Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC VÀ NGỮ ÂM HỌC TIẾNG VIỆT TÊN ĐỀ TÀI: Dựa trên việc phân loại âm tiết của 5 bài thơ 4 chữ5 chữ, hãy nhận xét về nguyên tắc hiệp vần của thơ 4 chữ5 chữ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.39 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA NGỮ VĂN

BÀI TẬP LỚN
MÔN HỌC: DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC VÀ NGỮ
ÂM HỌC TIẾNG VIỆT

TÊN ĐỀ TÀI:
Dựa trên việc phân loại âm tiết của 5 bài thơ 4 chữ/5
chữ, hãy nhận xét về nguyên tắc hiệp vần của thơ 4
chữ/5 chữ.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hà Trang
Lớp: A8K70
Mã sinh viên: 705601420
Hà Nội, tháng 8 năm 2021


Mục lục
Mở đầu..................................................................................................... 1
1.Ý nghĩa đề tài......................................................................................................... 1
2.Mục tiêu đề tài ...................................................................................................... 2

Nội dung ................................................................................................. 2
I. Cơ sở lí thuyết về thơ năm chữ và vần, âm tiết trong thơ năm chữ...................... 2
1. Thơ năm chữ......................................................................................................... 2
2. Vần trong thơ năm chữ......................................................................................... 3
2.1. Khái niệm về vần............................................................................................... 3
2.2. Chức năng của vần trong thơ năm chữ.............................................................. 3
3. Phân loại âm tiết trong thơ năm chữ..................................................................... 4
II. Khảo sát và phân loại các cách hiệp vần trong thơ năm chữ............................... 5


1. Khảo sát thơ năm chữ........................................................................................... 5
2.Phân loại các kiểu hiệp vần...................................................................................11
2.1 Phân loại theo vị trí hiệp vần.............................................................................11
2.2 Phân loại theo thanh điệu trong hiệp vần.......................................................... 11
2.3 Phân loại theo mức độ hòa âm.......................................................................... 12
2.4 Phân loại theo thành phần kết thúc................................................................... 12
III. Nhận xét về quy tắc hiệp vần trong thơ năm chữ............................................. 13

Kết luận ................................................................................................ 15


MỞ ĐẦU
1.

Ý nghĩa đề tài

Từ xưa đến nay, Tiếng Việt luôn được xem là một thứ tài sản vô giá của dân tộc
Việt Nam. Nó là nơi kết tinh những tinh hoa văn hóa, tri thức ngơn ngữ giàu đẹp
của dân tộc. Những nét đẹp ấy được dân tộc ta xây dựng và phát triển qua hàng
ngàn năm lịch sử. Mỗi một dân tộc lại có một tiếng nói riêng, đó là nét đặc trưng
của từng dân tộc. Ngơn ngữ chính là sợi dây gắn kết những con người trong một
cộng đồng, qua thế hệ này đến thế hệ khác. Tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc
Việt Nam. Như Đặng Thai Mai từng viết “ Tiếng Việt có những đặc sắc của một
thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay”, nó là một thứ tiếng mn hình mn vẻ với vô
vàn thanh điệu, vầm, luật, từ ngữ, cấu trúc,... Sự giàu có về mặt phụ âm, nguyên âm
trong Tiếng Việt đã làm cơ sở tiền đề cho việc tổ chức hiệp vần trong thi ca Việt
Nam.
Nhắc đến thơ là nhắc đến nhịp điệu. Nhịp điệu của thơ được tạo nên chủ yếu
phụ thuộc vào cách hiệp vần và sự hòa âm. Sự hiện diện của vần và âm trong thơ
khiến bài thơ trở thành khúc nhạc lòng đầy uyển chuyển, thấm đẫm tình cảm của

tác giả. Đi sâu vào nghiên cứu đề tài về phân loại âm tiết và nguyên tắc hiệp vần
trong thơ năm chữ sẽ góp phần làm rõ hơn về các nguyên tắc hiệp vần trong thơ
nhờ đó giúp ta thấy được những giá trị quan trọng của cách hiệp vần trong các sáng
tác của thể loại thơ năm chữ nói riêng và thể loại thơ nói chung trong đời sống tinh
thần của dân tộc, thấy được những cái đẹp, cái sáng tạo trong thể loại văn học nghệ
thuật của dân tộc, thấy được những đặc trưng cũng như tầm quan trọng của vần và
cách hiệp vần trong thi ca nói chung và thơ năm chữ nói riêng.
Nghiên cứu về thơ cũng chính là nghiên cứu về ngơn ngữ dân tộc, về những nét
đẹp văn hóa của dân tộc. Có thể nói một trong những điểm nổi bật nhất của thể loại
thơ là các kiểu hiệp vần vô cùng độc đáo. Đặt trong bối cảnh hiện nay , sự giao
thoa, hội nhập của các nền văn hóa trên thế giới đã đặt ra nhiều thách thứ cho
chúng ta. Một trong những nhiệm vụ quan trọng và bức thiết của thế hệ trẻ ngày
nay là duy trì và bảo tồn những nét đẹp của văn hóa dân tộc. Do đó, tìm hiểu rõ về

1


những giá trị văn hóa dân tộc là một cách tốt nhất để duy trì và bảo vệ nét đẹp ấy
mà nguyên tắc hiệp vần là một trong những nơi chứa đựng nó.

2.

Mục tiêu của đề tài

- Nêu được cơ sở lí thuyết cho việc triển khai đề tài.
- Khảo sát và phân loại được các kiểu hiệp vần trong thơ 4 chữ/5 chữ.
- Nhận xét được nguyên tắc hiệp vần trong thơ 4 chữ/5 chữ.

Nội dung
I - Cơ sở lí thuyết về thơ năm chữ và vần, âm tiết trong thơ năm chữ

1. Thơ năm chữ
Trong kho tàng văn học Việt Nam, thể loại thơ chiếm một số lượng vơ cùng
lớn. Trong đó, thể thơ năm chữ chiếm một số lượng khơng nhỏ. Thơ năm chữ là
một loại hình nghệ thuật của ngơn từ đầy nhạc tính. Lời thơ của nó ngắn gọn mà lại
hàm súc, truyền tải được những ngụ ý khác nhau. Thể thơ ngũ ngôn thường được
sử dụng rộng rãi trong các thể thơ dân gian, các bài vè hoặc tục ngữ, đặc biệt là
trong các câu ví dặm Nghệ-Tĩnh...
Đặc điểm thơ năm chữ là bài thơ có nhiều dịng, mỗi dịng có năm chữ, gieo vần
nhịp nhàng, phù hợp với lối diễn đạt chân thành, dạt dào tình cảm. Nhịp điệu và thi
từ trong thơ ngũ ngơn gắn bó chặt chẽ với nhau. Thể thơ được hình thành từ việc
chọn lọc tự nhiên từ lời nói dân tộc. Bằng ngơn ngữ riêng sáng tạo ra thơ của mình
mà mỗi dân tộc làm nên thơ truyền thống. Thơ ngũ ngôn là một thể thơ tiêu biểu
mang nhiều đặc trưng của dân tộc. Bàn luận về vấn đề nội dung, khác với thơ bốn
chữ thường viết về những vấn đề tươi vui, dí dỏm, phù hợp với trẻ thơ thì thể thơ
năm chữ lại viết về những câu chuyện, những con người mà qua đó thể hiện nhiều
ý nghĩa lớn lao, phong phú hơn. Thơ ngũ ngôn bàn luận về những chiều sâu suy tư,
mang cảm xúc, tâm tư tình cảm của tác giả đến với nhân dân.
Mặc dù không được sử dụng rộng rãi với số lượng lớn như thơ lục bát, thơ tự
do nhưng thơ ngũ ngôn cũng đã đươc nhiều nhà thơ lựa chọn để gửi gắm cảm xúc
của mình.
2


2. Vần trong thơ năm chữ
2.1 Khái niệm về vần
Vần là hiện tượng cần thiết và là yếu tố khách quan trong thơ ca nói chung và
thư năm chữ nói riêng. Trong thơ ca Việt Nam, đặc biệt là trong thơ ngũ ngôn độc
giả dễ dàng nhận ra các vị trí hiệp vần trong mỗi dịng thơ, khổ thơ và tồn bài thơ
bằng cảm quan nghệ thuật của mình. Bất kì một ai nói, viết Tiếng Việt đều phải sử
dụng đến vần. Đã có rất nhiều nhà nghiên về vần và đưa ra những định nghĩa khác

nhau về nó.
Ý kiến của Đoàn Thiện Thuật trong cuốn Ngữ âm Tiếng Việt đã đưa ra nhận
định rằng “ Âm tiết Tiếng Việt bao gồm ba bộ phận độc lập: thanh điệu, âm đầu và
phần còn lại. Bọi phận thứ ba mang âm sắc chủ yếu của âm tiết. Nó là bộ phận
đoạn ttisnh duy nhất kết hợp với thanh điệu, tạo nên vần thơ- nên tạm gọi lf phần
vần.”
Trong Vấn đề âm tiết của Tiếng Việt, Vũ Bá Hùng lại cho rằng “ Khi nói đến hệ
thống vần của Tiếng Việt chhusng tơi quan niệm nó là một bộ phận của một âm tiết
nhưng đã được trừu tượng hóa, khái quát hóa khỏi những âm tiết cụ thể.Trong
những âm tiết cụ thể vần mang bản sắc của âm tiết, đóng vai trị quyết định ttrong
chức năng nhận diện của âm tiết.”
Dù các ý kiến trên có phần khác nhau về mặt câu chữ nhưng đều có điểm
chung về định nghĩa vần là yếu tố không thể thiếu trong âm tiết Tiếng Việt.
2.2 Chức năng của vần trong thơ năm chữ
Ở những bài thơ ngũ ngơn, vần đóng vai trị là chiếc cầu nối, là chất kết dính nối
liền các ý thơ, dịng thơ, khổ thơ lại với nhau tạo nên một bài thơ hoàn chỉnh.
Xét về chức năng tổ chức, chúng ta thấy rằng, trong quá trình tạo ra một bài thơ,
vần đóng vai trị vơ cùng quan trọng. Gs Nguyễn Nhã Bắc đã từng nói: “Vần như
sợi dây nhịp cầu bắt qua dịng thơ.” Thơng thường, ở mỗi bài thơ năm chữ thường
có bốn câu thơ, giữa mỗi câu có thể sử dụng cách hiệp vần khác nhau để nối dòng,
gắn kết cả bài thơ, giúp cho việc đọc thơ, thuộc thơ trở nên dễ dàng, gây cảm tình
đố với độc giả.

3


Trong thơ năm chữ, vần cịn có vai trị như là một công cụ để biểu trưng ngữ
nghĩa. Trong một dòng thơ, từ mang vần bao giờ cũng trở thành điểm sáng ngời
của cả câu thơ, được nhấn mạnh hơn so với những từ đứng cạnh nó. Do vậy, vần
được hiểu không chỉ là một hiện tượng ngữ âm đơn giản mà nó cịn được các tác

giả sử dụng để bộc lộ ý nghĩa của cả khổ thơ, bài thơ.
Về chức năng nhấn mạnh sự ngừng nhịp và xác lập mối quan hệ giữa vần và
nhịp, có ý kiến rằng “Nhịp là kết quả của sự vận động nhịp nhàng, sự lặp lại đều
đặn những âm thanh nào đó trong thơ”. Trong mỗi dịng thơ, vần và nhịp có mối
quan hệ tác động với nhau. Ngắt nhịp là cơ sở tiền đề tạo ra các nguyên tắc hiệp
vần và ngược lại, vần cũng có thể gây ra các tác động trở lại đối với nhịp.

3. Phân loại âm tiết trong thơ năm chữ
Thông thường trong thơ năm chữ, đơn vị hiệp vần là âm tiết. Đi vào nghiên cứu
đề tài phân loại âm tiết, chúng ta có thể rút ra được âm tiết được phân loại theo các
tiêu chí sau:
Tiêu chí thứ nhất là dựa vào thành phần âm chính của âm tiết. Âm chính là hạt
nhân của âm tiết. Là âm mang đường nét cơ bản của thanh điệu.Dựa vào góc nhìn
ngơn ngữ học,ta có phân âm chính thành 3 loại: Ngun âm hàng trước khơng trịn
mơi ( /i/, /e/, /ie/, /ε/ ) ; Nguyên âm hàng sau không trịn mơi ( /w/, /ă/, /a/, /ɤ/, /ɤ/,
/ɯɤ/ ) ; Ngun âm hàng sau trịn mơi ( /ɔ/, /u/, /uo/, /o/).
Tiêu chí thứ hai là dựa vào cách kết thúc âm tiết ta cũng có thể chia làm 4 loại
như tiêu chí 1: âm tiết mở, âm tiết đóng, âm tiết hơi mở và âm tiết hơi đóng. Âm
tiết mở là những âm tiết kết thúc bằng nguyên âm và khơng có thành phần kết thúc,
như: ta, qua, bà,... Âm tiết hơi mở là những âm tiết có thành phần kết thúc là bán
âm (u, i) , như: tai, ngoài, nháy,.. Âm tiết hơi đóng là âm tiết có thành phần kết
thúc là phụ âm vang, mũi ( m,n,ŋ, ɲ) như: nhưng, cứng, mõm,... Âm tiết đóng là
những âm tiết có thành phần kết thúc là phụ âm tắc,vơ thanh (p,t,k,c) như: chớp,
tát, chiếc,...
Tiêu chí cuối cùng là dựa vào thanh điệu. Dựa vào tiêu chí này, ta có thể chia
âm tiết thành 2 loại: âm tiết bằng và âm tiết trắc,... Âm tiết bằng là nhưng âm tiết
có thanh huyền hoặc thanh bằng, chẳng hạn: bàng, chiều, đan,.. Âm tiết trắc là
những âm tiết có các thanh ngã, thanh nặng, thanh sắc và thanh hỏi, chẳng hạn: tóc,
4



tính, xẻ,... Sự hịa phối về thanh điệu trong âm tiết cũng chính là cơ sở để phân loại
các kiểu hiệp vần trong thơ năm chữ.

II ) Khảo sát và phân loại các cách hiệp vần trong thơ năm chữ
1. Khảo sát thơ năm chữ
Dựa trên các tiêu chí về phân loại âm tiết đã đưa ra ở trên, chúng ta đi vào
khảo sát 5 bài thơ năm chữ để thấy được nguyên tắc hiệp vần của thể thơ năm chữ.
Thể loại thơ năm chữ cũng như cuộc sống luôn có sự vận động và phát triển. Vần
thơ ngày nay đã có ít nhiều sự thay đổi so với cách hiệp vần thơ truyền thống. Cách
hiệp vần truyền thống bắt buộc phải theo những nguyên tắc nhất định. Đó là những
nguyên tắc hiệp vần đòi hỏi sự chặt chẽ theo đúng quy luật ngữ âm về các yếu tố:
Vị trí hiệp vần, đường nét thanh điệu trong hiệp vần, âm cuối trong hiệp vần và âm
chính trong hiệp vần. Để làm rõ đề tài, chúng ta nghiên cứu lần lượt các yếu tố
tham gia hiệp vần của năm bài thơ sau:
Ngữ liệu 1:

“Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.
Rồi bác đi dém chǎn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng.”
(Minh Huệ – Đêm nay Bác khơng ngủ)

*) Bác hiệp vần với bạc:
+) Cùng nhóm thanh trắc nhưng không cùng âm vực: Bác là thanh trắc,cao ;
còn bạc là thanh trắc, thấp.

+) Cùng âm cuối là phụ âm cuối lưỡi, tắc vô thanh /k/

5


+) Cùng âm chính là nguyên âm /a/ rộng, nguyên âm hàng sau, khơng trịn
mơi.
+) Cùng âm tiết đóng.
+) Hiệp vần với nhau theo mức độ vần thơng.
+) Vị trí hiệp vần là vần chân.
*) Một hiệp vần với thột :
+) Cùng nhóm thanh trắc, thấp.
+) Cùng âm cuối là phụ âm đầu lưỡi, tắc vô thanh /t/
+) Cùng âm chính là nguyên âm /o/ hơi hẹp, nguyên âm hàng sau,trịn mơi.
+) Cùng âm tiết đóng.
+) Hiệp vần với nhau theo mức độ vần chính.
+) Vị trí hiệp vần là vần chân.
Ngữ liệu 2:

“ Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày khơng gặp nhau
Lịng thuyền đau – rạn vỡ
Nếu từ giã thuyền rồi
Biển chỉ cịn sóng gió
Nếu phải cách xa anh
Em chỉ còn bão tố.”
( Thuyền và biển- Xuân Quỳnh)

*) Nhau hiệp vần với đầu:

+) Cùng nhóm thanh bằng nhưng khác âm vực: nhau là thanh ngang, cao;
còn đầu là thanh huyền,thấp.
+) Cùng âm cuối là bán âm, vang /u/.
+) Âm chính /ă/ ( au) và /ɤ/ ( â) cùng ngun âm hàng sau, khơng trịn mơi
nhưng khác độ mở: /ă/ là rộng ; /ɤ/ là hơi hẹp.
+) Cùng âm tiết hơi mở.

6


+) Hiệp vần với nhau theo mức độ vần thông.
+) Vị trí hiệp vần là vần lưng.
*) Nhau hiệp vần với đau:
+) Cùng thanh ngang, cao, thuộc nhóm thanh bằng.
+) Cùng âm cuối là bán âm, vang /u/.
+) Cùng âm chính là nguyên âm /ă/ rộng, nguyên âm hàng sau, khơng trịn
mơi.
+) Cùng âm tiết hơi mở.
+) Hiệp vần với nhau theo mức độ vần chính.
+) Vị trí hiệp vần là vần lưng.
*) Nhớ hiệp vần với vỡ:
+) Cùng thanh trắc, cao
+) Cùng âm cuối /zerơ/, khơng có âm cuối
+) Cùng âm chính là nguyên âm /ɤ/ hơi hẹp, nguyên âm hàng sau, khơng
trịn mơi
+) Cùng âm tiết mở.
+) Hiệp vần với nhau theo mức độ vần thơng.
+) Vị trí hiệp vần là vần chân.
*) Gió hiệp vần với tố:
+) Cùng nhóm thanh trắc, cao.

+) Cùng âm cuối /zerơ/, khơng có âm cuối.
+) Âm chính /ɔ/ (o) và /o/ ( ô) cùng nguyên âm hàng sau, tròn môi nhưng
khác độ mở: /ɔ/ là hơi rộng ; /o/ là hơi hẹp.
+) Cùng âm tiết mở.
+) Hiệp vần với nhau theo mức độ vần thơng.
+) Vị trí hiệp vần là vần chân.

7


Ngữ liệu 3:

“Từ ngày con thơ bé
Đến bây giờ lớn khôn
Tiếng ru hời khe khẽ
Vẫn thấm đượm trong hồn
Qua những ngày nắng cháy
Chân mẹ đã khô cằn
Mùa lũ về nước chảy
Mẹ dãi dầu vai xương.”
( Mẹ! -Huỳnh Minh Nhật)

*) Bé hiệp vần với khẽ :
+) Cùng nhóm thanh trắc, cao
+) Cùng âm cuối /zerơ/, khơng có âm cuối.
+) Cùng âm chính là nguyên âm /ε/ hơi rộng, nguyên âm hàng trước, khơng
trịn mơi.
+) Cùng âm tiết mở.
+) Hiệp vần với nhau theo mức độ vần thơng.
+) Vị trí hiệp vần là vần chân.

*) Khôn hiệp vần với hồn :
+) Cùng nhóm thanh bằng nhưng khơng cùng âm vực: Khơn là thanh
ngang,cao ; còn hồn là thanh huyền, thấp.
+) Cùng âm cuối là phụ âm đầu lưỡi, tắc vang /n/.
+) Cùng âm chính là nguyên âm /o/ hơi hẹp, nguyên âm hàng sau, trịn mơi.
+) Cùng âm tiết hơi đóng.
+) Hiệp vần với nhau theo mức độ vần thơng.
+) Vị trí hiệp vần là vần chân

8


*) Cháy hiệp vần với chảy:
+) Cùng nhóm thanh trắc nhưng khơng cùng âm vực: Cháy là thanh trắc,
cao; cịn chảy là thanh trắc,thấp.
+) Cùng âm cuối là bán âm, vang /i/ .
+) Cùng âm chính là nguyên âm /a/ rộng, ngun âm hàng sau, khơng trịn
mơi.
+) Cùng âm tiết hơi mở
+) Hiệp vần với nhau theo mức độ vần chính.
+) Vị trí hiệp vần là vần chân.
Ngữ liệu 4:

“ Nhấp chén trà thứ nhất
Da thịt bỗng toả hương
Đời thực thành cõi mộng
Trần gian hoá thiên đường
Ta nâng chén thứ hai
Cho đất trời tinh khiết
Tâm ta bừng sáng ra

Biết thêm điều chưa biết.”
( Đầu xuân uống trà cùng bạn – Trần Đăng Khoa)

*) Hương hiệp vần với đường:
+)Cùng nhóm thanh bằng nhưng không cùng âm vực: hương là thanh ngang,
cao; còn đường là thanh huyền, thấp.
+) Cùng âm cuối là phụ âm mặt lưỡi, tắc vang /ŋ/.
+) Cùng âm chính là nguyên âm /ɯɤ/ hơi hẹp, nguyên âm hàng sau, khơng
trịn mơi.
+) Cùng âm tiết hơi đóng.
+) Hiệp vần với nhau theo mức độ vần thơng.
+) Vị trí hiệp vần là vần chân.

9


*)Khiết hiệp vần với biết:
+) Cùng nhóm thanh trắc, cao.
+) Cùng âm cuối là phụ âm đầu lưỡi, tắc vô thanh /t/.
+) Cùng âm chính là nguyên âm /ie/ hẹp, ngun âm hàng trước, khơng trịn
mơi.
+) Cùng âm tiết đóng.
+) Hiệp vần với nhau theo mức độ vần chính.
+) Vị trí hiệp vần là vần chân.

Ngữ liệu 5:

“Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay từ cánh rừng xa
Trăng hồng như quả chín

Lửng lơ lên trước nhà
Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay biển xanh diệu kỳ
Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi.”
( Trăng ơi từ đâu đến?- Trần Đăng Khoa)

*) Xa hiệp vần với nhà :
+) Cùng nhóm thanh bằng nhưng khơng cùng âm vực: xa là thanh ngang,
cao ; còn nhà là thanh huyền, thấp.
+) Cùng âm cuối là /zerô/, không có âm cuối.
+) Cùng âm chính là ngun âm /a/rộng, ngun âm hàng sau, khơng trịn
mơi.
+) Cùng âm tiết mở
+) Hiệp vần với nhau theo mức độ vần thông.
+) Vị trí hiệp vần là vần chân.

10


*) Kỳ hiệp vần với mi:
+) Cùng nhóm thanh bằng nhưng khơng cùng âm vực: Kỳ là thanh huyền,
thấp; cịn mi là thanh ngang, cao.
+) Cùng âm cuối là /zerô/, khơng có âm cuối
+) Cùng âm chính là ngun âm /i/ hẹp, ngun âm hàng trước, khơng trịn
mơi.
+) Cùng âm tiết mở.
+) Hiệp vần với nhau theo mức độ vần thơng.
+) Vị trí hiệp vần là vần chân.


2. Phân loại các kiểu hiệp vần
Trong thơ vần và nhịp là yếu tố quan trọng để thơ tạo ra tính nhạc. Bởi vây các
nhà thơ sáng tác về thể loại thơ năm chữ kuôn ý thức được các cách ngắt nhịp và
hiệp vần trong sản phẩm của mình. Từ khảo sát năm ví dụ về thơ năm chữ ở trên, ta
phan loại được những kiểu hiệp vần như sau:
2.1. Phân loại theo vị trí hiệp vần
Vần đóng vai trị như là sợi dây liên kết các dòng thơ lại với nhau, tạo nên tính
nhạc cho bài thơ. Trong sáng tác thể thơ năm chữ, các nhà thơ luôn sáng tạo biến
đổi vị trí hiệp vần theo những quy luật nhất định của thơ truyền thống. Theo vị trí
hiệp vần trong thơ Việt Nam, ta có hai loại vần: vần chân và vần lưng. Vần chân là
vần mà tiếng được gieo và tiếng hiệp vần đều nằm ở cuối dòng thơ. Vần chân có
tác dụng đánh dấu sự kết thúc dịng thơ và tạo tính liên kết cho các câu thơ.Trong
vần chân được phân theo ba vần chính là vần chéo, vần ơm và vần liền. Vần lưng là
vần mà tiếng hiệp vần nằm giữa dòng thơ.
2.2 Phân loại theo thanh điệu trong hiệp vần
Thanh điệu là đặc trưng ngôn ngữ của âm tiết. Các âm tiết tham gia hiệp vần
ln có hai thanh cùng âm điệu, cùng là thanh bằng hoặc cùng là thanh trắc. Đặc
tính của thanh điệu bao trùm lên toàn bộ âm tiết và thể hiện rõ nhất ở phần vần.
Trong các âm tiết hiệp vần, thơ năm chữ đã phân biệt vần bằng và vần trắc.

11


Vần bằng bao gồm các thanh: bằng cao, bằng thấp, các thanh bằng cao - thấp
hiệp vần với nhau. Thanh bằng cao gồm các thanh ngang (thanh không dấu) hiệp
vần với nhau; Thanh bằng thấp gồm các tiếng có thanh huyền hiệp vần với nhau;
Thanh bằng cao - thấp gồm: các tiếng hiệp vần có thanh ngang và thanh huyền.
Vần trắc bao gồm các thanh: trắc cao, trắc thấp, các thanh trắc cao - thấp hiệp
vần với nhau. Thanh trắc cao gồm các thanh sắc và thanh ngã; Thanh trắc thấp
gồm: các thanh hỏi và thanh nặng; Thanh trắc cao - thấp gồm các tiếng hiệp vần có

thanh trắc cao (thanh ngã, thanh sắc) và trắc thấp (thanh hỏi, thanh nặng).
2.3. Phân loại theo mức độ hòa âm
Theo mức độ hòa âm giữa các âm tiết, thơ 5 chữ được phân thành 3 loại: vần
chính, vần thơng, vần ép.
a) Vần chính
Trong ba loại trên vần chính là loại phổ biến hơn so với hai loại cịn lại.Vần
chính là vần có cùng thanh và âm. Do đó nó yêu cầu hai âm tiết hiệp vần với nhau
phải có sự đồng nhất ở các yếu tố tạo nên sự hòa âm, như:
+) Đồng nhất ở thành phầm âm cuối
+) Đồng nhất ở thành phần âm chính
+) Đồng nhất ở đường nét thanh điệu
b) Vần thơng
Là vần có sự đồng nhất về thanh điệu nhưng có phần âm tương tự nhau. Cụ thể
hơn là:
+) Thanh điệu trong cặp hiệp vần đồng nhất cùng bằng hoặc cùng trắc.
+) Âm cuối trong cặp hiệp vần phải đồng nhất hồn tồn hoặc cùng một nhóm phụ
âm ( phụ âm vang: m,n,ng,ngh hoặc phụ âm tắc: p,t,c,ch).
+) Âm chính trong cặp hiệp vần đồng nhất đặc trưng âm sắc, cùng một hàng hoặc
cùng một độ mở.
c) Vần ép
Vần ép không được phổ biến trong thơ năm chữ. Trong cặp hiệp vần ép, âm
chính khác nhau cả về hàng và độ mở; còn âm cuối hoặc đồng nhất hoặc cùng
nhóm phụ âm.

12


2.4. Phân loại theo thành phần kết thúc.
Theo cách kết thúc của âm tiết trong cặp hiệp vần, ta có thể chia ra các loại vần
như: vần mở, vần hơi mở, vần đóng và vần hơi đóng. Vần trong thơ năm chữ đều

được xây dựng và hình thành trên cơ sở cấu tạo vần trong âm tiết. Điểm đặc trưng
của các loại vần này là thành phần âm cuối của cặp hiệp vần.
Các tiếng hiệp vần trong thơ năm chữ bao giờ cũng thuộc đồng nhất một loại âm
tiết, như:
+) Các tiếng hiệp vần đều khơng có âm cuối, tức là cùng nhóm âm tiết mở
+) Các tiếng hiệp vần đều có âm cuối giống nhau
+) Các tiếng hiệp vần có phụ âm cuối khác nhau nhưng cùng một nhóm: nhóm tắc
vơ thanh hoặc nhóm tắc mũi.
+) Các tiếng hiệp vần đều có âm cuối là bán âm.
Như vậy, qua việc khảo sát về năm bài thơ thể loại thơ năm chữ, ta có thể rút ra
được các kiểu hiệp vần như trên. Theo tiến trình phát triển của thể thơ năm chữ,
các nhà thơ luôn ý thức về việc hiệp vần trong sáng tác của mình như thế nào để
phù hợp. Qua đó ta thấy rằng, các kiểu hiệp vần trong thể thơ năm chữ được thể
hiện đặc trưng nhất qua các yếu tố tham gia vào quá trình hiệp vần bao gồm thanh
điệu, âm chính, âm cuối và vị trí hiệp vần.

III ) Nhận xét về nguyên tắc hiệp vần trong thơ năm chữ
Hiệp vần được hiểu theo cách truyền thống chính là cách lặp lại phần vần của
các âm tiết trong câu thơ nhằm tạo ra nhạc điệu và tăng sức biểu đạt cho câu thơ,
phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định. Qua việc phân loại âm tiết và khảo
sát về các cách hiệp vần trong thơ năm chữ, chúng ta thấy được vần thơ trong
những sáng tác năm chữ theo tiến trình của thời gian vừa mang tính đa dạng vừa
mang tính chặt chẽ theo những nguyên tắc truyền thống. Dù các tác phẩm năm chữ
ngày nay đều có sự biến đổi nhưng vẫn tuân thủ theo những quy tắc hiệp vần
truyền thống đảm bảo sự hòa âm ở các yếu tố thanh điệu, âm chính, âm cuối và vị
trí tham gia hiệp vần. Từ đó, ta rút ra được các quy tắc hiệp vần trong thơ năm chữ
như sau:

13



- Nguyên tắc về thanh điệu : Các âm tiết tham gia hiệp vần phải có hai thanh cùng
âm điệu, hoặc cùng bằng hoặc cùng trắc. Thanh điệu luôn gắn liền với âm tiết. Vì
vậy, các yếu tố trong âm tiết tham gia hiệp vần có thể đồng nhất nhưng nếu thanh
điệu không được tuân thủ theo quy tắc trên sẽ gây ra sự gián đoạn về mặt hịa âm,
khơng tạo nên nhịp điệu cho bài thơ.
- Nguyên tắc về âm cuối : Có sự đồng nhất các âm cuối ( cùng phụ âm, bán âm
hoặc âm zerơ) ; có sự đồng nhất về nhóm đặc trưng tắc miệng hoặc tắc mũi. Âm
cuối khác nhau tạo nên các loại âm tiết khác nhau như âm tiết khép, nửa khép, nửa
mở và mở. Vì thế, âm cuối phải được tổ chức một cách chặt chẽ theo nguyên tắc
hiệp vần để đảm bảo sự hịa âm.
- Ngun tắc về âm chính : Âm chính là thành phần quyết định âm sắc của âm
tiết. Hai nguyên âm làm âm chính trong hiệp vần của thơ năm chữ phải có âm
chính giống nhau ; hoặc đồng nhất đặc trưng âm sắc ( cùng bổng- hàng trước trước
hoặc cùng trầm- hàng sau trịn mơi hoặc cùng trầm vừa- hàng sau khơng trịn mơi) ;
hoặc đồng nhất vờ bậc âm lượng, độ mở. Quy luật phân bố âm chính như trên phối
hợp với quy luật phân bố thanh điệu và âm cuối sẽ tạo nên sự hịa phối âm thanh
cho các âm tiết hiệp vần. Đó là cơ sở để tạo nên vần chính và vần thông.
- Nếu một trong các yếu tố tham gia hiệp vần lỏng lẻo, khơng theo quy luật định
sẵn thì các yếu tố còn lại phải tuân thủ chặt chẽ với nhau, đảm bảo sự hịa âm, như:
+) Nếu âm chính của các tiếng tham gia hiệp vần không cùng âm sắc hoặc khơng
cùng âm lượng thì yếu tố thanh điệu và âm cuối phải đồng nhất hoàn toàn.
+) Nếu hai âm tiết hiệp vần có sự đồng nhất ở phần đoạn tính, kể cả âm đầu thì yếu
tố thanh điệu phải có sự khác biệt để tránh sự lặp từ.
Từ những nghiên cứu trên, ta thấy rằng theo tiến trình phát triển của thể loại thơ
năm chữ nói riêng và thể thơ nói chung, các vần thơ hiện nay có sự biến đổi khá
lớn so với những quy luật về vần thơ truyền thống. Tuy nhiên sự biến đổi đấy
không làm mất đi tính chặt chẽ trong chức năng hịa âm của bài thơ mà nó giúp cho
các vần thơ trở nên sinh động, đa dạng hơi. Dù vậy, các nguyên tắc hiệp vần trong


14


thơ ít nhiều vẫn được tuân thủ đúng đắn và có giá trị vơ cùng quan trọng trong thể
thơ năm chữ. Bằng việc tuân thủ các nguyên tắc hiệp vần như vậy đã xây dựng
được một cấu trúc chặt chẽ giữa các vần thơ với nhau,tạo ra được sự hòa âm và
nhạc điệu cho tồn bài thơ, góp phần thể hiện giá trị nội dung và tính biểu cảm cho
tồn bài thơ.

III ) KẾT LUẬN
Thơ ca cũng như âm nhạc, đều là những bộ môn nghệ thuật thời gian liên quan
đến nhịp điệu. Và hễ nói đến nghệ thuật là nói đến những nguyên tắc, quy luật bởi
nghệ thuật được sinh ra là do tư duy cấu trúc hình thành. Các nhà thơ xưa và nay
luôn ý thức rõ ràng các nguyên tắc trong luật thơ để có thể sáng tác ra những vần
thơ đẹp đẽ, mượt mà,uyển chuyển, gây say đắm lòng người bao thế hệ. Thể thơ
năm chữ là một thể thơ tưởng chừng như đơn giản nhưng nó ln có sức cuốn hút
mạnh mẽ đối với bạn đọc. Tạo nên nét đẹp cho thể thơ năm chữ không thể không
nhắc tới những nguyên tắc hiệp vần về ngữ âm đầy nhịp nhàng nhưng cũng không
kém phần chặt chẽ. Một bài thơ tuân thủ các nguyên tắc hiệp vần đầy đủ về các yếu
tố thanh điệu, âm chính, âm cuối,.. sẽ khiến cho tồn bài thơ có sự kết dính với
nhau, tạo sự hịa âm, tính nhạc điệu giàu thẩm mĩ, giúp ích trong việc thể hiện giá
trị nội dung và biểu cảm của tồn bài thơ. Thơng qua việc khảo sát và phân loại
một số bài thơ năm chữ kết hợp với những kiến thức lí thuyết về thơ năm chữ, vần
thơ,hiệp vần, hòa âm, ... đã giúp ta đi sâu vào nghiên cứu những nguyên tắc hiệp
vần và giá trị lớn lao của nó trong thơ năm chữ nói riêng và thể loại thơ ca nói
chung.
Nghiên cứu và phân loại về đề tài các nguyên tắc hiệp vần trong thơ năm chữ
cũng chính là nghiên cứu về nhưng nét đẹp của ngôn ngữ dân tộc, của thể loại văn
học truyền thống. Do đó hiểu rõ về những nguyên tắc hiệp vần trong thơ cũng
chính là một cách tốt nhất góp phần duy trì và bảo vệ những giá trị văn hóa của dân

tộc Việt Nam .

15


Tài liệu tham khảo
Bùi Minh Toán, Đặng Thị Lanh, Tiếng Việt đại cương- Ngữ âm, Nxb. Đại học sư
phạm.
Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức (2007) , Thơ ca Việt Nam, Nxb. Văn học.
Nguyễn Phan Cảnh (2001), Ngôn ngữ thơ, Nxb. Văn hóa thơng tin, Hà Nội.
Trần Đăng Khoa ( 2015). Trần Đăng Khoa- Tuyển thơ, Nxb. Văn học
Nguyễn Thiện Giáp ( 2018), Từ Và Từ Vựng Học Tiếng Việt,Nxb. Đại học quốc gia
Hà Nội.
Mai Ngọc Chừ,Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến,Cơ sở ngôn ngữ học và Tiếng
Việt, Nxb. Giáo dục.



×