu đường

2. Đại học:
Hệ đào tạo: Chinh quy; Thời gian từ: 10/2006 đến 10/2009
Nơi học (trường, thành phố): Trường Đại học Giao thông vận tải cơ sở 2,
thành phố Hồ Chi Minh.
Ngành học: Xây dựng cầu đường bộ.
Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Cầu dầm giản đơn bê tông cốt
thép.

1


Ngày và nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp: 24/12/2008, tại
trường Đại học Giao thông vận tải cơ sở 2 - thành phố Hồ Chi Minh.
Người hướng dẫn: Phạm Quốc Trưởng.
3. Thạc sĩ:
Hệ đào tạo: Chinh quy, thời gian từ: 06/2014 đến 06/2016.
Nơi học (trường, thành phố): Viện Đào tạo và Khoa học ứng dụng Miền
Trung, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
Ngành học: Quản lý xây dựng.
Tên luận văn: Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch xây
dựng trên địa bàn huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận
Ngày và nơi bảo vệ: 27/4/2017, tại Viện Đào tạo và Khoa học ứng dụng
Miền Trung, tỉnh Ninh Thuận.
Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Bá Uân và TS. Phạm Văn Bộ.
4. Trình độ ngoại ngữ (biết ngoại ngữ gì, mức độ): Tiếng anh, trình độ B1
5. Học vị, học hàm, chức vụ kỹ thuật đƣợc chính thức cấp; số bằng,
ngày cấp và nơi cấp: Kỹ sư, số hiệu bằng: A322983, ngày cấp: 24/9/2009, nơi
cấp: Trường Đại học Giao thông vận tải.
III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN TỪ KHI TỐT NGHIỆP
ĐẠI HỌC:

C
Th N ô
ời c n
T P C
ư h h
0 ò u
T P C
ư h h
1 ò u
T K P
ư in h
1 h ó
IV. KHEN THƢỞNG VÀ KỶ LUẬT TRONG QUÁ TRÌNH HỌC CAO
HỌC: Không


V. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ:
Tên bài báo đã được công bố: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về
quy hoạch xây dựng (khảo sát trên địa bàn huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận).
Tên tạp chi: Xây dựng và Đô thị.
Tên cơ quan công bố: Học viện cán bộ quản lý Xây dựng và Đô thị - Bộ xây
dựng.
- Số tạp chi: 50/2016.
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN CỬ ĐI HỌC
(Ký tên, đóng dấu)

Ngày 10 tháng 3 Năm 2017
Ngƣời khai ký tên

Nguyễn Tấn Lộc



MỤC LỤC
P 1
H
1. 1
Ti
2. 3
M 3
3.
Đ
4. 3
C 4
5.
K 5
6.
C
C
H 6
Ƣ
1. 6
1.
1. 6
1.
1. 7
1.
1.
1.
1.


7
8

1.
1. 11
1.
1. 1
2.
1. 21
2.
1.
2.
2.
1.
2.
3.
1.
3.
C
1.

2
1
3
1
4
1
51

3.

1.
3.
1.

51
61

3.
1.
3.
1.
4.
N
1.
5.
Kế
tC

71
9
2
12

2
2
3
H 2
Ƣ
2. 424
1.

vi


2. 24
1.
2. 25
1.
2.
1. 2
3.
2. 527
1.
2. 28
2.
2.
2.
1.
2.
2.
2.
2.
3.
2.
2.
2.

2
8
2
9

3
1
3
23

2. 3
2. 3
6.
2. 8
2. 3
7.
2. 9
2. 4
8. 0
2.
2. 4
9.
2. 141
3.
2.3 41
.1.
2.
3. 4
2.
2. 244
4.
2. 45
4.
2. 45
4.

2. 47
4.
2. 47
4.
2. 47
4.
2. 48
4.
2. 48
5.
2.
5. 4
1.
2. 849
5.
vii


2. 49
5.
3.
ho 5
ạc
2. 0
6. 5
N
2. 151
6.
2. 52
6.

Kế 53
tC
H
Ƣ
Ơ
3.
1.
Th
3.
1.
3.
1.
3.
1.
3.
2.
Đ
3.
2.
1.
3.
2.
2.
3.
3.
S
3.
3.
3.
3.

3.
4.
Đ
3.
4.
1.
3.

5
4
5
454
56
6
2
7
0
7
0
7
3
7
878
80
8
1
8
185

4.

3. 88
4.
3. 92
4.
Kế 97
tK
98

1. 98
Kế
2. 99
Ki
8


T
ÀI
LI
Ph
ụPh

lục
Ph


0
1
0
205


9


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Quy hoạch xây dựng (QHXD) có vai trò rất quan trọng trong đầu tư xây dựng (ĐTXD)
và phát triển kinh tế - xã hội. QHXD tổ chức, sắp xếp không gian lãnh thổ, là cơ sở
khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai và các nguồn lực phù hợp
với điều kiện tự nhiên, đặc điểm lịch sử, kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học và công
nghệ của đất nước trong từng giai đoạn phát triển. QHXD là cơ sở tạo lập môi trường
sống tiện nghi, an toàn và bền vững, thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần ngày
càng cao của nhân dân; bảo vệ môi trường, di sản văn hóa, bảo tồn di tich lịch sử - văn
hóa, cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc. QHXD là
căn cứ quan trọng cho công tác kế hoạch, quản lý đầu tư và thu hút đầu tư xây dựng;
quản lý khai thác và sử dụng các công trình xây dựng trong đô thị, điểm dân cư nông
thôn.
Trong công tác đầu tư và phát triển huyện Thuận Nam, công tác quy hoạch xây dựng,
quản lý quy hoạch xây dựng đã được chú trọng, quan tâm. Vấn đề này mang tinh chiến
lược phải đi trước một bước làm cơ sở cho đầu tư xây dựng các công trình, chỉnh trang
và phát triển các khu dân cư... Đồng thời, đây là một trong những công cụ chủ yếu để
quản lý xây dựng theo hướng văn minh, hiện đại, góp phần làm tăng trưởng kinh tế,
nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh xã hội.
Từ khi huyện Thuận Nam được thành lập vào năm 2009, huyện đã xác định để xây
dựng và phát triển, tạo một bộ mặt mới, hiện đại thì công tác lập quy hoạch xây dựng
phải được tiến hành. Đó là cơ sở ban đầu trong việc định hình xây dựng trung tâm
hành chinh, trung tâm văn hóa thể dục thể thao, y tế, giáo dục, thương mại dịch
vụ...của huyện. Nhiều đồ án quy hoạch xây dựng trong đó có những đồ án quan trọng,
tạo tiền đề cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội... Các
quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện trong quá trình lập có sự tham gia, phối hợp
của các ngành liên quan, các xã và trước khi trình Ủy ban nhân dân huyện, tỉnh phê

duyệt, chủ đầu tư đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp rộng rãi với các đối tượng xã hội có
liên quan nên chất lượng các quy hoạch xây dựng khi đi vào triển khai thực hiện đều
mang lại hiệu quả thiết thực.

1


Để đảm bảo thực hiện đúng quy hoạch của các đồ án quy hoạch xây dựng được duyệt,
thì công tác quản lý quy hoạch xây dựng là rất cần thiết. Trong những năm qua cùng
với việc đẩy mạnh công tác lập quy hoạch xây dựng, huyện ủy, HĐND, UBND huyện
thường xuyên quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh công tác quản lý quy hoạch xây dựng đối
với các quy hoạch đã được phê duyệt, vì vậy đã góp phần làm thay đổi bộ mặt kiến
trúc cảnh quan trong trung tâm hành chinh huyện, xã, các khu vực dự kiến phát triển
đô thị và các điểm dân cư nông thôn. Hệ thống giao thông, cấp thoát nước, chiếu sáng,
cây xanh, thu gom và xử lý chất thải và các công trình công cộng khác được quan tâm
đầu tư, cải tạo nhanh. Công tác giải phóng mặt bằng để đầu tư các dự án được đẩy
mạnh thực hiện và giải quyết nhanh chóng. Tình hình trật tự xây dựng, an toàn giao
thông và vệ sinh môi trường cũng có chuyển biến so với những năm trước đây và từng
bước đi vào nề nếp... Đặc biệt, việc thực hiện quy định tại Chỉ thị 32/2008/CT-UBND
ngày 31 tháng 12 năm 2008 của UBND tỉnh về việc tăng cường và nâng cao hiệu quả
công tác xử lý vi phạm trật tự đô thị trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đã đem lại hiệu quả
rõ rệt. Tình hình trật tự xây dựng, trật tự vỉa hè, lòng đường và vệ sinh đường phố có
chuyển biến; tình trạng xây dựng trái phép, không phép,… cơ bản được ngăn chặn,
đẩy lùi. Nếp sống văn minh của người dân đã có sự tiến bộ rõ rệt. Cùng với đó, huyện
cũng rất quan tâm tuyển dụng, đầu tư, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác
quản lý quy hoạch xây dựng từ cấp huyện đến cấp xã bằng nguồn vốn ngân sách cũng
như sự giúp đỡ của các tổ chức, qua đó đã tạo nền tảng cơ bản cho công tác quy hoạch
xây dựng và công tác quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện thời gian qua.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, nhìn một cách tổng thể thì công tác quản
lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều bất cập. Việc lập và quản lý

quy hoạch mới chỉ chú trọng vào các khu dự kiến phát triển đô thị mới, các dự án kinh
doanh hạ tầng và chủ yếu do các doanh nghiệp thực hiện. Các dự án mang tinh xã hội
như: quy hoạch cải tạo các khu dân cư cũ, quy hoạch chỉnh trang các khu dân cư hiện
có, các trục đường chinh của huyện, các trung tâm xã chưa được quan tâm đầu tư đúng
mức. Chất lượng nghiên cứu các đồ án quy hoạch xây dựng được phê duyệt còn chưa
cao, chưa tổng thể và nghiên cứu sâu về thiết kế, chưa có tinh toán dự báo nhu cầu
phát triển và không khả thi trong thực tế, do vậy thường xuyên phải điều chỉnh quy
hoạch. Đấu nối hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ, còn nhiều bất cập. Việc triển khai cắm


mốc quy hoạch ngoài thực địa (chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, cao độ xây
dựng…) và quản lý mốc giới sau quy hoạch trên thực tế chưa được thực hiện nghiêm
túc, nên việc quản lý quỹ đất, quản lý và triển khai đầu tư xây dựng các dự án thành
phần gặp nhiều khó khăn. Việc cấp phép xây dựng nhà ở và quản lý các hoạt động xây
dựng tại các khu vực dự án đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng còn nhiều trở ngại, bất
cập. Công tác quản lý sau cấp phép chưa được thường xuyên; tình trạng xây dựng
không phép, trái phép, sai phép tuy đã hạn chế nhưng còn diễn biến phức tạp, các cán
bộ cấp huyện, xã thường là kiêm nhiệm nhiều công việc nên không kiểm tra, kiểm soát
hết địa bàn quản lý. Cán bộ làm công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý xây
dựng năng lực chuyên môn còn nhiều hạn chế...
Xuất phát từ những thực tiễn trên, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu: “Tăng cường
công tác quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện Thuận Nam,
tỉnh Ninh Thuận” nhằm tìm kiếm giải pháp tăng cường công tác quản lý Nhà nước ở
cấp huyện về quản lý quy hoạch xây dựng.
2. Mục đích của đề tài
Mục đich nghiên cứu của đề tài là đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa
công tác quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyên Thuận Nam
trong giai đoạn 2015 – 2020.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý nhà nước về quy hoạch xây

dựng và những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý nhà nước về quy
hoạch xây dựng trên địa bàn cấp huyện.
b. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung chủ yếu vào
công tác quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng trên địa bàn huyện Thuận Nam, tỉnh
Ninh Thuận trong giai đoạn 2010-2015 và những nhân tố ảnh hưởng đến thành quả và
chất lượng của công tác này.
4. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
a. Cách tiếp cận


- Tổng hợp, kế thừa các kết quả nghiên cứu từ trước đến nay trong công tác quản
lý quy hoạch xây dựng tại Việt Nam.
- Điêu tra khảo sát , đanh gia thực tế công tác quản lý quy hoạch xây dựng tại các
xã trên địa bàn của huyện Thuận Nam.
b. Phương phap ng hiên cưu : Để thực hiện những nội dung nghiên cứu, luận văn sử
dụng các phương pháp nghiên cứu sau
- Phương pháp điều tra khảo sát: đi thực tế thu thập số liệu, chụp hình, quan sát cách
thức điều hành, quản lý quy hoạch xây dựng của các cơ quan nhà nước, Ủy ban nhân
dân huyện, Ủy ban nhân dân các xã để đánh giá các ưu, khuyết điểm trong công tác
quản lý.
- Phương pháp chuyên gia cũng được sử dụng trong nghiên cứu này như trao đổi với
các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý quy hoạch xây dựng, đô thị, phỏng vấn trực tiếp
các đối tượng tham gia quản lý cũng như cộng đồng dân cư trên địa bàn v.v.. để tìm ra
bản chất của vấn đề nghiên cứu về lĩnh vực quản lý quy hoạch xây dựng ở huyện
Thuận Nam.
- Phương pháp tổng hợp và phân tich trên cơ sở nghiên cứu tài liệu lý thuyết liên quan,
văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu thu thập từ thực tế công tác, từ internet về vấn đề
nghiên cứu ở Việt Nam cũng như các nước khác để khái quát hóa, chọn lọc các đề xuất
giải pháp, có xét đến thực tiễn và sự phát triển của Việt Nam.
5. Kết quả dự kiến đạt

đƣợc
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn sẽ có những kết quả cũng như phải nghiên
cứu, giải quyết được những vấn đề sau:
- Tổng quan công tac quản lý nhà nước về quy hoạch

xây dựng tại Việt Nam nói

chung và công tác quản lý n hà nước về quy hoạch xây dựng tại tỉnh Ninh Thuận và
huyện Thuận Nam nói riêng.
- Hệ thống hóa những cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý nhà nước về QHXD
cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động QLQH xây dựng trên địa bàn cấp
huyện, những bài học kinh nghiệm và những công trình nghiên cứu có liên quan.


- Phân tich thực trạng chất lượng công tác quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng
trên địa bàn huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận trong những năm vừa qua. Qua đó
đánh giá những kết quả đã đạt được cần phát huy, những vấn đề còn tồn tại và nguyên
nhân cần nghiên cứu tìm kiếm giải pháp khắc phục.
- Nghiên cứu đề xuất những giải pháp trên cơ sở khoa học và thực tiễn, có tinh khả thi
nhằm tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước về các quy hoạch xây dựng được
duyệt trên địa bàn huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận từ năm 2015 đến năm 2020.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn được cấu trúc với 3 chương nội dung chinh như sau:
- Chương 1: Tổng quan về quy hoạch xây dựng và công tác quản lý nhà nước về quy
hoạch xây dựng.
- Chương 2: Cơ sở khoa học của việc quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng.
- Chương 3: Thực trạng và giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy
hoạch xây dựng trên địa bàn huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận trong giai đoạn
2015-2020.



CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÀ
CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ QUY HOẠCH XÂY DỰNG
1.1. Tổng quan về quy hoạch xây dựng
1.1.1. Các quan điểm về Quy hoạch xây dựng [1]
- Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian của đô thị, nông thôn và khu chức
năng đặc thù; tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; tạo lập môi
trường thich hợp cho người dân sống tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa
giữa lợi ich quốc gia với lợi ich cộng đồng, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khi hậu. Quy hoạch
xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng gồm sơ đồ, bản vẽ, mô
hình và thuyết minh.
- Quy hoạch xây dựng vùng là việc tổ chức hệ thống đô thị, nông thôn, khu chức năng
đặc thù và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong địa giới hành
chinh của một tỉnh hoặc một huyện, liên tỉnh, liên huyện phù hợp với yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
- Quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù là việc tổ chức không gian kiến trúc
cảnh quan, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong phạm vi một khu
chức năng đặc thù.
- Quy hoạch đô thị [2]: Là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ
thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi
trường sống thich hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án
quy hoạch đô thị.
- Quy hoạch xây dựng nông thôn là việc tổ chức không gian, sử dụng đất, hệ thống
công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của nông thôn.


1.1.2. Phân loại, nội dung và vai trò của quy hoạch xây dựng
1.1.2.1. Phân loại quy hoạch xây dựng

- Quy hoạch xây dựng vùng được lập cho các vùng sau: Vùng liên tỉnh; vùng tỉnh;
vùng liên huyện; vùng huyện; vùng chức năng đặc thù; vùng dọc tuyến đường cao tốc,
hành lang kinh tế liên tỉnh.
- Quy hoạch đô thị bao gồm các quy hoạch: Quy hoạch chung được lập cho thành phố
trực thuộc trung ương, thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn và đô thị mới; quy hoạch
phân khu được lập cho các khu vực trong thành phố, thị xã và đô thị mới và Quy
hoạch chi tiết được lập cho khu vực theo yêu cầu phát triển, quản lý đô thị hoặc nhu
cầu đầu tư xây dựng.
- Quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù được lập cho các khu chức năng: Khu
kinh tế; khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; khu du lịch, khu sinh thái;
khu bảo tồn; khu di tich lịch sử - văn hóa, cách mạng; khu nghiên cứu, đào tạo, khu thể
dục thể thao; cảng hàng không, cảng biển; khu vực đầu mối hạ tầng kỹ thuật; khu chức
năng đặc thù khác được xác định theo quy hoạch xây dựng vùng được phê duyệt hoặc
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập. Gồm quy hoạch chung
xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng và quy hoạch chi tiết xây dựng.
- Quy hoạch xây dựng nông thôn được lập cho đối tượng là xã và điểm dân cư nông
thôn. Gồm quy hoạch chung xây dựng xã và quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư
nông thôn.


Quy
hoạch
xây dựng

Quy hoạch
xây dựng
vùng

Quy hoạch xây
dựng vùng liên

tỉnh, vùng tỉnh,
vùng liên huyện,
vùng huyện

Quy hoạch
xây dựng
vùng chức
năng đặc thù

Quy hoạch
xây dựng
khu chức
năng đặc thù

Quy hoạch
đô thị

Quy hoạch
chung đô
thị

Quy hoạch
phân khu

Quy hoạch
chi tiết

Quy hoạch xây
dựng vùng dọc
tuyến đường cao

tốc, hành lang
kinh tế liên tỉnh

Quy hoạch
xây dựng
nông thôn

Quy hoạch
chung xây
dựng

Quy hoạch
chung xây
dựng xã

Quy hoạch
phân khu
xây dựng

Quy hoạch
chi tiết xây
dựng

Quy hoạch chi
tiết xây dựng
điểm dân cư
nông thôn

Hình 1.1. Sơ đồ phân loại quy hoạch xây dựng
1.1.2.2. Nội dung của quy hoạch xây dựng

a. Nội dung của Quy hoạch xây dựng vùng:
- Quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh, vùng tỉnh, vùng liên huyện, vùng huyện phải xác
định và phân tich tiềm năng, động lực phát triển vùng; dự báo về tốc độ đô thị hóa;
giải pháp phân vùng chức năng, phân bố hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn;
xác định khu vực chức năng chuyên ngành, cơ sở sản xuất, hệ thống công trình đầu
mối hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội có ý nghĩa vùng.
- Quy hoạch xây dựng vùng chức năng đặc thù được hình thành trên cơ sở tiềm năng
về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, di sản văn hóa, cảnh quan thiên nhiên; xác
định và phân tich tiềm năng phát triển, khả năng khai thác, phân vùng chức năng, bố
tri dân cư và tổ chức hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật phù hợp với tinh chất và
mục tiêu phát triển vùng.
- Quy hoạch xây dựng vùng dọc tuyến đường cao tốc, hành lang kinh tế liên tỉnh phải
phân tich động lực và tác động của tuyến, hành lang đối với sự phát triển của các khu


vực dọc tuyến, các giải pháp khai thác, sử dụng đất đai, tổ chức không gian kiến trúc
cảnh quan, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật phù hợp với tinh chất của tuyến, hành
lang và bảo đảm an toàn giao thông trên toàn tuyến.
- Quy hoạch xây dựng chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật phải dự báo phát triển và nhu
cầu sử dụng đất; xác định vị tri, quy mô các công trình đầu mối, công trình phụ trợ,
mạng truyền tải chinh, mạng phân phối và phạm vi bảo vệ và hành lang an toàn công
trình.
- Căn cứ quy mô, tinh chất của vùng, đồ án quy hoạch xây dựng vùng được nghiên cứu
trên cơ sở bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 - 1/250.000.
- Thời hạn quy hoạch đối với quy hoạch xây dựng vùng từ 20 năm đến 25 năm, tầm
nhìn 50 năm.
- Quy hoạch xây dựng vùng được phê duyệt là cơ sở để triển khai lập quy hoạch đô thị,
quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù, quy hoạch xây dựng nông thôn và quy
hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật cấp vùng.
b. Nội dung của Quy hoạch đô thị

- Quy hoạch chung đô thị phải xác định tinh chất, vai trò của đô thị, yêu cầu cơ bản
cho việc nghiên cứu để khai thác tiềm năng, động lực phát triển, hướng phát triển, mở
rộng đô thị, bố tri hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị trong nội thị và khu
vực ngoại thị; yêu cầu đánh giá môi trường chiến lược.
- Quy hoạch phân khu phải xác định phạm vi ranh giới, diện tich, tinh chất khu vực lập
quy hoạch, chỉ tiêu dự kiến về dân số, sử dụng đất, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật;
yêu cầu, nguyên tắc cơ bản về phân khu chức năng để bảo đảm phù hợp về không gian
kiến trúc, đấu nối hạ tầng kỹ thuật với quy hoạch chung đã được phê duyệt và các khu
vực xung quanh; yêu cầu đánh giá môi trường chiến lược.
- Quy hoạch chi tiết phải xác định giới hạn về chỉ tiêu sử dụng đất, dân số; yêu cầu,
nguyên tắc về tổ chức không gian kiến trúc, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật trong khu
vực lập quy hoạch, bảo đảm phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu đã
được phê duyệt và khu vực xung quanh; yêu cầu đánh giá môi trường chiến lược.


- Trường hợp quy hoạch để cải tạo, chỉnh trang đô thị, nhiệm vụ quy hoạch phải xác
định yêu cầu nghiên cứu để bảo đảm đô thị hoặc khu vực lập quy hoạch phát triển cân
bằng, ổn định, giữ gìn được không gian kiến trúc và nét đặc trưng của đô thị, nâng cao
điều kiện sống của người dân.
- Trường hợp quy hoạch đô thị mới, khu đô thị mới, nhiệm vụ quy hoạch phải xác định
yêu cầu nghiên cứu để bảo đảm sự đồng bộ và hoàn thiện về hệ thống công trình hạ
tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật trong đô thị và kết nối hạ tầng kỹ thuật bên ngoài đô thị,
có không gian kiến trúc và môi trường sống hiện đại.
c. Nội dung của Quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù
- Nội dung quy hoạch chung xây dựng khu chức năng đặc thù bao gồm việc xác định
mục tiêu, động lực phát triển, quy mô dân số, đất đai, chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật, hạ
tầng xã hội; mô hình phát triển, định hướng phát triển không gian các khu chức năng,
trung tâm hành chinh, dịch vụ, thương mại, văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, công viên
cây xanh, thể dục, thể thao; hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật khung trên cao, trên
mặt đất, dưới mặt nước và ngầm dưới mặt đất; đánh giá môi trường chiến lược; kế

hoạch ưu tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện.
- Nội dung quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng đặc thù bao gồm việc xác
định chức năng sử dụng cho từng khu đất; nguyên tắc tổ chức không gian, kiến trúc
cảnh quan cho toàn khu vực lập quy hoạch; chỉ tiêu về dân số, sử dụng đất, hệ thống
công trình hạ tầng kỹ thuật đối với từng lô đất; bố tri hệ thống công trình hạ tầng xã
hội phù hợp với nhu cầu sử dụng; bố tri mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật đến các
trục đường phố phù hợp với các giai đoạn phát triển của toàn khu chức năng đặc thù;
đánh giá môi trường chiến lược.
- Nội dung quy hoạch chi tiết xây dựng gồm việc xác định chỉ tiêu về dân số, sử dụng
đất, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và yêu cầu tổ chức không gian, kiến trúc cho toàn
khu vực quy hoạch; bố tri công trình hạ tầng xã hội phù hợp với nhu cầu sử dụng; yêu
cầu về kiến trúc công trình đối với từng lô đất, thiết kế đô thị; bố tri hệ thống công
trình hạ tầng kỹ thuật đến ranh giới lô đất; đánh giá môi trường chiến lược.
d. Nội dung của Quy hoạch xây dựng nông thôn


- Nội dung quy hoạch chung xây dựng xã gồm xác định tiềm năng, động lực phát triển,
quy mô dân số, lao động, quy mô đất đai, mạng lưới điểm dân cư nông thôn; định
hướng tổ chức không gian tổng thể toàn xã; định hướng phát triển các khu chức năng
sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, nhà ở, dịch vụ và
hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật.
- Nội dung đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn gồm xác định vị
tri, diện tich xây dựng của các công trình: trụ sở làm việc của cơ quan hành chinh xã,
công trình giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, dịch vụ và nhà ở; quy
hoạch hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng phục vụ sản xuất.
1.1.2.3. Vai trò của quy hoạch xây dựng
- Định hướng, tổ chức, sắp xếp không gian lãnh thổ trên cơ sở khai thác và sử dụng
hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai và các nguồn lực phù hợp với điều kiện tự nhiên,
đặc điểm lịch sử, kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học công nghệ của đất nước trong từng
giai đoạn phát triển.

- Tạo lập môi trường sống tiện nghi, an toàn và bền vững, thỏa mãn các yêu cầu về vật
chất và tinh thần ngày càng cao của nhân dân, bảo vệ môi trường, di sản văn hóa, bảo
tồn di tich lịch sử văn hóa, cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc.
- Xác lập được cơ sở cho công tác kế hoạch, quản lý đầu tư và thu hút đầu tư xây
dựng; quản lý, khai thác và sử dụng các công trình xây dựng trong đô thị và điểm dân
cư nông thôn.
- Cụ thể hóa các định hướng trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc
phòng - an ninh; bảo đảm tinh thống nhất với quy hoạch phát triển các ngành; bảo đảm
công khai, minh bạch và kết hợp hài hòa giữa lợi ich quốc gia, cộng đồng và cá nhân.
- Hạn chế sử dụng đất nông nghiệp, sử dụng hiệu quả đất đô thị nhằm tạo ra nguồn lực
phát triển đô thị và nông thôn, tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, quốc
phòng, an ninh, phát triển bền vững; bảo vệ môi trường, phòng ngừa hiểm họa ảnh
hưởng đến cộng đồng.
- Bảo đảm tinh đồng bộ về không gian kiến trúc, hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ
thuật, và không gian ngầm cho đô thị; phát triển hài hòa giữa các khu vực.


- Đáp ứng nhu cầu sử dụng hạ tầng kỹ thuật gồm: Hệ thống giao thông, cung cấp năng
lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc
và các công trình hạ tầng khác; bảo đảm sự kết nối và sự liên thông với các công trình
hạ tầng kỹ thuật cấp vùng, quốc gia và quốc tế.
- Quy hoạch xây dựng có vị tri đầu tiên trong dây truyền hoạt động xây dựng, là cơ sở

Dây chuyền các hoạt động trong xây dựng
và quy hoạch xây dựng

cho các bước tiếp theo như lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng…
Quy hoạch xây dựng


Xem xét điều chỉnh

Lập dự án đầu tư

Phát triển (hoặc hạn
chế) hoạt động kinh
tế- xã hội; tác động
môi trường

Khảo sát, thiết kế
Thi công xây dựng

Khai thác sử dụng

Thay đổi cơ sở hạ
tầng và môi trường
cảnh quan khu vực
quy hoạch.

Hình 1.2. Sơ đồ các bước trong thực hiện quy hoạch xây dựng
1.2. Công tác quản lý Nhà nƣớc về quy hoạch xây dựng
1.2.1. Quan niệm về quản lý và quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng
- Quan niệm về quản lý: Hiện nay có nhiều cách giải thich thuật ngữ quản lý, có quan
niệm cho rằng quản lý là cai trị; cũng có quan niệm cho rằng quản lý là điều hành, điều
khiển, chỉ huy. Quan niệm chung nhất về quản lý được nhiều người chấp nhận là:
Quản lý là sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó nhằm trật tự hóa và
hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định. Công việc quản lý bao gồm
5 nhiệm vụ (theo Henry Fayol): Xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và
kiểm soát. Trong đó, các nguồn lực có thể được sử dụng và để quản lý là nhân lực, tài
chinh, công nghệ và thiên nhiên, vật tư, tri thức và giá trị vô hình.



- Quan niệm quản lý nhà nước: Hiểu theo nghĩa rộng là toàn bộ mọi hoạt động của nhà
nước nói chung, mọi hoạt động mang tinh chất nhà nước, nhằm thực hiện các nhiệm
vụ, chức năng của nhà nước; hiểu theo nghĩa hẹp là hoạt động quản lý do một loại cơ
quan đặc biệt thực hiện mà Hiến pháp và pháp luật nước ta gọi là các cơ quan hành
chinh nhà nước, còn gọi là hoạt động chấp hành và điều hành nhà nước, hay thường
gọi đơn giản là hoạt động chấp hành và điều hành.
- Trên cơ sở nghiên cứu các quan niệm trên, thì có thể đưa ra quan niệm quản lý nhà
nước về QHXD như sau: Quản lý nhà nước về QHXD là tổng hợp các hoạt động của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện các nhiệm vụ về quản lý quy hoạch xây
dựng theo các quy định của văn bản quy phạm pháp luật. Người có thẩm quyền quản
lý quy hoạch xây dựng theo phân cấp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những
công việc quản lý được giao và phải bồi thường thiệt hại do các quyết định không kịp
thời, trái với thẩm quyền gây thiệt hại cho Nhà nước, nhân dân.
1.2.2. Vai trò và sự cần thiết của nhà nước trong công tác quản lý quy hoạch xây
dựng
1.2.2.1. Vai trò của nhà nước trong công tác quản lý quy hoạch xây dựng
- Quản lý QHXD tốt sẽ tạo điều kiện ổn định cho phát triển, đây cũng là công cụ quan
trọng tổ chức, sắp xếp không gian lãnh thổ, là cơ sở khai thác và sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên, đất đai và các nguồn lực phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm
lịch sử, kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học và công nghệ của đất nước trong từng giai
đoạn phát triển.
- Công tác quản lý nhà nước về QHXD ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển KT-XH,
đảm bảo an ninh – quốc phòng, bảo vệ môi trường, tạo lập môi trường sống tiện nghi,
an toàn và bền vững, thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của
nhân dân; bảo vệ môi trường, di sản văn hóa, bảo tồn di tich lịch sử - văn hóa, cảnh
quan thiên nhiên, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc.
- Chinh quyền quản lý tốt QHXD sẽ tăng thu hút đầu tư và tăng hiệu quả sử dụng đất
tại đại phương. Quản lý đầu tư và thu hút đầu tư xây dựng; quản lý khai thác và sử

dụng các công trình xây dựng trong đô thị, điểm dân cư nông thôn.


×