TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA NGỮ VĂN
BÀI TẬP LỚN
MƠN HỌC: Khuynh hướng văn học và loại hình tác giả
Văn học trung đại Việt Nam
TÊN CHỦ ĐỀ: 3
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hà Trang
Lớp: A8K70
Mã sinh viên: 705601420
Hà Nội, tháng 12 năm 2021
Mục lục
Mở đầu ...................................................................................................................... 1
1. Ý nghĩa chủ đề.......................................................................................................... 1
2 Nhiệm vụ của chủ đề................................................................................................ 2
Giải quyết vấn đề ................................................................................................
2
Chương I: Sự giao thoa cảm hứng thiên nhiên – tôn giáo trong “Lạng Châu vãn
cảnh” và “Vãn lập”...................................................................................................... 2
1. Cảm hứng tôn giáo và cảm hứng thiên nhiên ........................................................ 2
1.1 Cảm hứng tôn giáo ............................................................................................... 2
1.2 Cảm hứng thiên nhiên........................................................................................... 3
2. Sự giao thoa giữa cảm hứng tôn giáo và cảm hứng thiên nhiên trong “Lạng Châu
vãn cảnh” của Trần Nhân Tông và “ Vãn Lập” của Nguyễn Trãi.............................. 3
2.1 Trong “Lạng Châu vãn cảnh” của Trần Nhân Tông............................................. 3
2.2 Trong “ Vãn Lập”của Nguyễn Trãi .................................................................... 7
3. Liên hệ đến đặc điểm loại hình của hai tác giả....................................................... 9
3.1 Đặc điểm loại hình tác giả của Trần Nhân Tơng.................................................. 9
3.2 Đặc điểm loại hình tác giả của Nguyễn Trãi ....................................................... 10
Chương II: Trình bày tiền đề hình thành cảm hứng nhân đạo trong văn học trung đại
Việt Nam.................................................................................................................... 11
1. Khái niệm cảm hứng nhân đạo.............................................................................. 11
2. Tiền đề hình thành cảm hứng nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam......... 11
Kết luận .................................................................................................. 12
I) MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa chủ đề
“Văn học với vai trò tự thân là phản ánh đời sống, phản ánh xã hội đã ghi lại một
cách trung thành, đầy đủ và đa dạng những biểu hiện tình cảm, những nét đẹp trong
đời sống của người dân”.Văn học trung đại luôn là mảnh đất còn nhiều vấn đề để khai
thác và tìm hiểu với rất nhiều các tác gia, tác phẩm chưa được đào sâu. Mỗi người
nghệ sĩ đều gửi gắm trong những tác phẩm của mình những cảm quan, tư tưởng về
các khía cạnh đời sống, nghệ thuật được thể hiện qua những hình tượng cụ thể. “Nền
văn học trong xã hội phong kiến trung đại được coi là một bộ phận trong đời sống văn
hoá tinh thần của thời ấy, nó cũng chịu sự chi phối của văn hố, tư tưởng và tín
ngưỡng của cả dân tộc trong chế độ phong kiến”. Đặc biệt giai đoạn thế kỷ XIII- XV
được xem là một chặng đường với nhiều thay đổi về lịch sử, văn hóa và cả văn
học.Văn học thời kì này được xem là giai đoạn phát triển mạnh mẽ, rực rỡ trong thời
kỳ hưng thịnh bậc nhất của văn học trung đại Việt Nam. Trong dòng văn học ấy, nổi
bật lên và không thể không nhắc đến những áng văn chương độc đáo, tuyệt đẹp của
vua Trần Nhân Tơng và danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi. Hai tác gia lớn có cơng lao
về cả mặt chính trị, văn hóa và văn học dường như làm lu mờ các tác gia khác của
thời đại.”
“Trong chặng đường lịch sử dân tộc, thời thịnh Trần được đánh giá là thời đại
chói lọi nhất của cả dân tộc Việt Nam. Đó là thời đại cả dân tộc ta “tướng sĩ một lòng
phụ tử”, sơi sục hào khí “sát Thát” làm nên ba lần chiến thắng Nguyên – Mông vang
dội. Thời đại ấy nổi lên là thời của những con người anh hùng của dân tộc. Họ có
nhân cách sáng ngời, có tài năng xuất chúng như Trần Thái Tông, , Trần Nhân Tơng,
Trần Quang Khải, Huyền Quang,… Trong đó, Trần Nhân Tơng nổi bật lên là một
nhân vật kiệt xuất, tài ba có cơng sức lớn trong cả lịch sử lẫn nền văn học Việt
Nam.Trần Nhân Tông trước hết được biết đến là một vị vua tài ba, một nhà thiền sư
khoan hòa nhân ái và yêu thương dân hết mực. Nhưng khơng những thế ơng cịn là
một nhà thơ vơ cùng xuất sắc với những tác phẩm có giá trị. Thơ Trần Nhân Tơng cịn
lại khơng nhiều, nhưng những“viên ngọc” hiếm hoi, quí giá ấy theo thời gian vẫn tỏa
lên những ánh sáng lung linh khác thường.”
Và nhắc đến nền văn học Trung đại Việt Nam, ta cũng không thể bỏ qua tác giả
Nguyễn Trãi- người được xem là ngôi sao khuê rực sáng trên văn đàn Việt Nam, là
người khai sinh ra nền văn chương quốc âm của nước Việt.Ông là một người có tài
nhưng sinh ra trong một thời đại đất nước đầy biến động. Tài năng của Nguyễn Trãi
vẫn ngời sáng và được nhiều người cảm phục. Đọc những vần thơ của Nguyễn Trãi
mà ta như có thể nhìn thấy những khía cạnh trong tâm hồn ơng. Tâm hồn nặng lòng
với việc nước và tâm hồn yêu mến thiên nhiên tạo nên một hồn thơ rất riêng của
1
Nguyễn Trãi. Xuất thân từ truyền thống Nho học nhưng trong tư tưởng và các sáng
tác của ơng đều có sự hòa quyện chặt chẽ của Phật giáo, Nho giáo và đạo giáo.
Ở cả hai tác giả Trần Nhân Tông và Nguyễn Trãi đều có rất nhiều điểm chung về triết
lí và cảm quan nghệ thuật, đặc biệt là cảm quan về thiên nhiên và tôn giáo. Cảm hứng
tôn giáo và cảm hứng thiên nhiên đi sâu và thấm đượm hầu như toàn bộ các tác phẩm
của hai thi nhân. Dường như đằng sau các hình ảnh thiên nhiên với mn hình mn
vẻ, các nhà thơ ln gửi gắm những tư tưởng, triết lí tơn giáo sâu cay, hướng đến một
cuộc sống tốt đẹp hơn. Để làm rõ những nét văn phong cũng như sự giao thoa giữa
cảm hứng tôn giáo và cảm hứng thiên nhiên, tôi xin đi vào phân tích trong hai tác
phẩm “Lạng Châu vãn cảnh” của Trần Nhân Tông và “Vãn lập” của Nguyễn Trãi.
2. Nhiệm vụ của chủ đề
- Làm rõ được sự giao thoa giữa cảm hứng thiên nhiên – tôn giáo trong “Lạng Châu
vãn cảnh” của Trần Nhân Tông và “Vãn lập” của Nguyễn Trãi.
- Chỉ ra được đặc điểm loại hình của hai tác giả.
- Nghiên cứu, làm rõ được tiền đề hình thành cảm hứng nhân đạo trong văn học trung
đại Việt Nam.
II) GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Chương I: Sự giao thoa cảm hứng thiên nhiên – tôn giáo trong “Lạng
Châu vãn cảnh” và “Vãn lập”.
1. Cảm hứng tôn giáo và cảm hứng thiên nhiên
1.1 Cảm hứng tơn giáo
“Khi nói tới cảm hứng tơn giáo chính là đang chỉ cái hứng thú mãnh liệt ở người
nghệ sĩ hướng về tôn giáo. Cảm hứng tơn giáo chính là hướng tới tơn giáo như một
nền tảng chi phối thế giới nghệ thuật trong công trình mà người nghệ sĩ dày cơng tạo
dựng. Cảm hứng tôn giáo được hiểu là một trong những nguồn cảm hứng lớn của
sáng tạo nghệ thuật, trong đó chủ thể nghệ sĩ tiếp cận thực tại bằng điểm nhìn tâm linh
và bình diện tơn giáo của thực tại chiếm trọn suy cảm của nghệ sĩ. Cảm hứng tôn giáo
lấy các vấn đề tơn giáo làm điểm đến nhưng cái đích vươn tới không phải đơn thuần
là soi sáng thế giới tâm linh mà quan trọng hơn là đi sâu vào thế giới ấy để giúp con
2
người nhìn nhận lại cuộc sống, khẳng định lại chính mình. Có thể nói, khi tơn giáo là
nguồn cảm hứng say mê và nung nấu tâm can của người nghệ sĩ thì đó sẽ là ngọn lửa,
là kim chỉ nam để người nghệ sĩ có thể chạm tới những điều mà lớp màn hiện thực
khó phân giải, để thế giới ấy được tái hiện sinh động hơn, đặc sắc hơn. Trong thi
phẩm, cảm hứng tôn giáo lắng sâu trong từng ngơn ngữ, giọng điệu, thấm đượm trong
hình tượng, giống như là cách mà người nghệ sĩ đối thoại với chính mình và với thế
giới.”
1.2 Cảm hứng thiên nhiên
“Cảm hứng thiên nhiên có thể hiểu một cách đơn giản đó là trạng thái cảm xúc của
thi nhân được đẩy lên đến mức cao độ khi đứng trước khung cảnh thiên nhiên. Ở giây
phút đó, tồn tại một niềm tin yêu, say mê một cách tột đỉnh đến mức thi nhân sinh tình
mà “xuất khẩu thành thơ”. Giữa thiên nhiên và con người bao giờ cũng có mối quan
hệ tương giao. Thời trung đại, con người sống dựa nhiều vào tự nhiên, khai thác tự
nhiên, vì thế thiên nhiên và con người ln có sự tương hợp, gắn bó máu thịt. Đặc biệt
với cảm thức thời trung đại, con người đã xem mình là một tiểu vũ trụ trong đại vũ
trụ, xem mình là một phần của vũ trụ thiên nhiên. Chính quan niệm ấy đã tạo nên cảm
hứng thiên nhiên trong văn học Trung đại Việt Nam. Thi nhân xưa coi thiên nhiên
như một tri âm tri kỉ, một phương tiện để gửi gắm nỗi niềm tâm tư hay cả những triết
lí, tư tưởng đạo đức để giáo huấn người đời.”
2. Sự giao thoa giữa cảm hứng tôn giáo và cảm hứng thiên nhiên trong “Lạng
Châu vãn cảnh” của Trần Nhân Tông và “ Vãn Lập” của Nguyễn Trãi
2.1 Trong “Lạng Châu vãn cảnh” của Trần Thái Tông
“Cổ tự thê lương thu ái ngoại
Ngư thuyền tiêu sắt mộ chung sơ.
Thuỷ minh, sơn tĩnh, bạch âu quá,
Phong định, vân nhàn, hồng thụ sơ.”
Dịch nghĩa:
“ Cảnh chiều ở Châu Lạng
Ngôi chùa cổ lạnh lẽo sau lớp khói mùa thu,
Thuyền câu hiu quạnh, chng chiều bắt đầu điểm.
Nước trong, núi lặng, chim âu trắng bay qua,
Gió im, mây nhởn nhơ, cây lơ thơ lá đỏ.”
Đến với bài thơ “Lạng Châu vãn cảnh” của nhà thơ Trần Nhân Tông, ta sẽ được đi
sâu và thấm nhuần trong sự hòa quyện giữa khuynh hướng thiên nhiên và khuynh
3
hướng tơn giáo đầy hài hịa. Thơ Trần Nhân Tơng được viết bằng một thứ ngôn ngữ
giản dị, trong sáng, súc tích. Mỗi bài thơ của ơng đều như một bức tranh thuỷ mặc
chấm phá, khơng có những cảnh náo nhiệt, những gam màu chói sáng mà được vẽ
bằng những gam màu nhạt, nhưng trong sáng. Bài thơ “Lạng Châu vãn cảnh” là một
trong những áng thơ đặc sắc trong sự nghiệp văn chương của ông. Tác phẩm là một
thanh âm trong trẻo với những hình ảnh quen thuộc nơi làng quê, mang một nét đẹp
đầy u tịch, mong manh diệu vợi của buổi chiều thu Lạng Châu.
“Thiên nhiên là một hình tượng nổi bật trong các tác phẩm văn học. Tuy nhiên
trong từng thời đại, hình tượng thiên nhiên lại biểu thị một đặc điểm riêng, mang giá
trị riêng. Đối với người trung đại, khơng gian có một giá trị riêng biệt gắn liền với
cảm thức của họ. Không gian thiên nhiên- Không gian nghệ thuật chứa đựng một giá
trị tình cảm, do thế nó được tổ chức theo quan niệm riêng của tác giả, hồn tồn
khơng giống với trật tự của khơng gian bên ngồi. Thiên nhiên trong thơ ca đời Trần
đặc biệt có những nét đẹp rất riêng. Đến văn học trung đại chính là đến với nền văn
học với hiện tượng “tam giáo đồng nguyên” (Nho – Phật – Đạo), khiến cho thơ văn
thời trung đại thấm đẫm tinh thần tơn giáo. Trong thời kì văn học trung đại, thơ ca Lý
–Trần luôn được nhắc đến như một sự thăng hoa của tinh thần Phật giáo. Vào thời đại
này, thiên nhiên trở thành biểu tượng, trở thành phương tiện truyền tải những giáo lý,
tư tưởng của Phật giáo, càng về sau thì nó lại trở thành “đối tượng thẩm mĩ đích thực”
của thơ ca thời Trần. Đặc biệt, trong thơ “Lạng Châu vãn cảnh”, Nhà thơ không đi sâu
vào miêu tả chi tiết cảnh vật mà chỉ miêu tả thần thái của nó thơng qua những nét
phác họa đơn sơ, mộc mạc. Trong Phật giáo, con người Thiền cảm nhận thiên nhiên
bằng một tâm thế an nhàn, tĩnh tại bởi họ cho rằng bản thể của vũ trụ là trống không
khi tâm đạt tới độ tĩnh tại tuyệt đối, tâm trong suốt vắng lặng thì có thể hòa nhập vào
bản thể của vũ trụ vạn vật.” Vẫn là thiên nhiên mùa thu như bao bức tranh thiên nhiên
khác, nhưng dưới góc nhìn của một thiền sư, thiên nhiêng vừa là nó vừa mang tính
biểu tượng cho triết lí Thiền đậm đà. Trước hết, hình ảnh khơng gian thiên nhiên xuất
hiện với vẻ bao la nhưng trong trẻo đến lạ thường.
Một bức tranh chiều thu hiện lên thật đẹp:
“Cổ tự thê lương thu ái ngoại”
Mùa thu, mùa của những cảm xúc dạt dào, bất tận. Hiện lên giữa bài thơ là khơng
gian trong trẻo, khống đạt và lặng lẽ. Đây chính là khơng gian nghệ thuật đặc trưng
của thơ mang ý vị Thiền. Cảnh thoáng, nhẹ, khiến tâm hồn con người như cũng lâng
lâng.Chiều tàn luôn gợi cho con người sự cô độc và lặng lẽ. Trong cái khoảnh khắc
chậm trôi của vũ trụ, khung cảnh đều tốt lên vẻ u tịch, huyền bí. Nó cũng là thời
điểm người ta dễ dàng bộc bạch những cảm khái trong con người mình, là lúc tâm
hồn ta đồng điệu với thiên nhiên.“ Khói mùa thu” ở đây chắc hẳn là sương thu. Cái
4
bảng lảng của sương thu khiến lòng người trỗi lên nỗi niềm man mác, bơ vơ. Trong
bóng chiều thu, ngơi chùa cổ hiện lên với dáng vẻ tịch mịch, đầy hư ảo. Cảnh có chút
trầm buồn, cổ kính. Theo Phật giáo, không gian và thời gian như lúc này là thời điểm
thích hợp nhất để bừng ngộ trí tuệ. Tác giả không miêu tả rõ nét về ngôi chùa cổ,
không miêu tả cảnh trong chùa, ngoài chùa như thế nào, không nhắc tới đời sống các
sư thầy, không một tiếng động của chng chùa hay tiếng gõ mõ, khơng hương
khói,... Tất cả đều gợi lên một nét tĩnh lặng, cô quạnh. Lúc này đây , thi nhân đang
cảm nhận thiên nhiên bằng tâm hồn tĩnh tại, an nhiên.
Giữa cái tĩnh lặng, u tịch của không gian thiên nhiên, cảnh vật hiện lên cũng
nhuốm màu tâm trạng:
“ Ngư thuyền tiêu sắt mộ chung sơ.”
Chiếc thuyền như đang ngủ say và bỏ qn hoạt động của chính nó. Có thuyền nhưng
khơng có cá, khơng có câu và khơng có người. Bài thơ là cả một khơng gian thống
đãng, rộng lớn, khiến con thuyền trở nên nhỏ bé, lẻ loi, đầy tĩnh lặng giữa không gian
ấy. Ta tự hỏi cái tĩnh ấy trong thơ Trần Nhân Tông là ở đâu ra, phải chăng là ở tự tâm
hồn của người thi sĩ vốn đã tĩnh rồi nên thiên nhiên trong mắt ông luôn tĩnh tại trước
mọi biến chuyển của thời cuộc. Trong bức tranh chiều thu lảng bảng đầy sầu niệm,
vọng lên tiếng chuông chùa xa thẳm. Nhà thơ đã sử dụng bút pháp nghệ thuật lấy
động tả tĩnh đặc trưng của thơ cổ. Một tiếng chùa chiều vang lên nhưng không phá vỡ
được cái tĩnh lặng của cảnh vật nơi đây mà nó dường như rơi thẳm vào bức tranh
chiều thu, khiến cho cảnh vật càng trở nên tịnh mịch. Thanh âm duy nhất của của bức
tranh thiên nhiên nơi đây đóng vai trò là cái nền để làm bật lên cái tĩnh của không
gian, tạo dư âm trong tâm hồn của người đọc thơ. Theo Phật giáo Thiền Tông, cái đẹp
của thiên nhiên được tạo dựng bởi triết lí vơ ngơn: Tĩnh vô cùng mà lại động vô cùng.
Trần Nhân Tông đã mang triết lí ấy truyền vào chính tác phẩm của mình.
Mặc dù là một Thiền nhân, ảnh hưởng bởi cảm quan Mĩ Thiền nhưng khác với hình
ảnh thơ của các Thiền sư khác, cảm hứng thiên nhiên trong thơ của Trần Thái Tơng
hịa quyện, giao thoa, cân bằng với cảm hứng Thiền tơng, với những triết lí Phật giáo
mà ơng gửi gắm trong tác phẩm của mình. Thiên nhiên trong “ Lạng Châu vãn cảnh”
hữu tình, đầy thơ mộng, mang vẻ đẹp vốn dĩ của nó mà khơng bị lấn át bởi các triết lí
Phật giáo:
“Thuỷ minh, sơn tĩnh, bạch âu quá,
Phong định, vân nhàn, hồng thụ sơ.”
5
Lúc này đây, nhà thơ đã thực sự trải lòng mình với cảnh núi cao, sơng dài, với chim
âu trắng, mây lững lờ,... Ơng khơng khắc họa những đường nét cảnh vật rõ ràng, rực
rỡ, cầu kì mà chỉ tập trung vào những hình ảnh đơn giản, nhẹ nhàng và thân thuộc.
Một khơng gian có nước, có núi, có chim, có mây.. hết sức rộng lớn nhưng cảnh vật
lại tốt lên sự lẻ loi, tĩnh lặng. Trần Nhân Tông tiếp tục sử dụng bút pháp đặc trưng
lấy động tả tĩnh hết sức tài tình. Bức tranh thiên nhiên lúc chiều thu hiện lên có sự
chuyển động của “chim âu trắng bay qua”, của “mây nhởn nhơ” nhưng nó chỉ làm nổi
bật cả bầu trời rộng lớn mà đầy tĩnh mịch, lặng lẽ. Hẳn thi nhân phải có một tâm hồn
tinh tế và nhạy cảm trước bước đi của cảnh vật mới có thể nhìn gió- vốn bản thân nó
đã là một chuyển động lại có thể “ định”; nhìn mây mà có cảm giác như nó đang lảng
bảng, “nhàn trơi”;... Thiên nhiên và con người như hòa lại làm một. Thiên nhiên thì
hữu tình, con người lại hữu ý.Trần Nhân Tơng nhìn thiên nhiên khơng dừng lại ở vẻ
đẹp bên ngồi mà cịn nhìn xun vào cái vẻ đẹp ẩn chứa bên trong của cảnh vật. Thi
nhân như thể xóa bỏ cái ranh giới mỏng manh giữa người và cảnh, xóa bỏ sự phân
biệt giữa ngoại cảnh và tâm cảnh. Mỗi một cảnh vật của thiên nhiên đều có thể làm
cho tâm hồn của người thi nhân say mê đến vơ cùng. Khơng gian thiên nhiên là một
nơi ẩn mình lý tưởng của nhiều bậc trí thức thời trung đại. Chốn quan trường lao xao,
nhiều tranh chấp, nên họ thường tìm về thiên nhiên, giãi bày nỗi lịng, để giữ tinh thần
luôn được thanh tịnh.
Chỉ với hai câu thơ, tác giả đã thể hiện được sự giao thoa, hòa quyện giữa cảm
hứng thiên nhiên và cảm hứng tôn giáo tạo nên nét đẹp vô cùng đặc sắc. Trên cái nền
thơ với những hình ảnh thiên nhiên mềm mại, tinh tế,chúng ta có thể dễ dàng nhận ra
những hình ảnh đó là những biểu tượng của lẽ Thiền, chất triết lí đậm đà. Nó thể hiện
khuynh hướng cảm hứng tơn giáo đặc sắc trong thơ Trần Nhân Tông. Không gian
nghệ thuật- không gian thiên nhiên của “ Lạng Châu vãn cảnh” là khơng gian mang
nét đặc trưng của lẽ Thiền. Đó là khơng gian rộng lớn, thống đãng và tĩnh lặng. Các
hình ảnh thiên nhiên trong thơ diễn tả sự mênh mơng vơ tận của khơng gian- đó là cái
“Khơng” trong lẽ thiền. Thiên nhiên, con người và ý vị của triết lí Thiền hịa lại với
nhau làm một. Khung cảnh thiên nhiên ở đây đã hữu hình hóa những phạm trù đôngtĩnh, hữu-vô của Phật giáo như những phạm trù thẩm mĩ, tạo nên bức tranh thiên
nhiên chiều thu mang ý vị Thiền học.
Các khuynh hướng cảm hứng trong bài thơ được giao thoa, hòa nhập tạo nên một
nét đẹp đẹp riêng biệt cho hồn thơ Trần Nhân Tông. Cảm hứng thiên nhiên và cảm
hứng tơn giáo hịa quyện, hỗ trợ chỉ vỏn vẹn trong 4 câu thơ. Nhìn vào bức tranh thiên
nhiên với những ý thơ giản dị, hình ảnh ước lệ quen thuộc mà người đọc có thể thấy
được những cảm quan tôn giáo; và ngược lại, tư tưởng, triết lí về Phật giáo được luận
giải, phản ánh qua những hình ảnh thiên nhiên. Thi nhân tiếp xúc thiên nhiên ngoại
cảnh với nhiều cảm xúc, phong phú, đa dạng từ tâm trạng bình lắng trước cảnh thiên
nhiên cơ tịch, xa vắng, đến những quan niệm Phậ giáo rất đỗi nhẹ nhàng.
6
Cũng như bao nhà văn nhà thơ xuất sắc của đất cổ Kinh Bắc, Trần Nhân Tông
không chỉ là niềm tự hào của nền văn học một vùng miền mà còn là niềm tự hào cho
văn chương của cả một dân tộc.
2. Trong “ Vãn Lập” của Nguyễn Trãi.
“Trường thiên mạc mạc thuỷ du du,
Hoàng lạc sơn hà thuộc mộ thu.
Tiện sát sa biên song bạch điểu,
Nhân gian lụy bất đáo Thương Châu.”
Dịch nghĩa:
“Buổi chiều đứng trông
Trời rộng bao la, nước mênh mông,
Lá vàng rụng phủ núi sông, đã vào cuối thu.
Lịng thèm được như đơi chim trắng bên bãi cát,
Cái lụy nhân gian chẳng đến nơi ở của bậc ẩn sĩ.”
Ta tiếp tuc bắt gặp sự giao thoa, hòa quyện nhuần nhuyễn của hai khuynh hướng
cảm hứng thiên nhiên và cảm hứng tôn giáo ở bài thơ “ Vãn Lập” của Nguyễn Trãi.
Vẫn là bức tranh chiều thu nhưng thu ở “ Vãn Lập” lại mang nét buồn khác với chiều
thu trong “ Lạng Châu vãn cảnh”. Thiên nhiên trong những vần thơ đã phản ánh
những khía cạnh khác nhau trong tâm hồn ông. Vốn là một nhà nho, nhưng đặt trong
hồn cảnh thời đại, ơng sống trong một thời kì q độ, nên tư tưởng của ơng chịu sự
ảnh hưởng Tam giáo đồng nguyên thời Lý- Trần. Chính vì vậy mà thiên nhiên trong
thơ ca Nguyễn Trãi cũng mang những nét triết lí, tư tưởng Tam giáo.
Thiên nhiên dưới con mắt của Nguyễn Trãi luôn được cảm nhận với tâm hồn rộng
mở, đầy nhạy cảm trước bước đi của vũ trụ. Không gian trong “ Vãn Lập” hiện lên
với vẻ đẹp thống đãng, rộng lớn. Các tính từ đặc tả “bao la”, “mênh mông” khiến
cho khung cảnh mở rộng theo nhiều chiều kích. Cũng như chiều thu trong “ Lạng
Châu vãn cảnh”, không gian lúc này là không gian đặc trưng của Thiền tông. Không
gian bao la,vô tận tạo nên cảm giác về sự trống rỗng, “hư không”- Cái “Không” trong
lẽ Thiền. Vạn vật dưới con mắt Thiền ln được nhìn với vẻ đẹp khống đạt, hồnh
tráng. Chiều mùa thu giữa núi sơng mang vẻ thống, nhẹ mà tĩnh lặng. Dường như
trong thơ trung đại, đứng dưới cảnh chiều tà thường gợi cho tâm hồn thi nhân những
cảm khái về thời cuộc và giác ngộ những triết lí nhân sinh.Không gian thiên nhiên
7
trong thư Nguyễn Trãi khơng những có trời, có núi, có sơng,.. mà cịn có cả “ lá vàng
rụng”.
“Hồng lạc sơn hà thuộc mộ thu”
Hình ảnh lá vàng như một nét chấm phá làm nên chất tình thu trong thơ. Xưa nay, lá
vàng luôn được coi là biểu tượng của mùa thu, của sự tàn phai, chia lìa. Mùa thu như
được định mệnh gắn kết nó với nét buồn, sầu muộn. Lá vàng rụng nhuộm vàng cả
dịng sơng. Thiên nhiên thật sự đã vào cuối thu.
Trên cái nền thơ với những hình ảnh thiên nhiên mềm mại, tinh tế đến vậy, chúng
ta có thể dễ dàng nhận ra những hình ảnh đó là những biểu tượng của lẽ Thiền, chất
triết lí đậm đà. Nó thể hiện khuynh hướng cảm hứng tôn giáo đặc sắc trong thơ
Nguyễn Trãi. Đặt trong bối cảnh sáng tác của bài thơ, vào thế kỷ XV, tư tưởng Nho
giáo đang trên đà được độc tôn. Ý thức văn học Phật giáo và Lão Trang vẫn còn tồn
tại nhưng được đồng hóa vào ý thức Nho giáo với những nét tích cực. Và đến với
“Vãn Lập”, người đọc đã bắt gặp được hình ảnh thiên nhiên vẫn còn mang ý nghĩa
biểu trưng cho triết lý nhà Phật, tư tưởng Đạo giáo, mở ra một bức tranh tôn giáo
được kết hợp đầy nhịp nhàng giữa Phật giáo và Đạo giáo trong bài thơ.
Lá thu ở đây được nhà thơ miêu tả trong trạng thái “rụng”. Nhìn lá rụng mà dường
như Nguyễn Trãi đã thấu rõ những hệ lụy nhân sinh trong cõi đời, cõi vô thường.
Ngay trong những vần thơ miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên chiều thu của Nguyễn Trãi, ta
đã thấy rất rõ sự giao thoa của cảm hứng tơn giáo trong hình ảnh lá rụng. Lá rụng cuối
thu ở đây phải chăng là hình ảnh của cuộc đời con người. Theo Phật giáo, cuộc đời
con người là vô thường, "mạng sống con người rất mong manh, chỉ trong một hơi thở,
thở ra mà không thở vào là kết thúc kiếp người". Những chiếc lá rụng cũng như cuộc
đời mỗi con người lữ thứ trên thế gian này.“Một đời lá mỏng manh,chóng tàn”.Mới
ngày nào cịn xanh tươi nay đã phủ kín cả một dịng sơng. Con người cũng vậy, có
khởi sinh thì cũng có lúc sẽ phải rời đi, trở về với cội nguồn vũ trụ.
Cũng như đạo Phật, ở thế kỉ XV dù bị triều đình nhà Lê hạn chế khá chặt chẽ
nhưng Đạo giáo vẫn phát triển trong đời sống tư tưởng của nhân dân ,được truyền bá
trong nhân dân và hòa nhập với một số tín ngưỡng dân gian. Hình ảnh thiên nhiên
trong “Vãn Lập” không chỉ mang ý nghĩa biểu trưng cho Phật giáo mà nó cịn mang
chất phóng nhiệm của Lão Trang.
“Tiện sát sa biên song bạch điểu,
Nhân gian lụy bất đáo Thương Châu.”
“Không gian thiên nhiên là một nơi ẩn mình lý tưởng của nhiều bậc trí thức thời
trung đại. Chốn quan trường lao xao, nhiều tranh chấp, khơng thích hợp cho những
bậc quân tử nên họ thường tìm về thiên nhiên, sống cuộc sống dân dã, vui thú điền
viên để giữ tinh thần luôn được thanh tịnh”.. Đôi chim trắng là một hình ảnh rất đỗi
bình thường trong tự nhiên, nhưng đặt trong bối cảnh cuộc đời, nó là biểu hiện cho cái
8
nhàn dật của Lão Trang,trong lịng hư vơ tịch diệt, không bao giờ nghĩ đến tranh
giành quyền lợi. Đặt trong bối cảnh sáng tác, Nguyễn Trãi là vị công thần khai quốc
thời Lê Sơ dù đã lui về ở ẩn với những bất mãn thời cuộc nhưng vẫn một lòng ưu dân
ái quốc.Người đọc có thể dễ dàng nhận ra sự dùng dằng, lưỡng lự của Thái Thuận
trong sự chọn lựa giữa hai lối sống: quan trường và đời ẩn dật trong các sáng tác của
ông. Ở đây, nhà thơ đã sử dụng hình ảnh ước lệ “ chim trắng” kết hợp với động từ đặc
tả “ tiện sát”- tức là thèm muốn chết một cách tài tình để nói về khát vọng được quy
về ở ẩn, sống cuộc sống thanh nhàn, tránh xa chốn quan trường đầy thị phi. Địa danh
Thương Châu- thường để chỉ nơi ở của người ẩn dật cũng được tác giả nhắc đến đầy
khéo léo. Chốn quan trường ví như chiếc lồng chim chật chội, nhốt con người trong lý
tưởng và những cám dỗ. Lời thơ là tiếng thở dài của một con người quá mệt mỏi với
những biến động của cuộc đời, chỉ mong có thể rũ bỏ tất cả để hịa vào thiên nhiên,
rời xa thế sự. Không gian thiên nhiên lúc này khơng cịn mang dáng vẻ mênh mơng,
rộng lớn nữa mà dường như đã trở thàm người tri âm, tri kỉ để thi nhân trút bầu tâm
sự. Nhân vật trữ tình sống cùng thiên nhiên, giãi bày với thiên nhiên. Tất cả đều thể
hiện một triết lý, một lối sống theo chủ trương vơ vi, ung dung tự tại, sống hịa mình
vào tự nhiên của Đạo giáo. Ta dễ dàng nhận thất sự giao thoa, hòa quyện giữa cảm
hứng thiên nhiên và cảm hứng tơn giáo hiện lên qua các hình ảnh gần gũi, mọc mạc
của tự nhiên dưới ngòi bút Nguyễn Trãi.Cảm hứng trước vẻ đẹp thiên nhiên đã cộng
hưởng với cảm hứng tôn giáo đã tạo nên trong “ Vãn Lập” những rung động mãnh liệt
mà tinh tế.
3. Liên hệ đến đặc điểm loại hình của hai tác giả.
Cả hai bài thơ “Vãn Lập” và “Lạng Châu vãn cảnh” đề có chung một điểm đó là sự
giao thoa, hịa quyện hài hòa giữa cảm hứng thiên nhiên và cảm hứng tơn giáo.
3.1 Đặc điểm loại hình tác giả của Trần Nhân Tông
- Trần Nhân Tông thuộc kiểu tác giả vua chúa với đặc điểm riêng độc đáo không
lặp lại: loại hình “hồng đế - thiền sư – thi nhân”. Khi nhắc đến Trần Nhân Tông,
người ta nghĩ ngay đến một vị vua, một thiền sư ,một nhà thơ xuất sắc của Việt Nam.
Chính vì vậy, thơ Trần Nhân Tơng ln có sự pha trộn giữa chất thiền với chất thế sự,
giữa chất đạo với chất đời.Các sáng tác của ông mang tính văn học chức năng – thơ
văn thiên về chức năng giáo huấn, tuyên truyền đạo lý và tán dương triều đại. Để tạo
nên đặc điểm loại hình “hồng đế - thiền sư – thi nhân”, chính là bởi cuộc đời của
Trần Nhân Tông được chia làm hai giai đoạn đời và đạo.
“Trong con người và sự nghiệp của Trần Nhân Tơng, đời và đạo ln ln hịa
quyện vào nhau, gắn bó với nhau vì hạnh phúc của mn dân, vì sự phát triển của đất
nước" ( trích lời Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng). Khi đứng dưới cương vị là
9
một hoàng đế, ngài được ngợi ca là mộc bậc minh qn, có tầm nhìn sâu rộng, biết lo
cho việc nước việc dân. Lúc tại vị, ông đưa ra nhiều chính sách củng cố đất nước,
chăm lo đời sống nhân dân.
Nhưng khi nhìn dưới góc độ là một thiền sư, Ông được biết là người khai sáng và
làm rạng danh thiền phái Trúc Lâm- một dòng thiền mang đậm bản sắc văn hóa Việt
Nam. Nói về tư tưởng của Thiền phái Trúc Lâm là nói đến tư tưởng của Trần Nhân
Tơng, bởi lẽ những tư tưởng, triết lí sống của Người đã trở thành tư tưởng, tôn chỉ
chung cuả Thiền phái này.
Với góc nhìn là một thi nhân, chính điều kiện sống song hành vừa là một vị vua
vừa là một thiền sư khiến cho các sáng tác của ông thấm nhuần chất đời và đạo. Với
cảm quan tinh tế, ông đã sáng tác nên nhiều tác phẩm khiến lòng người gợi nên bao
suy ngẫm, trở thành một nhà thơ xuất sắc của nền văn học Trung đại Việt Nam.
3.2 Đặc điểm loại hình tác giả của Nguyễn Trãi
- Nguyễn Trãi thuộc kiểu tác giả nhà nho với đặc điểm loại hình là sự kết hợp giữa
nhà nho hành đạo – nhà nho ẩn dật – nhà nho tài tử đầy độc đáo. Nhà Lê lựa chọn hệ
tư tưởng Nho giáo làm hệ tư tưởng chính thống góp phần đưa văn học phát triển lên
một bước mới.Đối với nhà nho, sau khi đỗ đạt sẽ thi hành đạo lý Nho gia.
Nguyễn Trãi thuộc loại hình nhà nho hành đạo bởi ông được biết là một nhà chính
trị, quân sự tài ba. Cac tác phẩm của ông đều thể hiện sự thấm nhuần tư tưởng Nho
gia trong việc lựa chọn con đường hành đạo, nhập thế. Trong thời bình hay thời loạn
thì bản thân Nguyễn Trãi cũng khơng hề nao núng về tư tưởng tu thân, lập chí của
mình.Ơng mang trong mình tư tưởng yêu nước tha thiết nhưng đồng thời cịn có nỗi
lo cho cuộc sống nhân dân, muốn giết trừ bạo ngược cho dân yên ổn làm ăn, đời sống
được ấm no khi triều đình nhà Lê suy thối khơng cịn quan tâm đến cuộc sống của
dân nữa. Ơng đem hết nỗi lịng của mình mà tâm sự qua những áng thơ văn, đem hết
tài năng của mình để phục vụ đất nước.
Ơng cũng thuộc loại hình nhà nho ẩn dật bởi cuộc đời Nguyễn Trãi đã từng bước
trên con đường làm quan, sau đó do bất đắc chí mà ơng trở về ở ẩn nhưng khi có điều
kiện lại tiếp tục trở lại hoan lộ. Ông lựa chọn những khơng gian xa hơn, cao hơn, nơi
có thiên nhiên núi rừng bao phủ để làm nơi ở ẩn của mình. Ơng trở về với đời sống
hịa mình với thiên nhiên, tránh xa những xô bồ chốn quan trường. Những thú vui
bình dị, đời thường khiến cho Nguyễn Trãi tạm thời nguôi ngoan về những ấm ức trên
con đường làm quan, về nhân tình thế thái. Ẩn dật như là sự giải phóng cho người nho
sĩ khỏi những khát vọng không thể thành, những khổ đau, trăn trở.
Và với loại hình nhà nho tài tử, nhà nho tài tử là những người
Ở Nguyễn Trãi, loại hình này khơng thật sự nổi bật mà chỉ chớm nớ trong những tác
phẩm của ông.
10
Chương 2: Trình bày tiền đề hình thành cảm hứng nhân đạo trong
văn học trung đại Việt Nam.
1. Khái niệm cảm hứng nhân đạo:
- Nhân đạo:là đạo lí hướng đến con người; sự thấu hiểu, đồng cảm với những nỗi đau
khổ của con người; hướng tới con người bình thường, nghèo khổ; nạn nhân của tầng
lớp thống trị suy đồi hoặc tệ nạn xã hội.
- Trong tác phẩm văn học, giá trị nhân đạo chủ là tình cảm, thái độ của chủ thể tác giả
đối với cuộc sống con người trong tác phẩm. Giá trị nhân đạo thể hiện ở các tác phẩm
cụ thể: lịng xót thương những con người bất hạnh, phê phán những thế lực áp bức,
chà đạp con người;đòi quyền sống quyền áp bức cho con người,...
2.Tiền đề hình thành cảm hứng nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam:
- Thứ nhất, là do bối cảnh lịch sử- xã hội: Cảm hứng nhân đạo manh nha xuất hiện từ
rất sớm từ đầu thế kỉ X, nhưng phải đến XVIII – nửa đầu XIX, cảm hứng nhân đạo
mới thật sự phát triển. Đây là thời điểm chế độ phong kiến Việt Nam rơi vào khủng
hoảng trầm trọng dẫn đến suy thoái; Các cuộc khởi nghĩa nổ ra liên miên,.. Sự khủng
hoảng của xã hội Việt Nam càng trở nên trầm trọng. Chính vì vậy,người dân rơi vào
cảnh lầm than, cực kh và quyền sống của chính mỗi con người đều đang từng ngày bị
đe dọa.Lúc này đây, cảm hứng nhân đạo được hình thành, chính là tiếng nói chống lại
chiến tranh phi nghĩa, địi quyền tự do, chống lại áp bức cho người dân thời đại này.
- Thứ hai, là do sự ảnh hưởng của ý thức xã hội: Giai đoạn này chính là thời điểm xã
hội chịu sự ảnh hưởng nặng nề của ý thức phong kiến. Những đạo lí “Tam cương, ngũ
thường” của phong kiến vẫn luôn chi phối, đè nặng lên đời sống con người. Cảm
hứng nhân đạo như một điều tất yếu trở thành tiếng nói và phương tiện giải thốt con
người khỏi những ràng buộc giáo lễ của chế độ phong kiến.
- Thứ ba, là do sự ảnh hưởng từ tư tưởng văn hóa trong văn học. Cảm hứng nhân đạo
của văn học Việt Nam thời kì Trung đại cịn chịu sự ảnh hưởng sâu sắc từ những tư
tưởng nhân văn tốt đẹp của Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo: Phật giáo với tư tưởng
từ bi, hỷ xả; quan tâm đến con người và đặc biệt là những con người đau khổ. Nho
giáo là nền tảng cho cảm hứng nhân đạo với tư tưởng nhân nghĩa,thân dân. Đạo giáo
ảnh hưởng đến chủ nghĩa nhân đạo với tư tưởng vơ vi, phóng nhiệm, gần gũi và hòa
hợp với tự nhiên.
- Thứ tư, hình thành nên cảm hứng nhân đạo chính là do sự kế thừa và phát huy
truyền thống nhân văn của dân tộc Việt Nam. Truyền thống yêu thương con người
11
hay “ thương người như thể thương thân” được tiếp nối từ các câu ca dao,tục ngữ hay
những câu chuyện cổ tích trong cội nguồn văn học dân gian, để rồi từ đấy phát huy
hình thành nên cảm hứng nhân đạo trong văn học Trung đại Việt Nam.
III) KẾT LUẬN
Được biết là hai thi nhân lỗi lạc, có vai trị rất lớn góp phần tạo nên sự phong phú,
đa dạng của nền văn học trung đại nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung, Trần
Nhân Tơng và Nguyễn Trãi tuy là hai tác giả không cùng thời đại nhưng có rất nhiều
nét tương đồng trong các sáng tác của hai người.Trong sáng tác của Trần Nhân Tông
và Nguyễn Trãi, thiên nhiên đã phần nào trở thành đối tượng thẩm mỹ thật sự. Cả hai
thi nhân đều mở rộng tâm hồn mình để hịa vào thiên nhiên, gửi gắm trong nó những
tâm tư, cảm quan, suy ngẫm về nhữ tư tưởng, triết lí tơn giáo. Trong các tác phẩm của
mình, sự giao thoa giữa cảm hứng thiên nhiên và cảm hứng tôn giáo được thể hiện rõ
rệt. Bài nghiên cứu trên đã làm rõ sự giao thoa giữa hai cảm hứng này trong hai tác
phẩm cụ thể là “ Vãn Lập” và “ Lạng Châu vãn cảnh”, từ đó thấy được vẻ đẹp trong
khuynh hướng cảm hứng của hai nhà thơ. Bài nghiên cứu cũng chi rõ được đặc điểm
loại hình của tác giả Trần Nhân Tơng và Nguyễn Trãi- những đặc điểm riêng biệt đầy
độc đáo. Tiền đề cảm hứng nhân đạo cũng được đi vào làm rõ, khiến cho người đọc
thấm nhuần các cảm hứng độc đáo của nền văn học Trung đại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Duy Tân (1999), Khảo và luận một số tác gia- tác phẩm văn học trung đại –
Tập một, NXB Giáo dục.
2. Lê Văn Tấn - Văn học trung đại Việt Nam: Nhìn từ loại hình tác giả nhà nho hành
đạo và nhà nho ẩn dật – Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
3. Trần Nguyên Việt – Về mối quan hệ Tam giáo trong tư tưởng Nguyễn Trãi – Triết
học số 7 (170), tháng 7-2005
4. Trần Đình Sử (2005) - Thi pháp văn học trung đại Việt Nam - NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội.
12